• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

BẠN BIẾT GÌ VỀ UNG THƯ VÚ ? Tác giả: BS Nguyễn Ngọc Hiền.

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • BẠN BIẾT GÌ VỀ UNG THƯ VÚ ? Tác giả: BS Nguyễn Ngọc Hiền.


    - Ung thư vú là gì ?


    Vú phụ nữ là 1 tuyến sữa bao gồm nhiều thùy tuyến (lobes) tiết ra sữa, qua các ống dẫn ngoằn ngoèo từ nhỏ đến to dần và cuối cùng đổ ra núm vú. Tất cả nằm trong một tổ chức đệm gồm mỡ và sợi. Tuyến sữa nằm dưới da và ngoài cơ ngực, được nuôi dưỡng bởi hệ thống nhiều mạch máu. Ngoài ra còn có hệ thống bạch mạch dẫn bạch huyết từ vú ra ngoài qua 3 ngã: nách, dưới xương đòn và bên trong ngực (mamaire interne). Khi các tế bào tuyến hoặc tế bào nền các ống dẫn phát triễn quá mức, không kiểm soát được sẽ sinh ra ung thư vú (đó cũng là cách thường thấy trong sự hình thành các ung thư khác).
    Khi ung thư còn khu trú bên trong tuyến hoặc ống, gọi là ung thư tại chổ (in situ). Nếu được phát hiện ở giai đoạn này, cơ may chữa khỏi rất cao – có thể đến 100% - nhưng thường rất hiếm khi ung thư được phát hiện trong giai đoạn này. Khi ung thư đã lan ra ngoài, xâm lấn vào tổ chức đệm chung quanh gọi là ung thư xâm lấn. Tế bào ung thư có thể theo các đường bạch mạch (hệ thống mạch bạch huyết) lan ra các nơi xa, vào các hạch bạch huyết vùng (nách, dưới xương đòn ...), chúng cũng có thể theo các mạch máu đi đến các nơi xa như xương, phổi, gan... Tại những nơi đó chúng phát triễn thành những khối ung thư gọi là di căn.

    - Các yếu tố nguy cơ.
    - Phụ nữ trên 40 tuổi
    - Gia đình có người bị ung thư vú (mẹ, chị), đặc biệt là họ bị ung thư vú lúc dưới 45 tuổi.
    - Đã bị ung thư vú trước đó (đã được điều trị)
    - Đã bị loạn sản tuyến vú
    - Có các vấn đề về kích thích tố nữ (hormone) như: có kinh sớm (trước 15 tuổi), tắt kinh trễ (sau 50 tuổi), không có con, có con đầu sau 35 tuổi.
    - Chế độ ăn uồng: ăn nhiều thịt đỏ, mỡ động vật, uống rượu
    - Béo phì. Ít vận động
    - Dấu hiệu và triệu chứng gợi ý.
    Trong giai đoạn sớm, có rất ít các dấu hiệu hoặc triệu chứng giúp phát hiện ung thư vú. Khi có các triệu chứng rõ ràng thì ung thư đã qua giai đoạn xâm lấn. Tuy nhiên có thể dựa vào các dấu hiệu và triệu chứng gợi ý để chú ý đến và thực hiện thêm các thăm dò, xét nghiệm cần thiết để phát hiện bệnh:
    - Núm vú cứng hoặc thụt vào bên trong vú (chỉ có giá trị ở những người trước đó núm vú bình thường).
    - Rỉ máu ở đầu núm vú
    - Ngứa hoặc loét ở đầu núm vú
    - Thay đổi ở da trên vú (sần sùi, mản cứng, da cam, đổi màu...)
    - Làm sao phát hiện sớm ung thư vú?
    Tại nhiều nước có nền kinh tế phát triển chụp nhủ ảnh (mamographie) là phương tiện được khuyến cáo để phát hiện sớm ung thư vú. Ở Mỹ, nhiều nước Âu châu. .. Có chương trình chụp nhủ ảnh cho phụ nữ trên 40 tuổi đã giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú 50%. Gần đây có khuyến cáo đối với các nước đang phát triển nên sử dụng siêu âm như là phương tiện tầm soát u vú trong cộng đồng. Những trường hợp phát hiện có u hoặc có nghi ngờ (có yếu tố nguy cơ) sẽ chuyển chụp nhủ ảnh, vì siêu âm rẽ tiền, không độc hại, có thể thực hiện đại trà trong cộng đồng và có thể phát hiện các khối u vú nhạy hơn nhủ ảnh. Tuy nhiên siêu âm phân biệt u lành với ung thư không chính xác bằng nhủ ảnh, nhất là đối với các u nhỏ.
    Tự khám vú đúng cách là phương tiện rất tốt để phát hiện sớm ung thư vú. Theo GS Nguyễn Chấn Hùng, đối với Việt Nam, đây là phương tiện tốt nhất vì không tốn kém, ai cũng có thể làm được tại nhà. Tất cả phụ nữ trên 20 tuổi nên tự khám vú mỗi tháng 1 lần, tốt nhất là 1 tuần sau ngày sạch kinh, theo các bước sau đây:
    1- Đứng trước gương, đưa cánh tay cao trên đầu, qun sát kỹ vú và đầu vú xem có thay đổi gì không (so với những lần trước)
    2- Nằm ngữa, dùng đầu các ngón tay khám vú từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài, rôid đến hố nách xem có phát hiện ra khối cứng nào trong vú không, xem núm vú có cứng hay thụt vào không.
    3- Bóp nhẹ núm vú xem có cứng, đau hay chảy dịch (hoặc máu) không?
    Nếu thấy có gì bất thường nên đến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn kỹ hơn.


    - Chẩn đoán ung thư vú.


    Để phát hiện ung thư vú bác sĩ sẽ dựa vào:
    - Khám lâm sàng: BS sẽ khám vú có hệ thống để tìm ra các thay đổi bẩt thường trong vú như 1 hay nhiều khối cứng, mãn tổ chức xơ, nang, tình trạng núm vú, có dịch ở núm vú, hạch ở nách, ở vùng trên đòn...
    - Siêu âm vú: Có thể phát hiện rất sớm các thay đổi cấu trúc bên trong vú nhu viêm xơ tuyến vú, nang, u, hạch ở nách...và tính chất các cấu trúc đó.
    - Nhủ ảnh: Cho thấy các điểm vôi hóa dạng đặc biệt trên tuyến vú, các dấu hiệu đặc hiệu của ung thư vú.
    Để khẳn định ung thư vú, BS cần làm sinh thiết khối u để xét nghiệm giải phẫu bệnh (nhuộm, quan sát dưới kính hiển vi). Có thể:
    - Sinh thiết với kim nhỏ (FNA): phương pháp này nhẹ nhàng, ít đau nhưng kết quả ít chắc chắn.
    - Chọc hút với kim sinh thiết (tru-cut): dùng kim có móc, chọc lấy ra 1 mãnh nhỏ khối u, kết quả tốt hơn.
    - Mổ lấy trọn khối u (sinh thiết trọn) để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh: phương pháp này cho biết kết quả chắc chắn hơn.
    Bác sĩ sẽ xác định có phải là ung thư hay không, nếu là ung thư thì sẽ phân độ ung thư, theo đó sẽ có cách điều trị phù hợp. Mỗi nước sử dụng bảng phân độ khác nhau. Ở Việt Nam thường dùng bảng phân độ TNM:

    - Độ 0: Ung thư tại chổ (cancer in situ)
    - Độ I: T1 (u < 2cm), N0 (không có hạch di căn), M0 (không có di căn xa)
    - Độ II: T2 (u 2-5cm), N1 (có hạch di căn), M0 (không có di căn xa)
    - Độ III: T3 (u > 5cm-xâm lấn ra da), N1,2, Mx (có hay không có di căn xa)
    - Độ IV: T3-T4, N2, M1... (có di căn xa)

    Và bảng phân độ (Grade): G1, G2, G3.
    Ngoài ra phải xác định thụ thể oestrogene (ER) dương (+) hay âm (-)
    Điều trị ung thư vú như thế nào?
    Cũng như các ung thư khác, ung thư vú được phát hiện càng sớm tỷ lệ điều trị khỏi càng cao. Người ta ước tính nếu ung thư vú được phát hiện ở độ 0, tỷ lệ được chữa khỏi là 95%, độ I: 75%, độ II: 60%, độ III: 40%, độ IV tỷ lệ này chỉ còn 20%.

    Điều trị ung thư vú có 2 phần:


    1- Điều trị tại chổ - vùng (locoregional): Tùy theo mức độ ung thư người ta cắt bỏ bướu kèm theo tổ chức chung quanh (nếu ở độ 0, I) hoặc bắt bỏ toàn bộ vú (mastectomie) kèm theo cơ ngực, nạo hạch nách. (nếu ở độ II trở lên).
    2- Điều trị hệ thống (toàn thân): Tế bào ung thư có thể theo dòng bạch huyết hoặc máu di căn rất xa nên sau phẫu thuật phải phối hợp với hóa trị và xạ trị (gọi là điều trị đa mô thức). Cuối cùng nên dùng thuốc kháng oestrogene (tamoxifen và các thuốc tương tự) lâu dài (ít nhất 5 năm) đề phòng bệnh tái phát. Tamoxifen cũng còn được dùng cho những người có nguy cơ (như đã nêu ở trên) để phòng ngừa ung thư vú. Có một số nghiên cứu cho thấy đối với các ung thư vú từ độ 0 – II, có ER (+), sau khi mổ chỉ cần dùng Tamoxifen 20mg/ngày trong 5 năm, không hóa trị, không xạ trị vì hóa trị có nhiều tác dụng phụ như làm rụng tóc, xạm da và suy kiệt cơ thể. Tuy nhiên chúng tôi thấy nên điều trị đa mô thức an toàn cho bệnh nhân hơn, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân dị ứng với các thuốc hóa trị.
    Sau điều trị cần có chương trình tập luyện cho người bệnh (tập vận động tay bên có vú bị cắt bỏ, xoa bóp thường xuyên cánh tay để tránh bị tắt các mạch bạch huyết...), tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống để giảm cân (nếu người bệnh dư cân). Ngoài ra người bệnh nên tham gia các hội người bị ung thư vú để cùng sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm.

    - Phòng ngừa ung thư vú:


    Giảm thiểu các yếu tố nguy cơ: có 1 số nguy cơ có thể giảm được như: giảm ăn các loại thịt đỏ, mỡ động vật, ăn nhiều rau, quả, các chế phẩm đậu nành, giảm cân, tránh béo phì, bỏ uống rượu, thường xuyên tập thể dục, năng hoạt động tránh sống thụ động. Đối với các phụ nữ có nguy cơ không thay đổi được như có kinh sớm, tắt kinh trễ, gia đình có người bị ung thư vú, bản tân có loạn sản tuyến vú, nên uống tamoxifen 20mg ngày để phòng tránh ung thư vú.
    Các chương trình tầm soát ung thư vú được áp dụng tại nhiều nước đã giúp phát hiện sớm ung thư vú nhờ đó đã hạ thấp tỷ lệ tử vong do ung thư vú một cách đáng kể. Hiệp hội ung thư châu Âu đã đưa ra hướng dẫn tầm soát ung thư được cho là đơn giản và có hiệu quả:
    - Phụ nữ dưới 40 tuổi:
    - Tự khám vú 1 lần / tháng
    - Khám định kỳ (bởi BS chuyên khoa) 1 lần / 3 năm
    - Chụp nhủ ảnh (làm chuẩn để so sánh sau này)
    - Phụ nữ 40 tuổi trở lên:
    - Tự khám vú 1 lần / tháng
    - Khám định kỳ (bởi BS chuyên khoa) 1 lần / mỗi năm
    - Chụp nhủ ảnh mỗi năm 1 lần
    Nếu thực hiện được các hướng dẫn trên chúng tôi tin chắc rằng ung thư vú không còn là nỗi ám ảnh đáng sợ của phụ nữ.
    Attached Files
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom