• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Áo dài trắng thiếu nữ Việt Nam

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Áo dài trắng thiếu nữ Việt Nam



    Đã chỉnh sửa bởi nhonhatrang; 21-07-2017, 09:53 AM.
    Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

    Similar Threads


  • Thương lắm tóc thề ơi!

    Mái tóc thề của người con gái Huế đã đi vào thơ, vào nhạc của biết bao nghệ sĩ. Từ đó trở thành một nét đẹp trữ tình ám ảnh những ai đến Huế. Để rồi: “con trai xứ Quảng ra thi, thấy con gái Huế chân đi không đành”

    Cắt nghĩa “tóc thề”


    Trịnh Công Sơn – một nhạc sĩ có rất nhiều bài hát viết về Huế và đặc biệt là những người con gái Huế đã có nhiều câu hát nhắc đến mái tóc thề: “tuổi nào lang thang thành phố tóc mây cài” hay “gió heo may đã về, chiều tím loang vỉa hè, và gió hôn tóc thề”. Mái tóc dài của người con gái được nhắc đến rất nhiều nhưng tóc thề là một nét rất đặc biệt mà chỉ có Huế mới có. Nhưng vì sao gọi là “tóc thề” thì đến bây giờ vẫn chưa ai có thể giải thích được rõ ràng. Có chăng chỉ là những hiểu biết thú vị về nó. Theo Bác sĩ Bùi Minh Đức, một người Huế hiện ớ California, chuyên nghiên cứu văn hóa Huế và đã xuất bản từ điển tiếng Huế giải thích như sau: “Tóc thề”: ngụ ý con gái Huế còn thơ ngây, tóc để xõa bờ vai”.

    Trong dân gian thì nói rằng, con gái Huế ngày xưa thường để tóc dài tự nhiên, khi có biến cố gì về tinh thần, thường làm chứng lời thề của mình bằng sự cắt tóc, do đó mới gọi là “tóc thề”. Nhưng khi đính hôn, người con gái phải kẹp tóc lại, ra đường người ta nhìn vào tóc đã kẹp biểu hiện đã đính hôn nên không còn nhòm ngó. Và khi đã lấy chồng hoặc lớn tuổi thì thường bới tóc , cuộn thành lọn ở phía sau.

    Nét chấm phá thơ mộng

    Cứ mỗi chiều về, ngang qua đường Lê Lợi hình ảnh những cô nữ sinh trong chiếc áo dài trắng, tóc xõa ngang vai bay tung tăng trong gió khiến bao chàng trai xao xuyến bâng khuâng. Tóc các cô không quá dài, chỉ vừa chấm ngang vai, một cơn gió nhẹ thoảng qua đủ làm cho nó nhảy múa. Với tà áo dài được chọn may ở những nhà may nổi tiếng như nhà may Chi, nhà may Minh Tân, nhà may Thảo Trang…cộng thêm mái tóc thề và nụ cười xinh xinh làm cho hình ảnh người con gái Huế thật thơ mộng, quyến rũ. Tất cả tạo thành cảm hứng để nhạc sĩ Thu Hồ sáng tác bài Cô nữ sinh Đồng Khánh: “Khi gió mới lên làm tóc tung bay, xõa ngang bờ vai khi tuổi dậy thì” hay “áo dài dáng đẹp tóc còn buông lơi”. Các cô là nữ sinh nên những gã si tình được tự do ngẩn ngơ ngắm nhìn. Đẹp quá, duyên dáng quá! Người con gái như hòa quyện hồn núi sông và tất cả những tinh hoa của Huế làm một. Và cuối cùng nhạc sĩ phải thốt lên : “Cô là tất cả trời đẹp xứ Kinh”. Trong bài Rất Huế, Võ Bá Hân lại năn nỉ cô gái muốn giữ chất Huế thì “xin em chớ cắt mái tóc thề, để cho gió thổi bay suối tóc và mùa đông ấm đôi vai gầy”. Người con gái Huế “mong manh dễ vỡ”, “mình hạc xương mai” thì làm sao chống chọi với những giá rét của thời tiết. Vì thế em hãy đừng cắt tóc để nó che chở và làm ấm em mỗi khi đông về. Tóc ngắn thì còn đâu hình ảnh thơ mộng kia nữa? Còn đâu vẻ đẹp để những gã si tình chiêm ngưỡng?

    Còn không, tóc thề Huế?

    Con gái Huế ngày càng năng động và tham gia nhiều vào công việc xã hội. Một số bạn đã chọn cho mình những kiểu tóc phù hợp với sở thích và hợp thời trang. Trên đường phố ngày càng ít dần bóng hồng thướt tha với mái tóc thề. Nhiều bạn còn cho rằng để tóc thề là quan niệm cổ hủ và chẳng đẹp chút nào. Nhưng tìm hiểu một số bạn trai họ đều cho biết rất thích những cô gái để tóc dài, họ thật nữ tính và duyên dáng. Họ mong muốn bạn gái của mình sở hữu một mái tóc dài. Một số gia đình có con gái cũng thường khuyên con nên để tóc thề. Chiếc áo dài và mái tóc thề của ca sĩ Vân Khánh và ca sĩ Hương Mơ đã đem Huế đến với Sài Gòn và Hà Nội. Tuy xa quê hương nhưng mọi người vẫn cảm nhận được chất Huế của hai ca sĩ này. Mỗi lần xuất hiện với mái tóc thề xõa ngang vai là khán giả như được ôm Huế vào lòng để thỏa sức cảm nhận.

    Dù cuộc sống có phát triển như thế nào, con gái Huế có năng động ra sao thì việc giữ gìn những nét riêng, những chân giá trị về mảnh đất của mình thì thật đáng quý. Để Huế chỉ là Huế mà không phải một nơi nào khác. Và để hình ảnh tóc thề bay tung tăng trong gió trở thành một hình ảnh trữ tình khiến du khách nhớ mãi không nguôi.

    Nguồn: Du Lịch
    Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
    Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

    Comment




    • Dịu dàng áo trắng trong như suối
      Tỏa phất đôi hồn cánh mộng bay

      Huy Cận


      Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

      Comment


      • Chiếc áo dài, một đề tài phong phú để dành cho các thi sĩ dệt thơ. Trong bài "Áo Trắng" Huy Cận viết:


        Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
        Hôm xưa em đến, mắt như lòng,
        Nở bừng ánh sáng, em đi đến,
        Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng


        ......


        Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,
        Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.



        ......



        Dịu dàng áo trắng trong như suối,
        Tỏa phất đôi hồn cánh mộng bay.

        Huy Cận


        Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

        Comment





        • Chiếc áo dài Việt Nam thích hợp cho thân hình kiều diễm, ẻo lả, mảnh mai của phụ nữ Việt Nam. Nó vừa kín đáo, vừa e ấp, vừa khêu gợi. Nó khai thác được đường nét tuyệt mỹ của thân thể. Thi sĩ Xuân Diệu thú nhận:


          Những tà áo lụa mong manh ấy,
          Đă gói hồn tôi suốt trọn đời.
          Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

          Comment


          • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

            Comment


            • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

              Comment


              • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                Comment


                • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                  Comment


                  • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                    Comment


                    • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                      Comment


                      • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                        Comment


                        • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                          Comment


                          • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                            Comment


                            • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                              Comment


                              • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom