• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Tâm Tình qua những bản nhạc chọn lọc

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tâm Tình qua những bản nhạc chọn lọc



    Le Temps des Fleurs


    'Nhắn giúp cho ta chim ơi
    Nhắn giúp cho ta mây ơi
    Thảo nguyên bát ngát đem giấu em ta nơi nào
    Lần theo dấu vết em đi
    Tìm đâu cho thấy em yêu
    Tình yêu đốt cháy, trong tim phút giây nào nguôi
    Tháng tháng năm năm trôi qua
    Bão tuyết mưa rơi sương sa
    Tình anh vẫn xanh như lá cây đang mùa Xuân.'


    Một trong những bài nhạc Nga được cả thế giới ưa chuộng là bản Дорогой длинною (Con đường xa). Trước đây, nhiều người tin rằng đây là một ca khúc dân gian của Nga, hoặc của dân du mục Nga (gypsy) nhưng hiện nay, mọi người đã nhìn nhận đây là một sáng tác của nhạc sĩ Boris Fomin với lời hát của thi sĩ Konstantin Podrevskii.
    Vào thập niên 1920s, ca khúc này được phổ biến bởi nam ca sĩ người Georgia Alexander Vertinsky:



    Mãi cho tới năm 1968, khi nữ ca sĩ người Anh Mary Hopkin chọn thu bài hát với tựa đề THOSE WERE THE DAYS, do nam ca sĩ Paul McCartney của ban nhạc lừng danh The Beatles sản xuất, thì bài hát mới được công chúng yêu nhạc trên toàn thế giới đón nhận nồng nhiệt:

    Those were the days (Live in France, 1969)
    Mary Hopkin



    Cùng năm 1968, bản tiếng Pháp do Dalida hát cũng đạt được thành công lớn ở nhiều quốc gia. Phần lời bản tiếng Pháp tương đối tôn trọng phần lời gốc tiếng Nga:

    "Con đường xa tít tắp
    Nằm dưới ánh trăng ngà
    Ngân nga bài hát ấy
    Đang bay về phía xa
    Và với người bạn cũ
    Bảy dây đàn ghi ta
    Bao đêm dài đằng đẵng
    Khiến lòng ta xót xa..."
    (Dịch từ bản tiếng Nga)

    Ở Việt Nam, nhiều phiên bản lời Việt cũng được phỏng tác, nhưng phổ biến hơn cả là bản TÌNH CA DU MỤC (khuyết danh) mà Scheele có trích dẫn ở trên, mời cả nhà nghe Kiều Nga ca:

    Link

    Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời
    Cỏ cây hoa lá, hương thơm toả ngát đồng
    Tìm em năm tháng, thấy đâu hình bóng nàng
    Em thân yêu ơi, biết em giờ này nơi nao.

    [ĐK:]
    Nhắn giúp cho ta chim ơi
    Nhắn giúp cho ta mây ơi
    Thảo nguyên bát ngát, đem giấu em tôi nơi nào?
    Lần theo dấu vết em đi
    Tìm đâu cho thấy em thân yêu
    Tình yêu đốt cháy trong tim phút giây nào nguôi.

    Tháng tháng năm năm trôi qua
    Gió tuyết mưa rơi sương sa
    Tình anh vẫn xanh như lá cây đang mùa xuân.

    Dù cho năm tháng phôi phai hình bóng nàng
    Dù thời gian có xoá tan bao ước vọng
    Hàng mi đen láy như nhung vì nắng chiều
    Trên vai em tôi, vẫn buông dài đôi bím tóc.

    Sưu Tầm

    Đã chỉnh sửa bởi nhonhatrang; 30-09-2017, 12:50 PM.
    Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

    Similar Threads


  • Con đường xưa em đi



    Con đường xưa em đi
    Vàng lên mái tóc thề
    Ngõ hồn dâng tái tê
    Anh làm thơ vu quy
    Khách qua đường lắng nghe
    Chuyện tình ta đã ghi.

    Những mùa trăng vu quy
    Vì mưa gió không về
    Chiến trường anh bước đi
    Có nàng hoen đôi mi
    Ngóng theo đường vắng hoe
    Hỏi còn ai cố tri.

    [ĐK:] Em ơi nhìn gió lên khơi
    Lòng cố trông vời một người xa cuối trời
    Nơi đây phiên gác canh dài
    E ấp đôi lời mình còn nhớ thương hoài.
    Em ơi màu áo phong sương
    Mình ước huy hoàng
    Được bàn tay chính nàng
    Dâng hoa, dâng hết ân tình
    Tình đến bao giờ
    Hỏi đường xưa mà nhớ.

    Con đường xưa em đi
    Thời gian có quên gì
    Đá mòn kia vẫn ghi
    Ghi một đêm trăng thanh
    Quán bên đường vắng tênh
    Chỉ còn em với anh.
    Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

    Comment




    • Dòng Đời
      Ca sĩ: Nguyên Khang





      50 năm My Way, những điều bạn chưa biết (1967 - 2017)
      Tuấn Thảo


      Cũng như La Vie En Rose, Ne Me Quitte Pas (If You Go Away), Les Feuilles Mortes (Autumn Leaves), bản nhạc Comme d’habitude là một trong những ca khúc tiếng Pháp nổi danh nhất ở nước ngoài. Năm 2017 đánh dấu đúng 50 năm ngày phát hành bài hát Comme d’habitude với giọng ca của Claude François. Bản nhạc này quen thuộc đến mức tưởng chừng như không còn gì để nói. Thế nhưng qua lời kể của chính tác giả người Pháp Jacques Revaux, các bạn sẽ thấy có rất nhiều điều mà chúng ta chưa hề biết …..

      Bản nhạc Comme d’habitude được phát hành vào năm 1967, nói về một mối tình tan vỡ, quan hệ nguội lạnh dẫn tới chia tay. Bài hát phản ánh đời tư của chính nam ca sĩ người Pháp, khi Claude François đoạn tuyệt quan hệ với France Gall, một trong những thần tượng nhạc trẻ Pháp những năm 1960.

      Tuy nhiên khi cho ra mắt công chúng, bản nhạc nguyên tác tiếng Pháp (nhạc của Jacques Revaux, lời của Gilles Thibault và Claude François) đã không thành công như mong đợi. Chính phiên bản phóng tác tiếng Anh My Way, phát hành vào tháng Ba năm 1969 mới giúp cho bài hát này phá kỷ lục số bán thời bấy giờ.

      Nửa thế kỷ sau, My Way trở thành một trong những ca khúc có nhiều phiên bản ghi âm nhất thế giới, xấp xỉ hai ngàn bài trong nhiều thứ tiếng khác nhau. Trong tiếng Việt, bài này từng được tác giả Nam Lộc đặt lời thành nhạc phẩm "Dòng Đời", qua phần thể hiện của nam ca sĩ Nguyên Khang.

      Tác giả kiêm ca sĩ Paul Anka có thể tự hào khi đặt thêm lời tiếng Anh theo đơn đặt hàng của Giọng ca Vàng Frank Sinatra. Tuy nhiên, theo lời kể của chính tác giả Jacques Revaux trong quyển tiểu sử Ma Vie en Chansons (Đời tôi qua ngàn ca khúc), Paul Anka không phải là người đầu tiên đặt lời tiếng Anh cho bài hát. Người đầu tiên làm công việc này là ca sĩ kiêm tác giả người Anh David Jones vào lúc anh mới tập tễnh bước chân vào nghề, sau này anh mới nổi danh trên toàn thế giới với nghệ danh David Bowie.

      Bản nhạc phóng tác mà David Bowie từng thực hiện một phiên bản demo, ghi âm thử tại Haddon Hall có tựa đề là ‘‘Even A Fool Learns To Love’’, mà các bạn có thể nghe ở đây hay truy cập thêm thông tin trên mạng internet. Gợi hứng từ giai điệu Comme d’habitude nhất là trong lối chuyển cung mà không nghỉ cũng như cách tăng âm lượng mạnh dần tới đỉnh cao, David Bowie sau đó đã dựa vào cấu trúc này để sáng tác cho mình bài hát để đời Life On Mars.
      Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

      Comment


      • 50 năm My Way, những điều bạn chưa biết (1967 - 2017)
        Tuấn Thảo


        [tiếp theo]

        Cũng theo lời tác giả Jacques Revaux, tựa đề đầu tiên của bài hát (My Way / Comme d’habitude) khi đăng ký bản quyền ở hiệp hội các tác giả Sacem ở Pháp là For Me. Bài hát này ra đời tại trạm trượt tuyết ở miền núi Megève, vùng Haute Savoie. Jacques Revaux cho biết ông đã soạn 8 phần 10 ca khúc, phần còn lại sau đó được hoàn chỉnh trong phòng ghi âm tại Paris.


        Nhà soạn nhạc Jacques Revaux thích làm việc một mình, ông có thói quen mướn nhà trọ hay khách sạn ở những khu nghĩ dưỡng miền núi ngoài mùa cao điểm, vào những lúc vắng khách nhất để có thể làm việc mà không quấy rầy ai và quan trọng hơn nữa là không bị ai làm phiền. Từ cuối tháng Tư cho tới đầu tháng Sáu, trạm trượt tuyết Megève rất thanh bình yên tĩnh, có lẽ cũng vì thế mà trong vòng nhiều năm liền (từ năm 1967 tới năm 1976), ông luôn ‘‘đóng đô’’ ở nơi này để tìm hứng sáng tác. Rất nhiều bản nhạc nổi tiếng chẳng hạn như J’ai Oublié de Vivre viết cho Johnny Hallyday, La Maladie d’Amour viết cho Michel Sardou hay Comme d’habitude đều ra đời ở thành phố núi Megève.

        Trong nguyên tác, bản nhạc Comme d’habitude không phải là một sáng tác ưng ý của Jacques Revaux, bản thân ông khi sáng tác bài này nghĩ rằng đây không phải là một ca khúc ‘‘chủ đạo’’, do không có nhiều tiềm năng ăn khách cho nên chỉ được xem như là một ca khúc mặt B (hạng B) trên đĩa đơn, còn trên một album phòng thu, bài hát được ghi âm thêm cho đủ số bài trên cùng một tập nhạc.

        Có lẽ cũng vì thế mà hàng loạt ca sĩ tên tuổi đã không chịu ghi âm ca khúc này. Danh sách các nghệ sĩ từ chối rất là dài (Dalida, Mireille Mathieu, Petula Clark, Hugues Aufray và thậm chí Michel Sardou cũng như Claude Francois …..). Duy chỉ có một người nhận lời là nam ca sĩ Hervé Vilard. Mãi tới khi Hervé Vilard ghi âm xong một phiên bản demo và chuẩn bị vào phòng thu để thu thanh bản hoàn chỉnh, Claude François lại đổi ý. Dự án của Hervé Vilard bị chặn lại, cho tới khi đĩa nhạc của Claude François được phát hành.
        Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

        Comment


        • 50 năm My Way, những điều bạn chưa biết (1967 - 2017)
          Tuấn Thảo


          [tiếp theo]


          Comme d’habitude trở thành mối hiềm khích giữa hai ca sĩ nổi danh hầu như cùng thời. Sau này trong bộ hồi ký gồm hai tập (L’Âme Seule Linh Hồn Lẻ Loi & Le Bal des Papillons Tiệc Ngàn Cánh Bướm), Hervé Vilard cho biết anh rất quý Dalida, biết nâng đỡ đàn em và cư xử đàng hoàng với đồng nghiệp, ngược lại anh nói thẳng là anh ghét Claude François một con người mà theo anh đáng phục về tài năng, nhưng đáng khinh về nhân cách.

          Ngay cả trong tiếng Anh, bản nhạc My Way /Comme d’habitude ban đầu cũng được dự tính ghi âm cho mặt B. Theo lời kể của Jacques Revaux, ca khúc chủ đạo mà Frank Sinatra muốn ghi âm là bài If You Go Away (tức là bản phóng tác tiếng Anh của bài Ne Me Quitte Pas của Jacques Brel), nhưng Paul Anka khéo trổ tài thuyết phục Frank Sinatra khi cho rằng đoạn điệp khúc crescendo của bài hát là cơ hội cho mọi người thấy cái phong độ ‘‘nguyên vẹn’’ của Giọng Ca Vàng.

          Tập nhạc My Way đáng lẽ ra là ca khúc ‘‘giã từ sân khấu’’ của Frank Sinatra, cho nên lời ca tiếng Anh được viết theo góc nhìn của một người (nghệ sĩ) nhìn lại những chặng đường đã qua, những gì mình đã làm, có sai hay có trúng cũng đừng hối tiếc vì con người ấy đã làm theo ý muốn, đã sống theo ước nguyện của chính bản thân mình ... giai điệu nguyên tác tiếng Pháp đã hay, lời ca tiếng Anh khiến cho My Way trở nên bất tử. Bài hát được Paul Anka cho là một trong những đỉnh cao sự nghiệp của mình.
          Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

          Comment


          • 50 năm My Way, những điều bạn chưa biết (1967 - 2017)
            Tuấn Thảo


            [tiếp theo]


            Bản thân của Jacques Revaux cũng không ngờ rằng cái giai điệu mà ông từng cho là xoàng lại thành công vượt bực đến như vậy, theo lời ông kể chỉ trong vài tháng sau khi được phát hành, My Way phá kỷ lục ca khúc được phổ biến nhiều nhất trên các đài phát thanh ở Mỹ, ông nói sau một triệu lượt phát sóng, ông không còn muốn đếm làm gì cho mệt.

            Nhờ vào hơn hai ngàn phiên bản khác nhau, trong số các bản ghi âm lại (cover) gần đây nhất, có Il Volo với Placido Domingo, Garou với Paul Anka, M Pokora trên tuyển tập My Way tưởng niệm Claude François, nhóm Chico and the Gipsies, Seth MacFarlane …… bản nhạc My Way /Comme d’habitude tính trung bình đem về cho những người nắm giữ tác quyền khoảng một triệu euro mỗi năm.

            Nếu như phía gia đình Claude François đã bán lại quyền khai thác toàn bộ vựng tập cho tập đoàn tin học Free (Xavier Niel) và nhà xuất bản Because (Michel Duval), thì ca khúc My Way /Comme d’habitude tiếp tục hái ra bạc triệu nửa thế kỷ sau ngày ra đời, đủ để cho Jacques Revaux an hưởng tuổi già ‘‘rửa tay gác bút’’ kể từ hơn một thập niên qua./.
            Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

            Comment




            • Trong Niềm Thất Vọng
              Ca sĩ: Mạnh Tuấn
              Sáng tác: Mai Anh Tuấn
              Hòa âm: Quang Đạt


              Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

              Comment






              • Asia 50 - Trần Thiện Thanh Disc1


                Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                Comment




                • Bài thơ Hai Năm Tình Lận Đận của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã được nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

                  Ca sĩ Thanh Thúy trước 1975 trình bày



                  Hai năm tình lận đận, hai đứa cùng xanh xao
                  Hai năm trời mùa lạnh, cùng thở dài như nhau
                  Hai năm tình lận đận, hai đứa cùng hư hao
                  Hai năm tình lận đận, hai đứa đành xa nhau.
                  Em xưa còn thắt bím, nuôi dưỡng thêm ngây thơ
                  Anh xưa còn lính quýnh giữa sân trường trao thư
                  Em thường hay mắt liếc, anh thường ngóng cổ cao
                  Ngoài đường em bước chậm, quán chiều anh nôn nao.
                  Em bây giờ có lẽ toan tính chuyện lọc lừa
                  Anh bây giờ có lẽ xin làm người tình thua
                  Chuông nhà thờ đổ lạnh, tượng chúa gầy hơn xưa
                  Chúa bây giờ có lẽ xuống trần gian trong mưa.
                  Anh bây giờ có lẽ thiết tha hơn tín đồ
                  Xin làm cây thánh giá trên nóc cao nhà thờ
                  Cô đơn nhìn bụi bậm, xanh xác rêu phủ mờ
                  Trước ngày lên ngôi chúa, ai chắc không dại khờ.
                  Hai năm tình lận đận, hai đứa già hơn xưa
                  Hai năm tình lận đận, mình đã già hơn xưa
                  Mình đã già hơn xưa.

                  - Bài thơ Hai Năm Tình Lận Đận của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã được nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

                  - Các bạn có thể xem thêm bài thơ dưới đây :

                  hai năm tình lận đận
                  hai đứa cùng xanh xao
                  mùa đông, hai đứa lạnh
                  cùng thở dài như nhau
                  hai năm tình lận đận
                  hai đứa cùng hư hao
                  (em không còn thắt bím
                  nuôi dưỡng thời ngây thơ
                  anh không còn lính quýnh
                  giữa sân trường trao thư)
                  hai năm tình lận đận
                  hai đứa đành xa nhau
                  em vẫn còn mắt liếc
                  anh vẫn còn nôn nao
                  ngoài đường em bước chậm
                  trong quán chiều anh ngóng cổ cao
                  em bây giờ có lẽ
                  toan tính chuyện lọc lừa
                  anh bây giờ có lẽ
                  xin làm người tình thua
                  chuông nhà thờ đổ mệt
                  tượng Chúa gầy hơn xưa
                  Chúa bây giờ có lẽ
                  rơi xuống trần gian mưa
                  (dù sao thì Chúa cũng
                  một thời làm trai tơ
                  dù sao thì Chúa cũng
                  là đàn ông... dại khờ)
                  anh bây giờ có lẽ
                  thiết tha hơn tín đồ
                  nguyện làm cây thánh giá
                  trên chót đỉnh nhà thờ
                  cô đơn nhìn bụi bậm
                  làm phân bón rêu xanh
                  (dù sao cây thánh giá
                  cũng được người nhân danh)
                  hai năm tình lận đận
                  em đã già hơn xưa!
                  Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                  Comment




                  • Hoa trinh nữ là một bản nhạc quá nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, nhạc sĩ của đời lính. Đời lính trong nhạc của ông tuy hùng dũng nhưng lại cũng có lúc thơ mộng bên một bông hoa mắc cỡ dại bên đường, để nhớ người tình hậu phương, để mơ về "giai nhân ngóng đợi" của mình.

                    Nhật Trường - Hoa Trinh Nữ - Thu âm trước 1975


                    Qua một rừng hoang gió núi theo sang giũ bụi đường trên vai
                    Hái cây hoa dại lẻ loi bên đường gọi là hoa Trinh Nữ
                    Hoa Trinh Nữ không mặn mà bằng nàng hồng kiêu sa
                    Hoa đâu dám khoe màu cùng một nàng Cúc vàng tươi
                    Hoa không bán hương thơm như nàng Dạ Lý trong vườn
                    Nhưng hoa Trinh Nữ đẹp tựa chuyện tình hai chúng ta
                    Xưa thật là xưa nhớ mấy cho vừa nhớ mẹ kể đêm mưa
                    Có ông vua trẻ xuất binh qua rừng dẹp quân xâm lấn
                    Khi vua kéo quân về tình cờ gặp một giai nhân
                    Vua xao xuyến tâm hồn vời nàng về chốn hoàng cung
                    Truyền cho khắp nhân gian đem lụa là đến cho nàng
                    Trên ngôi cao chín từng hoàng hậu đẹp hơn ánh sao
                    Tôi không phải là vua nên mộng ước thật bình thường
                    Như yêu một loài hoa trên vùng đá sỏi buồn phiền
                    Loài hoa không hương sắc màu nhưng loài hoa biết khép lá ngây thơ
                    Tôi không phải là vua nên nào biết đến xa hoa
                    Không ngọc ngà kiệu hoa không nệm gấm không cung son
                    Tôi chỉ là người lính phong trần, thấy hoa nhớ người yêu rất xa
                    Nâng nhẹ một cây lá xếp trong tay lá ngủ thật mê say
                    Ngỡ đôi mi dầy khép đêm trăng đầy cài then cung ái
                    Tôi nghe thoáng qua hồn mình vừa thành một quân vương
                    Quân vương giữa hoa rừng lòng bàng hoàng nhớ người thương
                    Và mong ước mai sau khi tan giặc nước vua về
                    Cho giai nhân ngóng đợi chỉ một cành Trinh Nữ thôi
                    Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                    Comment




                    • THANH THÚY NHẠC LÍNH TUYỂN CHỌN TRƯỚC 1975

                      Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                      Comment




                      • Cô Đơn
                        Ca sĩ: Cẩm Ngọc
                        Sáng tác: Mai Anh Tuấn
                        Hòa âm: Quang Đạt



                        Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                        Comment




                        • Kỷ Vật Cho Em
                          Ca si: Thái Thanh
                          Nhạc: Phạm Duy
                          Thơ: Linh Phương


                          Đã chỉnh sửa bởi nhonhatrang; 27-05-2017, 11:17 AM.
                          Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                          Comment


                          • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                            Comment


                            • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                              Comment




                              • CD Tình- cuốn CD online của H4 - collection 2


                                Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom