• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Cảm xúc ảnh

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

    Comment


    • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

      Comment




      • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

        Comment



        • Thương lắm tóc thề ơi!

          Mái tóc thề của người con gái Huế đã đi vào thơ, vào nhạc của biết bao nghệ sĩ. Từ đó trở thành một nét đẹp trữ tình ám ảnh những ai đến Huế. Để rồi: “con trai xứ Quảng ra thi, thấy con gái Huế chân đi không đành”

          Cắt nghĩa “tóc thề”


          Trịnh Công Sơn – một nhạc sĩ có rất nhiều bài hát viết về Huế và đặc biệt là những người con gái Huế đã có nhiều câu hát nhắc đến mái tóc thề: “tuổi nào lang thang thành phố tóc mây cài” hay “gió heo may đã về, chiều tím loang vỉa hè, và gió hôn tóc thề”. Mái tóc dài của người con gái được nhắc đến rất nhiều nhưng tóc thề là một nét rất đặc biệt mà chỉ có Huế mới có. Nhưng vì sao gọi là “tóc thề” thì đến bây giờ vẫn chưa ai có thể giải thích được rõ ràng. Có chăng chỉ là những hiểu biết thú vị về nó. Theo Bác sĩ Bùi Minh Đức, một người Huế hiện ớ California, chuyên nghiên cứu văn hóa Huế và đã xuất bản từ điển tiếng Huế giải thích như sau: “Tóc thề”: ngụ ý con gái Huế còn thơ ngây, tóc để xõa bờ vai”.

          Trong dân gian thì nói rằng, con gái Huế ngày xưa thường để tóc dài tự nhiên, khi có biến cố gì về tinh thần, thường làm chứng lời thề của mình bằng sự cắt tóc, do đó mới gọi là “tóc thề”. Nhưng khi đính hôn, người con gái phải kẹp tóc lại, ra đường người ta nhìn vào tóc đã kẹp biểu hiện đã đính hôn nên không còn nhòm ngó. Và khi đã lấy chồng hoặc lớn tuổi thì thường bới tóc , cuộn thành lọn ở phía sau.

          Nét chấm phá thơ mộng

          Cứ mỗi chiều về, ngang qua đường Lê Lợi hình ảnh những cô nữ sinh trong chiếc áo dài trắng, tóc xõa ngang vai bay tung tăng trong gió khiến bao chàng trai xao xuyến bâng khuâng. Tóc các cô không quá dài, chỉ vừa chấm ngang vai, một cơn gió nhẹ thoảng qua đủ làm cho nó nhảy múa. Với tà áo dài được chọn may ở những nhà may nổi tiếng như nhà may Chi, nhà may Minh Tân, nhà may Thảo Trang…cộng thêm mái tóc thề và nụ cười xinh xinh làm cho hình ảnh người con gái Huế thật thơ mộng, quyến rũ. Tất cả tạo thành cảm hứng để nhạc sĩ Thu Hồ sáng tác bài Cô nữ sinh Đồng Khánh: “Khi gió mới lên làm tóc tung bay, xõa ngang bờ vai khi tuổi dậy thì” hay “áo dài dáng đẹp tóc còn buông lơi”. Các cô là nữ sinh nên những gã si tình được tự do ngẩn ngơ ngắm nhìn. Đẹp quá, duyên dáng quá! Người con gái như hòa quyện hồn núi sông và tất cả những tinh hoa của Huế làm một. Và cuối cùng nhạc sĩ phải thốt lên : “Cô là tất cả trời đẹp xứ Kinh”. Trong bài Rất Huế, Võ Bá Hân lại năn nỉ cô gái muốn giữ chất Huế thì “xin em chớ cắt mái tóc thề, để cho gió thổi bay suối tóc và mùa đông ấm đôi vai gầy”. Người con gái Huế “mong manh dễ vỡ”, “mình hạc xương mai” thì làm sao chống chọi với những giá rét của thời tiết. Vì thế em hãy đừng cắt tóc để nó che chở và làm ấm em mỗi khi đông về. Tóc ngắn thì còn đâu hình ảnh thơ mộng kia nữa? Còn đâu vẻ đẹp để những gã si tình chiêm ngưỡng?

          Còn không, tóc thề Huế?

          Con gái Huế ngày càng năng động và tham gia nhiều vào công việc xã hội. Một số bạn đã chọn cho mình những kiểu tóc phù hợp với sở thích và hợp thời trang. Trên đường phố ngày càng ít dần bóng hồng thướt tha với mái tóc thề. Nhiều bạn còn cho rằng để tóc thề là quan niệm cổ hủ và chẳng đẹp chút nào. Nhưng tìm hiểu một số bạn trai họ đều cho biết rất thích những cô gái để tóc dài, họ thật nữ tính và duyên dáng. Họ mong muốn bạn gái của mình sở hữu một mái tóc dài. Một số gia đình có con gái cũng thường khuyên con nên để tóc thề. Chiếc áo dài và mái tóc thề của ca sĩ Vân Khánh và ca sĩ Hương Mơ đã đem Huế đến với Tp.Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội. Tuy xa quê hương nhưng mọi người vẫn cảm nhận được chất Huế của hai ca sĩ này. Mỗi lần xuất hiện với mái tóc thề xõa ngang vai là khán giả như được ôm Huế vào lòng để thỏa sức cảm nhận.

          Dù cuộc sống có phát triển như thế nào, con gái Huế có năng động ra sao thì việc giữ gìn những nét riêng, những chân giá trị về mảnh đất của mình thì thật đáng quý. Để Huế chỉ là Huế mà không phải một nơi nào khác. Và để hình ảnh tóc thề bay tung tăng trong gió trở thành một hình ảnh trữ tình khiến du khách nhớ mãi không nguôi.

          Nguồn: Khám phá du lịch
          Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh






          Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

          Comment




          • Con gái Huế

            Răng anh chưa về Huế
            Chừ cuối mùa đông rồi
            Chỉ còn dăm bửa nữa
            Là sẽ đến Tết thôi

            Hôm qua em đi chợ
            Gặp mạ anh mua gừng
            Tự nhiên lòng xao xuyến
            Suốt cả ngày bâng khâng

            Nhà em trong Thành Nội
            Hay đi chợ Kim Long
            Mấy con bạn em nói
            Mi đúng là con hâm !

            Bọn hắn mô có biết
            Nhà anh cuối con đường
            Mỗi khi đi ngang nớ
            Anh cứ nhìn em luôn

            Hoa cải vàng bến sông
            Gừng thơm nồng con xóm
            Vườn ai mai nở sớm
            Chừ anh ở nơi mô ?

            Hoa nở rồi hoa tàn
            Tuổi xuân qua rất vội
            Em chờ anh mòn mỏi
            Răng chưa về...anh ơi !

            Thơ: Trần Trung Thu Thủy
            Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải




            Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

            Comment



            • 10 địa danh thôn nữ đẹp nhất đất Việt có gái Huế

              Nhiều vùng đất ở Việt Nam nổi tiếng vì vẻ đẹp trời phú của những người con gái... mà không nơi nào sánh được.

              Người con gái xứ Huế gắn với hình ảnh tà áo dài màu tím và giọng nói mang âm điệu dịu dàng, nhỏ nhẹ và duyên dáng đặc trưng của miền đất Cố đô.

              Tính cách thiếu nữ Huế cũng rất cuốn hút với sự từ tốn, đoan trang nhưng không kém phần quả quyết, dứt khoát.

              Theo báo -Dân Việt.





              Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

              Comment


              • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                Comment


                • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                  Comment



                  • Ai đã ghé thăm cầu Ngói Thanh Toàn ắt hẳn đều biết mệ. Bằng giọng điệu hóm hỉnh, thêm vốn tiếng Anh "đáng nể", mệ Diều coi bói dường như đã trở thành một phần không thể thiếu ở cây cầu Huế cổ.
                    Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                    Comment



                    • Bắp nướng
                      Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                      Comment



                      • Mè xửng và Tôm chua xứ Huế nằm trong Top 50 quà tặng đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố (lần 1-2013)

                        Ngoài ra còn có các đặc sản của các tỉnh khác như: Đường thốt nốt và khô cá lóc - An Giang, Cá thu một nắng và mứt hạt Bàng - Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hạt điều - Bình Phước, Mực một nắng và nước mắm Phan Thiết - Bình Thuận, Tôm khô - Cà Mau, Khô mè Cẩm Lệ - Đà Nẵng, Măng Le khô - Đắk Lắk, Bánh phồng tôm Sa Giang - Đồng Tháp, Mật ong - Gia Lai, Táo mèo - Hà Giang, Măng đắng - Hòa Bình, Tương bần - Hưng Yên, Nước mắm nhỉ Nha Trang và yến sào - Khánh Hòa, Cốm xanh - Hà Nội, Bánh phu thê - Bắc Ninh....
                        Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                        Comment



                        • Chè Huế, món quà của mùa Đông

                          Mỗi khi đông về, nhiều góc phố ở cố đô thơm lừng món chè nóng hấp dẫn học trò.
                          Đã chỉnh sửa bởi nhonhatrang; 26-04-2014, 09:04 PM.
                          Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                          Comment


                          • /1%20ANH%20DEP/1CAM%20XUC%20PHOTOS/1461195_452753481503055_1732506438_n1_zps11f46fbb. jpg.html]"]Photo Storage

                            11 đặc sản Huế được trao bằng xác lập kỷ lục Châu Á và Việt Nam

                            11 đặc sản của tỉnh vào Top các đặc sản nổi tiếng của Việt Nam gồm: bún bò, cơm hến, bánh bèo, bánh khoái, bánh bột lọc nhân tôm, mè xửng, chè hạt sen, ruốc, tré, mắm tôm, bưởi thanh trà. Trong đó, Tổ chức Kỷ lục Châu Á đã xác lập bún bò là món ăn đạt kỷ lục Châu Á theo bộ tiêu chí “Giá trị ẩm thực Châu Á”.

                            Đã chỉnh sửa bởi nhonhatrang; 26-04-2014, 09:50 PM.
                            Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                            Comment


                            • Vì sao người Huế ăn cay?

                              Ai cũng bảo người Huế sao ăn cay thế? Nhưng hãy thử đến Huế một lần trong những ngày đông giá rét hay những ngày mưa dầm lê thê thì mới hiểu hơn vì sao vị cay nồng của ẩm thực cố đô lại quyến rũ đến vậy.

                              Người Huế thích ăn cay!

                              Khó có một vùng miền nào tại Việt Nam mà người dân lại thích ăn cay như xứ Huế. Những gia vị cay như ớt, tỏi, tiêu, hành... ở Huế tuy chẳng phải “đặc sản”, nhưng đã qua tay chế biến ở các đầu bếp dân gian trở nên nổi tiếng khắp nước.

                              Ví như ớt ở Huế có nhiều loại: ớt mọi, ớt hiểm, ớt chỉ thiên, ớt chìa vôi. Cách pha trộn làm nước ớt Vinh Xuân (Phú Vang) giúp gia vị này trở nên vô cùng nổi tiếng. Nước ớt Vinh Xuân không bị lên men, nấm mốc khi để cả năm trời, nhưng lại cực kỳ thơm ngon, từng được xuất khẩu sang Đông Âu và là món đặc sản của Huế không kém gì rượu làng Chuồn, cau Nam Phổ, trầu chợ Dinh, thanh trà Nguyệt Biều, quýt Hương Cần…

                              Hai ông “vua ớt” Bùi Ngọc Vinh, Bùi Ngọc Khánh từng được Đài KBS Hàn Quốc thực hiện phóng sự người ăn ớt như ăn khoai cũng xuất thân từ Huế. Ngày xưa ở Huế còn có làng Phong Lai được cho ăn ớt trừ cơm vào những ngày vụ mùa thất bát, đủ thấy người Huế ăn cay “siêu đẳng” đến cỡ nào!

                              Đa dạng món cay

                              Hằng ngày, trên bàn ăn của người Huế (gồm món canh, cá, thịt, dĩa rau sống…) luôn có một dĩa muối tiêu ớt, dĩa tương ớt hay một chén nước mắm ớt tỏi. Đặc biệt không thể thiếu tương ớt.

                              Đến Huế trong mùa này, khi cảm thấy sức nóng của những tách trà, độ ấm những chiếc áo bông không đủ làm nóng thân thể, du khách hoàn toàn có thể dùng đến các gia vị cay như ớt, tỏi, tiêu… trong buổi ăn để giữ thân nhiệt và đẩy lùi những căn bệnh mùa đông như nhức đầu, sổ mũi, cảm cúm…

                              Nhắc đến các đặc sản có vị cay ở Huế không thể không nhắc đến các món như: bún bò Huế với nước bún có nếm thêm sả, ớt màu, ớt bột, tiêu, tỏi, hành… Kế đến là món cơm hến với vị cay đặc trưng của ớt, tỏi và gừng.
                              Ngoài bún bò, cơm hến, Huế còn có rất nhiều những món ăn có vị cay khá thú vị. Đó là vị cay của sả, ớt trong món ốc Trường An; vị cay của nước mắm ớt trong tô bánh canh Nam Phổ, trong dĩa bánh lọc bà Đỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm; vị cay của dĩa muối ớt ở quán chân gà nướng Mai Thúc Loan; vị cay của nồi nước lẩu của món lẩu dê Kim Long, lẩu hải sản Thuận An…

                              Bởi vậy, trong những ngày này, lượng khách đến những quán xá, địa điểm ẩm thực nói trên đều chật kín. Ai đến Huế đều nhớ về vị cay xứ Huế, như một trải nghiệm độc đáo vào những giá rét, mưa dầm trên mảnh đất cố đô.

                              Nguồn: Tuổi trẻ
                              Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                              Comment



                              • Trần Tình
                                Phạm thị Ngọc Liên


                                Như quả táo chẳng bắt đầu từ bàn tay Eva
                                như Eva chẳng bắt đầu từ hạt bụi
                                mà bằng chiếc xương sườn...

                                Tôi đem tôi đi khao khát nóng bỏng
                                tôi đem tôi đi ngọt ngào khôn cùng
                                chiếc khung xương của tôi - chàng Adam của tôi bị rào bị xiềng
                                tôi lao vào và tôi vấp ngã

                                Có lỗi gì tình duyên
                                có lỗi gì dâng hiến
                                khi trái tim là của tôi
                                thể xác là của tôi?

                                Như một con kỳ nhông bám vào lớp vỏ
                                tự bảo vệ mình
                                tôi đi qua thời gian với hằng hà nhẫn nại
                                không phủ nhận sự thật
                                dẫu phải đau đớn vì sự thật

                                Hỡi người tôi yêu.
                                đừng thổi tắt ngọn nến
                                soi cho tôi về với cuộc tình
                                đêm của tôi sẽ có những giấc mơ ngon như trái chín
                                tai tôi nghe tiếng gọi tha thiết từ mặt trời hồng
                                chiếc xương sườn của anh - người đàn bà nguyên thủy trong tôi
                                đang lồm cồm bò dậy

                                Đi về phía bình minh nơi mặt trời chói sáng
                                tôi treo tôi lên thân cây hy vọng
                                chờ một phúc phận bình thường
                                nhân danh những niềm tin
                                những lời nguyền có từ kiếp trước
                                hạnh phúc tôi chọn ngày mầu nhiệm
                                êm đềm phục sinh...

                                Trần Tình
                                Phạm thị Ngọc Liên
                                Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom