• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Cảm xúc ảnh

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts


  • Lời đá cuội

    Lòng đá cuội cũng mềm như nước mắt
    Xếp trong veo như những tiếng thầm thì
    Nằm im ắng bên bờ suối cạn
    Đợi trượt dài theo mỗi bước chân đi

    Em không biết
    Thật mà
    Em không biết
    Đã yêu anh tự buổi mai nào
    Chỉ thấy gió cồn cào mải miết
    Những lá vàng xô dòng chảy xôn xao

    Mà anh cũng hững hờ vô tình lắm
    Vội yêu em rồi lại vội vàng xa
    Mưa tháng Giêng còn chưa kịp ấm
    Đã đầy trời gió lạnh tháng Ba

    Đã hẹn nhau đi đầu non cuối bể
    Lại lạc nhau giữa ngã ba đường

    Sông quá rộng mà sao lòng quá hẹp
    Trời bao la mà gió chật khu vườn…

    Lời đá cuội rơi trong lòng suối cạn
    Vang lên trong vòm lá một thanh âm
    Tiếng đá vỡ
    Trong veo
    Đau đớn
    Lời yêu chỉ nói một lần…

    Đào Phong Lan
    Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

    Comment






    • Biết Đâu

      Nhạc và lời Phạm Chinh Đông
      Hoà âm: Trần Hải Bằng
      Trình bày: Khánh Vy




      Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

      Comment



      • ĐÔI BÀN TAY MẸ

        Vị giám đốc nói: 'Tôi có một yêu cầu. Hôm nay về nhà, anh hãy rửa hai bàn tay cho mẹ mình. Rồi đến gặp tôi vào sáng hôm sau'.

        Một chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, nộp đơn dự tuyển vào vị trí quản lý tại một tập đoàn lớn. Anh đã vượt qua vòng phỏng vần đầu tiên. Đến vòng cuối, đích thân giám đốc sẽ đặt các câu hỏi và đưa ra quyết định cuối cùng. Ông giám đốc rất ấn tượng với CV của chàng trai bởi trong suốt các năm học, anh luôn đạt thành tích xuất sắc.

        - Anh có bao giờ nhận được học bổng từ trường không - vị giám đốc hỏi.
        - Thưa, không bao giờ - chàng trai trả lời.
        - Vậy là cha mẹ anh đã trả toàn bộ học phí cho anh? - ông hỏi tiếp.
        - Cha tôi đã mất từ hồi tôi được một tuổi, toàn bộ số tiền học phí là do mẹ tôi gánh vác - chàng trai trẻ trả lời.
        - Vậy mẹ anh làm việc cho công ty nào?
        - Mẹ tôi làm công việc giặt quần áo - chàng trai trẻ đáp.

        Người giám đốc im lặng một lúc. Sau đó, ông đề nghị chàng trai trẻ đưa hai bàn tay ra cho ông xem. Hai bàn tay chàng trai khá đẹp và mềm mại.
        - Trước đây, có bao giờ anh giúp đỡ mẹ anh trong việc giặt quần áo chưa? - ông hỏi.
        - Thưa ngài, xin thú thực là tôi chưa bao giờ - chàng trai trả lời,
        - Mẹ tôi lúc nào cũng chỉ muốn tôi học và đọc thật nhiều sách. Hơn nữa, mẹ nói có thể giặt quần áo nhanh hơn tôi. Tôi động vào chỉ khiến công việc của bà chậm lại.

        Vị giám đốc nghe xong liền nói: "Tôi có một yêu cầu. Hôm nay lúc về nhà, anh hãy rửa hai bàn tay cho mẹ mình. Rồi đến gặp tôi vào sáng ngày hôm sau".

        Qua ánh mắt và giọng nói của người giám đốc, chàng trai trẻ cảm giác rằng cơ hội trúng tuyển của mình chắc rất cao. Anh vui vẻ về nhà gặp mẹ và nói với mẹ hãy để anh ra rửa hai bàn tay của bà ngày hôm nay. Người mẹ nghe vậy cảm thấy rất lạ, trong lòng dấy lên những cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Bà đưa hai bàn tay mình ra cho con trai rửa.

        Khi nhìn thấy bàn tay của mẹ từng giọt nước mắt của chàng trai trẻ rơi xuống. Lần đầu tiên anh nhận ra rằng đôi bàn tay của mẹ thật nhăn nheo, hơn nữa chúng còn chằng chịt những vết sẹo và chai sạn. Những vết sẹo này hẳn từng rất đau đớn vì chàng trai cảm nhận được mẹ khẽ rùng mình mỗi khi anh rửa chúng trong nước.

        Đây cũng là lần đầu tiên chàng trai trẻ nhận ra chính đôi bàn tay này hàng ngày làm công việc giặt quần áo để có thể trang trải đủ tiền học phí trong suốt thời gian anh đến trường. Những vết sẹo trên đôi bàn tay mẹ cũng là cái giá cho kết quả đậu tốt nghiệp, cho những bảng điểm xuất sắc và cho cả tương lai của anh.

        Sau khi rửa sạch đôi bàn tay của mẹ, chàng trai trẻ lặng lẽ giặt nốt luôn chỗ quần áo còn lại trong ngày. Tối hôm đó, mẹ và anh đã nói chuyện với nhau rất lâu.

        Sáng ngày hôm sau, chàng trai trẻ quay lại nơi phỏng vấn. Vị giám đốc nhận thấy một đêm dài không ngủ trên đôi mắt của anh. Ông hỏi: "Anh có thể cho tôi biết những gì anh đã làm và học được ở nhà mình ngày hôm qua?". Chàng trai trả lời: "Tôi đã rửa đôi bàn tay của mẹ và tôi cũng đã giặt nốt chỗ quần áo còn lại". Giám đốc hỏi tiếp: "Vậy hãy cho tôi biết cảm giác của anh như thế nào?"

        Chàng trai trẻ bèn trả lời trong nước mắt: "Thứ nhất, tôi thấu hiểu thêm những gì tôi đã có được ngày hôm nay đều là nhờ mẹ. Thứ hai, nhờ việc giúp đỡ mẹ, tôi hiểu được để kiếm tiền được đồng tiền mọi người đã vất vả như thế nào. Thứ ba, tôi đã nhận thức được sự quan trọng và giá trị của tình cảm gia đình".

        Vị giám đốc nói: "Đó chính xác là những gì tôi cần tìm ở một nhà quản lý. Tôi muốn tìm những ứng viên có thể nhận thức được sự giúp đỡ từ những người khác, người có thể hiểu được sự khó nhọc của người khác khi hoàn thành một công việc nào đó, và là người không đặt tiền bạc là mục đích sống duy nhất của mình. Và còn nữa, xin chúc mừng anh. Anh đã được tuyển"

        Sưu Tầm
        Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

        Comment



        • Câu chuyện ý nghĩa và cảm động về tình nghĩa vợ chồng để ta biết trân trọng, yêu thương!

          Anh cưới chị được 10 năm. Giữa hai vợ chồng không còn xúc cảm và hứng thú. Anh ngày càng cảm thấy đối với vợ hầu như chỉ còn là trình tự và nghĩa vụ. Anh bắt đầu thấy ngán chị. Nhất là khi đơn vị vừa nhận về một người phụ nữ trẻ hết sức sôi nổi và cuồng nhiệt bám lấy anh.

          Anh chợt có cảm giác cô ta là mùa xuân thứ hai của anh. Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh quyết định ly dị vợ. Chị dường như đã trơ lỳ, bình thản, đồng ý đòi hỏi của anh.

          Thủ tục tiến hành rất thuận lợi. Sau khi ra khỏi cửa, anh chị đã trở thành cá nhân độc lập và tự do. Không hiểu sao, anh bỗng thấy trống trải vô cùng, anh nhìn chị nói: “Trời tối rồi, hay là đi ăn cơm đã.”

          Chị nhìn anh nói: “Vâng. Em nghe nói gần đây vừa khai trương Nhà hàng Ly Hôn, chuyên phục vụ bữa ăn cuối cùng cho các cặp vợ chồng ly dị. Chúng mình đến đấy đi?”

          Anh gật đầu. Hai người, một trước một sau lặng lẽ đi vào Nhà hàng Ly Hôn. Anh chị vừa yên vị trong phòng VIP, cô phục vụ đã bước vào nói: “Anh chị dùng gì ạ?”

          Anh nhìn chị nói: “Em gọi đi.” Chị lắc đầu: “Em ít khi ăn nhà hàng, không quen gọi món, anh gọi đi.”

          “Xin lỗi, nhà hàng chúng tôi quy định, bữa này do vợ gọi món hàng ngày người chồng thích ăn nhất, và chồng gọi món người vợ thích ăn nhất. Đấy là món “Ký ức cuối cùng.”

          “Thôi được”, chị hất món tóc xõa trước mặt ra sau, nói: “Gà luộc chấm gia vị nước chanh, đậu phụ rán chấm nước mắm nguyên chất rắc hành thái nhỏ, chân giò luộc chấm mắm tôm, rau cải thảo luộc.”

          “Anh gọi gì ạ?” Cô phục vụ nhìn anh. Anh sững người. Lấy nhau 10 năm, anh thật sự không biết vợ anh thích ăn món gì. Anh há hốc mồm, ngồi thừ ra đấy.

          “Những món này đủ rồi, đều là món chúng tôi thích nhất.” Chị vội chữa thẹn cho anh. Cô phục vụ cười: “Thực tình mà nói, đến nhà hàng chúng tôi ăn bữa cơm cuối cùng, các anh các chị đều không thể nuốt trôi. Hay là anh chị đừng dùng món “Ký ức cuối cùng” nữa, hãy dùng bữa tối nhà hàng đặc biệt làm cho vợ chồng ly hôn: Đồ uống ướp lạnh. Những người đến đây, không có ai từ chối sự lựa chọn này.” Anh chị gật đầu: “Được.”

          Chốc lát, cô phục vụ mang đến hai suất đồ uống ướp lạnh. Trong hai suất có một suất xanh lơ, toàn đá đập vụn; một suất đỏ tươi, còn đang bốc khói. “Bữa tối này gọi là “một nửa ngọn lửa, một nửa nước biển”. Mời anh chị thưởng thức.” Cô phục vụ nói xong lui ra. Trong phòng ăn im lặng như tờ, anh chị ngồi đối diện, nhưng không biết nói gì với nhau.

          “Cộc cộc cộc!” Có tiếng gõ cửa nhẹ nhàng. Cô phục vụ đi vào, tay bưng chiếc khay có một bông hồng đỏ tươi, nói: “Anh còn nhớ cảnh tặng hoa cho chị đây không? Bây giờ, khi mọi việc đã kết thúc, không còn là vợ chồng, nhưng là bạn. Bạn bè gặp nhau vui vẻ rồi chia tay, anh tặng chị bông hồng cuối cùng đi.”

          Chị rùng mình, trước mắt hiện ra cảnh anh tặng hoa chị 10 năm về trước. Hồi đó, anh chị vừa đến thành phố xa lạ này, hai bàn tay trắng, bắt đầu xây tổ ấm từ số không. Ban ngày, anh chị đi tìm việc làm, ban đêm chị ra hè phố bán quần áo. Anh vào nhà hàng rửa bát. Nửa đêm mới về đến gian nhà thuê chưa đầy 10 mét vuông. Đời sống khổ cực, nhưng anh chị thấy vui, thấy hạnh phúc.

          Tết Valentine đầu tiên ở thành phố này, anh mua tặng chị bông hồng đầu tiên, nước mắt chị chảy dài trên má vì sung sướng quá. 10 năm rồi, cuộc đời đã giàu lên, thế mà anh chị lại chia tay nhau. Càng nghĩ, chị càng tủi, hai mắt ngấn lệ, xua tay nói: “Thôi, thôi, khỏi cần.”

          Anh cũng nhớ lại 10 năm qua. Và sực nhớ 5 năm nay, anh không mua hoa tặng chị. Anh vội vẫy tay, nói: “Không, phải tặng.”

          Cô phục vụ cầm bông hồng lên, “xoèn xoẹt” một cái, bẻ làm đôi, ném vào cốc của anh chị, mỗi người một nửa. Bông hồng tức khắc hòa tan trong cốc.

          “Đây là bông hồng nhà hàng làm bằng gạo nếp, cũng là món ăn thứ ba gửi anh chị. Mời anh chị thưởng thức. Còn cần gì nữa, anh chị cứ gọi tôi”. Nói xong, cô quay người ra khỏi phòng.

          “Em… anh…” Anh nắm lấy tay chị, nói không nên lời. Chị rút mạnh bàn tay. Không rút nổi, bèn để yên. Anh chị im lặng nhìn nhau, vẫn không nói nên lời.

          “Phụt!” Đèn điện tắt ngấm, trong phòng tối om. Bên ngoài vang lên tiếng chuông báo động đổ dồn, có mùi cháy khét lẹt bay vào.

          “Chuyện gì thế?” Anh chị vội đứng lên.

          “Nhà hàng cháy rồi, mọi người ra ngoài mau, mau lên!” Bên ngoài có người kêu thét lên. “Anh!” Chị ép vào người anh, “em sợ!”

          “Đừng sợ!” Anh ôm chặt lấy chị, “Em đừng sợ, có anh ở bên cạnh. Chúng mình chạy ra ngoài đi.”

          Ngoài phòng, đèn điện sáng trưng, mọi vật như cũ, không có chuyện gì xảy ra. Cô phục vụ nói: “Xin lỗi anh chị, đây là món “Sự lựa chọn từ đáy lòng” của nhà hàng gửi tới anh chị.”

          Anh chị trở về phòng ăn, ánh sáng chan hòa. Anh cầm tay chị nói: “Vừa nãy là sự lựa chọn từ đáy lòng của chúng mình thật. Anh cảm thấy chúng mình không thể sống thiếu nhau, ngày mai chúng mình đi đăng ký lại!”

          Chị cắn môi: “Anh nói thật lòng đấy chứ?”

          “Thật! Anh hiểu rồi.” Cô ơi, cho thanh toán.

          Cô phục vụ đi vào, đưa cho anh chị mỗi người một tấm phiếu màu hồng rất đẹp nói: “Đây là phiếu thanh toán của anh chị, cũng là món quà của nhà hàng gửi tặng anh chị, gọi là “Phiếu thanh toán vĩnh viễn”, mong anh chị cất giữ mãi mãi.”

          Anh nhìn phiếu, mắt đỏ hoe. “Anh làm sao thế?” Chị lo lắng hỏi. Anh đưa phiếu thanh toán của mình cho chị, nói: “Anh có lỗi với em, mong em tha thứ.”

          Chị cầm tấm phiếu đọc: “Một gia đình ấm cúng, hai bàn tay làm lụng, ba canh ngồi chờ anh về, bốn mùa dặn anh giữ gìn sức khỏe, năm tháng săn sóc anh chí tình, sáu mươi mẹ già vui vẻ, bảy ngày trong tuần nuôi dạy con cái, tám phương giữ gìn uy tín của anh, chín giờ thường xuống bếp làm món anh khoái khẩu, mười năm hao tổn tuổi xuân. Vì ai… Đó là vợ anh”.

          “Anh vất vả thật đấy. Mấy năm qua em thờ ơ với anh quá.” Chị đưa phiếu thanh toán của mình cho anh xem. Anh mở ra đọc: “Một mình gánh vác trách nhiệm, hai vai nặng trĩu cơ đồ, ba canh cặm cụi bên bàn, tứ thời chạy ngược chạy xuôi, vinh nhục biết chia sẻ cùng ai, bể dâu khắc sâu đuôi mắt, nghĩa vụ đối với gia tộc, gập ghềnh chông gai con đường công danh, là người phàm tục làm sao mười phân vẹn mười. Lúc nào cũng tận tình với vợ con… Đấy là chồng em”.

          Anh chị ôm chầm lấy nhau, oà lên khóc thành tiếng…

          Sưu Tầm
          Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

          Comment



          • Đàn bà gương mặt chữ điền mới sang trọng và phúc hậu...các bạn có biết về tướng học cằm nhọn sẽ là cằm không có hậu vận tốt hay không? hậu vận tốt là gì? Là về già con cháu đủ đầy, ngoan ngoãn, khá giả, giỏi giang, hiếu thảo, cuộc sống bình an, vui vẻ......bây giờ thấy nhiều bạn trẻ cứ thích làm cằm nhọn mà quên mất cằm hơi vuông, mặt hơi tròn mới đẹp, đẹp lâu dài, đẹp sang trọng và đẹp cả cuối cùng khi bạn già, nhăn nheo......

            Sưu Tầm
            Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

            Comment



            • Lấy chồng Tây

              Nắng hè ập vào căn phòng ngủ đuổi cái màn đêm đen đặc nằm ì hàng chục tiếng đồng hồ sau tấm rèm nhung đen.

              Tay với vội cái điều khiển tivi và ấn nút "ON" để rồi mọi thông tin thời sự dội vào tai. Thót tim vì nghe thoáng qua Rammasun đang tiến thẳng vào quê nhà. Cơn ngái ngủ bị nỗi lo âu đẩy đổ nhào.

              Ta đang ở trời Tây.

              Ta lấy chồng Tây.

              Chợt nhận ra một mùa bão nhiệt đới đang về. Những cơn bão đầu tiên trong số hàng chục cơn bão của năm đã đến! Ta lẩm bẩm thoát ra hai tiếng: "Mẹ ơi!".

              Chồng đã đi làm từ khi nào. Chỉ còn ta với căn phòng đầy nắng. Tiếng sông chảy lặng lẽ đều đều đã ru ta bao đêm, giờ như cuồn cuộn muốn trào bờ. Một mảnh giấy nằm đợi ta cùng bát cà phê và tuýp sữa đặc trên bàn ăn. "Chúc một ngày tốt lành (bằng tiếng Pháp), Ang ieu em!".

              Lấy chồng Tây cũng là lúc ta quên đi mùi hương phở bò, phở gà, hủ tiếu mỗi sáng, tạm xa những bát xôi vò mỡ gà chảy thấm lá chuối. Ta chào một ngày mới bằng chiếc bánh croissant với bát cà phê tan. Nhủ lòng với vài giọt sữa đặc, vẫn thoang thoảng mùi vị quê. Sữa Ông Thọ!

              Lấy chồng Tây cũng là lúc ta gói ghém những tiếng rủ rê đầu giờ nghỉ trưa. "Cơm trưa đâu mày? Thôi hôm nay cháo lòng đi! Bún chả hay bún đậu, mắm tôm?". Ta trở thành người vợ hiền biết nội trợ trên quê chồng.

              Sao cái việc nội trợ trời Tây lại đơn giản (và đôi khi tẻ nhạt) với ta vậy? Thứ bảy hàng tuần, vợ chồng lượn chưa hết một vòng quanh siêu thị là cả xe đẩy đầy ắp hàng cho cả tuần. Rau, quả, thực phẩm. Đồ tươi, đồ đông lạnh. Ta nhặt những hộp thịt bò, gà đóng gói sạch sẽ, xếp gọn vào xe đẩy. Quên rồi sao các câu mời chào của chị bán thịt: "Ăn gì hôm nay em, sườn non ngon tuyệt!".

              Ta rảo bước theo sau chồng và tìm kiếm một mẹ già tóc bạc phơ bao quanh bởi chục mẹt rau xanh ngắt. "Mua giùm bà mớ rau đi con!", "Nắng nôi thế này làm mớ rau mồng tơi cho mát!". Bóng mẹ ta bỗng hiện về! Mẹ ngồi trên chiếc ghế gỗ nhỏ xíu cao chưa đầy hai mươi centimet. Đầu gối quá tai, không phải vì mẹ có đôi chân dài mà vì lưng mẹ đã bị thời gian bẻ còng xuống. Tóc bạc trắng đưa mẹ chạm vào nghĩa thực của cái tên theo mẹ từ thưở lọt lòng: Tuyết. Bé Tuyết, em Tuyết, chị Tuyết, cô Tuyết, bà Tuyết. Tại sao không phải là Hằng, Nguyệt, Nga, Kiều mà lại là Tuyết? Ai đó đã phán rằng cái tên đi đôi với số kiếp con người. Ta phản đối. Ta phủ nhận. Nhưng ta vẫn bị cái hình ảnh của tuyết mùa đông trời Tây, cái bạc phơ của tóc mẹ ám ảnh, để rồi đôi mắt cay xè khi tuyết rơi, lòng như sóng trào khi mường tượng vài sợi tuyết lo âu trong ba bốn ngày bão phải ngồi nhà, xa các mẹt rau xanh.

              Giật mình. Xa lạ. Nghe tiếng gọi đầu dây: "Madame Dupont?". Khi mẹ Tuyết sinh ra ta, có ai phán ta sẽ là Madame Dupont?

              Nhìn dòng chữ trên mảnh giấy nhỏ "Ang ieu em" ta tự hỏi sao mình vô tâm đến thế? Tại sao lại không phải là "Anh yêu em"? Ta hứa với "bà Dupont" rằng tối nay sẽ sửa ngòi bút của chồng mặc dù những lỗi chính tả không làm thay đổi tình yêu của chồng với ta. Và ngược lại.

              Lấy chồng Tây. Ta miệt mài học ngôn ngữ của chồng. Mới ngày nào ta cong môi, nhíu mày với "Oong, đơ, thoa" mà hôm nay ta đã dỏng tai nghe thời sự trên tivi. Ta đã có công ăn việc làm và một cuộc sống bình đẳng. Bình đẳng là nguyên tắc cuộc sống hàng ngày. Ta được phép đi làm, có thu nhập nhưng cũng tự giác đóng các khoản đóng góp xã hội.

              Bình đẳng! Nhiều khi cái từ đó làm tổn thương ta, tổn thương cái nét văn hóa phương Đông bao dung, chia sẻ mọi nơi mọi lúc. Có thể nhiều người sẽ trách ta vì hiểu sai lệnh cái từ bình đẳng đó.

              Lấy chồng Tây. Bình đẳng. Cũng là chấp nhận cái "năm mươi, năm mươi". Ta trả năm mươi phần trăm tiền vay ngân hàng mua nhà, ta chịu năm mươi phần trăm chi phí cho cuộc sống chung. Ta có tài khoản riêng mang tên bà Dupont. Ta có thể hẹn hò cùng các cô bạn có chồng Tây đi tụ tập tại một quán bar không có sự hiện diện các đấng ông chồng. Một tối Barrio Latino chẳng hạn!

              Lấy chồng Tây. Ta theo đuổi một cuộc sống độc lập, bước trên đôi chân của mình. Quê ta nghèo, mặc dù đã qua rồi cái thời mái tranh, vách đất. Nhưng cái nghèo vẫn cứ đeo đuổi dân quê. Ta muốn gửi chút tiền về cho mẹ già, đàn em đang tuổi học trò. Ta băn khoăn không dám hỏi chồng, đành lòng, ta bí mật gửi về cho gia đình. Ta đang bảo vệ một nét văn hóa Việt (tự hào về bản thân) hay đang bảo vệ cái hạnh phúc của gia đình văn hoá Ta - Tây? Chuyện đó, bí mật đấy, chỉ có các Madame Dupont mới dám "buôn" với nhau thôi.

              Lấy chồng Tây. Dù ta ở trời Tây đến muôn năm vạn kiếp, ta vẫn là Ta. Vẫn những câu chào hỏi khi làm quen với nhau. "Bà (gốc gác) nước nào?". "Rất hân hạnh giới thiệu, vợ tôi, cô ấy đến từ Việt Nam" (vài chục năm rồi đó chồng ơi). Ta chưa bao giờ có ý định "đốn gốc" hay "quên gốc" mặc dù Madame NGUYEN đã hoá thân Madame DUPONT! Ta là bà Dupont Việt Nam. Đã chết ai?

              Chàng Dupont hỏi ta: "Chúng ta sẽ làm các món Việt mời khách chứ?". Hỏi chi mà ngộ vậy chồng ơi! Câu trả lời hàng bao năm nay vẫn là "Vâng".

              Những tối "mời cơm" đãi bạn tại gia, ta vẫn phải thể hiện cái "thuần Việt" của mình. Bắt đầu bằng buổi chiều đi chợ châu Á. Gạo, bánh đa, rau, bò, thơm, mùi, giá, hành, hẹ, nước mắm... Danh sách trong tay, ta đẩy xe qua từng quầy mua những gì cần thiết cho bữa tiệc tối. Chuyện vặt của ta. Ta đã nhớ hết từng nơi và giá cả của từng gia vị.

              Hành trang ẩm thực mẹ già đã trao tặng ta bao năm bên mẹ: nem, phở, bún măng, bò xào, heo kho tộ. Đã có lúc ta mạnh dạn "phá cách" thêm, bớt các gia vị Đông, Tây, Phi, Ấn. Các ông Tây, bà Đầm ăn vẫn khen ngon tấm tắc. Các "mẹ" Việt kẻ nheo mày vì khó nuốt, kẻ ngạc nhiên vì ăn lạ miệng. Ta tự hào vì cái "phá cách" của ta. Phải chăng cái hay, cái đẹp, cái ngon của một sản phẩm nằm trong sự giao thoa các nền văn hoá?

              Lấy chồng Tây. Ta nhận được muôn vàn lời khen ngợi. Câu cú chưa hoàn chỉnh, dùng từ chưa chính xác nhưng ta luôn được nghe: "Ôi sao nói tiếng Pháp giỏi thế". Đôi khi ta cảm thấy (hơi) bị xúc phạm: nói sai vẫn được khen!

              Lấy chồng Tây, ta thèm mặc một bộ áo dài với bông hoa sen uốn lượn từ trên vai trái đến tận vạt áo. Cái lá sen ta thêu sau lưng! Chiếc áo mà ta chưa hề có cảm tình khi còn là sinh viên thì từ ngày ta trở thành bà Dupont lại là niềm kiêu hãnh của ta. Mạnh dạn hơn nữa, ta đi dự tiệc, dạ hội với bộ bà ba, áo tứ thân, quần lĩnh đen. Thiếu một chiếc nón Bài thơ nữa thôi là ta hoàn hảo giấu mình trong hồn một cô gái Việt thuần túy. Bước chân ta đi không hoàn toàn tự tin vì khi ta ở quê nhà, chưa một lần ta ướm cái trang phục đó. Mọi người xin chụp hình cùng ta. Lưỡng lự, ta cũng đồng ý để rồi đến ngã phố nào đó, không ai xin một tấm hình cùng ta, ta cảm thấy cô đơn.

              Trở về với ta, với cái nắng đầu hè, nghe con sông bên nhà hát, ta nhớ con sông quê quá.

              Mẹ ta vẫn ngồi trên chiếc ghế gỗ nhỏ xíu, chờ bán nốt mấy mớ rau chợ chiều.

              Lấy chồng Tây. Ta ngắm trời Tây xanh biếc mà sao hồn vẫn vàng mướt một màu mỡ gà?

              Ráng mỡ gà đấy mẹ ơi!

              Con lấy chồng Tây rồi, sao chạy về chống nhà cùng mẹ đây?

              Merseburg
              Đào Phi Cường
              Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

              Comment



              • Thu Hà Nội - Mùa hoa Sữa,
                tranh sơn tổng hợp và acrylic
                của
                hoạ sĩ Nguyễn Thị Lan Hương
                Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                Comment




                • Trên Internet, mọi thứ không như những gì ta thấy tận mắt.

                  Sưu Tầm
                  Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                  Comment


                  • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                    Comment


                    • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                      Comment


                      • Saigon 1968
                        Sắp tới Lễ Hai Bà Trưng... Các nữ Giáo sư Saigon đi họp
                        Nhân tiện rủ nhau đi ăn kem Mai Hương ...chứ.... ăn bò bía phá lấu ngoài đường học trò thấy ... kỳ lắm ...
                        Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                        Comment


                        • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                          Comment



                          • Rồi có thể

                            Rồi có thể ta nhìn nhau ngượng ngập
                            Anh đi cùng cô gái khác xinh tươi
                            Tôi cố để không rơi nước mắt
                            Còn ai đâu thương mến dỗ cho nguôi
                            Rồi có thể vợ và con ríu rít
                            Anh nhẹ nhàng quên hết chuyện đôi ta
                            Anh hối hả đón cuộc đời hạnh phúc
                            Tôi bàng hoàng mãi chẳng hiểu ra
                            Rồi có thể đắng cay và đơn độc
                            Sao hôm nay tôi vẫn thấy yêu đời
                            Mỗi ngày sống có bao điều đẹp quá
                            Khi chiều về anh nháy mắt chào vui
                            Chỉ một phút sống cùng nhau như thế
                            Tôi đã mang theo đến trọn đời

                            Phan thị Thanh Nhàn
                            Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                            Comment


                            • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                              Comment


                              • Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom