Xin phép BS Lê Ngọc Dũng - Được đăng bài của Bác và được ghi tựa như trên. Trân trọng.
By: Lê Ngọc Dũng
On: 25-02-2014
LỜI NÓI CỦA THẦY THUỐC
Một câu chuyện vui kể rằng, có một bệnh nhân nữ lớn tuổi thuộc dạng bệnh tâm lý, rất “chú trọng ‘ quá mức vào sức khỏe của mình, đi khám liên tục bất kể các triệu chứng xuất hiện thông thường như mất ngủ một đêm, ăn không tiêu một buổi. Bà ta xuất hiện hàng ngày ở phòng khám bệnh và luôn hỏi bệnh mình có sao không. Quá oãi vì phải trị những “bệnh mà không dùng thuốc cũng tự hết”, một hôm BS bảo bà:
-Bệnh bà do tuổi lớn ,ai cũng bị, bà không nên quá lo lắng.
Không an tâm ,Bà hỏi:
-Tôi sống được bao lâu nữa.
BS cười đùa:
-Chừng nào tôi chết thì bà mới chết!
Chẳng may một tuần sau ông BS bị tai nạn trên đường đi làm và mất sau đó vài ngày. Nghe tin bà hồn phi phách tán, quá sợ và đứng tim chết ngay khi nghe tin báo.
***************
Hồi thực tập tại BV Nhi Đồng I, trong một buổi giảng GS Trần Ngọc Ninh có nói về tác dụng tâm lý của điều trị:
-Giá trị của tác dụng tâm lý trong điều trị rất lớn, nhất là những người có uy tín .Khi người ta tin mình, thì có khi chỉ viết toa xong, bỏ vào túi, chưa mua thuốc, bệnh đã khỏi ngay.
Sự tin tưởng của bệnh nhân vào thày thuốc có một vai trò rất đặc biệt. Trước kia theo chủ nghĩa duy vật tầm thường, người ta cho rằng sự tin tưởng vào tâm linh là vô bổ, thậm chí có hại.Họ đồng hóa tâm linh với mê tín dị đoan vì
dốt nát. Sự tin tưởng tuyệt đối vào một điều gì đó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận hành sinh bệnh lý trên một cơ thể. Theo kinh nghiệm con người biết rằng những cảm xúc có thể gây ra những tác dụng nguy hại hay có ích cho cơ thể.
Trong chuyện xưa Chu Du hộc máu khi bị thua kế Khổng Minh hoặc Lương Sơn Bá ói ra máu khi nghe Chúc Anh Đài lên xe hoa. Đó không phải là chuyện bịa vì stress mạnh quá có thể làm cho con người tăng tiết axit gây loét dạ dày cấp tính .Hoảng loạn có thể khởi phát những cơn loạn nhịp tim kiểu nhịp nhanh thất, cuồng động, rung thất hay nhồi máu cấp.Từ lâu người ta đã biết đến hiện tượng các con thú rừng khi bị trói, bị chứng kiến đồng loại bị giết, một số con lăn ra chết tại chỗ.Các chất trung gian độc hại từ hệ thần kinh sẽ tràn vào máu giết chết sinh vật trong tích tắc.
*Tác dụng có lợi của lời nói:*
Não con người tiết ra endorphin, serotonin, catecholomin, prolactin…
Những chất này làm cho con người bớt cảm thấy đau đớn về thể xác, gia tăng hưng phấn, kích thích quá trình lành vết thương.Trên phương diện tiến hóa, từ xa xưa não con người luôn giữ vai trò chỉ huy những quá trình chuyển hóa, miễn dịch, tăng trưởng… bằng các hóa chất trung gian.Với thời gian tiến hóa, xuất hiện hệ thần kinh đóng vai trò thay đổi hoạt động cơ thể nhanh chóng hơn theo hai nhóm giao cảm và đối giao cảm bằng cơ chế điện học, tuy nhiên ở hai nhóm này các hóa chất trung gian do não tiết ra cũng vẫn có vai trò to lớn (nhất là ở các synape)
Một người bệnh lạc quan yêu đời, tin tưởng và mong muốn khỏe mạnh thì khả năng bình phục cao hơn hẳn một người không quan tâm gì.Một người cố gắng chống chọi với cái đau, mệt,luôn nghĩ rằng mình sẽ vượt qua thì họ sẽ vượt qua thật, còn những kẻ buông xuôi thì thường sẽ kết thúc bi thảm.
Tôi còn nhớ một kỷ niệm lúc đi thực tập ở BV Từ Dũ về tác dụng của lời động viên với ca đở đẻ đầu tiên trong đời.Khi đi thực tập, sản khoa tôi cố gắng nghiền ngẫm lý thuyết cho thật kỹ, nhất là các tài liệu của BS Nguyễn Ngọc Giệp có hình ảnh mô tả rất rõ từng bước của chuyển dạ. Bệnh nhân lên bàn sanh lúc đó là một phụ nữ đã đứng tuổi ,nhút nhát, sợ đau, luôn miệng đòi dùng giác hút để mau chóng khỏi đau.(phong trào lúc đó là hay dùng máy hút, chứ không mổ đẻ như bây giờ).Chị đã sanh một lần rất khó cách đây trên mười năm và bây giờ quá sợ.
Lúc đó tôi chỉ là một sinh viên mới tập tểnh vào nghề, chỉ biết lý thuyết còn thực hành thì chưa có kinh nghiệm tí gì. Tuy thế tôi hết lời động viên chị, chí cách thở, cách lấy hơi khi rặn.( dĩ nhiên theo đúng sách! ) Tôi giải thích những cái lợi của sinh đẻ tự nhiên, cái hại của can thiệp và khuyên chọ muốn tốt cho em bé hãy cố chịu đau thêm từng giây phút. Tôi cố tạo chuyện, hỏi thăm cho chị quên đi thời gian đang trôi qua để cổ tử cung xóa dần đến lúc mất hẳn.
Khi cổ tử cung xóa hẳn, chi rặn không nổi, tôi lại khuyến khích chị nghĩ đến em bé, cố sanh bình thường. Phối hợp rặn với cơn co, nghỉ lấy hơi giữa hai lần cơn co, thai nhi tiến dần. Lần hồi chị phối hợp nhuần nhuyển và cuối cùng em bé thoát ra qua eo dưới một cách hoàn hảo,chỉ rách nhẹ một chút ở tầng sinh môn, phải khâu một mũi.
Theo dõi gần hai tiếng đồng hồ, tôi được học những diễn tiến của một ca sanh, còn chị học được những lợi ích của sanh thường. Sáng dậy tôi phờ phạc cả người, còn phải đến lớp, nhưng trong lòng thấy vui. Sau đó tôi không còn gặp chị vì phải đi thực tập nơi khác, nhưng nghe nói chị có viết trong sổ góp ý, hết lời khen “ông thày” đở đẻ cho mình. Bây giờ nghĩ lại, buồn cười vì lúc đó mình chỉ là tay mơ, chỉ biết lý thuyết, nhưng được khen là mát tay hơn nhiều đàn anh. Chỉ là do nhiệt tình và hết lòng khuyên nhủ mà có kết quả tốt, dù rằng đối với sinh đẻ thường mọi chuyện đều xảy ra theo quá trình tự nhiên của nó, thày thuốc chẳng tác động gì nhiều.
Cái gì đã làm cho một phụ nữ nhút nhát trở thành gan dạ chịu đựng đau đẻ suốt hai ba giờ để sinh thường, chịu đựng nỗi những gì trước kia xem như không thể vượt qua ?Cái gì đã làm cho một phụ nữ nhấc bổng chiếc xe hơi cho con mình kẹt dưới gầm bò ra ?Cái gì đã làm cho một người mê sảng vì đói khát bò qua hàng chục cây số sa mạc để đến với thế giới loài người ?Cái gì đã làm một kẻ hôn mê nhiều năm bổng tỉnh giấc, tiếp tục sống bình thường ?Có thể những lời động viên, thái độ quan tâm đúng mức và sự tin tưởng mà con người có được sức mạnh vượt qua chính mình.
Chính cái khả năng vượt qua chính mình đã làm loài người chúng ta khác với con vật- chúng đầu hàng ngay khi bị khuất phục.
Chính người bệnh tự trị cho mình, tự tạo cho mình khả năng chiến thắng bệnh tật và người thày thuốc là người chỉ làm động tác tra chìa vào ổ khóa, khơi mở cho một loạt những phản ứng phục hồi. Đó là những thắc mắc mà hơn bốn mươi năm nay tôi mang trong lòng cho đến ngày gần đây với những tiến bộ hóa sinh mới dần được giải tỏa.
Ngày nay những ca sinh mổ ra thường hơn và các biến chứng cũng xảy ra thường hơn.Có lẽ phụ nữ ngày nay khả năng chịu đau kém hơn hay tại thày thuốc không có kiên nhẫn như ngày xưa. Lỗi tại ai không rõ, nhưng rồi cuối cùng kẻ gánh chịu hậu quả vẫn là thai phụ và trẻ sơ sinh.
Bây giờ em bé ngày xưa đó có lẽ gần bốn mươi tuổi, còn ông thày ngày nay đã bạc phơ mái đầu, ngồi ngẫm nghĩ lại thời gian qua. Đó là lần đầu trong đời tôi học được rằng, lời khuyên nhủ động viên của thày thuốc là một thứ thuốc rất quý ,và bệnh nhân chính là người dạy cho thày thuốc bài học đó chứ không phải là các pho sách trong thư viện. Tiếc thay thứ thuốc đó, cho đi không mất gì, nhưng không ít thày thuốc lại cất giữ nó, tiết kiệm nó trong khi càng cho nhiều thì nó càng sinh sôi, nẩy nở trào dâng như nước giếng từ đáy sâu, không bao giờ cạn.
*Tác dụng có hại của lời nói*
**Sự tự sát của tế bào (APOPTOSIS)**
Khi đi học chúng ta chỉ học rất nhiều, rất kỹ ,về sự sinh sản của tế bào và thậm chí có rất nhiều người bị trượt thi vì nó. Không ai dạy chúng ta học về cách chết của tế bào.Có sinh thì có tử, cái chết cũng cần như sự sinh ra. Nếu không chết thì trái đất chúng ta sẽ đầy sinh vật, không thể thở được, không còn chỗ đứng, không nhúc nhích được. Nếu các tên bạo chúa sống mãi thì sẽ không có chỗ cho các nhà hiền triết, các bậc thánh nhân giảng dạy và bọn phàm nhân chúng ta sẽ sống mãi trong địa ngục. Cái chết ngoài tính triết học trên ,còn có mặt khoa học nữa, tức là nó cần để cho cuộc sống vận hành bình thường..
Thông thường chu kỳ sinh sản một tế bào bình thường là khoảng 50 lần. Khi phân chia, tế bào sẽ có một số khiếm khuyết, tích lũy dần và nếu không chết các tế bào sẽ biến chất theo thời gian.Do đó theo một chương trình định sẳn các tế bào sẽ chết sau một thời gian nào đấy khi phân chia đủ theo chương trình, nếu không chúng sẽ thành ung thư, giết chết sinh vật.Xét theo tổng thể thì sinh vật sống phải chấp nhận mỗi ngày khoảng 50 -70 nghìn tỉ tế bào chết đi .Cái chết của một số tế bào xem ra cũng không phải là ghê gớm lắm vì nó cần thiết để cho những tế bào khác sống. Sự rụng lá, sự tách các ngón tay, các màng nhày, lớp biểu bì, sự rụng rốn, sự thoát kinh nguyệt ….là những hiện tượng “chết cho kẻ khác sống” giống như những chiến sĩ hi sinh mạng mình cho đất nước…
*Sự tự sát của sinh vật:*
Trước đây người ta nghĩ rằng chỉ có con người với những tư duy- mà họ tự hào- là có khả năng tự tử.Nhưng gần đây theo những quan sát trên sinh vật ta lại thấy chúng cũng có khuynh hướng tự tử khi phải đối mặt với những hoàn cảnh nào đó.Cá voi, cá heo tự sát bằng cách bơi lên bờ mắc cạn để chết, chuột Lemming tự sát bằng cách nhảy xuống biển từng đàn hàng vạn con. Cừu cũng thế, nhảy hàng đàn xuống vực núi. Gấu nuôi lấy mật đập đầu vào vách tự sát, bọ cạp tự chích vào mình khi bị lửa đốt…Tư sát giúp cho sinh vật khỏi đối phó với những khổ đau đang chịu đựng hoặc những nguy cơ sắp đến.Tự sát có thể một mặt nào đó giúp cho các cá thể còn lại có thêm điều kiện để tồn tại.
Sự tự sát ở cấp độ vô thức cũng có ,khi sinh vật gặp những stress nặng nề. Con vật khi quá sợ - cũng như con người -có thể chết ngay do những rối loạn trầm trọng về tim mạch, thần kinh. Các con thú rừng rất khó nuôi, thường chúng chết ngay trong vòng một thời gian nếu bị nhốt, ngược đãi. Chúng chết do bỏ ăn hoặc gầy mòn. Có thể não chúng tiết ra những chất có hại nào đó thí dụ prostaglandin, serotonin, histamine… và những chất mà ta chưa biết phá hủy dần cơ thể chúng. Qúa trình tâm sinh lý gây bệnh có những cơ chế vận hành mà ta chưa biết hết.
Trong một cơ thể sống luôn vận hành hai quá trình ngược nhau:tiến biến và thoái biến (anabolism và catabolism).Nếu catabolism mạnh hơn tức là sức phá hoai ưu thắng thì con người gầy mòn dần rồi chết khi mức tái tạo không đủ để duy trì sự sống được.Khi con người gặp những điều kiện sống khó khăn, bị stress, và khi họ không muốn sống nữa, rất có thể trong cơ thể họ quá trình vận hành đưa đến cái chết bắt đầu khởi động và họ tiêu hủy dần cơ thể. Không cần nhịn ăn, các chất độc do não tiết ra,sự tê liệt của hệ giao cảm đưa đến rối loạn biến dưỡng, hệ miển dịch bất hoạt.Họ sẽ suy sụp ngay, không dung nạp thức ăn, nhiễm khuẩn triền miên, rối loạn sinh hóa và các chức năng cần thiết duy trì sự sống.Khi đó dù muốn giúp họ sống, ta cũng đành bất lực vì có đưa thức ăn hay thuốc vào, cũng không thay đổi được tiến trình. Có rất nhiều người mẫu, diễn viên vì sợ lên cân, nhịn ăn sau một thời gian dài gây ra những sự biến đổi ở não đến mức sau này chết vì suy kiệt, teo quắt ,dù có cố ăn trở lại vẫn không được.
Một sự ngược đãi, một sự bỏ rơi, cô lập, một lời nói có tác dụng xấu, có thể khơi mào một chuỗi những phản ứng có hại, giết chết bệnh nhân hay làm mất tác dụng của thuốc.Con người là một sản phẩm của xã hội, của cộng đồng, và những tác dụng của xã hội lên cá thể cũng rất mạnh mẽ chẳng thua gì những tác nhân lý hóa sinh.
Một thày thuốc nào cứ nghĩ rằng cứ đổ vào họng bệnh nhân đầy đủ thuốc hay cứ mổ thật đúng kỹ thuật mà không quan tâm tới những giao tiếp xã hội tích cực để phát huy tác dụng của sự can thiệp của mình thì thày thuốc đó nên chuyển nghề sang làm kỹ thuật máy móc bên những khối vật chất vộ tri.
Có lẽ một ngày nào đó khi có đủ chứng cứ xác nhận tác động tâm lý làm biến chuyển quá trình sinh lý thì ngành Y sẽ đưa thêm vào phần điều trị học một chương mới: đó là điều trị bằng tâm lý liệu pháp, trong đó người thày thuốc phải học cách dùng từ ngữ, điệu bộ, ánh mắt và khả năng tập trung năng lượng tinh thần của mình để dẫn dụ người bệnh huy động những năng lượng tự có trong qúa trình chống lại bệnh tật. Có thể cả bộ môn sinh hoá, sinh lý, bệnh học …cũng phải thêm vào phần nội tiết tâm lý như là một bài học bắt buộc.Một thày thuốc nào có những hành vi, lời nói làm bệnh nhân buồn lòng sẽ bị xử lý nghiêm và có thể lột áo nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần.Một thày thuốc mà thiếu những kỷ năng giao tiếp sẽ là một thày thuốc không hoàn chỉnh, cần phải thay đổi, nếu không muốn bỏ nghề. Một bệnh nhân sẽ dễ dàng nghĩ đến chuyện tự sát khi có cảm giác bị chối từ, bị bỏ rơi, với những ý nghĩ mình là tội đồ, là gánh nặng của kẻ khác.Việc điều trị cho khỏi bệnh sẽ rất khó khăn vô cùng và những kẻ gieo cho họ tư tưởng tự sát xét theo một nghĩa nào đó là những tên sát nhân. Rất nhiều bệnh nhân nan y nhảy lầu, tự trầm, treo cổ hay uống độc dược. .. Chấm dứt những chuỗi ngày thống khổ.Đó là những kẻ ta nhìn thấy sự tự sát ở cấp độ ý thức. Nhưng còn vô số nhiều gấp trăm ngàn lần những người bệnh khác đang tự hủy thân xác ở mức độ vô thức do những kỳ thị, xa lánh, bỏ mặc hay ngược đãi dưới mọi hình thức.Với những kẻ đáng thương này thì sự điều trị đơn thuần bằng thuốc hay phẫu thuật sẽ là vô nghĩa, lãng phí, không hiệu quả.
Nếu có ngày đó thì ngành Y sẽ bớt đi rất nhiều con sâu mọt, đội lốt thày thuốc nhưng thực chất chỉ là những người kinh doanh sức khoẻ và tính mạng người khác.Ngành Y cũng không còn sợ xã hội lên án, vì những người thày thuốc nếu tốt nghiệp là có đủ nhận thức về tầm quan trọng của tác động lời nói, thái độ của mình chẳng kém thuốc men hay kỹ thuật, và hơn hết không bao giờ gây ra những ảnh hưởng bất lợi trong công việc bảo vệ sức khỏe con người.Một thày thuốc giỏi là người biết huy động toàn thể khả năng không chỉ của riêng mình và nền khoa học kỹ thuật hiện có mà cả biết khơi dậy những năng lượng tiềm tàng của bệnh nhân trong cuộc chiến với bệnh tật.Một thày thuốc chỉ cho rằng kỹ thuật giỏi là đủ giải quyết vấn đề, không cần đếm xỉa đến tâm tư, tình cảm của bệnh nhân, xem người bệnh như là một cái máy hư hỏng là một thày thuốc tồi ,là một kẻ duy vật tầm thường không đáng được ngành Y và xã hội kính trọng.
Đành rằng không phải việc quyết định sống chết của một cá nhân không chỉ đơn thuần là sinh vật học thuần túy, tuy nhiên làm người thày thuốc thì ta chỉ có biết làm thế nào để chiến thắng bệnh tật, giải cứu bệnh nhân khỏi tay thần chết, còn những vấn đề khác ta không đặt trọng tâm. Thí dụ người đó có là một vị thánh hay một tên tàn bạo, một ông vua hay một kẻ cùng đinh, một người đầy hạnh phúc với bao vòng tay hay một kẻ cô đơn, bị ruồng bỏ, vất bền lề cuộc sống…thì ta cũng phải làm tròn chức năng thày thuốc là làm mọi cách huy động toàn bộ khả năng của mình và bệnh nhân để đẩy lui bệnh tật. Điều đó không dễ chút nào nếu chúng ta phải đối diện với những cuộc sống tệ hơn cái chết, với những người không còn là con người, với những con bệnh thân xác bị hư hỏng không còn nhân dạng… Trách nhiệm của chúng ta là sao trả lại cuộc sống một con người về với xã hội, và sau đó là phần việc của kẻ khác.Làm một con người hoàn chỉnh đã khó, còn làm một thày thuốc tốt càng khó gấp nhiều lần vì chúng ta luôn luôn phải đối diện với những vấn đề mâu thuẩn, xung đột nhau cho đến ngày không còn trên cõi đời này.
(còn tiếp)
By: Lê Ngọc Dũng
On: 25-02-2014
LỜI NÓI CỦA THẦY THUỐC
Một câu chuyện vui kể rằng, có một bệnh nhân nữ lớn tuổi thuộc dạng bệnh tâm lý, rất “chú trọng ‘ quá mức vào sức khỏe của mình, đi khám liên tục bất kể các triệu chứng xuất hiện thông thường như mất ngủ một đêm, ăn không tiêu một buổi. Bà ta xuất hiện hàng ngày ở phòng khám bệnh và luôn hỏi bệnh mình có sao không. Quá oãi vì phải trị những “bệnh mà không dùng thuốc cũng tự hết”, một hôm BS bảo bà:
-Bệnh bà do tuổi lớn ,ai cũng bị, bà không nên quá lo lắng.
Không an tâm ,Bà hỏi:
-Tôi sống được bao lâu nữa.
BS cười đùa:
-Chừng nào tôi chết thì bà mới chết!
Chẳng may một tuần sau ông BS bị tai nạn trên đường đi làm và mất sau đó vài ngày. Nghe tin bà hồn phi phách tán, quá sợ và đứng tim chết ngay khi nghe tin báo.
***************
Hồi thực tập tại BV Nhi Đồng I, trong một buổi giảng GS Trần Ngọc Ninh có nói về tác dụng tâm lý của điều trị:
-Giá trị của tác dụng tâm lý trong điều trị rất lớn, nhất là những người có uy tín .Khi người ta tin mình, thì có khi chỉ viết toa xong, bỏ vào túi, chưa mua thuốc, bệnh đã khỏi ngay.
Sự tin tưởng của bệnh nhân vào thày thuốc có một vai trò rất đặc biệt. Trước kia theo chủ nghĩa duy vật tầm thường, người ta cho rằng sự tin tưởng vào tâm linh là vô bổ, thậm chí có hại.Họ đồng hóa tâm linh với mê tín dị đoan vì
dốt nát. Sự tin tưởng tuyệt đối vào một điều gì đó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận hành sinh bệnh lý trên một cơ thể. Theo kinh nghiệm con người biết rằng những cảm xúc có thể gây ra những tác dụng nguy hại hay có ích cho cơ thể.
Trong chuyện xưa Chu Du hộc máu khi bị thua kế Khổng Minh hoặc Lương Sơn Bá ói ra máu khi nghe Chúc Anh Đài lên xe hoa. Đó không phải là chuyện bịa vì stress mạnh quá có thể làm cho con người tăng tiết axit gây loét dạ dày cấp tính .Hoảng loạn có thể khởi phát những cơn loạn nhịp tim kiểu nhịp nhanh thất, cuồng động, rung thất hay nhồi máu cấp.Từ lâu người ta đã biết đến hiện tượng các con thú rừng khi bị trói, bị chứng kiến đồng loại bị giết, một số con lăn ra chết tại chỗ.Các chất trung gian độc hại từ hệ thần kinh sẽ tràn vào máu giết chết sinh vật trong tích tắc.
*Tác dụng có lợi của lời nói:*
Não con người tiết ra endorphin, serotonin, catecholomin, prolactin…

Một người bệnh lạc quan yêu đời, tin tưởng và mong muốn khỏe mạnh thì khả năng bình phục cao hơn hẳn một người không quan tâm gì.Một người cố gắng chống chọi với cái đau, mệt,luôn nghĩ rằng mình sẽ vượt qua thì họ sẽ vượt qua thật, còn những kẻ buông xuôi thì thường sẽ kết thúc bi thảm.
Tôi còn nhớ một kỷ niệm lúc đi thực tập ở BV Từ Dũ về tác dụng của lời động viên với ca đở đẻ đầu tiên trong đời.Khi đi thực tập, sản khoa tôi cố gắng nghiền ngẫm lý thuyết cho thật kỹ, nhất là các tài liệu của BS Nguyễn Ngọc Giệp có hình ảnh mô tả rất rõ từng bước của chuyển dạ. Bệnh nhân lên bàn sanh lúc đó là một phụ nữ đã đứng tuổi ,nhút nhát, sợ đau, luôn miệng đòi dùng giác hút để mau chóng khỏi đau.(phong trào lúc đó là hay dùng máy hút, chứ không mổ đẻ như bây giờ).Chị đã sanh một lần rất khó cách đây trên mười năm và bây giờ quá sợ.
Lúc đó tôi chỉ là một sinh viên mới tập tểnh vào nghề, chỉ biết lý thuyết còn thực hành thì chưa có kinh nghiệm tí gì. Tuy thế tôi hết lời động viên chị, chí cách thở, cách lấy hơi khi rặn.( dĩ nhiên theo đúng sách! ) Tôi giải thích những cái lợi của sinh đẻ tự nhiên, cái hại của can thiệp và khuyên chọ muốn tốt cho em bé hãy cố chịu đau thêm từng giây phút. Tôi cố tạo chuyện, hỏi thăm cho chị quên đi thời gian đang trôi qua để cổ tử cung xóa dần đến lúc mất hẳn.
Khi cổ tử cung xóa hẳn, chi rặn không nổi, tôi lại khuyến khích chị nghĩ đến em bé, cố sanh bình thường. Phối hợp rặn với cơn co, nghỉ lấy hơi giữa hai lần cơn co, thai nhi tiến dần. Lần hồi chị phối hợp nhuần nhuyển và cuối cùng em bé thoát ra qua eo dưới một cách hoàn hảo,chỉ rách nhẹ một chút ở tầng sinh môn, phải khâu một mũi.
Theo dõi gần hai tiếng đồng hồ, tôi được học những diễn tiến của một ca sanh, còn chị học được những lợi ích của sanh thường. Sáng dậy tôi phờ phạc cả người, còn phải đến lớp, nhưng trong lòng thấy vui. Sau đó tôi không còn gặp chị vì phải đi thực tập nơi khác, nhưng nghe nói chị có viết trong sổ góp ý, hết lời khen “ông thày” đở đẻ cho mình. Bây giờ nghĩ lại, buồn cười vì lúc đó mình chỉ là tay mơ, chỉ biết lý thuyết, nhưng được khen là mát tay hơn nhiều đàn anh. Chỉ là do nhiệt tình và hết lòng khuyên nhủ mà có kết quả tốt, dù rằng đối với sinh đẻ thường mọi chuyện đều xảy ra theo quá trình tự nhiên của nó, thày thuốc chẳng tác động gì nhiều.
Cái gì đã làm cho một phụ nữ nhút nhát trở thành gan dạ chịu đựng đau đẻ suốt hai ba giờ để sinh thường, chịu đựng nỗi những gì trước kia xem như không thể vượt qua ?Cái gì đã làm cho một phụ nữ nhấc bổng chiếc xe hơi cho con mình kẹt dưới gầm bò ra ?Cái gì đã làm cho một người mê sảng vì đói khát bò qua hàng chục cây số sa mạc để đến với thế giới loài người ?Cái gì đã làm một kẻ hôn mê nhiều năm bổng tỉnh giấc, tiếp tục sống bình thường ?Có thể những lời động viên, thái độ quan tâm đúng mức và sự tin tưởng mà con người có được sức mạnh vượt qua chính mình.
Chính cái khả năng vượt qua chính mình đã làm loài người chúng ta khác với con vật- chúng đầu hàng ngay khi bị khuất phục.
Chính người bệnh tự trị cho mình, tự tạo cho mình khả năng chiến thắng bệnh tật và người thày thuốc là người chỉ làm động tác tra chìa vào ổ khóa, khơi mở cho một loạt những phản ứng phục hồi. Đó là những thắc mắc mà hơn bốn mươi năm nay tôi mang trong lòng cho đến ngày gần đây với những tiến bộ hóa sinh mới dần được giải tỏa.
Ngày nay những ca sinh mổ ra thường hơn và các biến chứng cũng xảy ra thường hơn.Có lẽ phụ nữ ngày nay khả năng chịu đau kém hơn hay tại thày thuốc không có kiên nhẫn như ngày xưa. Lỗi tại ai không rõ, nhưng rồi cuối cùng kẻ gánh chịu hậu quả vẫn là thai phụ và trẻ sơ sinh.
Bây giờ em bé ngày xưa đó có lẽ gần bốn mươi tuổi, còn ông thày ngày nay đã bạc phơ mái đầu, ngồi ngẫm nghĩ lại thời gian qua. Đó là lần đầu trong đời tôi học được rằng, lời khuyên nhủ động viên của thày thuốc là một thứ thuốc rất quý ,và bệnh nhân chính là người dạy cho thày thuốc bài học đó chứ không phải là các pho sách trong thư viện. Tiếc thay thứ thuốc đó, cho đi không mất gì, nhưng không ít thày thuốc lại cất giữ nó, tiết kiệm nó trong khi càng cho nhiều thì nó càng sinh sôi, nẩy nở trào dâng như nước giếng từ đáy sâu, không bao giờ cạn.
*Tác dụng có hại của lời nói*
**Sự tự sát của tế bào (APOPTOSIS)**
Khi đi học chúng ta chỉ học rất nhiều, rất kỹ ,về sự sinh sản của tế bào và thậm chí có rất nhiều người bị trượt thi vì nó. Không ai dạy chúng ta học về cách chết của tế bào.Có sinh thì có tử, cái chết cũng cần như sự sinh ra. Nếu không chết thì trái đất chúng ta sẽ đầy sinh vật, không thể thở được, không còn chỗ đứng, không nhúc nhích được. Nếu các tên bạo chúa sống mãi thì sẽ không có chỗ cho các nhà hiền triết, các bậc thánh nhân giảng dạy và bọn phàm nhân chúng ta sẽ sống mãi trong địa ngục. Cái chết ngoài tính triết học trên ,còn có mặt khoa học nữa, tức là nó cần để cho cuộc sống vận hành bình thường..
Thông thường chu kỳ sinh sản một tế bào bình thường là khoảng 50 lần. Khi phân chia, tế bào sẽ có một số khiếm khuyết, tích lũy dần và nếu không chết các tế bào sẽ biến chất theo thời gian.Do đó theo một chương trình định sẳn các tế bào sẽ chết sau một thời gian nào đấy khi phân chia đủ theo chương trình, nếu không chúng sẽ thành ung thư, giết chết sinh vật.Xét theo tổng thể thì sinh vật sống phải chấp nhận mỗi ngày khoảng 50 -70 nghìn tỉ tế bào chết đi .Cái chết của một số tế bào xem ra cũng không phải là ghê gớm lắm vì nó cần thiết để cho những tế bào khác sống. Sự rụng lá, sự tách các ngón tay, các màng nhày, lớp biểu bì, sự rụng rốn, sự thoát kinh nguyệt ….là những hiện tượng “chết cho kẻ khác sống” giống như những chiến sĩ hi sinh mạng mình cho đất nước…
*Sự tự sát của sinh vật:*
Trước đây người ta nghĩ rằng chỉ có con người với những tư duy- mà họ tự hào- là có khả năng tự tử.Nhưng gần đây theo những quan sát trên sinh vật ta lại thấy chúng cũng có khuynh hướng tự tử khi phải đối mặt với những hoàn cảnh nào đó.Cá voi, cá heo tự sát bằng cách bơi lên bờ mắc cạn để chết, chuột Lemming tự sát bằng cách nhảy xuống biển từng đàn hàng vạn con. Cừu cũng thế, nhảy hàng đàn xuống vực núi. Gấu nuôi lấy mật đập đầu vào vách tự sát, bọ cạp tự chích vào mình khi bị lửa đốt…Tư sát giúp cho sinh vật khỏi đối phó với những khổ đau đang chịu đựng hoặc những nguy cơ sắp đến.Tự sát có thể một mặt nào đó giúp cho các cá thể còn lại có thêm điều kiện để tồn tại.
Sự tự sát ở cấp độ vô thức cũng có ,khi sinh vật gặp những stress nặng nề. Con vật khi quá sợ - cũng như con người -có thể chết ngay do những rối loạn trầm trọng về tim mạch, thần kinh. Các con thú rừng rất khó nuôi, thường chúng chết ngay trong vòng một thời gian nếu bị nhốt, ngược đãi. Chúng chết do bỏ ăn hoặc gầy mòn. Có thể não chúng tiết ra những chất có hại nào đó thí dụ prostaglandin, serotonin, histamine… và những chất mà ta chưa biết phá hủy dần cơ thể chúng. Qúa trình tâm sinh lý gây bệnh có những cơ chế vận hành mà ta chưa biết hết.
Trong một cơ thể sống luôn vận hành hai quá trình ngược nhau:tiến biến và thoái biến (anabolism và catabolism).Nếu catabolism mạnh hơn tức là sức phá hoai ưu thắng thì con người gầy mòn dần rồi chết khi mức tái tạo không đủ để duy trì sự sống được.Khi con người gặp những điều kiện sống khó khăn, bị stress, và khi họ không muốn sống nữa, rất có thể trong cơ thể họ quá trình vận hành đưa đến cái chết bắt đầu khởi động và họ tiêu hủy dần cơ thể. Không cần nhịn ăn, các chất độc do não tiết ra,sự tê liệt của hệ giao cảm đưa đến rối loạn biến dưỡng, hệ miển dịch bất hoạt.Họ sẽ suy sụp ngay, không dung nạp thức ăn, nhiễm khuẩn triền miên, rối loạn sinh hóa và các chức năng cần thiết duy trì sự sống.Khi đó dù muốn giúp họ sống, ta cũng đành bất lực vì có đưa thức ăn hay thuốc vào, cũng không thay đổi được tiến trình. Có rất nhiều người mẫu, diễn viên vì sợ lên cân, nhịn ăn sau một thời gian dài gây ra những sự biến đổi ở não đến mức sau này chết vì suy kiệt, teo quắt ,dù có cố ăn trở lại vẫn không được.
Một sự ngược đãi, một sự bỏ rơi, cô lập, một lời nói có tác dụng xấu, có thể khơi mào một chuỗi những phản ứng có hại, giết chết bệnh nhân hay làm mất tác dụng của thuốc.Con người là một sản phẩm của xã hội, của cộng đồng, và những tác dụng của xã hội lên cá thể cũng rất mạnh mẽ chẳng thua gì những tác nhân lý hóa sinh.
Một thày thuốc nào cứ nghĩ rằng cứ đổ vào họng bệnh nhân đầy đủ thuốc hay cứ mổ thật đúng kỹ thuật mà không quan tâm tới những giao tiếp xã hội tích cực để phát huy tác dụng của sự can thiệp của mình thì thày thuốc đó nên chuyển nghề sang làm kỹ thuật máy móc bên những khối vật chất vộ tri.
Có lẽ một ngày nào đó khi có đủ chứng cứ xác nhận tác động tâm lý làm biến chuyển quá trình sinh lý thì ngành Y sẽ đưa thêm vào phần điều trị học một chương mới: đó là điều trị bằng tâm lý liệu pháp, trong đó người thày thuốc phải học cách dùng từ ngữ, điệu bộ, ánh mắt và khả năng tập trung năng lượng tinh thần của mình để dẫn dụ người bệnh huy động những năng lượng tự có trong qúa trình chống lại bệnh tật. Có thể cả bộ môn sinh hoá, sinh lý, bệnh học …cũng phải thêm vào phần nội tiết tâm lý như là một bài học bắt buộc.Một thày thuốc nào có những hành vi, lời nói làm bệnh nhân buồn lòng sẽ bị xử lý nghiêm và có thể lột áo nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần.Một thày thuốc mà thiếu những kỷ năng giao tiếp sẽ là một thày thuốc không hoàn chỉnh, cần phải thay đổi, nếu không muốn bỏ nghề. Một bệnh nhân sẽ dễ dàng nghĩ đến chuyện tự sát khi có cảm giác bị chối từ, bị bỏ rơi, với những ý nghĩ mình là tội đồ, là gánh nặng của kẻ khác.Việc điều trị cho khỏi bệnh sẽ rất khó khăn vô cùng và những kẻ gieo cho họ tư tưởng tự sát xét theo một nghĩa nào đó là những tên sát nhân. Rất nhiều bệnh nhân nan y nhảy lầu, tự trầm, treo cổ hay uống độc dược. .. Chấm dứt những chuỗi ngày thống khổ.Đó là những kẻ ta nhìn thấy sự tự sát ở cấp độ ý thức. Nhưng còn vô số nhiều gấp trăm ngàn lần những người bệnh khác đang tự hủy thân xác ở mức độ vô thức do những kỳ thị, xa lánh, bỏ mặc hay ngược đãi dưới mọi hình thức.Với những kẻ đáng thương này thì sự điều trị đơn thuần bằng thuốc hay phẫu thuật sẽ là vô nghĩa, lãng phí, không hiệu quả.
Nếu có ngày đó thì ngành Y sẽ bớt đi rất nhiều con sâu mọt, đội lốt thày thuốc nhưng thực chất chỉ là những người kinh doanh sức khoẻ và tính mạng người khác.Ngành Y cũng không còn sợ xã hội lên án, vì những người thày thuốc nếu tốt nghiệp là có đủ nhận thức về tầm quan trọng của tác động lời nói, thái độ của mình chẳng kém thuốc men hay kỹ thuật, và hơn hết không bao giờ gây ra những ảnh hưởng bất lợi trong công việc bảo vệ sức khỏe con người.Một thày thuốc giỏi là người biết huy động toàn thể khả năng không chỉ của riêng mình và nền khoa học kỹ thuật hiện có mà cả biết khơi dậy những năng lượng tiềm tàng của bệnh nhân trong cuộc chiến với bệnh tật.Một thày thuốc chỉ cho rằng kỹ thuật giỏi là đủ giải quyết vấn đề, không cần đếm xỉa đến tâm tư, tình cảm của bệnh nhân, xem người bệnh như là một cái máy hư hỏng là một thày thuốc tồi ,là một kẻ duy vật tầm thường không đáng được ngành Y và xã hội kính trọng.
Đành rằng không phải việc quyết định sống chết của một cá nhân không chỉ đơn thuần là sinh vật học thuần túy, tuy nhiên làm người thày thuốc thì ta chỉ có biết làm thế nào để chiến thắng bệnh tật, giải cứu bệnh nhân khỏi tay thần chết, còn những vấn đề khác ta không đặt trọng tâm. Thí dụ người đó có là một vị thánh hay một tên tàn bạo, một ông vua hay một kẻ cùng đinh, một người đầy hạnh phúc với bao vòng tay hay một kẻ cô đơn, bị ruồng bỏ, vất bền lề cuộc sống…thì ta cũng phải làm tròn chức năng thày thuốc là làm mọi cách huy động toàn bộ khả năng của mình và bệnh nhân để đẩy lui bệnh tật. Điều đó không dễ chút nào nếu chúng ta phải đối diện với những cuộc sống tệ hơn cái chết, với những người không còn là con người, với những con bệnh thân xác bị hư hỏng không còn nhân dạng… Trách nhiệm của chúng ta là sao trả lại cuộc sống một con người về với xã hội, và sau đó là phần việc của kẻ khác.Làm một con người hoàn chỉnh đã khó, còn làm một thày thuốc tốt càng khó gấp nhiều lần vì chúng ta luôn luôn phải đối diện với những vấn đề mâu thuẩn, xung đột nhau cho đến ngày không còn trên cõi đời này.
(còn tiếp)
Comment