Tâm Sự Tướng Lưu Vong của NXB Công an nhân dân là quyển sách được in nhưng mà tác giả không hề biết. Để hiểu thêm thông tin này các bạn vào vietnamthuquan để đọc bản Việt Nam máu lửa quê hương tôi của Hoàng Linh Đỗ Mậu.
Và sau đây là một đoạn bị cắt xén vì người biên tập là một người theo chủ nghĩa vô thần ( Chủ nghĩa Mác Lê Nin ). Tuy nhiên tôi thấy hay nên xin giới thiệu với bạn đọc. Sau đây nhường lời cho tác giả Hoàng Linh Đỗ Mậu :
Trích :
.....……………
Nội tổ của chúng tôi cũng đã từng theo đòi nghiên bút, theo đường khoa danh như hồi ký của cháu tôi là Đại úy Đỗ Thọ, sĩ quan tùy viên của Tổng Thống Diệm [10] đã trình bày; nhưng vì thời thế loạn ly, ông bỏ đèn sách mà theo việc kiếm cung và trở thành viên tướng tiên phong cho vị lãnh tụ Cần Vương là cụ Đề Lê Trực. Nội tổ chúng tôi bị tấn công bởi lính Pháp, lính Đạo, có giáo sĩ Tortuyaux từ Đồng Hới ra làm kẻ chỉ đường nên bị thất trận, giặc Pháp giết không toàn xác và ném thây xuống sông mất tích. Thủ hạ của ông chạy thoát được về báo cho gia đình. Sau này con cháu họ Đỗ chúng tôi phải lập đền thờ cho đấng tiền nhân tiết liệt. Cũng sau này, con cháu họ Đỗ chúng tôi phải lập đàn cầu cơ, hỏi người hồn phách siêu lạc, vất vưỡng phương nào để con cháu xây bia lăng chôn “mình dâu, đầu gáo” và lập đền thờ cho đấng tiền-nhân tiết-liệt. Khi cơ lên, Nội tổ chúng tôi cho biết ông đã bị mắc mưu bội phản nên bị quân Tây sát hại. Ông đã viết trên mâm gạo trắng một bài thơ dài, tả tâm sự và cảnh ngộ của mình, lời thơ vô cùng ảo não thương tâm. Con cháu chúng tôi học thuộc lòng để mỗi khi cúng kỵ cùng tụng lên theo tiếng mõ hồi chuông như tụng kinh trước bàn thờ Phật. Bài thơ này chính là chúc thư cách mạng đầu tiên cho tôi để sau này lớn lên biết yêu nước, yêu dân, và biết theo lẽ phải giữ gìn khí tiết:
Phật tự Liên Hoa nhân mạc kiến,
Tăng như Lô thảo thế nan tầm.
Gẫm cuộc đời thêm nhớ bạn tri âm,
Nhìn thế sự khôn cầm cơn lệ ngọc.
Ví thuở trước bụi hồng không lăn lóc,
Thì có đâu những lúc hiện thời.
Cũng vừa may nhờ lượng Bửu Đài,
Nên mới đặng vãng lai nơi cố quận.
Nay gặp buổi phong hòa vũ thuận,
Xét phàm trần trắc ẩn tiền nhân.
Vậy mua vui dạo ít cung đờn,
Mượn bút ngọc phô trương sự tích:
Nhớ thuở trước tiền triều niên lịch,
Buổi thiếu thời chỉ thích cao ngôi,
Chốn văn chương cửa Thánh trau giồi,
Đường võ bị theo đòi cung kiếm.
Chí những tưởng đăng khoa bút điểm,
Trổ tài hoa đoạt chiếm công danh,
Ai ngờ đâu duyên phận mỏng manh,
Trong phút chốc tan tành sự nghiệp.
Ấy cũng bởi quá tin tình nghĩa hiệp,
Hóa xui nên thân kiếp biệt ly trần.
Hận mình mang gánh nặng quân ân,
Mà khổ nỗi nợ nần chưa báo đáp,
Thì đã vội gió vùi mưa dập,
Mộng ngàn thu chôn lấp tấm hồn trung.
Kể từ đây bốn bể vẫy vùng,
Cho thỏa chí anh hùng khi tử tiết.
Đức Thượng Đế đoái thương người tuấn kiệt,
Sắc phong cho Trung Liệt Hiển Nhơn Thần,
Dưới Hoành Nam đi lại kiểm tuần,
Theo Liễu Chúa tùy thân hậu giá.
Nay gặp hội thừa nhàn thư thả
Mượn bút đào lược tả thành chương,
Vẫn rằng đây “Tổ thúc Đỗ Đường”,
Đem tâm sự phô trương tỏ rõ.
Ai là kẻ đem lòng ngưỡng mộ,
Xét đơn tâm báo bổ độ trì,
Bằng như ai ăn xổi ở thì,
Cũng thây kệ thiên tri phó mặc.
Kìa lồng lộng trăng soi vằng vặc,
Cảnh tuần hoàn có chắc gì đâu,
Xanh kia vẫn đội trên đầu
Khuyên đừng điên đảo mang câu tội tình.
Kiếp trần ấy, kiếp phù sinh!”
Theo tinh thần bài thơ thì ông Nội tôi vì hy sinh cho chính nghĩa dân tộc nên được Thượng Đế phong sắc làm Thần và được theo Bà Chúa Liễu Hạnh đi kiểm tuần ở vùng phía Nam núi Hoành Sơn (Đèo Ngang). Theo giáo sư Nguyễn Đăng Thục thì bà Chúa Liễu Hạnh là vị tiên chúa đại diện cho nguyên lý “Mẫu” cũng như Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo) đại diện cho nguyên lý “Phụ”. Bà Chúa Liễu Hạnh tượng trưng cho sự trong trắng, sự khôn ngoan, hiền thảo của người đàn bà nên được dân chúng Việt Nam tôn thờ như Quốc Mẫu, có đền thờ ở Sòng Sơn (Bắc Việt) và được vua chúa các triều đại phong sắc. Trong dân gian có câu tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ, Cha là Đức Thánh Trần, Mẹ là Tiên Chúa Liễu Hạnh.[11]
Vì Nội tổ chúng tôi là một vị thần linh nên dân làng bảo trợ cho con cháu lập đền thờ ở quê làng để hàng năm Xuân Thu nhị kỳ cùng đến làm lễ cúng kỵ. Khi đất nước bị chia đôi vào năm 1954, họ chúng tôi di cư vào Nha Trang, lại lập đền thờ trong khuôn viên ngôi nhà anh ruột tôi là ông Đỗ Toàn mà nhiều bạn bè của gia đình chúng tôi ở Nha Trang đã từng đến chiêm ngưỡng.
……….
Và sau đây là một đoạn bị cắt xén vì người biên tập là một người theo chủ nghĩa vô thần ( Chủ nghĩa Mác Lê Nin ). Tuy nhiên tôi thấy hay nên xin giới thiệu với bạn đọc. Sau đây nhường lời cho tác giả Hoàng Linh Đỗ Mậu :
Trích :
.....……………
Nội tổ của chúng tôi cũng đã từng theo đòi nghiên bút, theo đường khoa danh như hồi ký của cháu tôi là Đại úy Đỗ Thọ, sĩ quan tùy viên của Tổng Thống Diệm [10] đã trình bày; nhưng vì thời thế loạn ly, ông bỏ đèn sách mà theo việc kiếm cung và trở thành viên tướng tiên phong cho vị lãnh tụ Cần Vương là cụ Đề Lê Trực. Nội tổ chúng tôi bị tấn công bởi lính Pháp, lính Đạo, có giáo sĩ Tortuyaux từ Đồng Hới ra làm kẻ chỉ đường nên bị thất trận, giặc Pháp giết không toàn xác và ném thây xuống sông mất tích. Thủ hạ của ông chạy thoát được về báo cho gia đình. Sau này con cháu họ Đỗ chúng tôi phải lập đền thờ cho đấng tiền nhân tiết liệt. Cũng sau này, con cháu họ Đỗ chúng tôi phải lập đàn cầu cơ, hỏi người hồn phách siêu lạc, vất vưỡng phương nào để con cháu xây bia lăng chôn “mình dâu, đầu gáo” và lập đền thờ cho đấng tiền-nhân tiết-liệt. Khi cơ lên, Nội tổ chúng tôi cho biết ông đã bị mắc mưu bội phản nên bị quân Tây sát hại. Ông đã viết trên mâm gạo trắng một bài thơ dài, tả tâm sự và cảnh ngộ của mình, lời thơ vô cùng ảo não thương tâm. Con cháu chúng tôi học thuộc lòng để mỗi khi cúng kỵ cùng tụng lên theo tiếng mõ hồi chuông như tụng kinh trước bàn thờ Phật. Bài thơ này chính là chúc thư cách mạng đầu tiên cho tôi để sau này lớn lên biết yêu nước, yêu dân, và biết theo lẽ phải giữ gìn khí tiết:
Phật tự Liên Hoa nhân mạc kiến,
Tăng như Lô thảo thế nan tầm.
Gẫm cuộc đời thêm nhớ bạn tri âm,
Nhìn thế sự khôn cầm cơn lệ ngọc.
Ví thuở trước bụi hồng không lăn lóc,
Thì có đâu những lúc hiện thời.
Cũng vừa may nhờ lượng Bửu Đài,
Nên mới đặng vãng lai nơi cố quận.
Nay gặp buổi phong hòa vũ thuận,
Xét phàm trần trắc ẩn tiền nhân.
Vậy mua vui dạo ít cung đờn,
Mượn bút ngọc phô trương sự tích:
Nhớ thuở trước tiền triều niên lịch,
Buổi thiếu thời chỉ thích cao ngôi,
Chốn văn chương cửa Thánh trau giồi,
Đường võ bị theo đòi cung kiếm.
Chí những tưởng đăng khoa bút điểm,
Trổ tài hoa đoạt chiếm công danh,
Ai ngờ đâu duyên phận mỏng manh,
Trong phút chốc tan tành sự nghiệp.
Ấy cũng bởi quá tin tình nghĩa hiệp,
Hóa xui nên thân kiếp biệt ly trần.
Hận mình mang gánh nặng quân ân,
Mà khổ nỗi nợ nần chưa báo đáp,
Thì đã vội gió vùi mưa dập,
Mộng ngàn thu chôn lấp tấm hồn trung.
Kể từ đây bốn bể vẫy vùng,
Cho thỏa chí anh hùng khi tử tiết.
Đức Thượng Đế đoái thương người tuấn kiệt,
Sắc phong cho Trung Liệt Hiển Nhơn Thần,
Dưới Hoành Nam đi lại kiểm tuần,
Theo Liễu Chúa tùy thân hậu giá.
Nay gặp hội thừa nhàn thư thả
Mượn bút đào lược tả thành chương,
Vẫn rằng đây “Tổ thúc Đỗ Đường”,
Đem tâm sự phô trương tỏ rõ.
Ai là kẻ đem lòng ngưỡng mộ,
Xét đơn tâm báo bổ độ trì,
Bằng như ai ăn xổi ở thì,
Cũng thây kệ thiên tri phó mặc.
Kìa lồng lộng trăng soi vằng vặc,
Cảnh tuần hoàn có chắc gì đâu,
Xanh kia vẫn đội trên đầu
Khuyên đừng điên đảo mang câu tội tình.
Kiếp trần ấy, kiếp phù sinh!”
Theo tinh thần bài thơ thì ông Nội tôi vì hy sinh cho chính nghĩa dân tộc nên được Thượng Đế phong sắc làm Thần và được theo Bà Chúa Liễu Hạnh đi kiểm tuần ở vùng phía Nam núi Hoành Sơn (Đèo Ngang). Theo giáo sư Nguyễn Đăng Thục thì bà Chúa Liễu Hạnh là vị tiên chúa đại diện cho nguyên lý “Mẫu” cũng như Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo) đại diện cho nguyên lý “Phụ”. Bà Chúa Liễu Hạnh tượng trưng cho sự trong trắng, sự khôn ngoan, hiền thảo của người đàn bà nên được dân chúng Việt Nam tôn thờ như Quốc Mẫu, có đền thờ ở Sòng Sơn (Bắc Việt) và được vua chúa các triều đại phong sắc. Trong dân gian có câu tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ, Cha là Đức Thánh Trần, Mẹ là Tiên Chúa Liễu Hạnh.[11]
Vì Nội tổ chúng tôi là một vị thần linh nên dân làng bảo trợ cho con cháu lập đền thờ ở quê làng để hàng năm Xuân Thu nhị kỳ cùng đến làm lễ cúng kỵ. Khi đất nước bị chia đôi vào năm 1954, họ chúng tôi di cư vào Nha Trang, lại lập đền thờ trong khuôn viên ngôi nhà anh ruột tôi là ông Đỗ Toàn mà nhiều bạn bè của gia đình chúng tôi ở Nha Trang đã từng đến chiêm ngưỡng.
……….