VU VƠ NIỀM NHỚ
*

Buổi chiều, ngồi bên bàn cơm, quán nhà ông thượng sĩ, căn bìa, dãy đầu của khu trại gia binh trường bộ binh Thủ Đức,thằng Mạnh ( Nguyễn Huy Mạnh ( Quân báo), Hồ Huy Hải ( Trung Tâm Huấn Luyện Trường Sơn) Và tôi ( Chiến Tranh Chính Tri) bộ tam sên thuộc đại đội 21, trung đội 211, thường xuyên cơm nước ở đây vào những ngày học phòng, và buổi chiều học bải về sớm, từ ngày gắn alfa, bộ ba từ giã nhà bàn, từ giã …” Bốn người một mâm ‘
Có những chiều trời mưa, tan lớp sớm, chưa tới 5 giờ chiều, ba đứa đã quay quần bên mâm cơm, ba thằng hai chai bia trâu, căn trại gia binh một căn, lấy phòng khách làm phòng ăn, kê được 3 bàn, không khí ấm cúng giống như cảnh cơm nước trong gia đình.Bà thượng sĩ chủ quán trông khoảng ngoài bốn mươi, với 2 cô con gái chạy bàn, cô lớn, bé Yến học đệ nhị, cô em, Trần thị Thu Giang học đệ tam, hai cô bé khá xinh, ba thằng tụi nầy, mặt mày trông cũng sạch sẽ, ăn nói hiền lành, nên cũng được cảm tình của chủ quán, nhìn qua cách chăm sóc bữa ăn, cho thêm trái ớt, thêm nước mắm … khỏi cần phải kêu phải gọi, bởi đã có những đôi mắt dõi theo bàn ăn nầy, mỗi tuần, tụi nầy trả tiền một lần…
Trời mưa, cơm nóng..ly bia sủi bọt… nhìn qua khung cửa sổ, từng đại đội học bải lần lượt về nhập trại, poncho trùm đầu, súng garant cầm tay, lần lượt bước lên đồi, nhập vào cổng số 9, hình ảnh người lính với súng cầm tay đi dưới mưa, đã khắc đậm trong lòng tôi, buổi chiều quân trường, buổi chiều trời mưa dai dẳng, đố ai không khỏi nhớ Sài Gòn, giờ nầy, giờ tan trường, con đường Lê văn Duyệt xuống dốc Cầu Bông, con đường trong giờ tan trường, đậm màu áo trắng, những chiếc xe đạp mi ni, theo từng cơn gió tung bay tà lụa, quai nón nhung tơ, vành nón nghiêng che… hay là ngồi trong quán cà phê Hân, trên đường Đinh Tiên Hoàng, xéo bên kia đường, cạnh rạp Casino, là thạch chè Hiển Khánh. Ngồi ở hai quán nầy nhìn trời mưa, nhìn từng giọt cà phê chầm chậm nhỏ xuống, thình thoảng có những chiếc áo dài ướt mưa, một chút da thịt mập mờ, làm cho con đường đang trong cơn mưa, đang ảm đạm, chợt như bừng lên sức sống, rồi cũng không khỏi suy nghĩ vu vơ, cuộc chiến tranh nầy rồi sẽ đi về đâu, tuổi của chúng tôi, lứa tuổi tràn đầy sức sống, phải xếp bút nghiên, ra đi theo tiếng gọi của sơn hà, rồi cũng có chút phân bì nhỏ nhen, giờ nầy mình đang ở quân trường, thì ở Sài Gòn, có nhiều thanh niên cũng trạc tuổi mình, vững vàng bước trên đường phố, tay cầm chặc lấy tờ giấy hoãn dịch… mà chữ ký được đổi bằng tiền, bằng thân thế...
Những người trai đang đôi mưa trở lại quân trường, rồi mai đây trên khắp chiến trường,sẽ phải đối diện với trò chơi sinh tử,,, tôi nhớ tới trang tư của các báo Sài Gòn, thường xuyên đăng những tìn buồn dễ gây xúc động cho người đọc…” Cố Thiếu úy Ngô Hồng Ch..… Anh dũng hy sinh vì tồ quốc tại chiến trường tam biên.Được truy tặng Anh dũng bội tinh với nhành dương liễu, hưởng dương 19 tuổi… mỗi khi hồi ức là hình ảnh nầy hiện rõ trong trí tôi… Ba đứa vẫn ăn cơm từ ngày gắn Alfa cho tới ngày mãn khóa, tuyệt nhiên không có một lời ướm hơi hay chọc ghẹo, dù hai cô bé rất thùy mỵ dễ thương… Thường như biết tính tụi nầy, cô bé thường cho nghe dĩa nhạc có bản “ Tôi đưa em sang sông” với giọng ca liêu trai Thanh Thúy, bản nhạc mà ba đứa tôi đều rất thích, dù chưa có đứa nào gặp nghịch cảnh phải đưa em sang sông…bởi người yêu còn chưa có, thì làm gì có dịp đưa em…. Nhớ bữa cơm cuối cùng, từ giã ra trường, tôi thấy trong quán có nhiều đôi mắt như xa xôi như sầu lắng…
Một lần có dịp ghé qua trường công tác, sẵn dịp ghé khối quân huấn lãnh bằng tốt nghiệp, tôi có trở lại ghé thăm quán, uống cà phê… bà chủ quán và bé Thu Giang đều mừng rỡ, biết tôi về một đơn vị tại Sài Gòn…ai cũng chúc mừng…
Vậy mà đã bốn mươi năm trôi qua, Thằng Hải, lúc tôi đổi ra Pleiku, cuối năm 74, có gặp nó, Hải phục vụ tại Trung Tâm Huấn Luyện Trường Sơn, mấy tháng sau, trên đường di tản trên tỉnh lộ 7B, tôi có ý tìm nó mà không gặp, Thằng Mạnh về quân báo, sau xin qua làm trưởng cuộc Cảnh Sát ở Long Khánh, tôi cũng mất tăm nó từ ngày rời trường mẹ… Điều tôi nhớ về nó là số bảng xe honda ss của nó: PN 8796F và số xe Honda dame của tôi là GD 8796F… Mạnh số quân 68/144443, Hải 68/144445, số quân tôi ở giữa hai số quân nầy, hai đứa tụi mày bây giờ ở đâu, đọc được những dòng chữ nầy nhớ tìm đến tao., Trung Úy Trần Ngọc Trác, đại đội phó đại đội 21 của mình giờ chót mang cấp đại úy, hiện ở Ca Li tao có liên lạc thăm ông mấy lần.... và mới năm rồi.. Ông qua đời trong sự thương tiếc của gia đình và bằng hữu, Mạnh ơi! mày còn nhớ tụi trong đai đội gọi tao là Sơn Cò, tao đứng chuẩn đại đội 21 và khi tập họp tiểu đoàn tao cũng ở vị thế chuẩn của tiểu đoàn 2, đứng ở vị thế nầy rất dễ bị phạt, mỗi lần nghe tiếng còi tập họp( dế kêu) tao phải chạy ra trước, mày đứng sau lưng tao, những ngày đi học bải, thường tao vác cây trung liên, mày phụ xạ thủ vác theo thùng đạn, thực tập hành quân tao vác cây đại liên, mày cũng phụ xa thủ, ban ngày có nặng nề hơn anh em khác, nhưng bù lại tao gác ca đầu mầy ca nhì, nên xong ca gác, làm vài chai, cũng đủ ấm lòng chiến sĩ, với giấc ngủ thật ngon và tương tương đối đầy đủ giấc.
Khóa mình là khóa học cuối cùng với cây Garant M1( ôm mà mệt), cũng là khóa đầu tiên học máy ngắm hồng ngọai tuyến XM16 ban đêm, và thực tập hành quân 3 tuần lễ cuối khóa, ôn tập lại các bài học chiến thuật đã học, tụi mình dựng lều chung, ba thằng ngủ một lều, thứ hai đi, chiều thứ tư về trại, và thứ năm đi, chiều thứ sáu về, khung cảnh phía sau đồi 4100, có đủ địa hình, địa vật như chiến trường thật, mầy nhớ có một trái 80 ly, rớt gần lều bộ chỉ huy tiểu đoàn, mà may mắn nó không nổ… thời gian ở quân trường có vất vả nhưng mà vui,với những kỷ niệm đầu đời quân ngũ …6 tháng học tại Thủ Đức cộng với 3 tháng ở Quang Trung, thêm một tuần nghỉ tết tại trại, vị chi là chín tháng quân trường… thời gian tuy ngắn ngủi nhưng rất nhiều kỷ niệm khó quên...
Ngọn đồi Tăng Nhơn Phú, bao giờ ta mới có dịp trở lại thăm trường xưa…? Khi mà cờ đỏ vẫn còn bay trên khắp nẻo đường đất nước…
Những tháng ngày ra đơn vị, phục vụ tại tiểu đoàn tổng trừ bị cho các binh chủng trừ bị, cho quân khu, cho sư đoàn bộ binh, cho tiểu khu…Tôi luôn rày đây mai đó trên khắp bốn vùng chiến thuật, làm công tác dân sự vụ, công tác tâm lý chiến…và nhiều công tác linh tinh khác
Nhớ lần tới Huế, bốn thầy trò tăng phái cho bộ chỉ huy chiến tranh chính trị tiền phương, đóng tại trại Nguyễn Tri Phương, dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Phan Phiên, tôi nhận lệnh trực tiếp từ thiếu tá Bá ( Thủ khoa khóa 13 Võ Bị) tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 10 CTCT, tôi còn nhớ chiếc C130 vừa đáp xuống phi trường Phú Bài, thì Cộng quân đã chào mừng, bằng mấy trái đạn pháo, trước mặt tôi là hàng hàng lớp lớp quan tài, chất trên những tấm pallet, phủ quốc kỳ, tôi nhẩm đếm phải trên trăm quan tài, mùi hôi nồng nặc, sân trải một lớp vôi bột dày, đã thấm nước từ quan tài rỉ ra, trở màu vàng sền sệt, tôi trút chai dầu gió Kim vào khăn tay, cho lên mũi, vẫn không át được mùi hôi, lần đầu tiên tới Huế, đế kinh không còn thơ mộng, mà là một đế kinh tiêu điều, mang nhiều vết loang lở của chiến tranh, tháng 8 năm 72, lúc mà Dù và Thủy Quân Lục Chiến, đều tạm dừng chân tại Huế, chưa chiếm lại Cổ Thành Quảng Trị, trại Nguyễn Tri Phương, nằm phía bên nầy phi trường Tây Lộc, đi qua hồ Tỉnh Tâm sẽ tới đồn Mang Cá, bộ tư lệnh tiền phương Sư Đoàn 1, đang đóng tại đó với vị tướng tư lệnh lừng danh Ngô Quang Trưởng., sau một ngày tạm nghỉ ngơi. Tôi nhận lảnh một chiếc xe Dodge, bắt đầu công tác dân sự vụ, lần lượt tại nhiều trại tiếp cư đồng bào, chạy giặc Cộng Sản từ Quảng Trị, các trại tiếp cư nằm rải rác tại các quận Hương Sơn, Hương Thủy, Hương Trà… mượn tạm các cơ sở của trường học, đình chùa... Những cụ già gầy yếu, phải gạt nước mắt rời bỏ quê hương, vì người dân ở đây đã quá biết về sự dã man và tán ác của Cộng Sản, dù chung dòng máu Lạc Long, nhưng Bắc Cộng đã mất hết tính người. Toán chúng tôi tạm thời lập danh sách phát thức ăn, tặng phẩm cũng như một vài loại thuốc thông thường… Lúc bấy giờ Huế quá tiêu điều, nhịp cầu Trường Tiền sập còn nguyên đó, rải rác bên vệ đường vẫn còn những ngôi mộ chôn vội, kỳ tích dã man của lũ người sinh Bắc tử Nam, có tận mắt nhìn thấy cảnh người dân từ Quảng Trị, di tản vào Huế, mới thấy lòng người dân, sợ giặc Cộng còn hơn sợ dã thú, ác quỷ. Toán chúng tôi luôn cố găng làm tròn phận sự được giao phó. Chút quà tặng, những lời ân cần thăm hỏi, tình nghĩa quân dân được thể hiện là lúc nầy đây
“…..
“ Trời tháng tám Huế mưa buồn nhão đất
“Ướt lòng tôi và lạnh cả tình quê
“Cùng máu Việt mà lương tâm anh mất
“Giết dân lành, gây tang tóc thảm thê
“ Một tháng dừng quân đóng trong Thành Nội
“Nhìn Phú Bài nhuộm trắng áo khăn tang
“Hàng trăm quan tài phủ cờ thẳng lối
“Tử sĩ oan ương, người sống kinh hoàng
“Rồi ta cũng sẽ rời xa đất Huế
“Cảnh lạ trời xa ta có thể quên
“ Nhưng dân Huế không bao giờ quên dễ
“Tủi nhục điêu tàn giặc đã gây nên
( Trích trong bài “ Một Lần Tới Huế” thơ của TLThảo)
Ngày di tản từ Quân đoàn 2, về theo lộ 7B, tôi dẫn toán Dân Sự Vụ đi một lèo từ Kon Tum ( Toán tôi đang tăng phái cho Biệt Động Quân đóng tại B15) về Pleiku, tạm dừng quân mấy ngày tại hậu cứ trong Quân Đoàn, lại xuôi đường hướng Hàm Rồng, chạy len trong dòng xe rồng rắn, đi mà không biết rõ sẽ về đâu ! Hơn nửa tháng trời, băng rừng vượt suối, rồi tôi cũng bình an về tới Tuy Hòa, ngang qua Phan Rang, Phan Thiết, Bình Tuy. Từ Bình Tuy đón tàu về Long Hải, Rồi trình diện tại cục Tâm Lý Chiến, rồi tái phối trí tại trại Nguyễn Bỉnh Khiêm, rồi lại tiếp tục công tác dân sự vụ. Lần nầy công tác tại trại gia binh sư đoàn 22, đang tạm đóng tại trại Lam Sơn thuộc tỉnh Phước Tuy, mới tới có mấy ngày lại cuốn gói chạy ra Vũng Tàu… Thành phố Vũng Tàu lúc bấy giờ ( 27-4-75) rất đông đảo, không những dân lính mà còn có nhiều xe cộ, đa số là xe du lịch từ Sài Gòn ra… Vũng Tàu lúc bầy giờ, người Sài Gòn gọi khu nầy là hành lang nhân đạo… Có tin đồn, khi Sài Gòn thất thủ, Mỹ sẽ rước người di tản ở đây… Tin đồn vẫn là tin đồn, những người Sài Gòn có tiền của, đã sẵn sàng ở đây, nhiều gia đình có sẵn cả tàu. Chiếc xe dodge mới lảnh, loai tân trang, có cửa khóa phía sau, loại xe cứu thương dã chiến. Tôi cho tất cả quân trang vũ khí vào, khóa lại, đậu một nơi nào đó, rồi dẫn toán xuống Bến Đình, đón tàu hàng về Gò Công, về Gò Công dù sao đó cũng là nơi chôn nhau cắt rốn của tôi, với lại, tư lệnh vùng bốn lúc bấy giờ, là Tướng Nguyễn Khoa Nam. Một tướng lảnh trẻ, liêm khiết, tài ba, đời nào ông lại chịu đầu hàng Cộng Sản,về Gò Công trước là để thăm nhà, sau đó sẽ trình diện …. Tôi vẫn luôn nghĩ, vùng bốn vẫn vững vàng với ba sư đoàn thiện chiến…, vựa gạo miền Tây, thì lương thực không sợ thiếu. Mỗi người sinh ra trên cõi đời nầy, hình như đều có một mạng số riêng… Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao ( Kiều)… Có ai ngờ, miền Nam phải chịu cảnh đầu hàng một cách nhục nhã như vậy… Bây giờ nhớ lại con tàu từ bến Đình về Vàm Láng, tôi còn kinh sợ, bởi tàu hàng chở quá tải, ngoài một số ít dân buôn, còn lại là quân nhân, mà đa số là khóa sinh truyền tin, đang học tại Vũng Tàu, ra giữa biển, lại gặp gió lớn, tàu mấy lần tưởng chìm…may mắn, dù không có cá Ông bảo hộ, như tàu của Nguyễn Phúc Ánh lúc băng qua biển nầy, tàu vẫn vào được Vàm Láng bình yên…
Trong tâm trạng của phía thua cuộc, tôi khó biết được, đời tôi rồi sẽ phải ra sao? Với một niềm hy vọng mong manh, dù sao phía thắng trận cũng là người Việt, hòa bình rồi không lẽ máu lại đổ nữa hay sao???
Ngày trại tù Hà Tây dẹp tiệm, tất cả tù nhân được chuyển về trại Nam Hà. Lần đầu tiên trong lịch sử chuyển tù của Cộng Sản, tù nhân không bị còng tay, được chỡ bằng xe khách ( chữ của VC, xe đò). Đoàn xe qua khỏi Ba Sao, xe bắt đầu đi vào vùng núi, xe bò từ từ lên dốc, chạy theo con đường ngoằn nghèo lên núi. Trại nằm lưng chừng núi, nhìn qua địa thế, tù nhìn thấy khó chấp cánh thoát khỏi trận thiên la địa võng nầy….
Nằm trong dự án chuyển tù về Nam, các trại tù miền Bắc lần lượt đóng cửa, như Trại Vĩnh Phú, Trại Tân Kỳ, Trại Thanh Phong, Trại Hà Tây…, tất cả chuyển về Nam Hà, coi như trại chuyển tiếp, trại Nam Hà A, lúc bầy giờ đông vô cùng có lẽ phải trên hai ngàn tù.. tại đây anh em gặp lại nhau, sau những năm dài xa cách, vì mỗi người đểu đã đủ 8 tuổi tù… Cũng vui, Quang Minh Đỉnh là đây….Vì mới tới chưa có biên chế ,còn trong tình trang tạm thời, khỏi phải đi lao động, những ngày cuối tuần thật vui… Từng nhóm anh em xúm xít nhau, trà lá chuyện trò…Trại Hà Tây đến đây được mấy ngày, thì gặp trại Tân Kỳ cũng chuyển đến, tôi gặp lại La văn Ngàn, bạn đồng hương, trưởng ban 2 quận Hòa Đồng và Trung Tá Nguyễn Hùng Điện, nguyên tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 30 CTCT trong toán Tân Kỳ nầy. Mấy lần tôi vô khu F gặp tướng Văn Thành Cao. Những vị tướng lảnh khác biết cấp bậc tôi, mà giờ nầy còn ở đây đã ngao ngán thở dài..
-Thằng em nầy trung úy, mà giờ nầy còn ở đây….Tôi nhìn thấy có một vài vị tướng lắc đầu, gặp lại các cấp chỉ huy cũ trong hoàn cảnh tù đày, điều làm tôi hãnh diện là các cấp trưởng của tôi vẫn giữ được khí tiết của một sĩ quan Cộng Hòa, dù là trong cảnh cá nằm trên thớt, như Đại tá Phan Trong Thiện, Đại tá Nguyễn Kim Bào,Trung Tá Thượng Tọa Thích Thanh Long, Trung tá Nguyễn Hùng Điện…Trong lao tù CS, những người trở mặt, từ đi hai chân xuống bốn chân, không nhất thiết là cấp bậc cao thấp, ngành nghề,học vấn, tuổi tác... Bản chất hèn là của riêng từng cá nhân, một nhạc sĩ, một văn sĩ, một cấp tá cho tới binh nhì... Chừng trở mặt là cứ trở mặt, một nhạc sĩ, từng có bằng cử nhân luật, một đại tá, binh chủng đồ bông, từng lảnh nhiều huy chương về bắn súng, một trưởng F một tỉnh vùng 2, một Quốc Gia Hành Chánh, phó một quận ở Hà Tiên... và còn nhiều nhiều nữa...đã trở mặt hãm hại bạn đồng cảnh... Có người bào với tôi, người ta đã biết hối lỗi, đã bỏ đồ đao, thậm chí còn thành Tiên nữa, thì còn nhắc chuyện cũ mà làm gì?. Phải nhắc chớ, làm sao bỏ qua được, có sống trong lao tù, mới thấy ghét cay ghét đắng mấy tay chỉ điểm, phài nhắc để làm gương cho thế hệ sau.. Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống muôn đời vẫn nhắc.. Nhắc để mọi người biết đó là việc làm xấu mà tránh … " Con đường các anh đi đó...đúng hay sai anh...Mưa Hoa Kỳ...có làm anh nhớ, có làm anh xót những ngày trong tù hại nhau..." Sửa chút lời một bản nhạc.. ray rứt làm sao!! Có ở trong cảnh cùn khổ, mới thấy được bộ mặt thật của con người, ở cấp bậc nào, ở trình độ nào cũng có người khum lưng quỳ lụy..trước kẻ thù.!
Toán được thả trên 80 người, từ trại Nam Hà A, xe chở đến ga Hàng Cỏ trước 9 giờ sáng, lòng tôi vẫn không quên, những đôi mắt của anh em thân thiết khi bắt tay từ giã, bởi chính tôi, qua hơn 8 năm lao tù, từ Nam ra Bắc, đã chứng kiến biết bao lần chia tay, lòng người ở lại, chỉ có người đã ở tù Cộng Sản mới hiểu rõ, nếu như người tù có bản án, thì chuyện sắp xếp tình cảm bước về cũng dễ dàng thôi, đàng này, cho tới ngày kêu tên, mới biết mình được thả. Xuống ga Hàng Cỏ, anh em được phép đi chơi tự do cho tới 11 giờ đêm, Gò Công có Anh Ba Cẩn ( Nguyên là cán bộ trung tâm Cải Huấn Gò Công) tình nguyện ngồi giữ đồ đạt cho anh em…cùng vài người khác nữa mà tôi không nhớ tên. Tôi cùng với Anh Nguyễn Hùng Điện, sóng bước đi khắp các đường phố … Anh em tôi rất thất vọng trước Hà Nội… Đất ngàn năm văn vật, mà tôi biết được, qua bài học trên ghế học đường, biết qua các tác phẩm trong Tự Lực Văn Đoàn, qua tiểu thuyết của các tác giả gốc người miền Bắc….là đây sao? Nó cũ kỷ, nó xô bồ, nó nghèo nàn, tìm được tiếng nói dạ vâng, khó hơn tìm người bị bệnh tiểu đường trong trại tù Cộng Sản…
Cảnh bát nháo trên các toa tàu, khó có bút mực nào tả rõ, anh em thả về ngối chung 1 toa, có lẽ mỗi toa chở 100 người, riêng toa nầy rất thoáng vì không có nhiều hành lý và chỉ có hơn mười người không phải là tù, còn các toa khác, hành lý chất bít kín các lối đi… Chốc chốc nghe tiếng kêu cướp, cướp, bắt lấy nó…
Đúng 12 giờ đêm tàu sẽ lăn bánh, 11 giờ 45, cán bộ trại lên toa, sau cái bắt tay chúc thượng lộ bình an, mỗi người tù được trao cho một tờ giấy ra trại, qua ánh đèn mờ mờ của toa xe, tờ giấy màu trắng ngà, loại giấy thô, còn vết của rơm rạ, lớn bằng nửa tờ giấy học trò trong Nam, cũng ghi tên tuồi, ngày bị bắt, ngày được tha. trong mục can tội, tôi thấy chữ viết tay, can tội Trung Úy, riêng trong mục mức độ cải tạo mọi người đều được ghi tốt, chỉ có tôi là chữ Trung Bình…Công việc hành chánh của trại tù còn luộm thuộm lắm,việc trật chính tả, trật ngày thả, ngày bị bắt… đều dễ dàng xãy ra… nhưng khiếu nại với ai và khiếu nại để làm gì…?! Chả lẽ bỏ chuyến tàu, trở về trại xin điều chỉnh…thì thôi cứ về… Chính điều sai trật nầy, khi diện H.O ra đời, nhiều anh em cựu tù nộp hồ sơ xuất cảnh, phải gặp nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh giấy tờ, may là trại tù Nam Hà còn tới bây giờ, trường họp những trại tù khác đã xóa tên, thì thật là vất vả và tốn kém cho những ai có giấy ra trại bị viết sai.
Khi tàu hú còi rời bến, anh em trong toa hầu như yên lặng, nhiều cảm giác tung rối trong đầu… may mà lúc đó tôi còn độc thân, tôi chỉ nhớ tới bạn bè thân thiết còn lại, đến mẹ, đến anh chị tôi, đến cô bồ tình nghĩa Văn Khoa…
Tôi căng mắt nhìn suốt cảnh vật bên đường, cho tới khi tàu qua cầu Hiền Lương, hình như mọi người đều cảm thấy thoải mái và không khí hầu như mát diệu hơn trên đoạn đường bên kia vĩ tuyến...
Bây giờ dù đã trên 15 năm sống đất tạm dung, có rất nhiều đêm mất ngủ, hay chợt thức giấc nửa đêm… tôi nhớ thật rõ cuộc sống của tôi, những ngày trong lao tù Cộng Sản…Ngày nào trí óc tôi còn minh mẩn… ngày đó tôi còn nhớ… Có người bảo, nhớ để làm gì… hãy quên hẵn đi, coi như đó là một vết nhơ đã được tẩy sạch rồi…
“ Nhiều lúc muốn quên sống yên đời xa xứ
“ Nhưng tâm tình đâu dễ xóa như mây…
( Thơ T.L. Thảo)
Thủylanvy
Viết tại kỳ Đà Động… July 4
*

Buổi chiều, ngồi bên bàn cơm, quán nhà ông thượng sĩ, căn bìa, dãy đầu của khu trại gia binh trường bộ binh Thủ Đức,thằng Mạnh ( Nguyễn Huy Mạnh ( Quân báo), Hồ Huy Hải ( Trung Tâm Huấn Luyện Trường Sơn) Và tôi ( Chiến Tranh Chính Tri) bộ tam sên thuộc đại đội 21, trung đội 211, thường xuyên cơm nước ở đây vào những ngày học phòng, và buổi chiều học bải về sớm, từ ngày gắn alfa, bộ ba từ giã nhà bàn, từ giã …” Bốn người một mâm ‘
Có những chiều trời mưa, tan lớp sớm, chưa tới 5 giờ chiều, ba đứa đã quay quần bên mâm cơm, ba thằng hai chai bia trâu, căn trại gia binh một căn, lấy phòng khách làm phòng ăn, kê được 3 bàn, không khí ấm cúng giống như cảnh cơm nước trong gia đình.Bà thượng sĩ chủ quán trông khoảng ngoài bốn mươi, với 2 cô con gái chạy bàn, cô lớn, bé Yến học đệ nhị, cô em, Trần thị Thu Giang học đệ tam, hai cô bé khá xinh, ba thằng tụi nầy, mặt mày trông cũng sạch sẽ, ăn nói hiền lành, nên cũng được cảm tình của chủ quán, nhìn qua cách chăm sóc bữa ăn, cho thêm trái ớt, thêm nước mắm … khỏi cần phải kêu phải gọi, bởi đã có những đôi mắt dõi theo bàn ăn nầy, mỗi tuần, tụi nầy trả tiền một lần…
Trời mưa, cơm nóng..ly bia sủi bọt… nhìn qua khung cửa sổ, từng đại đội học bải lần lượt về nhập trại, poncho trùm đầu, súng garant cầm tay, lần lượt bước lên đồi, nhập vào cổng số 9, hình ảnh người lính với súng cầm tay đi dưới mưa, đã khắc đậm trong lòng tôi, buổi chiều quân trường, buổi chiều trời mưa dai dẳng, đố ai không khỏi nhớ Sài Gòn, giờ nầy, giờ tan trường, con đường Lê văn Duyệt xuống dốc Cầu Bông, con đường trong giờ tan trường, đậm màu áo trắng, những chiếc xe đạp mi ni, theo từng cơn gió tung bay tà lụa, quai nón nhung tơ, vành nón nghiêng che… hay là ngồi trong quán cà phê Hân, trên đường Đinh Tiên Hoàng, xéo bên kia đường, cạnh rạp Casino, là thạch chè Hiển Khánh. Ngồi ở hai quán nầy nhìn trời mưa, nhìn từng giọt cà phê chầm chậm nhỏ xuống, thình thoảng có những chiếc áo dài ướt mưa, một chút da thịt mập mờ, làm cho con đường đang trong cơn mưa, đang ảm đạm, chợt như bừng lên sức sống, rồi cũng không khỏi suy nghĩ vu vơ, cuộc chiến tranh nầy rồi sẽ đi về đâu, tuổi của chúng tôi, lứa tuổi tràn đầy sức sống, phải xếp bút nghiên, ra đi theo tiếng gọi của sơn hà, rồi cũng có chút phân bì nhỏ nhen, giờ nầy mình đang ở quân trường, thì ở Sài Gòn, có nhiều thanh niên cũng trạc tuổi mình, vững vàng bước trên đường phố, tay cầm chặc lấy tờ giấy hoãn dịch… mà chữ ký được đổi bằng tiền, bằng thân thế...
Những người trai đang đôi mưa trở lại quân trường, rồi mai đây trên khắp chiến trường,sẽ phải đối diện với trò chơi sinh tử,,, tôi nhớ tới trang tư của các báo Sài Gòn, thường xuyên đăng những tìn buồn dễ gây xúc động cho người đọc…” Cố Thiếu úy Ngô Hồng Ch..… Anh dũng hy sinh vì tồ quốc tại chiến trường tam biên.Được truy tặng Anh dũng bội tinh với nhành dương liễu, hưởng dương 19 tuổi… mỗi khi hồi ức là hình ảnh nầy hiện rõ trong trí tôi… Ba đứa vẫn ăn cơm từ ngày gắn Alfa cho tới ngày mãn khóa, tuyệt nhiên không có một lời ướm hơi hay chọc ghẹo, dù hai cô bé rất thùy mỵ dễ thương… Thường như biết tính tụi nầy, cô bé thường cho nghe dĩa nhạc có bản “ Tôi đưa em sang sông” với giọng ca liêu trai Thanh Thúy, bản nhạc mà ba đứa tôi đều rất thích, dù chưa có đứa nào gặp nghịch cảnh phải đưa em sang sông…bởi người yêu còn chưa có, thì làm gì có dịp đưa em…. Nhớ bữa cơm cuối cùng, từ giã ra trường, tôi thấy trong quán có nhiều đôi mắt như xa xôi như sầu lắng…
Một lần có dịp ghé qua trường công tác, sẵn dịp ghé khối quân huấn lãnh bằng tốt nghiệp, tôi có trở lại ghé thăm quán, uống cà phê… bà chủ quán và bé Thu Giang đều mừng rỡ, biết tôi về một đơn vị tại Sài Gòn…ai cũng chúc mừng…
Vậy mà đã bốn mươi năm trôi qua, Thằng Hải, lúc tôi đổi ra Pleiku, cuối năm 74, có gặp nó, Hải phục vụ tại Trung Tâm Huấn Luyện Trường Sơn, mấy tháng sau, trên đường di tản trên tỉnh lộ 7B, tôi có ý tìm nó mà không gặp, Thằng Mạnh về quân báo, sau xin qua làm trưởng cuộc Cảnh Sát ở Long Khánh, tôi cũng mất tăm nó từ ngày rời trường mẹ… Điều tôi nhớ về nó là số bảng xe honda ss của nó: PN 8796F và số xe Honda dame của tôi là GD 8796F… Mạnh số quân 68/144443, Hải 68/144445, số quân tôi ở giữa hai số quân nầy, hai đứa tụi mày bây giờ ở đâu, đọc được những dòng chữ nầy nhớ tìm đến tao., Trung Úy Trần Ngọc Trác, đại đội phó đại đội 21 của mình giờ chót mang cấp đại úy, hiện ở Ca Li tao có liên lạc thăm ông mấy lần.... và mới năm rồi.. Ông qua đời trong sự thương tiếc của gia đình và bằng hữu, Mạnh ơi! mày còn nhớ tụi trong đai đội gọi tao là Sơn Cò, tao đứng chuẩn đại đội 21 và khi tập họp tiểu đoàn tao cũng ở vị thế chuẩn của tiểu đoàn 2, đứng ở vị thế nầy rất dễ bị phạt, mỗi lần nghe tiếng còi tập họp( dế kêu) tao phải chạy ra trước, mày đứng sau lưng tao, những ngày đi học bải, thường tao vác cây trung liên, mày phụ xạ thủ vác theo thùng đạn, thực tập hành quân tao vác cây đại liên, mày cũng phụ xa thủ, ban ngày có nặng nề hơn anh em khác, nhưng bù lại tao gác ca đầu mầy ca nhì, nên xong ca gác, làm vài chai, cũng đủ ấm lòng chiến sĩ, với giấc ngủ thật ngon và tương tương đối đầy đủ giấc.
Khóa mình là khóa học cuối cùng với cây Garant M1( ôm mà mệt), cũng là khóa đầu tiên học máy ngắm hồng ngọai tuyến XM16 ban đêm, và thực tập hành quân 3 tuần lễ cuối khóa, ôn tập lại các bài học chiến thuật đã học, tụi mình dựng lều chung, ba thằng ngủ một lều, thứ hai đi, chiều thứ tư về trại, và thứ năm đi, chiều thứ sáu về, khung cảnh phía sau đồi 4100, có đủ địa hình, địa vật như chiến trường thật, mầy nhớ có một trái 80 ly, rớt gần lều bộ chỉ huy tiểu đoàn, mà may mắn nó không nổ… thời gian ở quân trường có vất vả nhưng mà vui,với những kỷ niệm đầu đời quân ngũ …6 tháng học tại Thủ Đức cộng với 3 tháng ở Quang Trung, thêm một tuần nghỉ tết tại trại, vị chi là chín tháng quân trường… thời gian tuy ngắn ngủi nhưng rất nhiều kỷ niệm khó quên...
Ngọn đồi Tăng Nhơn Phú, bao giờ ta mới có dịp trở lại thăm trường xưa…? Khi mà cờ đỏ vẫn còn bay trên khắp nẻo đường đất nước…
Những tháng ngày ra đơn vị, phục vụ tại tiểu đoàn tổng trừ bị cho các binh chủng trừ bị, cho quân khu, cho sư đoàn bộ binh, cho tiểu khu…Tôi luôn rày đây mai đó trên khắp bốn vùng chiến thuật, làm công tác dân sự vụ, công tác tâm lý chiến…và nhiều công tác linh tinh khác
Nhớ lần tới Huế, bốn thầy trò tăng phái cho bộ chỉ huy chiến tranh chính trị tiền phương, đóng tại trại Nguyễn Tri Phương, dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Phan Phiên, tôi nhận lệnh trực tiếp từ thiếu tá Bá ( Thủ khoa khóa 13 Võ Bị) tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 10 CTCT, tôi còn nhớ chiếc C130 vừa đáp xuống phi trường Phú Bài, thì Cộng quân đã chào mừng, bằng mấy trái đạn pháo, trước mặt tôi là hàng hàng lớp lớp quan tài, chất trên những tấm pallet, phủ quốc kỳ, tôi nhẩm đếm phải trên trăm quan tài, mùi hôi nồng nặc, sân trải một lớp vôi bột dày, đã thấm nước từ quan tài rỉ ra, trở màu vàng sền sệt, tôi trút chai dầu gió Kim vào khăn tay, cho lên mũi, vẫn không át được mùi hôi, lần đầu tiên tới Huế, đế kinh không còn thơ mộng, mà là một đế kinh tiêu điều, mang nhiều vết loang lở của chiến tranh, tháng 8 năm 72, lúc mà Dù và Thủy Quân Lục Chiến, đều tạm dừng chân tại Huế, chưa chiếm lại Cổ Thành Quảng Trị, trại Nguyễn Tri Phương, nằm phía bên nầy phi trường Tây Lộc, đi qua hồ Tỉnh Tâm sẽ tới đồn Mang Cá, bộ tư lệnh tiền phương Sư Đoàn 1, đang đóng tại đó với vị tướng tư lệnh lừng danh Ngô Quang Trưởng., sau một ngày tạm nghỉ ngơi. Tôi nhận lảnh một chiếc xe Dodge, bắt đầu công tác dân sự vụ, lần lượt tại nhiều trại tiếp cư đồng bào, chạy giặc Cộng Sản từ Quảng Trị, các trại tiếp cư nằm rải rác tại các quận Hương Sơn, Hương Thủy, Hương Trà… mượn tạm các cơ sở của trường học, đình chùa... Những cụ già gầy yếu, phải gạt nước mắt rời bỏ quê hương, vì người dân ở đây đã quá biết về sự dã man và tán ác của Cộng Sản, dù chung dòng máu Lạc Long, nhưng Bắc Cộng đã mất hết tính người. Toán chúng tôi tạm thời lập danh sách phát thức ăn, tặng phẩm cũng như một vài loại thuốc thông thường… Lúc bấy giờ Huế quá tiêu điều, nhịp cầu Trường Tiền sập còn nguyên đó, rải rác bên vệ đường vẫn còn những ngôi mộ chôn vội, kỳ tích dã man của lũ người sinh Bắc tử Nam, có tận mắt nhìn thấy cảnh người dân từ Quảng Trị, di tản vào Huế, mới thấy lòng người dân, sợ giặc Cộng còn hơn sợ dã thú, ác quỷ. Toán chúng tôi luôn cố găng làm tròn phận sự được giao phó. Chút quà tặng, những lời ân cần thăm hỏi, tình nghĩa quân dân được thể hiện là lúc nầy đây
“…..
“ Trời tháng tám Huế mưa buồn nhão đất
“Ướt lòng tôi và lạnh cả tình quê
“Cùng máu Việt mà lương tâm anh mất
“Giết dân lành, gây tang tóc thảm thê
“ Một tháng dừng quân đóng trong Thành Nội
“Nhìn Phú Bài nhuộm trắng áo khăn tang
“Hàng trăm quan tài phủ cờ thẳng lối
“Tử sĩ oan ương, người sống kinh hoàng
“Rồi ta cũng sẽ rời xa đất Huế
“Cảnh lạ trời xa ta có thể quên
“ Nhưng dân Huế không bao giờ quên dễ
“Tủi nhục điêu tàn giặc đã gây nên
( Trích trong bài “ Một Lần Tới Huế” thơ của TLThảo)
Ngày di tản từ Quân đoàn 2, về theo lộ 7B, tôi dẫn toán Dân Sự Vụ đi một lèo từ Kon Tum ( Toán tôi đang tăng phái cho Biệt Động Quân đóng tại B15) về Pleiku, tạm dừng quân mấy ngày tại hậu cứ trong Quân Đoàn, lại xuôi đường hướng Hàm Rồng, chạy len trong dòng xe rồng rắn, đi mà không biết rõ sẽ về đâu ! Hơn nửa tháng trời, băng rừng vượt suối, rồi tôi cũng bình an về tới Tuy Hòa, ngang qua Phan Rang, Phan Thiết, Bình Tuy. Từ Bình Tuy đón tàu về Long Hải, Rồi trình diện tại cục Tâm Lý Chiến, rồi tái phối trí tại trại Nguyễn Bỉnh Khiêm, rồi lại tiếp tục công tác dân sự vụ. Lần nầy công tác tại trại gia binh sư đoàn 22, đang tạm đóng tại trại Lam Sơn thuộc tỉnh Phước Tuy, mới tới có mấy ngày lại cuốn gói chạy ra Vũng Tàu… Thành phố Vũng Tàu lúc bấy giờ ( 27-4-75) rất đông đảo, không những dân lính mà còn có nhiều xe cộ, đa số là xe du lịch từ Sài Gòn ra… Vũng Tàu lúc bầy giờ, người Sài Gòn gọi khu nầy là hành lang nhân đạo… Có tin đồn, khi Sài Gòn thất thủ, Mỹ sẽ rước người di tản ở đây… Tin đồn vẫn là tin đồn, những người Sài Gòn có tiền của, đã sẵn sàng ở đây, nhiều gia đình có sẵn cả tàu. Chiếc xe dodge mới lảnh, loai tân trang, có cửa khóa phía sau, loại xe cứu thương dã chiến. Tôi cho tất cả quân trang vũ khí vào, khóa lại, đậu một nơi nào đó, rồi dẫn toán xuống Bến Đình, đón tàu hàng về Gò Công, về Gò Công dù sao đó cũng là nơi chôn nhau cắt rốn của tôi, với lại, tư lệnh vùng bốn lúc bấy giờ, là Tướng Nguyễn Khoa Nam. Một tướng lảnh trẻ, liêm khiết, tài ba, đời nào ông lại chịu đầu hàng Cộng Sản,về Gò Công trước là để thăm nhà, sau đó sẽ trình diện …. Tôi vẫn luôn nghĩ, vùng bốn vẫn vững vàng với ba sư đoàn thiện chiến…, vựa gạo miền Tây, thì lương thực không sợ thiếu. Mỗi người sinh ra trên cõi đời nầy, hình như đều có một mạng số riêng… Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao ( Kiều)… Có ai ngờ, miền Nam phải chịu cảnh đầu hàng một cách nhục nhã như vậy… Bây giờ nhớ lại con tàu từ bến Đình về Vàm Láng, tôi còn kinh sợ, bởi tàu hàng chở quá tải, ngoài một số ít dân buôn, còn lại là quân nhân, mà đa số là khóa sinh truyền tin, đang học tại Vũng Tàu, ra giữa biển, lại gặp gió lớn, tàu mấy lần tưởng chìm…may mắn, dù không có cá Ông bảo hộ, như tàu của Nguyễn Phúc Ánh lúc băng qua biển nầy, tàu vẫn vào được Vàm Láng bình yên…
Trong tâm trạng của phía thua cuộc, tôi khó biết được, đời tôi rồi sẽ phải ra sao? Với một niềm hy vọng mong manh, dù sao phía thắng trận cũng là người Việt, hòa bình rồi không lẽ máu lại đổ nữa hay sao???
Ngày trại tù Hà Tây dẹp tiệm, tất cả tù nhân được chuyển về trại Nam Hà. Lần đầu tiên trong lịch sử chuyển tù của Cộng Sản, tù nhân không bị còng tay, được chỡ bằng xe khách ( chữ của VC, xe đò). Đoàn xe qua khỏi Ba Sao, xe bắt đầu đi vào vùng núi, xe bò từ từ lên dốc, chạy theo con đường ngoằn nghèo lên núi. Trại nằm lưng chừng núi, nhìn qua địa thế, tù nhìn thấy khó chấp cánh thoát khỏi trận thiên la địa võng nầy….
Nằm trong dự án chuyển tù về Nam, các trại tù miền Bắc lần lượt đóng cửa, như Trại Vĩnh Phú, Trại Tân Kỳ, Trại Thanh Phong, Trại Hà Tây…, tất cả chuyển về Nam Hà, coi như trại chuyển tiếp, trại Nam Hà A, lúc bầy giờ đông vô cùng có lẽ phải trên hai ngàn tù.. tại đây anh em gặp lại nhau, sau những năm dài xa cách, vì mỗi người đểu đã đủ 8 tuổi tù… Cũng vui, Quang Minh Đỉnh là đây….Vì mới tới chưa có biên chế ,còn trong tình trang tạm thời, khỏi phải đi lao động, những ngày cuối tuần thật vui… Từng nhóm anh em xúm xít nhau, trà lá chuyện trò…Trại Hà Tây đến đây được mấy ngày, thì gặp trại Tân Kỳ cũng chuyển đến, tôi gặp lại La văn Ngàn, bạn đồng hương, trưởng ban 2 quận Hòa Đồng và Trung Tá Nguyễn Hùng Điện, nguyên tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 30 CTCT trong toán Tân Kỳ nầy. Mấy lần tôi vô khu F gặp tướng Văn Thành Cao. Những vị tướng lảnh khác biết cấp bậc tôi, mà giờ nầy còn ở đây đã ngao ngán thở dài..
-Thằng em nầy trung úy, mà giờ nầy còn ở đây….Tôi nhìn thấy có một vài vị tướng lắc đầu, gặp lại các cấp chỉ huy cũ trong hoàn cảnh tù đày, điều làm tôi hãnh diện là các cấp trưởng của tôi vẫn giữ được khí tiết của một sĩ quan Cộng Hòa, dù là trong cảnh cá nằm trên thớt, như Đại tá Phan Trong Thiện, Đại tá Nguyễn Kim Bào,Trung Tá Thượng Tọa Thích Thanh Long, Trung tá Nguyễn Hùng Điện…Trong lao tù CS, những người trở mặt, từ đi hai chân xuống bốn chân, không nhất thiết là cấp bậc cao thấp, ngành nghề,học vấn, tuổi tác... Bản chất hèn là của riêng từng cá nhân, một nhạc sĩ, một văn sĩ, một cấp tá cho tới binh nhì... Chừng trở mặt là cứ trở mặt, một nhạc sĩ, từng có bằng cử nhân luật, một đại tá, binh chủng đồ bông, từng lảnh nhiều huy chương về bắn súng, một trưởng F một tỉnh vùng 2, một Quốc Gia Hành Chánh, phó một quận ở Hà Tiên... và còn nhiều nhiều nữa...đã trở mặt hãm hại bạn đồng cảnh... Có người bào với tôi, người ta đã biết hối lỗi, đã bỏ đồ đao, thậm chí còn thành Tiên nữa, thì còn nhắc chuyện cũ mà làm gì?. Phải nhắc chớ, làm sao bỏ qua được, có sống trong lao tù, mới thấy ghét cay ghét đắng mấy tay chỉ điểm, phài nhắc để làm gương cho thế hệ sau.. Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống muôn đời vẫn nhắc.. Nhắc để mọi người biết đó là việc làm xấu mà tránh … " Con đường các anh đi đó...đúng hay sai anh...Mưa Hoa Kỳ...có làm anh nhớ, có làm anh xót những ngày trong tù hại nhau..." Sửa chút lời một bản nhạc.. ray rứt làm sao!! Có ở trong cảnh cùn khổ, mới thấy được bộ mặt thật của con người, ở cấp bậc nào, ở trình độ nào cũng có người khum lưng quỳ lụy..trước kẻ thù.!
Toán được thả trên 80 người, từ trại Nam Hà A, xe chở đến ga Hàng Cỏ trước 9 giờ sáng, lòng tôi vẫn không quên, những đôi mắt của anh em thân thiết khi bắt tay từ giã, bởi chính tôi, qua hơn 8 năm lao tù, từ Nam ra Bắc, đã chứng kiến biết bao lần chia tay, lòng người ở lại, chỉ có người đã ở tù Cộng Sản mới hiểu rõ, nếu như người tù có bản án, thì chuyện sắp xếp tình cảm bước về cũng dễ dàng thôi, đàng này, cho tới ngày kêu tên, mới biết mình được thả. Xuống ga Hàng Cỏ, anh em được phép đi chơi tự do cho tới 11 giờ đêm, Gò Công có Anh Ba Cẩn ( Nguyên là cán bộ trung tâm Cải Huấn Gò Công) tình nguyện ngồi giữ đồ đạt cho anh em…cùng vài người khác nữa mà tôi không nhớ tên. Tôi cùng với Anh Nguyễn Hùng Điện, sóng bước đi khắp các đường phố … Anh em tôi rất thất vọng trước Hà Nội… Đất ngàn năm văn vật, mà tôi biết được, qua bài học trên ghế học đường, biết qua các tác phẩm trong Tự Lực Văn Đoàn, qua tiểu thuyết của các tác giả gốc người miền Bắc….là đây sao? Nó cũ kỷ, nó xô bồ, nó nghèo nàn, tìm được tiếng nói dạ vâng, khó hơn tìm người bị bệnh tiểu đường trong trại tù Cộng Sản…
Cảnh bát nháo trên các toa tàu, khó có bút mực nào tả rõ, anh em thả về ngối chung 1 toa, có lẽ mỗi toa chở 100 người, riêng toa nầy rất thoáng vì không có nhiều hành lý và chỉ có hơn mười người không phải là tù, còn các toa khác, hành lý chất bít kín các lối đi… Chốc chốc nghe tiếng kêu cướp, cướp, bắt lấy nó…
Đúng 12 giờ đêm tàu sẽ lăn bánh, 11 giờ 45, cán bộ trại lên toa, sau cái bắt tay chúc thượng lộ bình an, mỗi người tù được trao cho một tờ giấy ra trại, qua ánh đèn mờ mờ của toa xe, tờ giấy màu trắng ngà, loại giấy thô, còn vết của rơm rạ, lớn bằng nửa tờ giấy học trò trong Nam, cũng ghi tên tuồi, ngày bị bắt, ngày được tha. trong mục can tội, tôi thấy chữ viết tay, can tội Trung Úy, riêng trong mục mức độ cải tạo mọi người đều được ghi tốt, chỉ có tôi là chữ Trung Bình…Công việc hành chánh của trại tù còn luộm thuộm lắm,việc trật chính tả, trật ngày thả, ngày bị bắt… đều dễ dàng xãy ra… nhưng khiếu nại với ai và khiếu nại để làm gì…?! Chả lẽ bỏ chuyến tàu, trở về trại xin điều chỉnh…thì thôi cứ về… Chính điều sai trật nầy, khi diện H.O ra đời, nhiều anh em cựu tù nộp hồ sơ xuất cảnh, phải gặp nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh giấy tờ, may là trại tù Nam Hà còn tới bây giờ, trường họp những trại tù khác đã xóa tên, thì thật là vất vả và tốn kém cho những ai có giấy ra trại bị viết sai.
Khi tàu hú còi rời bến, anh em trong toa hầu như yên lặng, nhiều cảm giác tung rối trong đầu… may mà lúc đó tôi còn độc thân, tôi chỉ nhớ tới bạn bè thân thiết còn lại, đến mẹ, đến anh chị tôi, đến cô bồ tình nghĩa Văn Khoa…
Tôi căng mắt nhìn suốt cảnh vật bên đường, cho tới khi tàu qua cầu Hiền Lương, hình như mọi người đều cảm thấy thoải mái và không khí hầu như mát diệu hơn trên đoạn đường bên kia vĩ tuyến...
Bây giờ dù đã trên 15 năm sống đất tạm dung, có rất nhiều đêm mất ngủ, hay chợt thức giấc nửa đêm… tôi nhớ thật rõ cuộc sống của tôi, những ngày trong lao tù Cộng Sản…Ngày nào trí óc tôi còn minh mẩn… ngày đó tôi còn nhớ… Có người bảo, nhớ để làm gì… hãy quên hẵn đi, coi như đó là một vết nhơ đã được tẩy sạch rồi…
“ Nhiều lúc muốn quên sống yên đời xa xứ
“ Nhưng tâm tình đâu dễ xóa như mây…
( Thơ T.L. Thảo)
Thủylanvy
Viết tại kỳ Đà Động… July 4
Comment