• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Dáng đứng Bến Tre qua Một người một đời của Lê Mỹ Hân

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Dáng đứng Bến Tre qua Một người một đời của Lê Mỹ Hân

    Đọc " Một người một đời " của Lê Mỹ Hân cuộc sống hiện ra chân thật và phong phú như nó vốn có. Nhà văn Vũ Thư Hiên trong tác phẩm " Đêm giữa ban ngày " từng nói : Cuộc sống mới là người bịa chuyện giỏi nhật Mới các bạn đọc một đoạn trích dưới đây trong tác phẩm " Một người một đời " của Lê Mỹ Hân


    .....Ngoài bà Bẩy Mô Đen còn có thím Ba ở tuốt dưới Cái Mơn, sáng nào cũng đón đò lên họp chợ, buổi trưa, chừng 1 giờ thím lại đón đò chở về nhà. Thím Ba người đầy đặn, hay mặc bộ bà ba đen giản dị, cuốn cái khăn rằn trên đầu, ngửa nón quạt phành phạch cho bớt mồ hôi. Thím chỉ mới hơn bốn chục tuổi nhưng trông già dặn và có gương mặt khắc khổ. Nước da rạm đen và có hàm răng rụng mất vài cái ở trước cửa chưa có tiền đi trồng lại. Thím kể, đây là kết quả của những trận tra tấn dã man thời chế độ VNCH, khi mà hồi đó thím là một trong những con chim đầu đàn của phong trào Đồng Khởi. Thím thường cùng với các bà má, bà chị Bến Tre anh hùng xông pha biểu tình đỏi hỏi dân chủ, khi khí thế cách mạng dâng cao. Thím còn vạch áo lên cho tôi coi những vết thương chi chít lằn trên làn da dãi nắng dầm mưa của thím. Tôi cười cười chọc ghẹo:
    - Vậy có nghĩa thím là những bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng hay đi biểu tình và thường giựt áo cho lòi luôn cả vú món...trong mấy phim ảnh con hay coi trên ti đó hả?
    Thím xụ mặt xuống, tay mân mê ly trà đá, thường Thím Ba chỉ dám uống ly trà đá chứ ít khi nào thím dám kêu ly cà phê hay nước ngọt. Sau khi bán hết gánh hàng, thím ghé quán tôi, dở khúc bánh mì ra ăn lót dạ, chờ đến 1 giờ trưa đón chuyến đò sớm về lại quê nhà. Thím Ba cùng với những người đàn bà lam lũ khác hay ghé quán tôi vì tôi là người dễ dãi, lại vui vẻ. Ai tôi cũng chọc ghẹo cho cười tít mắt để quên đi những nỗi nhọc nhằn đang gánh nặng trên vai, và còn một điều quan trọng bậc nhất nữa là các bà, các chị cứ thoải mái xả những "nỗi buồn muôn thủa" vào trong nhà cầu mà không phải tốn phí, không bị la rầy như chỗ khác.
    Thấy thím lúc nào trông cũng có vẻ mặt buồn bã, tôi hỏi:
    - Thím đi làm cách mạng như vậy, bộ thím không được hưởng lợi lộc gì hay sao? Thím đi buôn bán cực khổ như vầy, ngày kiếm được bao nhiêu?
    Mặt thím Ba bỗng bừng lên, mắt toé lửa, hình như bao nhiêu uất ức thím dồn hết vào lời nói:
    - Lợi lộc gì với mấy thằng cà chớn đó. Thân tao cực khổ, nằm gai nếm mật, nuôi dấu chúng nó, đến nỗi bị bắt, bị tra tấn đến chết đi sống lại, đến mang thương tật như bây giờ. Vậy mà khi chúng nó làm cách mạng thành công, chúng lại dở trò "ăn cháo đá bát", đất đai bị nhập vô hợp tác xã, rồi chúng toa rập chia nhau hết trọi, thím đi kiện hoài mà có được đâu. Mình là người dân thấp cổ bé họng, kêu trời không thấu. Bấy lâu nay thím phải chạy chợ kiếm cơm hàng ngày cho mấy đứa nhỏ. Ngồi đây chớ lòng dạ như lửa đốt, chú Ba bịnh hoạn không có tiền thuốc thang, mấy cái răng bị đánh gẫy hồi đó cũng chưa có tiền trồng lại. Lũ nhỏ đi học không có tiền...Thiệt rầu hết sức, con ơi!
    Tôi ngồi nghe thím tâm sự, sao thấy lòng xót xa vô cùng. Thật tội nghiệp cho cuộc đời tang thương của thím, cho những người dân nghèo Việt Nam quê hương tôi, và ngay cả cho tôi với những ngày vất vả kiếm cơm kiếm cháo.
    Khi tôi mới từ Sài Gòn về, chưa có việc làm, tôi vẫn phải sống dựa vào đồng lương của Bố. Buổi sáng trước khi đi làm, Bố tôi đưa tôi vài đồng đi chợ, trưa về ăn cơm, nghỉ ngơi một chút rồi bố lại đạp xe đi. Bố tôi bao nhiêu năm công tác nhưng chưa có được căn nhà, trước đây một thời gian Bố tôi còn ở nhờ nhà ông anh họ, con bà bác, chị họ mấy đời của mẹ tôi. Căn nhà nhỏ bé nằm trong hẻm Lãnh Binh Thăng có giàn hoa bông giấy ngay trước cửa, bề ngang chừng 2 thước rưỡi, bề dài gần chục thước, mà đêm ngủ tôi ngửi thoang thoảng mùi cống hôi tanh. Tôi ngủ chung giường với em ruột bà chị dâu họ, chị dâu tôi mặt mũi trông như ma lem mà cứ tối ngày khoe có anh này, anh kia dòm ngó...tôi không ưa chút nào. Bố tôi ngủ trên phòng khách, tối đến ông vứt cái gối nằm đại ra nền gach bông, sáng dậy, thế là xong một ngày. Đường xá, cống rãnh ở Bến Tre ngày ấy không được tốt cho lắm, có thể nói là quá tệ. Cứ mỗi một trận mưa là y rằng cống sau nhà bị ngập úng, nước hôi thối bốc mùi khủng khiếp, và tụi tôi phải lội chân trần ra ngoài đó tát nước đổ ra mương. Có những đêm mưa rầm làm nước ngập không tát kịp, nước tràn vào trong nhà ướt đến tận lưng bố tôi mà ông ngủ như chết không hề hay biết. Chị dâu phải vào đá đít ông chú vài cái lay ông, ông mới chồm dậy ngơ ngác hỏi: "Cái chi đó bay?" Chị dâu tôi la rầm trời: "Nước ngập tận lưng ông mà ông còn hỏi cái gì thì thiệt tình có mình ông đó ông Bẩy". Tôi với con Phượng đang tát nước bên ngoài nghe thấy cũng phải bật cười.
    Còn căn nhà này Bố tôi được chú Tư Phó Giám Đốc sở vừa nghỉ hưu cho bố tôi ở nhờ, nhân tiện trông nom giùm cho ông về quê sống với vợ. Sau này ông nhường lại cho Bố con tôi luôn. Có những lần Bố tôi đi công tác xa nhà mấy ngày, ông vô tâm không để lại cho tôi đồng nào để đi chợ, còn ít gạo trong lu, tôi tự thổi cơm, ra ngoài cửa thì thầm với Bà bẩy mua chịu bó rau muống mang vào lặt rau đem luộc, lấy nước bỏ chút muối, xí bột ngọt, nặn miếng chanh, húp xì xụp...cứ thế cho qua ngày đợi đến lúc Bố đi công tác về, Bố tôi lại dạo một vòng chợ, xách về mớ lòng bò, hì hục cạo cạo, chà chà và nấu lên món lòng bò ngon tuyệt, ngon đến nỗi ngày nào ông cũng cho tôi ăn lòng bò, để khi tôi nhìn thấy lòng bò là kinh hồn khiếp vía.
    Thím Ba nhổm dậy, ngó vô bên trong dòm chừng đồng hồ, dường như thấy còn sớm, thím lại ngồi xuống lấy nón quạt phành phạch. Tôi lại hỏi thím:
    - Nếu như thời gian quay ngược trở lại, thím còn đi làm cách mạng nữa không?
    - Xí...còn phia à. Tao ngu một lần thôi, đâu có lần thứ hai nữa con. Tao kiu cảnh sát, chỉ từng hầm tụi nó chui rúc bên dưới, còng đầu từng thằng một cho coi.
    Tôi bật cười khanh khách, má Duyên đang nằm nghỉ trong giường ngủ của Bố tôi, chõ miệng ra nói:
    - Ê...ê cái con nhỏ Ba-ke (Bắc Kỳ) kia, mày cứ chọc ghẹo cho thím Ba nổi giận, thím chửi tùm lum rồi công an còng đầu thím tội nghiệp mày. Bà đi tù rồi ai nuôi chồng nuôi con bả đây?
    - Ở đó mà còng đầu tao. Xí...tao thí cái mạng già này đó, có ngon tới đây mà bắt tao...
    Thấy bà hung hăng quá, tôi vội vuốt ngọt:
    - Thôi thím...uống nước cho hạ hoả đi thím, không thôi công an chưa kịp còng thím, thím lại lăn đùng ra tăng xông máu thì khốn nạn cho thân bà.
    Thím Ba mặt đỏ phừng phừng, quơ chân múa tay phát ra những ngôn từ hình như không có trong từ điển. Mấy người ngồi bên ngoài che miệng cười khúc khích, tôi nín khe chẳng dám cất lời vì tôi không muốn chọt thêm vào nỗi đau của bà. Chửi bới một hồi lâu, hình như đã thấm mệt, thím Ba xổ mái tóc xác xơ đã lốm đốm nửa đen nửa bạc, lấy mấy đầu ngón tay quàu nhẹ rồi bới gọn lại phía sau. Thím đứng lên, móc túi áo tìm bạc lẻ trả tiền cho ly trà đá vừa uống. Tôi nói thím cất đi, hôm nay tôi không lấy tiền, nhưng thím cứ để đại xuống bàn, dằn cái ly lên trên rồi quảy đôi thúng gánh trên vai ngoay ngoảy bỏ đi về hướng bến đò. Nhìn theo bóng dáng của thím khuất ở cuối phố, trông thật tội nghiệp! Tôi rùng mình nghĩ đến nếu tôi ở trong trường hợp của thím, tôi có được sự can đảm như vậy không? Hay là khi vừa bị bắt đã run lên bần bật khai cho bằng sạch...Rồi tôi lại nhớ đến ông già nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, đến bản nhạc "Dáng Đứng Bến Tre" của ông mà tôi đã được thầy Doanh dạy Vật Lý luyện giọng kỹ càng trước khi tôi tham dự chương trình văn nghệ do trường tổ chức nhân ngày lễ Thầy Cô 20-11, khi ấy tôi đang học lớp 11 niên khoá 83-84.
    "Ai đứng như bóng dừa,
    Tóc dài bay trong gió.
    Có phải người còn đó,
    là con gái của Bến Tre,
    Con gái của Bến Tre.
    Năm xưa đi trong đạn lửa,
    Đi như nước lũ tràn về.
    Ơi! Những con người làm nên Đồng khởi,
    Ơi! Những cây dừa, để lại cho ta bóng quê
    Ơi! Tóc ai dài, còn mang dáng đứng bến Tre.
    Mỗi lúc đi xa, dừa ơi ta nhớ lắm nghe,
    Vườn trái trái xum xuê, biển khơi tôm cá đầy ghe.
    Nhớ con sông dài, Hàm Luông bến ta quen ghé,
    Lại nhớ tóc em dài, còn mang dáng đứng Bên Tre..."
    Thầy Doanh dạo nhạc bằng cây đàn ghi ta thùng, và bắt nhịp cho tôi hát, đến khúc "Là con gái của Bến Tre... năm xưa đi trong đạn lửa, đi như nước lũ..." Thầy bắt tôi ngừng lại: "Em phải hát như thế này này... nhấn mạnh vào cái câu đi trong lửa đạn, đi như nước lũ tràn về, giọng phải hùng hồn, phải cho giống khí thế cách mạng đang cuốn tràn đi như nước lũ. Rồi đến câu sau - ơi những con người làm nên đồng khởi, ơi những cây dừa để lại cho ta bóng quê, ơi tóc ai dài còn mang dáng đứng bến Tre - em phải thả cho làn hơi nhẹ nhàng, thật nhập tâm vào từng câu hát, cho thanh nhã giống như một cô gái dịu dàng tha thướt bên gốc gốc dừa. Em nhớ chưa? Em có ưu điểm là giọng hát của em rất ngọt ngào truyền cảm, em hát nhạc dân ca Nam bộ tuyệt lắm, thầy hy vọng mai này em sẽ trở thành nhân tài của đất nước, mang giọng hát của mình phục vụ cho xã hội, cho nhân dân, em hiểu không?" Trời đất ơi! Ông Nguyễn Văn Tý ơi!Thầy Doanh của tôi ơi! Nếu ông nhạc sĩ mà gặp thím Ba tôi trước, thấy được dáng người ục ịch, mái tóc xác xơ, cùng với hàm răng cửa rụng mất vài cái và một tấm lưng đầy vết thẹo bị tra tấn thời đi làm cách mạng, hơn nữa khi được nghe chính miệng thím Ba, người con gái năm xưa "đi trong lửa đạn, đi như nước lũ tràn về ", mặt đỏ bừng, mắt long sòng sọc cất tiếng: "Xí...còn phia à. Tao ngu một lần thôi, đâu có lần thứ hai nữa con. Tao kiu cảnh sát, chỉ từng hầm tụi nó chui rúc bên dưới, còng đầu từng thằng một cho coi." Thì không biết ông có còn hứng thú gì để viết lên được làn điệu dân ca Nam Bộ vừa hào hùng vừa ngọt ngào này nữa chăng?.....
    http://huynhthanhchiem.blogspot.com/
    huynhthanhchiem@gmail.com
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom