Giấy rách chẳng còn muốn giữ lề
-Bạch Vân!
-Hồng vân!
Hai cô gái trẻ ôm chầm lấy nhau . Lâu quá rồi còn gì, đã hơn ba năm nay bây giờ họ mới gặp lại nhau. Hai người là hai chị em họ. Kể về vai vế thì Hồng vân là chị. Nhưng vì bằng tuổi nhau, lại học cùng một lớp từ hồi còn học cấp ba trường huyện nên họ coi nhau như bạn bè..
-Mày từ Mỹ về khi nào vậy? Quà của tao đâu?
Hồng vân hỏi khi hai người rời nhau ra. Bạch Vân cười.
-Tiền đâu mà mua quà. Em tha được thân về nước đã là may mắn lắm rồi. Suýt nữa thì không có cả tiền mua vé máy bay mà về ấy chứ.
Nghe Bạch vân nói, Hồng vân trợn tròn mắt ngạc nhiên.
-Mày được học bổng nhà nước đi du học cơ mà?
Bạch Vân thở dài đến thượt một cái.
-Thì đúng vậy! Nhưng cái học bổng chết đói của nhà nước mình thì làm sao sống nổi trên đất Mỹ. Bọn em ở bên ấy phải đi làm thêm bục mặt mới đủ tiền trang trải cho sinh hoạt của mình.
Hồng vân nhìn cô em họ cười.
-Tiền mua quà thì không có nhưng lại lôi về một đống sách có phải không?
-Sao chị biết? –Bạch Vân ngạc nhiên. –Ai nói với chị ?
-Việc gì phải ai bảo mới biết. Bọn trí thức dở hơi chúng mày đứa nào mà chẳng thế. Cái cần học thì không học cứ hùng hục học những thứ mà cả đời chẳng dùng đến bao giờ.
-Thế chị bảo cái gì là cần phải học?
Hồng Vân thở dài thương hại cho cô em họ của mình.
-Đến bây giờ mà mày vẫn chưa biết à! Thế mày đã xin được việc chưa? –Bạch Vân nín lặng không nói gì. Quả thật, về nước đã mấy tháng rồi nhưng cô vẫn chưa thể xin vào làm việc ở bất cứ một cơ quan nào. –Lẽ ra điều mày, một phụ nữ xinh đẹp, cần phải học là học cách làm sao để tà lưa được một thằng mẽo xịn để biến mình thành một “Việt kiều yêu nước”. Rõ chưa? Con ngốc!
Nói xong, Hồng Vân phá lên cười một cách thích thú.
Quả thật Bạch vân là một cô gái xinh đẹp. Hồi còn học bên Mỹ , có biết bao chàng trai Mỹ say cô như điếu đổ. Khi ấy, nếu muốn biến thành “Việt kiều yêu nước”, chắc chắn với cô chẳng khó khăn gì. Thế nhưng cô đã không làm điều đó mà lại vùi đầu vào đống sách cao ngất của thư viện nhà trường và đến thứ bảy, chủ nhật lại quần quật làm việc cho một cửa hàng ăn để lấy thêm tiền mua những cuốn sách đắt khét.
Hôm nay là ngày giỗ tổ của dòng họ. Ông trưởng họ từ trong nhà thờ họ bước ra, vừa nhìn thấy hai chị em , ông đã vội vàng chạy ngay lại. Từ xa ông lão đã sởi lởi.
-Cháu Vân đến lúc nào thế?
Bạch Vân lại cứ nghĩ ông trưởng họ hỏi mình. Cô lễ phép .
-Dạ cháu vừa đến.
Hồng vân tươi cười cũng nói.
-Dạ! cháu cũng vừa mới đến.
Ông trưởng họ đến nơi hai cô gái nắm lấy cánh tay của Hồng vân kéo vào trong nhà vừa đi ông lão vừa nói.
-Cháu vào đây để bác giới thiệu cháu với mọi người.
Hình như ông không nhìn thấy Bạch vân hay ông không biết cô là ai?
Bạch vân đỏ mặt sượng sùng. Cô chợt nhớ đến buổi liên hoan do dòng họ cô tổ chức để tiễn cô sang học bên Mỹ ba năm về trước. Hôm ấy cũng đông như hôm nay, ông trưởng họ cũng nắm lấy tay cô kéo cô đứng ở giữa nhà thờ họ. Nét mặt ông rạng ngời. hãnh diện.
-Tôi xin giới thiệu với mọi người đây là cháu Vân con ông Quỳnh. Cháu nó vừa đoạt được học bổng của nhà nước ta sang nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Mỹ. –Giọng ông đột nhiên vút lên cao. Không phải là ông nói. Bạch vân có cảm giác như ông muốn hét to lên cho cả làng, cả xã này nghe tiếng. –Thế là cả cái xã này chỉ có duy nhất một tiến sỹ mà lại là người của dòng họ Nguyễn chúng ta. Tôi đề nghị mọi người cho một tràng pháo tay để chúc mừng.
Tiếng vỗ tay, tiếng reo hò tưởng làm sụp cả mái ngói của nhà thờ họ. Thế mà bây giờ!
Bach vân đi theo sau hai người. Cô tựa lưng vào cửa nhìn vào trong nhà thờ xem ông trưởng họ làm gì. Cô thấy cũng như ba năm về trước, ông lão dắt Hồng Vân ra đứng giữa nhà thờ họ trịnh trọng giới thiệu.
-Tôi xin giới thiệu với mọi người! Đây là cháu Vân con ông Thái.
Ông dừng lại một chút nhìn quanh rồi hỏi mọi người. –Ông Thái đâu rồi? mọi con mắt nhìn quanh, tìm kiếm. Một ai đó nói to
-Ông Thái đang ở ngoài sân.
-Đưa ông Thái vào đây!
Ông trưởng họ ra lệnh. Một người nắm tay ông Thái, gần như là phải lôi ông lão từ ngoài sân đi vào. Mọi người rẽ ra thành một lối nhường chỗ cho hai người. Tội nghiệp! Hình như ông lão không muốn chiềng mặt ra giữa đám đông này. Mặc! Mọi người lôi bằng được ông lão ra đứng bên cạnh cô con gái rượu của dòng họ. Ông trưởng họ dơ tay ra hiệu cho mội người im lặng. Khi không khí nhộn nhạo trong từ đường lặng xuống ông mới trịnh trọng nói tiếp.
-Cháu Vân đây chính là người đã cung tiến hơn ba trăm triệu đồng cho xã để đúc cái chuông của chùa ta . Không những thế! Cháu Vân còn nhân danh dòng họ Nguyễn chúng ta cung tiến hơn năm mươi triệu đồng để xây bậc tam cấp bằng đá của ngôi chùa. Chính vì vậy mà trên bậc tam cấp của chùa xã ta được đề hàng chữ “Dòng họ Nguyễn Bình Hồ cung tiến”.
Tiếng reo hò, vỗ tay lại nổi lên rầm trời. Ông trưởng họ im lặng đợi cho tiếng reo hò lặng đi rồi mới hỏi tiếp.
-Mọi người có hiểu ý nghĩa của việc ấy không?
Hỏi xong, ông lão nhìn quanh cả đám đông. Mọi người ngơ ngác nhìn nhau. Không ai trả lời được câu hỏi của ông trưởng họ. Ông lão lúc ấy mới vuốt râu cười đắc chí hỏi thêm mọi người một câu nữa.
-Muốn vào chùa thì phải đi qua đâu?
Mọi người lúc ấy mới ồ lên một tiếng. Bạch vân bỗng bật cười. Trời ơi! Một nền văn hóa mới đang hình thành.
-Muốn vào được chùa thì phải đi qua bậc tam cấp. Đúng không? Mà bậc tam cấp ấy là của dòng họ Nguyễn Bình Hồ chúng ta cung tiến. Điều đó có khác gì chính dòng họ Nguyễn bình Hồ chúng ta đã dẫn dắt cả xã này đến những điều thiêng liêng, cao cả.
Giọng ông trưởng tộc sang sảng. Hình như ông giận rằng sao mình không thể nói được to hơn để cho cả làng này, cả xã này nghe thấy.
Bạch Vân thở dài, cô lặng lẽ rời đám giỗ tổ trở về nhà.
*
* *
Bảy giờ sáng, vân gánh một đôi quang gánh theo mẹ ra đồng nhổ mạ. Trời rét ngọt, mưa phùn lất phất. Ngoài đồng vắng hoe chỉ lác đác có dăm ba nhà đang cắm cúi làm việc ngoài đồng. Vào thời điểm này mọi nhà đã cấy xong cả. Nhà Vân neo người, bố là thương binh chẳng giúp gì được cho việc đồng áng nên đến tận bây giờ mà ruộng nhà cô vẫn còn cấy chưa xong. Một mình mẹ cô bươn trải với mấy sào ruộng, nuôi một chồng quanh năm đau ốm và một cô con gái ăn học. Bà biết cách duy nhất giúp con gái mình thoát khỏi cảnh nghèo hèn ở vùng đồng chua nước mặn này là: Học! Vì vậy bà nhất quyết không cho Vân nghỉ học giúp mình. Bà bảo.
-Nhiệm vụ của con là học để thoát khỏi vùng quê nghèo này. Con là của để dành cuối cùng của bố mẹ.
Bà nói câu”Con là của để dành cuối cùng của bố mẹ “ Với một giọng sắt đanh, quyết liệt. Vân hiểu điều mẹ nói và cô lao đầu vào học.
Thật là may mắn! Trời ơi! Một sự may mắn ngược đời. Bố cô là thương binh nên hàng tháng nhà cũng còn có một chút tiền để cho cô ăn học. Cô không hiểu: Nếu như bố mình không phải là thương binh thì đời cô sẽ ra sao ?. Đôi lúc cô gái nghe bố mình than thở.
-Giá mà hồi ấy mình cụt thêm cả một cái chân nữa thì có phải vợ con mình đỡ khổ không!
Nghe bố than thở , cô chỉ muốn khóc.
Nghèo! Hèn! Tuổi thơ của Vân trôi đi trong sự lãng quên của dòng họ. Hình như dòng họ “Nguyễn Bình hồ” này trong gia phả không có tên của gia đình cô. Cho đến tận khi cô giật được, đúng là giật, theo đúng nghĩa đen của nó vì cô đã dồn hết sức lực, khát khao, với một trách nhiệm lớn lao đè nặng lên đôi vai bé nhỏ của mình “Của để giành cuối cùng” để đoạt được một suất học bổng du học bên Mỹ, dòng họ cô mới chợt bừng tỉnh. À! Gia phả của dòng họ Nguyễn này hình như vẫn còn sót mất một người. Ông trưởng họ cầm một cuốn sổ đến nhà Vân hỏi lại ngày sinh, tháng đẻ của cả gia đình. Ông ta bảo.
-Cháu đã làm rạng danh dòng họ Nguyễn chúng ta.
Hai mẹ con cắm cúi bước. Ngang qua đám mấy bà đang cấy, một bà ngẩng lên nhìn hai mẹ con rồi buông thõng một câu.
-Tưởng sang Mỹ thì làm vương làm tướng gì hóa ra lại về nhà bám đít con trâu.
Vân nghiến răng, dừng lại. Mẹ cô vội vàng kéo vội tay cô.
-Mẹ xin con! Nhịn đi con ạ
Đến tối, Vân gói ghém đồ đạc của mình cho vào chiếc ba lô. Cô bảo với mẹ.
-Con phải lên Hà nội mẹ ạ. Chỉ có lên trên ấy con mới rửa được mối nhục ngày hôm nay.
Mẹ cô gật đầu.
-Ừ con cứ yên tâm mà đi! Đừng lo lắng gì ở nhà.
Vân ôm lấy mẹ. Cô khóc! Răng cô nghiến chặt vào môi để ngăn cho tiếng khóc khỏi bật lên thành tiếng. Chỉ có dòng nước mắt nóng hổi thấm uốt cả vai chiếc áo đã bạc màu mà mẹ cô đang mặc.
*
* *
Việc đầu tiên Bạch Vân làm khi lên Hà nội là đến nhà cô chị họ. Cô phải đứng ngần ngừ mãi trước cổng tòa biệt thự sang trọng nằm ngay bên bờ hồ Tây lộng gió mới dám bấm chuông. Một người đàn ông tóc đã muối tiêu gần hết ra mở cổng
-Cô hỏi ai?
-Bác cho cháu hỏi đây có phải là nhà chị Hồng Vân không ạ
Bạch Vân lễ phép hỏi. Người đàn ông gật đầu.
-Đúng rồi! –Ông ta chăm chú quan sát cô từ đầu đến chân. –Mà cô là thế nào với nhà tôi?
Vân giật nẩy người. Cô chợt nhớ đến cái bộ dạng thiểu não của ông Thái bố của Hồng Vân khi bị kéo ra trước đám đông trong này giỗ họ. Ra vậy! Thảo nào, từ khi cưới đến giờ đã có con mà làng xóm chưa một ai biết mặt con rể nhà ông Thái.
-Dạ! Em là em họ của chị Hồng Vân
Rất nhanh, cô thay đổi cách xưng hô
-Thế à! Vào đây em.
Người đàn ông kêu lên vui mừng.T iếng “Em” của ông ta phát ra một cách rất tự nhiên và ngọt như mía lùi. Ông tránh sang một bên cho Vân bước vào, rồi cẩn thận khép cánh cổng sắt to đùng lại. Hai người đi vào phòng khách. Bạch Vân ngỡ ngàng ngắm nhìn cái phòng khách bề thế, sang trọng. Cô thốt lên.
-Chị Vân sướng thật đấy.
Vừa nói cô vừa ngồi xuồng ghế. Chồng Hồng Vân xăng xái chạy ra chỗ tủ rượu nhấc ra một chai rượu tây chưa mở nút. Nghe Bạch Vân nói, ông ta đưa mắt nhìn cô gái. Nhìn ánh mắt ấy, người Vân bỗng run lên.
- Ồ! Nếu muốn thì em có khi còn sướng hơn cả chị của em ấy chứ. –Nói xong ông cười như muốn khỏa lấp đi cái điều vừa nói.--Ta phải làm một ly chúc mừng cho cuộc hội ngộ này chứ nhỉ. Mà em tên là gì?
-Dạ! Em cũng tên là Vân! Bạch Vân ạ.
-Em cũng tên là Vân à! –Ông ta ngạc nhiên nhìn cô, trong ánh mắt lộ ra một vẻ vô cùng thích thú. –Hình như những cô gái tên là Vân cô nào cũng đẹp.
Vân đỏ mặt vì ngượng, cô lúng túng chẳng biết nói gì. Thật may cho cô, đúng lúc ấy thì cánh cổng mở ra và một chiếc Mercedes bóng lộn chạy vào. Chị họ của cô đã trở về. Cửa xe mở ra, Hồng Vân cùng một đứa bé trai chừng hai tuổi bước ra. Người lái xe đi theo sau, tay xách một lô những gói hàng. Thấy vợ về, ông chồng vội vàng cất chai rượu vào trong tủ chạy vội ra đón vợ.
-Em đã về rồi đấy à? Sao về sớm thế?
Thấy Bạch vân, người chị họ hơi sững người đi một chút. Vẻ lúng túng hiện rõ trên khuôn mặt, xong rất nhanh, cô ta lấy lại được ngay vẻ mặt bình thường.
-Mày đến lâu chưa? –Tuy miệng hỏi vậy nhưng hình như cô gái không đợi nghe câu trả lời của cô em mình mà quay sang chồng giới thiệu
- Đây là em họ em.
Ông chồng nhanh nhẩu.
-Anh biết rồi! Và cô ta cũng tên là Vân đúng không?
Hồng vân lườm chồng một cái . Cái lườm sắc, lạnh làm anh chồng tịt mít.
-Đã lân la tìm hiểu được nhiều thế rồi cơ à? . –Nói rồi Hồng vân quay sang bảo cô em mà không cần giữ ý . –Cả mày nữa! Cẩn thận đấy! Lão chẳng tha một ai đâu.
Bạch Vân cười nói đỡ cho anh chồng.
-Gớm! Làm gì mà chị giữ ông anh em ghê thế. Chị đừng lo. –Nói rồi cô quay sang đỡ thằng bé lên, vỗ vỗ vào lưng nó ngâm nga.
Cháu ơi cháu ngủ cho no
Của dì dì giữ ai bò mặc ai
Hồng Vân bật cười.
-Mày vẫn đáo để như ngày xưa. Tối nay mày ở lại đây. Tao lâu lắm rồi không có người để tâm sự. À! Mà mày đã xin được việc chưa?. –Bạch Vân thở dài lắc đầu. –Khốn nạn! –Mặt Hồng Vân cau lại vì bất bình. –Một Tiến sỹ của trường Havard mà không xin nổi được một công việc trong khi bọn con ông cháu cha vô học nhan nhản trong các cơ quan nhà nước.
Chồng Hồng Vân cười
-Tiến sỹ đã là cái gì! Có ông giáo sư người Việt của một trường đại học y của Mỹ về hưu, về nước xin làm từ thiện, nghĩa là không nhận lương, mà không có một bệnh viện nào nhận cả.
-Thật thế hả anh?
Bạch vân ngạc nhiên. Mấy năm qua cô chỉ lao đầu vào học để thoát khỏi vùng đồng chua nước mặn nên chẳng biết những gì đang xảy ra trong xã hội.
_-Sao không thật! Chuyện đang ầm ĩ trên báo suốt cả tuần nay. Việt nam không cần người giỏi mà chỉ cần bè cánh. Rõ chưa? Con ếch!
-Anh có thể xin giúp nó được không?
Hồng vân hỏi chồng. Anh chồng tươi tỉnh.
-Việc gì phải xin ai. Em cứ về tổng công ty của anh…
Chồng Hồng Vân định nói tiếp, nhưng cô vợ đã cắt ngang
-Thôi đi! Ông định mía ngọt đánh cả cụm chắc?
-Em lúc nào cũng đa nghi
Chồng Hồng Vân gượng gạo
-Đa nghi thế mà tôi vẫn còn sống dở chết dở với ông đây này
Giọng Hồng Vân đay nghiến. Nhìn bộ dạng anh chồng , Bạch Vân lờ mờ đoán được hình như họ đang có điều gì đó xảy ra.
*
* *
-Anh chị có chuyện gì vậy?
Bạch Vân hỏi khi cánh cửa phòng khép lại. Hồng Vân khe khẽ đặt thằng bé đang ngủ say xuống giường rồi cẩn thẩn phủ lên trên mình nó một tấm chăn mỏng . Xong xuôi, cô quay lại cô em họ, ngồi xuống chiếc ghế . Tất cả vẻ mạnh mẽ, sắc sảo trên khuôn mặt cô gái biến mất, nhường chỗ cho một nỗi mệt mỏi, chán nản.
-Còn việc gì nữa! lão ta lại tòm tem với con thư kí và có thêm một đứa con nữa. May mà lại là con gái.
“Lại là con gái” cụm từ ấy làm Bạch Vân hiểu ra ngay vấn đề. Cô đi lại ngồi xuống im lặng cầm lấy tay người chị họ.
-Chị phải làm mọi cách mà giữ lấy chồng.
Bạch Vân nói sau một phút im lặng, giọng đầy thông cảm.
-Mày tưởng tao muốn giữ lão ấy à? Không! Tao chỉ muốn giữ lấy tiền của tao thôi!
Giọng Hồng Vân đanh lại. Trong cái đanh gằn giận dữ ấy, Bạch Vân vẫn cảm thấy một cái gì đó của sự hoang mang, lo lắng thậm chí là tuyệt vọng. Rồi hình như đã kiệt sức, Hồng Vân ôm choàng lấy cô em họ, gục vào vai cô, toàn thân run rẩy.
-Mày tưởng lấy lão tao sung sướng lắm sao? Mày tưởng tao yêu lão sao? Không! –Hồng vân lắc đầu thú nhận. –Tao chỉ yêu tiền của lão thôi!
Bạch Vân chăm chú nhìn chị họ mình. Cô cứ tưởng rằng khi nói với cô “Tao chỉ yêu tiền của lão thôi” Ít nhất chị cô cũng phải có cái gì đó thể hiện sự xấu hổ. Nhưng không! Trên khuôn mặt khả ái ấy ngoài sự hoang mang lo lắng ra không có chút gì của sự hối hận.
-Thế anh ấy có yêu chị không?
Bạch vân rụt rè hỏi. Môi ngươi chị họ nhếch lên một nụ cười cay đắng
-Mày bảo có tình yêu không giữa một lão già giàu có với một cô gái bao chỉ bằng tuổi con mình? Tất cả chỉ là một sự mua bán, đổi chác. Lão cho tao tiền còn tao cho lão tuổi trẻ và nhan sắc của mình.
-Nhưng lão vẫn cưới chị đấy thôi. Chị có đăng kí kết hôn đấy chứ?
Hồng Vân gật đàu.
-Có! Tao đã lừa được lão ! Và tao cũng gặp may nữa.
Bạch Vân ngơ ngác nhìn chị họ. Cô không hiểu.
-Lúc đầu tao chỉ là gái bao của lão. Chúng tao đã thỏa thuận không được có con. Nhưng lão lại không muốn dùng bao cao su khi quan hệ. Lão bảo: “Mất tiền thì phải chơi cho sướng” nên lão bắt tao phải uống thuốc tránh thai. Lão dọa “Em đừng nghĩ dùng cách có thai để trói buộc anh. Nếu em mà có thai là anh sẽ biến ngay và không bao giờ anh thừa nhận đấy là đứa con của mình”. Nghe lão nói tao cũng nản lắm. Mày tính, tuổi thanh xuân thì ngắn. Nếu không trói được lão để cho lão chơi mình dăm ba năm rồi lão chạy thì mình chết à. Thế là tao ngừng dùng thuốc tránh thai . Khi biết mình có thai, tao phải giữ kín cho đến tận khi xác định chính xác giới tính đứa bé tao mới cho lão biết. Nghe tao nói “Em có thai” lão nổi giận đùng đùng cầm ngay lấy cái va li của tao cùng với một tập tiền năm trăm nghìn ném ra ngoài cửa gầm lên.
-Cút!
Quát xong, có lẽ là vì quá tức giận lão phải dựa vào cửa thở hổn hển. Tao tỉnh như không, cúi xuống cầm lấy tập tiền quăng trả lại cho lão.
-Em không cần tiền của anh. Anh hãy giữ lấy tiền để sau này còn đi “ Xây nhà tình nghĩa”
-Sao lại đi “Xây nhà tình nghĩa”?
Bạc Vân hỏi chen vào. Hồng Vân nhìn cô em họ ngạc nhiên hỏi lại
-Mày không biết thật à? –Rồi không đợi cô em trả lời, cô chị nói tiếp. –Không có con trai , mang tiền đi xây nhà cho con rể nó ở thì đúng là “Xây nhà tình nghĩa”chứ còn gì nữa.
Bạch Vân cười.
-Cái lưỡi chị nhọn như kim ấy.
Cô chị cũng cười gật đầu.
-Ừ! Nghe tao nói mặt lão xám ngoét, người run bắn lên vì tức giận. Tao làm như không nhìn thấy điều ấy, cúi xuống xách va ly bước đi mấy bước rồi mới quay lại bảo lão. –Lúc nào chết anh nhớ bảo con gái anh báo cho em một tiếng, em sẽ cho thằng cu đến chịu tang.
Nghe tao nói, lão đờ người ra, một lúc sau mới lắp bắp hỏi lại.
-Cô…Cô baả..o s…ao?
Tao không trả lời vào câu hỏi của lão cứ thế đi thẳng ra ngoài cổng, vừa đi vừa nói.
-Giấy siêu âm thai nhi để trong ngăn kéo bàn trang điểm của em ấy.
Nói rồi tao xách va ly bước thẳng ra cổng. Lão vội vàng chạy theo giữ tao lại. Lão đổi giọng.
-Thôi mà! Anh xin lỗi. Thằng cu của anh được mấy tháng rồi?
Lão không có con trai điều đó làm cho lão cực kì cay cú. Giàu có như lão, địa vị xã hội cao như lão, nhưnng mỗi lần về quê, khi dòng họ có việc chẳng bao giờ lão được ngồi lên mâm trên dù cho lão đã bỏ không biết bao nhiêu tiền của cho dòng họ.
-“Anh hĩm” ngồi xuống dưới kia đi
Nhà lão lại là trưởng họ. Bố lão cũng cay cú lắm nhưng không thể thay đổi được tục lệ của làng xã.
Từ khi tao sinh được thằng bé , lão được thăng lên chức “Anh cu” và được chuyển lên ngồi mâm trên và tao với thằng bé trở thành báu vật của cả họ nhà lão.
-Chị cũng phải quản lý anh ấy cho chắc vào , Đừng để mất cái thế “Độc quyền” của mình.
-Đấy chính là điều đau đầu nhất của tao. Có giời quản lý được những người như lão. Vừa rồi lão lại tòi thêm ra một đứa với con thư kí may mà lại là con gái. À! –Như chợt nghĩ ra điều gì, cô chị à lên một tiếng .—Mày học bên Mĩ mày có biết bên ấy có loại thuốc nào diệt dục không? Tao nghe nói ở Hàn quốc người ta cho các phạm nhân mắc tội cưỡng hiếp uống thuốc diệt dục. Làm thế nào để mua được loại thuốc ấy nhỉ?
-Thế còn chị?
Bạch vân kinh ngạc hỏi. Hồng vân cười.
-Bây giờ trai gọi thiếu gì. Mà mày ngốc thật đấy.
*
* *
Mà đúng Bạch vân là một cô gái ngốc. Trẻ, tài năng, xinh đẹp, có bằng tiến sỹ tưởng rằng như thế là đủ cho một tương lai thênh thang trước mặt nhưng không phải. Phải nhờ vào sự giới thiệu của chồng Hồng Vân cô mới xin vào được một ngân hàng của nhà nước với mức lương sáu triệu tương đương với thu nhập của một anh chàng xe ôm ngoài đường phố.
Nhưng đấy không phải là điều làm cho cô bức xúc nhất. Ngày trước cô vùi đầu vào những chồng sách cao ngất trong thư viện của trường với một ý nghĩ ngây thơ và mãnh liệt rằng nó là một tài sản vô giá mà không phải ai cũng có để giúp cô vươn lên trong sự nghiệp của mình. NHưng cô đã nhầm. Chẳng một ai cần đến kiến thức của cô cả. Cái mà các xếp bự cần ở một người phụ nữ như cô là nhan sắc mà cái điều đó thì các giáo sư của cái trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ chẳng một ai biết để mà dạy cho cô và thế là một tiến sỹ với tấm bằng xuất sắc vẫn chỉ là một chân sai vặt.
Mà cũng chẳng ai dạy cho cô rằng : Đất nước này chẳng phải là của riêng ai nên cũng chẳng có ai gìn giữ ,vậy nên, ai có cơ hội thì cứ việc mang xẻng xúc bất cứ thứ gì có thể mang về nhà.
Một lần, cô theo một đoàn đi định giá tài sản thế chấp, cô đã kinh ngạc khi người ta đánh giá một ngôi biệt thự chỉ xấp xỉ ba mươi tỷ với cái giá trên trời: Mười trăm tám mươi tỷ. Cô đã buột mồm kêu lên.
-Làm gì đến cái giá ấy!
Mọi người trong đoàn định giá quay lại nhìn cô với ánh mắt vừa ngạc nhiên, vừa khó chịu. Đến khi kí vào văn bản, cô đã nhất định không chịu kí. Một cô gái rất trẻ mà cô biết đó là nhân tình của ông phó tổng giám đốc đã định sửng cồ lên với cô. Nhưng tổng giám đốc, trưởng đoàn, đã ngăn cô ta lại. Ông ta mở túi xách nhét tờ biên bản đánh giá giá trị tài sản vào trong , tươi cười bảo với mọi người.
-Không sao! việc này ngày mai mọi người lên phòng tôi họp rồi chúng ta sẽ quyết định. Bây giờ thì giải tán.
Mọi người ra xe quay về. Bạch Vân định leo lên chiếc ô tô chung của đoàn thì ông tổng giám đốc ngăn lại.
- Cô lên xe của tôi. Tôi có việc cần bàn.
Giọng ông ta rất mực nghiêm chỉnh. Khi ra đến xe, ông ta bảo với tay tài xế.
- Cậu ra xe về cùng với đoàn. Hôm nay tôi tự lái.
Nói rồi ông tự tay mở cửa xe cho Bạch Vân. Bảo cô với một giọng rất lịch sự và mực thước.
-Cô lên xe đi.
Ngồi trong xe, Bạch vân thoáng thấy hình như tay lái xe nhìn ông tổng giám đốc cười cười. Chiếc xe phóng đi và đỗ lại trước một cửa hàng sang trọng. Tổng giám đốc nhìn đồng hồ rồi bảo với cô.
-Muộn rồi. Ta vào đây ăn một chút gì đã.
Hai người bước vào nhà hàng, thấy ông tổng giám đốc, một cô lễ tân vội vàng chạy lại.
-Lâu lắm rồi mới lại thấy anh Tân.
Tiếng « Anh » trôi qua miệng cô gái trẻ trơn tuột không một chút vấp. Hình như ông ta là khách quen của cửa hàng này.
-Cho chúng tôi một phòng ăn riêng.
Giọng ông ta nghiêm nghị, lạnh lùng không hề có một chút gì cộng hưởng với tiếng « Anh » ngọt ngào của cô gái trẻ.
Khi hai người ngồi trong phòng ăn riêng đợi thức ăn mang ra, ông tổng giám đốc mở cái túi xách vẫn mang theo bên mình lấy ra một cái phong bì dày côp đặt trên mặt bàn và ẩn về phía cô. Nhìn thẳng vào cô thẳng thắn.
-Đây là một trăm triệu phần của cô.
Bạch Vân ngạc nhiên.
-Tiền gì ạ ?
-Tiền để mua chữ kí của cô vào bản định giá này.--Vừa nói, ông ta vừa rút tờ giấy biên bản ra đặt trên bàn, lấy tay gõ gõ vào tờ giấy. Vân cắn môi. Một chút yên lặng. –Cô tưởng mình cô là tiến sỹ à ? Trong đoàn này có tới ba tiến sỹ và tôi. –Ông lấy tay chỉ vào ngực mình. –Cũng là tiến sỹ. Họ không ngốc. Người ngốc duy nhất là cô. –Ông ngừng lại một lúc rồi nói với cô bằng một giọng tâm tình. --Họ là khách hàng quen lâu năm và rất có uy tín. Họ cần một số vốn là một trăm năm mươi tỷ cho một thương vụ vậy nên chúng ta phải tìm ra cách giúp họ .
-Ngộ nhỡ………
Cô mới nói đến đây thì ông ta đã dơ tay ngăn cô lại.
-Cô muốn nói là ngộ nhỡ họ thất bại thì sao đúng không ? –Ông ta im lặng một lát rồi nhìn thẳng vào cô thẳng thắn. –Thì ngân hàng sẽ mất tiền. Nhưng….Ông ta dừng lại một lát rất lâu rồi đột ngột hỏi. –Nhưng đấy là tiền của cô à mà cô giữ ?
Cái giọng lạnh lùng khi hỏi câu đó khiến Vân thoáng rùng mình.
-Thế nếu bị ra tòa ?
Ông ta cười.
-Thì sẽ không đến lượt cô. Người đầu tiên là tôi, sau đó là hai ông trưởng phòng. Cô chẳng có một chút chức danh gì để mà phải hầu tòa.
Vân đã thực sự ngạc nhiên. Cô cứ tưởng rằng cô có mặt trong một đoàn giám định là vì họ cần đến kiến thức của cô trong việc đinh giá một tài sản lớn đến vậy. Cô nhầm!
-Thế thì việc gì phải có em ở trong đoàn ạ?
-Chính tôi đã đưa cô vào danh sách. Còn tại sao thì cô phải tự tìm hiểu cô bé ạ.
-Thế nếu em không kí thì có làm sao không ?
Ông ta lắc đầu cười rất thoải mái.
-Không sao cả. Thực ra chúng tôi chỉ muốn giúp họ là chính chứ còn khoản tiền này. –Ông ta chỉ vào chiếc phong bì. --Với tôi không đáng kể. Chỉ có điều là cô đã giết chết một doanh nghiệp và đập đi nồi cơm của hai nghìn con người.
Nói rồi ông ta mở túi xách nhặt cái phong bì và tờ định giá nhét vào. Đúng lúc đó thì thức ăn được bưng lên. Vân không còn bụng dạ nào để ăn. Có bữa cơm nào là miễn phí. Hình như ông tổng giám đốc hiểu được cái tâm lý ấy của cô. Ông ta trấn an.
-Không có vấn đề gì đâu. Cô thoải mái đi để ăn cho ngon miệng.
Ăn xong, ông tổng giám đốc nhất định lái xe đưa cô về đến tận nhà mặc cho Bạch vân nhất mực từ chối.
Chỗ Bạch Vân ở là một ngôi nhà cấp bốn người ta vẫn xây cho sinh viên thuê. Bước vào trong nhà, ông tổng giám đốc lắc đầu kêu lên
-Chỗ như thế này mà sao cô vẫn ở được. Sao cô không thuê một căn hộ khang trang hơn ?
Vân cũng chẳng cần dấu diếm.
-Tại em không có tiền. Em còn phải gửi tiền về giúp đỡ gia đình. Bố em là thương binh cụ đau ốm suốt.
Ông tổng giám đốc cười.
-Thế mà cô từ chối một trăm triệu
-Vì bố em vẫn bảo « Giấy rách phải giữ lấy lề con ạ »
Tổng giám đốc không nói gì. Ngồi chơi một lúc , ông ta đứng dậy ra về. Lúc tiễn ông ta ra xe, trước khi đi ông ta mới bảo.
-Cơ quan có một khu nhà tập thể cũ đang hóa giá. Ngày mai đến cơ quan, cô làm một cái đơn mang lên phòng tôi, tôi sẽ kí bán cho cô một căn trừ vào tiền lương hàng tháng
-Không……
Mới thốt được tiếng không ấy thì Vân đã bị ông ta ngăn lại. Ông nhìn cô nghiêm nghị.
-Tôi chưa nói hết ! Và cô vẫn không cần phải kí vào tờ định giá. Như thế cô đã yên tâm chưa ?
Nói rồi ông ta nổ máy phóng xe đi ngay không để cho cô nói thêm một lời nào. Vân quay trở vào nhà. Ngồi chưa nóng chỗ thì cô bé hàng xóm, người cũng thuê nhà trong xóm cô chạy sang Mặt cô bé tươi rói.
-Bà chị ! Khao xóm đi chứ
-Khao vì cái gì ?
Vân ngạc nhiên.
-Còn gì nữa. Có ông bồ đại gia như thế phải khao bọn này một bữa ra trò vào không lần sau lão mà đến đây là bọn em đến phá đấy.
Vân bật cười.
-Bồ cái con khỉ. Xếp của tao đấy.
-Ai chẳng biết đấy là xếp to của chị. Con vịt này béo lắm đấy ! chị đừng có mà để sổng mất
-Ơ cái con này ! Tao đã bảo đấy không phải là bồ của tao. Ông ta là tổng giám đốc của Ngân hàng tao đang làm việc. Ông ta có vợ con rồi.
- Thì ai chẳng biết ông ta có vợ con rồi ! Thế vịt mới béo chứ.
Vân phát mạnh vào cái mông cô bé.
-Con nỡm ! Mày tưởng ai cũng như mày chắc
Đến lượt cô bé hàng xóm ngạc nhiên.
-Ơ ! Thế chị không bắt bồ với lão thật à ? Lão say nắng chị lắm mà.
-Sao mày biết là lão bị “Say nắng”? Tao có thấy gì đâu
-Chị ngốc thật đấy! Người ta mê mình mà cũng không biết. Hoài của! Hay là chị tìm cách bắn lão cho em đi. –Nói xong , cô bé đột nhiên thở dài một tiếng. –Mà thôi! Chắc là không được đâu. Những người như ông ta chẳng bao giờ bắt bồ với người như em đâu.
Nói xong câu đó mặt cô bé buồn rười rượi làm cho Vân vừa thấy thương cho cô bé vừa cảm thấy tò mò.
-Sao không được! Em trẻ hơn chị, xinh hơn chị. Nếu chị còn làm cho lão say nắng thì em còn làm cho lão ngã lăn đùng ra ấy chứ. Thế cái lão bồ của em đâu? Thôi nhau rồi à?
Cô bé buồn bã lắc đầu.
-Chưa thôi! Nhưng lão ấy có phải là bồ của em đâu.
-Thế thì là gì?
-Thì chỉ là cái hợp đồng chơi gái tháng thôi. Lúc nào lão chán hay hết tiền là chấm dứt hợp đồng.
-Thế thì em đi lại với lão làm gì. Em trẻ lại xinh đẹp sao không tìm một người yêu em thật lòng?
-Vì sao à? –Cô bé bật cười. –Vì tiền chứ còn gì nữa. Em nghe nói chị là tiến sỹ đi du học ở Mĩ về đúng không?
Vân gật đầu hỏi lại.
-Thế thì sao?
-Thế lương chị được bao nhiêu?
-Sáu triệu!
Cô bé trợn tròn mắt vì kinh ngạc . Cô không thể tin rằng một tiến sỹ học ở nước ngoài về mà lương được có sáu triệu bạc.
-Sáu triệu! Không đủ tiền để em mua si líp. –Cô bé không dùng từ quần lót mà lại dùng từ si líp một từ mà giới trí thức như Vân không bao giờ dùng đến khiến cho cô hơi khó chịu. --Thế thì chị đi học làm gì cho nó khổ ra. Một tháng em kiếm được không dưới hai mươi triệu.
“Hai mươi triệu” Ba tiếng ấy đã đập tan mọi lý lẽ Vân định dùng để trả lời cho câu hỏi “Chị đi học làm gì cho khổ ra” của cô bé. Ừ nhỉ! Đi học làm gì khi mà số tiền mình kiếm được chỉ bằng một phần ba số, thậm chí là một phần tư số tiền của một cô gái như cô bé này.?Nhưng…..Một tiếng nhưng khe khẽ thầm thì trong óc vân. Hình như cô bé cũng nghe được tiếng “Nhưng” ấy. Cô bé bảo.
-Chị đưa cho em một trăm nghìn nghìn.
Vân không nói gì, mở ví rút tiền đưa cho cô bé. Cô bé cũng lấy ra một tờ một trăm nghìn rồi gí hai tờ tiền vào mũi vân.
-Chị ngửi đi. Tờ tiền của em có thối hơn tờ tiền của chị không?. –Cô bé đưa trả vân tờ một
trăm nghìn rồi ngậm ngùi nói.--Chị hơn hẳn em là ngoài xinh đẹp ra chị còn là một trí thức mà đấy mới là cái lão vừa ra khỏi đây muốn. Lão ấy không cần một hợp đồng chơi gái tháng như cái lão của em vì nếu thích lão ấy có thể bỏ ra một nghìn đô để ném một cô gái mới mười tám tuổi xinh như hoa hậu lên giường. Cái lão muốn là một cuộc tình ngoài luồng, có yêu thương, có hờn giận, có thể san sẻ với lão những buồn vui, lo lắng và cuối cùng mới là đến cái giường.
-Thế lão của em không có những cái ấy à?
Vân tò mò hỏi. Cô bé buồn bã lắc đầu.
-Làm gì có!Lão của em là chủ một doanh nghiệp tư nhân chứ không phải là quan chức bự như lão của chị. Lúc nào nứng lên là lão mò đến em, lột hết quần áo và “Phập”!
Mặt Vân nhăn lại vì cách nói quá mạnh bạo của cô bé. Vân buột miệng hỏi.
-Thế em không nghĩ gì đến tương lai của mình à?
-Có chứ! –Cô bé vui vẻ nói. Vân có cảm giác, với cô bé này những việc cô ta đang làm, cô ta không cho là đó là việc xấu xa cần phải che dấu. –Chính vì vậy mà em mới thuê nhà ở xóm trọ này mà không chịu ở cái nhà lão vừa mua dấu vợ. Ở đây, những lúc lão đi vắng em có thể đi kiếm thêm ở ngoài.
-Lão mua nhà cho em?
-Làm gì có chuyện ấy. Nhà vẫn đứng tên lão. Lúc nào chán lão đuổi mình ra khỏi cửa ngay.
-Thế thì tương lai mờ mịt lắm em ạ.
-Chị nhầm đây. Mờ mịt là thế nào. Mỗi tháng em chỉ cho phép mình tiêu khoảng bốn triệu gửi về giúp bố mẹ hai triệu. Mỗi năm em phải để ra được khoảng hai trăm năm mươi triệu. Khi nào có một tỷ là em dừng ngay, chạy về quê lấy chồng. Với một tỷ tiền vốn ở quê em chẳng phải làm gì mà vẫn sống sung túc.
-NHưng chị thấy bọn em có đứa nào rút ra khỏi vũng bùn được đâu. Bước vào thì dễ rút chân ra khó lắm em ạ.
Vân lựa lời khuyên giải. Cô cứ nghĩ rằng con bé trẻ người non dạ không nhìn xa trông rộng bằng mình. Nhưng cô đã nhầm.
-Không khó đâu chị ạ. Vấn đề là phải biết lúc nào thì dừng lại.Mà muốn dừng lại thì lại phải biết quý đồng tiền. Chúng em kiếm tiền một cách dễ dàng nên hầu hết đều rất phung phí đồng tiền mình kiếm ra. Đến lúc biết là cần phải dừng lại thì trong túi lại chẳng còn đồng nào thế là lại đành phải tiếp tục nghề cũ cho đến lúc thân xác tàn tạ. Làm cái nghề này phải tỉnh, biết dừng lại đúng lúc.
-Thế lúc nào là lúc cần phải dừng lại?
-Phải biết dừng lại khi mình còn nhan sắc chị ạ. Những trí thức như chị cho rằng kiến thức là tài sản vô giá của người phụ nữ là rất sai lầm. Với người đàn bà như chị em mình tài sản quý giá nhất chính là nhan sắc vì nhan sắc là cái có thể kiếm tiền dễ nhất và nhanh nhất. Chị có thấy hoa hậu hay người mẫu nào nghèo không? Còn những thạc sỹ, tiến sỹ nghèo khổ thì đầy đường Mà chị chính là một ví dụ.
-Thiếu gì những cô hoa hậu và người mẫu sống trong nghèo khó
Vân phản đối.
-Đó là vì họ không tỉnh táo. Phải biết dung nhan sắc kiếm tiền khi nhan sắc rực rỡ nhất. Phải biết giữ tiền và phải biết giữ lại chút nhan sắc để kiếm lấy một tấm chồng và dùng số tiền đã dành dụm để kiếm tiền bằng một cách khác
Vân đã kinh ngạc trước sự tỉnh táo của con bé. Nó tính toán lạnh lùng hơn hẳn một tiến sỹ kinh tế như mình. Cô thầm nghĩ.
-Thế em không sợ dư luận xã hội à?
-Có chứ chị.—Cô bé thú nhận. –nên nếu định dùng nhan sắc để kiếm tiền thì đừng dùng ở nơi mà gia đình mình sinh sống. Như chị chẳng hạn chị cứ bắt bồ với lão vừa đi khỏi đây trong vài năm kiếm lấy vài tỷ rồi sau đó chị tếch vào sài gòn dùng cái bằng tiến sỹ của mình để kiếm tiền thì ai biết mà chê cười. Vả lại…. Con bé tặc lưỡi một cái. –“Cái ấy”nó cũng giống như cái ao bèo tấm ấy mà chị.
Những hình ảnh trong ngày giỗ tổ lại hiện lên trong đầu Vân . Cái câu của ông trưởng họ “Điều đó có khác gì chính dòng họ Nguyễn bình Hồ chúng ta đã dẫn dắt cả xã này đến những điều thiêng liêng cao cả.” lại vang lên trong đầu . Không đúng! Phải nói rằng Tiền của dòng họ Nguyễn Bình Hồ đã dẫn dắt cả cái xã ấy đến những điều thiêng cao cả. Cái giọng sang sảng của ông trưởng họ khi nói câu ấy đã át đi cái tiếng nói nhỏ nhẹ của bố “Giấy rách phải giữ lấy lề con ạ”. “ Sang Mĩ tưởng làm vương làm tướng gì hóa ra lại về bám đít con trâu.” Hóa ra thiên hạ chẳng coi cái bằng tiến sỹ là gì nếu như cô nghèo. “Giầu” mới chính là một cô gái đẹp và khi ấy cái bằng tiến sỹ lại biến thành một viên kim cương trang điểm cho cái “ Giầu” thêm lộng lẫy. Một nền văn hóa mới đang định hình.
*
* *
Sáng hôm sau, Vân đến cơ quan. Cô cảm nhận được ngay cái không khí thù địch đang vây lấy quanh mình. Khi đi ngang qua bàn cô gái nhân tình của ông phó tổng giám đốc, cô ta buông một câu lơ lửng .
-Đã nghèo lại còn ngu. Hết thuốc chữa.
Vân đứng lại, quay nhìn cô gái ấy chằm chằm. Cô ta bắt đầu xửng cồ.
-Chị muốn gì!
Vân mỉm cười nhẹ nhàng nói.
-Chị sẽ không kí vào tờ giấy ấy. Nhưng chị sẽ kí vào một tờ giấy khác để cho em biết rằng chị không ngu.
Nói rồi cô đi thẳng vào căn phòng có treo một tấm biển mạ vàng “Phòng tổng giám đốc”
Hà nội 6-7-2014
-Bạch Vân!
-Hồng vân!
Hai cô gái trẻ ôm chầm lấy nhau . Lâu quá rồi còn gì, đã hơn ba năm nay bây giờ họ mới gặp lại nhau. Hai người là hai chị em họ. Kể về vai vế thì Hồng vân là chị. Nhưng vì bằng tuổi nhau, lại học cùng một lớp từ hồi còn học cấp ba trường huyện nên họ coi nhau như bạn bè..
-Mày từ Mỹ về khi nào vậy? Quà của tao đâu?
Hồng vân hỏi khi hai người rời nhau ra. Bạch Vân cười.
-Tiền đâu mà mua quà. Em tha được thân về nước đã là may mắn lắm rồi. Suýt nữa thì không có cả tiền mua vé máy bay mà về ấy chứ.
Nghe Bạch vân nói, Hồng vân trợn tròn mắt ngạc nhiên.
-Mày được học bổng nhà nước đi du học cơ mà?
Bạch Vân thở dài đến thượt một cái.
-Thì đúng vậy! Nhưng cái học bổng chết đói của nhà nước mình thì làm sao sống nổi trên đất Mỹ. Bọn em ở bên ấy phải đi làm thêm bục mặt mới đủ tiền trang trải cho sinh hoạt của mình.
Hồng vân nhìn cô em họ cười.
-Tiền mua quà thì không có nhưng lại lôi về một đống sách có phải không?
-Sao chị biết? –Bạch Vân ngạc nhiên. –Ai nói với chị ?
-Việc gì phải ai bảo mới biết. Bọn trí thức dở hơi chúng mày đứa nào mà chẳng thế. Cái cần học thì không học cứ hùng hục học những thứ mà cả đời chẳng dùng đến bao giờ.
-Thế chị bảo cái gì là cần phải học?
Hồng Vân thở dài thương hại cho cô em họ của mình.
-Đến bây giờ mà mày vẫn chưa biết à! Thế mày đã xin được việc chưa? –Bạch Vân nín lặng không nói gì. Quả thật, về nước đã mấy tháng rồi nhưng cô vẫn chưa thể xin vào làm việc ở bất cứ một cơ quan nào. –Lẽ ra điều mày, một phụ nữ xinh đẹp, cần phải học là học cách làm sao để tà lưa được một thằng mẽo xịn để biến mình thành một “Việt kiều yêu nước”. Rõ chưa? Con ngốc!
Nói xong, Hồng Vân phá lên cười một cách thích thú.
Quả thật Bạch vân là một cô gái xinh đẹp. Hồi còn học bên Mỹ , có biết bao chàng trai Mỹ say cô như điếu đổ. Khi ấy, nếu muốn biến thành “Việt kiều yêu nước”, chắc chắn với cô chẳng khó khăn gì. Thế nhưng cô đã không làm điều đó mà lại vùi đầu vào đống sách cao ngất của thư viện nhà trường và đến thứ bảy, chủ nhật lại quần quật làm việc cho một cửa hàng ăn để lấy thêm tiền mua những cuốn sách đắt khét.
Hôm nay là ngày giỗ tổ của dòng họ. Ông trưởng họ từ trong nhà thờ họ bước ra, vừa nhìn thấy hai chị em , ông đã vội vàng chạy ngay lại. Từ xa ông lão đã sởi lởi.
-Cháu Vân đến lúc nào thế?
Bạch Vân lại cứ nghĩ ông trưởng họ hỏi mình. Cô lễ phép .
-Dạ cháu vừa đến.
Hồng vân tươi cười cũng nói.
-Dạ! cháu cũng vừa mới đến.
Ông trưởng họ đến nơi hai cô gái nắm lấy cánh tay của Hồng vân kéo vào trong nhà vừa đi ông lão vừa nói.
-Cháu vào đây để bác giới thiệu cháu với mọi người.
Hình như ông không nhìn thấy Bạch vân hay ông không biết cô là ai?
Bạch vân đỏ mặt sượng sùng. Cô chợt nhớ đến buổi liên hoan do dòng họ cô tổ chức để tiễn cô sang học bên Mỹ ba năm về trước. Hôm ấy cũng đông như hôm nay, ông trưởng họ cũng nắm lấy tay cô kéo cô đứng ở giữa nhà thờ họ. Nét mặt ông rạng ngời. hãnh diện.
-Tôi xin giới thiệu với mọi người đây là cháu Vân con ông Quỳnh. Cháu nó vừa đoạt được học bổng của nhà nước ta sang nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Mỹ. –Giọng ông đột nhiên vút lên cao. Không phải là ông nói. Bạch vân có cảm giác như ông muốn hét to lên cho cả làng, cả xã này nghe tiếng. –Thế là cả cái xã này chỉ có duy nhất một tiến sỹ mà lại là người của dòng họ Nguyễn chúng ta. Tôi đề nghị mọi người cho một tràng pháo tay để chúc mừng.
Tiếng vỗ tay, tiếng reo hò tưởng làm sụp cả mái ngói của nhà thờ họ. Thế mà bây giờ!
Bach vân đi theo sau hai người. Cô tựa lưng vào cửa nhìn vào trong nhà thờ xem ông trưởng họ làm gì. Cô thấy cũng như ba năm về trước, ông lão dắt Hồng Vân ra đứng giữa nhà thờ họ trịnh trọng giới thiệu.
-Tôi xin giới thiệu với mọi người! Đây là cháu Vân con ông Thái.
Ông dừng lại một chút nhìn quanh rồi hỏi mọi người. –Ông Thái đâu rồi? mọi con mắt nhìn quanh, tìm kiếm. Một ai đó nói to
-Ông Thái đang ở ngoài sân.
-Đưa ông Thái vào đây!
Ông trưởng họ ra lệnh. Một người nắm tay ông Thái, gần như là phải lôi ông lão từ ngoài sân đi vào. Mọi người rẽ ra thành một lối nhường chỗ cho hai người. Tội nghiệp! Hình như ông lão không muốn chiềng mặt ra giữa đám đông này. Mặc! Mọi người lôi bằng được ông lão ra đứng bên cạnh cô con gái rượu của dòng họ. Ông trưởng họ dơ tay ra hiệu cho mội người im lặng. Khi không khí nhộn nhạo trong từ đường lặng xuống ông mới trịnh trọng nói tiếp.
-Cháu Vân đây chính là người đã cung tiến hơn ba trăm triệu đồng cho xã để đúc cái chuông của chùa ta . Không những thế! Cháu Vân còn nhân danh dòng họ Nguyễn chúng ta cung tiến hơn năm mươi triệu đồng để xây bậc tam cấp bằng đá của ngôi chùa. Chính vì vậy mà trên bậc tam cấp của chùa xã ta được đề hàng chữ “Dòng họ Nguyễn Bình Hồ cung tiến”.
Tiếng reo hò, vỗ tay lại nổi lên rầm trời. Ông trưởng họ im lặng đợi cho tiếng reo hò lặng đi rồi mới hỏi tiếp.
-Mọi người có hiểu ý nghĩa của việc ấy không?
Hỏi xong, ông lão nhìn quanh cả đám đông. Mọi người ngơ ngác nhìn nhau. Không ai trả lời được câu hỏi của ông trưởng họ. Ông lão lúc ấy mới vuốt râu cười đắc chí hỏi thêm mọi người một câu nữa.
-Muốn vào chùa thì phải đi qua đâu?
Mọi người lúc ấy mới ồ lên một tiếng. Bạch vân bỗng bật cười. Trời ơi! Một nền văn hóa mới đang hình thành.
-Muốn vào được chùa thì phải đi qua bậc tam cấp. Đúng không? Mà bậc tam cấp ấy là của dòng họ Nguyễn Bình Hồ chúng ta cung tiến. Điều đó có khác gì chính dòng họ Nguyễn bình Hồ chúng ta đã dẫn dắt cả xã này đến những điều thiêng liêng, cao cả.
Giọng ông trưởng tộc sang sảng. Hình như ông giận rằng sao mình không thể nói được to hơn để cho cả làng này, cả xã này nghe thấy.
Bạch Vân thở dài, cô lặng lẽ rời đám giỗ tổ trở về nhà.
*
* *
Bảy giờ sáng, vân gánh một đôi quang gánh theo mẹ ra đồng nhổ mạ. Trời rét ngọt, mưa phùn lất phất. Ngoài đồng vắng hoe chỉ lác đác có dăm ba nhà đang cắm cúi làm việc ngoài đồng. Vào thời điểm này mọi nhà đã cấy xong cả. Nhà Vân neo người, bố là thương binh chẳng giúp gì được cho việc đồng áng nên đến tận bây giờ mà ruộng nhà cô vẫn còn cấy chưa xong. Một mình mẹ cô bươn trải với mấy sào ruộng, nuôi một chồng quanh năm đau ốm và một cô con gái ăn học. Bà biết cách duy nhất giúp con gái mình thoát khỏi cảnh nghèo hèn ở vùng đồng chua nước mặn này là: Học! Vì vậy bà nhất quyết không cho Vân nghỉ học giúp mình. Bà bảo.
-Nhiệm vụ của con là học để thoát khỏi vùng quê nghèo này. Con là của để dành cuối cùng của bố mẹ.
Bà nói câu”Con là của để dành cuối cùng của bố mẹ “ Với một giọng sắt đanh, quyết liệt. Vân hiểu điều mẹ nói và cô lao đầu vào học.
Thật là may mắn! Trời ơi! Một sự may mắn ngược đời. Bố cô là thương binh nên hàng tháng nhà cũng còn có một chút tiền để cho cô ăn học. Cô không hiểu: Nếu như bố mình không phải là thương binh thì đời cô sẽ ra sao ?. Đôi lúc cô gái nghe bố mình than thở.
-Giá mà hồi ấy mình cụt thêm cả một cái chân nữa thì có phải vợ con mình đỡ khổ không!
Nghe bố than thở , cô chỉ muốn khóc.
Nghèo! Hèn! Tuổi thơ của Vân trôi đi trong sự lãng quên của dòng họ. Hình như dòng họ “Nguyễn Bình hồ” này trong gia phả không có tên của gia đình cô. Cho đến tận khi cô giật được, đúng là giật, theo đúng nghĩa đen của nó vì cô đã dồn hết sức lực, khát khao, với một trách nhiệm lớn lao đè nặng lên đôi vai bé nhỏ của mình “Của để giành cuối cùng” để đoạt được một suất học bổng du học bên Mỹ, dòng họ cô mới chợt bừng tỉnh. À! Gia phả của dòng họ Nguyễn này hình như vẫn còn sót mất một người. Ông trưởng họ cầm một cuốn sổ đến nhà Vân hỏi lại ngày sinh, tháng đẻ của cả gia đình. Ông ta bảo.
-Cháu đã làm rạng danh dòng họ Nguyễn chúng ta.
Hai mẹ con cắm cúi bước. Ngang qua đám mấy bà đang cấy, một bà ngẩng lên nhìn hai mẹ con rồi buông thõng một câu.
-Tưởng sang Mỹ thì làm vương làm tướng gì hóa ra lại về nhà bám đít con trâu.
Vân nghiến răng, dừng lại. Mẹ cô vội vàng kéo vội tay cô.
-Mẹ xin con! Nhịn đi con ạ
Đến tối, Vân gói ghém đồ đạc của mình cho vào chiếc ba lô. Cô bảo với mẹ.
-Con phải lên Hà nội mẹ ạ. Chỉ có lên trên ấy con mới rửa được mối nhục ngày hôm nay.
Mẹ cô gật đầu.
-Ừ con cứ yên tâm mà đi! Đừng lo lắng gì ở nhà.
Vân ôm lấy mẹ. Cô khóc! Răng cô nghiến chặt vào môi để ngăn cho tiếng khóc khỏi bật lên thành tiếng. Chỉ có dòng nước mắt nóng hổi thấm uốt cả vai chiếc áo đã bạc màu mà mẹ cô đang mặc.
*
* *
Việc đầu tiên Bạch Vân làm khi lên Hà nội là đến nhà cô chị họ. Cô phải đứng ngần ngừ mãi trước cổng tòa biệt thự sang trọng nằm ngay bên bờ hồ Tây lộng gió mới dám bấm chuông. Một người đàn ông tóc đã muối tiêu gần hết ra mở cổng
-Cô hỏi ai?
-Bác cho cháu hỏi đây có phải là nhà chị Hồng Vân không ạ
Bạch Vân lễ phép hỏi. Người đàn ông gật đầu.
-Đúng rồi! –Ông ta chăm chú quan sát cô từ đầu đến chân. –Mà cô là thế nào với nhà tôi?
Vân giật nẩy người. Cô chợt nhớ đến cái bộ dạng thiểu não của ông Thái bố của Hồng Vân khi bị kéo ra trước đám đông trong này giỗ họ. Ra vậy! Thảo nào, từ khi cưới đến giờ đã có con mà làng xóm chưa một ai biết mặt con rể nhà ông Thái.
-Dạ! Em là em họ của chị Hồng Vân
Rất nhanh, cô thay đổi cách xưng hô
-Thế à! Vào đây em.
Người đàn ông kêu lên vui mừng.T iếng “Em” của ông ta phát ra một cách rất tự nhiên và ngọt như mía lùi. Ông tránh sang một bên cho Vân bước vào, rồi cẩn thận khép cánh cổng sắt to đùng lại. Hai người đi vào phòng khách. Bạch Vân ngỡ ngàng ngắm nhìn cái phòng khách bề thế, sang trọng. Cô thốt lên.
-Chị Vân sướng thật đấy.
Vừa nói cô vừa ngồi xuồng ghế. Chồng Hồng Vân xăng xái chạy ra chỗ tủ rượu nhấc ra một chai rượu tây chưa mở nút. Nghe Bạch Vân nói, ông ta đưa mắt nhìn cô gái. Nhìn ánh mắt ấy, người Vân bỗng run lên.
- Ồ! Nếu muốn thì em có khi còn sướng hơn cả chị của em ấy chứ. –Nói xong ông cười như muốn khỏa lấp đi cái điều vừa nói.--Ta phải làm một ly chúc mừng cho cuộc hội ngộ này chứ nhỉ. Mà em tên là gì?
-Dạ! Em cũng tên là Vân! Bạch Vân ạ.
-Em cũng tên là Vân à! –Ông ta ngạc nhiên nhìn cô, trong ánh mắt lộ ra một vẻ vô cùng thích thú. –Hình như những cô gái tên là Vân cô nào cũng đẹp.
Vân đỏ mặt vì ngượng, cô lúng túng chẳng biết nói gì. Thật may cho cô, đúng lúc ấy thì cánh cổng mở ra và một chiếc Mercedes bóng lộn chạy vào. Chị họ của cô đã trở về. Cửa xe mở ra, Hồng Vân cùng một đứa bé trai chừng hai tuổi bước ra. Người lái xe đi theo sau, tay xách một lô những gói hàng. Thấy vợ về, ông chồng vội vàng cất chai rượu vào trong tủ chạy vội ra đón vợ.
-Em đã về rồi đấy à? Sao về sớm thế?
Thấy Bạch vân, người chị họ hơi sững người đi một chút. Vẻ lúng túng hiện rõ trên khuôn mặt, xong rất nhanh, cô ta lấy lại được ngay vẻ mặt bình thường.
-Mày đến lâu chưa? –Tuy miệng hỏi vậy nhưng hình như cô gái không đợi nghe câu trả lời của cô em mình mà quay sang chồng giới thiệu
- Đây là em họ em.
Ông chồng nhanh nhẩu.
-Anh biết rồi! Và cô ta cũng tên là Vân đúng không?
Hồng vân lườm chồng một cái . Cái lườm sắc, lạnh làm anh chồng tịt mít.
-Đã lân la tìm hiểu được nhiều thế rồi cơ à? . –Nói rồi Hồng vân quay sang bảo cô em mà không cần giữ ý . –Cả mày nữa! Cẩn thận đấy! Lão chẳng tha một ai đâu.
Bạch Vân cười nói đỡ cho anh chồng.
-Gớm! Làm gì mà chị giữ ông anh em ghê thế. Chị đừng lo. –Nói rồi cô quay sang đỡ thằng bé lên, vỗ vỗ vào lưng nó ngâm nga.
Cháu ơi cháu ngủ cho no
Của dì dì giữ ai bò mặc ai
Hồng Vân bật cười.
-Mày vẫn đáo để như ngày xưa. Tối nay mày ở lại đây. Tao lâu lắm rồi không có người để tâm sự. À! Mà mày đã xin được việc chưa?. –Bạch Vân thở dài lắc đầu. –Khốn nạn! –Mặt Hồng Vân cau lại vì bất bình. –Một Tiến sỹ của trường Havard mà không xin nổi được một công việc trong khi bọn con ông cháu cha vô học nhan nhản trong các cơ quan nhà nước.
Chồng Hồng Vân cười
-Tiến sỹ đã là cái gì! Có ông giáo sư người Việt của một trường đại học y của Mỹ về hưu, về nước xin làm từ thiện, nghĩa là không nhận lương, mà không có một bệnh viện nào nhận cả.
-Thật thế hả anh?
Bạch vân ngạc nhiên. Mấy năm qua cô chỉ lao đầu vào học để thoát khỏi vùng đồng chua nước mặn nên chẳng biết những gì đang xảy ra trong xã hội.
_-Sao không thật! Chuyện đang ầm ĩ trên báo suốt cả tuần nay. Việt nam không cần người giỏi mà chỉ cần bè cánh. Rõ chưa? Con ếch!
-Anh có thể xin giúp nó được không?
Hồng vân hỏi chồng. Anh chồng tươi tỉnh.
-Việc gì phải xin ai. Em cứ về tổng công ty của anh…
Chồng Hồng Vân định nói tiếp, nhưng cô vợ đã cắt ngang
-Thôi đi! Ông định mía ngọt đánh cả cụm chắc?
-Em lúc nào cũng đa nghi
Chồng Hồng Vân gượng gạo
-Đa nghi thế mà tôi vẫn còn sống dở chết dở với ông đây này
Giọng Hồng Vân đay nghiến. Nhìn bộ dạng anh chồng , Bạch Vân lờ mờ đoán được hình như họ đang có điều gì đó xảy ra.
*
* *
-Anh chị có chuyện gì vậy?
Bạch Vân hỏi khi cánh cửa phòng khép lại. Hồng Vân khe khẽ đặt thằng bé đang ngủ say xuống giường rồi cẩn thẩn phủ lên trên mình nó một tấm chăn mỏng . Xong xuôi, cô quay lại cô em họ, ngồi xuống chiếc ghế . Tất cả vẻ mạnh mẽ, sắc sảo trên khuôn mặt cô gái biến mất, nhường chỗ cho một nỗi mệt mỏi, chán nản.
-Còn việc gì nữa! lão ta lại tòm tem với con thư kí và có thêm một đứa con nữa. May mà lại là con gái.
“Lại là con gái” cụm từ ấy làm Bạch Vân hiểu ra ngay vấn đề. Cô đi lại ngồi xuống im lặng cầm lấy tay người chị họ.
-Chị phải làm mọi cách mà giữ lấy chồng.
Bạch Vân nói sau một phút im lặng, giọng đầy thông cảm.
-Mày tưởng tao muốn giữ lão ấy à? Không! Tao chỉ muốn giữ lấy tiền của tao thôi!
Giọng Hồng Vân đanh lại. Trong cái đanh gằn giận dữ ấy, Bạch Vân vẫn cảm thấy một cái gì đó của sự hoang mang, lo lắng thậm chí là tuyệt vọng. Rồi hình như đã kiệt sức, Hồng Vân ôm choàng lấy cô em họ, gục vào vai cô, toàn thân run rẩy.
-Mày tưởng lấy lão tao sung sướng lắm sao? Mày tưởng tao yêu lão sao? Không! –Hồng vân lắc đầu thú nhận. –Tao chỉ yêu tiền của lão thôi!
Bạch Vân chăm chú nhìn chị họ mình. Cô cứ tưởng rằng khi nói với cô “Tao chỉ yêu tiền của lão thôi” Ít nhất chị cô cũng phải có cái gì đó thể hiện sự xấu hổ. Nhưng không! Trên khuôn mặt khả ái ấy ngoài sự hoang mang lo lắng ra không có chút gì của sự hối hận.
-Thế anh ấy có yêu chị không?
Bạch vân rụt rè hỏi. Môi ngươi chị họ nhếch lên một nụ cười cay đắng
-Mày bảo có tình yêu không giữa một lão già giàu có với một cô gái bao chỉ bằng tuổi con mình? Tất cả chỉ là một sự mua bán, đổi chác. Lão cho tao tiền còn tao cho lão tuổi trẻ và nhan sắc của mình.
-Nhưng lão vẫn cưới chị đấy thôi. Chị có đăng kí kết hôn đấy chứ?
Hồng Vân gật đàu.
-Có! Tao đã lừa được lão ! Và tao cũng gặp may nữa.
Bạch Vân ngơ ngác nhìn chị họ. Cô không hiểu.
-Lúc đầu tao chỉ là gái bao của lão. Chúng tao đã thỏa thuận không được có con. Nhưng lão lại không muốn dùng bao cao su khi quan hệ. Lão bảo: “Mất tiền thì phải chơi cho sướng” nên lão bắt tao phải uống thuốc tránh thai. Lão dọa “Em đừng nghĩ dùng cách có thai để trói buộc anh. Nếu em mà có thai là anh sẽ biến ngay và không bao giờ anh thừa nhận đấy là đứa con của mình”. Nghe lão nói tao cũng nản lắm. Mày tính, tuổi thanh xuân thì ngắn. Nếu không trói được lão để cho lão chơi mình dăm ba năm rồi lão chạy thì mình chết à. Thế là tao ngừng dùng thuốc tránh thai . Khi biết mình có thai, tao phải giữ kín cho đến tận khi xác định chính xác giới tính đứa bé tao mới cho lão biết. Nghe tao nói “Em có thai” lão nổi giận đùng đùng cầm ngay lấy cái va li của tao cùng với một tập tiền năm trăm nghìn ném ra ngoài cửa gầm lên.
-Cút!
Quát xong, có lẽ là vì quá tức giận lão phải dựa vào cửa thở hổn hển. Tao tỉnh như không, cúi xuống cầm lấy tập tiền quăng trả lại cho lão.
-Em không cần tiền của anh. Anh hãy giữ lấy tiền để sau này còn đi “ Xây nhà tình nghĩa”
-Sao lại đi “Xây nhà tình nghĩa”?
Bạc Vân hỏi chen vào. Hồng Vân nhìn cô em họ ngạc nhiên hỏi lại
-Mày không biết thật à? –Rồi không đợi cô em trả lời, cô chị nói tiếp. –Không có con trai , mang tiền đi xây nhà cho con rể nó ở thì đúng là “Xây nhà tình nghĩa”chứ còn gì nữa.
Bạch Vân cười.
-Cái lưỡi chị nhọn như kim ấy.
Cô chị cũng cười gật đầu.
-Ừ! Nghe tao nói mặt lão xám ngoét, người run bắn lên vì tức giận. Tao làm như không nhìn thấy điều ấy, cúi xuống xách va ly bước đi mấy bước rồi mới quay lại bảo lão. –Lúc nào chết anh nhớ bảo con gái anh báo cho em một tiếng, em sẽ cho thằng cu đến chịu tang.
Nghe tao nói, lão đờ người ra, một lúc sau mới lắp bắp hỏi lại.
-Cô…Cô baả..o s…ao?
Tao không trả lời vào câu hỏi của lão cứ thế đi thẳng ra ngoài cổng, vừa đi vừa nói.
-Giấy siêu âm thai nhi để trong ngăn kéo bàn trang điểm của em ấy.
Nói rồi tao xách va ly bước thẳng ra cổng. Lão vội vàng chạy theo giữ tao lại. Lão đổi giọng.
-Thôi mà! Anh xin lỗi. Thằng cu của anh được mấy tháng rồi?
Lão không có con trai điều đó làm cho lão cực kì cay cú. Giàu có như lão, địa vị xã hội cao như lão, nhưnng mỗi lần về quê, khi dòng họ có việc chẳng bao giờ lão được ngồi lên mâm trên dù cho lão đã bỏ không biết bao nhiêu tiền của cho dòng họ.
-“Anh hĩm” ngồi xuống dưới kia đi
Nhà lão lại là trưởng họ. Bố lão cũng cay cú lắm nhưng không thể thay đổi được tục lệ của làng xã.
Từ khi tao sinh được thằng bé , lão được thăng lên chức “Anh cu” và được chuyển lên ngồi mâm trên và tao với thằng bé trở thành báu vật của cả họ nhà lão.
-Chị cũng phải quản lý anh ấy cho chắc vào , Đừng để mất cái thế “Độc quyền” của mình.
-Đấy chính là điều đau đầu nhất của tao. Có giời quản lý được những người như lão. Vừa rồi lão lại tòi thêm ra một đứa với con thư kí may mà lại là con gái. À! –Như chợt nghĩ ra điều gì, cô chị à lên một tiếng .—Mày học bên Mĩ mày có biết bên ấy có loại thuốc nào diệt dục không? Tao nghe nói ở Hàn quốc người ta cho các phạm nhân mắc tội cưỡng hiếp uống thuốc diệt dục. Làm thế nào để mua được loại thuốc ấy nhỉ?
-Thế còn chị?
Bạch vân kinh ngạc hỏi. Hồng vân cười.
-Bây giờ trai gọi thiếu gì. Mà mày ngốc thật đấy.
*
* *
Mà đúng Bạch vân là một cô gái ngốc. Trẻ, tài năng, xinh đẹp, có bằng tiến sỹ tưởng rằng như thế là đủ cho một tương lai thênh thang trước mặt nhưng không phải. Phải nhờ vào sự giới thiệu của chồng Hồng Vân cô mới xin vào được một ngân hàng của nhà nước với mức lương sáu triệu tương đương với thu nhập của một anh chàng xe ôm ngoài đường phố.
Nhưng đấy không phải là điều làm cho cô bức xúc nhất. Ngày trước cô vùi đầu vào những chồng sách cao ngất trong thư viện của trường với một ý nghĩ ngây thơ và mãnh liệt rằng nó là một tài sản vô giá mà không phải ai cũng có để giúp cô vươn lên trong sự nghiệp của mình. NHưng cô đã nhầm. Chẳng một ai cần đến kiến thức của cô cả. Cái mà các xếp bự cần ở một người phụ nữ như cô là nhan sắc mà cái điều đó thì các giáo sư của cái trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ chẳng một ai biết để mà dạy cho cô và thế là một tiến sỹ với tấm bằng xuất sắc vẫn chỉ là một chân sai vặt.
Mà cũng chẳng ai dạy cho cô rằng : Đất nước này chẳng phải là của riêng ai nên cũng chẳng có ai gìn giữ ,vậy nên, ai có cơ hội thì cứ việc mang xẻng xúc bất cứ thứ gì có thể mang về nhà.
Một lần, cô theo một đoàn đi định giá tài sản thế chấp, cô đã kinh ngạc khi người ta đánh giá một ngôi biệt thự chỉ xấp xỉ ba mươi tỷ với cái giá trên trời: Mười trăm tám mươi tỷ. Cô đã buột mồm kêu lên.
-Làm gì đến cái giá ấy!
Mọi người trong đoàn định giá quay lại nhìn cô với ánh mắt vừa ngạc nhiên, vừa khó chịu. Đến khi kí vào văn bản, cô đã nhất định không chịu kí. Một cô gái rất trẻ mà cô biết đó là nhân tình của ông phó tổng giám đốc đã định sửng cồ lên với cô. Nhưng tổng giám đốc, trưởng đoàn, đã ngăn cô ta lại. Ông ta mở túi xách nhét tờ biên bản đánh giá giá trị tài sản vào trong , tươi cười bảo với mọi người.
-Không sao! việc này ngày mai mọi người lên phòng tôi họp rồi chúng ta sẽ quyết định. Bây giờ thì giải tán.
Mọi người ra xe quay về. Bạch Vân định leo lên chiếc ô tô chung của đoàn thì ông tổng giám đốc ngăn lại.
- Cô lên xe của tôi. Tôi có việc cần bàn.
Giọng ông ta rất mực nghiêm chỉnh. Khi ra đến xe, ông ta bảo với tay tài xế.
- Cậu ra xe về cùng với đoàn. Hôm nay tôi tự lái.
Nói rồi ông tự tay mở cửa xe cho Bạch Vân. Bảo cô với một giọng rất lịch sự và mực thước.
-Cô lên xe đi.
Ngồi trong xe, Bạch vân thoáng thấy hình như tay lái xe nhìn ông tổng giám đốc cười cười. Chiếc xe phóng đi và đỗ lại trước một cửa hàng sang trọng. Tổng giám đốc nhìn đồng hồ rồi bảo với cô.
-Muộn rồi. Ta vào đây ăn một chút gì đã.
Hai người bước vào nhà hàng, thấy ông tổng giám đốc, một cô lễ tân vội vàng chạy lại.
-Lâu lắm rồi mới lại thấy anh Tân.
Tiếng « Anh » trôi qua miệng cô gái trẻ trơn tuột không một chút vấp. Hình như ông ta là khách quen của cửa hàng này.
-Cho chúng tôi một phòng ăn riêng.
Giọng ông ta nghiêm nghị, lạnh lùng không hề có một chút gì cộng hưởng với tiếng « Anh » ngọt ngào của cô gái trẻ.
Khi hai người ngồi trong phòng ăn riêng đợi thức ăn mang ra, ông tổng giám đốc mở cái túi xách vẫn mang theo bên mình lấy ra một cái phong bì dày côp đặt trên mặt bàn và ẩn về phía cô. Nhìn thẳng vào cô thẳng thắn.
-Đây là một trăm triệu phần của cô.
Bạch Vân ngạc nhiên.
-Tiền gì ạ ?
-Tiền để mua chữ kí của cô vào bản định giá này.--Vừa nói, ông ta vừa rút tờ giấy biên bản ra đặt trên bàn, lấy tay gõ gõ vào tờ giấy. Vân cắn môi. Một chút yên lặng. –Cô tưởng mình cô là tiến sỹ à ? Trong đoàn này có tới ba tiến sỹ và tôi. –Ông lấy tay chỉ vào ngực mình. –Cũng là tiến sỹ. Họ không ngốc. Người ngốc duy nhất là cô. –Ông ngừng lại một lúc rồi nói với cô bằng một giọng tâm tình. --Họ là khách hàng quen lâu năm và rất có uy tín. Họ cần một số vốn là một trăm năm mươi tỷ cho một thương vụ vậy nên chúng ta phải tìm ra cách giúp họ .
-Ngộ nhỡ………
Cô mới nói đến đây thì ông ta đã dơ tay ngăn cô lại.
-Cô muốn nói là ngộ nhỡ họ thất bại thì sao đúng không ? –Ông ta im lặng một lát rồi nhìn thẳng vào cô thẳng thắn. –Thì ngân hàng sẽ mất tiền. Nhưng….Ông ta dừng lại một lát rất lâu rồi đột ngột hỏi. –Nhưng đấy là tiền của cô à mà cô giữ ?
Cái giọng lạnh lùng khi hỏi câu đó khiến Vân thoáng rùng mình.
-Thế nếu bị ra tòa ?
Ông ta cười.
-Thì sẽ không đến lượt cô. Người đầu tiên là tôi, sau đó là hai ông trưởng phòng. Cô chẳng có một chút chức danh gì để mà phải hầu tòa.
Vân đã thực sự ngạc nhiên. Cô cứ tưởng rằng cô có mặt trong một đoàn giám định là vì họ cần đến kiến thức của cô trong việc đinh giá một tài sản lớn đến vậy. Cô nhầm!
-Thế thì việc gì phải có em ở trong đoàn ạ?
-Chính tôi đã đưa cô vào danh sách. Còn tại sao thì cô phải tự tìm hiểu cô bé ạ.
-Thế nếu em không kí thì có làm sao không ?
Ông ta lắc đầu cười rất thoải mái.
-Không sao cả. Thực ra chúng tôi chỉ muốn giúp họ là chính chứ còn khoản tiền này. –Ông ta chỉ vào chiếc phong bì. --Với tôi không đáng kể. Chỉ có điều là cô đã giết chết một doanh nghiệp và đập đi nồi cơm của hai nghìn con người.
Nói rồi ông ta mở túi xách nhặt cái phong bì và tờ định giá nhét vào. Đúng lúc đó thì thức ăn được bưng lên. Vân không còn bụng dạ nào để ăn. Có bữa cơm nào là miễn phí. Hình như ông tổng giám đốc hiểu được cái tâm lý ấy của cô. Ông ta trấn an.
-Không có vấn đề gì đâu. Cô thoải mái đi để ăn cho ngon miệng.
Ăn xong, ông tổng giám đốc nhất định lái xe đưa cô về đến tận nhà mặc cho Bạch vân nhất mực từ chối.
Chỗ Bạch Vân ở là một ngôi nhà cấp bốn người ta vẫn xây cho sinh viên thuê. Bước vào trong nhà, ông tổng giám đốc lắc đầu kêu lên
-Chỗ như thế này mà sao cô vẫn ở được. Sao cô không thuê một căn hộ khang trang hơn ?
Vân cũng chẳng cần dấu diếm.
-Tại em không có tiền. Em còn phải gửi tiền về giúp đỡ gia đình. Bố em là thương binh cụ đau ốm suốt.
Ông tổng giám đốc cười.
-Thế mà cô từ chối một trăm triệu
-Vì bố em vẫn bảo « Giấy rách phải giữ lấy lề con ạ »
Tổng giám đốc không nói gì. Ngồi chơi một lúc , ông ta đứng dậy ra về. Lúc tiễn ông ta ra xe, trước khi đi ông ta mới bảo.
-Cơ quan có một khu nhà tập thể cũ đang hóa giá. Ngày mai đến cơ quan, cô làm một cái đơn mang lên phòng tôi, tôi sẽ kí bán cho cô một căn trừ vào tiền lương hàng tháng
-Không……
Mới thốt được tiếng không ấy thì Vân đã bị ông ta ngăn lại. Ông nhìn cô nghiêm nghị.
-Tôi chưa nói hết ! Và cô vẫn không cần phải kí vào tờ định giá. Như thế cô đã yên tâm chưa ?
Nói rồi ông ta nổ máy phóng xe đi ngay không để cho cô nói thêm một lời nào. Vân quay trở vào nhà. Ngồi chưa nóng chỗ thì cô bé hàng xóm, người cũng thuê nhà trong xóm cô chạy sang Mặt cô bé tươi rói.
-Bà chị ! Khao xóm đi chứ
-Khao vì cái gì ?
Vân ngạc nhiên.
-Còn gì nữa. Có ông bồ đại gia như thế phải khao bọn này một bữa ra trò vào không lần sau lão mà đến đây là bọn em đến phá đấy.
Vân bật cười.
-Bồ cái con khỉ. Xếp của tao đấy.
-Ai chẳng biết đấy là xếp to của chị. Con vịt này béo lắm đấy ! chị đừng có mà để sổng mất
-Ơ cái con này ! Tao đã bảo đấy không phải là bồ của tao. Ông ta là tổng giám đốc của Ngân hàng tao đang làm việc. Ông ta có vợ con rồi.
- Thì ai chẳng biết ông ta có vợ con rồi ! Thế vịt mới béo chứ.
Vân phát mạnh vào cái mông cô bé.
-Con nỡm ! Mày tưởng ai cũng như mày chắc
Đến lượt cô bé hàng xóm ngạc nhiên.
-Ơ ! Thế chị không bắt bồ với lão thật à ? Lão say nắng chị lắm mà.
-Sao mày biết là lão bị “Say nắng”? Tao có thấy gì đâu
-Chị ngốc thật đấy! Người ta mê mình mà cũng không biết. Hoài của! Hay là chị tìm cách bắn lão cho em đi. –Nói xong , cô bé đột nhiên thở dài một tiếng. –Mà thôi! Chắc là không được đâu. Những người như ông ta chẳng bao giờ bắt bồ với người như em đâu.
Nói xong câu đó mặt cô bé buồn rười rượi làm cho Vân vừa thấy thương cho cô bé vừa cảm thấy tò mò.
-Sao không được! Em trẻ hơn chị, xinh hơn chị. Nếu chị còn làm cho lão say nắng thì em còn làm cho lão ngã lăn đùng ra ấy chứ. Thế cái lão bồ của em đâu? Thôi nhau rồi à?
Cô bé buồn bã lắc đầu.
-Chưa thôi! Nhưng lão ấy có phải là bồ của em đâu.
-Thế thì là gì?
-Thì chỉ là cái hợp đồng chơi gái tháng thôi. Lúc nào lão chán hay hết tiền là chấm dứt hợp đồng.
-Thế thì em đi lại với lão làm gì. Em trẻ lại xinh đẹp sao không tìm một người yêu em thật lòng?
-Vì sao à? –Cô bé bật cười. –Vì tiền chứ còn gì nữa. Em nghe nói chị là tiến sỹ đi du học ở Mĩ về đúng không?
Vân gật đầu hỏi lại.
-Thế thì sao?
-Thế lương chị được bao nhiêu?
-Sáu triệu!
Cô bé trợn tròn mắt vì kinh ngạc . Cô không thể tin rằng một tiến sỹ học ở nước ngoài về mà lương được có sáu triệu bạc.
-Sáu triệu! Không đủ tiền để em mua si líp. –Cô bé không dùng từ quần lót mà lại dùng từ si líp một từ mà giới trí thức như Vân không bao giờ dùng đến khiến cho cô hơi khó chịu. --Thế thì chị đi học làm gì cho nó khổ ra. Một tháng em kiếm được không dưới hai mươi triệu.
“Hai mươi triệu” Ba tiếng ấy đã đập tan mọi lý lẽ Vân định dùng để trả lời cho câu hỏi “Chị đi học làm gì cho khổ ra” của cô bé. Ừ nhỉ! Đi học làm gì khi mà số tiền mình kiếm được chỉ bằng một phần ba số, thậm chí là một phần tư số tiền của một cô gái như cô bé này.?Nhưng…..Một tiếng nhưng khe khẽ thầm thì trong óc vân. Hình như cô bé cũng nghe được tiếng “Nhưng” ấy. Cô bé bảo.
-Chị đưa cho em một trăm nghìn nghìn.
Vân không nói gì, mở ví rút tiền đưa cho cô bé. Cô bé cũng lấy ra một tờ một trăm nghìn rồi gí hai tờ tiền vào mũi vân.
-Chị ngửi đi. Tờ tiền của em có thối hơn tờ tiền của chị không?. –Cô bé đưa trả vân tờ một
trăm nghìn rồi ngậm ngùi nói.--Chị hơn hẳn em là ngoài xinh đẹp ra chị còn là một trí thức mà đấy mới là cái lão vừa ra khỏi đây muốn. Lão ấy không cần một hợp đồng chơi gái tháng như cái lão của em vì nếu thích lão ấy có thể bỏ ra một nghìn đô để ném một cô gái mới mười tám tuổi xinh như hoa hậu lên giường. Cái lão muốn là một cuộc tình ngoài luồng, có yêu thương, có hờn giận, có thể san sẻ với lão những buồn vui, lo lắng và cuối cùng mới là đến cái giường.
-Thế lão của em không có những cái ấy à?
Vân tò mò hỏi. Cô bé buồn bã lắc đầu.
-Làm gì có!Lão của em là chủ một doanh nghiệp tư nhân chứ không phải là quan chức bự như lão của chị. Lúc nào nứng lên là lão mò đến em, lột hết quần áo và “Phập”!
Mặt Vân nhăn lại vì cách nói quá mạnh bạo của cô bé. Vân buột miệng hỏi.
-Thế em không nghĩ gì đến tương lai của mình à?
-Có chứ! –Cô bé vui vẻ nói. Vân có cảm giác, với cô bé này những việc cô ta đang làm, cô ta không cho là đó là việc xấu xa cần phải che dấu. –Chính vì vậy mà em mới thuê nhà ở xóm trọ này mà không chịu ở cái nhà lão vừa mua dấu vợ. Ở đây, những lúc lão đi vắng em có thể đi kiếm thêm ở ngoài.
-Lão mua nhà cho em?
-Làm gì có chuyện ấy. Nhà vẫn đứng tên lão. Lúc nào chán lão đuổi mình ra khỏi cửa ngay.
-Thế thì tương lai mờ mịt lắm em ạ.
-Chị nhầm đây. Mờ mịt là thế nào. Mỗi tháng em chỉ cho phép mình tiêu khoảng bốn triệu gửi về giúp bố mẹ hai triệu. Mỗi năm em phải để ra được khoảng hai trăm năm mươi triệu. Khi nào có một tỷ là em dừng ngay, chạy về quê lấy chồng. Với một tỷ tiền vốn ở quê em chẳng phải làm gì mà vẫn sống sung túc.
-NHưng chị thấy bọn em có đứa nào rút ra khỏi vũng bùn được đâu. Bước vào thì dễ rút chân ra khó lắm em ạ.
Vân lựa lời khuyên giải. Cô cứ nghĩ rằng con bé trẻ người non dạ không nhìn xa trông rộng bằng mình. Nhưng cô đã nhầm.
-Không khó đâu chị ạ. Vấn đề là phải biết lúc nào thì dừng lại.Mà muốn dừng lại thì lại phải biết quý đồng tiền. Chúng em kiếm tiền một cách dễ dàng nên hầu hết đều rất phung phí đồng tiền mình kiếm ra. Đến lúc biết là cần phải dừng lại thì trong túi lại chẳng còn đồng nào thế là lại đành phải tiếp tục nghề cũ cho đến lúc thân xác tàn tạ. Làm cái nghề này phải tỉnh, biết dừng lại đúng lúc.
-Thế lúc nào là lúc cần phải dừng lại?
-Phải biết dừng lại khi mình còn nhan sắc chị ạ. Những trí thức như chị cho rằng kiến thức là tài sản vô giá của người phụ nữ là rất sai lầm. Với người đàn bà như chị em mình tài sản quý giá nhất chính là nhan sắc vì nhan sắc là cái có thể kiếm tiền dễ nhất và nhanh nhất. Chị có thấy hoa hậu hay người mẫu nào nghèo không? Còn những thạc sỹ, tiến sỹ nghèo khổ thì đầy đường Mà chị chính là một ví dụ.
-Thiếu gì những cô hoa hậu và người mẫu sống trong nghèo khó
Vân phản đối.
-Đó là vì họ không tỉnh táo. Phải biết dung nhan sắc kiếm tiền khi nhan sắc rực rỡ nhất. Phải biết giữ tiền và phải biết giữ lại chút nhan sắc để kiếm lấy một tấm chồng và dùng số tiền đã dành dụm để kiếm tiền bằng một cách khác
Vân đã kinh ngạc trước sự tỉnh táo của con bé. Nó tính toán lạnh lùng hơn hẳn một tiến sỹ kinh tế như mình. Cô thầm nghĩ.
-Thế em không sợ dư luận xã hội à?
-Có chứ chị.—Cô bé thú nhận. –nên nếu định dùng nhan sắc để kiếm tiền thì đừng dùng ở nơi mà gia đình mình sinh sống. Như chị chẳng hạn chị cứ bắt bồ với lão vừa đi khỏi đây trong vài năm kiếm lấy vài tỷ rồi sau đó chị tếch vào sài gòn dùng cái bằng tiến sỹ của mình để kiếm tiền thì ai biết mà chê cười. Vả lại…. Con bé tặc lưỡi một cái. –“Cái ấy”nó cũng giống như cái ao bèo tấm ấy mà chị.
Những hình ảnh trong ngày giỗ tổ lại hiện lên trong đầu Vân . Cái câu của ông trưởng họ “Điều đó có khác gì chính dòng họ Nguyễn bình Hồ chúng ta đã dẫn dắt cả xã này đến những điều thiêng liêng cao cả.” lại vang lên trong đầu . Không đúng! Phải nói rằng Tiền của dòng họ Nguyễn Bình Hồ đã dẫn dắt cả cái xã ấy đến những điều thiêng cao cả. Cái giọng sang sảng của ông trưởng họ khi nói câu ấy đã át đi cái tiếng nói nhỏ nhẹ của bố “Giấy rách phải giữ lấy lề con ạ”. “ Sang Mĩ tưởng làm vương làm tướng gì hóa ra lại về bám đít con trâu.” Hóa ra thiên hạ chẳng coi cái bằng tiến sỹ là gì nếu như cô nghèo. “Giầu” mới chính là một cô gái đẹp và khi ấy cái bằng tiến sỹ lại biến thành một viên kim cương trang điểm cho cái “ Giầu” thêm lộng lẫy. Một nền văn hóa mới đang định hình.
*
* *
Sáng hôm sau, Vân đến cơ quan. Cô cảm nhận được ngay cái không khí thù địch đang vây lấy quanh mình. Khi đi ngang qua bàn cô gái nhân tình của ông phó tổng giám đốc, cô ta buông một câu lơ lửng .
-Đã nghèo lại còn ngu. Hết thuốc chữa.
Vân đứng lại, quay nhìn cô gái ấy chằm chằm. Cô ta bắt đầu xửng cồ.
-Chị muốn gì!
Vân mỉm cười nhẹ nhàng nói.
-Chị sẽ không kí vào tờ giấy ấy. Nhưng chị sẽ kí vào một tờ giấy khác để cho em biết rằng chị không ngu.
Nói rồi cô đi thẳng vào căn phòng có treo một tấm biển mạ vàng “Phòng tổng giám đốc”
Hà nội 6-7-2014