Sự chân thành giúp cho mỗi người cảm thấy mình được quan tâm, được thấu hiểu, có giá trị và cảm thấy mình được yêu thương.
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy, nếu một người cảm nhận được sự chân thành của người khác dành cho mình, họ có xu hướng hào phóng hơn trong mối quan hệ tình cảm.
Cách để bộc lộ sự chân thành của mình một cách hiệu quả đó là việc chia sẻ niềm vui. Hoăc nói cách khác sự chia sẻ và sự đón nhận niềm vui một cách chân thành sẽ giúp cho con người hiểu nhau và gần gủi hơn.
Ngược lại, khi có người chia sẻ niềm vui với ta, mà ta hững hờ, bỏ qua, xem thường hoặc nói qua cho lấy có không chút quan tâm, không chút tha thiết thì sự không chân thành đó sẽ làm cho tình cảm giữa ta và người đó trở nên rạn nứt và ngày càng có một khoảng cách lớn. Họ sẽ không muốn chia sẻ thêm niềm vui khác với chúng ta nữa.
Tất cả chúng ta không ngoại trừ một ai, đều muốn có sự chân thành từ người khác, nhưng chúng ta cũng phải hiểu rõ sự chân thành là gì? Lợi ích của nó ? Sự nguy hiểm của nó?
Biết bao mọi rạn nứt tình cảm giữa người và người trong xã hội này đã và đang xảy ra trước mắt chúng ta. Tại sao vậy? Tất cả đều do chúng ta sống thiếu chân thành với nhau. Sự chân thành luôn phải đến từ 2 phía, một bên là chia sẻ, một bên là đón nhận. Cà 2 bên phải tích cực bày tỏ sự chân thành của mình thì chắc chắc sẽ gặt hái được những tình cảm chân thật giữa người và người, người và vật.
Không cần biết là ai, con cái với cha mẹ, cha mẹ với con cái, chồng với vợ, vợ với chồng, anh chị em với nhau, bà con lối xóm với nhau, đồng nghiệp với nhau, thầy trò với nhau, người người với nhau. Ở đâu có sự chân thành, ở đó sẽ có những niềm vui đích thực bởi vì khi đó con người sẽ cảm thấy mình được quan tâm, có giá trị, được thấu hiểu, được yêu thương và tha thứ.
Chúng ta hãy tự hỏi chính mình đã biết sống chân thành với người khác chưa ?
Khi một người biết sống chân thành thì chính người đó đã biết bỏ xuống cái tôi, cái ngã của mình để sống vì người, vì niềm vui của người khác. Sống vì niềm vui của người khác là biết sống yêu thương người, sống vì người. Khi có lòng yêu thường sống vì người thì chúng ta luôn tùy thuận theo mọi lời nói, hành động, ý kiến và yêu cầu của người để người vui. Khi chúng ta thấy họ vui thì trong lòng chúng ta cũng mãn nguyện vui vẻ, biết sống vì người khác, không còn sống ích kỷ cho mình nữa.
Do vậy, với 3 đức hạnh nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng này, con người biết dẹp bỏ cái ngã, cái tôi xuống, sống chân thành với mọi người thì làm gì trên đời này còn đau khổ nữa, ngược lại chỉ có niềm vui và hạnh phúc.
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy, nếu một người cảm nhận được sự chân thành của người khác dành cho mình, họ có xu hướng hào phóng hơn trong mối quan hệ tình cảm.
Cách để bộc lộ sự chân thành của mình một cách hiệu quả đó là việc chia sẻ niềm vui. Hoăc nói cách khác sự chia sẻ và sự đón nhận niềm vui một cách chân thành sẽ giúp cho con người hiểu nhau và gần gủi hơn.
Ngược lại, khi có người chia sẻ niềm vui với ta, mà ta hững hờ, bỏ qua, xem thường hoặc nói qua cho lấy có không chút quan tâm, không chút tha thiết thì sự không chân thành đó sẽ làm cho tình cảm giữa ta và người đó trở nên rạn nứt và ngày càng có một khoảng cách lớn. Họ sẽ không muốn chia sẻ thêm niềm vui khác với chúng ta nữa.
Tất cả chúng ta không ngoại trừ một ai, đều muốn có sự chân thành từ người khác, nhưng chúng ta cũng phải hiểu rõ sự chân thành là gì? Lợi ích của nó ? Sự nguy hiểm của nó?
Biết bao mọi rạn nứt tình cảm giữa người và người trong xã hội này đã và đang xảy ra trước mắt chúng ta. Tại sao vậy? Tất cả đều do chúng ta sống thiếu chân thành với nhau. Sự chân thành luôn phải đến từ 2 phía, một bên là chia sẻ, một bên là đón nhận. Cà 2 bên phải tích cực bày tỏ sự chân thành của mình thì chắc chắc sẽ gặt hái được những tình cảm chân thật giữa người và người, người và vật.
Không cần biết là ai, con cái với cha mẹ, cha mẹ với con cái, chồng với vợ, vợ với chồng, anh chị em với nhau, bà con lối xóm với nhau, đồng nghiệp với nhau, thầy trò với nhau, người người với nhau. Ở đâu có sự chân thành, ở đó sẽ có những niềm vui đích thực bởi vì khi đó con người sẽ cảm thấy mình được quan tâm, có giá trị, được thấu hiểu, được yêu thương và tha thứ.
Chúng ta hãy tự hỏi chính mình đã biết sống chân thành với người khác chưa ?
Khi một người biết sống chân thành thì chính người đó đã biết bỏ xuống cái tôi, cái ngã của mình để sống vì người, vì niềm vui của người khác. Sống vì niềm vui của người khác là biết sống yêu thương người, sống vì người. Khi có lòng yêu thường sống vì người thì chúng ta luôn tùy thuận theo mọi lời nói, hành động, ý kiến và yêu cầu của người để người vui. Khi chúng ta thấy họ vui thì trong lòng chúng ta cũng mãn nguyện vui vẻ, biết sống vì người khác, không còn sống ích kỷ cho mình nữa.
Do vậy, với 3 đức hạnh nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng này, con người biết dẹp bỏ cái ngã, cái tôi xuống, sống chân thành với mọi người thì làm gì trên đời này còn đau khổ nữa, ngược lại chỉ có niềm vui và hạnh phúc.
Comment