“ Cái đêm cả gió” Một bài thơ làm nổi gió lòng người
Cái đêm cả gió
Cái đêm cả gió
Trăng rụng đầy xuống gối
Tôi quấn quanh tôi
Môi khô tóc rối
Giấc mơ hồ ly
Áo xiêm hôi hổi
Tôi lạc mất tôi
Mõ chùa xa
Dục nhịp luân hồi
Người ở gần
Người có nhặt đuộc tôi
Cái đêm cả gió
Tôi rơi
Trăng rơi
Tác giả
Phan Thị Hoài Thủy (Blog tiếng việt)
Chẳng hiểu vì sao khi đọc cái tiêu đề bài thơ này, trong đầu tôi lại bật lên ngay hai câu trong “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều.
Cái đêm hôm ấy đêm gì
Bóng dương lồng lộng trà mi chập trùng
Và hai câu thơ ấy cứ dẫn hướng cho cảm xúc của tôi khi đọc bài thơ này.
Cái đêm cả gió
Trăng rụng đầy xuống gối
Ôi! Câu thơ mới huyễn hoặc làm sao. Nó trộn lẫn cái thực với cái hư ảo, Nó trộn lẫn cái khao khát bản thể với những ước mơ cao đẹp về tình yêu của con người, làm câu thơ cứ chơi vơi trong hồn người đọc. Cái “Đêm cả gió” là cái thực và trăng là cái hư ảo trộn vào nhau, quấn chặt lấy nhau và cùng rụng xuống chiếc gối mềm. Và, người ta còn có thể nghĩ trăng là một “Cái gì khác nữa” trong “Một đêm cả gió”. Câu thơ mở ra rất nhiều hướng cho sự suy tưởng của người đọc. Nhưng cho dù “Trăng” đuộc suy tưởng theo bất cứ hướng nào thì vầng trăng vẫn luôn gắn chặt với những cái gì đẹp đẽ trong tâm thức người Việt về tình yêu. Từ câu thơ của nguyễn du xưa
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường
Đến “Cắt nửa vầng trăng anh làm con đò nhỏ” của tình yêu ngày nay. Bao giờ vầng trăng cũng là biểu tượng cho sự trong sáng và cao đẹp của tình yêu.
“Trăng rụng đầy xuống gối”. Tất cả những cái thiêng liêng, đẹp đẽ trong suy tư của cô gái về tình yêu được một làn gió bất chợt nổi lên cuốn đến căn phòng rắc đầy lên chiếc gối, rắc đầy lên cái bản thể khát khao của con người để rồi sau đó, cô gái hoặc là bay lên hoặc là rơi xuống cùng với tình yêu.
Từ “Rụng” mà nhà thơ dùng cực kì đắt giá. Rụng chứ không phải là Rơi. Nó ngầm bảo với ta ‘cái đêm cả gió” ấy xảy ra như một sự tất yếu không có gì có thể cưỡng lại. Nó nằm ngoài ý chí của con người
Tôi quấn quanh tôi
Môi khô, tóc rối
Giấc mơ hồ ly
Áo xiêm hôi hổi
nhịp thơ nhanh, gấp gáp, như một sự bùng nổ của những khát khao bị kìm nén lâu ngày.Nó như vẽ lại cho chúng ta những điều đã xảy ra trong cái « Đêm cả gió ấy » một cách tinh tế và kín đáo. Cơn gió kì diệu ấy làm họ tan vào trong nhau không còn ranh giới nữa. « Tôi quấn quanh tôi »thật là một hình ảnh tuyệt vời về một sự dâng hiến trao gửi. Chàng là ta và ta cũng chính là chàng.
Lần đàu tiên, khi tôi đọc bài thơ này, tôi đã không đồng ý với nhà thơ về từ « Môi khô »Tôi cứ nghĩ làn môi trong « Cái đêm cả gió » ấy phải là một làn môi mọng chín và ướt át như một điều thể hiện của sự đã sẵn sàng. Nhưng khi ngồi viết bài bình này tôi đã nghĩ khác. Tôi không biết tác giả bài thơ bao nhiêu tuổi. Có lẽ là trên ba mơi vì chỉ ở cái tuổi đó những khát khao bản thể những mong ước về hạnh phúc bị kìm nén lâu ngày mới có thể thiêu đốt con người, thiêu đốt làn môi làm cho nó khô lại trong chờ đợi để rồi làn môi ấy chợt bùng nổ mạnh mẽ, điên cuồng đốt cháy toàn thân người đàn bà khao khát.
Xiêm y hổi hổi.
Bốn dòng thôi, mỗi dòng có bốn chữ nhưng cái bản năng gốc của con người được thể hiện một cách tài tình và rất con người
Tôi lạc mất tôi
Mõ chùa xa
Dục nhịp luân hồi.
Câu thơ tự nhiên chậm lại. Cái tài của tác giả nằm ở chỗ cũng chỉ là những câu thơ bốn chữ nhưng ở khổ trên nhịp thơ nhanh, gấp gáp thì ở ba câu này nhịp thơ chậm lại. Cái tình cảm của bài thơ buộc ta, khi đọc bài thơ này phải làm như vậy. Hãy hạ thấp giọng xuống và đọc ba câu này thật chậm nếu như ta muốn cảm nhận được cái hay của bài thơ qua nhịp thơ của tác giả
Trời ơi ! Cái giấc mơ hồ ly và tiếng mõ chùa ! Sao cái mảnh vườn tình yêu đẹp đẽ ấy lại đặt ngay ở ngã ba « đúng » « sai » của cuộc đời ?
Người ở gần người có nhặt đuộc tôi ?
Nếu là tôi, tôi sẽ ghép hai câu thơ thành một mà không cắt nó làm đôi như tác giả. Câu thơ sẽ dàn trải như một sự day dứt . Một câu hỏi mà chúng ta, ai cũng có câu trả lời. Không ! Người ấy không nhặt được nàng dù rằng người ấy đang ở ngay bên cạnh vì cái mảnh vườn tình yêu đó đặt ngay ở chỗ « đúng » « sai »
Cả bài thơ đây là lần duy nhất hình bóng của người đàn ông xuất hiện để rồi cái hình bóng đàn ông đó đẩy cái day dứt của người đàn bà lên đến đỉnh điểm « Người có nhặt được tôi »
« Cái đêm cả gió » Bao nhiêu người trong chúng ta đã từng gặp những đêm cả gió như thế ? để rồi trong chúng ta chợt nhận ra một điều tưởng như là nghịch lý nhưng lại là chân lý trong đời sống tình cảm của con người.
Tình yêu nằm ngoài sự đúng sai .
Cái đêm cả gió
Trăng rơi
Tôi rơi
Tất cả đều rơi xuống bởi một tiếng mõ chùa làm bài thơ trở thành một nỗi ám ảnh trong lòng người đọc.
Đọc bài thơ này, tôi sực nhớ đến chuyện ngắn « Hai bốn giờ trong đời một người đàn bà »
Tình yêu là thế ! Có thể ta sẽ rơi nhưng ta không hối hận bởi vì trước khi rơi xuống ta đã bay lên đến tận thiên đường và chính trong cái giây phút bay lên ngắn ngủi đó ta chợt nhận ra ta đang sống chứ không phải ta đang tồn tại.
Và ! Phải chăng những đau đớn, day dứt , những khát khao đến bỏng cháy đó chính là một phần trong ánh hào quang kì diệu của tình yêu ?
Hà nội 22-11-2014
Cái đêm cả gió
Cái đêm cả gió
Trăng rụng đầy xuống gối
Tôi quấn quanh tôi
Môi khô tóc rối
Giấc mơ hồ ly
Áo xiêm hôi hổi
Tôi lạc mất tôi
Mõ chùa xa
Dục nhịp luân hồi
Người ở gần
Người có nhặt đuộc tôi
Cái đêm cả gió
Tôi rơi
Trăng rơi
Tác giả
Phan Thị Hoài Thủy (Blog tiếng việt)
Chẳng hiểu vì sao khi đọc cái tiêu đề bài thơ này, trong đầu tôi lại bật lên ngay hai câu trong “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều.
Cái đêm hôm ấy đêm gì
Bóng dương lồng lộng trà mi chập trùng
Và hai câu thơ ấy cứ dẫn hướng cho cảm xúc của tôi khi đọc bài thơ này.
Cái đêm cả gió
Trăng rụng đầy xuống gối
Ôi! Câu thơ mới huyễn hoặc làm sao. Nó trộn lẫn cái thực với cái hư ảo, Nó trộn lẫn cái khao khát bản thể với những ước mơ cao đẹp về tình yêu của con người, làm câu thơ cứ chơi vơi trong hồn người đọc. Cái “Đêm cả gió” là cái thực và trăng là cái hư ảo trộn vào nhau, quấn chặt lấy nhau và cùng rụng xuống chiếc gối mềm. Và, người ta còn có thể nghĩ trăng là một “Cái gì khác nữa” trong “Một đêm cả gió”. Câu thơ mở ra rất nhiều hướng cho sự suy tưởng của người đọc. Nhưng cho dù “Trăng” đuộc suy tưởng theo bất cứ hướng nào thì vầng trăng vẫn luôn gắn chặt với những cái gì đẹp đẽ trong tâm thức người Việt về tình yêu. Từ câu thơ của nguyễn du xưa
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường
Đến “Cắt nửa vầng trăng anh làm con đò nhỏ” của tình yêu ngày nay. Bao giờ vầng trăng cũng là biểu tượng cho sự trong sáng và cao đẹp của tình yêu.
“Trăng rụng đầy xuống gối”. Tất cả những cái thiêng liêng, đẹp đẽ trong suy tư của cô gái về tình yêu được một làn gió bất chợt nổi lên cuốn đến căn phòng rắc đầy lên chiếc gối, rắc đầy lên cái bản thể khát khao của con người để rồi sau đó, cô gái hoặc là bay lên hoặc là rơi xuống cùng với tình yêu.
Từ “Rụng” mà nhà thơ dùng cực kì đắt giá. Rụng chứ không phải là Rơi. Nó ngầm bảo với ta ‘cái đêm cả gió” ấy xảy ra như một sự tất yếu không có gì có thể cưỡng lại. Nó nằm ngoài ý chí của con người
Tôi quấn quanh tôi
Môi khô, tóc rối
Giấc mơ hồ ly
Áo xiêm hôi hổi
nhịp thơ nhanh, gấp gáp, như một sự bùng nổ của những khát khao bị kìm nén lâu ngày.Nó như vẽ lại cho chúng ta những điều đã xảy ra trong cái « Đêm cả gió ấy » một cách tinh tế và kín đáo. Cơn gió kì diệu ấy làm họ tan vào trong nhau không còn ranh giới nữa. « Tôi quấn quanh tôi »thật là một hình ảnh tuyệt vời về một sự dâng hiến trao gửi. Chàng là ta và ta cũng chính là chàng.
Lần đàu tiên, khi tôi đọc bài thơ này, tôi đã không đồng ý với nhà thơ về từ « Môi khô »Tôi cứ nghĩ làn môi trong « Cái đêm cả gió » ấy phải là một làn môi mọng chín và ướt át như một điều thể hiện của sự đã sẵn sàng. Nhưng khi ngồi viết bài bình này tôi đã nghĩ khác. Tôi không biết tác giả bài thơ bao nhiêu tuổi. Có lẽ là trên ba mơi vì chỉ ở cái tuổi đó những khát khao bản thể những mong ước về hạnh phúc bị kìm nén lâu ngày mới có thể thiêu đốt con người, thiêu đốt làn môi làm cho nó khô lại trong chờ đợi để rồi làn môi ấy chợt bùng nổ mạnh mẽ, điên cuồng đốt cháy toàn thân người đàn bà khao khát.
Xiêm y hổi hổi.
Bốn dòng thôi, mỗi dòng có bốn chữ nhưng cái bản năng gốc của con người được thể hiện một cách tài tình và rất con người
Tôi lạc mất tôi
Mõ chùa xa
Dục nhịp luân hồi.
Câu thơ tự nhiên chậm lại. Cái tài của tác giả nằm ở chỗ cũng chỉ là những câu thơ bốn chữ nhưng ở khổ trên nhịp thơ nhanh, gấp gáp thì ở ba câu này nhịp thơ chậm lại. Cái tình cảm của bài thơ buộc ta, khi đọc bài thơ này phải làm như vậy. Hãy hạ thấp giọng xuống và đọc ba câu này thật chậm nếu như ta muốn cảm nhận được cái hay của bài thơ qua nhịp thơ của tác giả
Trời ơi ! Cái giấc mơ hồ ly và tiếng mõ chùa ! Sao cái mảnh vườn tình yêu đẹp đẽ ấy lại đặt ngay ở ngã ba « đúng » « sai » của cuộc đời ?
Người ở gần người có nhặt đuộc tôi ?
Nếu là tôi, tôi sẽ ghép hai câu thơ thành một mà không cắt nó làm đôi như tác giả. Câu thơ sẽ dàn trải như một sự day dứt . Một câu hỏi mà chúng ta, ai cũng có câu trả lời. Không ! Người ấy không nhặt được nàng dù rằng người ấy đang ở ngay bên cạnh vì cái mảnh vườn tình yêu đó đặt ngay ở chỗ « đúng » « sai »
Cả bài thơ đây là lần duy nhất hình bóng của người đàn ông xuất hiện để rồi cái hình bóng đàn ông đó đẩy cái day dứt của người đàn bà lên đến đỉnh điểm « Người có nhặt được tôi »
« Cái đêm cả gió » Bao nhiêu người trong chúng ta đã từng gặp những đêm cả gió như thế ? để rồi trong chúng ta chợt nhận ra một điều tưởng như là nghịch lý nhưng lại là chân lý trong đời sống tình cảm của con người.
Tình yêu nằm ngoài sự đúng sai .
Cái đêm cả gió
Trăng rơi
Tôi rơi
Tất cả đều rơi xuống bởi một tiếng mõ chùa làm bài thơ trở thành một nỗi ám ảnh trong lòng người đọc.
Đọc bài thơ này, tôi sực nhớ đến chuyện ngắn « Hai bốn giờ trong đời một người đàn bà »
Tình yêu là thế ! Có thể ta sẽ rơi nhưng ta không hối hận bởi vì trước khi rơi xuống ta đã bay lên đến tận thiên đường và chính trong cái giây phút bay lên ngắn ngủi đó ta chợt nhận ra ta đang sống chứ không phải ta đang tồn tại.
Và ! Phải chăng những đau đớn, day dứt , những khát khao đến bỏng cháy đó chính là một phần trong ánh hào quang kì diệu của tình yêu ?
Hà nội 22-11-2014
Comment