Điều trị trĩ bằng cây phèn đen
Cây phèn đen có tên khoa học là Phyllanthus reticulatus Poir, họ Thầu dầu – Euphorbiaceae hay dân gian còn gọi cây phèn đen với tên khác là Nỗ, Tạo phan diệp. Lương y Nguyễn Thị Hiền cho biết, nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng cây phèn đen không có tác dụng gì, nhưng thực chất cây phèn đen lại là bài thuốc dân gian chữa trị được nhiều căn bệnh, trong đó có chữa bệnh trĩ.
Phèn đen là loại cây nhỡ, cao 2-4m, cành nhánh màu đen nhạt đơn, nguyên mọc so le, có hình dạng thay đổi, hình trái xoan hình bầu dục hay hình trứng ngược; phiến lá rất mỏng, dài 1,5-3cm, rộng 6-12mm, mặt trên sẫm màu hơn mặt dưới; lá kèm hình tam giác hẹp. Hoa mọc ở nách lá, riêng lẻ hay xếp 2,3 cái một. Quả hình cầu, khi chín màu đen. Cây thường mọc hoang ở ven rừng mọc hoang khắp nơi, ở bờ bụi ven đường, ven rừng. Có khi được trồng làm hàng rào.

Lương y Nguyễn Thị Hiền
Theo y học cổ truyền rễ phèn đen có vị chát, tính lạnh; có tác dụng tiêu viêm, thu liễm, chỉ tả. Lá phèn đen có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu, cây đen được nhiều người dân hiện nay dùng để chữa bệnh thoái hóa cột sống.
Chữa trĩ bằng lá phèn đen
Đối với những người bị trĩ giai đoạn 1, có thể áp dụng bài thuốc từ lá cây phèn đen để hỗ trợ điều trị bệnh như sau:
-Lá phèn đen 1 nắm,
-Lá trắc bách diệp 1 nắm,
-Lá huyết dụ 5 lá.
Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Cho vào ấm, đổ 800ml nước, sắc đặc còn 200ml nước. Uống ngày 150ml, còn lại đổ thêm nước đun kỹ dùng để rửa ngâm trĩ ngày 1 – 2 lần. Mỗi liệu trình từ 5-10 ngày.
Sử dụng cây phèn đen cần chú ý tránh nhầm cây Phèn đen với cây Phèn trắng có lá màu hơi vàng, quả màu trắng.
Thông tin tham khảo:
Lương y: Nguyễn Thị Hiền
Địa chỉ: Xóm Đình – Thôn Phú Vinh – Xã An Khánh - Huyện Hoài Đức – Hà Nội
Điện Thoại: 0906.298.985 hoặc 0967.2468.74