Chín Chữ Cù Lao
... nhớ ơn
chín chữ cù lao
ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình...
chín chữ cù lao
ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình...
... vẫn có khi tôi ngồi ngẫm nghĩ:
hơn nữa đời người, đạo HIẾU đã tròn chưa?!...
câu trả lời chắc hơn bắp Mỹ:
có gì tròn ngoài hai tiếng DẠ THƯA?!...
Lắng lòng nghe Đổ Trung Quân nhắc nhở:
... hãy nói đi rằng con yêu Mẹ
đừng chờ đến lúc Mẹ ra đi
và cũng đừng khắc lên bia đá vô tri
những mỹ từ mà con chưa hề nói...
đừng chờ đến lúc Mẹ ra đi
và cũng đừng khắc lên bia đá vô tri
những mỹ từ mà con chưa hề nói...
... thôi thì... một chút gì đó, đem chín chữ cù lao nhắc cùng bạn trẻ nhớ công ơn các đấng sinh thành... để trong cuộc sống, biết dằn lòng đừng oán hận mẹ cha, khi gặp chuyện éo le ngang trái...
Nguồn gốc của "chín chữ cù lao"
Chín chữ cù lao (sinh, cúc, phụ, xúc, trưởng, dục, cố, phục, xuất) có xuất xứ từ một đoạn trong bài thơ "Liệu nga" trong thiên Cốc phong chi thập, Tiểu nhã, Thi kinh:
父兮生我,母兮鞠我,拊我、畜我、長我、育我、
顧我、復我、出入腹我。欲報之德,昊天罔極。
Phiên âm Hán Việt:
Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã, phụ ngã, xúc ngã, trưởng ngã,
Cố ngã, phục ngã, xuất nhập phúc ngã, dục báo chi đức, hạo thiên võng cực
Kinh Thi có câu:
Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu sinh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hạo Thiên võng cực.
Nghĩa là:
Cha thì sanh ta, mẹ thì nuôi ta, thương thay cha mẹ sinh ta nuôi dưỡng khó nhọc, muốn báo ơn sâu, ơn đức của cha mẹ mênh mông như bầu Trời.
Cửu tự cù lao:
Chín chữ cù lao, tức là chín điều khó nhọc của cha mẹ sanh dưỡng con cái.
Chín chữ cù lao gồm:
1. SINH: sinh
2. CÚC: nuôi nấng
3. PHỦ: vuốt ve
4. XÚC: cho bú, cho ăn
5. TRƯỞNG: nuôi khôn lớn
6. DỤC :dạy dỗ
7. CỐ: trông nom
8. PHỤC: tuỳ tính mà dạy
9. PHÚC: che chở, bảo bọc
... thương Cha
xuôi ngược giữa dòng
Mẹ yêu tất tả gánh gồng nuôi Con...
__________________
xuôi ngược giữa dòng
Mẹ yêu tất tả gánh gồng nuôi Con...
__________________
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con".
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con".
Hay:
"Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa".
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa".
Hay là:
"Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ mới chân tu".
"Công cha đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ song thân".
Thờ cha kính mẹ mới chân tu".
"Công cha đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ song thân".
"Mẹ già ở tấm lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con" .
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con" .
Lòng thương cha mến mẹ của người Việt Nam thường hay gắn liền với hiện tượng thiên nhiên, nên chúng ta không thấy làm lạ nhiều câu ca dao đã dùng mặt trời để nói lên lòng thương mến cha mẹ:
"Đêm khuya trăng rụng xuống cầu,
Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau".
Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau".
Hay là:
"Biển Đông còn lúc đầy vơi,
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng".
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng".
Cũng vì thương cha mẹ, nên người con không bao giờ quên cầu khẩn Phật Trời cho cha mẹ luôn được sống gần mình:
"Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con".
"Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá,
Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua.
Đi về lập miếu thờ vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha".
Cầu cho cha mẹ sống đời với con".
"Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá,
Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua.
Đi về lập miếu thờ vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha".
Cha mẹ săn sóc con cho từng miếng cơm manh áo, thời những người con khi cha mẹ về già cũng phải sáng viếng tối thăm, tìm của ngon vật lạ phụng dưỡng cha mẹ:
"Muốn cho gần mẹ gần cha,
Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền".
"Ai về tôi gởi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Ai về tôi gởi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi".
Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền".
"Ai về tôi gởi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Ai về tôi gởi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi".
Thỉnh thoảng, chúng ta chứng kiến cảnh những người con gái không chịu đi lấy chồng, vì không muốn xa cha mẹ:
"Ơn hoài thai, to như bể!
Công dưỡng dục, lớn tựa sông!
Em nguyện ở vậy không chồng,
Lo nuôi cha mẹ, hết lòng làm con".
Công dưỡng dục, lớn tựa sông!
Em nguyện ở vậy không chồng,
Lo nuôi cha mẹ, hết lòng làm con".
Người con gái đi lấy chồng xa cũng bị quở trách:
"Chim đa đa đậu nhánh đa đa,
Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già,
Bát cơm đôi đũa, chén trà ai dâng?".
Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già,
Bát cơm đôi đũa, chén trà ai dâng?".
(st)