Xung Hợp Giữa Can Chi
6 trường hợp trên sẽ gặp phải trong những cách xung, hợp, khắc, hại của Can và Chi như sau:
* CAN hợp nhau:
- Giáp +mộc hợp Kỷ -thổ (hóa Thổ)
- Ất -mộc hợp Canh -kim (hóa Kim)
- Bính +hỏa hợp Tân -kim (hóa Thủy)
- Đinh -hỏa hợp Nhâm +thủy (hóa Mộc)
- Mậu +thổ hợp Quý -thủy (hóa Hỏa)
Những cặp trên gặp nhau có HỢP nhưng không phải lúc nào cũng HÓA được (tức là 2 hành hợp lại chỉ còn 1 hành và rất mạnh). Cũng vậy, khi Chi gặp nhau mà tương hợp cũng sẽ có khi hóa được nếu gặp điều kiện đúng:
* CHI hợp nhau - Các bạn để ý có 2 trường hợp khác biệt cần chú ý vì hay nhầm lẫn:
1)- Lục hợp âm dương (1 âm và 1 dương khác hành, hợp nhau gặp đúng điều kiện sẽ hóa chung lại thành 1 hành):
- Tí +thủy hợp Sửu -thổ (hóa Thổ)
- Hợi -thủy hợp Dần +mộc (hóa Mộc)
- Mão -mộc hợp Tuất +thổ (hóa Hỏa)
- Thìn +thổ hợp Dậu -kim (hóa Kim)
- Tỵ -hỏa hợp Thân +kim (hóa Thủy)
- Riêng Ngọ +hỏa là Thái Dương và Mùi -thổ là Thái Âm có hợp mà không bao giờ hóa.
2)- Nhị hợp âm dương (1 âm và 1 dương cùng hành):
- Tý Hợi (+ - thủy)
- Dần Mão (+ - mộc)
- Tỵ Ngọ (+ - hỏa)
- Thân Dậu (+ - kim)
- Cặp Thìn Tuất và cặp Sửu Mùi (+ - thổ)
* CAN xung khắc (theo cơ chế đồng cực mà khác hành):
- Giáp Mậu (+mộc +thổ)
- Ất Kỷ (-mộc -thổ)
- Bính Canh (+hỏa +kim)
- Đinh Tân (-hỏa -kim)
- Mậu Nhâm (+thổ +thủy)
- Kỷ Quý (-thổ -thủy)
- Canh Giáp (+kim +mộc)
- Tân Ất (-kim -mộc)
- Nhâm Bính (+thủy +hỏa)
- Quý Đinh (-thủy -hỏa)
Khi Can xung khắc nhau mà ở giữa có Can hóa giải theo lý "tham sinh kỵ khắc" thì không còn xảy ra xung khắc nữa. Thí dụ: Giáp can năm khắc Mậu can ngày, nhưng có can tháng là Bính hỏa thì Giáp sinh cho Bính, không khắc Mậu nữa. Để ý là Bính dương hỏa mới tốt, chứ Đinh âm hỏa lại không cứu giải được trường hợp này.
* CHI xung nhau là các chi trên biểu đồ đối nghịch nhau và có hành tương phản tạo thành "lục xung" rất mạnh:
1)- Tứ Xung (đồng cực khác hành)
- Tý Ngọ (cùng là dương, thủy khắc hỏa)
- Tỵ Hợi (cùng là âm, thủy khắc hỏa)
- Mão Dậu (cùng là âm, kim khắc mộc)
- Dần Thân (cùng là dương, kim khắc mộc)
2)- Nhị xung (đồng cực đồng hành; chỉ có Thổ; nhưng xung mà không có khắc):
- Thìn Tuất
- Sửu Mùi
Ngoài ra còn có loại HẠI nhau, như ỷ mạnh hiếp yếu vậy, cho dù là tương sinh như Ngọ hỏa sinh cho Sửu thổ; Ngọ là dương, Sửu là âm, nhưng Ngọ và Sửu đứng đối nhau trên đồ hình tính theo cực âm-dương nên hại nhau chứ không sinh cho nữa. Điều này không theo cơ chế Khác Hành Sinh Khắc (điểm 4 bài đầu tiên), các bạn nên chú ý, loại tương hại này chỉ để tham khảo thêm mà thôi:
- Tí Mùi
- Sửu Ngọ
- Dần Tỵ
- Mão Thìn
- Thân Hợi
- Dậu Tuất
6 trường hợp trên sẽ gặp phải trong những cách xung, hợp, khắc, hại của Can và Chi như sau:
* CAN hợp nhau:
- Giáp +mộc hợp Kỷ -thổ (hóa Thổ)
- Ất -mộc hợp Canh -kim (hóa Kim)
- Bính +hỏa hợp Tân -kim (hóa Thủy)
- Đinh -hỏa hợp Nhâm +thủy (hóa Mộc)
- Mậu +thổ hợp Quý -thủy (hóa Hỏa)
Những cặp trên gặp nhau có HỢP nhưng không phải lúc nào cũng HÓA được (tức là 2 hành hợp lại chỉ còn 1 hành và rất mạnh). Cũng vậy, khi Chi gặp nhau mà tương hợp cũng sẽ có khi hóa được nếu gặp điều kiện đúng:
* CHI hợp nhau - Các bạn để ý có 2 trường hợp khác biệt cần chú ý vì hay nhầm lẫn:
1)- Lục hợp âm dương (1 âm và 1 dương khác hành, hợp nhau gặp đúng điều kiện sẽ hóa chung lại thành 1 hành):
- Tí +thủy hợp Sửu -thổ (hóa Thổ)
- Hợi -thủy hợp Dần +mộc (hóa Mộc)
- Mão -mộc hợp Tuất +thổ (hóa Hỏa)
- Thìn +thổ hợp Dậu -kim (hóa Kim)
- Tỵ -hỏa hợp Thân +kim (hóa Thủy)
- Riêng Ngọ +hỏa là Thái Dương và Mùi -thổ là Thái Âm có hợp mà không bao giờ hóa.
2)- Nhị hợp âm dương (1 âm và 1 dương cùng hành):
- Tý Hợi (+ - thủy)
- Dần Mão (+ - mộc)
- Tỵ Ngọ (+ - hỏa)
- Thân Dậu (+ - kim)
- Cặp Thìn Tuất và cặp Sửu Mùi (+ - thổ)
* CAN xung khắc (theo cơ chế đồng cực mà khác hành):
- Giáp Mậu (+mộc +thổ)
- Ất Kỷ (-mộc -thổ)
- Bính Canh (+hỏa +kim)
- Đinh Tân (-hỏa -kim)
- Mậu Nhâm (+thổ +thủy)
- Kỷ Quý (-thổ -thủy)
- Canh Giáp (+kim +mộc)
- Tân Ất (-kim -mộc)
- Nhâm Bính (+thủy +hỏa)
- Quý Đinh (-thủy -hỏa)
Khi Can xung khắc nhau mà ở giữa có Can hóa giải theo lý "tham sinh kỵ khắc" thì không còn xảy ra xung khắc nữa. Thí dụ: Giáp can năm khắc Mậu can ngày, nhưng có can tháng là Bính hỏa thì Giáp sinh cho Bính, không khắc Mậu nữa. Để ý là Bính dương hỏa mới tốt, chứ Đinh âm hỏa lại không cứu giải được trường hợp này.
* CHI xung nhau là các chi trên biểu đồ đối nghịch nhau và có hành tương phản tạo thành "lục xung" rất mạnh:
1)- Tứ Xung (đồng cực khác hành)
- Tý Ngọ (cùng là dương, thủy khắc hỏa)
- Tỵ Hợi (cùng là âm, thủy khắc hỏa)
- Mão Dậu (cùng là âm, kim khắc mộc)
- Dần Thân (cùng là dương, kim khắc mộc)
2)- Nhị xung (đồng cực đồng hành; chỉ có Thổ; nhưng xung mà không có khắc):
- Thìn Tuất
- Sửu Mùi
Ngoài ra còn có loại HẠI nhau, như ỷ mạnh hiếp yếu vậy, cho dù là tương sinh như Ngọ hỏa sinh cho Sửu thổ; Ngọ là dương, Sửu là âm, nhưng Ngọ và Sửu đứng đối nhau trên đồ hình tính theo cực âm-dương nên hại nhau chứ không sinh cho nữa. Điều này không theo cơ chế Khác Hành Sinh Khắc (điểm 4 bài đầu tiên), các bạn nên chú ý, loại tương hại này chỉ để tham khảo thêm mà thôi:
- Tí Mùi
- Sửu Ngọ
- Dần Tỵ
- Mão Thìn
- Thân Hợi
- Dậu Tuất