• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Cô đơn trên mạng - Janusz Leon Wiśniewski

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Cô đơn trên mạng - Janusz Leon Wiśniewski



    CÔ ĐƠN TRÊN MẠNG
    Janusz Leon Wiśniewski




    "Trong tất cả những cái Vĩnh Cữu thì Tình Yêu là thứ tồn tại ngắn nhất..." trích "Cô đơn trên mạng"___ Janusz Leon Wiśniewski

    Một tình yêu đẹp, bắt đầu từ trên mạng Internet. Một tình yêu dịu dàng, bất tận, một tình yêu dường như tất thảy đều mơ ước, để được "khóc và nghẹt thở"...

    Một tình yêu đẹp, bắt đầu từ trên mạng Internet. Một tình yêu dịu dàng, bất tận, một tình yêu dường như tất thảy đều mơ ước, để được "khóc và nghẹt thở"...

    Một bài ca tôn vinh trí tuệ và tri thức: những câu chuyện thú vị về máy tính, e-mail và SMS, về ADN, giải mã gien và bộ não, về những phân tử của cảm xúc... được đan quyện tinh tế với nỗ lực tìm kiếm cảm xúc và nhu cầu lớn lao được gần gũi yêu thương chống lại sự lạnh lùng, cô độc của con người trong xã hội hiện đại.

    Một tác phẩm đương đại lãng mạn và đang khuấy động bạn đọc trẻ Việt Nam qua bản chuyển ngữ tinh tế của Nguyễn Thanh Thư. Để rồi khi gấp trang sách lại, sự nuối tiếc khiến bạn muốn lật trang đầu để đọc lại. Tác phẩm viết về sự cô đơn, về những con người sống trong không gian ảo và cũng là nơi để tình yêu chấp cánh cho hai nhân vật chính, dù cái kết để lại trong lòng người đọc sự xót xa.

    Một lối kể chuyện rất hấp dẫn, văn phong tinh tế, sang trọng và cho thấy kiến thức sâu rộng và uyên thâm của tác giả, một nhà khoa học, nhà văn, cử nhân vật lý, cử nhân kinh tế, tiến sĩ tin học, tiến sĩ khoa học về hoá học, Giáo sư đại học sư phạm, người viết chương trình máy tính cho viện Hoá của Mỹ trụ sở tại Đức. Tiểu thuyết được viết theo kiểu song tuyến, xen lẫn từ đầu đến cuối là những dòng tự sự, độc thoại, hồi ức của hai nhân vật chính…

    “Cô đơn trên mạng” từng là tác phẩm best – seller tại Ba Lan, được dịch ra nhiều thứ tiếng và mới nhất, đến bạn đọc Việt Nam qua bản dịch của Nguyễn Thanh Thư, con gái nhà văn Nguyên Hồng và đã từng chuyển ngữ nhiều tác phẩm của văn học Ba Lan ra tiếng Việt.

    Tiểu thuyết được Janusz Leon Wisniewski bắt đầu bằng một cuộc tự tử không thành, từ đó những diễn tiến cứ cuộn xoắn lại, với những tuyến nhân vật đan cài vào nhau. Nhân vật là những nhà khoa học trẻ tài năng, và những phụ nữ vô cùng đặc biệt. Jakub với ba mối tình, ba mảng đời như ba cõi nhân sinh lồng vào nhau trong một đời người. Những gặp gỡ, những bùng nổ, những khám phá dây chuyền khẳng định cuộc sống là cả một bí ẩn to lớn, không ai có thể tiên lượng những gì của tương lai, ngay những người thông minh tài giỏi nhất.

    Natalia, cô gái câm. Tình yêu không cần đến tiếng nói lại dạy cho Jakub thứ ngôn ngữ giúp anh khám phá phần tốt đẹp nhất trong cuộc sống và nhìn thế giới người một cách cao cả hẳn lên. Jennifer, bằng thân xác đã ào ạt chiếm cứ mọi thứ, kể cả nghệ thuật, nhưng hoàn toàn không đủ mãnh lực để ôm giữ những gì muốn có, kể cả người đàn ông cô say mê. Christiane, người chỉ định nhờ một kẻ ẩn danh trong thế giới ảo giúp trút bỏ những gì không thể giải quyết trong đời thật: những điều bất như ý trong quan hệ vợ chồng mà bất cứ người đàn bà nào cũng nhận biết nhưng không đủ khả năng và quyết tâm để thay đổi. Rất từ từ, thế giới ảo trở thành phần quyết định trong cuộc đời cô, không dành cho cô khoảnh khắc nào nữa để sống trong thế giới thật.

    Bởi vì dù họ chỉ nói với nhau "về Chúa, về tiền nong, về thời tiết ở Warszawa..., về internet, về gien và chromosom.., về âm nhạc, về sự suy tàn của triết học, về toán học...", thì cuối cùng, vẫn không thể tránh được con đường dẫn đến nhục thể, bởi họ đều nhận ra rằng: "Có thể quan trọng nhất không phải là muốn cùng ai lên giường, mà là muốn sáng mai cùng ai dậy và pha trà cho nhau". Và vì thế cô sợ: "Cô không muốn bất cứ một tình yêu nào. Tình yêu chứa trong nó sự đau khổ… Mà họ thì chia tay nhau hằng ngày... Em CHỈ LÀ ảo. Em không có gì chung với các thiên thần. Em là người đàn bà hư hỏng, tội lỗi...". Đó là sự dày vò về phía cô. Còn phía anh: "Anh muốn cô chỉ nghĩ đến anh khi trải qua niềm vui, khi đưa ra những quyết định, khi xúc động hay mơ mộng... Anh muốn cô nghĩ đến anh khi chọn đồ lót, son môi, nước hoa, hay màu nhuộm tóc... Anh muốn là ý nghĩ duy nhất của cô mỗi sáng khi thức dậy và mỗi tối khi chìm vào giấc ngủ...".

    Thế giới nội tâm của các nhân vật cực kỳ phức tạp. Vây quanh Jakub và Christiane là cả một vũ trụ người thẳm sâu bí ẩn từ trong nguồn cội, hay trong từng hành động hằng ngày. Mối tình bị chà đạp giữa cha Andreiz và dì phước Anastazia; quan hệ đầy vẻ kỳ quặc giữa Jim - kẻ buôn ma túy và Kimberley - con gái nhà giải phẫu nổi tiếng; khát khao yêu đương và hạnh phúc của Alicja và Asia... Ngay Jakub cũng từng bị cocainei lôi cuốn không chỉ một lần, Jakub - nhà khoa học mà "sự khát khao được thán phục và sự khát khao đàn bà gây nên trong anh những phản ứng y như nhau", Jakub với cái nhìn về quan hệ giữa hai dân tộc Ba Lan - Đức, là "Thực ra thì toàn bộ lịch sử cũng chỉ là một bản thỏa thuận… Người ta thỏa thuận rằng sẽ dạy về chính sự dối trá này chứ không phải sự dối trá khác…". Cùng với Christiane, Jakub đã hiểu ra rằng "Thực tại ảo không thể nào cũng "đầy rẫy những cám dỗ" như ngoài đời thực được. Cái thực tại ảo ấy nhiều cám dỗ hơn nhiều".

    Và vì thế, cuối cùng họ không thể cưỡng lại việc bước ra khỏi thế giới ảo để tìm đến nhau trong thế giới thật, bằng con người xương thịt của mình chứ không phải chỉ là những nickname trên đường truyền Internet. Đoạn kết của tiểu thuyết khá bất ngờ và hình như khá phi lý. Người đàn bà như Christiane lẽ đâu lại dễ dàng quay về ngôi nhà cũ với mối quan hệ nhàm chán, tiếp tục chịu đựng những thất bại hiển nhiên trong đời sống vợ chồng, cho dù đã có sự xuất hiện của đứa con. Những gì Janusz Leon Wisniewski đã mở ra ở phần đầu cho phép người ta hy vọng một hồi kết có ý nghĩa phủ định mạnh hơn, xứng đáng với cả tác giả lẫn nhân vật của ông.

    CÔ ĐƠN TRÊN MẠNG
    Janusz Leon Wiśniewski



    Đã chỉnh sửa bởi nhonhatrang; 02-09-2015, 12:46 AM.
    Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

    Similar Threads
  • #31

    CÔ ĐƠN TRÊN MẠNG
    Janusz Leon Wiśniewski

    /LONELY/07082000376278uh81_zpsbwusn7uk.jpg.html]"]Photo Storage

    "Đàn bà sống bằng kỷ niệm.
    Còn đàn ông thì bằng những cái mà họ đã quên."
    trích "Cô đơn trên mạng"___ Janusz Leon Wiśniewski


    Chương 8

    ANH: Đã ba giờ, khi cuối cùng thì anh cũng được ở trong phòng mình. Máy bay của anh cất cánh đi New York vào chín giờ sáng.
    Mình hy vọng rằng ít nhất cũng có một phi công của chuyến bay đi New York này uống ít hơn mình đêm nay - anh nghĩ lúc đánh răng trong phòng tắm. Ngược lại với phần đông mọi người, anh thích tắm sau khi đã chải răng sạch sẽ.
    Anh đứng dưới vòi tắm và nghĩ đến cô. Da thịt cô có hương vị như thế nào nhỉ? Khi cô gọi tên anh, nó sẽ vang lên ra sao? Họ sẽ nói gì với nhau trong những câu đầu tiên ở sân bay? Anh sẽ phải ôm cô như thế nào lúc gặp mặt? Bỗng nhiên qua tiếng nước chảy, anh nghe như có tiếng chuông điện thoại. Anh thả vòi tắm. Đúng là có điện thoại. Anh đẩy cánh cửa kính của ca bin tắm và không lau chùi gì, đi thẳng vào phòng ngủ. Christiane. Cô thư ký của Viện anh ở Munich.
    - Jakub, anh đi đâu vào đêm hôm thế? Tôi gọi cho anh đã hai tiếng nay! Anh có thể ghi lại những điều tôi sẽ nói không? Okay, anh có thể. Vậy thì anh hãy nghe thật kỹ này. Hôm nay anh sẽ không bay đi New York nữa. Mà sẽ bay đi Filadelfia. Ở đó anh sẽ đi taxi đến Princeton. Chỉ mất bốn mươi nhăm phút, nếu không bị tắc đường. Ông giáo sư sinh học phân tử sẽ chờ anh Ở Princeton. Anh sẽ nhận vé điện tử cho chuyến bay đi Filadetha ở phòng chỉ dẫn cho hành khách. Số hiệu vé tôi đã fax đến lễ tân khách sạn. Chuyến bay từ New Orleans đi Filadelfia của anh khởi hành vào mười một giờ sáng giờ chỗ anh. Tất cả các chuyến bay tôi đã giải quyết đúng như anh muốn, ở Delta. Anh vui chứ? Sẽ được ngủ thêm hai tiếng nữa cơ mà! Tại Pricenton, anh sẽ cài đặt chương trình cho họ. Nhớ là chỉ demo (°) thôi đấy. Không được cài bất cứ một phiên bản hoàn chỉnh nào. Hợp đồng là như vậy. Demo sẽ kích thích đủ để họ mua phiên bản hoàn chỉnh của chúng ta. Anh sẽ chỉ cài đặt cho họ trong các máy tính của bệnh viện chuyên khoa. Hay nói thật hay vào, như anh vẫn nói ấy. Họ sẽ phải thấy là cái này là cực kỳ cần thiết. Tôi đã đặt phòng ở Hyatt tại Priceton cho anh. Đây là khách sạn ở ngay cạnh bệnh viện. Số đăng ký cũng ở trong fax. Jakub, thậm chí anh đừng có nghĩ đến việc để lại tôi ở Munich này và chuyển đến Priceton. Tôi biết là trong đầu anh vẫn lởn vởn ý đồ chuyển sang Mỹ, nhưng vì tôi, hãy đừng làm điều đó. Đừng để tôi lại đây, thật đấy, một mình với đám người Đức này!
    Anh cười. Và mặc dù đó chỉ là câu đùa, nhưng trong đó có biết bao nhiêu là sự thật. Christiane là một phụ nữ Đức cực kỳ không điển hình. Thoải mái, không ngăn nắp, không kỷ luật, nhạy cảm, mãnh liệt và không giấu được tình cảm. Cô luôn chỉ trích anh rằng chính cô đã học được ở anh tính Đức khi anh bảo cô sao mà "bừa bãi" một cách Slavơ đến thế và cô cứ luôn để cho thời gian trôi qua kẽ tay. Anh biết mình là người bạn tốt nhất của cô. Anh khiến cô cảm động bằng đĩa dâu tây vào tháng hai, bằng những bông hoa trong ngày 8 tháng ba mặc dù chẳng có ai ở Đức tổ chức Ngày Phụ nữ, bằng bức e-mail trong ngày sinh của cô, mà nhất là bằng việc khuân cho cô những thùng giấy nặng ra chỗ máy in. Anh, một giáo sư, khuân giấy ra máy in cho cô thư ký. Một số bạn bè làm khoa học cảm thấy tức tối với hành động khoe mẽ của "sự phá vỡ cơ cấu quan hệ một cách thô bạo" này. "Thế đấy. Đó là một tên Ba Lan. Bọn chúng bao giờ cũng phải phá hoại một cái gì đấy và phá vỡ những nguyên tắc nào đấy" - hẳn họ nghĩ vậy. Chỉ có thời gian đầu là Christiane cảm thấy lúng túng. Sau đó cô vui sướng trong cái ngày mà người ta mang giấy đến máy in cho họ. Cô thích thể hiện một cách phô trương "cho những người Đức ấy biết, cần phải thực sự đối xử với phụ nữ như thế nào". Còn anh? Mặc dù hoàn toàn không muốn "phá vỡ các nguyên tắc", nhưng đơn giản là anh không thể làm khác.
    Anh chú ý để trong các mối quan hệ vời Christiane không đi quá khuôn khổ của tình bạn. Anh biết là anh có thể đi xa hơn nhiều. Nhưng anh không muốn. Trước hết là vì Christiane đã có gia đình khi anh xuất hiện ở Viện này. Cô hấp dẫn anh. Thời gian đầu, cô là người gần gũi với anh nhất ở đất Đức này. Có rất nhiều khi, với cách sống của anh, với những phản ứng của mình, thậm chí cô đã khiến anh nhớ tới Natalia. Có thể chính vì thế mà anh không muốn vừa qua ranh giới ấy. Anh không muốn phá đi một cái gì đấy và anh không thể xây bất cứ cái gì mới lên chính chỗ đó. Anh coi quãng thời gian ở Đức như một cái gì đó chuyền tiếp. Một "phòng chờ" trên con đường đi đến đích. Đích của anh là Mỹ. Anh cho rằng trong phòng chờ - Christian đã cười vì tính cường điệu của nhận định này - không nên trong bất cứ cây gì. Anh đã có mấy năm đẹp đẽ trong phòng chờ ấy và đôi khi anh có cảm giác là Christiane chờ đợi ở đấy một điều gì đó cùng anh.
    Thoạt đầu khi nghe về kế hoạch ở Princeton, anh đã định phản đối. Song nghĩ đến hai tiếng được ngủ thêm ấy anh trả lời:
    - Chrissie - cô thích anh gọi tên cô âu yếm như vậy – anh có để em lại một mình với đám người Đức ấy đâu. Bây giờ, khi anh đã dạy em uống vodka như một người Ba Lan chính hiệu thì tiếc lắm. Anh hiểu. Hôm nay anh sẽ bay đi Filadelfia lúc mười một giờ. Em đưa lên máy chủ FTP dữ liệu cho Princeton cho anh nhé. Anh không có trong laptop đâu, vì anh tuyệt nhiên không ngờ tới chuyến đó lịch này. Em sẽ tìm thấy nó trong máy tính trong phòng làm việc của anh. Máy lúc nào cũng bật đấy. Chrissie, khi đã ở trong phòng làm việc của anh rồi, thì tưới hoa hộ anh với nhé. Em không quên chứ? Em sẽ cố để không vào ICQ của anh khi đã mở máy của anh chứ? Bởi đằng nào những gì em thấy ở đấy cũng sẽ bằng tiếng Ba Lan. Và em chớ có học tiếng Ba Lan chỉ vì thế.
    Anh cười trong ống nghe. Mặc dù Christiane hứa là "sẽ cố gắng", nhưng anh biết rằng kiểu gì thì những cố gắng ấy cũng chẳng có kết quả gì. Chắc chắn cô sẽ xem tất cả nội dung trên ICQ của anh. Christiane thích biết tất cả về mọi người. Bao giờ cô cũng quan tâm đến anh nhất. Anh là người ở độ tuổi sinh sản tốt nhất, là giáo sư trẻ nhất của viện, anh hôn tay phụ nữ, còn cô thì thậm chí không thể xác định được anh ngủ với những ai hoặc với ai. Mặc dù Christiane khó có thề tin được nhưng từ lâu lắm rồi, anh chưa làm chuyện đó.
    Khi anh đứng dậy, trên giương, chỗ anh ngồi nói chuyện với Christiane, có một đám to ướt sẫm. Ừ, anh đã chạy thẳng từ phòng tắm đến điện thoại. Bây giờ thì người anh đã khô. Anh ra phòng tắm để tắt điện. Lúc quay lại, anh thấy trên sàn nhà, gần cửa có một mảnh giấy. Anh cúi xuống nhặt. Fax của Christiane. Anh gọi xuống lễ tân và vặn báo thức thêm hai tiếng nữa.
    Đi taxi từ khách sạn ra sân bay, anh đã tự hứa là sẽ không bao giờ uống nữa. Anh vẫn khó chịu khủng khiếp sau trận rượu. Anh đã không kịp cả nhấp một ngụm cà phê vì ngủ quên, radio trong taxi lại thông báo có một cơn bão sắp vào Bắc Carolina. Đến Filadelfia, bao giờ máy bay cũng bay qua Bắc Carolina!
    Còn tồi tệ hơn là anh tưởng. Vừa qua New Orleans, sự nhộn nhạo đã bắt đầu. Anh nắm chặt thành ghế, như thể làm thế sẽ đỡ hơn. Mà đấy mới chỉ là bắt đầu. Bay được một giờ, khi họ rơi vào vùng lặng gió sau cơn bão ở Bắc Carolina, anh đã tự hứa thật to rằng sẽ kiêng tuyệt đối. Chỉ cần họ hạ cánh an toàn, anh sẽ không bao giờ đưa rượu lên miệng nữa. Anh nhớ lại những chuyến đi biển của họ ở trường trung cấp. Ruột gan cũng lộn ngược cả lên đến đau đớn. Không bao giờ anh quên được cảnh ánh mặt tái xanh như tàu lá cùng với mấy người khác nữa vắt người qua mạn tàu Ở Vịnh Biscayan, dừng nôn để trong sự đau đớn cùng cực ấy cười ông phụ trách neo tàu đang la hét ầm ĩ cố để át tiếng sóng:
    - Anh em thủy thủ có biết cái gì là tốt nhất cho thời tiết như thế này không? Các anh em thủy thủ, mẹ kiếp, không biết! Tốt nhất cho thời tiết như thế này là nước ép anh đào, vì ở hai đầu nó đều có mùi vị như nhau. Các anh em thủy thủ hãy nhớ lấy điều đó. Hơn nữa, nôn mửa không phải là làm tình. Cần phải biết. Thằng thổ tả nào lại đi nôn ngược gió như vậy hả???
    Chắc anh phải tái xanh như hồi ở trên tàu lần ấy, vì cô tiếp viên cứ chốc chốc lại đến chỗ anh và hỏi anh có cần gì không. Người ngồi ghế cạnh anh, một lão người Texas khổng lồ không lúc nào rời chiếc mũ cao bồi đội trên đầu đã tận dụng cơ hội đó. Trong khi anh đang chết dở sống dở thì lão hàng xóm ấy, như thể không có chuyện gì xảy ra, cứ mỗi lần cô tiếp viên đến là lại gọi rượu. Thỉnh thoảng lão thử mời anh. Anh từ chối với ánh mắt sợ hãi và ác cảm. Anh không thể tưởng tượng nổi một sự tra tấn ghê gớm hơn cái mùi whisky trong tình huống này.
    Sự nhộn nhạo kéo dài cho đến phút cuối, và lúc máy bay hạ cánh cũng thật là khủng khiếp. Những bánh của máy bay va vào đường băng mạnh đến nỗi cả lão ngồi bên vốn dửng dưng với tất cả và đã say khướt cũng phải vừa hỏi vừa lúng búng:
    - Chúng ta hạ cánh hay là bị người ta bắn đấy?
    Lái xe của Đại học Tổng hợp Princeton do trường cử đi đang đợi anh ngoài cổng. Họ đi chừng một tiếng. Khi đã ở trong phòng mình, anh gọi điện ngay cho giáo sư xin hoãn cuộc gặp ba giờ. Anh đặt báo thức, đăng ký báo thức với lễ tân và đặt báo thức qua TV. Anh để tiếng cỡ to nhất. Anh không còn đủ sức để cởi quần áo nữa.
    Anh tỉnh dậy ba lần, nhưng phải đến TV mới lôi được anh ra phòng tắm. Anh có mặt ở phòng của giáo sư trước giờ hẹn mấy phút. Anh biết ông khá rõ từ những cuộc gặp gỡ và hội nghị trước đây. Một ông già lập dị với mái tóc trắng. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Zurich - là điều mà ông nhấn mạnh đầy tự hào và nhắc đến Einstein một cách nồng nàn, bởi Einstein cũng tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Zurich - độ lượng với tất cả trừ việc không đúng giờ, hút thuốc lá và đàn bà làm khoa học. Chính xác theo thứ tự này.
    Với anh bao giờ ông cũng nói tiếng Đức, hoàn toàn không đếm xỉa đến việc các cộng sự hay học trò của ông chẳng hiểu gì. Trong mỗi lần gặp gỡ ông đều khẳng định rằng viện của ông không hợp tác "với những nhà siêu sinh học ở Harvard, những kẻ vẫn không chịu biết rằng cá voi là động vật có vú". Sau mỗi lần - rất tiếc là đúng với sự thật - ông lại khẳng định với anh rằng chắc chắn họ không hợp tác với Đại học Tổng hợp Harvard. Tuy nhiên ông không nói thêm rằng đó là mục đích của họ từ mấy năm nay.
    Sếp của khoa sinh học phân tử của Harvard, về điều này thì anh biết được trong một buổi dạ tiệc tại một cuộc hội nghị nào đó - là vợ cũ của giáo sư của Princeton. Vì môi trường của các nhà khoa học nói chung là một trong những môi trường lắm chuyện ngồi lê đôi mách nhất, nên anh được nói nhỏ rằng hôn nhân của giáo sư và vợ cũ của ông chỉ tồn tại, chính xác bốn mươi bảy giờ. Từ mười một giờ sáng thứ bảy đến mười giờ sáng thứ hai, vì rằng phải đến giờ này các tòa án ở Massachusetts mới mở cửa. Hình như chính xác bốn mươi bảy tiếng sau hôn lễ, vợ giáo sư, tiến sĩ khoa học về sinh học, tốt nghiệp Đại học Sorbone ở Paris, đã đệ đơn ly hôn. Bản thân anh chưa bao giờ tiếp xúc riêng với giáo sư nhiều hơn một tiếng, nhưng như thế cũng đủ để anh hiểu được vợ cũ của ông.
    Việc giới thiệu trong phòng làm việc của giáo sư – đương nhiên là bằng tiếng Đức - kéo dài hơn một tiếng một chút. Khoảng mười bảy giờ họ chở anh đến trung tâm máy tính của bệnh viện thuộc Đại học Tổng hợp Princeton, nơi anh phải cài đặt và chạy thử phiên bản quảng cáo cho chương trình của họ. Sau ba giờ làm việc, khi đã gần xong, anh ra khỏi trung tâm máy tính để đi tìm máy bán coca lon tự động. Nhất định gần đấy phải có. Trong các trường đại học của Mỹ, có thể không có thư viện, nhưng máy bán coca tự động thì phải có. Từ trung tâm máy tính sáng ánh đèn neon, anh bước ra hành lang tối.
    - Ôi anh làm tôi giật cả mình! Tôi cứ nghĩ là ma cơ đấy. Anh đi giống hệt Thommy. Anh làm tôi giật thót cả mình. Anh ta cũng hay làm tôi giật mình.
    Anh quay đầu về phía có tiếng nói phát ra. Chị tạp vụ da đen hiện ra lờ mờ ở đằng xa trong hành lang tối. Trông chị ta giống như người nô lệ trong tranh của Teodore Davis đang lượm bông trên đồn điền gần New Orleans. Cũng những nếp nhăn sâu ở nửa phân dưới mắt ấy. Cũng những con ngươi mắt trắng, to, bị những lằn máu cắt ngang ấy.
    - Tôi không muốn làm chị giật mình. Tôi đang tìm automat bán coca. Thommy là ai vậy chị?
    - Thommy cũng hay đi tìm coca. Anh ta làm việc ở đây nhiều năm thế mà chẳng bao giờ nhớ automat ở đâu - chị ta trả lời.
    - Hôm nay chắc chắn tôi cũng sẽ không nhớ. Chị dẫn tôi ra chỗ automat và trên đường đi chị sẽ cho tôi biết Thommy là ai chứ?
    - Anh không biết Thommy là ai? Thommy làm việc cách đây bốn hành lang. Ai cũng biết anh ta sau cái vụ anh ta lấy trộm não của Einstein. Anh biết ông Einstein, cái ông người Mỹ Do Thái ở Thụy Sĩ ấy chứ?
    Lúc này thì anh quan sát chị ta kỹ hơn. Chưa hề có ai gọi Einstein là "người Mỹ Do Thái ở Thụy Sĩ" cả. Anh không thể đoán được tuổi của chị ta. Thỉnh thoảng anh phân vân, có phải những người da đen cũng không thể đoán được tuổi của người da trắng, vì họ thấy ai cũng giống ai. Chị ta nhắc anh nhớ đến Evelyn trong nhà hàng ở New Orleans. Đồ sộ, vuông từ vai đến đất, chắc nịch, với bộ ngực như hai cái gối, che lấp toàn bộ lồng ngực từ xương đòn đến bụng.
    - Sao anh ta lại lấy cắp não Einstein? Thommy là ai? - anh tò mò hỏi thêm.
    Người phụ nữ da đen đặt cái xô xuống làm bột trào cả ra ngoài và ngồi lên cái ghế dài gần lối vào toilet.
    - Thommy là bác sĩ. Nhưng chẳng chữa bệnh cho ai. Cho nên không một ai kính nể anh ta. Đã thế buổi sáng anh ta lại không chào hỏi ai. Liệu sáng ra anh có chào hỏi ai vui vẻ khi mà anh phải mổ xẻ hai cái xác trước bữa sáng và bốn cái sau đấy? Tôi thì tôi kính trọng anh ấy. Cả Marilyn cũng thế. Thommy yêu Marilyn. Vào cái thời ấy, đàn ông và đàn bà vẫn còn yêu nhau lắm. Marilyn là bác sĩ trên tầng ba. Tôi không quét dọn trên ấy. Cố ấy xinh lắm. Tôi có thể hút thuốc được không?
    Chị ta lấy cái hộp đựng thuốc sợi ra và bắt đầu quấn thành điếu.
    -Tất nhiên rồi, chị cứ hút đi. Mà chị có thể quấn luôn cho tôi một điếu được không? Ở automat bán coca có bia không?
    Anh lại quên lời thề trên máy bay. Chị ta cười.
    - Bia á? Không có. Không bao giờ có. Ở đây, trong khu vực trường này, mua cocain còn dễ hơn cả mua bia.
    - Thommy là ai và Marilyn là ai? - anh hỏi và ngồi xuống ghế cạnh chị ta.
    Vì chị ta to đến nỗi ngồi gần kín cả cái ghế dài nên anh phải ngồi sát vào chị. Chị ta đưa cho anh một điếu thuốc cuốn. Họ ngồi hút thuốc trong hành lang tối. Hai đốm sáng. Yên tĩnh, chỉ có giọng nói trầm trầm của chị ta vang kinh khủng trong bóng tối ấy và trong cái hành lang dội âm ấy.
    - Đúng ra là Marilyn làm ở khoa nhi. Bọn trẻ yêu cô ấy lắm vì cô ấy lúc nào cũng cười. Chỉ khi nào có một đứa nào chết, mới thấy trong mắt cô ấy có nước mắt. Bao giờ cô ấy cũng khóc trong toilet. Để bọn trẻ không nhìn thấy Thommy nghiên cứu về bệnh học. Anh ấy mổ xẻ tử thi để tìm trong đó cái gì đấy quan trọng. Nhờ những cái mà anh ấy tìm thấy có thể cứu được mạng sống cho những người khác. Mặc dù anh ấy cần thiết như thế, nhưng không ai khâm phục anh ấy Ngoài Marilyn. Có lẽ anh ấy cảm nhận được như thế nào đấy. Chuyện đã lâu lắm rồi, nhưng tôi nhớ ôư2ng chi tiết. Người ta chở Einstein đến vào trước nửa đêm. Ông bị bất tỉnh. Và mất ngay sau nửa đêm. Hôm ấy là thứ hai, ngày mười tám tháng tư năm năm nhăm. Hồi ấy tôi là người thực tập trẻ nhất. Ở đây tôi cứ tưởng như chỉ vừa mới hôm qua. Dạo ấy tôi quét dọn tầng một, tầng trệt và tầng hầm. Tất nhiên là Thommy biết và rất ngưỡng mộ Einstein. Với anh ấy, ông ta là sự thông minh không thể với tới được. Ai ở Princeton cũng biết Einstem. Cho dù đấy chỉ là vì tất cả cái đám nhà báo cứ bám theo Einstein ở khu vực trường này như một bầy sói.
    Khi Thommy đến trực thì Einstein đã nằm trên bàn. Đầu tiên Thommy không muốn làm cái việc cắt xén ấy. Anh ta lên chỗ Marilyn để nói cho cô biết, tỏ vẻ rất bực bội. Sau mấy phút thì anh xuôi xuôi và quay xuống tầng hầm. Những gì xảy ra sau đó dưới tầng hầm, tôi biết rất rõ từ Marilyn. Tôi nghĩ rằng Thommy đã làm như vậy là vì Marilyn. Đề cô khâm phục anh ta và tự hào về anh ta. Ai cũng bảo là không thể thế được nhưng tôi biết chứ. Tôi đã nhìn thấy anh ta nhìn Marilyn như thế nào. Thommy đã làm một việc khủng khiếp. Đầu tiên anh chỉ khám nghiệm tử thi bình thường và sau đó bỗng nhiên tình cảm ấy đến. Đây là cơ hội có một, duy nhất, không thể lặp lại trong đời. Anh ta lấy cưa, cưa sọ Einstein và moi não ra. Anh ta dùng dao mổ chia cái não ra thành hai trăm bốn mươi miếng bằng nhau, cho vào hai hộp loại ba lít có ghi chữ Costa Cider rỗi đổ fomanlin vào. Một cái anh ta đậy kín bằng nắp gỗ, còn hộp kia bằng nắp thủy tinh. Anh ta đưa cả hai hộp ra khỏi tầng hầm. Anh ta quyết định sẽ không trao chúng cho bất kỳ ai. Rồi anh ta nhét báo bọc nilon vào hộp sọ rỗng của Einstein và đóng lại sao cho không ai nhận ra. Anh có tưởng tượng được không? Thay vì não là những tờ báo nhàu nát trong sọ Einstein??? Khi Marilyn kể chuyện này cho tôi nghe, tôi không muốn tin. Làm sao mà anh ta có thể làm như vậy được?
    Chị ta thở dài rồi im lặng một lúc .
    Hình ảnh hộp sọ của Einstein bị nhét đềy báo như cảnh trong một bộ phim kinh dị. Anh đờ người ra vì sợ hãi và vì sự vô lý. Cho tới lúc ấy, Einstein với anh như một tượng đài. Tinh hoa của tri thức. Einstein không có não, với hộp sọ đầy giấy bỗng dưng như không còn quan trọng và bị hạ thấp. Không, đó không phải là phim! Điều ấy thì không một đạo diễn nào có thể nghĩ ra. Trong cái hành lang tối, ở ngay trên tầng hầm, nơi đã diễn ra nghi lễ cắt não Einstein của quỉ satăng ấy, anh cứ cảm thấy thế nào ấy. Anh thấy mừng vì cái ghế lại ngắn thế mà chị da đen lại to thế. Nhờ thế mà anh được ngồi sát vào chị ta.
    - Tôi dừng lại ở đoạn nào ấy nhỉ? À, tôi nhớ rồi. Thommy biết về ý nguyện cuối cùng của Einstein, ông muốn sau khi mình chết sẽ thiêu xác và rải tro ở một nơi mà chỉ gia đình ông biết. Einstein không muốn có bất cứ một ngôi mộ nào hết... Anh có biết gì không? Tôi phải cuốn cho mình một điếu nữa. Dạo này tôi hút nhiều quá. Thật không tốt tị nào ở đây, trong cái nước Mỹ này.
    Im lặng bao trùm. Chị ta lấy hộp đựng thuốc lá sợi từ cái túi tạp dề sâu thẳm ra và thoáng một cái chị đã nhấp nước bọt để dán điếu thuốc. Trong ánh sáng của ngọn lửa từ chiếc bật lửa, hai con ngươi trắng trên nền khuôn mặt đen như hắc ín của chị có vẻ như to một cách kỳ dị.
    Những gì người phụ nữ da đen ấy kể thật bất ngờ. Anh không hề nghi ngờ một chút nào. Rất lâu rồi, hồi còn học đại học, anh đã có một giai đoạn say mê Einstein. Sự thật đúng là ông không có mộ. Điều này rất phù hợp với Einstein. Các vị thần không có mộ mà. Não của Einstein không bị thiêu cùng với phần còn lại của thi thể ông, cũng là sự thật, nhờ thế mà các nhà thần kinh học có thể nghiên cứu nó nhiều lần. Các nghiên cứu giải phẫu thần kinh đã khẳng định sự đặc biệt của nó. Tất cả những điều này anh đã biết từ lâu. Song anh tuyệt nhiên không có khái niệm, rằng phía sau đó lại ẩn chứa một câu chuyện ly kỳ đến vậy. Lần này thì người phụ nữ da đen nói:
    - Việc mà Thommy làm không được ai ra lệnh, cũng không một ai cho phép. Anh ta cho rằng mình phải được phép, bởi như anh ta nói, "Einstein thuộc về tất cả mọi người". Thậm chí khi mọi việc đã rõ, anh ta vẫn không muốn trả lại bộ não ấy. Marilyn nói với tôi rằng Thommy làm việc đó vì mọi người chứ không phải vì tiếng tăm. Anh ta tin rằng có cái quan trọng nhất trong con người Einstein là bộ não của ông, thì có thể đến một lúc nào đó sẽ tạo được một Einstein nguyên vẹn. Anh ta là một kẻ gàn dở lập dị như vậy đấy. Ngày ngày mổ tử thi nhưng mặc dầu vậy, anh ta vẫn là một người lãng mạn nhất trong khu nhà này. Cho nên Marilyn mới thích anh ta đến thế. Nhưng điều mà anh ta làm với Einstein thì cô ấy không bao giờ tha thứ cho anh ta. Thommy rất đau khổ vì chuyện này.
    Người phụ nữ da đen rít một hơi sâu và không nói nữa. Thommy bí ẩn đã rất có lý. Nhưng hồi ấy, vào năm 1955, cả anh ta, cả bất kỳ người nào khác đều không biết rằng để nhân bản người không cần phải moi nảo của bất cứ ai ra khỏi hộp sọ. Chỉ cần một chút máu, tóc hay da được bảo quản thích hợp là hoàn toàn đủ. Toàn bộ chất liệu gien của con người nắm trong nhân của mỗi tế bào riêng lẻ. Dưới góc độ này, các nơron của não không khác của các tế bào khác, "tầm thường" hơn. Có lẽ đơn giản là Thommy muốn chắc chắn và vì sự chắc chắn anh ta đã bảo vệ trên một kilôgam chất liệu cho nhân bản trong fomanlin. Và chắc anh ta cũng biết rằng trong tất cả các tế bào của Einstein, thì quan trọng nhất là những tế bào não.
    - Thommy phải rời khỏi Princeton - người phụ nữ da đen tiếp tục câu chuyện của mình. - Nhưng kể cả thế anh ta vẫn không chịu trả những cái hộp đựng não Einstein trong fomanlin. Nửa năm sau khi anh ta đi, Marilyn lấy chồng và chuyển sang Canada. Tôi không biết rõ mọi chuyện với Thommy như thế nào. Có ai đó nói với tôi là mới gặp anh ta ở Đại học Tổng hợp Kansas.
    Đúng lúc ấy một ai đó mở mạnh cửa phía cuối hành lang. Chùm sáng của chiếc đèn pin di chuyển chậm dọc theo tường. Chắc là ngrười bảo vệ. Người phụ nữ da đen đứng dậy rất nhanh và mất hút sau cửa toilet. Một lát sau ánh sáng đèn pin của người bảo vệ chiếu đến cái ghế Jakub đang ngồi. Người bảo vệ đứng đối diện anh và chiếu đèn pin thẳng vào mắt anh.
    - Anh có biết là hút thuốc lá ở đây là một sự vi phạm nghiêm trọng không? Tôi có thể phạt anh đến một ngàn đôla - giọng nói phát ra từ phía sau luồng sáng của chiếc đèn pin và người kia cười, nói thêm: - Nhưng tôi sẽ không phạt, vì tôi thừa biết rằng Virginia đã xui anh hút. Chỉ có thuốc sợi của chị ta mới hôi kinh khủng như vậy. Khi nào chị ta ra khỏi toilet, nơi mà chị ta hiện đang trốn, anh hãy bảo chị ta ràng đây là lần cuối cùng đấy nhé, lần sau thì đừng có trách. - Anh ta cười oang oang và đi về phía cầu thang dẫn xuống tầng hầm.
    Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

    Comment

    • #32

      Anh vẫn im lặng, hơi choáng váng vì câu chuyện của Virginia. Còn chị ta vẫn chưa ra khỏi nơi ẩn náu trong toilet. Mãi sau chị ta mới hé cửa hỏi nhỏ:
      - Lão ta đi rồi à?
      Khi anh bảo đi rồi, chị nhanh nhẹn ra khỏi toilet và túm lấy cái xô của mình.
      - Tôi cũng phải đi đây. Mười lăm phút nữa lão ta sẽ quay lại để đóng cửa toàn bộ khu nhà. Mà hôm nay tôi lại quên chìa khóa. Anh biết không? Anh không chỉ đi giống Thommy mà giọng nói cũng giống - chị ta nói và khuất sau chỗ ngoặt hành lang.
      Khi chị ta đã đi khỏi rỏi anh mới nhớ ra là chị ta chưa chỉ cho anh chỗ có automat bán coca. Anh gọi. Không thấy chị ta trả lời Anh vào toilet, nhìn thấy một vòi nước uống được bèn nghiêng đầu để cho dòng nước chảy lên mặt. Anh cứ đứng nghiêng người như vậy một lúc. Rồi không lau mặt, anh quay lại trung tâm máy tính. Anh kết thúc cài đặt chương trình, chuẩn bị bản hướng dẫn ngắn các bước khởi động chương trình gửi e-mail thông báo về những việc anh đã làm cho giáo sư và đặt taxi qua mạng. Anh tắt máy tính rỏi ra ngoài hành lang. Đi qua cái ghế dài cạnh lối vào toilet, anh cảm thấy bất an. Anh không thể gạt bỏ khỏi trí nhớ hình ảnh thi thể của Einstein với hộp sọ mở chứa đầy báo. Anh chạy đến cửa ra. Taxi đang đợi.
      - Anh cứ đưa tôi đến một chỗ nào đó có thể uống bia được - anh bảo người lái taxi.
      Quãng gần nửa đêm anh mới về đến khách sạn. Đêm ấy anh mơ thấy Thommy, Virginia, Marilyn bí ẩn và thuyết tương đối. Hôm sau ăn sáng xong, anh đi bằng chiếc Limousine của khách sạn ra ga, khi đi qua khu vực trường, anh nhớ lại sự kiện tối qua và quyết định sẽ tồn hiểu tất cả mọi điều có thể về con người đã cứu bộ não của Einstein khỏi bị thiêu. Anh sẽ bắt đầu ngay hôm nay, ở New York, nơi anh sẽ đến sau một tiếng nữa. Chuyến tàu của anh từ Penn Station đến Manhattanie có lẽ mất đúng chừng ấy.
      Hơn nữa, anh không thể chờ thêm được nữa, phải kể cho cô nghe câu chuyện về bộ não của Einstein này sớm nhất. Kể từ ngày biết cô, anh nhận thấy là những sự kiện, cảm xúc và suy nghĩ chỉ có ý nghĩa khi anh chia sẻ thông tin về chúng với chính cô. Với Natalia cũng y như vậy.
      Anh không viết cho cô về chuyện này. Anh sẽ kể. Chính thế. Anh sẽ ngồi trước mặt cô, nhìn vào mắt cô và kể. Chỉ còn một đêm và một ngày nữa. Sẽ qua nhanh thôi mà. Ngoài ra ở New York thời gian trôi nhanh hơn. Đây đương nhiên không phải là sự thật tuyệt đối, mà chỉ là tương đối. Rất tương đối và Einstein. Anh biết điều này từ thời gian của New Orleans, cũng lười biếng và lề mề hệt như của Texas. Khi ở New York bản tin đã sắp đến phần dự báo thời tiết, thì ở Texas mục quảng cáo đầu tiên sau lời chào của phát thanh viên còn chưa kịp kết thúc.
      Đường chân trời của Manhattan hiện ra mờ mờ phía xa khi tàu của anh đi vào đường hầm dưới Hudson River. Chiều tối mai anh sẽ bay đi Paris, để gặp cô. N-G-À-Y M-A-I – anh đánh vần chầm chậm từ này trong ý nghĩ và nhâm nhi nó và sung sướng như một đứa trẻ.
      CÔ : Jakub, đã có lần nào em nói với anh rằng em rất thích nghĩ về anh chưa? Chắc là rồi, nhưng em cũng thích nghĩ là em chưa nói. Hôm nay, em đã nghĩ về anh rất nhiều lần. Em nhất định phải kể với anh một điều gì đấy. Có lẽ Asia sẽ giết em mất, vì em bảo nó là em chỉ về phòng để sửa lại trang điểm, nhưng thực ra là em chạy đến quán Internet Cafe ở ga tàu điện ngầm này để viết cho anh. Asia, kể từ ngày bọn em quen nhau, đã giết em không biết bao nhiêu lần rồi, cho nên chắc chắn em sẽ có cách qua được.
      Anh mê những chuyện như thế này, vì anh thích sự ngạc nhiên. Và xúc động. Hôm nay em rất ngạc nhiên. Cả xúc động nữa. Thật không thể tin được. Nhưng ngay từ đầu.
      Anh chàng sinh viên xinh xắn ấy của Alicja (đây là em nói thêm, Alicja như thường lệ, cho rằng nó rất và "dứt khoát", cho dù điều này có ý nghĩa như thế nào cũng được, phải yêu sinh viên) có lần đã làm việc trong dịp nghỉ hè cho một phụ nữ Đức góa chồng, một nhà công nghiệp người Pháp đã đưa chị ta từ Đức sang và nhốt sau những song sắt bằng vàng của một ngôi nhà khổng lồ ở phần tây-nam của Paris. Anh nghĩ sao, một sinh viên xinh xắn từ Ba Lan sang có thể làm gì cho một phụ nữ góa chồng đã trên dưới bốn mươi tuổi, nhạy cảm, có ba đầu bếp, một lô một lốc tạp vụ, hai thợ làm vườn, lái xe và bác sĩ thú y "thường trực"? Alicja khi đã yêu thì không bao giờ đưa ra những câu hỏi vô nghĩa như vậy.
      Chị góa mời chàng sinh viên, chàng sinh viên mời Alicja (bởi cậu ta có thể làm gì được khi Alicja không chịu rời cậu ta lấy nửa bước), còn Alicja thì mời tụi em. Với chị góa thì thế nào cũng được, vì điều chị ta muốn nhất là gặp lại chàng sinh viên của mình sau bao nhiêu năm.
      Chị góa gọi hai xe Limousine đến khách sạn, vì chì ta tưởng rằng chàng sinh viên có đến cả tá bạn bè chứ không phải chỉ có ba cô bạn gái. Mặc dù chàng sinh viên đọc cho Alicja nghe thơ bằng tiếng Pháp, song tiếng Pháp của cậu ta hoàn toàn không ghê gớm gì. Chí ít thì cũng là nói. Ngôi nhà, nơi mà chị góa đang ngụ cư - bởi chính chị ta nói rằng chị ở Mauritius, còn ở Paris, chị chỉ ngụ cư - rất giống với Belweder, chỉ có điều to hơn. Chị góa là một phụ nữ tóc nâu với đôi mắt buồn, chúng có, cơ bản vì phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật, hình dạng không xác định. Chị góa mắc hai thứ bệnh, trong đó bệnh thứ hai đơn giản là dễ xúc động. Bệnh thứ nhất là cảm giác đến bệnh hoạn nhất thiết phải "chung sống với thế giới". Tự chị ta nói, nhưng phải sau chai vang thứ ba, rằng đó là một kiểu thôi thúc và mang ý nghĩa tinh thần. Trong mỗi phòng của chị (kề cả ở trại ngựa) đều có tivi. Chị cho rằng trên thế giới xảy ra biết bao nhiêu là vấn đề quan trọng và chị cần phải được thông tin về chúng. Do đó mà chị ta dậy từ năm giờ sáng để xem bản tin trên tất cả các kênh có thể và bằng tất cả các thứ tiếng có thể. Lúc tụi em đến, chị ta cũng đang xem một bản tin nào đấy và mãi ba mươi phút sau tụi em mới vinh hạnh được gặp chị ta. Đơn giản là chị góa lo lắng về thế giới và chị muốn biết chính xác nguyên nhân của những nỗi lo ấy.
      Ngoài ra chị còn cho rằng, trên thế giới, loài vật chịu đau đớn nhiều nhất. Vì vậy mà chị có mấy con chó, mấy con mèo, hơn một chục con chim hoàng yến, mấy con chuột đồng và chỉ có một con lợn đen giống Việt Nam. Con lợn quả thực rất đen, to đùng như một tay đấm bốc có tiếng sống ở Mỹ, chỉ có điều đẹp hơn. Khi mọi người ngồi trong khu vườn mênh mông, con lợn chạy quanh như phát rồ, thỉnh thoảng lại chạy đến cho chị góa, dụi mõm vào chị, với làn môi hé mở, chị hôn vào cái mõm ấy rất tình cảm. Một hình ảnh không thể quên được. Con lợn vừa rít vừa chạy như điên, dụi mõm vào những đám cỏ được chăm chút cẩn thận, giẫm nát những bồn hoa hồng tuyệt đẹp, chạy đến chỗ chị góa như một đứa trẻ chạy đến chỗ mẹ nó để hưởng phần tình cảm và âu yếm của mình.
      Con lợn đặc biệt quen với chàng sinh viên xinh xắn và cũng chạm cái mồm ướt của mình vào chàng. Alicja thì sợ hãi và không mấy thiện cảm nhìn những tình cảm ấy của con lợn.
      Còn Asia lại thích thú vuốt ve con lợn chạy qua chạy lại giữa một người, câu chuyện của chị góa về loài vật bị "con người bắt chước" thì nó nghe như thể nghe dự báo về sự xuất hiện của một thế giới mới, tốt đẹp hơn, chủ yếu là dành cho loài vật. Trong mắt nó, em nhìn thấy, nếu có thề, thì nó đã ôm lấy chị góa.
      Sau mấy lượt chạy như điên, con lợn biến mất vào trong nhà và không nhìn thấy nó thêm nữa. Việc ấy có vẻ khiến chị góa không yên tâm, những chị vẫn không rời khỏi chỗ.
      liên tưởng như thế nào thì tùy), và bởi vì rằng ngày mai anh sẽ bay từ New York đến Paris.
      Khi ngoài vườn đã khá lạnh, mọi người chuyển vào trong nhà chị góa. Alicja quan sát chàng sinh viên giúp chị góa đứng dậy khỏi ghế và tựa vào vai cậu ta, sát vào người cậu ta, ôm ngang lưng cậu ta để đi vào nhà như thế nào với vẻ không yên và tức tối.
      Sau khi vào phòng khách rộng mênh mông, mọi người nhìn thấy một cảnh tượng không thể tin nổi. Con lợn nằm duỗi người trên chiếc đi-văng trắng (làm từ da lợn, chắc thế) đặt cạnh tường được phủ gần kín bằng một bức tranh thủy mặc xám-đen với kích cỡ không lồ. Những mảnh báo đôi chỗ bị ngâm trong những vũng nước gì đó hôi mùi amôniắc phủ lên nền đá của phòng khách. Đi trên nền nhà, mọi người giẫm nát các hạt nâu-đen vương vãi rung tung. Bên được đi văng bằng da trắng có một chiếc rỗng nhỏ, cửa mở, xung quanh đặc biệt có rất nhiều hạt. Đó chắc phải là cái lồng chuột mà chi góa đã từng kể. Nó hoàn toàn méo mó và không có con chuột nào bên trong. Không để ý gì đến tất cả cái đám lộn xộn ấy trong phòng khách, chị góa đến chỗ điện thoại và với giọng rất điềm đạm, đặt một xe Limousine để đưa tụi em về khách sạn ở Paris. Tụi em đứng ở đó như trời trồng và nhìn con lợn đang nằm trên đi-văng. Nó thở khò khè và co giật, từ mõm nó một thứ nước vàng nhỏ giọt, và có thể nhìn thấy rất rõ, chảy thành dòng theo đi-văng bằng da trắng xuống nền đá. Chị góa chợt nhận ra chuyện gì đang xảy ra. Chị hét lên, bỏ ống nghe và lao ra để cứu con lợn. Em lùi lại s át tường. Anh chàng sinh viên chạy ra ngoài, còn Asia cùng với chị góa chạy ra đi-văng.
      Jakub, nếu không nhìn thấy chuyện này, thì em không bao giờ tin. Nhưng em đế nhìn thấy đúng như Alicja, mà trong suốt quá trình m ọi việc diễn ra, đã cấu vào tay em và run như cầy sấy. Chị góa chạy đến đi-văng và làm hô hấp nhân tạo cho con lợn bằng phương pháp miệng-mõm. Chị ta xoa bóp và ấn vào vùng tim của nó, dùng sức để cậy mõm nó ra rồi bằng miệng mình bơm không khí vào phổi nó. Con lợn vẫn thở khò khè. Một lát sau nó phun ra một mảng lông mâu nâu lẫn với một mớ bao vụn đỏ những máu. Alicja chạy ra ngoài. Asia quay lưng lại đi-văng, chỗ con lợn đang nằm. Chị góa vẫn không ngừng dùng miệng bơm không khí qua mồm con lợn. Em không dám nhìn cành đó, phải nhấm mắt lại. Một lúc sau, con lợn hết khò khè. Nó trượt khỏi đi văng và chạy ra ngoài. Chi góa mệt lả, ngồi bệt trên nền đá, đầu tựa vào đi-văng với đám n ôn vàng vàng và một góc con chuột đỏ máu vừa được con lợn khạc ra. Asia đi đến chỗ em. Nó cầm tay em và hai đứa không nói gì bỏ ra ngoài. Chiếc Limousine đang đợi Alicja ngồi cạnh người lái xe, anh chàng sinh viên ở ghế sau. Em với Asia lặng lẽ chui vào. Taxi lăn bánh. Suốt đường đi, không một ai lên tiếng. Khi chiếc Limousine dừng lại trước khách sạn, tất cả xuống xe trong im lặng. Alicja cũng vậy. Thậm chí không cả chia tay với anh chàng sinh viên của mình. Lần đầu tiên kể từ hôm đến Paris, nó ngủ cùng với Asia.
      Khi đã ở một mình trong phòng, em mở một chai vang, ngồi bên cửa sổ, nhìn ra mảnh vườn trước phòng và thật sự ngạc nhiên vì chị góa ấy. Vì sự trung thành với niềm tin của mình. Vì có vẻ như em đã không thể tin rằng chị ấy thực sự có thể yêu con lợn giống Việt Nam ấy. Nhất là sau khi nó đã nhai con chuột của chị ta.
      Sau một lát, rượu vang mới đã làm mạnh thêm bordeaux của sáu tiếng trước đó. Em rời xa Paris để trở về với hàng trăm vấn đề. Em nghĩ về anh. Em nhớ anh.
      Đã có lần nào đó anh hỏi, "nhớ anh" có nghĩa là gì.
      Nói một cách gần đúng, thì đó là một kiểu lai giữa suy nghĩ, mong ước, âm nhạc, lòng biết ơn vì em cảm nhận được điều đó, niềm vui vì có anh hiện hữu và làn sóng ấm áp nơi tim.
      Em sẽ chạm vào anh. Chỉ mai thôi. Em sẽ chạm...

      '
      hết: Chương 8, xem tiếp: Chương 9
      Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

      Comment

      • #33

        CÔ ĐƠN TRÊN MẠNG
        Janusz Leon Wiśniewski

        /LONELY/248193_218796471472258_100000257192231_856275_3354 770_n_zpsb24046ec1_zps9b34ef041_zpslx8xoswz.jpg.ht ml]"]Photo Storage

        "Đàn bà sống bằng kỷ niệm.
        Còn đàn ông thì bằng những cái mà họ đã quên."
        trích "Cô đơn trên mạng"___ Janusz Leon Wiśniewski


        Chương 9

        ANH: Ở New York, anh ở trong Marriott Marquis, trên góc Broadway cắt phố 45. Anh tính rằng nếu đặt taxi lúc năm rưỡi thì sẽ thoải mái kịp. Nhưng đi được kilômét đầu tiên thì anh biết là anh đã sai lầm kinh khủng. Theo kế hoạch thì mãi hai mươi giờ ba mươi mới khởi hành, nhưng ngay lúc này anh đã biết rằng anh không còn nhiều thời gian.
        Đã bốn mươi nhăm phút trôi qua, mà họ vẫn ở trong đám tắc đường đáng sợ trên Manhattan và đến Queens Midtown Tunel, nối Manhattan với Queens, nơi có sân bay Keunedy mà anh sẽ bay từ đó, vẫn còn xa vô tận. Tay lái xe người Ấn Độ (anh có cảm giác là tất cả lái xe ta xi ở New York đều là người Ấn Độ) nói không ngơi mồm, cười và động viên anh rằng nhất định họ sẽ kịp, nhưng anh thì biết rằng nếu họ có ngồi nửa ngày trong cái taxi này và máy bay thì đã cất cánh từ lâu mà không có anh, thì cái lão người Ấn Độ này vẫn cứ bảo anh rằng họ sẽ kịp.
        Những người lái ta xi Ấn Độ ở New Orleans cũng đều thế cả.
        Song tay lái taxi này là hiện thân của những gì tồi tệ nhất mà anh có thể gặp: trẻ và nhát gan.
        Lái taxi ở New York có thể khiếm thị, nhưng không thể nhát!
        Trên Manhattan vào tầm này không thể vượt được, khi trước đó nhìn qua gương thấy cả một hàng dài vô tận ở phía sau. Ở đây cần phải bật xi-nhan, tăng tốc, bóp còi và chuyển làn đường.
        Ngay cả anh cũng biết điều đó, mặc dù anh chưa từng bao giờ lái taxi.
        Khi họ đến được sân bay, tay lái xe vẫn luôn miệng cười, còn anh thì chỉ còn đúng mười tám phút nữa là đến giờ máy bay cất cánh.
        Anh bực với chính mình, với sự ngu ngốc của mình, với New York, với tất cả những người Ấn Độ và với sự bất lực của mình.
        Anh chạy như điên vào cổng ra của mình, vừa khấn thầm để họ đừng gạch tên anh khỏi danh sách hành khách để mà đem lại may mắn cho một ai đó trong danh sách chờ.
        Họ không thể làm thế với anh được!
        Bởi cô sẽ đón anh ở Paris và chắc chắn cô sẽ chờ anh.
        Không, họ sẽ không làm thế. . .
        Khi anh đến nơi, TWA800 đã kiểm tra xong.
        Những hành khách của khoang hạng nhất và khoang business đã yên vị trong máy bay và uống sâm banh, theo anh đoán, còn những dãy cuối của khoang economy đang được gọi vào cổng.
        Anh biết là mình đã chịu thua thời gian. Anh đã thua một cách dở hơi và vô lý đến thế.
        Anh lấy hết sức để dán lên mặt mình một nụ cười dễ thương nhất mà anh có thể có vào thời điểm ấy và đi đến chỗ một cô gái tóc vàng trẻ, béo mặc đồng phục của hãng TWA, tay cầm điện thoại, đứng bên cổng mà bên trên có số hiệu chuyến bay của anh.
        - Tất nhiên là chị biết rằng tôi nhất thiết phải bay chuyến này. Della đã chuyển tôi sang đây trái với ý muốn của tôi, các chị đã khẳng định bằng fax và điện thoại, tôi có thể cho chị xem bản fax ấy. Dãy của tôi đã được gọi ra cổng chưa? - anh hỏi bằng một giọng điềm đạm nhất mà lúc ấy anh có thể tạo ra được. Anh cho rằng thái độ thiếu nhã nhặn sẽ đẩy cô ta vào thế thủ.
        Cô ta hiểu ngay ra trò chơi này. Cô cười và hỏi tên.
        Khi anh đọc tên, cô ta kiểm tra trong máy tính và điềm đạm trả lời:
        - Anh đã vô cùng gặp may. Khi chúng tôi gạch tên anh khỏi chuyến bay này vì anh đến muộn, thì Della đã nhận anh lên chuyến bay lúc hai mươi giờ ba mươi nhăm của họ. Chỉ vì anh là người đầu tiên trong danh sách chờ ở bên kia, và có người hủy chuyến bay vào phút chót, và máy tính của họ bị hỏng nên không xóa tên anh khỏi danh sách dự bị bên chỗ chúng tôi. Anh phải lưu ý đến máy tính. Họ cũng đang ở cùng một cổng ra. Anh nên chuyển thật nhanh sang đó. Anh đến Paris chỉ chậm hơn có nửa tiếng so với đi của hãng chúng tôi.
        Anh chưa kịp nói gì thì cô ta đã quay sang với hành khách.
        Rất nhanh, anh nhớ rằng ở đây, Della có trạm của họ ở phía đông của sảnh này, thế là không nói gì, anh quay đầu chạy về hướng đằng ấy.
        Khi anh đến được trạm của Della, đám đông vẫn nhốn nháo ở đó. Anh thở phào.
        Bao giờ Della cũng có thời gian. Anh biết điều này từ mấy năm nay, từ khi anh bắt đầu bay bằng hãng này.
        Cho tới khi nhận lại thẻ lên máy bay, anh mới nghĩ ra là cô hoàn toàn không biết gì về việc thay đổi chuyến bay này, còn họ thì đã mời hành khách lên máy bay và quanh đấy cũng không có điện thoại.
        Lên máy bay mình sẽ gủi e-mail cho cô và sẽ gọi điện đến khách sạn - anh nghĩ.
        Anh nhấc vali và túi đựng laptop rồi đi ra ống dẫn ra máy bay.
        Khi đã tìm thấy và ngồi vào chỗ của mình cạnh cửa sổ, anh bỗng cảm thấy mệt kinh khủng.
        Anh ngồi không nhúc nhích. Khi máy bay nặng nề cất cánh anh hoàn toàn thanh thản nhìn xuống New York rực rỡ đầy lãng mạn trải dài ngoài cửa sổ và nghĩ rằng lần đầu tiên sau một thời gian dài anh mới lại có thể nhìn cảnh này và không sợ hãi.
        Khi ánh sáng của New York đã trở thành một tinh vân không có tính thù rõ rệt, anh nhắm mắt và lúc này anh mới thực sự bắt đầu chuyến đi của mình.
        Anh bay đến Paris chỉ vì cô và chỉ đến với cô.
        Chỉ còn mấy tiếng nữa và anh sẽ gặp cô.
        Anh không muốn lại thêm một lần nữa nhắc lại những gì sẽ nói với cô, sẽ nói về cái gì và sẽ chạm vào tay cô ra sao.
        Anh không muốn bởi anh biết rằng đằng nào thì cũng sẽ không được như trong cái chương trình ngọt ngào mà anh đã tự lên cho anh. Sẽ không giống, bởi cô là khó có thề đoán trước được và chỉ cần một lời nói thôi cũng đủ để một cái khác đi rồi.
        Thậm chí có trong những câu chuyện của họ trên ICQ cũng thế. Mặc dù anh nói nhiều hơn và kiểu gì thì cô cũng là người xác định hay đổi chủ đề. Nhưng anh vẫn thích có kế hoạch, chủ yếu là vì được vui khi lên kế hoạch.
        Bỗng nhiên anh thèm uống vang quá.
        Anh nhìn quanh. Một sự thư giãn điển hình sau những căng thẳng của lúc cất cánh. Một số người đắp chăn chuẩn bị ngủ, một số đứng dậy để giải tỏa nỗi sợ đang qua đi trong khi xếp hàng chờ vào toilet, một số khác nữa thì lấy báo hay tạp chí từ túi xách tay ra, một số ngả ghế và nhắm mắt. Không thiếu những người như anh, đang ngóng các tiếp viên để có thể bình tĩnh trở lại nhờ rượu, là thứ mà ở độ cao này có tác động khác hẳn.
        Nhưng đặc biệt hôm nay, anh hoàn toàn không muốn dùng rượu để tĩnh tâm.
        Anh muốn tưới cho những ước mong của mình bằng chianti [1] đỏ.
        Anh muốn tưởng tượng một chút về Paris chung của họ và về Paris được cô trang hoàng tưng bừng như thế nào cho anh bằng sự có mặt của mình. Anh nhớ một đoạn trong số những bức thư gần nhất cô viết cho anh:
        Anh là vô cùng quan trọng đối với em. Em biết ơn anh rất nhiều và không chỉ vì những gì em cảm thấy. Nhờ có anh mà em hoàn thiện hơn, tốt hơn, em cảm thấy mình độc đáo và không thuộc loại trung bình. Có thể ít thông minh hơn một chút (mọi cái vốn vẫn tương đối như vậy), nhưng chắc chắn là tuyệt vời đặc biệt. Đúng thế, em cảm thấy giờ đây mình sống đầy đủ hơn và có ý thức hơn. Em say mê tất cả những suy ngẫm và mơ màng mà anh mang đến cho em. Chúng khiến em vui biết bao.
        Tất nhiên là trong đầu em luôn có cả một mớ lộn xộn kinh khủng, mà cho tới lúc này chưa có lý do gì, chưa có động cơ nào để vì nó mà em muốn sắp xếp lại những ý nghĩ của mình. Nếu như em có nói lung tung thì chính là vì thế. Anh buộc em phải suy nghĩ, mặc dù là rất vụng về (Nhưng anh đừng có dừng lại! Sau mấy năm nữa anh sẽ có em như một người bạn để trò chuyện, như chưa bao giờ anh có được như vậy) và sắp xếp những ý nghĩ xoay tít của em.
        Anh cười với ý nghĩ rằng mình quan trọng biết bao trong những ý nghĩ xoay tít của cô.
        Còn sau đó trong chương trình, anh sẽ dùng đúng loại chanti đó để gọi giấc ngủ đến, bồi giấc ngủ bao giờ cũng rút ngắn sự chờ đợi một cách đáng kể. Anh nhớ điều này từ hồi còn bé, đặc biệt là trước sinh nhật và Giáng sinh.
        Thế là anh đưa mắt tìm nữ tiếp viên.
        Cô ta đột ngột xuất hiện ở cuối lối đi; cô ta vừa từ cabin của các phi công ra.
        Anh có cảm tưởng như cô ta vừa khóc.
        Khi cô ta đến gần, thì anh chắc rằng cô ta đã khóc. Trang điểm nhem nhuốc, nước mắt chỉ chực trào ra, hai bàn tay run run. Anh cố gắng để cô không biết là anh nhận thấy điều đó. Anh cười với cô, hỏi xin rượu vang, còn cô ta trả lời bằng bộ mặt méo mó đang cố mô phỏng một nụ cười và đi.
        Một lúc sau cô mang rượu vang đến, đã trang điểm lại, đã tự chủ được và trông rất buồn. Cô đưa rượu vang cho anh, không nói một lời rồi đi.
        Anh uống ngụm đầu tiên rồi kéo tai nghe điện thoại từ chỗ tựa của ghế trước. Kéo thẻ tín dụng qua khe máy đọc và bấm số khách sạn của cô ở Paris.
        Số máy bận.
        Một lát sau anh gọi lại. Vẫn thế.
        Rượu vang hết đã lâu, còn anh vẫn bấm số máy ấy ở Paris và khi máy bận, anh lại tự nhủ sẽ chỉ thử một lần nữa, chỉ một lần duy nhất, lần cuối cùng.
        Sau một tiếng anh bỏ cuộc.
        Anh gọi cốc vang nữa, lôi laptop dưới gầm ghế ra và bật máy.
        Anh chuẩn bị một e-mail để gửi đến lễ tân khách sạn nơi cô ở.
        Anh nhờ họ thông báo gấp cho cô biết là anh không bay chuyến TWA800, mà bay DL278. Anh cho giờ và số cổng ra ở sân bay Charles de Gaulle mà anh sẽ ra. Anh đề nghị xác nhận e-mail đến. Anh dự định một lần nữa, ngay trước khi hạ cánh xuống Paris, sẽ vào mạng để kiểm tra xem có xác nhận hay chưa.
        Cáp modem anh cắm vào ở trong điện thoại đã kịp nóng lên trong tay anh khi anh cố gọi đến khách sạn ở Paris của cô trong suốt một giờ đồng hồ cuối cùng.
        Anh chọn số của Compuserve và một lát sau đã ở trong mạng.
        Anh gửi e-mail. Khoảng chín giờ sáng máy bay sẽ hạ cánh, vậy thì chắc chắn họ sẽ kịp thông báo cho cô – anh nghĩ.
        Thứ năm này, mười tám tháng bảy, ở Paris sẽ là ngày của họ. Và hoàn toàn không ảo.
        Anh định ra khỏi mạng, nhưng trước đó anh quyết định vào trang CNN để xem dự báo thời tiết vùng Paris. Anh hy vọng rằng sẽ không mưa. Ở sân bay, anh sẽ nhận ôtô trong Avis anh đã đặt xe từ ở New York, và sẽ phải là kabriolet. Anh gõ địa chỉ của CNN trong Netscape và đợi cho trang chủ hiện trên màn ảnh của laptop, anh đưa ly lên miệng.
        Nhân viên lễ tân, lễ tân khách sạn Bousquet, đêm 16 rạng ngày 17 tháng bảy năm 1996, Paris:
        Cậu thay ca vào lúc nửa đêm. Bao giờ cậu cũng thay ca đêm. Không phải vì thích. Cậu không có sự lựa chọn khác. Học tin học ở Ecole de Paris, và để sống được trên mặt bằng của cái thành phố đắt đỏ này, cậu phải đi làm thêm. Mà làm việc thì dù có thể vào ban đêm. Cái khách sạn nhỏ ở Khu Latinh này giống như thể một số phận may mắn trong xổ số. Cách nơi ở, cậu ở cùng với hai người nữa cũng như mình, chỉ có mười phút đi bộ, ngoài ra ông chủ khách sạn là người Ba Lan nên không bao giờ đưa ra những câu hỏi ngu xuẩn. Tiền công bao giờ cậu cũng nhận tiền mặt, không bao giờ bị để trong phong bì, và luôn đúng hạn. Cậu thích sự yên tĩnh này, khi mọi người đã ngủ, còn cậu vặn khẽ radio, mở chai rose lạnh ưa thích và ngồi sau quầy lễ tân, nhấm nháp vang và chìm đắm trong trạng thái nửa thức nửa ngủ. Cậu nhắm mắt, nhưng vẫn nghe thấy những khách về muộn vào khách sạn, ngây ngất vì thành phố hoặc vì rượu và đập vào những cánh cửa đóng, cậu nghe điện thoại của những người cho đến giờ này mới sực nhớ ra là họ không có báo thức, mà sáng mai họ lại có một cuộc gặp cực kỳ quan trọng và cần phải đánh thức họ.
        Cậu phải ra khỏi trạng thái này ngay lập tức rồi trở lại ngay lập tức.
        Cứ như vậy đã hai năm, ban ngày cậu đi học, đêm làm việc.
        Song gần đây mọi việc đã bị xáo trộn một cách triệt để.
        Ông chủ khách sạn lắp đặt Internet.
        Họ có trang web của mình, địa chỉ của mình và nhận đặt phòng qua mạng.
        Không thể có gì hay hơn thế!
        Hai tiếng sau nửa đêm, cậu bật modem, vào mạng và ở trên đó với những quãng dừng ngắn cho đến sáu giờ sáng.
        Cậu lang thang, liên hệ, và trên hết là chat.
        Cậu có bạn nói chuyện ở khắp nơi trên thế giới. Một số người vào mạng chỉ để gặp chính cậu.
        Dần dà, nhưng không thể lay động, cậu đã bị nghiện Internet.
        Cậu đã không còn cái trạng thái nửa thức nửa ngủ ấy nữa. Buổi sáng, cậu thiếp đi trong các giờ học, cậu đi làm muộn vì ở nhà gần mười hai giờ cậu đã ngủ nhưng vẫn không tài nào đánh thức được cậu trước nửa đêm.
        Cậu tự nói với chính mình rằng đây chỉ là một sự say mê nhất thời; đã như vậy từ bảy tháng nay.
        Tất nhiên là cậu biết rằng khi mình vào mạng, không ai có thể gọi điện đến khách sạn được. Cậu giả thiết rằng trong khoảng từ hai đến sáu giờ sáng, đằng nào thì cũng không thể có cuộc gọi quan trọng nào, vậy cậu là cho qua chuyện đó. Hôm nay cậu cũng sẽ không bận tâm về vấn đề này.
        Như thường lệ, cậu bật modem và máy tính. Đầu tiên cậu kiểm tra toàn bộ các đăng ký phòng online. Những gì có thể, cậu xác nhận bằng e-mail.
        Sau đó cậu kiểm tra thư đến của khách. Dịch vụ này mới được khách sạn đưa vào và cậu tự hào nhận thấy nó quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng như thế nào.
        E-mail đến từ khắp nơi trên thế giới và bằng mọi thứ tiếng có thể.
        Cậu in những bức thư ấy, cho vào phòng bì màu ôliu có địa chỉ Internet của khách sạn và gần sáng, cậu nhẹ nhàng luồn qua khe cửa của người nhận. Sau mấy tháng thì thấy rằng họ đã có những khách cố định chỉ thông qua mạng và những phong bì màu ôliu ấy, ngay sau khi thức dậy.
        Cậu cũng gửi những thư của khách để lại trên đĩa mềm. |
        Sáng nay có ba cái phải gửi đi. Hai cái của cái chị Ba Lan xinh đẹp ở phòng mười tám trên tầng một ấy. Hai hôm trước đây lúc gần sáng chị ta đã kéo cậu ra khỏi máy tính lúc cùng với hai cô bạn từ vũ trường về. Họ rất vui nhộn và làm duyên với cậu. Họ đi vào khách sạn theo nhịp nhảy, ngồi chuyện phiếm ở sôpha trước lễ tân, một lúc sau một chị chạy lên phòng mình lấy champagne.
        Chị để tóc xõa và rối, mặc chiếc sơmi màu xanh lá cây bó sát, cổ khoét sâu để hở viền đăng ten mỏng màu xanh lá cây của chiếc nịt vú. Cậu không thể xác định được màu mắt chị. Có vẻ như là chúng chuyển từ màu xanh lá cây sang màu nâu sẫm.
        Khi đã uống champagne ngọt của Ý, chị đột nhiên đứng dậy và đi vào chỗ cậu sau quầy lễ tân, định vặn to đài vì đúng lúc Bryan Ferry đang hát. Lúc ấy chị nhìn thấy màn hình máy tính của cậu với trang của khách sạn và không vòng vo chị hỏi ngay có thể gìn e-mail được không.
        Khi cậu trả lời đương nhiên là được, chị không nói không rằng, bỏ cậu đấy và ngồi vào bàn máy tính. Chị tự tìm được chương trình thư trong ổ cứng của máy tính khách sạn và bắt đầu viết.
        Cậu có cảm tưởng như với chị, thế giới ngừng tồn tại ...
        Khi cuối cùng thì chị cũng quay lại nhập bọn, cậu đã kịp cùng với hai cô bạn của chị uống hết chai champagne . Chị lặng lẽ. Không nói thêm một lời nào nữa.Cậu có cảm tưởng như với chị không còn gì tồn tại. Chi đột ngột đứng dậy, chúc mọi người ngủ ngon rồi đi ra. Hai cô bạn chị nhìn nhau đầy ý nghĩa nhưng không bình luận gì.
        Chị trở nên bí hiểm.
        Hôm nay, chốc nữa cậu phải gửi hai thư của chị để lại trên đĩa mềm trong ô của mình.
        Sắp sáu giờ.
        Paris ngày 16 tháng bảy
        Em cảm thấy thiếu anh vô cùng, Jakub…
        Từ ba ngày nay, em cảm thấy đến đau đớn, anh đã bước vào cuộc đời em sâu sắc biết bao và điều gì sẽ đến với em nếu anh rời bỏ nó. Em cảm thấy bị bỏ rơi ở giữa đám đông quanh mình trong cái thành phố Paris đen-trắng vô hồn này, lẽ ra nó phải rực rỡ sắc màu như người ta đã hứa trong catalog mà em đã nghiên cứu rất kỹ ở Warszawa.
        Anh hãy đến đây đi, em xin mà, anh hãy đến...
        Cậu gửi bức thư này và sung sướng mở thư thứ hai, "ngoài ý muốn":
        Paris ngày 16 tháng bảy
        Rất, rất, rất cám ơn anh, anh thông minh và tuyệt vời của em.
        Cám ơn anh vì tất cả, vì anh đã nghĩ rằng chúng mình có thể gặp nhau, vì anh đến đây hôm nay.
        CHỈ VÌ em, và anh sẽ chỉ cùng với em: Em biết là anh sẽ đọc những dòng này trên máy bay (em không thể hình dung ra, người khác thì không nói làm gì, nhưng anh lại không thể nhận thấy có ổ cắm modem ngay trước mắt mình!), và khi anh bắt đầu đọc những dòng này, thì em vẫn còn ngủ với giấc ngủ chập chờn của một cô gái mới lớn đang yêu.
        Sáng mai, ở sân bay, môi em sẽ có màu gì nhỉ? Anh thích màu gì nhất?
        Có phải có những màu có vị khác với những màu khác?
        Chắc chắn cả điều này nữa anh cũng biết …
        Cậu cười và nghĩ hôm nay mình rất, rất muốn được là Jakub...
        Đã đến thời của "những bức thư trong khe".
        Cậu khởi động chương trình thư một lần nữa và lấy tất cả mail từ máy chủ của họ.
        Chỉ có hai cái. Một cái cho cậu, của ông anh ở Warszawa, và một cái cho chị, của tay Jakub ấy.
        Ở đầu trang, được viết bằng tiếng Anh, anh ta yêu cầu người nhận thư này trong khách sạn ngay lập tức và tuyệt đối ưu tiên thông báo cho người có tên dưới đây về việc thay đổi thời gian bay của anh ta từ New York đến Paris, còn trong phần cá nhân, được viết bằng tiếng Ba Lan, và gửi cho chị, anh ta thông báo rằng sẽ không bay bằng TWA800 mà bằng DL278, và rằng chị hãy chờ anh ta muộn hơn nửa tiếng và ở cổng khác. Vì cho rằng người nhận e-mail của khách sạn không biết tiếng Ba Lan nên anh ta đã kết thúc bức thư bằng một đoạn khiến cậu thấy vui vui:
        Em yêu, ở đó, ở sân bay ở Paris, khi chúng mình gặp nhau, hãy đừng cho phép anh quên. Hãy liên tục nhắc anh rằng chúng mình chỉ là bạn. Trừ khi cả em cũng quên. Nếu vậy, thì không cần phải nhắc anh nữa. Ngay cả những đôi bạn thân nhất vẫn có thể quên như vậy mà.
        Jakub.
        Cậu bỗng ngạc nhiên ý thức rằng chị đeo nhẫn cưới trên ngón tay bên phải. Cậu nghĩ ràng đó không phải là nhẫn của cái tay Jakub này. Bây giờ thì cậu cũng hiểu tại sao chị lại đăng ký báo thức và đặt taxi cho buổi sáng sớm đến thế. Cậu in bức e-mail ấy và quyết định sẽ tự tay đưa cho chị vào sáng mai, lúc cô xuống taxi.
        CÔ: Cô đăng ký báo thức, đặt đông hồ báo thức của mình và lấy thêm một cái của Alicja. Để cho chắc.
        Nhưng rồi tự cô đã dậy trước báo thức nửa tiếng. Cả hai cái đều réo chuông lúc sáu rưỡi và ngay sau đấy là điện thoại. Cô khỏa thân, cứ để nước chạy từ người như thế ra khỏi phòng tắm để tắt báo thức cứ nhắc đi nhắc lại. Cô có cảm tưởng như cả khách sạn đều biết là cô dậy.
        Lúc này cô đứng dưới vòi tắm và phấn khỏi vì đã sắp rồi...
        Họ sẽ gặp nhau, họ sẽ thực sự gặp nhau!
        Cô mặc bộ đồ lót mới, xịt loại nước hoa mà anh thích, mặc chiếc váy mới mà cô mua ở Warszawa trước chuyến đi. Cô trang điểm. Cô muốn hôm nay mình phải thật độc đáo và đẹp ngay từ sáng sớm.
        Liệu cô có thực sự yêu anh?
        Cô mừng vì anh đến sớm như thế này. Cô sẽ không phải vật lộn với sự sốt ruột mà cô đã có từ khi họ đến đây. Các buổi tối khiến cô khổ sở nhất. Những lúc ấy cô mở rượu vang để "làm mềm" cảm giác đó, và rơi vào trạng thái lãng mạn-buông thả. Nếu không làm chủ được nó, cô sẽ bỏ tất cả đấy để chạy ra Cafe Internet ở gần khách sạn của họ để viết cho anh tất cả những gì cô cảm thấy.
        Hôm nay chắc chắn cô cũng sẽ rơi vào trạng thái lãng mạn - buông thả ấy, nhưng hôm nay cô sẽ không đi đâu cả. Thậm chí cô không cả muốn trả lời cho chính mình, cô sẽ làm gì hôm nay nếu trạng thái ấy đến.
        Sẽ đến...?!
        Anh đã ở đây. Cô cảm thấy anh một cách chính xác. Vậy mà còn chưa đến tám giờ sáng. Khi đã chấp nhận hình ảnh của mình trong gương, cô ra khỏi phòng.
        Taxi phải chờ cô trước khách sạn.
        Khách sạn vẫn yên ắng và vắng vẻ. Đi qua gần chỗ lễ tân, cô cảm thấy mùi cà phê mới pha, nhưng không có cậu trực lễ tân người Ba Lan dễ thương ấy ở đó.
        Taxi đã chờ sẵn. Đúng là xe này. Anh lái xe người Ả Rập bước vội ra, cúi chào và mở cửa xe...
        Lúc quay xe, cô chợt thấy hình như cậu nhân viên lễ tân chạy từ khách sạn ra. Cô nói bằng tiếng Anh với người lái xe để anh ta dừng lại, nhưng anh ta không hiểu. Họ đột ngột rẽ sang phố ngách và cô không còn chắc liệu có phải chỉ là mình tưởng như vậy không.
        Cô ngồi thoải mái.
        Cô cười một mình. Một ngày nắng tuyệt đẹp của Paris, còn cô đến với anh.
        Bây giờ thực sự là sắp - sắp rồi - cô nghĩ.
        NHÂN VIÊN LỄ TÂN : Lúc sáu rưỡi cậu gọi điện để đánh thức cô. Cậu không nghĩ là giọng cô còn ngái ngủ.
        Sau đó cậu gửi mail xác nhận theo địa chỉ của Jakub và sát bảy giờ, cậu ngắt modem. Nửa tiếng sau người ta đưa báo hàng ngày tới. Cậu phải phân phát báo trong khách sạn. Nhưng trước đó cậu quyết định phải uống cà phê cái đã. Cậu ra căn bếp nhỏ cạnh lễ tân và mở automat vào cà phê.
        Sau đó cậu cho báo vào một cái túi riêng, quàng qua vai và đi thang máy lên tầng trên cùng. Cậu đi từ tầng này xuống tầng khác, để báo trước cửa những phòng có khách.
        Khi ra khỏi thang máy ở tầng một, cậu nhận thấy cô đang đi xuống cầu thang.
        Một lát sau đó, khi để báo, cậu nhìn thấy một tít báo.
        Cậu quẳng túi và chạy quáng quàng xuống dưới. Cậu nhìn thấy cô vào taxi. Cậu gọi tên cô như điên, nhưng taxi đột ngột rẽ sang phố bên cạnh và cô mất hút khỏi tầm mắt cậu.
        ANH: Anh chậm rãi nhấm nháp chianti trong lúc đợi trang CNN hiện ra trên màn hình của mình.
        Anh cảm thấy dễ chịu và ấm cúng ánh sáng trong máy bay chỉ mờ mờ, trên màn hình vô tuyến ở đằng xa, những cảnh cửa một bộ phấn mà anh thậm chí không biết tên đang chạy, xung quanh là tiếng ồn dễ chịu của động cơ đang hoạt động.
        Toàn bộ sự náo động của tuần vừa rồi, đầu tiên là trong thời gian hội nghị ở New Orleans, sau đó ở Princeton và New York, toàn bộ sự căng thẳng điên rồ hôm nay trên đường đi và ở sân bay, giờ đây dường như là một cái gì đó đã xảy ra lâu lắm rồi. Một cái gì đó vớ vẩn.
        Anh nhắm mắt một lúc. Toàn bộ trang CNN đã hiện lên trên màn hình máy tính.
        Ngày 17 tháng bảy năm I996, tại 2031 EDT, chiếc Boing 747-131 đã rơi xuống vùng biển Atlantic, cách Moriches, New York khoảng tám dặm về phía nam, sau khi rời sân bay John F. Kennedy Intertional Airport (JFK). Đây là chuyến bay theo lịch trình đến Charles de Gaulle Intertional Airport (CDG), Paris của Trans Word Airline Flihght TWA800. Chiếc máy bay đã nổ tung, bốc cháy và lao mạnh xuống biển. Tất cả 230 người đã thiệt mạng.
        Càng đọc, anh càng run khắp người. Anh không cầm nổi cái ly và biết rằng nếu không đứng dậy ngay, anh sẽ bị lên cơn hen. Anh bắt đầu thấy khó thở. Anh biết cái gì sẽ đến. Bởi anh vẫn còn nhớ từ hồi Nataha.
        Anh rứt cáp modem ra khỏi điện thoại, làm laptop rơi ra sàn, còn anh len ra lối đi giữa các hàng ghế. Anh giẫm lên mọi thứ, giẫm phải mọi người trên đường đi, kệ, với anh lúc này hoàn toàn dửng dưng.
        Cô tiếp viên đột ngột xuất hiện ngay bên cạnh.
        Anh vội túm lấy tay cô và nói nhỏ:
        - Chị khóc, vì ... vì tất cả họ đã chết, đúng không?
        Cô tiếp viên không tin và sợ hãi nhìn vào mắt anh hỏi:
        - Từ đâu mà anh biết?
        - Từ CNN, tôi vừa đọc trang của họ …
        - À vâng - cô trả lời và nhìn vào laptop của anh nằm trên sàn dưới cửa sổ. - Tôi đã khóc … vì họ đã chết. Nhưng mong anh đừng nói cho ai biết. Họ sẽ tự biết tin này ở Paris. Anh nhớ nhé !
        - Chị có biết là tôi … tôi ở trên máy bay này chỉ do tình cờ? Chị có biết là nếu không bị tắc đường ở New York, thì tôi đã cùng với họ... tôi đã... đã chết ở đấy??
        Cô nhìn vào mắt anh, nghe và bỗng ôm lấy anh. Ngay sau đấy cô cảm thấy xấu hổ vì sự mềm yếu ấy và vội bỏ đi. Còn anh đứng và nhìn bằng ánh mắt vô hồn và phân vân, phải chăng anh sống là vì trên thế gian này còn có một điều gì đó quan trọng phải làm, hay chỉ vì sự lơ đễnh và không hoàn thiện của mình, hay vì người lái taxi nhát gan ở New York.
        Cái chết đã chừa anh ra chỉ trong gang tấc, và ngoác miệng trong tiếng cười giòn tan từ câu chuyện tiếu lâm mà nó đã dựng lên cho anh ở Manhattan.
        Cái chết …
        Anh lại nhớ lại.
        Cái chết khi mẹ anh mất.
        Mẹ anh đã chết dần dần, không ngưng nghỉ. Cứ từng ngày từng ngày một.
        Suốt mười tám tháng.
        Một hôm, người ta bảo rằng không còn cách gì để cứu bà được nữa và họ đưa bà về nhà bằng xe cấp cứu. Và từ ngày ấy bà bắt đầu từ từ ra đi.
        Anh về nhà sau các giờ học ở cả hai khoa mà bà đã tự hào về chúng biết bao, còn bà nằm trên giường, đợi anh và anh phải kể cho bà nghe.
        Về tất cả. Về các bài thi, các bài kiểm tra, về cái nhà ăn sinh viên hôi rình và về các bạn nữ sinh viên mà anh thích.
        Bà nắm tay anh, hồi hộp nghe anh kể bằng cái bóp tay ấy, anh biết rằng bà đang yếu dần đi.
        Ngày nào cũng có một người đến tiêm cho bà, nếu không được tiêm thì bà sẽ ngạt thở. Dạo đầu ông ta chỉ đến ngày một lần. Đến thời gian cuối, có những ngày ông ta phải đến nhà anh đến năm lần.
        Cha anh, mặc dù là nhân viên y tế đã qua đào tạo và đã hai mươi năm lái xe cấp cứu, nhưng chưa bao giờ dám tiêm cho bà. Có lần ông đã thử, vì bà bị khó thở mà họ thì không thể gọi điện được cho người tiêm. Thậm dù ông đã tìm được tĩnh mạch yếu ớt dưới những vết thâm tím mà từ mấy tháng nay không thể mất đi. Nhưng khi đã chọc được kim tiêm, ông lại không thể đẩy được thuốc vào mạch. Anh phải làm việc ấy.
        Bà nhìn vào mắt anh và cười, mặc dù anh biết rằng bà đang phải chịu đau như thế nào.
        Vào một tối tháng mười hai, một tuần trước Giáng sinh, bà khống chờ anh đi học về nữa. Bà ngủ, thở nặng nhọc hơn bình thường. Nhưng anh phải ở bên bà như một khi, cầm tay bà và kể về tất cả những gì xảy ra với anh trong ngày hôm đó. Anh tin rằng bà vẫn nghe thấy anh.
        Đêm hôm ấy bà mất.
        Anh không khóc. Anh không thể. Phải mấy ngày sau đám tang, khi anh từ nghĩa trang về và nhìn thấy cái khăn quàng, cái bàn chải đánh răng của bà trong phòng tắm và cái đánh dấu trang trong cuốn sách bà đang đọc dở nằm trên bàn ngủ cạnh giường, thì nước mắt mới trào ra.
        Trong lễ Giáng sinh, anh cùng bố ra nghĩa trang, trồng một cây Noel cạnh mộ. Họ thắp nến, treo những quả bóng màu. Giống như ở nhà, khi bà còn sống.
        Và vào lễ Giáng sinh ấy, hai bố con đứng ngoài nghĩa trang mấy tiếng liền, hút thuốc lá và khóc bên cạnh nấm mộ được phủ những bông hoa tê cóng và những ngọn nến lạnh giá, còn anh thì ngẫm nghĩ, liệu có ai có được một người mẹ như vậy, đã viết thư cho anh hàng ngày trong suốt năm năm.
        Hàng ngày.
        Sau đó anh nhớ về bố.
        Có thể nói từ sau cái chết của mẹ, ông không còn sống nữa. Nghĩa là hàng sáng ông vẫn thức dậy như mọi người, ông dậy và cùng, đúng ra là cùng chết với bà. Trên mộ, ông cho khắc ở phía dưới phiến đá đen một câu dang dở. Và ngày vui sẽ đến . .
        Họ ở cùng nhau nên anh nhìn thấy ông cô đơn và nhớ bà nhiều như thế nào. Thỉnh thoảng, khi về nhà vào buổi tối, anh bắt gặp ông ngồi trong căn phòng dày đặc khói thuốc, chai vodka đã cạn để trên mặt bàn phủ đầy ảnh mẹ anh.
        Bố thắp nến, xếp ảnh của mẹ ra, xem chúng, nhớ và uống cho đến không biết gì nữa. Đến quên đi thì thôi.
        Anh về nhà muộn và đưa ông lên giường, sau đó dùng dao cạo sạch sáp nến rơi trên mặt bàn và xếp lại những tấm ảnh đen trong vào album, anh nhìn chúng và nghĩ, không biết rồi mình có gặp được người phụ nữ đẹp và tốt như bố đã gặp hay không.
        Sau đó bố bắt đầu ốm. Có thể thấy là ông phó mặc cho số phận và không hề tự vệ.
        Khi anh có học bổng đi New Orleans, họ đưa ông đi viện.
        Người anh trai biết rằng tình trạng của bố rất xấu.
        Anh quyết định bay về Ba Lan.
        Vào một chủ nhật của tháng ba, anh xuống sân bay ở Warszawa, và sau khi đi tàu về đến Wroclaw, anh đi thẳng từ ga vào bệnh viện.
        Mang theo cam mà anh mua cho ông, cùng với một cái áo len dầy cho mùa đông, cùng với hai chương của luận văn tiến sĩ và một trăm đôla biếu các bác sĩ trong bệnh viện. Vì họ đã "quan tâm chăm sóc".
        Bố đang chờ anh và ông đã sung sướng biết bao. Ông mừng kinh khủng và tự hào vì thằng con trai "sắp là tiến sĩ " từ Mỹ về.
        Sáng hôm sau, người anh trai gọi anh dậy và nói rằng bố đã mất đêm qua.
        Còn anh thì biết rằng bố đã chờ anh cùng với cái chết ấy.
        Bởi từ ngày mẹ mất, bố luôn chờ anh.
        Chỉ thỉnh thoảng lắm mới không. Khi ông thắp nến, mang cuốn album ra và uống.
        Hai anh em đến bệnh viện. Ông nằm hoàn toàn trần truồng trên bệ xi măng ướt trong nhà xác ảm đạm và hôi hám vì ẩm ướt cạnh bệnh viện cùng với những cái xác khác.
        Anh không thể chịu đựng nổi một sự xúc phạm như vậy. Anh cởi áo khoác, đắp lên người ông và tức giận túm lấy cái áo choàng bẩn của tay nhân viên vệ sinh, người đã đưa họ tới đây. Người này, mặt đỏ và toàn hơi rượu từ sáng sớm không hiểu mô tê gì. Anh kéo hắn về phía mình và bảo rằng hắn có mười phút để chuẩn bị đưa xác ông cụ đi. Một giờ sau, sau trận lôi đình với tay phụ trách phân khoa, anh đi trong chiếc xe tang nysa, được trả bằng đôla, là thứ có thể giải quyết được mọi việc ở cái đất nước này, với xác ông đặt trong quan tài, về nhà.
        Lần đầu tiên những người sống trong khu tập thể của anh nhìn thấy người ta đưa quan tài cùng với thi thể từ ôtô lên nhà chứ không phải là ngược lại.
        Ở bệnh viện người ta bảo là ông bị ung thư dạ dầy đã di căn sang tất cả các bộ phận khác. Không bao giờ anh quên được tay bác sĩ trẻ, rất tươi cười và bình thản nói thêm:
        - Nhưng cụ đã may mắn khi lại chết vì nhồi máu cơ tim.
        May mắn.
        May mắn... Một từ mới đa nghĩa làm sao... - anh nghĩ và ghê tởm nhìn gã bác sĩ ấy.
        Sau đó họ đến để mang đồ đạc của bố ở phòng bệnh, nơi mà ông đã mất, vế. Trên giường là chiếc áo len anh mới mua, dưới gối là những trang luận văn của anh đã nhàu, còn trên mặt bàn bọc kim loại là quả cam cắt dở. Anh mở ngăn kéo bàn. Ngoài bao thuốc lá đã bóc, mà ông đã hút hết, kể cả ở đây vài giờ trước khi mất, anh còn thấy vẫn những tấm ảnh mà anh thường xếp lại trên mặt bàn đầy sáp nến ở nhà.
        Và ngày vui đã đến…
        Những tấm ảnh trắng đen đã mờ, loang lổ với những vết nhăn ấy, cho đến hôm nay luôn là một cái gì đó nhắc với anh nhiều nhất về cha mẹ. Những lần ra nghĩa trang thăm mộ họ, anh rất hay mang theo. Có lần quên, anh phải đi taxi quay về nhà, lấy ảnh rồi mới ra nghĩa trang.
        Natalia... Không, anh không thể nghĩ đến cái chết ấy. Không phải lúc này, không!
        Cái chết. Phải chăng lúc này đó là một điềm báo, hay chỉ là một sự ngẫu nhiên vớ vẩn?
        Anh không quay lại chỗ ngồi. Anh cần phải tĩnh trí lại. Anh bắt đầu đi dọc máy bay. Ánh sáng mờ mờ, vậy nên không ai có thể nhìn rõ nét mặt anh và hai con mắt đỏ của anh. Được một lúc, vẫn cô tiếp viên ấy đi đến chỗ anh, đưa cho anh valium( [2]) và một cốc nước.
        Anh chợt nghĩ ra rằng không có gì để đảm bảo là cô biết KHÔNG CÓ ANH trong chiếc máy bay ấy. Anh cần phải biết chắc điều này.
        Mình không thể làm được điều này cho cô... đơn giản là mình không thể - anh kinh hoàng nghĩ.
        Ngay lập tức anh quay lại chỗ ngồi và bấm số điện thoại của khách sạn cô ở.
        Máy bận.
        Anh liên tiếp gửi đi ba e-mail bây giờ là với lời yêu cầu khẩn thiết và đề nghị khách sạn phải ngay lập tức và không chậm trễ báo cho cô biết về việc thay đổi giờ đến của anh.
        Anh khởi động chương trình kiểm tra kết nối Internet với máy chủ của khách sạn. Tất cả đều hoạt động tốt, mail của anh không bị trả lại, trang web của khách sạn có thể vào được vậy thì anh nhận định rằng mail của anh nhất định phải đến nơi.
        Tuy nhiên điều này không mang đến cho anh một mảy may yên tâm nào.
        Anh có thể cho đi tất cả để cái số Paris chết tiệt ấy cuối cùng cũng hết bận!
        Anh bắt đầu tìm những khách sạn gần đấy với ý định nhờ họ thông báo cho khách sạn của cô. Thậm chí anh đã gọi được cho một khách sạn, nhưng anh không thể hiểu được. Cô nhân viên lễ tân chỉ nói được tiếng Pháp.
        Anh hỏi người ngồi cạnh xem anh ta có nói được tiếng Pháp không, nhưng anh ta không nói được.
        Anh bực bội, valium nói chung chẳng có tác dụng gì, nhưng anh cảm thấy hơi thở của mình càng lúc càng ngắn và anh bắt đầu thấy hụt hơi.
        Anh đứng dậy và bắt đầu đi dọc máy bay. Như vậy bao giờ cũng tốt hơn.
        Một tiếng sau, anh quay lại chỗ và lại tiếp tục gọi điện.
        Đã rất muộn. Ở Paris đã sắp tám giờ và anh bắt đầu sợ rằng sẽ quá muộn.
        Bỗng anh nhận được tiếng tút dài. Anh áp chặt tai nghe và khi đầu dây kia bên vừa có người nhấc máy, anh đã gào lên bằng tiếng Anh, rằng họ phải nối ngay với phòng cô.
        Không có cô. Anh đã bị chậm. Anh đã bị chậm khi bước vào tiểu sử của cô và giờ đây anh lại chậm - Anh cảm thấy mình có lỗi ghê gớm.
        Anh dồn hết sức và điềm tĩnh hỏi họ có nhận được mail của anh không và họ có chuyển chúng cho người nhận không. Sau đó anh kể về vụ tai nạn của TWA và về việc lẽ ra anh đã ở trong chuyến bay đó và rằng có thể cô chưa biết điều này.
        Cô nữ nhân viên lễ tân đã biết về thảm họa qua báo chí, mặc dầu vậy, khi nghe những điều anh muốn nói, cô lặng đi. Khi bừng tỉnh, cô nói rằng cô vừa mới nhận ca trực và không thể khẳng định cũng như phủ nhận điều gì, vì rằng người trực ca trước đó, là người luôn nhận mail, đã biến ngay trước lúc cô đến và mọi người đang đi tìm anh ta. Cô hứa là nếu tìm được anh ta, thì ngay tức khắc sẽ làm rõ toàn bộ vấn đề. Cô chỉ có thể khẳng định sau khi kiểm tra hộp thư đến, rằng các mail của anh đã được người trực ca trước đó đọc. Cô khuyên anh nên gọi lại sau nửa tiếng nữa.
        Khi nói xong, anh nhận thấy hành khách ở mấy dãy ghế trước và sau anh đều nhìn anh rất lạ lùng. Chắc họ đã nghe hết câu chuyện, vì kết nối không được tốt lắm thành thử anh phải nói to. Anh hiểu ra rằng cho đến lúc này, anh là người duy nhất trong khoang biết về vụ tai nạn của TWA.
        Cho đến lúc này. . .
        Anh đã vi phạm lời hứa với cô tiếp viên, nhưng anh đã không có sự lựa chọn.
        Một lát sau thì cả máy bay xì xào, rồi một cô gái, qua trọng âm thì anh đoán là người Mỹ, nói vu vơ rằng cố ta muốn biết người đã tránh được cái chết trong bối cảnh như vậy sẽ cảm thấy như thế nào. Anh trả lời cô ta một cách châm biếm rằng anh không trả lời phỏng vấn, hay có thể cô là người của Times và có mang theo séc. Cô ta hiểu sự châm biếm của anh, nhưng vẫn ngạc nhiên bỏ đi.
        Nửa tiếng ấy mà anh tưởng như vĩnh cửu.
        Anh ngồi với ống nghe trong tay và nhìn vào màn hình máy tính, trên đó có bản đồ với lộ trình của chuyến bay, vị trí hiện tại của máy bay và thời gian. Họ đã rất gần Paris, mà mỗi centimét dịch chuyển trên bàn đồ lại đẩy anh ra xa thêm sự chắc chắn rằng cô biết.
        Nửa tiếng đã trôi qua, anh lại bấm số khách sạn ở Paris. Cô nhân viên lễ tân thanh minh ngay rằng họ chưa tìm thấy người trực ca trước đó. Đơn giản là anh ta biến mất. Cô ta bỗng nhiên nói với anh một điều kỳ diệu:
        - Chúng tôi đã cử một lái xe đi bằng xe của khách sạn ra sân bay Roissy. Nếu không bị tắc đường, thì anh ta phải kịp đến sân bay trước ... vâng, anh biết đấy... trước chuyến TWA ấy. Bạn gái của anh chưa lấy lại hộ chiếu ở chỗ lễ tân, cho nên lái xe thậm chí còn có ảnh của chị ấy và sẽ cố tìm chị ấy. Đó là tất cả những gì tôi có thể làm được cho chị ấy...
        Anh biết ơn cô ta vô cùng.





        hết: Chương 9, xem tiếp: Chương 9 (B)
        Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

        Comment

        • #34

          Chương 9 (B) tiếp theo

          Cô: Qua cửa sổ taxi, cô tò mò quan sát sự hối hả trên đường phố Paris. Sân bay Roissy Charles de Gauue cách trung tâm Paris chừng hai mươi cây số về phía đông bắc, và lái xe, trước khi ra được xa lộ dẫn đến sân bay, phải đi qua khu trung tâm chật cứng người và xe cộ đi lại vào sáng sớm.
          Cô có nhiều thời gian, nên việc dừng lại chờ đèn đỏ hay đứng trong các đám tắc đường không làm cô sốt ruột.
          Lái xe taxi người Ả Rập thỉnh thoảng lại nhìn cô trong gương và cười một mình.
          Đầu tiên anh ta định bắt chuyện, nhưng khi hiểu ra là cô nói với anh ta bằng tiếng Anh, thì đành thôi và chỉ cười.
          Ngoài ra, anh ta rất hay bật ra câu gì đó bằng tiếng Pháp, đột ngột phanh hoặc tăng tốc, thỉnh thoảng lại mở cửa sổ và vẫy tay, la lối gì đó với những tay lái khác giọng rất giận dữ.
          Cô lại thấy hay hay. Đang ở trong tâm trạng tuyệt vời nên hôm nay một thứ đều khiến cô vui thích.
          Trong taxi đang phát ra chương trình âm nhạc buổi sáng, chủ yếu là nhạc Pháp, xen kẽ với các bản tin và thông báo. Có một lúc, lái xe vặn to radio và nghe rất chăm chú. Sau đó anh ta bắt đầu nói gì đó với cô bàng tiếng Pháp, nhưng không nhìn thấy một phàn ứng nào nên đành lặng im. Chẳng mấy chốc họ đã ra đến xa lộ. Lúc này họ đi qua những tòa nhà giống nhau như những giọt nước của ngoại ô Paris. Không còn đẹp như ban nãy nữa; cô phải thừa nhận là về nguyên tắc, ở Warszawa cũng chẳng khác gì.
          Sau hai mươi phút họ đã ở Roissy và đi vào ga đến mà máy bay của TWA sẽ hạ cánh. Cô trả tiền cho lái xe, còn anh này nhanh nhẹn ra khỏi xe khi họ dừng lại, mở cửa xe cho cô. Cô nghĩ rằng ở Warszawa thì không thể có như vậy được. Như cho đến bây giờ, chưa từng có một lái xe taxi nào ra khỏi xe và mở cửa xe cho cô.
          Sau khi vào sảnh chờ, cô nhìn quanh và điều đầu tiên cô nhận thấy là sự yên lặng khó tin. Xung quanh rất nhiều người, nhưng cô có cảm tưởng như lại yên lặng bất thường. Cô lấy tờ giấy in bức e-mail của anh, trong đó anh thông báo cho cô mọi chi tiết về chuyến bay của anh. Cô quyết định trước khi ra cổng đậu của TWA800, cô sẽ hỏi xem có gì thay đổi không.
          Cô đi trên bàn làm việc của dịch vụ TWA.
          Cô nhìn thấy dòng tên của hãng, to, màu đỏ. Khi đến nơi, cô bỗng nhận thấy những êkíp làm truyền hình với camera và các phóng viên với micrô. Trên nền đá có ba bộ cáng thường được dùng trong các xe cứu thương đứng cạnh nhau, ba phụ nữ đang khóc nằm trên đó. Những nhân viên cứu thương mặc gilê vàng phản quang đang nghiêng người trên những cái cáng. Cạnh một cái, cô ngạc nhiên nhìn thấy một mục sư đang nắm tay một phụ nữ đứng tuổi im lặng.
          Cô cảm thấy lạ.
          Cô len đến bàn dịch vụ khách hàng nằm xa nhất. Một người đàn ông đứng tuổi tóc bạc mặc đồng phục có gắn biển TWA đứng ở đó.
          Cô hỏi về chuyến bay TWA800.
          Đột nhiên, có một cái gì đó rất lạ lùng. Người đàn ông đi ra khỏi cái quầy nặng nề ngăn giữa nhân viên phục vụ với khách hàng, đến rất gần cô và hỏi có phải cô đến để nhận ai đó đã bay chuyến này. Khi cô xác nhận, ông ta gật đầu với ai đó đứng ở quầy bên, rồi cầm cả hai bàn tay cô, nhìn vào mắt cô và nói với giọng bình tĩnh và rõ ràng bằng tiếng Anh:
          - TWA800 đã không bay tới nơi. Máy bay bị rơi xuống biển mười một phút sau khi cất cánh và tất cả hành khách cùng phi hành đoàn đã thiệt mạng. Chúng tôi vô cùng lấy làm tiếc.
          Cô đứng bình tĩnh và ngạc nhiên, không hiểu tại sao người đàn ông này lại cầm tay cô.
          Nghe câu nói đó... và quay lại vì cho rằng ông ta nói với ai đó khác.
          Không có ai... "Chúng tôi vô cùng lấy làm tiếc…" chợt chạm vào cô và cô bỗng hiểu tất cả: những cái cáng, êkíp làm truyền hình, sự im lặng.
          Cô lại nghe thấy giọng nói của người đàn ông kia:
          - Hành khách mà chị muốn đón đã là như thế nào với chị?- Đã là ??? Sao lại đã là . . . Đó là Jakub . . . Anh đang là chứ không phải đã là ...
          Nước mắt trào ra không thể giữ nổi. Cô muốn nói một điều gì đó nhưng không thể. Bỗng một phụ nữ cũng mặc đồng phục giống người đàn ông vừa rồi chạy đến, và không cần hỏi xem cô có đồng ý hay không, họ dẫn cô ra chiếc sôpha ở phía sau quầy.
          Cô bị mất tiếng. Cô nghe thấy hết những gì xảy ra xung quanh mình nhưng không thể nói được câu nào.
          Jakub không còn nữa.
          Anh bay đến với cô, thế mà giờ đây không còn anh nữa.
          Vậy mà anh đã luôn luôn có mặt, luôn luôn, mỗi khi cô cần. Chưa bao giờ anh muốn bất cứ điều gì thay thế. Đơn giản là anh đã có mặt.
          Cô nhớ lại lần đầu tiên họ nói chuyện với nhau trên mạng, sự nhút nhát của anh và tất cả những chuyện mà anh đã kể cho cô nghe. Anh đã làm thay đổi thế giới của cô, anh bắt đầu thay đổi cô... Vậy mà giờ đây không còn anh.
          Cô khóc không thành tiếng. Một nỗi buồn và nuối tiếc vô hạn trùm lên cô. Mọi người nhận thấy cô bị mất tiếng bèn gọi nhân viên y tế.
          Anh ta đến, cầm tay trái cô và tiêm gì đó vào tĩnh mạch.
          Cô ngước mắt lên, nhìn người này như thể nhìn một người từ hành tinh khác đến.
          Bỗng nhiên người trực lễ tân của khách sạn xuất hiện bên cạnh nhân viên y tế. Cậu ta đẩy nhân viên y tế ra, lôi một tờ giấy đã nhàu từ trong túi ra, vừa chỉ vừa gào lên với cô gì đó bằng tiếng Ba Lan. Cái hợp chất mà nhân viên y tế vừa tiêm cho cô bắt đầu hoạt động, lại được cú sốc mà cô vừa trải qua làm cho mạnh hơn lên. Cô phải tập trung ở mức cao nhất để hiểu điều người Ba Lan kia nói.
          Người này lại gào lên một lần nữa:
          - Jakub bị nhỡ chuyến bay này và nửa tiếng nữa sẽ đến đây bằng máy bay của hãng Della. Chị hiểu không? Anh ấy còn sống! Không có anh ấy trong chuyến bay kia... Anh ấy vẫn đang trên đường bay đến với chị! Chị hãy nói đi, là chị đã hiểu đi !!!
          Cô chợt hiểu ra...
          Cô giơ tay giật lấy tờ giấy và đọc.
          Cô đọc đi đọc lại rồi cô đẩy mọi người, đứng dậy và bỏ đi không nói không rằng.
          Người trực lễ tân, cũng không nói không rằng, đi cạnh cô ra phía cửa của sảnh đến của Della.
          Cậu ta để cô ngồi trên ghế dài cạnh cửa ra và nói rằng máy bay đã hạ cánh. Rồi cậu ta bỗng quỳ trước mặt cô mà xin lỗi là đã đến sân bay quá muộn. Sau đó cậu ta đứng dậy rất nhanh và bỏ đi.
          Cô ngồi hoàn toàn một mình trên cái ghế dài đối diện với cửa ra và nhìn chằm chằm vào đó.
          Cô hình dung mình lúc này trông như thế nào: trang điểm nhem nhuốc, một vết thâm quanh chỗ vừa bị tiêm.
          Như một con nghiện nào đấy - cô cười nghĩ.
          Cô lại có thể cười.
          Bỗng nhiên cô bật khóc, đặt tay như đang cầu nguyện và mặc dù chưa bao giờ tin vào Chúa, cô vẫn thì thầm:
          - Lạy Chúa tôi, xin cám ơn Người vì điều đó.
          ANH: Anh không thể quên được những gì đã xảy ra sau khi hạ cánh. Họ đã chờ đợi tưởng như vô tận lúc miệng ống mở ra. Ngay từ khi họ còn đang trên vùng trời Dover ở Anh anh đã chuẩn bị ra cửa! Lúc này, khi đeo laptopmáy bay ngột ngạt sau những hành khách của khoang hạng nhất anh còn bị ngột ngạt vì sốt ruột.
          Anh muốn được chắc chắn làm sao, rằng cô đã biết.
          Cuối cùng thì miệng ống cũng được mở. Đứng bên lối ra chính là cô tiếp viên ấy.
          Anh dừng lại, còn cô đưa cho anh hai tờ giấy xám được ghim lại.
          - Tôi lấy được di vật này cho anh, anh đừng để mất đấy nhé - cô ta nói.
          Anh hôn tay cô để tạm biệt và nói:
          - Nhất định chúng ta còn gặp nhau, bởi tôi bao giờ cũng bay bằng Della. Chỉ có lần này là họ muốn chuyển tôi sang TWA thôi, nhưng ngay cả Chúa cũng không muốn điều đó. Cám ơn chị vì tất cả.
          Khi ra khỏi cổng, nhìn thấy cô đang khóc trên chiếc ghế dài ấy anh biết là người ta đã báo cho cô quá muộn. Nhưng anh cũng biết là nói chung người ta đã không báo cho cô.
          Anh chầm chậm đi về phía cô và nhìn thấy là cô đã để ý thấy mình. Anh lại gần hơn, còn cô không đứng dậy khỏi ghế, đưa tay lên môi ra hiệu cho anh đừng nói gì.
          Anh nhìn thấy những gì cô đã trải qua trước khi có mặt ở đây. Anh ngồi xuống cạnh cô, không nói gì, chỉ nhìn vào mắt cô. Bỗng nhiên cô cầm hai bàn tay anh, đưa lên miệng và hôn.
          Anh muốn thanh minh, muốn xin lỗi nhưng cô không để cho anh làm việc đó.
          Cô chỉ thì thầm gọi tên anh, thỉnh thoảng chạm vào anh như thể muốn chắc rằng đây đích thực là anh. Anh không thể kiềm chế được nỗi xúc động khi cô liên tục cám ơn anh vì anh đã ở đây với cô và vì anh còn sống.
          Một tiếng đã trôi qua, họ đã dịu bớt. Hai người không một lần nhắc đến vụ tai nạn kia.
          Họ dần vui mừng vì sự có mặt của nhau.
          Cuối cùng thì họ cũng quyết định rời sân bay. Cô vào toi-let để sửa lại trang điểm, trong lúc đó anh đi tìm đại diện của Avis để lấy chiếc xe đã đặt trước. Sau những thủ tục ngắn gọn, họ đã đứng trước chiếc saab 9000 convertible bóng loáng, có ghế bọc da màu champagne.
          Cô bảo anh đến khách sạn của anh, để cô tắm và tỉnh táo lại sau tất cả những chuyện đã qua. Cô không muốn quay về khách sạn của mình vì biết rằng bây giờ cô sẽ gây nên chấn động ở đó như thế nào nếu mọi chuyện loang ra.
          Anh dừng lại khách sạn La Louisiane ở Saints Germain. Một khách sạn cũ, tiện lợi, có không khí, có một nhà hàng ấm cúng nằm trong phần công trình sát với khu vườn đầy cây cối.
          Theo anh, thì đây là khách sạn lãng mạn nhất ở Paris.
          Chuyến đi bằng xe mui trần đã khiến cả hai tỉnh táo lại.
          Họ không nói nhiều, chỉ thỉnh thoảng lại nhìn vào mắt nhau, còn cô đôi lúc chuyển dịch tay để vô tình chạm vào anh khi anh thay đổi tốc độ.
          Trên đường về Saint Germain, trong xe đầy ắp một tình cảm lễ hội.
          Anh cho xe vào giữa bên dưới khách sạn, lấy chìa khóa phòng và một lát sau, họ đã hân hoan trong sự mát mẻ của những bức tường cao.
          Anh đặt champagne. Khi họ đã đứng với những chiếc ly trong tay, cô mới nói:
          - Jakub, chưa bao giờ em nhớ ai như thế này.
          Anh không thể nói gì. Chỉ chạm tay trái vào má cô.
          Họ quyết định từ hôm nay, sẽ luôn uống vì sức khỏe của những người lái xe taxi ở Manhattan, đặc biệt là những người Ấn Độ.
          Sau đấy cô đi tắm.
          Còn lại mình anh trong phòng, nghe rõ tiếng nước của vòi tắm từ phòng tắm, còn anh thì biết rằng mặc dù cô đã khiến anh cực kỳ bị quyến rũ và xúc động, anh vẫn sẽ không vào phòng tắm. Anh rất muốn làm thế, nhưng sự e ngại rằng có thể mình sẽ làm hỏng mất một điều gì đó hoặc vi phạm một điều gì đó trong mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng tuyệt đối này vẫn lớn hơn. Nhất là hôm nay, sau những gì họ đã trải qua.
          Anh lấy trong vali gói quà mà anh đã mang cho cô. Anh để nó lên giưởng rồi ngồi trên tấm thảm nhung đặt giữa giường và tường, cầm tờ báo cố đọc để chờ cô.
          Được một lát, anh thiếp đi.
          CÔ: Cô đứng dưới vòi tắm và cảm nhận niềm hạnh phúc lớn lao đang đến với mình như thế nào. Cô cảm thấy nó đang gột rửa những nếm trải của sáng hôm ấy, một buổi sáng y như câu chuyện trong sách mà ai đó đọc cho cô nghe. Chưa bao giờ cô đọc những cuốn sách như vậy. Vì tiếc thời gian.
          Cô quyết định từ bây giờ thỉnh thoảng sẽ đọc sách. Cô nghĩ là anh sẽ vào phòng tắm này. Cô chờ. Như vậy sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Không ai có thể tin tưởng vào ai đó hơn là cô đã tin anh, cô dám chắc điều này. Cô khát khao anh kinh khủng. Và cảm thấy hôm nay chính là cái ngày ấy.
          Cô chờ nhưng anh không vào.
          Chỉ khoác trên người mỗi cái khăn tắm bông to, cô ra khỏi phòng tắm.
          Cô nghĩ rằng ở bên anh, mọi rào cản đều bị dỡ bỏ. Cho tới lúc này, cô chỉ có thể ra khỏi nhà tắm với mỗi chiếc khăn tắm trên người trước mặt chồng mà thôi.
          Trên giường, cô nhìn thấy một hộp bọc giấy màu và buộc bằng ruy băng đỏ.
          Jakub nằm ngủ giữa giường và tường.
          Chắc anh phải mệt lắm sau chuyến bay và sau những chuyện đó.
          Chắc vì thế nên anh đã không vào buồng tắm...
          Cô cười.
          Nếu bây giờ anh đã ngủ với mình khỏa thân trong phòng tắm thì sau đấy sẽ là gì... - cô nghĩ với nụ cười gượng gạo.
          Cô lấy chăn trên giường đắp cho anh.
          Còn mình thì nằm trên giường; không dám chắc đó là quà cho mình nên cô không dám mở gói.
          Nghe hơi thở đều đặn của anh, cô phân vân, không biết mình có yêu anh không...
          Khi tỉnh giấc, cô chưa mở mắt ngay và cảm thấy có một điều gì đó đang xảy ra.
          Chiếc khăn tắm mà cô choàng bỗng tuột khỏi người cô. Cảm thấy âm ấm ở vùng bụng dưới. Cô khẽ mở mắt.
          Anh đứng bên giường và chạm môi vào bụng cô.
          Cô giả vờ ngủ để quan sát anh qua hàng mi khép hờ.
          Anh nhìn cô đắm đuối, nhưng một lát sau anh nhẹ nhàng, cố để không làm cô thức giấc, đắp lại khăn cho cô và đi ra.
          Khi từ phòng tắm đi ra, anh thấy cô đã mặc quần áo.
          Đã khá muộn, họ quyết định xuống nhà hàng dưới nhà để ăn tối.
          Anh gọi điện xuống lễ tân đặt bàn.
          Sau đó anh tặng cô gói quà với nụ cười, nhưng cô hỏi anh liệu cô có thể đầu tiên là vui vẻ vời bữa tối, sau đó là với gói quà của anh.
          Anh trả lời cô là trông cô tuyệt đẹp.
          Họ xuống dưới nhà. Khi người phục vụ đưa họ đến cái bàn cạnh cửa sổ, trong nhà hàng có tiếng nhạc piano nhè nhẹ.
          Paris, anh, những ngọn nến, âm nhạc... Cô cảm thấy hạnh phúc biết bao.
          Nhà hàng chỉ có thực đơn bằng tiếng Pháp, vậy nên cô bảo rằng bữa tối hôm nay hoàn toàn tùy thuộc vào khẩu vị của anh.
          Anh gọi đủ các món ăn mà tên của chúng cô cũng không biết, và khi chúng được nói lên bằng tiếng Pháp thì nghe như tên các loài hoa. Cô chỉ nhắc với anh rằng ly của cô lại cạn rồi. Anh cười và giả vờ dạy cho người phục vụ bàn.
          Họ cười, đùa, họ phân vân trước tình bạn kỳ lạ của họ.
          Họ kể về những điều xảy ra với họ những khi họ nhớ nhau. Rồi anh đứng dậy, xin cô cho phép và đi ra.
          Cô phân vân không biết phải làm thế nào để anh hiểu được là cô muốn ăn tối xong hai người sẽ cùng quay lại phòng anh.
          Bởi cô biết rằng nếu cô không muốn, anh sẽ không bao giờ đề xuất việc này.
          Một nụ hôn vào cổ đã bứt cô ra khỏi dòng suy nghĩ. Anh đứng sau lưng cô, vén tóc cô và hôn vào cổ cô. Cô ước gì cứ như thế mãi.
          Cô quay đầu lại, khơi gợi cuộc gặp gỡ của những làn môi. Nhưng anh đã kịp lùi đầu lại. Anh ngồi đối diện với cô.
          Cô phân vân, tại sao anh lại làm thế, phải chăng anh quá nhút nhát hay anh quá sợ bị từ chối?
          Ăn tối xong, anh đề nghị được đưa cô về khách sạn của cô. Mặc dù đã lường trước điều này nhưng cô vẫn cảm thấy thất vọng. Cô chỉ cười và đồng ý. Anh bảo dọc đường đi sẽ chỉ cho cô Champs Elysees về đêm.
          Dòng ôtô nườm nượp. Họ dịch chuyển chậm như sên, và khiến cho khách du lịch như họ ngạc nhiên. Ai cũng biết, kể cả cảnh sát rằng phần lớn lái xe có cồn trong máu, nhưng ở Paris vào nửa đêm thì chẳng ai quan tâm đến điều này. Cô mừng vì họ có thể thoát được. Cô đang bị hưng phấn.
          Bỗng nhiên cô này ra một ý tưởng thiên tài. Cô hỏi anh liệu cô có thể lái xe được không.
          Cô muốn có được cảm giác đi trên Champs Elysses, gần Khải Hoàn môn giữa dòng xe cộ vào ban đêm.
          Anh đồng ý ngay lập tức. Họ dừng lại một lát để đổi chỗ.
          Cô đi quanh Khải Hoàn môn rồi rẽ vào một phố ngang dẫn đến khách sạn của anh.
          Anh nhìn cô ngạc nhiên. Cô cười và bảo rằng cô quên một thứ rất quan trọng trong phòng anh, đó là gói quà anh tặng cô. Cô nhấn ga.
          Cô biết là bây giờ thì anh đã hiểu rằng cô cho phép anh.
          Anh chạm vào miệng cô và nói:
          - Em chạy nhanh lên đi.
          Ngay ở trong thang máy cô đã cởi khăn quàng cổ, nhẫn, dây chuyền vàng mà cô đeo bên dưới khăn quàng. Khi ra khỏi thang máy, cô tháo giầy.
          Chỉ vừa vào đến phòng, cô đã cởi áo sơmi cho anh.
          Anh cởi đồ cho cô, bế cô trên tay và đưa lên giường.
          Anh hôn khắp người cô. Anh làm với cô những điều tuyệt vời.
          Cuối cùng thì anh không hỏi gì.
          Suốt thời gian ấy anh thầm thì rằng với anh cô đẹp biết bao, cô cần cho anh biết bao và anh nhớ cô vô cùng. Nhưng anh đưa cô đến trạng thái đê mê thực sự vào những khoảnh khắc mà anh thì thầm nói với cô những gì một lát nữa anh sẽ làm. Anh sẽ hôn cô ở chỗ nào, sẽ chạm vào cô ở đâu và cô cảm thấy gì khi anh làm thế.
          Sau đó, lúc gần sáng, khi đã thiếp đi mà vẫn cười một mình, cô cảm thấy bàn tay anh trên ngực mình và thậm chí cô không cố suy nghĩ xem điều gì vừa xảy ra.
          Cô biết rằng điều này sẽ còn đến và lúc này âm nhạc trong phòng và sự yên tĩnh này chỉ là để thư giãn. Cô chạm tay vào môi anh. Anh không ngủ và xoay người về phía cô.
          Cô chờ cho đến lúc anh làm điều đó.





          hết: Chương 9 (B), xem tiếp: Chương 10
          Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

          Comment

          • #35

            CÔ ĐƠN TRÊN MẠNG
            Janusz Leon Wiśniewski



            "Đàn bà sống bằng kỷ niệm.
            Còn đàn ông thì bằng những cái mà họ đã quên."
            trích "Cô đơn trên mạng"___ Janusz Leon Wiśniewski


            Chương 10

            SÁU TUẦN SAU. . .


            CÔ: Cô mặc lại quần áo sau tấm bình phong thấp bằng vải với những bông hoa phương Đông. Trong phòng ngột ngạt kinh khủng. Bác sĩ phụ sản của cô, một người đàn ông đứng tuổi tóc bạc, đeo kính ngồi sau chiếc bàn kê ở giữa phòng, giữa tấm bình phong và bàn khám. Ông ghi chép gì đó vào một cuốn vở dầy.
            Cô phân vân, không hiểu sao cô lại không cảm thấy xấu hổ khi nằm trên chiếc bàn kinh khủng kia, chân thì dạng ra, nhưng khi việc khám xét chỉ vừa xong và cô phải khỏa thân nửa dưới, đi từ bàn khám ra chỗ tấm bình phong cạnh bàn làm việc của ông, là cô đã cảm thấy thực sự xấu hổ và lúng túng.
            - Cô đã có thai được sáu tuần - ông nói, vừa đứng dậy và đi ra chỗ cô ở phía sau tấm bình phong. - Cô cần phải thay đổi lối sống một cách triệt để, nếu như cô muốn sinh đứa con này. Sau lần sẩy thai gần đây nhất, chắc cô biết điều đó cũng như tôi, phải không?
            Chồng cô cương quyết không muốn có con.
            "Anh muốn được hưởng thụ một chút. Em cứ nhìn Aska mà xem, thật là tàn tạ vì đứa bé ấy. Không! Tuyệt đối không! Không phải lúc này. Chúng ta cứ chờ thêm vài năm nữa" - anh nói và quay lại với những bản thiết kế của mình, chúng giam anh ở trong phòng máy tính như thể những chấn song nhà tù.
            Có lần cô không dùng thuốc mà không nói gì với anh. Đã qua tuổi ba mươi và cô cảm thấy thời gian cứ bỏ cô mà đi. Một phản ứng của người phụ nữ bị rút phép thông công, "đang già đi", người cảm thấy mình bỗng vô dụng về mặt sinh lý.
            Khi đã được, anh sẽ phải chấp nhận - cô nghĩ.
            Cô bị sẩy thai. Ông chồng thậm chí không biết. Cô bảo anh ra hiệu thuốc mua băng vệ sinh. Máu ra ướt đẫm cả mấy cái ga trải giường. Cô bảo anh là "kỳ kinh của cô lần này nặng quá". Anh chồng ngạc nhiên khi thấy cô nằm cả năm ngày trên giường. Khi cô khóc, anh ta nghĩ là do đau. Anh ta có lý. Nhưng anh ta nhầm giữa đau bụng dưới và đau một cái gì đó hoàn toàn khác.
            Tiếng bác sĩ làm cô bừng tỉnh.
            - Cô đừng lo. Lần này chúng tôi sẽ quan tâm đến cô và mọi chuyện sẽ tốt thôi.
            - Vâng. Tất nhiên - cô bối rối trả lời, vừa cài lại cúc váy. - Bác sĩ có thể cho biết chính xác tôi bắt đầu có thai từ bao giờ được không?
            Ông ta nhìn vào cuốn lịch trên bàn.
            - Một tuần nữa cô đến đây. Cũng vào giờ này. Cần phải xác định kế hoạch chi tiết để giữ cái thai này. Cô phải tính đến chuyện mấy tháng cuối sẽ phải ở luôn trong bệnh viện.
            Ông đứng dậy sau bàn, chìa tay cho cô và nói:
            - Bây giờ cô phải tránh bị stress và ăn uống thật tốt.
            Từ phòng khám của ông, cô đi thẳng ra cầu thang tối mù mịt khói thuốc lá.
            Cô tựa lưng vào tường cạnh cửa vào phòng khám và nặng nhọc thở khó khăn lắm mới hít vào được. Một lát sau, cô lần theo tường đi về phía thang máy.
            "Cộng trừ bốn ngày" - lời nói của bác sĩ phụ sản đi ra và trở lại tựa như tiếng vọng.
            ANH: Thế là đã sáu tuần - anh nghĩ khi nhìn lịch. Đích thân viện trưởng gọi điện và đề nghị anh ấn định thời gian nghỉ phép. Thực chất là ông ta đưa ra quyết định đi công tác cho anh.
            - Đã bốn năm rồi anh chưa nghỉ phép. Phòng tổ chức vừa gửi thông báo nhắc nhở cho tôi. Không thể như thế mãi được. Tôi sẽ gặp rắc rối với nghiệp đoàn đấy. Anh chỉ còn phải đi Princeton nữa thôi và sau đấy tôi không muốn nhìn thấy anh trong sáu tuần. Từ giờ đến trưa mai, đề nghị anh nộp cho tôi kế hoạch nghỉ phép của anh.
            Đúng sáu tuần trước anh ôm cô tại sân bay ở Paris. Còn sau đấy anh hôn gáy cô khi ngồi trên cái ghế dài ở sân bay và nhìn vào cặp mắt đẫm nước mắt của cô. Còn sau đó vào buổi tối, cô đã khỏa thân. Hoàn toàn khỏa thân. Và mặc dù anh hôn khắp người cô, nhiều lần, nhưng dẫu thế anh vẫn nhớ gáy cô hơn cả.
            Cô rất đẹp. Đẹp khiến ta phải bối rối. Cô cũng rất nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn và thông minh. Quyến rũ. Anh nhớ, đếm hôm ấy, lúc gần sáng, khi nép sát vào anh, mệt mỏi, cô thì thầm:
            - Anh biết không, ở bên anh, em nhớ lại tất cả những bài thơ đã làm em xúc động?
            Anh ôm cô. Miệng anh vùi trong tóc cô. Cô mới thơm làm sao.
            - Sau những gì xảy ra với chuyến bay ấy, anh tưởng như ngày hôm nay anh được ban tặng một cuộc sống mới – anh thầm thì.
            Anh đưa bàn tay phải cô lên miệng mình. Và khẽ mút những ngón tay cô. Từng ngón từng ngón một. Anh khẽ mút và chạm lưỡi.
            - Và em có mặt trong đó từ ngày đầu tiên.
            Nước bọt của anh hòa với nước mắt. Kể từ ngày Natalia mất đi, anh khóc bằng những giọt nước mắt lớn.
            - Và em sẽ mãi mãi ở đó, đúng không?
            Cô không trả lời. Chỉ thong thả thở. Cô ngủ.
            CÔ : Cô đi qua trước tòa nhà nơi có phòng khám của bác sĩ phụ sản. Rồi ngồi trên ghế đối diện với hố cát dành cho trẻ em chơi. Lấy di động ra, bấm số máy của Asia.
            - Đến gặp mình nhé - cô nói, thậm chí không tự giới thiệu - Ngay bây giờ!
            Asia không hỏi gì. Chỉ nghe thấy tiếng nó nói chuyện với ai đó. Một lát sau nó bảo:
            - Sau hai mươi phút nữa mình sẽ có mặt tại Freta@Porter trên khu Phố Cổ. Chỗ mà lần cuối tụi mình đến cùng với Alicja ấy. Cậu nhớ chứ?
            Cô nhớ. Bọn cô đã uống bia ở đấy và xem ảnh chụp ở Paris suốt buổi chiều. Họ cười và nhớ lại. Cô đã hạnh phúc thế. Đến một thời điểm, tất cả trở nên ít ý nghĩa hơn. Cô phải đi ra ngoài. Cô bấm số điện thoại văn phòng anh ở Munich và để máy ở chế độ thư ký tự động:
            "Jakub, em đang say. Vì vang chỉ ít thôi. Cơ bản là vì những kỷ niệm. Cám ơn anh vì anh hiện hữu. Và vì em có thể hiện hữu".
            Asia đã đến. Nó chiếm một chỗ ở ngoài vườn.
            Nó ngồi. Khom người, ôm cái ví xách tay vào ngực.
            - Cái lão Jakub ấy đã hại cậu rồi - Asia bắt đầu.
            Cô lo lắng nhìn nó.
            - Từ đâu mà cậu biết về Jakub?
            - Khi trong mơ, minh gọi tên một người đàn ông nào đó, thì ngày hôm sau, cái thằng đểu ấy đã đi cưới một đứa khác. Nhưng chuyện xảy ra lâu lắm rồi - Asia kể, không hề có dấu vết của cảm xúc trong giọng nói.
            Asia không ngừng làm cô ngạc nhiên. Ngược lại với vẻ ngoài, cô biết rất ít về nó.
            - Không đâu. Jakub không thể làm hại được ai. Anh ấy là mẫu người như vậy. Do đó mà rất hay buồn.
            Asia ngắt lời cô:
            - Cậu kể xem nào. Kể hết. Tớ đã bảo vời ông xã là nửa đêm mới về nhà cơ. Gần đây thì lão đồng ý tất, không một cái nháy mắt.
            Cô kể. Về tất cả. Đã quen anh ra làm sao. Anh là người như thế nào. Tại sao lại như thế. Về những gì cô cảm thấy khi có anh và những gì khi không có anh. Về những buổi chiều thứ sáu và những buổi sáng thứ hai. Khi cô kể xong về Natalia, Asia nắm lấy tay cô, bảo cô hãy ngừng lại một lát đừng nói gì cả.
            Cô gọi người phục vụ bàn lại:
            - Một jack daniels đúp và một lon red bull. Thật lạnh vào.
            Asia nhìn người phục vụ và nói:
            - Cho tôi cũng như vậy. Và anh không cần phải vội đâu.
            Mãi đến khi người phục vụ mang đỏ uống quay lại, cô mới kể về chuyến bay của TWA và về những gì cô đã trải qua ở sân bay Paris. Asia xích lại gần cô và chạm vào mặt cô.
            - Cậu có nhớ lúc chúng tình gặp nhau ở ga Warszawa trước chuyến đi Paris không? Ông chồng mình đã đưa mình ra ga bằng ôtô. Mình đã cáu ông ấy. Cậu có hỏi chuyện gì xảy ra. Mình bảo là mình không muốn nói về chuyện ấy.
            Cô dừng lại một lát rồi cầm cốc.
            - Đêm ấy lão đi dự tiệc của công ty về. Mình đã ngủ. Lão đánh thức mình dậy. Lão muốn yêu mình. Mình không thích một tí nào hết. Cả một tuần rồi mình không thích. Lão cũng không. Đó chỉ do rượu. Hơn nữa mình còn chưa sạch hẳn kinh. Lão bất ngờ dịch lại gần. Túm dây và chỉ bằng một động tác giật băng vệ sinh của mình ra. Lão cầm tay mình như cảnh sát chuẩn bị tra còng số tám. Mình không còn một cơ may nào nữa. Lão cho vào. Sau hơn chục động tác, mọi việc đã xong xuôi. Lão xoay người rồi lăn ra ngủ. Để tinh dịch của lão trong mình như thể con cá chình để dịch của nó trên trứng rồi ngủ.
            Cô uống một ngụm to.
            - Bốn đêm sau đó anh chở Jakub về khách sạn của anh ấy và mình đã nằm không mặc gì trên giường của anh ấy và đợi cho đến lúc anh cho vào. Anh ấy có dùng bao cao su, nhưng mình đã dùng miệng tuột nó ra. Mình không muốn phải cảm nhận anh ấy qua lớp cao su. Mình muốn cảm nhận đúng anh ấy. Đêm hôm ấy anh còn cho vào mấy lần nữa.
            Cô bắt đầu nuốt.
            - Asia, mình vừa ở chỗ bác sĩ phụ sản về. Mình đã có bầu ở tuần thứ sáu. Mình không biết đây là con của ai.
            Asia chăm chú nhìn cô, im lặng. Cô kể tiếp:
            - Ở Paris đợt ấy, có hai lần mình không dùng thuốc tránh thai. Lần đầu là khi chúng mình từ bữa tiệc có con lợn quậy ấy, lần thứ hai là vào ngày anh ấy bay đến Paris.
            Asia giơ tay. Ngắt lời cô. Nó lấy di động ra. Bấm số.
            - Anh có nhận cô ấy bây giờ được không? Không, việc này không thể chờ đến mai được. Không, em không giải thích cho anh được. Sau nửa tiếng nữa thì em sẽ đến - nó nói. - Tụi mình đến chỗ Mariusz. Đó là ông anh họ mình. Là tiến sĩ phụ sản. Anh ấy sẽ khám cho cậu ngay bây giờ. Cậu cần phải biết chắc chắn.
            Cô gọi người phục vụ, trả tiền và nhờ gọi taxi.
            Asia chờ cô ở quán cà phê đối diện với phòng khám của Mariusz.
            - Anh ấy gặp nhiều trường hợp thụ thai vào những ngày hành kinh. Anh ấy cũng gặp nhiều trường hợp thụ thai ở những phụ nữ quên uống thuốc tránh thai hai ngày. Nhất là ở những phụ nữ phải trải qua những cú sốc như mình lúc ở sân bay Paris. Mặc dầu vậy anh ấy vẫn cho rằng, dựa theo độ lớn của thai, đây là con của chồng mình. Anh ấy gần như chắc chắn tuyệt đối là thai nhiều hơn bốn ngày tuổi.
            Asia im lặng nghe cô. Một lát sau mới nói:
            - Vậy ít ra chúng mình cũng biết được chắc chắn là cậu có thai. Đừng có tin quá vào anh họ mình. Anh ấy là một bác sĩ phụ sản rất ngoan đạo. Nếu cậu kể cho anh ấy nghe chi tiết toàn bộ câu chuyện, thì tối nay anh ấy sẽ mất ngủ mất. Rồi anh ấy sẽ gọi điện cho mình và sẽ "cảnh báo" tính trước những phụ nữ như cậu. Vợ anh ấy nặng đến gần một tạ, anh ấy là bác sĩ phụ sản, ba mươi hai tuổi và cho đến lúc này có năm con. Nhưng là một chuyên gia rất giỏi.
            Nó ngừng một lát rồi hỏi nhỏ:
            - Cậu định bỏ à?
            Đôi khi cô ngạc nhiên bởi cái tính thực dụng ấy ở Asia. Nhưng đó chỉ là cái vỏ. Cô biết điều này kể từ hồi họ cùng ở Nimes.
            - Không bao giờ! Nếu mình làm thế, thì mình sẽ phải quên trẻ con đi nói chung và mãi mãi. Anh Mariusz của cậu cũng nói thế. Mà không hề được hỏi.
            Đúng lúc ấy chuông điện thoại di động của Asia reo.
            - Không - nó trả lời rất nhanh: - Tụi em ngồi trong quán cà phê đối diện với phòng khám của anh và nói chuyện. Thôi sau đây anh không cần gọi nữa đâu. Em thừa biết anh định nói gì rồi. Em không quan tâm đến chuyện ấy đâu. Hoàn toàn không. Tạm biệt.
            Nó tắt điện thoại rồi cất vào ví xách tay. Trầm tư.
            - Thậm chí cậu không biết là mình ghen với cậu như thế nào đâu - nó thủ thỉ sau một lát. - Nếu ở địa vị của cậu, bây giờ mình sẽ về nhà, gói ghém mọi thứ vào cái vali to nhất, lấy hộ chiếu trong ngăn kéo ra và gọi taxi ra sân bay. Mình sẽ ngồi ở đó, trên cái ghế dài và chờ máy bay đi Munich. Kể cả có phải chờ cả tuần để có chuyến bay.
            Nó gọi người phục vụ bàn.
            - Vẫn như lúc nãy. Và cho thật nhiều đá vào. Cho chị này thì chỉ red bull thôi, không có whisky.
            Nó lấy điện thoại ra. Bật máy rồi đưa cho cô, nói:
            - Cậu gọi cho anh ấy đi.
            - Cho ai?
            - Jakub!
            ANH: Cô viết là sẽ đi vắng mấy ngày. Hoàn toàn bất ngờ. Thường thì anh biết trước về những kỳ nghỉ phép hoặc những chuyến đi công tác của cô khá lâu. Thêm vào đó cô không gửi cho anh một e-mail bình thường, mà chỉ gửi tin nhắn qua SMS từ điện thoại di động. Như vậy có nghĩa là cô không lên mạng được.
            Anh cảm thấy bị bỏ rơi. Anh đến cơ quan muộn hơn. Và sau nửa đêm mới rời cơ quan. Anh tưởng như một tuần chỉ gồm toàn những ngày thứ bảy và chủ nhật. Ngày nào anh cũng viết cho cô, và tấm bưu thiếp ấy như thể buổi cầu kinh tối. Anh nhớ lại hồi còn bé, mẹ anh, đã hai lần ly hôn, nhiều lần bị rút phép thông công đã dạy các con rằng buổi cầu kinh tối là lời cám ơn Chúa vì một ngày vừa được sống qua. Hai anh em quỳ trên những tấm thảm của mình, mặt hướng về những cây thánh giá được gắn vào tường bằng những cái đinh to. Người đóng những cây thánh giá ấy vào tường là cha anh, người đã gạch tên Chúa ra khỏi danh sách bạn hữu của mình từ lâu lắm rỗi, từ hồi ở Stuthof. Hai anh em chắp tay, nhìn vào những cây thanh giá nhỏ và đọc theo mẹ :
            "Lạy Đức Chúa Thánh Thần, Thần hộ mệnh của chúng con, Người hãy luôn ở bên chúng con..."
            Mẹ cùng cầu nguyện với hai anh em. Hàng tối. Đôi khi anh nhìn vào hai bàn tay nổi đầy gân xanh đang chắp lại của bà. Và anh nghĩ rằng mình chẳng cần đến một thiên thần nào hết. Với hai anh em, có mẹ là hoàn toàn đủ...
            CÔ: Sau hôm gặp Asia, cô báo cho chồng biết. Cô chuẩn bị bữa tối. Làm bánh. Mua nến. Mở một chai vang để hít thở một chút. Cô chờ chồng từ trưa. Ngày hôm ấy cô không đi làm.
            Anh vào nhà. Bật máy tính rồi vào phòng tắm. Đã như vậy từ hơn chục tháng nay. Khi đi qua cái bàn được phủ khăn long trọng, anh hỏi:
            - Anh quên chuyện gì chăng? Kỷ niệm ngày cưới của chúng mình?
            - Đúng, anh đã quên. Rất nhiều sự kiện. Nhưng lúc này điều đó không quan trọng. Anh ngồi xuống đi.
            Anh ta ngồi đối diện cô. Đã lâu rồi anh ta không còn ngồi như hồi nào, cạnh cô. Bao giờ cũng ngồi đối diện. Cô đứng dậy và đưa cho anh ta một ly vang đỏ.
            - Chúng mình sẽ có con - cô nhìn vào mắt anh ta, nói nhỏ.
            Im lặng một lúc.
            - Em đùa, đúng không? Mình đã chả thống nhất rồi là gì. Em không thề làm thế với anh được! Anh chưa được chuẩn bị. Em đã hứa rồi cơ mà. Em nghe này, anh đã nhận kế hoạch thiết kế cho cả một năm rồi. Em không thể làm thế với anh được!!!
            Cô đứng lên. Bình thản đi vào phòng ngủ không nói một lời. Cô quỳ xuống thảm và lôi cái van dưới giường ra. Để nó dưới sàn nhà chỗ trước gương và thong thả sắp xếp. Đầu tiên cô gạt tất cả đố trang điềm từ trên bàn vào một cái túi nilon. Rối vứt cái túi vào vali. Cô ra tủ sách. Chọn và vứt vào vali. Rồi cô ra bàn, rót vang vào ly. Đề ly vang lên mặt tủ đầu giường và quay lại sắp xếp sách. Cô nghe thấy ông chồng đang gào vào điện thoại:
            - Mẹ phải đến đây ngay! Cô ấy đang xếp vali thật rồi. Con không biết cô ấy muốn gì đây!
            Anh ta bắt đầu đi quanh bàn. Vali càng đầy thì anh ta đi càng nhanh. Rồi anh ta hét lên:
            - Em sẽ không làm thế, đúng không? Em đã chẳng có tất cả đấy sao. Anh làm việc như khổ sai suốt từ sáng đến đêm để em có tất cả. Chẳng lẽ em không nhìn thấy điều đó sao?! Chưa bao giờ em đánh giá đúng điều đó! Chưa bao giờ em tự hào về anh. Anh làm tất cả chẳng qua là vì chúng ta. Để em được sung sướng. Em là người phụ nữ duy nhất mà anh yêu. Anh không thể sống thiếu em được. Anh xin đấy, em hãy ở lại. Đừng bỏ đi. Chúng mình sắp có con cơ mà. Đó chẳng qua là vì anh quá mệt mỏi nên mới phản ứng như vậy. Ở lại đi. Anh xin đấy!
            Anh ta đến chỗ cô. Ôm lấy cô.
            - Anh xin mà, em hãy ở lại. Anh yêu em. Em là vợ anh. Anh sẽ chăm sóc em. Rồi em xem!
            Đúng lúc ấy chuông cửa reo.
            Anh ta im bặt, sau đó tắt hết đèn. Để ngón tay lên miệng ra hiệu im lặng.
            - Chúng ta đâu cần đến họ - anh nói thầm vào tai cô.
            Hồi mới quen nhau, anh rất hay nói thầm điều gì đấy vào tai cô. Cô rất thích hơi thở âm ấm của anh thổi vào tai mình. Giờ đây cũng thế. Anh đặt cô lên giường và cởi váy áo cô. Mấy phút sau, chuông cửa im.
            Đúng. Cô là vợ anh ta. Cô đã thề nguyền! Đây là nhà của cô. Chồng cô đã cố gắng biết bao. Họ có những kế hoạch. Cha mẹ cô rất yêu quí anh ấy. Chồng cô là người chăm chỉ. Chí thú gia đình. Chưa bao giờ phản bội cô. Vợ chồng họ khá nhất trong đám bạn bè. Bây giờ họ sắp có con. Chồng cô sẽ làm tất cả cho cô. Cô biết chắc điều này. Anh ấy là người tử tế.
            - Mai anh sẽ tìm cho chúng mình một căn hộ rộng hơn - anh hút thuốc lá và nói, khi họ đã xong.
            Cô đã nguyện thề. Họ sẽ có con. Bố mẹ rất yêu quí anh ấy. Đó chỉ là Intentet. Chồng mình sẽ làm tất cả cho mình.
            Cô thiếp đi .



            hết: Chương 10, xem tiếp: Chương 10 (B)
            Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

            Comment

            • #36

              Chương 10 (B)

              ANH: Anh mở vang. Đã là chai thứ hai trong ngày hôm nay, anh nghĩ. Nhưng thật ấm cúng và dễ chịu. Chiều thứ sáu. Những hành lang vắng vẻ và im ắng. Nhiều tầng nhà vắng lặng. Anh mở Grechuta.
              Liệu người Đức có thể hiểu được anh cảm thấy gì khi Grechuta hát "bởi chỉ những ngày chúng mình chưa có mới là quan trọng" ? Gần đây, khi nghe câu này anh thấy sởn cả gai ốc.
              Anh nghĩ, có thể giả vờ được đến đâu nữa, rằng một cái gì đó không tồn tại. Tuy nhiên có lẽ anh đã đẩy đi quá xa. Nhưng cô lại chấp nhận điều đó. Hẳn vì sợ rằng như vậy có thể sẽ phá vỡ mất một cái gì đó. Giờ đây, sau những ngày Paris, anh không thể thôi nghĩ về điều này. Cô không thuộc về anh. Cô thuộc về người khác. Cho tới lúc này, chưa có người phụ nữ nào anh cần mà lại thuộc về người khác. Chưa bao giờ!
              Cái đang có giữa họ phải được gọi tên. Nhất thiết! Đây đâu phải là một chuyện yêu đương vớ vẩn nào đấy! Đây là một trăm tầng cao hơn. Chuyện yêu đương? Nghe mới lạ làm sao! Gọi cái đang có giữa họ là chuyện yêu đương thì có khác gì dùng Rolls-royce để chở xỉ-măng ra công trình xây dựng. Được thì có được, nhưng là sự hiểu nhầm.
              Anh nhớ cô. Hai ngày nữa, lại đến thứ hai...
              CÔ: Hôm chủ nhật họ đã nói cho bố mẹ cô biết. Chồng cô mới tự hào làm sao. Anh ấy sẽ có con trai! Trong gia đình anh, đứa bé đầu lòng bao giờ cũng là con trai. Cô đã nhìn thấy anh cùng với bố cô nâng ly vodka như thế nào. Cô phân vân không biết phải mất bao lâu nữa cô mới quên được rằng chỉ vừa mới chiều thứ sáu thôi, anh ấy còn nói: "Em không thể làm điều đó với anh được".
              Họ dự định cô sẽ nghỉ không lương. Họ có kha khá tiền. Cô không cần phải đi làm. Mai cô sẽ đến văn phòng để giải quyết mọi thủ tục. Anh ấy sẽ tìm một căn hộ rộng hơn và sẽ không hút thuốc lá nữa.
              Mẹ ngồi cạnh cô và chạm tay vào bụng cô. Rõ là bà đang vô cùng hạnh phúc. Rồi bà bảo:
              - Hồi mẹ đẻ con, bố mẹ ở một góc nhà bên ông bà nội, toilet ở ngoài hành lang và mẹ chỉ được tắm mỗi tuần một lần trong chậu. Con thậm chí không biết là mình được sướng như thế nào đâu, con gái ạ.
              Chưa bao giờ, kể cả ngày hôm ấy, kể cả về sau này bà hỏi tại sao họ lại không báo cho bố mẹ biết ngay hôm thứ sáu. Mẹ cố là một phụ nữ thông minh và giầu kinh nghiệm.
              Thứ sáu, quãng gần trưa cô đến văn phòng. Cô thư ký không nói năng gì. Tất cả mọi người đều biết rằng đã từ mấy năm nay cô thường nói đến đứa con mà cô chưa thể có. Cô thư ký mang đơn của cô lên phòng tổ chức. Cô ngồi lại một mình. Trên ghế trước màn ảnh máy tính. Cô chạm nhẹ vào bàn phím.
              Hôm nay là thứ hai - cô nghĩ và bật khóc.
              ANH: Trước tám giờ anh gửi e-mail thông báo kế hoạch nghỉ phép của anh. Anh sẽ nghỉ vào tuần giữa tháng mười và tháng mười một. Anh sẽ đến thăm mộ bố mẹ và mộ Natalia. Lễ Giáng sinh anh sẽ ở chỗ gia đình ông anh ở Wroclaw, còn giáp Năm Mới, anh sẽ bay từ Warszawa sang Áo để trượt tuyết.
              Chủ nhật đã qua mà anh vẫn chưa có e-mail của cô. Cô cũng không xuất hiện trên ICQ. Chiều, không yên tâm, anh gọi điện đến văn phòng cô ở Warszawa. Không ai trả lời. Cô không để lại bất cứ một thông tin nào.
              Chắc chắn đã có điều gì đó nghiêm trọng xảy ra với cô - anh nghĩ và quay lại với công việc.
              CÔ : Anh chở em đến văn phòng một lúc được không? - cô hỏi chồng, vừa nghe thấy anh hẹn hò với khách hàng qua điện thoại. Cô nghe thấy là anh sẽ vào phố để trả những bản thiết kế đã làm xong. - Em quên mang sách và một số đồ cá nhân về. Và em muốn xóa những e-mail riêng trong máy tính. Em không muốn ai đó sẽ đọc chúng.
              Anh nhìn cô ngạc nhiên.
              - Em nhận được e-mail riêng cơ à? - anh vui vẻ hỏi. - Chắc là Asia kể cho em nghe vế đỉnh điểm của cô ấy mỗi khi đọc xong một bài thơ nào đấy hoặc là những trò vớ vẩn khác kiểu như vậy.
              Cô nhìn anh khó chịu.
              - Rất tiếc là từ lâu rồi Asia không có đỉnh điểm nữa. Và không chỉ sau khi đọc thơ. "Những trò vớ vẩn khác kiểu như vậy" lại càng không - Cô biết là anh ấy không thích Asia. Có đi có lại mà. - Anh chở em chứ? Anh có thể đón em lúc từ cuộc gặp với khách hàng về. Em sẽ không cần nhiều thời gian đâu.
              Giống như đêm hôm ấy, khi được biết về Natalia, cô cảm thấy bất an khi bấm số code và chờ tiếng loẹt xoẹt của cái nam châm điện trong ổ khóa cửa vào văn phòng. Bàn làm việc của cô trống trơn. Cốc uống cà phê - màu đen, của anh gửi từ Munich với dấu @ mạ bạc - bị để ra chỗ máy sấy, hộp đựng tài liệu được đưa sang bàn cô thư ký, những cái khay nhựa đề đựng thư đến và thư đi được chuyển sang tủ. Một sự trống không sạch sẽ và bóng loáng bởi độ phẳng của mặt bàn.
              Nhưng nhìn trống trải nhất vẫn là cái màn hình máy tính của cô. Nó ở đấy như một thiết bị xa lạ mà cô không hề biết, bị bóc đi tất cả những tờ giấy công tác vàng mà cô đính lên đấy và ghi bằng bút bi màu không chỉ những gì cô cần phải giải quyết gấp, mà còn cả những gì cô nhất thiết phải kể với anh, hoặc những gì anh nói với cô còn cô nhất thiết phải nhớ. Kể cả dấu những ngón tay cô trên màn ảnh cũng đã bị ai đó lau sạch. Ai đó đã giúp xóa anh ra khỏi trí nhớ cô...
              Ngăn kéo bàn được khóa lại, cô không thể tìm thấy chìa khóa ở chổ qui định.
              Sáng mai mình sẽ phải đến - cô nghĩ và bỗng cảm thấy buồn. - Người ta cũng xóa cả những dấu vết của mình nữa.
              - Còn bây giờ thì không ủy mị nữa - cô nói to và bật máy tính.
              Cô đã chuẩn bị cho mình. Suốt tuần không nghe nhạc. Đọc sách về làm mẹ. Sau đó gọi điện cho mẹ cô. Họ nói chuyện suốt gần hai tiếng. Có nghĩa là mẹ cô nói là chủ yếu. Cô không gọi cũng như không nhận điện thoại của Asia. Asia bao giờ cũng gọi vào di động của cô. Chủ yếu là để tránh nói chuyện với chồng cô.
              Alicja đích thân đến.
              - Chúa ơi, mình mới ghen với cậu làm sao - nó bắt đầu ngay từ ngoài cửa- - Bao giờ thì các cậu đi mua giường cho em bé đấy? Nhưng, nhưng... cậu phải nhớ ghi nhật ký. Chính là bây giờ. Quan trọng lắm đấy. Cậu phải ghi lại từng ngày của thai. Sau đó, bao giờ con gái đầy mười tám tuổi cậu sẽ đưa cho nó đọc. Nhìn cậu thì trăm phần trăm chửa con gái.
              Cô nhìn Alicja và nghĩ rằng cô không muốn cho con gái mình đọc những gì mẹ nó suy nghĩ trong tuần mang thai thứ bảy này. Hẳn nó sẽ kinh ngạc lắm.|
              Chiều muộn thì chồng cô gọi điện về. Anh hẹn thứ tư sẽ đi xem một căn hộ rộng hơn. Gần như ở giáp ranh thành phố. Ven rừng. Anh đã ký thỏa thuận ban đầu. Căn hộ nhiều ánh sáng và tuyệt đẹp.
              Cô đã chuẩn bị cho bức e-mail này.
              Jakub,
              Kể từ ngày em biết anh, anh luôn viết hoặc kể cho em về sự thật. Về sự thật trong khoa học, trong cuộc sống, ở mọi nơi. Tất cả trong anh đều chân thật. Do đó mà em tin là anh hiểu em. Anh hiểu là em không thể sống mãi như thế này được. Em đã có thai. Bây giờ em sẽ phải nói dối hai người. Em không thể làm điều đó.
              Anh đã ban tặng cho em một cái gì đó, cái thậm chí rất khó gọi tên. Anh đã lay động trong em một cái gì đó, mà về sự tồn tại của nó thậm chí em cũng không biết. Anh đang và sẽ mãi mãi là một phần của cuộc đời em. Mãi mãi.
              Jakub, anh đã nói với em rằng anh rất muốn em hạnh phúc, đúng không? Vậy bây giờ anh hãy làm một điều gì đó vì em, em xin anh đấy. Một điều gì đó hết sức quan trọng. Quan trọng nhất. Hãy làm điều đó vì em. Em xin anh. Em sẽ hạnh phúc nếu anh tha thứ cho em.
              Anh sẽ tha thứ phải không?
              Trong mấy tháng tới sẽ không có em. Em không còn làm việc ở đây nữa. Để giữ thai, em phải ở nhà, sau đó em sẽ vào bệnh viện mấy tháng.
              Cám ơn anh vì tất cả.
              Mong anh hãy giữ mình.
              Cô cắn ngón tay đến phát đau và khóc. Cô cắn môi đến bật máu. Cô ra chỗ chai nước dùng để tưới cây để trên bậu cửa sổ đưa lên miệng uống.
              Cô lại thấy bình tĩnh. Cô gọi chương trình thư điện tử. Thư từ của cả tuần trước và cái của sáng nay đang chờ cô. Không đọc cô chuyển tất cả sang "hộp thư đã bị xóa
              - Bây giờ mình không thể đọc. Mình đã quyết định - cô nói thành tiếng, như thể tự ra lệnh cho mình Cô viết địa chỉ của anh: Jakub@epost.de
              Đây là lần cuối cùng - cô nghĩ khi gửi e-mail. Cô cảm thấy nhẹ nhõm.
              Đó chẳng qua chỉ là Intemet...
              Cô mở folder mà trong đó cô cất giữ tất cả e-mail của anh gửi, và đánh dấu tất cả để xóa. Chương trình hỏi:
              Bạn có chắc chắn là muốn xóa những thông tin này không?
              (CÓ/Không)
              Cô ngồi im một lúc, chăm chắm nhìn vào màn hình.
              - Một câu hỏi điên rồ! - cô cáu kỉnh nghĩ.
              Bỗng nhiên cô cảm thấy như thể phụ thuộc vào câu trả lời của cô cho câu hỏi điên rồ kia là cuộc đời của một ai đó.
              Dây dẫn màu xanh hay đỏ?! Nếu cắt nhầm, tất cả sẽ biến vào không khí. Như là trong những bộ phim điên rồ mà ở đó một kẻ nửa điên nửa khùng đẹp trai, da rám nắng bao giờ cũng cắt đúng dây dẫn. Cô nhớ là chẳng có bộ phim nào mà trong đó anh ta lại cắt dây đỏ...
              Có điện thoại. Chồng cô đang chờ dưới ôtô. Cô nháy vào "Có". Chẳng có gì xảy ra. Thế giới vẫn tiếp tục tồn tại. Khán giả thở phào.
              Cô tắt máy tính. Đứng dậy. Chạm tay phải vào màn hình. Vẫn còn ấm. Tạm biệt, Jakub...
              Cô tắt điện và đi ra.
              Trước­ buổi trưa, bọn anh bị ngắt Intemet mất mấy tiếng. Thật khủng khiếp. Mọi người chạy quanh Viện không biết làm gì. Bỗng nhiên trong bếp, gần automat cà phê dồn lại một đám đông. Nhưng mục đích đã thanh minh cho khó khăn bất đắc dĩ này: họ sẽ có kết nối nhanh hơn gấp hai trăm lần.
              Đến chiều anh nhận được mấy bức e-mail. Không có cái nào của cô. Anh sốt ruột quá.
              Anh đã có hẹn đến hội nghị trực tuyến với đại học Princeton lúc hai mươi giờ. Ở chỗ họ, vùng bờ biển phía đông sắp mười bốn giờ. Anh phân vân, tại sao người Mỹ lại cho rằng có thể làm hội thảo trực tuyến vào hai mươi giờ ở châu Âu và mọi người vẫn còn ở trụ sở vào giờ ấy. Đây hẳn vì họ vẫn chưa bỏ được thói nước lớn - anh nghĩ.
              Sau hội thảo trực tuyến, anh quay về văn phòng một lát. Đã sau hai mươi hai giờ. Anh dự định tắt máy tính rồi về. Cái hội thảo với người Mỹ ấy khiến anh mệt mỏi.
              Có e-mail của cô! Rốt cuộc thì cũng có! Anh bắt đầu đọc.
              CÔ: Cô hẹn với cô thư ký lúc mười hai giờ mười lăm. Chị ta mở khóa cho cô cả hai phía bàn làm việc.
              - Chị mang hết đồ cá nhân về, còn thì để lại. Tôi sẽ xem qua rồi thu dọn sau - cô ta nói. - Ấy, chị không được ngồi lên sàn nhà! - cô ta la lên. - Bây giờ chị phải chú ý, để tôi mang cho chị cái ghế con bên phòng thư ký sang.
              Cô thư ký chăm chú nhìn vào bụng cô, lúc này vẫn chưa thấy gì còn cô mang sọt rác ra gần cửa sổ. Cô mở ví xách tay. Thận trọng ngồi xuống cái ghế con được đưa từ phòng thư ký sang, bên phải cô là sọt rác, còn bên trái là một túi thể thao Nike to. Cô bắt đầu lấy dần các thứ từ các ngăn kéo ra. Hết cái này sang cái khác. Đây là cái quan trọng nhất. Cái của anh.
              Đầu tiên cô lấy cây nến xanh đã cháy hết ra, đó là cây nến đã có lần anh gửi cho cô để họ có thể "ăn tối bên ánh sáng của những ngọn nến". Họ mở chat trên ICQ, họ mở vang, đặt pizza, anh ở Munich, cô ở Warszawa, họ thắp nến và bắt đầu ăn. Chính trong bữa tối ấy cô hỏi mẹ anh trông như thế nào. Anh bảo là bà rất đẹp. Anh nói nhiều điều kỳ lạ về bà. Ở thời hiện tại. Mãi một tháng sau cô mới biết là bà đã mất từ hỏi anh còn là sinh viên. Vào sọt rác.
              Sau đấy cô vớ phải bản photo bằng tốt nghiệp phổ thông của anh. Anh muốn - chỉ đùa thôi - chứng minh với cô rằng anh thực sự đã tốt nghiệp phổ thông. Vào sọt rác.
              Bưu ảnh từ New Orleans loang lổ vết rượu vang. Cô quay mặt sau và đọc:
              Cám ơn vì em hiện hữu. Đã khá lâu rồi anh không làm việc này. Ở đây, trong thành phố này, điều này thật long trọng.
              Jakub.
              Vào sọt rác.
              Cuốn sách về gien học. Đầy những ghi chú của anh bên lề được viết bằng bút chì. Ở trang 304, trong chương về gien di truyền, có một đoạn đã khiến cô như tê dại khi phát hiện ra nó vào mấy tháng sau. Tuy đã bị tẩy đi nhưng dưới ánh sáng vẫn có thể đọc được: Anh muốn có với em một đứa con. Anh rất muốn như vậy.
              Vào sọt rác.|
              Không! Cô không thể làm như vậy được. Cô không thế chịu đựng nổi điều này. Bằng một động tác, cô giật cái ngăn kéo ra và đổ tất cả mọi thứ trong đó vào sọt rác. Cô đẩy ngăn kéo vào chỗ cũ và cho đố của mình vào túi. Cô ngồi trên ghế, đầu rũ xuống, chờ cô thư ký về.
              Tự nhiên cô nhìn vào sọt rác. Trên ủng là cái mô hình chuỗi xoắn kép bằng thủy tinh màu. Bùa may của anh dành cho cô.
              Mình đúng là một người đàn bà xấu xa, tàn nhẫn, ghê tởm - cô nghĩ - sao mình lại có thể làm thế vời anh được?! Với chính anh?
              Cô với sọt rác. Nhắm mắt lại. AT, CG, sau đấy lại CG và sau đấy là ba lần AT... C6 thư ký bước vào phòng.
              - Chị đừng khóc. Chị sẽ quay lại với chúng tôi cơ mà. Chị sẽ sinh em bé, chăm sóc bé một thời gian rỗi quay lại đây.
              Không. Mình sẽ không quay lại đây. Sẽ không bao giờ mình quay lại đây nữa - cô nghĩ. Cô đứng dậy. Xách túi.
              Cô tạm biệt cô thư ký và đi ra.
              Chồng cô đang chờ trong ôtô dưới nhà. Anh hút thuốc và đọc báo. Nhìn thấy cô, anh lập tức ra khỏi xe để giúp cô cho túi xách vào cốp xe. Xe lăn bánh.
              - Em đã bao nhiêu lần nói vời anh là anh đừng có quay xe ở đây theo kiểu này! Anh chắn hết cả đường. Họ bấm còi inh ỏi thế là phải rồi.
              - Họ thì liên quan gì đến anh? - anh trả lời, miệng vẫn ngậm điếu thuốc.
              Họ dừng ở chỗ sang đường, chắn cả hai luồng đường. Chồng cô tăng ga và bánh xe rít lên, chuyển động.
              - Em bảo anh dừng lại một lát. Anh dừng lại ngay đi!
              - Anh không thể dừng ở đây.
              Tuy nhiên chồng cô có giảm tốc.
              Không. Đấy không thể là anh được. Đấy chỉ là một người nào đó giống anh thôi. Không thể thế được - cô nghĩ và nói:
              - Anh đi tiếp đi. Em xin lỗi. Em cứ tưởng là mình nhìn thấy người quen.
              Người chồng cho xe chạy nhanh hơn, lầu bầu gì đó trong miệng. Họ rẽ vào một phố nhỏ sau quầy báo.
              ANH : Không có một máy bay nào bay từ bất cứ một sân bay nào của Đức đến Warszawa sau hai mươi hai giờ. Từ Zurich, Viene và Amsterdam cũng thế. Anh gọi điện đến Avis yêu cầu họ để xe rước Viện vào sau nửa đêm. Sáu rưỡi máy bay của LOT sẽ bay từ Frankfurt trên Men.
              Khoảng năm giờ anh đỗ chiếc goft đi mượn ở bãi đỗ xe của cảng II sân bay Frankfurt.
              Để em rời bỏ tôi dần dần, từng bước từng bước một để em xé tim tôi ra từng mảnh, từ từ, sẽ dễ hơn - anh nghĩ khi đi trên xa lộ từ Munich đến Frankfurt. - Tôi sẽ tha thứ cho em. Nhưng em hãy nói thẳng với tôi rằng tôi phải ra khỏi đời em. Không phải ở trên mạng cũng không phải trong e-mail. Em hãy đứng trước mặt tôi và nói. Mình đã một lần nhận được thư và sau đấy là thứ sáu và tất cả đã kết thúc.
              Máy bay cất cánh đúng giờ mặc dù khu vực sân bay có sương mù.
              - Anh dùng gì cho bữa sáng? Trà hay cà phê? - cô tiếp viên tươi cười hỏi.|
              - Chị khỏi cần mang cho tôi bất cứ bữa sáng nào. Những chị có thể cho tôi bloody mary được không? Một vodka đúp, ít nước trái cây thôi. Nước sốt và hạt tiêu.
              Cô ta nhìn anh, làm rơi mất nụ cười công vụ vốn được dán sẵn trên mặt sau đó mới lại cười và nói:
              - Cuối cùng thì cũng có một thay đổi nào đấy sau cái câu "trà hay cà phê" nhàm chán ấy! Vodka đúp, ít nước trái cây. Thay vì bữa sáng.
              Anh ngồi trên ghế dài trước văn phòng cô quãng mười giờ. Anh rất hay tưởng tượng nơi này trông như thế nào. Anh hơi say. Trước khi hạ cánh, cô tiếp viên còn mang cho anh một bloody mary. "Vodka đúp, ít nước trái cây. Sốt và hạt tiêu". Trên khay có hai cốc. Khi anh lấy một cái, cô ta cầm cái thứ hai và nói:
              - Tôi sẽ uống với anh. Thay vì bữa sáng. Để cảm thấy như thế nào. Bởi đằng nào tôi cũng sắp hết giờ làm.
              Họ chạm cốc.
              Anh cảm thấy như mình bị mất cảm giác. Càng tốt – anh nghĩ bụng - mình sẽ không cảm nhận quá mạnh những vết thương ấy.
              Trước lối vào tòa nhà của văn phòng cô là một cái cổng lớn được gắn các loại biển hiệu đủ màu sắc. Biển mang tên công ty cô cũng ở trong số đó. Anh đã biết chắc ngay từ sáng. Gần trưa, một chiếc ôtô địa hình to gắn kính sẫm màu choán gần hết cổng. Một người từ xe ra phía bên kia và đi vào bên trong tòa nhà. Lái xe đỗ xe đối diện với cổng, không thèm đếm xỉa đến biển cấm đỗ xe ở đấy. Anh ta mở cửa sổ, châm thuốc và bình thản đọc báo. Thỉnh thoảng lại nhìn đồng hồ. Rõ ràng là anh ta đang đợi ai đó.
              Rồi anh ta ra khỏi xe và bắt đầu xem xét kỹ các lốp xe. Hết cái này sang cái khác. Xong, anh ta qua đường, đi về phía quầy báo. Đi qua ghế anh ngồi, anh ta cười. Ở quầy, anh ta mua thuốc lá rồi trở lại xe.
              Một lúc sau, anh ta vội vàng ra khỏi xe và đi vòng qua để lấy cái túi của một người vừa đi từ cổng ra. Họ đi. Không thèm để ý gì đến các xe khác trên đường phố đang nườm nượp xe, anh ta quay đầu xe làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng lưu thông, tạo nên một sự hỗn độn khủng khiếp.
              Rồi chiếc xe ở ngay đối diện với ghế anh đang ngồi. Anh nhìn người lái xe. Cô ngồi ở ghế bên! Đúng lúc ấy xe tăng tốc. Một lúc sau nó mất hút trong con phố nhỏ sau quầy báo.
              Tối hôm ấy anh quay về Frankfurt. Lúc xuống máy bay, anh đã khá say để có thề lái xe. Đành phải trả ôtô cho Avis tại sân bay ở Frankfurt và đi tàu về Munich. Anh cứ ở trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê như vậy, vì mệt mỏi và vì rượu. Lúc nào người lái cái xe ôtô kia cũng cười với anh.





              hết: Chương 10 (B), xem tiếp: Chương 11
              Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

              Comment

              • #37

                CÔ ĐƠN TRÊN MẠNG
                Janusz Leon Wiśniewski


                Chương 11

                SÁU THÁNG SAU

                CÔ: Cô nằm viện một tuần, chỉ về nhà vào những ngày nghỉ cuối tuần. Người phụ trách là chỗ quen thân với bố cô nên đã giải quyết mọi việc sao cho cô có một phòng gần như là cho riêng mình...
                Họ đã chuyển đến nhà mới. Hướng đông, nơi có ban-công, cửa số nhìn ra rừng. Họ dành phòng nhiều ánh sáng nhất để làm phòng trẻ con. Có thể nói phòng đã được xếp đặt xong. Cho con trai. Cô đã biết là sẽ sinh con trai. Cô đã nhìn thấy trên màn hình chỗ bác sĩ phụ sản và sau đó là bản in từ máy siêu âm ra.
                Mọi người chăm sóc cô đến khó tin. Mẹ hứa là sẽ đến ở với họ trong vòng mấy tuần đầu sau khi cô sinh. Bà tốt với cô quá. Chỉ thỉnh thoảng lại hỏi:
                - Sao con ít cười thế?
                Thứ năm ấy Asia đến bệnh viện thăm cô. Biết là hôm nay không có chồng cô, thế là nó đến. Nhìn nó rất tuyệt. Gầy đi. Tóc cắt ngắn và nhuộm sáng. Cười luôn miệng.
                Họ bắt đầu nhớ lại Paris. Họ cười. Như hồi nào.
                - Thế cậu còn nhớ cái cậu trực lễ tân ấy không? – Asia hỏi. - Rõ ràng là cậu ta chỉ thích mỗi cậu. Alicja không thể chịu nổi điều đó. Thế cậu còn nhớ...
                Cô nhìn quanh rồi ngắt lời nó:
                - Asia, cậu sẽ giúp mình một việc chứ?
                Asia nhìn cô chăm chú.
                - Cậu có thể đến văn phòng mình và đọc những bức e-mail gửi cho mình trong máy tính được không? Mình biết là đã nửa năm rồi, nhưng mình chắc là Jakub đã viết cho mình một cái gì đó. - Cô cúi đầu và nói thầm: - Mình muốn được biết là anh ấy đã tha thứ cho mình.
                Cô đưa cho Asia mảnh giấy ghi số code và mật khẩu vào hộp thư của cô.
                - Mình có thể chắc là họ chưa đổi code mở cửa văn phòng mình. Cậu hãy đến đấy thật muộn, lúc không còn ai. Cậu đi chứ?
                - Cậu có chắc đây là một ý tưởng hay không? - Asia hỏi bằng một giọng nghiêm túc.
                - Có chứ. Từ mấy tuần nay mình đi ngủ với ý nghĩ ấy và thức dậy cũng với ý nghĩ ấy. Mình muốn biết anh ấy có tha thứ cho mình không. Cậu hiểu chứ? Chỉ có vậy thôi.
                - Cậu đừng có khóc, vớ vẩn vừa chứ! Tất nhiên là mình sẽ đi. Mai là thứ sáu. Mình cho con bé ngủ rồi sẽ đi. Sáng thứ bảy mình sẽ gọi điện cho cậu.
                Họ ôm nhau rất chặt lúc chia tay. Giống như ngày xưa.
                - Gọi điện nhé. Đừng quên đấy. Mình sẽ chờ.
                Joanna : Song, nếu họ dã đổi code rồi thì sao nhỉ? - cô nghĩ và cảm thấy mình giống như một tên trộm. Khi đứng trước cửa văn phòng cô muốn bỏ chạy. Cô đưa mảnh giấy lên mắt và đọc trong ánh sáng nhờ nhờ của bóng điện báo sự cố. Cô đi đến cánh cửa chấn song, nhắc thành tiếng các chữ số của code. Cô bấm tất cả. Cửa mở.
                Thứ hai bên phải. Bàn đầu tiên. Đối diện cửa sổ.|
                Cô để mảnh giấy cô ghi mật khẩu vào hộp thư cạnh bàn phím. Bàn làm việc hoàn toàn trống trơn. Chưa hề có ai làm việc ở đây.
                Cô khởi động chương trình thư. Vào mật khẩu. Trong hộp đựng thư chưa đọc, có tới 150 tin! Hầu như tất cả là của Jakub. Mỗi tin đều có trong chủ đề từ "Bưu thiếp", sau đó là số thứ tự ngày, nơi gửi và trong phần lớn số tin, trong ngoặc đơn là một từ nào đó mô tả nội dung. Cô bắt đầu đọc.
                Chị làm gì ở đây vào giờ này thế?! - một người đàn ông mặc đồng phục đen cầm đèn pin hỏi.
                Cô mãi đọc nên không nghe thấy khi anh ta bước vào.
                - Anh không nhìn thấy sao?! - cô ngẩng đầu lên, trả lời - Tôi đang khóc.
                - Chị có giấy ủy nhiệm không?!
                - Không- Tôi khóc không có ủy nhiệm.
                Cả hai cùng bật cười như được ra lệnh.
                Chị nhớ tắt hết điện trước khi về và tắt máy tính.
                Không hỏi gì thêm, anh ta quay ra hành lang.
                Cô chưa bao giờ đọc cái gì như thế này. Và chắc chắn sẽ không bao giờ đọc hết. Trò chuyện với một phu nữ mà người ấy đã không còn ở đây nữa. Người đã bỏ anh ta lại. Và xin được tha thứ. Anh tha thứ, nhưng không thể quên cô được. Vậy là anh viết mail cho cô. Hàng ngày. Như thể cô vẫn ở đây Không một lời nuối tiếc. Không một câu than phiền. Những câu hỏi không được trả lời. Những câu trả lời cho các câu hỏi mà cô không để lại, nhưng anh làm việc đó thay cô. Những bức e-mail được gửi đi từ những máy tính. Ở Wroclaw, New York, Boston, Lon don, Dublin. Nhưng nhiều nhất là từ Munich.
                Những bức thư gửi cho người phụ nữ mà người ấy sẽ không đọc chúng. Đầy ắp tình cảm và sự săn sóc. Những câu chuyện tuyệt vời kể cho một người, là người quan trọng nhất. Không một chút phàn nàn, kêu ca nào. Chỉ đôi khi có những yêu cầu hay nài nỉ nào đó về một điều gì đó cho anh. Như một lần ngay trước Giáng sinh, anh viết từ máy tính của người anh trai ở Wroclaw:
                Anh đã gói quà cho em. Anh sẽ để nó dưới cây Noel cùng với những gói quà khác. Anh rất muốn em có thể mở nó, còn anh có thể được nhìn thấy em vui thích như thế nào. Bưu thiếp cuối cùng mang số 294. Gửi ngày 30 tháng tư từ máy tính ở Munich. Nó như một lời kêu cứu. Anh viết :
                Tại sao tất cả mọi người đều bỏ anh? Tại sao?! Hôm nay em hãy tìm thấy anh đi.
                Như một năm trước đây.
                Xin em, hãy tìm thấy anh. Hãy cứu anh!
                Cô để bức e-mail cuối cùng này trên màn hình. Ngồi tựa khuỷu tay lên mặt bàn và nhìn vào câu này. Cô phân vân, không biết mình thương ai hơn.
                Cô đứng lên. Tìm được một đĩa mềm ở bàn bên cạnh. Cô kiểm tra, đĩa trống. Cô copy tất cả các bưu thiếp của anh sang đĩa mềm, còn bản gốc thì xóa khỏi máy tính.
                Đã rất muộn. Cô gọi taxi từ điện thoại trên bàn. Cô đóng cửa vãn phòng và đi thang máy xuống dưới. Một lát sau thì taxi đến. Trong radio Geppert đang hát Larynki (Kẹo trái cây). Lái xe đồng ý cho bật đèn. Cô chùi các vệt đen do nước mắt và sửa lại trang điểm.
                Nếu không quá muộn và nếu kinh không quá sợ tối thì bây giờ mình sẽ đến cho cái cây của mình - cô nghĩ, vừa khẽ chạm vào cái đĩa mềm trong ví xách tay.
                Sáng ra cô sẽ gọi điện như đã hứa. Cô sẽ nói rằng Jakub đã tha thứ. Như vậy sẽ tốt hơn cả. Vả lại thực tế cũng đúng như vậy. Thực tế đó là một khái niệm rất chung chung.
                ANH: Anh còn bay về Ba Lan hai lần nữa.
                Zaduszki. Trời lạnh ghê gớm và mưa. Anh ra mộ Natalia rất muộn. Gần như đã về đêm. Anh không muốn gặp bất cứ ai. Anh muốn kể với cô mọi chuyện. Tối nào anh cũng ra mộ cô. Có một số bát nến suốt ba ngày không tắt.
                Anh ra mộ bố mẹ cùng với gia đình người anh trai. Sau đó họ ngồi nhà uống trà với rum do anh mang về và nhớ lại. Những bức thư của mẹ. Hàng ngày. Trong suốt năm năm...
                Sau đó anh trở lại Munich và mấy hôm sau anh bay đi Princeton. Anh đã xong dự án với Warszawa.
                Lần thứ hai anh về là vào Noel. Lễ Giáng sinh Ba Lan ở nhà anh trai. Tuyệt đẹp. Tuyết rơi. Họ đi dự đại lễ đêm Giáng sinh. Anh cầu cho nỗi buồn này qua đi. Và nỗi sợ hãi này. Anh sợ.
                Anh viết cho cô. Chẳng có gì thay đổi. Ngày nào anh cũng viết. E-mail như là buổi cầu kinh tối.
                Anh chú ý giữ gìn sức khỏe nhé, Jakub.




                hết: Chương 11, xem tiếp: Chương Kết
                Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                Comment

                • #38

                  CÔ ĐƠN TRÊN MẠNG
                  Janusz Leon Wiśniewski

                  Chương Kết




                  Cô nhìn thấy mỗi hình hài bé xíu như được bôi một lớp hắc ín đỏ - xanh đen với cái đầu to không có tóc. Anh bác sĩ đặt đứa bé sơ sinh lên bầu ngực trần của cô.
                  Hầu như cô không cảm thấy gì khi họ khâu cho cô. Cô ép thằng bé vào người mình. Và khóc. Đã lâu lắm rồi cô không khóc như vậy. Chị hộ lý lau mồ hôi trên trán cho cô.
                  - Chị đừng khóc. Thế là mọi chuyện xong rồi. Chị có một cậu con trai mạnh khỏe. Cháu có cái đầu rất to, nó làm chị bị rách một tí, nhưng bù lại cháu sẽ rất thông minh!
                  Anh bác sĩ trẻ vẫn đang khâu cho chị, nói:
                  - Chị ghi đi này. Giờ sinh bốn giờ không tám phút sáng. Sau khi khâu xong, chị cho chị ấy loại nào mạnh một chút để chị ấy ngủ và chuyển sang phòng số mười bốn. Ngày mai, chiều muộn mới cho bú.
                  Nghe thấy tiếng nói, cô tỉnh giấc. Thoạt tiên, cô không biết mình đang ở đâu. Cô nhấc đầu. Bố mẹ và chồng cô đang ngồi cạnh giường. Cô thấy đau khủng khiếp vùng đáy chậu. Mọi người cười với cô. Cô ngồi dậy, sửa lại tóc.
                  - Cháu đâu rồi? - cô hỏi.
                  - Rồi người ta sẽ mang đến đây để con cho cháu bú - mẹ cô trả lời.
                  Chồng cô đứng dậy và đưa cho cô bó hoa cẩm chướng đỏ. Anh hôn vào má cô.
                  - Marcin nặng bốn cân rưỡi. Hồi mới đẻ anh cũng to thế đấy.
                  Cô ưỡn thẳng người. Cái áo bệnh viện bật cúc, để lộ ra bộ ngực đồ sộ sẵn sàng cho trẻ bú.
                  - Con sẽ có tên là Jakub - cô nói khẽ.
                  Chồng cô nhìn bố mẹ vợ, như thể muốn tìm chỗ dựa.
                  - Mình đã nói với nhau về chuyện này và anh tưởng là mình đã thống nhất đặt tên con là Marcin cơ mà.
                  - Đúng, mình đã nói về vấn đề này, nhưng mình chưa thống nhất gì cả. Marcin chỉ là một trong những tên mà anh thích.
                  - Anh cho rằng mình đã thống nhất. Sáng nay anh đã cho in tờ khai. Mất một ngàn zloty đấy. Bây giờ anh sẽ không thay đổi gì nữa. Đã quá muộn rồi.
                  - Con muốn gì nữa? - mẹ cô ngạc nhiên. - Marcin đang là một cái tên mốt hiện nay.
                  Cô không thể nghe nổi điều này. Cô duỗi chân, ngồi dậy. Xỏ chân vào dép. Mặc cho đang đau khủng khiếp, cô vẫn đi chậm ra tủ đựng quần áo cạnh chậu rửa. Lấy ví tiền từ áo khoác ra. Đếm. Chưa đủ một ngàn. Cô cho thêm tiền xu vào chỗ còn thiếu. Rồi quay lại giường. Cô để tiền phía dưới chân, chỗ chồng cô đang ngồi và nói:
                  - Đây là một ngàn zloty của anh. Con trai của em sẽ có tên là Jakub. Anh nghe thấy chứ?! Jakub!
                  - Con muốn gì nào, đừng có quá kích động - mẹ cô xen vào.
                  - Bây giờ mọi người có thể ra ngoài để con ở lại một mình được không? Tất cả.
                  Mọi người đứng dậy. Cô nghe thấy mẹ cô nói vời chồng cô gì đó về choáng sau sinh.
                  Cô không còn khóc nữa. Cô đi nằm. Đã rất tĩnh tâm. Gần như là vui vẻ Cô nhìn những bông cẩm chướng trên giường. Cô không thể chịu nổi hoa cẩm chướng cơ mà! Tại sao anh ấy lại không biết điều này nhỉ?!
                  Chị hộ lý kẻo cô ra khỏi trạng thái nửa thức nửa ngủ.
                  - Chị có muốn cho cháu bú không? - chị ta hỏi, ôm trên tay tấm chăn đề hở đầu con trai của cô ra.
                  - Có chứ. Tôi muốn. Rất muốn.
                  Cô ngồi dậy. Vạch vú. Đón tấm chăn dây bẩn cùng với thằng bé. Nó mở to mắt. Cô cười và nói với nó:
                  - Jakub ơi, nhớ quá.
                  Đứa bé sơ sinh sợ hãi, khóc.

                  CÔ ĐƠN TRÊN MẠNG
                  Janusz Leon Wiśniewski



                  LỜI BẠT


                  Người đàn ông đến ga Berlin ZOO trước nửa đêm khá lâu. Tàu đi Drezno qua ga Berlin Linchtenberg đúng 4.06. Còn nhiều thời gian. Anh ta bắt taxi đến khách sạn Mercure. Ở quầy bar, anh ta gọi một chai vang đỏ.
                  Bao giờ anh ta cũng thích Natalie Cole. Vì cái tên. Và vì cô hát như là kể những câu chuyện kỳ lạ. Nghe cô hát, người ta có được những trải nghiệm, mà những trải nghiệm là quan trọng nhất. Chỉ vì những trải nghiệm mà cần phải sống. Và còn vì điều này nữa, để có thể sau đó kể lại chúng với ai đó.
                  Bốn giờ kém mười lăm. Anh ta trả tiền. Và ra chỗ lễ tân.
                  - Chị có thể gọi hộ taxi được không? Đến ga Berlin Linchtenberg.
                  Hôm nay anh ta sẽ gặp tất cả những người mà anh ta yêu quí.
                  Gần như tất cả.

                  Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang

                  Comment

                  Working...
                  X
                  Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom