• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Thơ Xuân Quỳnh và đôi nét về thế hệ thơ cùng thời

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thơ Xuân Quỳnh và đôi nét về thế hệ thơ cùng thời

    Thơ Xuân Quỳnh và đôi nét về thế hệ thơ cùng thời


    Xuân Quỳnh (1942-1988) là nhà thơ nữ tiêu biêu của thế hệ nhà thơ sinh ở thập kỉ 40 và "ra ràng" với những tác phẩm thơ "trẻ" ở thập kỉ 60.

    Thế hệ các nhà thơ này hoàn toàn thuộc về thời kỳ "lịch sử dân tộc vừa lật sang trang mới" (cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi). Sau lưng họ, thời đại phong kiến thuộc địa đã bị đẩy lùi vào dĩ vãng. Trước mắt họ là cả một chân trời vô cùng xán lạn của đất nước đang bắt đầu bước vào thời kì phục hưng. Họ là những "con người mới" của thời đại phục hưng ấy.

    Đối với họ, các thi nhân thời tiền chiến và thời kỳ khánh chiến chống Pháp là những bậc thầy, những người anh, người chị. Nhưng có lẽ không một ai trong số họ có ý tưởng "giẫm vào vết chân" của các bậc tiền bối đáng kính ấy. Mặt khác, do đầu óc họ còn quá trong trẻo, trí tuệ của họ lại được mở mang tương đối toàn diện, họ không trở thành những nhà thơ "minh hoạ". Trái lại, một số lớn thơ của họ viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ra đời trong cảnh đạn bom khốc liệt, lại đầy ắp rung cảm chân thực, đầy ắp tính nhân bản mà rất ít tính chấtt giáo điều.

    Tựa như "những mạch nước ngầm sục sôi", họ thầm lặng dồn sức lực cho một cuộc cách tân thơ trong giai đoạn mới. Trên thực tế, những sáng tạo và cống hiến của các nhà thơ thuộc thế hệ những năm 60 này là không thể phủ nhận. Đã xuất hiện những tài năng thơ thực thụ mà Xuân Quỳnh không phải là gương mặt duy nhất. Đã có những dịch giả thơ cự phách. Đã có những tác phẩm thơ ưu tú. Có thể nói thế hệ các nhà thơ nhà văn trẻ này là lực lượng sáng tác quan trọng của văn học Việt Nam suốt bốn thập kỉ qua.

    Một vài người trong số họ đã là nguyên nhân gây nên "những cơn sóng gió" trên diễn đàn văn học, làm tốn khá nhiều giâý mực và hơi sức của các nhà phê bình văn học. Chúng ta tin rằng tất cả những điều đó sẽ được lịch sử văn học tổng kết đánh giá một cách thoả đáng trong một tương lai không xa.

    Tuy nhiên thế hệ các nhà thơ này cũng đã phải trải qua những bước đi dò dẫm, cũng mang trong mình không ít nhược điểm, cũng đã từng nếm mùi thất bại.

    Một số người, trên thực tế chỉ được vài ba bước đầu tiên rồi chững lại, hụt hững và mất hướng.

    Tại sao vậy? Bởi vì họ chưa biết khơi "một dòng thông" giữa "ào chuôm thơ" của họ với bể nguồn vô tận của thi ca: đó là số phận hàm chứa cái đẹp của con người thời đại, của dân tộc và nhân loại.

    Một số nhà thơ "nhiếp ảnh" thường chỉ phù du trên bề mặt của một cuộc sống nhỏ hẹp, đến lúc nào đó bỗng cảm thấy bị cạn kiệt cả về đề tài và lẫn "hồn thơ".

    Một số khá đông khác không hiểu thấu rằng một bài thơ hay được quyết định bởi cái "linh hồn chất đọng" trong đó. Thiếu hụt cả ý lẫn tình, họ sa vào bệnh hình thức chủ nghĩa, thích "gây cảm giác lạ" bằng cách dùng nhiều câu chữ kì cục.

    Một số người bất cập với sự sáng tạo, quay về mô phỏng thơ xưa, nhiều nhất là mô phỏng thơ Nguyễn Bính. Thơ lục bát nở rộ ở giai đoạn mới, tuy nhiên nội dung chưa được phong phú. Những bài thơ lục bát diễn tả "những nỗi buồn chán" và nỗi "thất tình" chiếm tỷ lệ hơi nhiều.

    Nhìn tổng quát, chúng ta có thể thấy một "căn bệnh nặng" của thơ giai đoạn này là: rất nhiều bài thơ không hề được xây dựng trên một hình tượng văn học mang chất thơ, một dòng ý tưởng đậm đặc hoặc một luồng cảm xúc tập trung nào. Trái lại cả bài thơ chỉ là một cuộc kể lể dài dòng những suy nghĩ tản mạn, đôi khi ngoắt ngoéo, khiến người đọc dù kiên nhẫn đến mấy cũng phải mệt mỏi.

    Chính vì vậy một yêu cầu bức xúc "nâng cao thơ" đang được đặt ra, và các nhà thơ "trẻ" cũng đang không ngừng tu dưỡng, tự điều chỉnh, để có những bài thơ thực sự có gía trị.

    Thế hệ các nhà thơ "đăng đàn" trong những năm 60 chỉ là những thế hệ mở đầu của "phong trào thơ trẻ". Đỉnh cao của thi ca Việt Nam thời đại mới hãy còn ở phía trước.

    Phải trải qua nhiều thập kỉ thai nghén, lịch sử và đất nước mới sản sinh ra được những con người tài hoa và xuất chúng như cặp Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ. * Nói như Nguyễn Công Trứ, họ chính là "khí đẹp của con sông chung đúc lại" (dã thị giang sơn chung tú khí).

    Xuân Quỳnh, một cô gái mồ côi nghèo khổ. lớn lên giữa một thời kỳ đất nước phải đương đầu với vô vàn khó khăn về kinh tế, về chiến tranh... nhưng Xuân Quỳnh, khác nào một cây xương rồng kiên cường và kì diệu trên sa mạc, đã vắt kiệt mình để nở những bông hoa tuyệt quí cho cuộc đời.

    Cũng giống như hầu hết các nữ sĩ Đông Tây Kim Cổ, Xuân Quỳnh làm thơ cốt để diễn tả cuộc sống của chính mình về tất cả mọi phương diện: những khát khao, những tình cảm, những suy nghĩ, và "sự sống" của một người phụ nữ. Vì lẽ đó hầu hết thơ của chị đều là thơ chữ tình. Đất nước, thiên nhiên, thời đại đều được phản ánh vào thơ chị thông qua cái lăng kính chữ tình đó. Thơ Xuân Quỳnh khác nào một cuốn nhật ký bỏ ngỏ và ai ngờ, chính vì vậy mà thơ chị được đông đảo quần chúng - nam, phụ, lão, ấu và cả... lính nữa -ân ưuvà nồng nhiệt đón nhận. Họ bị thu hút bởi những gì rất "Hồ Xuân Hương" nơi chị: Một người phụ nữ xinh đẹp, chân thật, đôn hậu, rất mực yêu đời và vui tính nhưng cũng rất mực sắc sảo và... "đáo để", còn thơ thì thật là... "cực kì"!

    Léc môntốp, văn hào Nga thế kỉ XIX, đã hóm hỉnh chia đàn bà ra làm hai hạng. Thứ nhất là hạng đàn bà "man rợ", tức là những đàn bà "hồn nhiên, chỉ có tình cảm mà thiếu hụt về trí tuệ. Thứ hai là hạng đàn bà "trí tuệ", tức là những đan bà khôn ngoan, trí xảo, nhưng lại thiếu hụt về tình cảm. Nhà văn hào Nga đã vô cùng thất vọng vì không kiếm đâu ra một người đàn bà nào có đủ cả hai phẩm chất tình cảm và trí tuệ.

    Xuân Quỳnh của chúng ta, đáng quí thay, là mẫu phụ nữ viên mãn cả về tình cảm lẫn trí tuệ. Và không chỉ thế, chị còn là mẫu mực của người phụ nữ đức hạnh, điều mà văn hào Lécmôntốp hình như "không dám" đòi hỏi ở phụ nữ quí tộc Nga thời đại ông.

    Với bản chất thông minh, với trí tuệ phát triển cap, Xuân Quỳnh đã ứng xử và giải quyết, Xuân Quỳnh đã ứng xử và giải quyết mọi vấn đề phức tạp mà cuộc sống đặt ra. Chị đã định hướng dứt khoát cho con đường sự nghiệp của mình: đó là nghiệp thơ. Chị quyết định chấm dứt một cuộc hôn nhân mà chị biết là mình đã lạ lẫm. Chị quyết định xây dựng tình yêu và hôn nhân với... "chú đại bàng non trẻ" Lưu Quang Vũ mà chị biết chắc trong đó có tình yêu và hạnh phúc đích thực.

    Chúng ta hãy xem chất "trí tuệ" của Xuân Quỳnh thể hiện qua thơ như thế nào:

    Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng
    Trái tim em, anh đã từng biết đấy
    Anh là người coi thường của cải
    Nên nếu cần, anh bán nó đi ngay...
    (Tự hát).

    Với những dòng thơ sau đây, Xuân Quỳnh thổ lộ tâm tư nhưng chính là để tự khẳng định mình trước một người chồng mà chị biết anh ta vốn không phải là hạng "gà mờ"

    Em trở về đúng nghĩa trái tim em
    Biết khao khát những điều anh mơ ước.
    Biết xúc động qua nhiều nhận thức
    Biết yêu anh và biết được anh yêu.

    Cổ nhân nói "nhất cố khuynh nhân thành, tái cổ khuynh nhân quốc" (ngó một lần nghiêng thành người, ngó lần nữa đổ nước người), để khẳng định cái mãnh lực bất khả kháng của sắc đẹp. Riêng Xuân Quỳnh thể hiện cái mãnh lực của những lời nói sâu sắc. Những lời nói như của Xuân Quỳnh, theo cách ví von của Vônte, có thể làm cho những trái tim bằng đồng cũng phải mềm nhũn ra!

    Giàu trí tuệ, nên cũng như Hồ Xuân Hương xưa kia, Xuân Quỳnh đã đóng vai trò tham mưu đắc lực, đã san sẻ "cái khôn" cho chị em cùng giới, để đối đáp và xử sự với phái mày râu:

    Những cái chính chúng ta thường chả nói
    Mà bọn con gái mình hay nói xấu nhau
    Bọn con trai nghe lỏm đôi câu...
    Họ khinh chúng ta và lời cửa miệng:
    "Chuyện đàn bà"

    Ta yêu người con trai không phải vì mình
    Mà họ yêu ta vì họ yêu chính họ
    Được yêu hai lần, họ cao lên một bậc
    Ta không được yêu cảm thấy thấp dần đi
    Vì chính ra cũng chẳng yêu ta...
    (Thơ viết cho mình và những người con gái khác)

    Xuân Quỳnh nhận thức được tính bi kịch vĩnh cửu của cuộc sống: đó là sự ngắn ngủi của đời người. Hình như chị còn tiên lượng được số phận của mình: Rất có thể Xuân Quỳnh - đoá hoa quỳnh mùa xuân - sẽ chỉ nở và toả hương được vài giờ trong đêm tối rồi tàn lụi. Bởi thế, chị đã sống hối hả, nồng cháy, sống hết mình với cuộc đời, với thơ và tình yêu, với hạnh phúc và gia đình, như sợ tất cả những điều quá ư tốt đẹp ấy sẽ vụt qua như ánh chớp.

    Chi chút thời gian từng phút từng giờ
    Như kẻ khó tính từng hào keo kiệt
    Tôi biết chắc mùa xuân rồi cũng hết
    Hôm nay non, mai cỏ sẽ già...
    (Có một thời như thế)

    Ngoài đạo đức cao quí và tình cảm sâu sắc, chính trí tuệ sáng suốt, lành mạnh, là ưức mạnh thần kỳ đã nâng đỡ Xuân Quỳnh trong những bước khó khăn, giúp chị tồn tại, chịu đựng được những chà xát của cuộc sống trần gian, làm cho tài năng của chị thăng hoa. Xuân Quỳnh là người đã chiến thắng tất cả, vượt qua tất cả để hướng về phía hạnh phúc chói lọi và tuyệt vời của tình yêu và sự nghiệp. Chị cũng là người biết giữ gìn và biết tận hưởng hạnh phúc cuộc sống ở mức tối đa có thể được hưởng. Xuân Quỳnh chính là đỉnh cao của những con người "nhân bản chủ nghĩa" thời hiện đại.

    Thơ tình tôi viết cho tôi
    Qua cay đắng với buồn vui đã nhiều
    Vẫn còn nguyên vẹn niềm yêu
    Như cây tứ quí đất nghèo nở hoa.
    (Thơ tình tôi viết).

    Mảng thơ đặc sắc nhất của Xuân Quỳnh chính là mảng thơ về tình yêu. Điều gì đã làm nên sự đặc sắc ấy?

    Trước hết vì Xuân Quỳnh có một "nhân bản yêu đương" cực kì mãnh liệt, là một người con gái có thể "sống chết vì tình". Dạng phụ nữ như Xuân Quỳnh, đã từng được như thi hào Nguyễn Du mô tả:

    Thuý Kiều sắc sảo khôn ngoan
    Vô duyên là phận hồng nhan đã đành,
    Lại mang lấy một chữ tình
    Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.
    Vậy nên những chốn thong dong,
    Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng,
    Ma dẫn lối, quỉ đưa đường
    Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi...

    Xuân Quỳnh không giấu giếm bản chất ấy của mình:

    ... Nếu tôi yêu được một người
    Tôi yêu anh ta hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm
    Tôi yêu anh dẫu ngàn lần cay đắng...

    Xuân Quỳnh là người hành động nên chị nhất định không chấp nhận kiểu sống "đói lòng ngồi gốc cây sung". Trái lại chị đã "đi khắp chốn tìm người tôi yêu", đồng thời gạt bỏ những gì chỉ là "mạo danh tình yêu". Và khi đã đạt được tình yêu rồi thị chị sống với tất cả chiều sâu thăm thẳm của trái tim:

    Ôi con sóng nhớ bờ
    Ngày đêm không ngủ được
    Lòng em nhớ đến anh
    Cả trong mơ còn thức.
    (Sóng)

    Khi anh nói yêu em, trái tim em đập chừng mạnh qúa.
    Mạnh đến nỗi em tưởng là nghe rõ
    Tiếng tim anh đang đập vì em.
    Em yêu anh, yêu anh như điên ...

    Khác hẳn những người đàn bà "sống trong vương quốc của tình yêu mà không biết được biên giới của vương quốc ấy". Xuân Quỳnh là một phụ nữ không những có khát vọng mà còn có đủ khả năng đi đến tận cùng biên giới và tận cùng đáy sâu của vương quốc tình yêu. Phải chăng ở những điểm tận cùng đó mà những câu thơ tuyệt tác đã ra đời:

    Chỉ có thuyền mới hiểu
    Biển mênh mông nhường nào
    Chỉ có biển mới biết
    Thuyền đi đâu về đâu.

    Ngày nào không gặp nhau
    Biển bạc đầu thương nhớ
    Những ngày không gặp nhau
    Lòng thuyền đau - rạn vỡ...
    (Thuyền và biển).

    Một điều nổi bật trong thơ Xuân Quỳnh là chị không chỉ yêu say đắm mà còn đặt tình yêu ấy lên ngai vàng của sự tôn thờ tuyệt đối. Xuân Quỳnh rất có lí: ở cõi đời này. Tình yêu chẳng phải là điều thực sự đáng tôn thờ hay sao? Vả chăng. Xuân quỳnh, bằng tất cả những phẩm chất hội tụ trong con người mình, chị đã đạt được một tình yêu đáng tôn thờ. Người chồng, trong mắt Xuân Quỳnh, lúc nào cũng như một người tình mà chị yêu đắm đuối, cũng cảm thấy như "chàng" có thể vuột khỏi tay:

    Tới thăm anh rồi em lại ra đi
    Đôi mắt lo âu, lời âu yếm xẻ chia
    Lúc anh đến, anh đi thành quá khứ
    Anh thuộc về những người ngoài cánh cửa
    (Thời gian trắng)

    Anh, con đường xa ngái
    Anh, bức vẽ không màu
    Anh, nghìn nỗi lo âu
    Anh, dòng thơ nổi gió...
    Mà em người đời thường
    Biết là anh có ở!
    (Anh)

    Cũng vì tôn thờ tình yêu thái quá, có lúc Xuân Quỳnh đã có linh cảm chẳng lành về hạnh phúc của mình. Thơ tình của chị đã đã đẩy tình yêu lên tầm bi kịch: Tình yêu tuyệt đích có thể sẽ kết thúc cách nào đó thật bất ngờ, trước khi tuổi già sộc đến:

    Đọc bài thơ yêu em thấy sự chia xa.
    Và bỗng nhiên em lại bơ vơ,
    Tay vẫn vụng, trán dô ra như trước...
    (Thơ viết cho mình)

    Nếu từ giã thuyền rồi
    Biển chỉ còn sóng gió
    Nếu phải cách xa anh
    Em chỉ còn bão tố
    (Thuyền và biển)

    Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh thật là nồng nàn, sâu sắc và đượm nỗi thoảng thốt lo âu, tất cả được diễn đạt bằng một ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hầu như không cách điệu. Đó là thứ thơ đạt tới tầm cao của nghệ thuật nhưng vẫn dễ hiểu với đông đảo quần chúng, vẫn có thể gây được những niềm xúc động khác thường:

    Em trở về đúng nghĩa
    Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
    Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
    Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.

    Và rồi cái điều bất ngờ nhất đã xảy ra với Xuân Quỳnh. Chị đã đột ngột từ giã chúng ta ra đi vĩnh viễn cùng với chồng và con qua một tai nạn thảm thương, để lại biết bao thương tiếc cho tất cả những ai yêu thơ chị, yêu kịch Lưu Quang Vũ.

    Thế nhưng chính sự kết thúc ấy đã khiến cho tình yêu mà chị tôn thờ trở thành bất tử, đã làm Xuân Quỳnh và Thơ Xuân Quỳnh dường như càng đẹp ngời thêm lên bởi một vừng sáng kì diệu của huyền thoại.
    ((¯*:·..·:**:·..·:**:·..·:**~Tam Lang~**:·..·:**:·..·:**:·..·:*¯))
    Similar Threads
  • #31

    <DIV>THÁNG NĂM

    Giấc ngủ vừa chợp mắt
    Nắng đã về trước cửa
    Đêm ngắn phút gần nhau
    Ngày dài như nỗi nhớ
    Nước sôi ngầu bọt thau
    Luộc mình con cá nhỏ
    Con cua chín vàng mai
    ẩn vào trong cụm lá
    Cỏ dại không người che
    Rã rời mang sắc úa...

    Nhưng hãy nghe hãy nghe
    Trên những cành phượng đỏ
    Trong những đầm sen nở
    Hương tháng năm lan xa
    Màu tháng năm rực rỡ
    Tơ giời giăng ngoài sân
    Cây bàng xoè trước ngõ
    Đêm xanh vời trăng sao
    Con ve vàng lột vỏ
    Con chim tha rác về
    Tháng năm - mùa sinh nở

    Tình yêu như tháng năm
    Mang gió nồng nắng lửa
    Lòng anh là đầm sen
    Hay là nhành cỏ úa.</DIV>
    ((¯*:·..·:**:·..·:**:·..·:**~Tam Lang~**:·..·:**:·..·:**:·..·:*¯))

    Comment

    • #32

      Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh và mùa hè định mệnh

      - Mùa hè năm 1988 là mùa hè cuối cùng của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh. Đó là khoảng thời gian mà Lưu Quang Vũ làm việc hối hả, với năng suất phi thường, làm việc như biết mình sắp bị giời bắt đi. Đó cũng là mùa hè Xuân Quỳnh phải nằm viện, trái tim nhỏ bé của chị nặng trĩu những dự cảm ưu phiền... Chúng tôi xin giới thiệu những chi tiết chưa nhiều người biết về những ngày cuối cùng của anh chị. Bài viết do nhà báo Lưu Quang Định, em ruột của Lưu Quang Vũ gửi riêng cho VietNamNet.


      Xuân Quỳnh chụp với Lưu Quang Định tại Quảng trường Đỏ ( Matxcova, Liên Xô)
      Chỉ trong vòng 8 năm kể từ khi bước vào sân khấu - năm 1980 với vở “Sống mãi tuổi 17” - cho đến khi nằm xuống, Lưu Quang Vũ đã viết hơn 50 vở kịch, hầu hết đã được dàn dựng. Đó là còn chưa kể hàng trăm bài thơ, truyện ngắn, bài báo... Người ta vẫn thường hỏi Lưu Quang Vũ lấy đâu ra thời gian, năng lượng để hoàn thành một khối lượng công việc đồ sộ như vậy trong một thời gian ngắn như vậy? Ngay cả bạn bè, đồng nghiệp, ngay cả những người thân trong gia đình nhiều lúc cũng không trả lời nổi câu hỏi đó.

      Đặc biệt, trong năm cuối cùng, mùa hè cuối cùng của đời mình, Lưu Quang Vũ làm việc hối hả hơn bao giờ hết. Sau khi Lưu Quang Vũ mất, trên bàn làm việc của anh vẫn còn để một mảnh giấy nhỏ, trong đó anh ghi: “Công việc phải làm từ tháng 8 tới tháng 12 (1988)”, với tên 8 vở kịch, một tập thơ cùng một số công việc khác. Cho đến khi mất, nghĩa là chỉ trong vòng một tháng kể từ khi viết mảnh giấy, anh đã kịp thực hiện và đưa lên sàn diễn trọn vẹn 3 vở: Trái tim trong trắng (đoàn Kịch Hải Phòng và Đoàn Chèo Hà nam Ninh dựng), Lời thề thứ chín (Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị dựng 1988), Điều không thể mất (Nhà hát Tuổi trẻ, Đoàn Kịch Quân khu II dựng 1988). Vở thứ tư - Chim sâm cầm không chết – đã viết xong cảnh cuối, Đoàn kịch Hải Phòng đã nhận dàn dựng. Và nếu như không ra đi đột ngột thì rất có thể Lưu Quang Vũ đã có cơ hội “hoàn thành kế hoạch năm”, viết nốt 4 vở còn lại: Bồ câu biển, Trà hoa nữ, Thủ tục làm người sống... Cũng trong năm 1988, ngoài mấy vở trên, anh còn viết một loạt vở nữa như Đôi đũa kim giao (Đoàn ca múa Hà Nam Ninh dựng), Ông không phải bố tôi (có 4 đoàn dựng), Linh hồn của đá (Đoàn Chèo Hải Phòng dựng), Bệnh sĩ (Nhà hát kịch Trung ương dựng)...


      Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh và hai con Lưu Minh Vũ, Lưu Quỳnh Thơ
      Mùa hè năm đó tôi mới 22 tuổi, đang là sinh viên năm thứ hai ở Liên xô cũ, được về phép. Sau mấy năm xa nhà, thấy HN có một số thay đổi: Chế độ tem phiếu đã bị bãi bỏ. Đồ đạc có vẻ nhiều hơn, nhưng điện vẫn thường xuyên mất, cuộc sống nhìn chung vẫn rất vất vả. Gia đình tôi sống trong một căn phòng ở gác hai số nhà 96 phố Huế. Anh Vũ, chị Quỳnh, Kít (Lưu Minh Vũ) và Mí (Lưu Quỳnh Thơ) sống trên tầng ba, trong một căn phòng rộng 6,5 mét vuông. Suốt mùa hè đó, thường thường tôi chỉ gặp Lưu Quang Vũ lúc sáng sớm, hoặc lúc 1,2 giờ sáng. Còn cả ngày anh đi vắng suốt. Lịch làm việc của anh bao giờ cũng dày đặc. Có ngày sáng anh lên Hà Bắc dựng kịch, chiều về Nhà hát kịch đọc vở mới với đạo diễn, tối lại đi Hà Tây xem duyệt vở. Có khi nửa đêm về đến nhà, anh uống vội cốc cà phê rồi lại ngồi vào bàn viết. Nhiều lúc chị Quỳnh bảo với mẹ tôi: “Mẹ phải can anh Vũ giúp con, anh ấy làm việc chẳng kể gì đến sức khoẻ cả.” Mẹ tôi cũng thường nói với anh “con làm gì cũng phải giữ lấy sức khoẻ”. Những lúc đó, anh thường bảo: “Con cũng biết thế nhưng mình cố một chút thì đoàn có vở dựng, mấy chục con người có công ăn việc làm...” Anh Vũ là người rất mê bóng đá nhưng giải EURO năm đó tôi thấy hầu như anh không còn thời gian để xem. Chị Quỳnh cũng “miễn” mọi việc nhà cho anh, không phải xuống tầng 1 xếp hàng xách nước lên tầng 3. Hồi đó nước sinh hoạt ở HN là một vấn đề rất cơ cực.

      Nhà tôi mùa hè đó lúc nào cũng có một vài ông khách – là người của các đoàn - đến “đòi” kịch bản. Mới bảnh mắt, vừa mở cửa ra đánh răng, rửa mặt đã thấy có người đứng đợi. Có người ý tứ, anh Vũ vắng nhà thì đứng ngoài cầu thang chờ. Nhưng cũng có người cứ ngồi lì trong nhà, uống hết tuần chè này sang tuần khác, đốt thuốc khói um nhà. Dường như họ nghĩ làm vậy thì gia đình Lưu Quang Vũ sẽ sốt ruột, anh sẽ chóng phải về hơn. Nhiều hôm thương anh, chúng tôi buộc phải nói dối là anh đi vắng. Khách vẫn kiên nhẫn đứng chờ bên ngoài. Anh Vũ khoá trái cửa, ngồi trong nhà viết, muốn ho cũng không dám ho. Có ông khách đứng nấp ở cầu thang. Một lúc thấy anh Vũ lò dò ra bèn reo toáng lên, xồ tới như bắt được thằng kẻ trộm.


      Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh
      Các đoàn đều săn đón vở của anh. Mà tính anh Vũ thì lại cả nể, với ai cũng hứa. Hứa rồi bận quá không thực hiện được lời hứa. Khi người ta đến lại phải lỡ hẹn, hoặc phải nói dối. Có người bị anh hẹn đi hẹn lại ba bốn lần. Thành ra anh bị mang tiếng là hay nói dối. Thực ra thì anh không định nói dối mà chỉ do quá bận bịu. Có người - như đạo diễn NSND Phạm Thị Thành – thì thông cảm và gọi đó là “kiểu nói dối đáng yêu”. Nhưng có người – như cố đạo diễn NSND Nguyễn Đình Nghi - nhiều lúc phát cáu lên, nói với chị Quỳnh: “Hay là Vũ không muốn làm việc với tôi nữa thì cứ nói thẳng ra. Việc gì cứ phải lỡ hẹn như vậy?!...” Chị Quỳnh lại phải xin lỗi, giải thích mãi.

      Anh Vũ thì bận túi bụi như vậy, còn chị Quỳnh mùa hè năm đó sức khoẻ giảm sút rất nhiều. Tháng 3 năm 1988 chị được cử tham gia Ban Giám khảo Liên hoan phim toàn quốc ở Nha Trang. Trên đường đi, chiếc xe chở cả đoàn đang qua cầu bỗng bị lật. Trong tấm ảnh ghi lại vụ tai nạn đó, chiếc xe khách nằm 1/3 trên thành cầu, còn 2/3 lửng lơ trong khoảng không. Thật hú vía! Rồi đến tháng năm, chị thường thấy khó thở, thỉnh thoảng ngực trái lại dội lên những cơn đau rất lạ. Vào viện khám, bác sĩ bảo tim chị có vấn đề. Xuân Quỳnh phải nằm viện hai tháng trời. Khi tôi về phép thì chị đã ra viện, nhưng sắc mặt kém đi nhiều so với một năm trước đó, khi tôi gặp chị ở Matxcova trong đoàn nhà văn VN sang học tại Trường viết văn Gorki. Tính chị vẫn vui, vẫn hay đùa, nhưng nhiều lúc trong câu chuyện thấy ánh mắt chị thảng thốt, như nhìn vào đâu đâu. Xuân Quỳnh đã từng có hẳn một bài thơ viết về trái tim, bài Tự hát: “Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng/Trái tim em anh đã từng biết đấy/Anh là người coi thường của cải/Nên nếu cần anh bán nó đi ngay... Em trở về đúng nghĩa trái tim em/Là máu thịt đời thường ai chẳng có/Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa/Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi....” Oái ăm thay, trái tim chan chứa tình yêu thương đó giờ lại đang đau. Chị Quỳnh làm dâu trong nhà tôi đã mười lăm năm, thật sự cả mấy anh em chúng tôi đều coi chị như chị ruột. Chúng tôi vẫn nhớ ngày anh chị mới về với nhau, tài sản giá trị nhất chỉ là chiếc phích nhỏ. Những ngày hè nóng cháy, chị đi giặt ở cái máy nước công cộng ngoài phố Trần Nhân Tông về, cái chậu quần áo to tướng vẹo một bên người. Những ngày Tết chị ngồi gói bánh chưng. Thời cấp ba chị đèo tôi lên nhà thầy Trần Nhật Minh xin học thêm môn văn... Vậy mà giờ đây, khi anh Vũ bắt đầu ổn định thì chị lại đau yếu. Chắc để cho không khí trong nhà đỡ nặng nề, mọi người lúc đó thường tránh nói về bệnh tật của chị. Vì vậy tôi cũng không biết bệnh chị nghiêm trọng đến mức nào. Mãi về sau này, mẹ tôi mới kể là lúc đó, anh Vũ đã nói với bà: “Bác sĩ bảo bệnh tim của Quỳnh rất nặng. Nếu chăm sóc tốt thì cũng chỉ sống được vài ba năm nữa thôi, phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đặc biệt”...


      Xuân Quỳnh
      Về con cái của anh chị, năm đó cũng đã lớn khôn nhiều. Tuấn Anh – con riêng chị Quỳnh - đã tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, xin được vào làm ở Thông tấn xã. Kít đang học Sân khấu Điện ảnh. Đặc biệt lớn là Mí. Nó không còn bầu bĩnh, để tóc dài giống con gái như hồi nhỏ, mà cao vổng lên, chân tay lòng khòng, lại đang vỡ giọng. Nhưng Mí vẫn rất ngoan và học giỏi. Chị Quỳnh thường khoe nó rất tiết kiệm, bố cho tiền ăn phở sáng thì cu cậu chỉ ăn xôi. Mí chăm làm việc nhà, ngày nào cũng xách nước, nấu cơm giúp mẹ. Lúc rảnh thì mua vé rủ bà nội đi xem phim. Nó vẫn chơi guitare rất hay, vẽ và viết truyện ngắn đều, thỉnh thoảng lại thấy được đăng báo. Tôi đặc biệt ấn tượng với một bức tranh của Mí, vẽ một lọ hoa màu tím, đến giờ vẫn treo trên tường nhà tôi. Ấn tượng bởi đó là một bức tranh rất buồn và già dặn, như không phải là của một cậu bé 13 tuổi.

      Cũng mùa hè năm đó, anh Vũ chị Quỳnh có một tin vui : Được Hội Nhà văn phân nhà, một căn hộ hai phòng trên tầng ba khu tập thể Ngọc Khánh. Tôi đã một lần đạp xe đèo chị Quỳnh lên xem nhà. Đi đường Kim Mã, rồi rẽ trái. Hồi đó chưa có đường Liễu Giai, phải dắt xe đạp vượt qua những đống đất đá lổn nhổn mới tới khu tập thể. Chị Quỳnh tấm tắc: “Rộng quá, ở thế nào cho hết!” Thực ra diện tích nhà tổng cộng chỉ hơn 40 mét vuông thôi , nhưng so với cái chuồng cu 6 mét mà anh chị đang ở thì quả là rộng thật. Rồi chị tính chỗ này kê giường, chỗ kia kê tủ. Suốt bao nhiêu năm, chưa bao giờ anh Vũ chị Quỳnh có giường bởi vì nhà quá chật, không đủ chỗ kê. Chỉ tiếc là chưa kịp dọn về căn hộ mới, chưa kịp nằm trên chiếc giường mơ ước ấy, anh chị đã ra đi...


      Xuân Quỳnh - người yêu Lưu Quang Vũ ''...cả khi chết đi rồi..
      Thấm thoắt thế mà đã sắp hết hè. Tôi nhớ cái tuần cuối cùng trước ngày tôi trả phép, cùng lúc có hai vở kịch của anh Vũ chuẩn bị công diễn. Vở đầu là Bệnh sĩ, một hài kịch cười ôm bụng từ đầu đến cuối. Vở thứ hai là Lời thề thứ chín, đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị dựng. Hôm chạy suốt vở này lần đầu, anh Vũ chở tôi vào Mai Dịch xem. Hai anh em đi trên chiếc xe Peugeot 103 màu đỏ, anh Vũ vừa mua cách đó mấy hôm. Dọc đường đi, anh nói chuyện với tôi rất nhiều, về Mí, về sức khoẻ chị Quỳnh, về những chuyện tức cười hồi anh đi Liên xô. Anh bảo: “Định và Bi (thằng em út nhà tôi) ở bên đó cứ yên tâm học cho thật giỏi, ở nhà mẹ đã có anh Vũ chị Quỳnh lo chu đáo. Năng viết thư cho mẹ đỡ mong. Khi nào Định cần gì bảo anh Vũ sẽ mua gửi sang...” Tôi kém anh Vũ tới mười tám tuổi. Vừa học xong phổ thông thì tôi đi xa, nên ngoài lúc thư từ, chẳng mấy khi anh nói chuyện với tôi như với một người lớn thế này. Rồi một cơn mưa rào xối xả ập đến. Anh Vũ lấy trong xắc ra một tấm nylon nhựa choàng cho cả hai anh em rồi lại phóng đi. Vào đến Mai Dịch thì ướt lướt thướt hết cả...

      Ngày 23/8, mẹ tôi cùng mấy cụ trong tổ hưu đi Sài Gòn chơi. Từ sáng sớm anh Vũ đã xuống chào mẹ và nói: “Hôm nay con bận đi làm việc nên không tiễn mẹ được. Khi nào mẹ ra con sẽ đi đón.” Miệng nói như vậy, tay anh cầm bút viết lên cuốn lịch treo tường dòng chữ: 8/9 mẹ ra, có mặt” Ngày 25/8, tôi bay trở lại nước Nga. Hôm đó anh Vũ cũng đi vắng đâu. Xe sắp chuyển bánh lên Nội Bài thì chị Quỳnh và Mí chạy về. Tôi đã ngồi trong xe, chị Quỳnh đứng ngoài nắm lấy tay tôi, cười: “Hôm nào anh chị đi Liên xô, Định lại dẫn ra chụp ảnh ở Quảng trường Đỏ nhé...” Có ngờ đâu đó là những lời cuối cùng chị Quỳnh nói với tôi.


      Một dịp xum họp của gia đình Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh (ảnh tư liệu của gia đình)
      Ngày 27/8, anh Vũ và hoạ sĩ Doãn Châu xuống làm việc với đoàn kịch Hải Phòng, đưa cả chị Quỳnh, Mí và gia đình anh Doãn Châu đi cùng, tranh thủ kết hợp cho trẻ con tắm biển Đồ Sơn trước khi bước vào năm học mới. Chiều 29/8 trở về, vừa qua đầu cầu Phú Lương thì tai nạn xảy ra.

      Ba ngày sau, tôi mới biết tin. Hôm đó tôi sang trường Bưu điện chơi. Vừa vào phòng một anh bạn nghiên cứu sinh thì thấy mắt anh đẫm nước, rồi bảo: “Xin chia buồn với Định”. Tôi ngớ người chẳng hiểu gì cả. Anh đưa cho tôi tờ báo Nhân dân, ở trang 8 có một ô nhỏ đóng khung bắt đầu bằng hai chữ :Tin buồn...

      Đã 15 năm trôi qua. Có thể thời gian đã mài mòn bớt những sắc cạnh so với ban đầu, nhưng nỗi đau thì vẫn là nỗi đau. Anh Vũ có một vở kịch tên là “Mùa hạ cuối cùng”, một vở rất nhiều chất thơ, do Nhà hát Tuổi trẻ dựng. Chí Trung, Đức Hải, Lan Hương, Minh Hằng... lúc đó đóng vai các cô cậu học sinh lớp 10, đều trẻ măng. Đã bao nhiêu năm, tôi vẫn nhớ vở kịch đó. Cũng như tôi không thể nào quên được cái “mùa hạ cuối cùng” đó. Không phải là người mê tín nhưng tôi thấy dường như có cái gì như là định mệnh. Anh Vũ đã làm việc ngày đêm hối hả, như biết rằng mình sắp bị giời bắt đi. Còn chị Quỳnh thì trái tim trĩu nặng bao nhiêu lo lắng. Chỉ có một điều an ủi duy nhất là ngay cả cái chết, cái chết định mệnh, phũ phàng cũng không thể chia lìa anh chị.


      Lưu Quang Định
      9.2003
      Hai bài thơ cuối cùng Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh
      viết trong mùa hè năm 1988



      Thư viết cho Quỳnh trên máy bay

      Lưu Quang Vũ

      Có phải vì mười lăm năm yêu anh
      Trái tim em đã mệt?
      Cô gái bướng bỉnh
      Cô gái hay cười ngày xưa
      Mẹ của các con anh
      Một tháng nay nằm viện

      Chiếc giường trắng, vách tường cũng trắng
      Một mình em với giấc ngủ chập chờn
      Thương trái tim nhiều vất vả lo buồn
      Trái tim lỡ yêu người trai phiêu bạt
      Luôn mắc nợ những chuyến đi, những giấc mơ điên rồ, những ngọn lửa không có thật
      Vẫn là gã trai nông nổi của em
      Người chồng đoảng của em
      15 mùa hè chói lọi, 15 mùa đông dài

      Người yêu ơi
      Có nhịp tim nào buồn khổ vì anh?
      Thôi đừng buồn nữa, đừng lo phiền
      Rồi em sẽ khoẻ lên
      Em phải khoẻ lên
      Bởi ta còn rất nhiều dặm đường phải đi
      Nhiều việc phải làm nhiều biển xa phải tới

      Mùa hè náo động dưới kia
      Tiếng ve trong vườn nắng
      Và sau đê sông Hồng nước lớn
      Đỏ phập phồng như một trái tim đau
      Từ nơi xa anh vội về với em
      Chiếc máy bay dọc sông Hồng
      Hà Nội sau những đám mây
      Anh dõi tìm: đâu giữa chấm xanh nào
      Có căn phòng bệnh viện nơi em ở?

      Trái tim anh trong ngực em rồi đó
      Hãy giữ gìn cho anh
      Đêm hãy mơ những giấc mớ lành
      Ngày yên tĩnh như anh luôn ở cạnh
      Ta chỉ mới bắt đầu những ngày đẹp nhất
      Vở kịch lớn, bài thơ hay nhất
      Dành cho em, chưa kịp viết tặng em
      Tấm màn nhung đỏ thắm
      Mới bắt đầu kéo lên
      Những ngọn nến lung linh quanh giá nhạc
      Bao nỗi khổ niềm yêu thành tiếng hát
      Trái tim hãy vì anh mà khoẻ mạnh
      Trái tim của mùa hè, tổ ấm chở che anh...

      7/5/1988



      Thời gian trắng

      Xuân Quỳnh

      Cửa bệnh viện, ngoài kia là quá khứ
      Những vui buồn khao khát đã từng qua
      Nào chỉ đâu những chuyện ngày thơ
      Con đường gạch ao bèo hoa tím ngát
      Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát
      Những mùa hè chân đất, tóc râu ngô
      Quá khứ em không chỉ ngày xưa
      Mà ngay cả hôm nay là quá khứ
      Quá khứ của em ngoài cánh cửa
      Gương mặt anh, gương mặt các con yêu...


      Em ở đây không sớm không chiều
      Thời gian trắng, không gian toàn màu trắng
      Trái tim buồn sau lần áo mỏng
      Từng đập vì anh vì những trang thơ
      Trái tim nay mỗi phút mỗi giờ
      Chỉ có đập cho em mình em đau đớn
      Trái tim này chẳng còn có ích
      Cho anh yêu, cho công việc, bạn bè
      Khi cuộc đời trôi chảy ngoài kia
      Thời gian trắng vẫn ngừng trong bệnh viện
      Chăn màn trắng, nỗi lo và cái chết
      Ngày với đêm có phân biệt gì đâu
      Gương mặt người nhợt nhạt như nhau
      Và quần áo một màu xanh ố cũ
      Người ta khuyên “lúc này đừng suy nghĩ
      Mà cũng đừng xúc động, lo âu”
      Phía trước, phía sau, dưới đất, trên đầu
      Dường trong suốt một màu vô tận trắng


      Muốn gánh đỡ cho em phần mệt nhọc
      Tới thăm em, rồi anh lại ra đi
      Đôi mắt lo âu, lời âu yếm xẻ chia
      Lúc anh đến, anh đi thành quá khứ
      Anh thuộc về những người ngoài cánh cửa
      Của con đường, trang viết, câu thơ
      Mùa vải thiều lại tới mùa dưa
      Mùa hoa phượng chắc rơi hồng mái phố
      Đường cuốn bụi bờ đê tràn ngập gió
      Những phố phường lầm lụi với lo toan.

      Dù cùng một thời gian, cùng một không gian
      Ngoài cánh cửa với em là quá khứ
      Còn hiện tại của em là nỗi nhớ
      Thời gian ơi sao không đổi sắc màu.
      Em ơi lửa tắt bình khô rượu
      Đời vắng em rồi say với ai.

      Comment

      • #33

        CỔ TÍCH BIỂN VÀ EM

        Có một thời sóng và biển yêu nhau
        Người ta bảo biển là mối tình đầu của sóng
        Sóng vỗ về ôm bờ cát trưa nóng bỏng
        Biển dạt dào hát mãi khúc tình ca

        Rồi một ngày sóng nông nỗi đi xa
        Bao kẻ đến tỏ tình với biển
        biển sợ sóng không về vĩnh viễn
        Nên đành lòng hò hẹn cùng vầng trăng

        Sóng trở về thế là biển ăn năn
        Biển ngọai tình nên biển xanh mang tội
        Sóng thét gào không hề tha thứ lỗi
        Và bỏ đi kể từ đó không về....

        Anh dắt em đi trước biển nghìn trùng
        Nghe dã tràng kể chuyện xưa xa vắng
        Dẫu chẳng phải tình đầu anh trong trắng
        chỉ mong anh thuộc lòng cổ tích biển ngày xưa.....
        hay~danh chut thoi gian nhin` moi thu xung quanh ban vi` biet dau ngay`mai ban se` ko bao gio` nhin thay chung nua~

        Comment

        • #34

          TÀN TRO.


          Lả tả bay trên đường phố đông người
          Tro quá khứ tình yêu em đã đốt
          Cái quá khứ không đem mà ăn được
          Nhưng con người lại chẳng thể nguôi quên


          Dẫu bây giờ không được nắm tay anh
          Mắt trong mắt như cái thời lửa cháy
          Nhưng hãy lọc trong tàn tro đen ấy
          Có những điều đốt mãi chẳng thành tro.
          Hanh phuc trong tay buon nhu co ua
          Mot dong song da bo mot dong song

          Comment

          • #35

            Anh

            Cây bút gẫy trong tay
            Cặn mực khô đáy lọ
            ánh điện tắt trong phòng
            Anh về từ đường phố
            Anh về từ trận gió
            Anh về từ cơn mưa
            Từ những ngày đã qua
            Từ những ngày chưa tới
            Từ lòng em nhức nhối...

            Thôi đừng buồn nữa anh
            Tấm rèm cửa màu xanh
            Trang thơ còn viết dở
            Tách nước nóng trên bàn
            Và lòng em thương nhớ...

            ở ngoài kia trời gió
            ở ngoài kia trời mưa
            Cây bàng đêm ngẩn ngơ
            Nước qua đường chảy xiết
            Tóc anh thì ướt đẫm
            Lòng anh thì cô đơn
            Anh cần chi nơi em
            Sao mà anh chẳng nói

            Anh, con đường xa ngái
            Anh, bức vẽ không màu
            Anh, nghìn nỗi lo âu
            Anh, dòng thơ nổi gió...
            Mà em người đời thường
            Biết là anh có ở !

            19-7-1973.
            Em ơi lửa tắt bình khô rượu
            Đời vắng em rồi say với ai.

            Comment

            • #36

              Bàn tay em

              Gia tài em chỉ có bàn tay,
              Em trao tặng cho anh từ ngày ấy,
              Những năm tháng cùng nhau anh chỉ thấy
              Quá khứ dài là mái tóc em đen.
              Vui, buồn trong tiếng nói, nụ cười em,
              Qua gương mặt anh hiểu điều lo lắng,
              Qua ánh mắt anh hiểu điều mong ngóng,
              Anh nghĩ gì khi nhìn xuống bàn tay?

              Bàn tay em ngón chẳng thon dài,
              Vết chai cũ, đường gân xanh vất vả.
              Em đánh chắt, chơi thuyền thuở nhỏ,
              Hái rau dền, rau rệu nấu canh,
              Tập vá may, tết tóc một mình,
              Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ.

              Đường tít tắp, không gian như bể,
              Anh chờ em, cho em vịn bàn tay
              Trong tay anh, tay của em đây
              Biết lặng lẽ vun trồn gìn giữ.
              Trời mưa lạnh, tay em khép cửa,
              Em phơi mền, vá áo cho anh.
              Tay cắm hoa, tay để treo tranh,
              Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc.
              Năm tháng đi qua, mái đầu cực nhọc,
              Tay em dừng trên vầng trán lo âu.
              Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau
              Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngã.
              Khi anh vắng, bàn tay em biết nhớ
              Lấy thời gian đan thành áo mong chờ.
              Lấy thời gian em viết những dòng thơ
              Để thấy được chúng mình không cách trở.

              Bàn tay em, gia tài bé nhỏ,
              Em trao anh cùng với cuộc đời em.
              Em ơi lửa tắt bình khô rượu
              Đời vắng em rồi say với ai.

              Comment

              • #37

                Bao Giờ Ngâu Nở Hoa

                Những bông hoa nho nhỏ
                Chỉ có chút hương đêm
                Ẩn vào trong kẽ lá
                Như mối tình lặng câm

                Vượt qua tháng qua năm
                Vượt qua đồi qua suối
                Bỗng gặp một mùi hương
                Như lời yêu thầm gọi
                Như ánh đèn chờ đợi
                Như ánh mắt bao dung

                Trong cơn khát cháy lòng
                Bỗng tìm ra nguồn nước
                Mùi hương không hẹn trước
                Tình yêu đến bất ngờ.

                Em đâu biết bao giờ
                Mùa hoa ngâu ấy nở
                Anh như cây đàn khóa
                Sợi dây còn ngân vang

                Em đi hết lòng em
                Lại gặp lời hát đó
                Hoa ngâu ở nơi nào
                Em cũng không biết nữa
                Em chỉ biết tình em
                Như ngâu vàng vẫn nở.
                Em ơi lửa tắt bình khô rượu
                Đời vắng em rồi say với ai.

                Comment

                • #38

                  Chị

                  Đi qua đường là phải trông xe
                  Chị biết Quỳnh rất hay vô ý
                  Bao giờ chị cũng dặn em thế
                  Chăm cho em từng việc hàng ngày
                  Chị trách em - khi nắm cổ tay:
                  - Quỳnh gầy thế chẳng chịu ăn gì cả!
                  Thấy em buồn chị buồn hơn nỗi buồn của chị
                  Thấy em vui chị vui hơn nỗi vui của em

                  Lớn rồi mà chị chẳng tin
                  Chị vẫn coi em như ngày còn bé
                  Em đã lớn vượt xa điều chị nghĩ
                  Khổ hơn nhiều cái khổ chị lo
                  Vui hơn nhiều cái vui chị cho
                  Trên đường đi bước thành bước bại

                  Nhưng mỗi bận em buồn, chị hỏi
                  Em bảo rằng: "em mệt chút thôi".
                  Khi đi xa giữa bom đạn tơi bời
                  Thư em viết: "nơi này yên tĩnh quá".

                  Em thương chị bao lâu rồi vất vả
                  Đêm soạn bài, ngôi trường gió hoang sơ
                  Giữa tiếng bom thù và dưới những báo mưa
                  Cơn sốt cháu võ vàng đôi mắt chị
                  Nên vui buồn mà em vẫn có
                  Bao nhọc nhằn em đã từng qua
                  Chỉ bạn bè em viết và thơ.
                  Em đã viết những điều em đã sống
                  Mà trước chị em lại thường im lặng
                  Nên chẳng bao giờ chị hiểu em
                  Ai nói gì về em chị cũng không tin
                  Vì chị nghĩ chị hiểu em hơn tất cả
                  Em ơi lửa tắt bình khô rượu
                  Đời vắng em rồi say với ai.

                  Comment

                  • #39

                    Chỉ có sóng và em

                    Đã xa rồi căn phòng nhỏ của em
                    Nơi che chở những người thương mến nhất
                    Con đường nắng, dòng sông trước mặt
                    Chuyến phà đông. Nỗi nhớ cứ quay về

                    Đêm tháng năm hoa phượng nở bên hè
                    Trang giấy trắng bộn bè bao ký ức
                    Ngọn đèn khuya một mình anh thức
                    Nghe tin đài báo nóng, lại thương con

                    Anh yêu ơi, hãy tha lỗi cho em
                    Nếu đôi lúc giận hờn ânh vô cớ
                    Những bực dọc trong ngày vất vả
                    Làm anh buòn mà em có vui đâu

                    Chỉ riêng điều được sống cùng nhau
                    Niềm sung sướng với em là lớn nhất
                    Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
                    Giấy phút nào tim đập chẳng vì anh.

                    Một trời xanh, một biển tận cùng xanh
                    Và gió thổi và mây bay về núi
                    Lời thương nhớ ngàn lần em muốn nói
                    Nhưng bây giờ chỉ có sóng và em...

                    Quảng Ninh 5-1983
                    Em ơi lửa tắt bình khô rượu
                    Đời vắng em rồi say với ai.

                    Comment

                    • #40

                      Chồi biếc

                      Dưới hai hàng cây
                      Tay ấm trong tay
                      Cùng anh sóng bước
                      Nắng đùa mái tóc
                      Chồi biếc trên cây
                      Lá vàng bay bay
                      Như ngàn cánh bướm

                      (Lá vàng rụng xuống
                      Cho đất thêm màu
                      Có mất đi đâu
                      Nhựa lên chồi biếc)

                      Này anh, em biết
                      Rồi sẽ có ngày
                      Dưới hàng cây đây
                      Ta không còn bước
                      Như người lính gác
                      Đã hết phiên mình
                      Như lá vàng rụng
                      Cho chồi thêm xanh

                      Và đời mai sau
                      Trên đường này nhỉ
                      Những đôi tri kỷ
                      Sóng bước qua đây
                      Lá vàng vẫn bay
                      Chồi non lại biếc

                      2-1-1963
                      Em ơi lửa tắt bình khô rượu
                      Đời vắng em rồi say với ai.

                      Comment

                      • #41

                        Chuồn chuồn báo bão

                        Lại gặp lại cánh chuồn ngày thơ bé
                        Bay đan nhau dệt mảnh nắng cuối cùng

                        Con chuồn ngô hay làm dáng
                        Chao mình soi mặt ao trong
                        Đốt cháy lòng một nét chờ mong
                        Con chuồn đỏ thân ngời như ngọn lửa
                        Con chuồn vằn mang những điều kì lạ
                        Với đứa trẻ nào chưa biết bơi
                        ơi cánh chuồn gợi những buồn vui
                        Cánh chuồn nào bay vào những nỗi nhớ?
                        Ngon sào thưa cánh buồm ai ngái ngủ
                        Những cánh buồm mỏng mảnh như tình yêu!
                        Gió heo may hôm nay về chăng
                        Mà chuồn chuồn bay về dăng dăng
                        Báo cơn bão phương nào thổi tới?

                        Đường sẽ vắng nếu trời bão nổi
                        Cánh cửa nhà sập lại trước khi mưa
                        Con chim tìm tránh bão sẽ về xa
                        Con kiến nhỏ cũng ẩn mình trong tổ
                        Không còn trời xanh chỉ mưa và gió
                        Những dòng sông không nhà cửa miên man
                        Và mây, mây khắp chốn lang thang
                        Chặn bốn phía những cỏ cây tội nghiệp
                        Cho cơn lốc dữ tợn về bẻ nát
                        Trái đất này sẽ nhấn chìm trong mưa
                        Không tìm đâu một chỗ nương nhờ!
                        Mỏng manh thế chịu làm sao nổi
                        Chuồn chuồn ơi báo làm chi bão tới
                        Trời bão lên rồi mày ở đâu ?
                        Em ơi lửa tắt bình khô rượu
                        Đời vắng em rồi say với ai.

                        Comment

                        • #42

                          Chuyện Cổ Tích Về Loài Người

                          Trời sinh ra trước nhất
                          Chỉ toàn là trẻ con
                          Trên trái đất trụi trần
                          Không dáng cây ngọn cỏ
                          Mặt trời cũng chưa có
                          Chỉ toàn là bóng đêm
                          Không khí chỉ màu đen
                          Chưa có màu sắc khác

                          Mắt trẻ con sáng lắm
                          Nhưng chưa thấy gì đâu !
                          Mặt trời mới nhô cao
                          Cho trẻ con nhìn rõ
                          Màu xanh bắt đầu cỏ
                          Màu xanh bắt đầu cây
                          Cây cao bằng gang tay
                          Lá cỏ bằng sợi tóc
                          Cái hoa bằng cái cúc
                          Màu đỏ làm ra hoa

                          Chim bấy giờ sinh ra
                          Cho trẻ nghe tiếng hót
                          Tiếng hót trong bằng nước
                          Tiếng hót cao bằng mây
                          Những làn gió thơ ngây
                          Truyền âm thanh đi khắp
                          Muốn trẻ con được tắm
                          Sông bắt đầu làm sông
                          Sông cần đến mênh mông
                          Biển có từ thuở đó
                          Biển thì cho ý nghĩ
                          Biển sinh cá sinh tôm
                          Biển sinh những cánh buồm
                          Cho trẻ con đi khắp
                          Đám mây cho bóng rợp
                          Trời nắng mây theo che
                          Khi trẻ con tập đi
                          Đường có từ ngày đó
                          Nhưng còn cần cho trẻ
                          Tình yêu và lời ru
                          Cho nên mẹ sinh ra
                          Để bế bồng chăm sóc

                          Mẹ mang về tiếng hát
                          Từ cái bống cái bang
                          Từ cái hoa rất thơm
                          Từ cánh cò rất trắng
                          Từ vị gừng rất đắng
                          Từ vết lấm chưa khô
                          Từ đầu nguồn cơn mưa
                          Từ bãi sông cát vắng...

                          Biết trẻ con khao khát
                          Chuyện ngày xưa, ngày sau
                          Không hiểu là từ đâu
                          Mà bà về ở đó
                          Kể cho bao chuyện cổ :
                          Chuyện con cóc, nàng tiên
                          Chuyện cô Tấm ở hiền
                          Thằng Lý Thông ở ác...
                          Mái tóc bà thì bạc
                          Con mắt bà thì vui
                          Bà kể đến suốt đời
                          Cũng không sao hết chuyện
                          Muốn cho trẻ hiểu biết
                          Thế là bố sinh ra
                          Bố bảo cho biết ngoan
                          Bố dạy cho biết nghĩ
                          Rộng lắm là mặt bể
                          Dài là con đường đi
                          Núi thì xanh và xa
                          Hình tròn là trái đất...

                          Chữ bắt đầu có trước
                          Rồi có ghế có bàn
                          Rồi có lớp có trường
                          Và sinh ra thầy giáo ...
                          Cái bảng bằng cái chiếu
                          Cục phấn từ đá ra
                          Thầy viết chữ thật to:
                          "Chuyện loài người" trước nhất.
                          Em ơi lửa tắt bình khô rượu
                          Đời vắng em rồi say với ai.

                          Comment

                          • #43

                            Cố đô

                            Với vết chân của bầy dã thú
                            In trên nền gạch cũ trước lăng vua
                            Với dòng sông như không chảy bao giờ
                            Vẫn mờ ảo ngàn năm màu sương khói
                            Tà áo trắng bay về đâu vời vợi
                            Con thuyền khuya trăng gọi phía nguồn xa
                            Màu nắng in trong mắt tự ngàn xưa
                            Căn nhà cũ, mảnh vường hương ngày cũ
                            Dẫu hiện tại mà như quá khứ
                            Là quê hương dù không phải quê hương.

                            Dường như đây, tôi có nỗi buồn
                            Có hạnh phúc, có một thời thơ bé
                            Có khát vọng những năm còn rất trẻ
                            Tôi thuộc từ ngọn cỏ đến nhành cây
                            Tôi thương về vời vợi những trời mây
                            Nhịp tim đập tiếng chuông ngày nắng xế.

                            Đường xa ngái cho lòng da diết thế
                            Con nước nào ra bể chiều nay
                            Đến nao lòng là giờ phút chia tay
                            Con sông cũ mảnh vườn xưa ngày cũ
                            Như vĩnh biệt tuổi thơ và quá khứ
                            Bạn bè ơi dẫu tôi sẽ quay về
                            Nhưng chắc rằng tất cả chẳng như xưa
                            Tôi sẽ khác, cố đô rồi cũng khác.

                            Huế, 11-1984
                            Em ơi lửa tắt bình khô rượu
                            Đời vắng em rồi say với ai.

                            Comment

                            • #44

                              Có Một Thời Như Thế

                              Có một thời vừa mới bước ra
                              Mùa xuân đã gọi mời trước cửa
                              Chẳng ngoái lại vết chân trên cỏ
                              Vườn hoa nào cũng ở phía mình đi
                              Đường chẳng xa, núi không mấy cách chia .


                              Trong đáy mắt trời xanh là vĩnh viễn
                              Trang nhật ký xé trăm lần lại viết
                              Tình yêu nào cũng tha thiết như nhau
                              Có một thời ngay cả nỗi đau
                              Cũng mạnh mẽ ồn ào không giấu nổi
                              Mơ ước viễn vông, niềm vui thơ dại
                              Tuổi xuân mình tưởng mãi vẫn tươi xanh
                              Và tình yêu không ai khác ngoài anh
                              Người trai mới vài lần thoáng gặp
                              Luôn hy vọng để rồi luôn thất vọng


                              Tôi đã cười đã khóc những không đâu
                              Một vầng trăng niên thiếu ở trên đầu
                              Một vạt đất cỏ xanh rờn trước mặt...
                              Mái tóc xanh bắt đầu pha sợi bạc
                              Nỗi vui buồn cũng khác những ngày xưa


                              Chi chút thời gian từng phút từng giờ
                              Như kẻ khó tính từng hào keo kiệt
                              Tôi biết chắc mùa xuân rồi cũng hết
                              Hôm nay non, mai cỏ sẽ già .


                              Tôi đã đi mấy chặng đường xa
                              Vượt mấy núi mấy rừng qua mấy biển
                              Niềm mơ ước gửi vào trang viết
                              Nỗi đau buồn dồn xuống đáy tâm tư
                              Em yêu anh hơn cả thời xưa
                              (Cái thời tưởng chết vì tình ái)
                              Em chẳng chết vì anh, em chẳng đổi
                              Em cộng anh vào với cuộc đời em
                              Em biết quên những chuyện đáng quên
                              Em biết nhớ những điều em phải nhớ
                              Hoa cúc tím trong bài hát cũ
                              Dẫu vẫn là cung bậc của ngày xưa
                              Quá khứ đáng yêu, quá khứ đáng tôn thờ
                              Nhưng đâu phải là điều em luyến tiếc.


                              11-1984
                              Em ơi lửa tắt bình khô rượu
                              Đời vắng em rồi say với ai.

                              Comment

                              • #45

                                Con chả biết được đâu

                                (Thơ xuân cho con)
                                Tặng Quỳnh - Thơ

                                Mẹ đan tấm áo nhỏ
                                Bây giờ đang màu xuân
                                Mẹ thêu vào chiếc khăn
                                Cái áo và cái lá

                                Cỏ bờ đê rất lạ
                                Xanh như là chiêm bao
                                Kìa bãi ngô, bãi dâu
                                Thoáng tiếng cười đâu đó.

                                Mẹ đi trên hè phố
                                Nghe tiếng con đạp thầm
                                Mẹ nghĩ đến bàn chân
                                Và con đường tít tắp
                                Bỗng như lên tiếng hát
                                Từ màu mạ dưới đồng
                                Từ hạt cây trong rừng
                                Từ cánh buồm trên biển

                                Thường trong nhiều câu chuyện
                                Bố vẫn nhắc về con
                                Bố mới mua chiếc chăn
                                Dành riêng cho con đắp

                                áo con bố đã giặt
                                Thơ con bố viết rồi
                                Các anh con hỏi hoài:
                                - Bao giờ sinh em bé?

                                Cả nhà mong con thế
                                Con chả biết được đâu
                                Mẹ ghi lại để sau
                                Lớn lên rồi con đọc

                                1-1975
                                Em ơi lửa tắt bình khô rượu
                                Đời vắng em rồi say với ai.

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom