• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Người xưa - Người nay

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Người xưa - Người nay


    Biển Thước(*) là một danh y có y thuật cao minh của Trung Hoa vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, được mọi người tôn kính gọi là “Thần y Biển Thước”. Gia đình có hai người anh trai của ông y thuật cao siêu hơn ông rất nhiều nhưng lại không nổi tiếng bằng ông.
    Có lần Ngụy Văn Hầu hỏi Biển Thước: “Tôi nghe nói ba anh em ngài đều là thầy y. Vậy y thuật của ai là cao siêu nhất?”
    Biển Thước trả lời: “Y thuật của đại ca tôi là cao nhất, sau đó đến nhị ca và cuối cùng là tôi.”
    Ngụy Văn Hầu ngạc nhiên hỏi: “Vậy tại sao chỉ có ông là nổi danh lừng lẫy thiên hạ? Hai người họ thì một chút danh tiếng cũng không có?”
    Biển Thước trả lời: “Y thuật của đại ca tôi cao, có thể tránh được cho bệnh không xảy ra. Khi bệnh của một người còn chưa phát, đại ca vừa nhìn khí sắc là phát hiện ra ngay. Sau đó, ông ấy sẽ dùng thuốc cho người đó uống khỏi bệnh, cho nên người trong thiên hạ đều cho là ông ấy không biết trị bệnh. Vì vậy, ông ấy một chút danh tiếng cũng không có. Khả năng trị bệnh của nhị ca tôi cũng rất cao. Ông ấy có thể trị bệnh ngay khi bệnh còn ở thời điểm bắt đầu, tránh cho họ bị lâm bệnh nặng. Khi người bệnh vừa cảm mạo, ho khan thì ông ấy đã dùng thuốc chữa khỏi rồi. Cho nên, danh tiếng của nhị ca tôi chỉ vẻn vẹn ở trong phạm vi quê nhà, bị mọi người gọi là bác sĩ trị bệnh nhẹ.”
    Biển Thước ngừng một lát rồi lại nói: “Còn tôi, cũng bởi vì có y thuật kém cỏi nhất nên nhất định phải đợi đến lúc người bệnh bị nguy kịch, hấp hối rồi mới cắt thuốc được. Nhờ uống thuốc tôi, họ từ chết đi lại được sống lại nên thiên hạ mới cho tôi là thần y. Ngẫm nghĩ lại, cách trị bệnh của đại ca tôi là không làm tổn thương nguyên khí của người bệnh. Cách trị bệnh của nhị ca tôi là chỉ để người bệnh bị tổn thương một chút nguyên khí, bồi bổ một chút sẽ nhanh khỏi. Còn tôi, cứu được mạng của người ta nhưng nguyên khí bị thương nặng mất rồi. Ngài nói xem, y thuật của ai cao nhất?”
    Nhìn lại lịch sử, y thuật của Biển Thước được chứng thực là phi thường, cao minh cho nên từ lời nói này có thể thấy ông là một người vô cùng khiêm tốn; nhưng nó cũng nói rõ một đạo lý là nếu dùng thanh danh để đánh giá năng lực của một người là chưa hoàn toàn chính xác.
    Thanh danh mà một người đạt được có thể thông qua rất nhiều cách: có thể thông qua con đường sai trái mà đạt được; có thể thông qua quyền lực mà thu được; hay thông qua kế thừa cũng có được. Năng lực chỉ là một trong các cách đó. Cho nên, không nên xem năng lực và thanh danh là ở cùng một cấp bậc, tức là thanh danh lớn thì năng lực cao. Mọi người thường dựa vào danh tiếng của một người để đánh giá năng lực của người đó cao hay thấp, nhưng rất nhiều lúc danh tiếng lớn lại không đồng nghĩa với năng lực cao!
    Làm một người truy cầu thanh danh sẽ dễ dàng bị mất phương hướng, nhưng làm một người có năng lực mới là chân chính có trách nhiệm.
    Sưu tầm
    *) Chú thích thêm của Thư Viện GĐPT: Biển Thước tên thật là Tần Hoãn, tự Việt Nhân, sinh khoảng năm 401, mất năm 310 trước Tây lịch, thọ hơn 90 tuổi. Ông vốn là người châu Mạc, Bột Hải, (nay là huyện Nhiệm Khâu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc).
    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.
    Similar Threads
  • #2

    Sự khác nhau giữa Thiên văn học và Chiêm tinh học

    Nhiều người trong chúng ta vẫn hay nhầm lẫn hoặc đánh đồng hai khái niệm, hoặc có chăng có biết rằng chúng có sự khác nhau thì cũng vẫn thường nhầm tưởng rằng Thiên văn học và Chiêm tinh học là hai lĩnh vực có sự liên đới mật thiết. Sự thật đây là hai lĩnh vực hết sức độc lập.

    zodiak_band

    Trước tiên, bạn hãy để ý rằng có thể là bạn hoặc những người xung quanh mà chắc chắn bạn đã gặp nhiều hơn một lần thường coi rằng Thiên văn học (astronomy) và Chiêm tinh học (astrology) nếu không phải là một thì cũng có những liên hệ mật thiết, đó là sự quan sát các ngôi sao và chòm sao trên bầu trời. Tuy nhiên trước khi đọc tiếp phần dưới xin bạn hãy từ nay nhớ một điều: hai sự việc có cùng nguồn gốc không có nghĩa là giống nhau hoặc anh em thân thiết gì với nhau cả .

    Chiêm tinh học xuất phát đầu tiên từ nền văn minh Lưỡng Hà cổ từ khoảng năm 3500 – 3000 trước CN, các linh mục một phần để phục vụ mục đích truyền giáo của mình đã quan sát chuyển động của các ngôi sao và đưa ra các dự đoán về tương lai, số phận của con người hay một vùng đất. Tất nhiên, họ phải ghi lại khá tỉ mỉ chuyển động của các ngôi sao và các pha của Mặt Trăng để lập ra hệ thống dự đoán của mình. Vì thế có thể coi vào thời gian ban đầu này, các hoạt động này có thể coi là vừa là chiêm tinh vừa là thiên văn.
    Khi các nhà thiên văn sau này lần lượt phân định và đặt tên các chòm sao, ghi lại chuyển động chi tiết của các thiên thể trên bầu trời theo chu kì hàng năm, các thông tin đó tiếp tục được sử dụng cho chiêm tinh, và trong một khoảng thời gian khá dài các nhà thiên văn và các nhà chiêm tinh thường được coi là một. Thực tế là đến khi thiên văn học bắt đầu được nghiên cứu theo hướng thực nghiệm mà như chúng ta biết người dẫn đường là Galileo Galilei thì khi đó nó mới thật sự tách biệt hoàn toàn với chiêm tinh học.
    Sự khác biệt cơ bản của hai lĩnh vực này có thể thấy ở một số điểm.

    Mục đích: Chiêm tinh học có mục đích phán đoán tương lai, quá khứ, số phận hay tính cách của con người (hoặc các thực thể liên quan mật thiết tới con người). Trong khi đó Thiên văn học tập trung giải thích cấu trúc của các thiên thể, không gian và các hiện tượng xảy ra phía ngoài khí quyển Trái Đất.

    Đối tượng: Chiêm tinh học có đối tượng trực tiếp là các thiên thể biểu kiến trên bầu trời. Đối với các nhà chiêm tinh thì sao, hành tinh hay thiên hà … đều không có ý nghĩa gì đặc biệt, với họ chỉ có các đốm sáng gọi chung là sao trên thiên cầu, và họ sử dụng một số kiến thức về chu kì chuyển động, độ sáng của chúng để lập ra các mô hình của mình.
    Thiên văn học không giống với chiêm tinh, thiên văn nghiên cứu trực tiếp trên từng đối tượng để tìm ra các tính chất của chúng. Thuật ngữ “thiên văn học” ngày nay thực ra là một từ chung được dùng cho cả “thiên văn học” (nghiên cứu các qui luật chuyển động của bầu trời, cấu tạo của Hệ Mặt Trời và các hành tinh …) và “Vật lý thiên văn” (gồm có các chuyển động quĩ đạo chi tiết của các thiên thể từ vệ tinh, hành tinh đến các sao và thiên hà (Celestial Mechanics) và hình học của không-thời gian (Cosmology)). Nói ngắn gọn, thiên văn học đi theo hướng của vật lý và toán học, với các con số thực nghiệm chi tiết và nghiên cứu sâu vào bản chất của các đối tượng thay vì chỉ quan sát hình chiếu của các thiên thể trên thiên cầu.

    Cơ sở: Chiêm tinh học dùng cơ sở là các phán đoán kết hợp với quá trình tích lũy kinh nghiệm sau hàng nghìn năm, các cơ sở của lĩnh vực này không mang tính cố định, chắc chắn mà có thể thay đổi, về cơ bản chiêm tinh của phương Tây và tử vi của phương Đông có cùng cách lập luận này, chỉ khác nhau về nội dung chi tiết và cách lí giải. Còn thiên văn học dùng cơ sở là các quan sát thực tế kết hợp với các mô hình toán học.

    Có thể thấy một điều, các phán quyết của chiêm tinh có thể đúng trong một số trường hợp chứ không thể đúng trong mọi trường hợp, tức là nó mang tính may rủi. Trong khi đó các lý thuyết của thiên văn, vật lý thì luôn đúng trong mọi trường hợp trong những phạm vi nhất định, chúng chỉ bị thay đổi khi có các thực nghiệm chi tiết hơn ở các qui mô lớn hơn hoặc nhỏ hơn chỉ ra được điểm chưa hoàn chỉnh của lý thuyết ban đầu.

    Trong quan điểm hiện đại, Thiên văn học được coi là một môn khoa học với hệ thống cơ sở chắc chắn, nhiều lý thuyết và mô hình được kiểm chứng không ngừng bằng thực nghiệm. Còn Chiêm tinh học không phải một khoa học, mà chỉ là một phần của văn hóa và tín ngưỡng.
    Tất nhiên, một hệ thống chỉ cho ra kết quả đúng trong một số trường hợp không có nghĩa là chúng ta có quyền nói rằng nó sai. Và cũng tất nhiên, mỗi người đều có thể lựa chọn cho mình một hướng suy nghĩ độc lập, tin tưởng vào chiêm tinh hay tử vi không có gì là sai. Nhưng sau cùng, cần có sự phân biệt rõ ràng giữa hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau này.

    Sự khác nhau giữa Thiên văn học và Chiêm tinh học
    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

    Comment

    • #3

      Tìm Hiểu sao La Hầu và Kế Đô

      Thuật xem sao chiếu mệnh

      Có rất nhiều thuật chiêm bốc khác nhau tồn tại trong dân gian từ lâu đời, trong đó xem sao là một trong những cách bói toán thuộc loại thịnh hành nhất. Thuật xem sao cho rằng, có 9 vị Tinh quân (Cửu diệu Tinh quân) lần lượt chi phối đến mỗi người theo chu kỳ nhất định. Cửu diệu Tinh quân gồm: Thái dương (Mặt trời), Thái âm (Mặt trăng), Thổ đức (Thổ tinh), Thủy diệu (Thủy tinh), Mộc đức (Mộc tinh), Thái bạch (Kim tinh), Vân hán (Hỏa tinh), La hầu và Kế đô. Mỗi Tinh quân “chiếu” vào một tuổi, đem theo điều cát hung, may rủi, trong đó La hầu và Kế đô là hai vị hung tinh đáng sợ nhất.



      Sự thực về hai vì hung tinh La hầu, Kế đô

      Các nhà khoa học định nghĩa thuật chiêm tinh là một “khoa học giả hiệu”, nó luôn lợi dụng các hiện tượng thiên văn, từ đó đưa ra những dự đoán có vẻ mang màu sắc khoa học, như những ảnh hưởng của điện trường, từ trường của những hành tinh đến sự sống…

      Thực chất, cái tên La Hầu và Kế Đô xuất hiện trong thần thoại Ấn Độ cổ đại, đó là câu truyện kể về cuộc đấu tranh giữa các vị thần linh với ác quỷ để dành lại bảo vật. Với lòng hận thù, con Quỷ La hầu và Kế đô tìm cách nuốt thần Mặt trời và Mặt trăng mỗi khi chúng gặp, do đó có hiện tượng Nhật, Nguyệt thực, dân gian gọi là “Gấu ăn Trăng”, bởi vậy mới có tục gõ xoong nồi, thúng mủng… mỗi khi có thiên thực. Sau khi được du nhập vào Trung Hoa, La hầu và Kế đô hợp với 5 hành tinh và nhật, nguyệt trở thành Cửu diệu Tinh quân trong điện thần đạo Giáo.

      Bên cạnh ý nghĩa về phương diện tôn giáo, La hầu, Kế đô còn là thuật ngữ trong Thiên văn, lịch pháp Á Đông cổ xưa. Sách Sử học bị khảo – quyển 1: Thiên văn khảo của Đặng Xuân Bảng viết: “Tính nhật nguyệt thực nên tìm 2 giao của La hầu Kế đô, là chỗ 2 đường hoàng đạo bạch đạo giao nhau, chính giao là La, trung giao là Kế” (trang 132). Đoạn khác viết: “La, Kế là chỗ hoàng đạo bạch đạo giao nhau, tính nhật thực nguyện thực, nên tính La Kế” (trang 145). Sách còn cho biết, La hầu còn được gọi là Thiên thủ (Đầu trời), Kế đô còn được gọi là Thiên vỹ (Cuối trời).

      Từ quá trình quan trắc nhiều năm, các nhà thiên văn xưa phát hiện thấy Mặt trời chuyển động biểu kiến (từ tây sang đông) một vòng nhất định trên thiên cầu trong khoảng thời gian 365,2422 ngày, gọi là Hoàng đạo.

      Mặt trăng cũng di chuyển trên thiên cầu theo một vòng nhất định quanh Trái đất gọi là Bạch đạo, chu kỳ này hết 27,32 ngày. Hoàng đạo và Bạch đạo không nằm trên một mặt phẳng mà chúng nghiêng trên nhau một góc 509′ tạo ra 2 giao điểm, nơi mà Bạch đạo và Hoàng đạo gặp nhau. Do Trái đất chuyển động quanh Mặt trời, nên 2 giao điểm này cũng chuyển động.

      Khi Mặt trăng di chuyển đến giao điểm ấy vào lúc xung đối (ngày vọng) sẽ xẩy ra nguyệt thực, và nếu là lúc giao hội (ngày sóc) sẽ xẩy ra nhật thực, vì đó là thời điểm cả 3 thiên thể cùng nằm trên một đường thẳng.

      Như vậy, La hầu và Kế đô chỉ là 2 điểm phi vật thể trong không gian chứ không phải là những thiên thể ( tạp chí pi gọi đây là hai thiên thể vô hình), cho nên nó không phải là sao hay vì tinh tú như thuật xem sao chiếu mệnh nói. Mặt khác, nó di chuyển theo những chu kỳ nhất định liên quan đến việc tính toán nhật nguyệt thực trong lịch pháp. Không thể và không bao giờ có một điểm phi vật thể trong vũ trụ lại có ảnh hưởng, tác động đến sự sống trên Trái đất, hoặc chi phối tới từng con người .

      Trong Chiêm tinh học Hindu (Joytisa astrology) và Vệ đà (Vedic Astrology) thì khi du nhập vào Đông Nam Á chúng ta gọi là Sao phiên âm ra tiếng Việt lần lượt là La Hầu – Kế Đô. Tuy nhiên La Hầu – Kế Đô không phải là sao mà là hai điểm vô hình đối lập đươc tạo ra bởi sự giao cắt hai quỹ đạo Mặt Trờivà Mặt Trăng với chênh lệch 5° khi quan sát từ Trái Đất.
      RAHU- La hầu – KETU- Kế đô – – được phiên âm từ tiếng Phạn. Còn trong Chiêm tinh học Tây phương thì La Hầu là North node, Kế đô là South Node. Các giao điểm Mặt Trăng có tầm quan trọng trong chiêm tinh học Vệ Đà,và ở mức độ hạn hẹp hơn trong chiêm tinh học phương Tây. Thông thường chỉ mỗigiao điểm Bắc được biểu thị trong các lá số tử vi, do giao điểm Nam theo định nghĩa luôn luôn nằm tại điểm đối diện trong biểu đồ chiêm tinh. Trong chiêm tinh học Vệ Đà, giao điểm Bắc là Rahu còn giao điểm Nam là Ketu và cả hai đều được biểu thị trong biểu đồ.
      Các giao điểm này được gọi bằng các tên gọi khác nhau tại mỗi nơi trên thế giới.

      Do giao điểm thăng là điểm cắt ngang giữa hoàng đạo và bạch đạo để Mặt Trăng tiến từ phía nam lên phía bắc, nên trong ngôn ngữ phương Tây, như trong tiếng Anh đôi khi gọi nó là North node (giao điểm Bắc). Trong các tài liệu châu Âu cổ, nó được nói tới như là đầu rồng (Caput Draconis hay Anabibazon). Hình ảnh bên được trích ra từ cuốn Liber Astronomiae
      Biểu tượng của giao điểm thăng là , một biểu tượng và chiêm tinh cho đầu . Tương tự, giao điểm giáng là điểm cắt ngang giữa hoàng đạo và bạch đạo để Mặt Trăng tiến từ phía bắc xuống phía nam, nên trong tiếng Anh đôi khi gọi nó là South node (giao điểm Nam). Nó được biết tới như là đuôi rồng (Cauda Draconis hay Catabibazon),và biểu tượng của nó là đảo ngược của biểu tượng cho giao điểm thăng. Lưu ý rằng cái gọi là giao điểm Bắc trên thực tế có thể nằm ở phía nam của giao điểm Nam trong hành trình của chu kỳ nút.
      Tôi thấy rằng đã có sự nhầm lẫn khi rất nhiều tác giả nói rằng Long Vĩ, Thủ Vĩ thuộc về Chiêm tinh học Trung Hoa. Hai khái niệm này hoàn toàn thuộc về Chiêm tinh học cổ Tây phương và đăc biệt là môn Tử Vi Đẩu Số cũng không thể do người Trung Hoa sang tạo ra.

      Quỹ đạo Mặt Trăng nghiêng khoảng 5,145° so với mặt phẳng hoàng đạo: vì thế Mặt Trăng có thể lên cao tới khoảng 5° về phía bắc của hoàng đạo và cũng chừng ấy thấp hơn về phía nam của hoàng đạo. Mặt phẳng hoàng đạo nghiêng khoảng 23,4° trên thiên xích đạo, mặt phẳng vuông góc với trục tự quay của Trái Đất. Kết quả là, một lần trong chu kỳ giao điểm 18,5996 năm, khi mà thời điểm xảy ra giao điểm thăng của quỹ đạo Mặt Trăng trùng với điểm xuân phân, thì Mặt Trăng đạt tới các xích vĩ xa nhất về phía nam hay phía bắc. Khi đó nó cũng có các điểm phương vị xa nhất về phía bắc hay phía nam để mọc và lặn trên đường chân trời; cao độ thấp nhất và cao nhất khi vượt qua kinh tuyến bầu trời (vòng Tí Ngọ); và những lần trông thấy đầu tiên về tiềm năng là muộn nhất của trăng mới. Ngoài ra, sự che khuất bởi Mặt Trăng đối với nhóm sao sáng trong quần sao Pleiades, nằm phía trên khoảng 4° về phía Bắc của hoàng đạo, xảy ra trong một khoảng thời gian tương đối ngắn một lần trong mỗi chu kỳ giao điểm.

      Cửu tinh theo Navagraha – là một khái niệm của thiên văn học và chiêm tinh học Ấn Độ. Graha (từ tiếng Phạn gráha—nắm giữ, cai quản) là những vị thần vũ trụ có ảnh hưởng lên đời sống của các sinh vật, đứa con của mẹ Đất Bhumidevi.
      1) Surya Deva (sun) = MặtTrời – Đông – màu Vàng kim
      2) Chandra (Moon) = Mặt Trăng – Tây bắc – màu Bạc
      3) Budha (Mercury)=sao Thủy – Bắc – màu Xanh lục
      4) Shukra(Venus)=sao Kim – Đông Nam – màu Trắng
      5) Mangala(Mars)=sao Hỏa – Nam – màu Đỏ
      6) Guru(Jupiter) =sao Mộc – Đông bắc – màu Vàng
      7) Shani(Saturn)=sao Thổ – Tây – màu Đen
      8) Rahu(north node) = La Hầu –Tây nam – màu Xanh đen
      9) Ketu (south node )= Kế đô – ( chưa biết )

      Theo Hindu có hai cách sắp xếp sơ đồ cửu tinh , nhưng cả hai cách đều lấy Mặt Trời làm trung tâm.

      Ở sơ đồ Agama Prathishta, Surya mặt trời ở trung tâm, Chandra-mặt Trăng phía đông của mặt Trời, Budha-Thủy tinh ở phía Nam, Brihaspati (Guru)- Mộc Tinh phíaTây, Shukra – Kim Tinh ở phía Bắc, , Mangala – Hỏa tinh ở Đông Nam, Shani – Thổ tinh ở Tây Nam, Rahu –La Hầu ở phía Tây Bắc và Ketu –Kế Đô ở Đông bắc.

      Ởsơ đồ Vaidika Pradishta, Surya mặt trời vẫn ở trung tâm, Chandra-mặt Trăng phía đông nam của mặt Trời, Budha-Thủy tinh ở phía Đông bắc, Brihaspati (Guru) – Mộc Tinh phía Bắc, Shukra – Kim Tinh ở phía Đông, , Mangala – Hỏa tinh ở phía Nam, Shani – Thổ tinh ở phía Tây, Rahu –La Hầu ở phía Tây Nam và Ketu –Kế Đô ở Tây bắc.

      Theo phong tục xem tuổi hạn hàng năm La Hầu và Kế Đô là 2 trong số 9 sao (cửu diệu).

      1) Thái Dương = MặtTrời
      2) Thái Âm = Mặt Trăng
      3) Thủy Tinh | Thủy Diệu = sao Thủy
      4) Kim Tinh | Thái Bạch = sao Kim
      5) Hỏa Tinh | Vân Hớn = sao Hỏa
      6) Mộc Tinh | Mộc Đức = sao Mộc
      7) Thổ Tinh | Thổ Tú = sao Thổ
      8) La Hầu = ảo tinh là điểm giao cắt phía bắc
      9) Kế Đô= ảo tinh là điểm giao cắt phía Nam

      Tìm Hiểu sao La Hầu và Kế Đô
      Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

      Comment

      • #4

        Thờ cúng Hùng Vương

        Khu đền Hùng có ba ngọn núi , trong tâm linh , tâm thức của người Việt Nam ta thì đó là ba ngọn núi thiêng , là tam sơn cấm địa . Ngọn núi lớn , ta quen gọi núi Hùng còn có các tên Hùng Sơn , Hy Sơn , Hy Cương , Nghĩa Lĩnh , Bảo Thứu . Đây là núi Cả. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí chép :"Núi Hùng Vương ở xã Hy Cương , cách huyện Sơn Vi 12 dặm về phía Đông , cũng gọi là núi Hy Cương , lại gọi là núi Bảo Thứu , hình thế tròn trĩnh , xanh tốt lạ thường ". Ngọn núi Nghĩa Lĩnh này cao 175m so với mặt nước biển . Cạnh bên có núi Vặn cao 170m và núi nỏn hay núi út cao 154m . Đi từ chân núi lên , sau cổng đền đến đền Hạ . Tương truyền đây là nơi mẹ Âu Cơ sinh bọc trứng nở trăm con .Cạnh đền thờ bà Âu Cơ có Thiên Quang thần tự. Lịch sử đền Hùng cũng gọi là lịch sử hội Đền Hùng hay gọi là lễ hội Đền Hùng .

        Theo thần phả của Làng và nhiều tài liệu sử sách ghi lại thì họ Hồng Bàng là dòng họ đầu tiên làm vua ở nước ta . Thần Nông lấy Nữ Long sinh ra Diêm Đế ( hoặc Viêm Đế). Diêm đế lấy vợ sinh ra Đế Minh . Đế Minh có một người con trai là Đế Nghi . Đế Minh tuần thú miền Ngũ Lĩnh lấy công chúa Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Đế Nghi làm vua phương bắc . Lộc Tục làm vua phương nam . Lộc Tục được phong là Kinh Dương Vương lập ra nhà nước đầu tiên vào năm nhâm tuất (2879 trước công nguyên) đặt tên nước là Xích Quỷ . Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Thần Long sinh ra Sùng Lãm ( Lạc Long quân ). Sau khi đổi tên nước Xích Quỷ , Kinh Dương Vương tạ thế , Sùng Lãm nối ngôi xưng là Lạc Long Quân.

        Đế Nghi làm vua phương Bắc có một người con trai là Đế Lai , trong một chuyến du ngoạn xuống phía Nam , Đế Lai đem theo cô con gái . Tại đây Âu Cơ ( con gái Đế Lai ) đã gặp Lạc Long Quân , họ đem lòng thương yêu nên duyên chồng vợ và sinh một bọc nở ra trăm người con , 50 theo mẹ giống tiên lên rừng , 50 theo cha xuống miền Nam , phong con trưởng làm Hùng Vương thứ nhất , thấy đất Phong Châu , Phú thọ là địa linh nhân kiệt .Hùng Vương thứ nhất di dời về đây đóng đô, đặt quốc hiệu là Văn Lang.

        Kinh Dương Vương sau khi truyền lại ngôi cho Lạc Long Quân thì thác tại mảnh đất Luy Lâu (trung tâm phật giáo) Do đó , nhân dân đã chọn phần đất cao , địa thế đẹp đắp mồ thờ phụng ông tại làng Á Lữ bây giờ . Sau 4893 năm , trải qua nhều biến thiên lịch sử , nhưng mộ phần vẫn còn giữ nguyên hình dáng và vị trí.

        Cách khu mộ cổ chừng 300m hướng đi về làng Á Lữ là đền thờ Kinh Dương Vương , Lạc Long quân và Âu Cơ .Tại đây hàng năm từ ngày 12- 24 tháng giêng âm lịch thường diễn ra lễ hội nhân ngày giỗ Thủy tổ ( 18 tháng giêng ) Làng Phú Mỹ nay thuộc xã Đình Tổ có đền thờ thành hoàng là Quảng Hóa Đại Vương , người con thứ 37 của Lạc Long Quân cũng là cháu nội thứ 37 của Kinh Dương Vương .

        Câu ca dao : Dù ai đi ngược về xuôi / Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm .
        Đã chỉnh sửa bởi vertumnus; 22-05-2018, 02:28 AM. Lý do: chỉnh tiêu đê
        Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

        Comment

        • #5

          VÀI CHUYỆN VỀ NẠN SÙNG BÁI CHỮ HÁN

          NGUYỄN HẢI HOÀNH

          Người Trung Quốc coi việc sáng tạo chữ Hán là phát minh lớn thứ 5 của họ, ngang hàng “Tứ đại phát minh” đã biết (phát minh la bàn, thuốc súng, nghề làm giấy và nghề in). Khác với hầu hết các loại chữ viết còn lại trên thế giới, chữ Hán có đặc điểm độc đáo là chủ yếu chỉ ghi ý (biểu ý), không ghi âm, mỗi chữ có một hoặc nhiều ý nghĩa xác định, nhìn mặt chữ có thể đoán ra nghĩa tuy không đọc được âm của chữ.



          Trung Quốc đất rộng người đông, mỗi vùng nói một thứ tiếng khác nhau gọi là phương ngữ, cả nước nói hàng trăm phương ngữ, nghe không hiểu nhau. Thậm chí những người ở hai bờ cùng một con sông cũng nói hai phương ngữ khác nhau. Nhưng vì chữ Hán chỉ ghi ý nên mọi người có thể đọc chữ theo phát âm riêng của phương ngữ mình, tức có thể dùng chung chữ Hán, qua nhìn chữ, qua bút đàm mà hiểu nhau. Chữ Hán trở thành một loại văn tự siêu dân tộc, siêu phương ngữ; nhờ hiểu nhau qua chữ viết ghi ý mà cuối cùng người Trung Quốc thực hiện được việc thống nhất đất nước – sự nghiệp khó khăn nhất trong lịch sử nước này. Sau khi thống nhất Trung nguyên, Tần Thủy Hoàng đã thực hiện “Thư đồng văn”, tức cả nước thống nhất viết cùng một kiểu chữ, tuy vẫn nói khác tiếng, tức các phương ngữ vẫn tồn tại.
          Tính siêu việt ngôn ngữ và công lao thần kỳ thống nhất đất nước của chữ Hán khiến nó được quý trọng tới mức thần thánh hóa. Người Hoa tin vào truyền thuyết thánh nhân bốn mắt Thương Hiệt làm chữ: mỗi lần tạo chữ mới thì bí ẩn của trời đất (thiên cơ) lại một lần bị lộ, vì thế quỷ thần sợ hãi khóc rống lên. Khi Thương Hiệt tạo chữ thành công, trời bỗng mưa ra thóc, đời sau quy định những ngày đó (19-21 tháng Tư) gọi là Tiết Cốc Vũ, thuộc vào 24 tiết (tiết khí) trong năm Âm lịch Trung Quốc.
          Ngoài ra, tính chất ghi ý khiến cho chữ Hán ẩn chứa những triết lý cao siêu, chỉ người đức tài vẹn toàn, tức thánh hiền, mới hiểu được thấu đáo. Điều đó làm cho chữ Hán có tính chất thiêng liêng và được sùng bái như thần linh. Thơ phú làm bằng chữ Hán dùng rất ít chữ mà ý nghĩa sâu xa, vần điệu êm tai. Người Trung Hoa xưa quý trọng bất cứ mẩu giấy nào có chữ Hán, không cho phép để rơi xuống đất. Hơn nữa, đặc trưng hình vẽ tạo ra vẻ đẹp độc đáo cho chữ Hán, viết chữ Hán trở thành nghệ thuật hội họa gọi là thư pháp. Các bức thư họa trở thành vật trang trí quý giá có tính nghệ thuật và học thuật.
          Do các nguyên nhân kể trên, chữ Hán không chỉ là hệ thống ký hiệu ghi Hán ngữ mà còn là vật mang, là biểu trưng, là kết tinh của 5.000 năm văn hóa Trung Hoa, thậm chí người Hoa cho rằng mọi thứ tốt, xấu của nền văn hóa ấy đều liên quan tới chữ Hán. Nói tới văn hóa Trung Hoa thì nhất định phải nói tới chữ Hán.
          Chữ Hán lắm nét (nhiều nhất có tới 64 nét), nhiều chữ (khoảng trên dưới 100 nghìn chữ), vốn rất khó học khó nhớ lại bị thần bí hóa, được coi là chữ của thánh hiền, biết chữ trở thành một tri thức cao siêu khiến dân chúng kính nhi viễn chi, vì thế chữ ra đời đã hơn 3.300 năm mà chỉ có không quá 10% người Trung Quốc biết chữ (năm 1949). Thời phong kiến, tầng lớp cai trị xã hội cố ý duy trì sự độc quyền tri thức của mình, thi hành chủ trương ngu dân, để cho dân chúng suốt đời mù chữ, ngu dốt, cam phận làm nô lệ ngoan ngoãn chịu sự áp bức bóc lột của chúng.
          Nạn sùng bái chữ sinh ra quan niệm lệch lạc người biết nhiều chữ là người tài giỏi, ai nhớ được nhiều chữ thì được cho là người tài. Từ đó hình thành một tầng lớp trí thức chỉ giỏi thuộc lòng, không giỏi sáng tạo, xa rời thực tế, giỏi văn thơ, lịch sử... mà chẳng biết gì về kỹ năng sinh tồn, khoa học công nghệ (KHCN). Sách Luận Ngữ viết Học nhi ưu tắc sĩ – ai học giỏi, tức biết nhiều chữ, ắt được làm quan cai trị. Xã hội bị những quan như thế cai trị khó có thể phát triển được sản xuất kinh tế, từ đó phát triển văn hóa, văn minh. Hậu quả là mấy trăm triệu dân suốt dăm nghìn năm lịch sử mà không có những cống hiến KHCN lớn cho nhân loại, nền văn minh tụt lại sau các nước phương Tây dùng chữ Latin.
          Nạn sùng bái chữ Hán trở thành thứ tín ngưỡng độc đáo chỉ có trong xã hội Trung Quốc. Một biểu hiện điển hình là nạn mê tín dùng chữ để bói toán. Xuất hiện những thầy bói chữ (Trắc tự tiên sinh), lợi dụng tính ghi ý, tính đa âm đa nghĩa và đặc điểm nhiều chữ đồng âm của chữ Hán để chẻ chữ đoán hậu vận.
          Từ năm 1989, người Trung Quốc lại nhao nhao bàn về thuyết chữ Hán ưu việt, cho rằng chữ Hán tiên tiến nhất thế giới. Không ít quan chức, trí thức kể cả viện sĩ cũng tin theo, dân thường lại càng tin.
          CHẺ CHỮ ĐOÁN HẬU VẬN
          Chẻ chữ đoán hậu vận (Trắc tự toán mệnh, 測字算命) là một biểu hiện điển hình của tâm lý sùng bái chữ Hán và thủ đoạn lợi dụng tâm lý đó để kiếm tiền bất chính. Một số người giỏi chữ đã lợi dụng tâm lý đó cùng đặc điểm tù mù khó hiểu và kết cấu phức tạp của chữ Hán để làm nghề bói toán kiếm tiền. Đó là các Thầy đoán chữ (Trắc tự tiên sinh).
          Nghề đoán chữ có từ đời nhà Thương, một ví dụ quen thuộc là Gia Cát Thần toán 諸葛神算, một cách đoán chữ của Gia Cát Khổng Minh có lịch sử 1.700 năm. Nghe nói dùng cách này có thể đoán được sự vinh nhục của cá nhân, được mất của gia đình, thắng thua trong chiến tranh, vận mệnh quốc gia... Khổng Minh mỗi khi gặp khó trong công việc đều tắm gội sạch sẽ, thắp hương chắp tay quỳ xuống, viết lên giấy ba chữ Hán, chờ đợi sự giao lưu người - trời (Thiên Nhân hợp nhất) để nhận được sự chỉ dẫn của Trời. Hiện nay, có công ty Trung Quốc lập hẳn một website để đoán chữ theo Gia Cát Thần toán (bạn đọc có thể xem: 页面不存在_水墨先生.


          Thầy bói đoán chữ thường có mặt tại những nơi danh lam thắng cảnh, nơi không khí thiêng liêng khiến du khách dễ tin vào những điều thần bí. Khách tùy ý viết lên giấy một chữ bất kỳ, thầy bói sẽ đoán ra những điều có liên quan tới tương lai hậu vận của khách.
          Tương truyền thời xưa Chu Nguyên Chương trong khởi nghĩa chống nhà Nguyên, trên đường kéo quân xuống miền Nam một lần gặp thầy bói chữ, Chu lấy que vạch lên mặt đất một nét ngang. Thầy bói phán: “Ngài tất thành công lớn!”, và giải thích: Đất là chữ Thổ 土, nay có chữ Nhất 一 ở trên sẽ thành chữ Vương 王 (vua)! Quả nhiên, Chu Nguyên Chương về sau lên làm vua đầu triều Minh, tức Minh Thái Tổ.
          Trong đời vua cuối cùng nhà Minh, Lý Tự Thành khởi nghĩa, khí thế như chẻ tre. Hoàng đế Sùng Chân sợ quá đi xem bói chữ. Đầu tiên, Hoàng đế viết chữ Hữu 友 (bạn bè), thầy bói phán: Hỏng rồi, đây là chữ Phản 反 ngóc đầu, có kẻ làm phản đấy ạ! Nhà vua vội chữa: Ta nhầm rồi, là chữ Hữu 有 () cơ. Thầy nói: Thế thì càng tồi tệ! Chữ Đại 大 ở trên bị mất một nửa, chữ Minh 明 ở dưới cũng mất một nửa, nghĩa là mất nửa giang sơn nhà Đại Minh rồi! Nhà vua lại chữa: Viết nhầm đấy, phải là chữ Dậu 酉 (vị trí thứ 10 trong Địa chi) cơ! Thầy bói nói: Thế thì nguy to rồi, chỉ sợ Hoàng thượng sắp sửa đầu một nơi, thân một nẻo. Rồi thầy viết chữ Tôn 尊 (trong tôn kính) và lấy tay che phần đầu và phần dưới, còn lại chữ Dậu 酉: Xem đây, Đức Hoàng thượng Chí tôn trên không đầu, dưới không chân. Quả nhiên về sau Lý Tự Thành chiếm được Bắc Kinh, chém Sùng Chân. Hai chữ Hữu 友 và 有cùng chữ Dậu 酉 nói trên đều cùng đọc một âm như nhau [you], tức chữ đồng âm, loại chữ này có cực nhiều trong Hán ngữ, làm cho Hán ngữ kém chính xác và khi dùng hay nhầm lẫn,
          dễ bị lợi dụng khi bói chữ.



          Một sinh viên Trung Quốc thời hiện đại kể chuyện: Anh đi tìm gặp một thầy bói chữ trông có vẻ đứng đắn, trí thức, và viết chữ Diệp 葉 (lá cây), thầy xem kỹ rồi hỏi: Tên một phụ nữ phải không? Thế thì người này gặp nguy rồi. Xem đây, chữ Diệp phồn thể gồm chữ Thế 世 (cuộc đời) ở dưới bộ Thảo 草 (cỏ), tức cuộc đời người này phủ cây cỏ, có nghĩa đã chết. Khách ngạc nhiên vì vừa gặp cô bạn này hôm qua, bèn viết chữ Nhất 一 (số một). Thầy cau mặt nói: Nhất là nét cuối cùng của chữ Sinh 生 (sống), cũng là nét đầu tiên của chữ Tử 死 (chết), như vậy người này đang ở giữa sinh và tử!
          Mấy ví dụ trên cho thấy việc đoán nghĩa chữ Hán rất tùy tiện, muốn nói thế nào cũng đúng cả, tùy theo sự khôn ngoan láu cả của người giải nghĩa. Nếu đoán đúng thì chữ Hán càng tỏ ra có thần tính. Nếu đoán sai thì cũng chẳng sao, vì ai biết được hậu vận.
          Như chữ Thiên 天 (trời), có thuyết giải thích Thiên gồm chữ Nhị 二 (hai) và chữ Nhân 人 (người). Khi khách xin đoán chữ là một cô gái, chữ Thiên 天 có thể được thầy đoán chữ giải thích là chữ Phu 夫 (chồng) bị cụt đầu, nghĩa là khách hoặc chồng chết, hoặc không thể lấy được chồng. Trong Cách mạng Văn hóa (1966-1976), có cán bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc giải thích Thiên 天 ghép bởi chữ Công 工 (công tác) và chữ Nhân 人, nghĩa là giai cấp công nhân ở địa vị cao nhất như ông trời, lãnh đạo tất cả các giai cấp khác. Ở đây, chính trị đã chen chân vào lĩnh vực bói toán.
          Tóm lại, cần cảnh giác với tâm lý sùng bái chữ Hán và thói xấu lợi dụng tâm lý ấy để làm bậy hoặc kiếm tiền. Là người Việt Nam, chúng ta trước hết cần yêu tiếng mẹ đẻ của mình, tức tiếng Việt và chữ Quốc ngữ. Cách đây một thế kỷ, đại học giả Phạm Quỳnh từng nói một câu chí lý: Tiếng ta còn, nước ta còn! Nghĩa là muốn giữ lấy nước nhà thì trước hết hãy giữ lấy tiếng mẹ đẻ. Chúng ta càng yêu Tổ quốc mình thì lại càng yêu quý và giữ gìn mãi mãi tiếng Việt và chữ Quốc ngữ, chớ dại dột quý trọng chữ Hán hơn chữ Quốc ngữ.
          Đã chỉnh sửa bởi vertumnus; 22-05-2018, 02:29 AM.
          Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

          Comment

          • #6

            Tìm Hiểu sao La Hầu và Kế Đô ( Rahu – Ketu ) tt

            Theo thần thoại Ấn Độ, La hầu – Kế đô (Rahu – Ketu) có nguồn gốc như sau: Một lần, thần và quỷ liên kết với nhau để tìm bảo vật dưới đáy biển – mà trong đó quý giá nhất phải kể đến thuốc trường sinh. Khi thuốc được vớt lên, thần Vishnu (1 trong ba vị thần tối cao của Ấn giáo) liền biến thành một cô gái xinh đẹp, với mục đích làm lũ quỷ phân tâm để các thần độc chiếm nước trường sinh. Nhưng, có 1 con quỷ tên Rahu không bị trúng kế (tâm trí nó đổ hết vào lọ nước rồi). Nó cải trang thành thần để được uống thuốc trường sinh và ngồi giữa 2 thần là Mặt trăng và Mặt trời.

            Khi lọ nước được truyền tới, Rahu vội vã uống ngay. Chính lúc đó, nó bị thần Mặt trời và Mặt trăng phát hiện. Hai thần liền báo cho thần Vishnu, và thần Vishnu đã chém đứt đôi người Rahu – đầu 1 nơi, thân 1 nơi. Nhưng vì bất tử rồi nên Rahu không chết. Cái đầu vẫn tên là Rahu, thân thì được gọi là Ketu. Cũng vì bị anh trời, chị trăng “mách lẻo” nên Rahu ôm hận, suốt ngày tìm cách nuốt 2 anh chị, tạo nên hiện tượng thiên thực. Nhưng vì chỉ có đầu, phía dưới rỗng nên chỉ sau 1 thời gian ngắn là hai anh chị liền chui ra.

            Như vậy, La hầu gắn với hình tượng có đầu mà không có thân, Kế đô: có thân mà không có đầu.



            ]"]Page not found | J’ai Entendu La Mer

            Sao La Hầu và sao Kế đô là 2 thiên thể vô hình , 2 thiên thể tưởng tượng.

            Sách thiên văn khảo cho biết, La hầu còn được gọi là Thiên thủ (Đầu trời), Kế đô còn được gọi là Thiên vỹ (Cuối trời).

            Từ quá trình quan trắc nhiều năm, các nhà thiên văn xưa phát hiện thấy Mặt trời chuyển động biểu kiến (từ tây sang đông) một vòng nhất định trên thiên cầu trong khoảng thời gian 365,2422 ngày, gọi là Hoàng đạo.

            Mặt trăng cũng di chuyển trên thiên cầu theo một vòng nhất định quanh Trái đất gọi là Bạch đạo, chu kỳ này hết 27,32 ngày. Hoàng đạo và Bạch đạo không nằm trên một mặt phẳng mà chúng nghiêng trên nhau một góc 509′ tạo ra 2 giao điểm, nơi mà Bạch đạo và Hoàng đạo gặp nhau. Do Trái đất chuyển động quanh Mặt trời, nên 2 giao điểm này cũng chuyển động.

            Người Ấn Độ gọi tiết điểm lên ( giao điểm hoàng đạo , bạch đạo giao nhau ở phía bắc ) là Rahu tượng hình con quái vật có đầu không có thân chuyên nuốt mặt trời nhưng nhanh chóng bị trôi ra qua họng để giải thích nhật thực và tiết điểm xuống ( giao điểm hoàng đạo bạch đạo giao nhau ở phía nam ) được gọi là Ketu là quái vật mình rắn không đầu chuyên tấn công mặt trăng để giải thích nguyệt thực.Hai tên gọi này được truyền đến văn minh Trung Hoa và trở thành 2 sao La hầu và Kế đô trong chiêm tinh học.

            La Hầu và Kế Đô ở mỗi cung Hoàng Đạo trong thời gian khoảng 1 năm rưỡi và đi hết 1 vòng quanh đường Hoàng Đạo mất khoảng 19 năm.

            Như vậy, La hầu và Kế đô chỉ là 2 điểm phi vật thể trong không gian chứ không phải là những thiên thể ( tạp chí pi gọi đây là hai thiên thể vô hình), cho nên nó không phải là sao hay vì tinh tú như thuật xem sao chiếu mệnh nói.

            Trong các tài liệu châu Âu cổ, nó được nói tới như là đầu rồng (Caput Draconis hay Anabibazon).
            Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

            Comment

            • #7


              Nguyên Tiêu - Thượng Nguyên



              Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng giêng.
              Ngày rằm đầu năm mới mọi người hay đi lễ chùa cầu an và lễ này được gọi là lễ Nguyên Tiêu hay lễ Thượng Nguyên được xem là ngày rằm lớn nhất trong năm. Thật sự thì lễ này không thuộc Phật Giáo chính thống. Ngay cả lễ Vu Lan rằm tháng bảy và lễ Hạ Nguyên cũng vậy.
              THIÊN QUAN TỨ PHƯỚC
              Thiên quan tên là “Thượng nguyên nhất phẩm tứ phước thiên quan Tử Vi Đại Đế “, thuộc về Cung Ngọc Thanh. Thiên quan do ba khí xanh, vàng, trắng hợp thành, tổng quản các vua trời. Mỗi năm, vào ngày rằm tháng giêng thì Ngài hạ giáng xuống trần gian, để luận xét về tôi phước của con người, vì vậy nên xưng Ngài là “Thiên quan tứ phước”.
              Ngày 15 tháng Giêng, Thượng Nguyên Nhất Phẩm Cửu Khí Thiên Quan Tứ Phúc Nguyên Dương Đại Đế Tử Vi Đế Quân thánh đản
              "Duy tam thánh nhân, Nãi nhất Thái Cực.l"
              Mở đầu Tam Nguyên Bảo Cáo, cổ nhân khẳng đình: có ba vị đại thánh, chứa trọn trong mình Thái Cực.
              Khi nói về Vô cực, ta nhớ tới Thái Thượng Vô Cực Đại Đạo. Khi nói đến thái cực, ta nhắm tới Đại Đức, tức Kim Khuyết, Ngọc Hoàng Xá Tội Thiên Tôn. Tam Quan Đại Đế trong mình chứa tròn đầy Hạo Thiên Chính Khí hay nói cách khác là những hoá thân của Ngọc Đế.
              Tam Quan Đại Đế được coi như những phụ tá của Ngọc Hoàng trong việc vận hành tam giới. Thiên Quan Địa Quan Thủy Quan, thống ngự Thiên Địa Thủy tam giới quan quân tướng lại.
              Không những thế Tam Quan Đại Đế còn là đấng từ bi ai mẫn chúng sinh. Vậy nên, Thiên Quan Tứ Phúc, Địa Quan Xá Tội, Thủy Quan Giải Ách.
              "Diệt Tội Tiêu khiên, ngưỡng lại Đạo Kinh Sư Tam Bảo, khảo công hiệu lục, khởi ly Thiên Địa Thủy Tam Quan."
              Tết thượng nguyên, Thiên Quan Đại Đế ban phúc thiên hạ.
              ​Nguyện xin Ngài ban cho thế giới bình an, muôn dân thoát khỏi bệnh tật tai ương.

              ​THIÊN QUAN BẢO CÁO
              Chí tâm quy mệnh lễ
              Huyền đô nguyên dương.
              Tử vi cung trung.
              Bộ tam thập lục tào.
              Giai cửu thiên vạn chúng.
              Khảo giác đại thiên thế giới chi nội
              Lục tịch thập phương quốc thổ chi trung.
              Phúc bị vạn linh.
              Chủ chúng sinh thiện ác chi tịch.
              Ân đàm tam giới.
              Chế chư tiên thăng giáng chi ti.
              Trừ vô vọng chi tai.
              Giải thích túc ương.
              Thoát sinh tử chi thú.
              Cứu bạt u khổ.
              Quần sinh thị lại.
              Xuẩn động hàm khang.
              Đại bi đại nguyện.
              Đại thánh đại từ.
              Thượng nguyên cửu khí
              Tứ phúc thiên quan
              Diệu linh nguyên dương đại đế
              Tử vi đế quân
              Tổng chân ứng kiến thiên tôn!

              Toàn chân long môn phái.
              Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

              Comment

              • #8


                COLUMBUS AND THE EGG

                This is a story about Columbus. He was an explorer. He is the explorer who
                came to the Americas from Spain in 1492. This is a story about what might have
                happened long ago when he was back in Spain.
                When Columbus came back from his trip to the Americas, many people
                praised him. He was made an admiral. That means he was a leader. People said
                what a great thing he had done. But not everyone liked him. Some were jealous of
                all the attention he got.
                One day Columbus was at a party that a Spanish gentleman gave in his
                honor. People were saying, “What a great discovery you have made.” Several
                persons were present who were jealous of the great admiral's success. They were
                proud, conceited fellows, and they very soon began to try to make Columbus
                uncomfortable.
                .a/6a013486d6ac7d970c026bdee6fa7c200c-pi]"]Just a moment...

                .a/6a013486d6ac7d970c0278803ee1db200d-pi]"]Just a moment...
                ``You have discovered strange lands beyond the seas,'' they said, ``but what of
                that? We do not see why there should be so much said about it. Anybody can sail
                across the ocean; and anybody can coast along the islands on the other side, just as
                you have done. It is the simplest thing in the world.''
                Columbus made no answer; but after a while he took an egg from a dish and
                said to the company: ``Who among you, gentlemen, can make this egg stand on
                end?''
                One by one those at the table tried the experiment. When the egg had gone
                entirely around and none had succeeded, all said that it could not be done.
                Then Columbus took the egg and struck its small end gently upon the table
                so as to break the shell a little. After that there was no trouble in making it stand
                upright.
                ``Gentlemen,'' said he, ``what is easier than to do this which you said was
                impossible? It is the simplest thing in the world. Anybody can do it--AFTER HE HAS
                BEEN SHOWN HOW!''


                Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                Comment

                • #9


                  NÚI CÔN LÔN: NƠI Ở CỦA THẦN VÀ BIỂU TƯỢNG CỦA TRỤC VŨ TRỤ MUNDI

                  Núi Côn Lôn là biểu tượng của trục vũ trụ Mundi được các truyền thuyết Trung Quốc cổ xưa nhắc đến. Tương truyền, ngọn núi linh thiêng này là nơi ở của các thần, linh thảo và linh vật huyền thoại. Sự tồn tại của nó còn được dùng để định hình lịch sử Trung Quốc.

                  .a/6a013486d6ac7d970c0282e11cc211200b-pi]"]Just a moment...

                  Núi Côn Lôn được xếp vào một trong những dãy núi dài nhất châu Á, trải dài hơn 3.000 km, hình thành ở rìa phía Bắc của cao nguyên Tây Tạng và ở phía Nam lòng chảo Tarim. Vành đai phía Bắc của dãy núi chính nhánh phía Nam của con đường tơ lụa – tuyến đường thương mại nổi tiếng kết nối Trung Quốc với Trung và Tây Nam Á.

                  Vẻ đẹp của núi Côn Lôn đi cùng sự nguy hiểm và bí ẩn. Có lẽ vì thế mà cổ nhân chọn nơi độc đáo và không dễ tiếp cận này để ẩn cư tu đạo.

                  Núi Côn Lôn trong thần thoại và truyền thuyết

                  Nhiều lần xuất hiện trong thần thoại và truyền thuyết cổ xưa, thế nhưng địa điểm chính xác của núi Côn Lôn được đề cập đến là bất đồng. Người Trung Quốc cổ đại xem Côn Lôn là nguồn gốc của nền văn minh Trung Hoa và khởi nguồn của Hoàng Hà. Các tư liệu cổ xưa khác nói rằng có 4 dòng sông bắt nguồn từ Côn Lôn, đó là sông Hồng Hà, Hoàng Hà, Hắc Ngọc Hà và Dương Tử.

                  Dòng sông thứ 5 chảy quanh núi Côn Lôn cùng những cồn cát di động để ngăn con người leo lên tầng thượng của ngọn núi. Và theo các truyền thuyết xuất phát từ Đạo giáo, chỉ những ai có thần thông mới có thể vượt qua chướng ngại để lê‌n đỉn‌h núi.

                  Những câu chuyện kể về người tu luyện, thần tiên, các loại kỳ hoa dị thảo, các linh vật thường sống trên núi đã đi vào huyền thoại.

                  Người Trung Hoa cổ đại thường để lại những câu chuyện về sự linh thiêng của các cây cổ thụ. Họ cho rằng cổ thụ có thể liên kết thế giới phàm trần và cõi tiên. Trong Kitô giáo cũng có cây cọ Phục sinh và cây Giáng sinh. Đa số các nền văn minh trung bộ châu Mỹ cổ đại đều ca ngợi quyền năng của Cây bông gòn. Người Mỹ da đỏ xem cây tuyết tùng là loài cây linh thiêng nhất. Yggdrasil là cây sự sống vĩnh cửu và thiêng liêng trong thần thoại Bắc Âu. Ở Ấn Độ, cây Kalpa Kalpavriksha là cây ước nguyện cổ xưa.

                  Còn tích xưa Trung Quốc kể lại rằng, lên đến núi Côn Lôn ta sẽ thấy những cây ngọc bích, còn có cây sự sống và loại hoa quả ăn vào khiến người trường thọ. Tây Vương Mẫu – vị nữ thần trong văn hóa Trung Hoa, có nơi còn đồng nhất hóa bà với Nữ hoàng Sheba trong kinh Thánh – sở hữu một cung điện tráng lệ trên núi Côn Lôn. Trong vườn của bà có trồng những cây đào tiên rất lâu năm, cứ 3.000 năm quả lại chín. Trên núi có sếu, hổ, chim và những loại thú vật kỳ dị chỉ xuất hiện trong thế giới thần thoại.

                  Cũng theo thuyết cổ, Chu Mục vương (976-922 TCN) thời nhà Chu đã từng lên thăm núi Côn Lôn. Ông lấy làm ngạc nhiên khi thấy một cung điện bằng ngọc đẹp đẽ phi thường của Hiên Viên Hoàng đế trong truyền thuyết. Khi lên núi, Chu Mục vương cũng được gặp Tây Vương Mẫu.



                  Người ta còn cho rằng Núi Côn Lôn chính là Núi Tu Di.

                  Người ta còn cho rằng Núi Côn Lôn chính là Núi Tu Di, ngọn núi năm đỉnh linh thiêng trong vũ trụ học của Ấn Độ giáo, và Phật giáo. Núi Tu Di được coi là trung tâm của tất cả các vũ trụ vật chất, siêu hình, tâm linh và là trục của thế giới. Nhiều vị thần đều có thiên quốc của họ trên núi Tu Di.

                  Vì trong thần thoại Trung Quốc cổ đại có nhiều bản ghi chép về các ngọn núi thiêng, nên đôi khi núi Côn Lôn bị nhầm lẫn hoặc được xác định là Núi Bồng Lai, nơi Bát Tiên cư ngụ.

                  Trong suốt lịch sử Trung Quốc, người ra luôn cố tìm ra vị trí của núi Bồng Lai tiên cảnh huyền thoại nhưng chưa ai thành công. Ở nơi đó, mọi sinh linh đều một màu trắng, cung điện bằng vàng và bạch kim, trên cây mọc ra đồ trang sức. Nếu chốn Bồng Lai thực sự tồn tại thì hẳn là đã được các vị thần tiên che giấu khỏi tầm mắt người phàm.

                  Núi Côn Lôn có tầm quan trọng trong lịch sử vĩ đại

                  Dân tộc Trung Quốc từ xa xưa đã tôn sùng núi Côn Lôn. Người ở thời nhà Tần, triều đại đầu tiên của Đế quốc Trung Hoa từ năm 221 đến 206 TCN, đã phát triển một mô hình vũ trụ đặc biệt mô tả trời và đất là đại diện của các vị thần. Quan điểm vũ trụ học này cũng là một yếu tố chính trị và các vị quân vương đã dùng để thống nhất đất nước.

                  Núi Côn Lôn trở thành biểu tượng của Hoàng đế, và vì thế nó khiến người dân trong nước cảm thấy kết nối gần gũi nhau hơn.

                  Giới khảo cổ đã phát hiện ra các bản khắc bằng xương và đồng của các triều đại nhà Thương và Chu, cho thấy người thời đó rất tôn sùng núi Côn Lôn.

                  Truyền thuyết về núi Côn Lôn vẫn còn giữ được giá trị. Những bài thơ hiện đại và các tác phẩm văn học vẫn đang ca ngợi về thiên đường tuyệt vời và bí ẩn này. Một số bức tranh về núi Côn Lôn, các vị thần và phong cảnh trên núi cũng được vẽ để miêu tả các sự kiện diễn ra ở chốn thiên đường này.


                  Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                  Comment

                  Working...
                  X
                  Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom