
Thông báo Quan trọng
Collapse
No announcement yet.
CHÚC MỪNG NĂM MỚI - AN KHANG THINH VƯỢNG
Collapse
X
-
Hoa Tết –
Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ…; hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thủy tiên, hoa lan, hoa thược dược, hoa violet, hoa đồng tiền… Ngoài ra, hoa hồng, cẩm chướng, loa kèn, huệ tây, lá măng, thạch thảo… cắm kèm sẽ tạo sự phong phú và mang ý nghĩa sum họp cho bình hoa ngày tết. Màu sắc tươi vui chủ đạo của bình hoa cũng ngụ ý cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt, gia đình an khang và sung túc.Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang
Comment
Hoa đào
Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.
Sự tích hoa đào ngày Tết:
Ngày xưa, ở phía Đông núi Sóc Sơn, có một cây hoa đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào sum suê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây hoa đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỷ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành hoa đào là bỏ chạy xa bay. Đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng.
Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ, nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ.
Từ đó, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành hoa đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ.Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang
Comment
Hoa mai
Hoa Mai, với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới rất thích hợp môi trường cho hoa Mai đơm bông nảy mầm mỗi dịp Xuân về Tết đến. Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hơn miền Bắc, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống.Đối với người miền Nam, nếu hoa Mai nở đúng vào lúc đón giao thừa hay nở vào sáng sớm ngày mùng một Tết thì điều đó có nghĩa là sự may mắn, thịnh vượng, và hạnh phúc sẽ đến với cả gia đình trong năm đó.
Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang
Comment
Cây quất
Tết đến, cây quất thường được trang trí tại phòng khách. Cây quất Tết ngày càng có nhiều kiểu dáng cầu kỳ nhưng vẫn phải bảo đảm sự xum xuê, lá xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.
Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang
Comment
THIỆP XUÂN
Tấm thiệp được sử dụng nhiều trong các dịp lễ hội, đặc biệt là mùa Xuân, thậm chí thời @ còn được người ta dùng e-Card (điện thiệp, tương tự dạng e-Mail hoặc điện thư). Ở gần nhau, người ta trực tiếp chúc nhau. Ở xa nhau, người ta dùng thiệp để chúc nhau những điều tốt lành nhất.
Về tấm thiệp ngày Tết, NS Lê Dinh (*) đã sáng tác ca khúc CÁNH THIỆP ĐẦU XUÂN (với Ns Minh Kỳ là đồng tác giả). Ca khúc này được viết ở nhịp 4/4, âm thể Trưởng, với cấu trúc quen thuộc thời đó là A – A’ – B – A’’. Tiết tấu không cầu kỳ, chỉ có chút đảo phách như “điểm nhấn” nét vui của mùa Xuân. Giai điệu “sáng” và đẹp.
Ca từ cũng không trau chuốt, rất giản dị và mộc mạc: “Hoa lá nở thắm đẹp làn môi hồng, Xuân đến rồi đây nào ai biết không?”. Chính câu hỏi đó cũng là câu trả lời rồi. Nhưng ông không nhìn mùa Xuân qua dáng vẻ bề ngoài, mà qua nét nội tâm: “Mang những hoài mong đi vào ngày tháng, bao nhiêu mơ ước đến khi mùa Xuân sang”. Chắc chắn ai cũng tràn trề hy vọng và mơ ước cho một năm mới.
Có nhiều lời chúc, tùy người mà dùng lời chúc cho hợp cảnh, hợp tình. Ông cân nhắc: “Tôi chúc gì đây vào mùa Xuân này? Khi nắng vàng tươi nhuộm làn tóc ai, khi gió nhẹ lay hoa đào hồng thắm, trong khi Xuân ấm mới tô đẹp tháng năm”. Cũng dễ mà cũng khó, chúc cầu kỳ thì có vẻ “tiểu thuyết”, chúc thực tế thì có vẻ mất hay. Mỗi người mỗi ý thích, không đơn giản chút nào!
Thôi thì chúc những gì bình thường mà phổ biến, văn vẻ mà không là “sáo ngữ”, thực tế mà vẫn cần: “Tôi chúc muôn người mọi điều ước muốn, non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình, để người anh yêu dấu quay về gia đình, tìm vui bên lửa ấm”. Chắc chắn ai cũng có những ước muốn. Và ước muốn thực tế nhất của thời chiến là niềm khao khát hòa bình luôn cháy bỏng trong mọi người – cả nhân dân và cả quân đội. Hòa bình lên ngôi thì mọi người an tâm vui Xuân, ăn Tết.
Chúc điều chung nhất cho mọi người, và điều riêng cho một giới nào đó. Mùa Xuân là mùa yêu thương, “cô gái xuân thì” chính là biểu hiện của mùa Xuân: “Tôi chúc yên lành người người khắp chốn, mong gió đưa duyên cho cô gái xuân thì, ước nguyện sao chóng thành rượu hồng xe duyên”. Đất nước an bình thì cô gái mới tin tưởng “cầu duyên”, và mới có thể hy vọng sớm cho mọi người uống rượu vui ngày vu quy.
Dù thế nào cũng vẫn phải hy vọng – hy vọng cho mình và cho mọi người khác, đơn giản là cho người yêu: “Tôi chúc ngày mai dầu đường xa vời, trai gái bền duyên đẹp tình lứa đôi, cho bướm vàng bay trên nẻo đường mới, vai trên vai những lúc tâm tình bên nhau”. Hạnh phúc lên ngôi và bền vững không chỉ cho cuộc tình riêng, mà còn cho mọi cuộc tình của bất kỳ ai. Tình yêu thắm nở thì lúc nào cuộc đời cũng có mùa Xuân, chứ không chỉ mấy ngày Tết mới có mùa Xuân.
Chúc cho người vui rồi thì cũng phải chúc cho người buồn, chúc cho người lớn và người nhỏ, chúc cho người gần và người xa: “Tôi chúc rồi đây người về phương nào, cho dẫu thời gian lạnh lùng lướt mau”. Ai cũng cần vui, ai cũng cần Xuân, ai cũng khát khao hạnh phúc. Không gì hơn là ai cũng được tận hưởng mùa Xuân trọn vẹn, và dù hoàn cảnh có thế nào thì tình nghĩa, dù là loại tình cảm nào, cũng vẫn phải trước sau như một: “Mong ước ngày sau như là ngày trước, tay trong tay nhớ lúc trao thiệp đầu Xuân”.
Thiệp Xuân là niềm mơ ước chân thành, và cũng là lời chúc tốt lành trao nhau ngày Xuân. Đó là niềm hạnh phúc trao nhau với cả tấm lòng, vì hạnh phúc không thể tận hưởng một mình, chí ít cũng phải có hai người, nghĩa là càng nhiều người càng tốt. Hạnh phúc như nước hoa, càng cho đi càng tỏa hương thơm, và hạnh phúc càng được nhân lên gấp bội.
......
Trầm Thiên ThuTristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang
Comment
Cánh Thiệp Đầu Xuân
Ns Lê Dinh
(*) Ns Lê Dinh tên thật là Lê Văn Dinh, sinh năm 1934 tại làng Vinh Hựu, tỉnh Gò Công (nay là tỉnh Tiền Giang). Ông hoạt động âm nhạc từ giữa thập kỷ 1950, và là một trong 3 thành viên của nhóm Lê Minh Bằng (Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng).
1948-1953, ông học tại Collège Le Myre de Vilers (Mỹ Tho), đồng thời học hàm thụ lớp hòa âm và sáng tác của École Universelle de Paris. Từ 1953-1955, ông học trường Cao đẳng Vô Tuyến Ðiện Saigon (École Supérieure de Radioélectricité de Saigon). Từ 1955-1957, ông dạy Pháp văn và âm nhạc tại Gò Công và Chợ Lớn. Từ 1957-1975, ông làm việc tại Ðài Phát Thanh Saigon, chức vụ là Chủ sự Phòng Sản Xuất, rồi Chủ sự Phòng Ðiều Hợp. Tháng 8-1978, gia đình ông vượt biên đến Đài Loan, rồi định cư tại Montréal (Canada) từ tháng 10-1978 tới nay. Từ 1979-1999, ông làm việc cho hãng tàu chở hàng quốc tế Federal Navigation (FEDNAV) tại Montréal. Đó là hãng tàu đã cứu vớt 40 người trên chiếc ghe tỵ nạn trên biển Đông năm 1978, trong đó có gia đình Ns Lê Dinh). Từ 1994, ông chủ trương tờ Nguyệt san Nghệ Thuật.
Một số nhạc phẩm khác của ông: Bài Hát Của Người Điên, Cánh Thiệp Hồng, Chiều Lên Bản Thượng, Chữ Tình, Ga Chiều, Hạnh Phúc Đầu Xuân, Huế Buồn, Làng Anh Làng Em (1956, tác phẩm đầu tay, Nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam), Mưa Trên Phố Huế, Nắng Bên Này Sông, Ngang Trái, Ngày Ấy Quen Nhau, Nỗi Buồn Châu Pha, Sao Anh Không Nhớ Gò Công, Thương Đời Hoa, Thương Về Gò Công, Thương Về Gò Công, Tiếng hát Mường Luông, Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao, Trở Về Cát Bụi, Xác Pháo Nhà Ai,…Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang
Comment
Chút Lưu Lại không chịu bất cứ trách nhiệm gì về nội dung bài đăng của tất cả Thành viên.
Nhóm Điều Hợp có toàn quyền chỉnh sửa, xóa bỏ, dời chỗ bài đăng, hay khóa tên Thành viên mà không cần giải thích lý do.
Powered by vBulletin® Version 5.7.5 Copyright ©2000 - 2025, Jelsoft Enterprises Ltd.
Copyright © 2025 @ www.chutluulai.net. All rights reserved.All times are GMT-8. This page was generated at 02:45 AM.Working...X
Comment