CON ĐĨ
CHƯƠNG MƯỜI SÁU
Nắng như đổ lửa, mới chín giờ sáng mà mặt đất đã đã hầm hập như trong một cái lò gạch vừa dỡ được vài hôm. Tất cả , quản giáo lẫn tù nhân đều chúi cả vào một cái lò gạch cũ tránh nắng. Cổ họng đắng ngắt. Khát! Trong bóng râm của cái lò gạch nhìn ra, hơi nóng từ dưới mặt đất bốc lên làm cho người ta có cái cảm giác cả một vùng đồi đang khẽ lay động.
- Tụi bay gom hết chai nhựa lại để tao ra suối múc nước.
Tư hận bảo đám tù nhân. Một thằng ngăn lại.
- Sao đại ca phải đi? – Nói rồi, nó hất hàm vào một thằng. – Ê! Thằng Còi, mày đi lấy nước đi.
Nó đúng tên là Còi thật. Người nó bé tí, vêu vao. Thực ra nó chỉ là một thằng ăn cắp vặt, một lần đột nhập vào nhà người ta, mò ra chuồng gà định bắt trộm một con thì bị chủ nhà phát hiện đuổi bắt. Bí quá nó vớ đại một cậy gậy vung bừa lên, không ngờ làm gãy chân chủ nhà. Số nó đen , chủ nhà lại là ông chủ tịch xã, Thế là nó người ta cho nó chín cuốn lịch để bóc dần. Nhà nghèo, chẳng một ai thăm nuôi, thế là người nó cứ teo dần đi theo những cuốn lịch.
Gã gạt đi.
- Để cho nó yên. Nó sức đâu mà đi lấy nước.
Nói rồi, Tư hận đứng dậy cầm một xâu những chai nhựa bước ra ngoài nắng. Lúc quay về, người gã ướt đẫm mồ hôi, chiếc áo tù dán chặt vào người. Gã cầm một chai nước to nhất đưa cho người quản giáo.
- Của cán bộ đây.
Người quản giáo, một thanh niên còn rất trẻ, cầm lấy chai nước, nhìn gã với ánh mắt thân thiện.
- Cám ơn!
Ai cũng ngạc nhiên. Từ “ Cám ơn” hình như không có trong ngôn ngữ của những người quản giáo đối với những tù nhân mà mình canh giữ. Với họ, hình như việc được những tù nhân của mình cung phụng là một lẽ đương nhiên. Nửa năm rồi từ khi chuyển đến trại tù này đây là lần đầu tiên gã được nghe thấy tiếng “ Cám ơn” Từ miệng một người làm nghề quản giáo.
Tư hận phân phát những chai nước cho mọi người rồi mở nút chai nước của mình, tựa lưng vào vách lò tu một hơi, quay sang bảo người quản giáo.
- Nắng thế này cán bộ nên báo cáo với ban giám đốc cho anh em làm từ lúc năm giờ, chin rưỡi thì nghỉ. Chiều ba rưỡi hãy làm đến sáu rưỡi chiều thì nghỉ, bây giờ trời tối muộn lắm thì mới đảm bảo được mức giao khoán.
Người quản giáo gật đầu.
- Hợp lí đấy. Để tôi xin ý kiến của ban giám đốc.
Có vẻ như người quản giáo trẻ tuổi này chưa nhiễm sâu những chất độc của cái áo quyền lực anh ta đang mặc. Anh ta nhìn gã với ánh mắt thiện cảm. Một đại ca, nhóm trưởng của một nhóm tù mà tự mình đi ấy nước giữa cái nắng đổ lửa, điều ấy làm anh ta cảm động.
- Anh bị kêu án mấy năm vậy?
- Thưa cán bộ, tôi bị kêu án bốn năm.
- Về tội gì?
- Dạ tội lỡ tay làm chết người.
Tay quản giáo ngạc nhiên.
- Làm chết người mà sao bị kêu án nhẹ vậy? – Anh ta chỉ về phía thằng Còi. – Nó chỉ ăn trộm một con gà mà bị kêu án chín năm . – Rồi như sực nghĩ ra, anh ta cười hỏi. – Chắc là người nhà bên ngoài chạy án hả?
Gã chỉ cười mà không trả lời.
- Còn cán bộ, người Bắc mà sao lại bị điều vào tận trong này?
Nghe hỏi, Nét mặt người quản giáo trầm ngâm rồi trả lời rất bất ngờ.
- Thì tôi cũng như thằng Còi thôi. Không có tiền để chạy.
Hóa ra cái áo quyền lực cũng có cái áo lành, cũng có những cái áo rách. Thảo nào anh ta có vẻ thông cảm hơn vơi những tù nhân. Gã thầm nghĩ.
Chiều muộn, toán tù nhân trở về trại. Tắm rửa xong, gã đi ra xếp hàng lấy cơm. Nhìn suất ăn lõng bõng vài cộng rau với mấy cái sao mỡ nổi lềnh phềnh sau một ngày lao động cật lực, gã không sao nuốt được. Và miếng cơm vào miệng, miếng cơm bã ra. Gã húp một muổng canh cố cho miếng cơm trôi xuống cổ họng nhưng không được. Tư hận đẩy suất cơm ra xa. Thằng Còi ngồi bên hau háu nhìn vào suất cơm của gã.
- Đại ca không ăn ạ? Đại ca cho em nhé?
Tư hận gật đầu và đứng dậy. Thằng Còi vồ lấy xuất cơm thừa ăn ngấu nghiến.
Về phòng, gã mở túi lôi ra một bọc bánh mì khô mà tháng nào Hân cũng tiếp tế cho gã, lấy ra mấy lát chậm rãi nhai.
- Anh cố gắng kiềm chế tính nóng của mình đừng có phạm nội quy của trại kẻo lại bị phạt không được gửi đồ tiếp tế đấy.
Lần nào vào cô cũng nhắc nhở anh. Cô không dùng từ “ Cải tạo tốt” như cái bảng nội quy của trại đề ra vì cô biết rằng cái trại này chẳng cải tạo được ai bao giờ. Nó chỉ là một trại đào tạo thêm cho cái lì lợm, hung dữ, bất cần đời và vô vàn những cái khốn nạn khác của con người.
Tư Hận lôi trong túi đồ của mình ra tấm hình của con gái mà Hân đã cẩn thận ép plastic cho khỏi bị nhàu. Gã say mê ngắm bức ảnh. Gã thèm gặp con biết bao. Lần nào Hân vào tiếp tế, gã cũng đều hỏi sao không cho con vào và lần nào cô cũng phải nói dối. Điều đó làm gã lờ mờ hiểu: “ Đã có điều gì đó xảy ra”. Điều gì? Gã không biết nhưng với một người có đầu óc tổ chức và phán đoán cao như gã, gã đã phải đặt ra một câu hỏi “ Hay đấy không phải là con mình? Hân nói thế chẳng qua là để bắt gã kí vào tờ đơn xin đăng kí kết hôn”. Nhưng rồi gã nhanh chóng gạt bỏ khả năng này. Nếu con bé là con Ba Tâm thì hai người đó sẽ kết hôn từ lâu rồi đâu đến lượt gã. Mười lăm năm, haii người đâu có thể chỉ có một mình con bé. Đúng là con gã. Nhưng tại sao?
“ Em không muốn con em phải xấu hổ vì bố nó là một thằng cướp” Câu nói mười lăm năm xưa vọng lại bên tai gã. Gã nhớ đến cái ánh mắt dữ dội của cô khi quát vào mặt gã “ Anh phải kí! …Và bây giờ em sẽ dùng phần đời còn lại của mình để lấy lại một người bố cho con mình”. Chẳng lẽ em chưa dám nói với con bố nó là ai?
Gã cảm thấy cay đắng. Nhỏ ơi! Anh sẽ không trách nhỏ đâu. Anh đáng bị trừng phạt như thế. Gã cầm bức ảnh lên thầm thì nói chuyện với con gái.
- Con! Con xấu hổ vì bố lắm phải không?
Hình như con bé trong bức ảnh gật đầu. Bên tai gã bỗng vang lên một tiếng thét.
- Không! Ông không phải là bố tôi.
Gã ôm lấy mặt, cắn chặt môi cho nước mắt khỏi trào ra
*
* *
Thực ra gã vốn là một anh chàng nông dân hiền lành chất phác ở Bình Định một vùng đất võ nổi tiếng. Gã ham thích võ từ thủa còn bé tí. Nhà gã không giầu nhưng cũng chẳng nghèo. Nhà có hơn ba công ruộng đủ để ba người nhà gã sống một cuộc sống bình dị như hàng ngàn hộ nông dân khác. Gã cũng chẳng có mơ ước gì to tát. Ngày ngày ra đồng làm việc, tối về theo đến các lò võ , một hình thức vui chơi là chính chứ cũng chẳng phải có mong muốn giật giải nọ giải kia gì. Lớn lên lấy vợ đẻ dăm bảy đưa con. Tất cả quây quần dưới bóng dừa xanh mát. Thế nhưng cái giấc mơ nhỏ bé và thanh bình ấy gã cũng không thực hiện nổi. Nhà gã bị giải tỏa, bố gã vốn cũng là dân võ, ông tu hết một chai rượu rồi cầm cây đòn càn đứng ra chặn đoàn quân giải tỏa được trang bị đến tận răng và ông đã chết trong đồn cảnh sát. Mẹ gã nhận được tin đã đột quỵ và mất chỉ sau đó vài tháng. Lúc ấy, gã đã nhận ra rằng: Lẽ phải thuộc về kẻ mạnh.
Gã từ bỏ quê hương, mảnh đất đã để lại trong tâm hồn trong sáng của gã những kỉ niệm đầy nước mắt, để lại cái giấc mơ nhỏ bé thanh bình, dạt lên thành phố Hồ Chí Minh kiếm sống. Không nghề nghiệp, gã chỉ có thể làm một việc đầy lương thiện và nhọc nhằn đó là bốc vác thuê. Với sức lực như gã, lại hiền lành, chăm chỉ, gã kiếm tiền cũng khá dễ dàng. Không giàu, nhưng cũng đủ nuôi thân và bắt đầu mơ ước đến một ngôi nhà với một người đàn bà. Hãy sống lương thiện, tốt bụng! Ngày xưa bố gã thường dạy gã thế và điều ấy đã ăn sâu vào trong tâm thức gã. Nhưng! Ai cho gã lương thiện?
Một hôm, sau khi bốc vác thuê cho một bà chủ một cửa hàng nhỏ ở bến xe. Thấy gã mồ hôi nhễ nhại, bà chủ cửa hàng rót cho gã một cốc nước trà, bỏ mấy viên đá vào đưa cho gã. Đang uống nước thì mấy thằng cô hồn kéo đến.
- Ê mụ già! – Một thằng to con nhất săm trổ đầy mình có lẽ là thằng đứng đầu nhóm, khệnh khạng hất hàm nói với bà già. – Đến kì rồi. Nộp tiền đi.
Bà lão sợ tái mặt van vỉ.
- Tháng này ế quá, Các chú làm ơn cho tôi khất đến tháng sau.
Thằng toán trưởng hất hàm ra lệnh cho ba thằng đàn em.
- Không khất khứa gì cả! Chúng mày ra tay đi.
Ba thằng đàn em xô lại. Tư Hận bỏ chén nước xuống, nắm tay một thằng đàn em khi nó nắm lấy số hàng hóa trong cửa hàng định vứt ra ngoài đường.
- Chúng bay định làm gì vậy? Mày không thấy bả còn hơn cả tuổi mẹ mày sao?
Thằng đầu lĩnh tiến về phía gã gườm gườm.
- Ngon mày! Muốn ra tay nghĩa hiệp sao?
Gã buông tay thằng đàn em và ra đòn. Chỉ một đòn, thằng đầu lĩnh nằm bất động trên nền đất. Và bắt đầu từ đấy, cuộc đời đã xô đẩy gã theo một hướng khác khi cả toán cô hồn tôn gã làm thủ lĩnh. Và rồi năm tháng trôi đi, những lướp bùn đen đúa cứ quyét lên gã hết lớp này đến lớp khác khiến cho gã trở thành một con người khác hẳn. Nhưng tận sâu thẳm dưới những lớp bùn đó, cái bản tính thiện lương trong gã không chết, thỉnh thoảng, nó lại trồi lên và lóe sáng.
- Sao chưa đi ngủ mà lại ngồi ủ rũ thế này?
Tiếng nói của người quản giáo làm gã giật mình ngẩng đầu lên. Người quản giáo nhìn thấy bức ảnh, anh ta cầm lấy xem và hỏi.
- Con gái anh đấy à?
Gã khẽ gật đầu. Người quản giáo hỏi tiếp.
- Sao tôi chưa bao giờ thấy nó đến thăm anh ?
- Chắc nó không muốn nhận tôi là bố.
Gã cay đắng thừa nhận. Người quản giáo im lặng. Anh ta ngắm kĩ bức ảnh. Một cô gái trẻ, xinh. Một tương lai mở rộng trước mắt một cô gái xinh như thế này. Nhưng! Anhh ta thở dài. Cái bóng đen của người bố sừng sững chắn ngang cái con đường thênh thang ấy. Liệu cô gái này có cái quyền không nhận bố không? Anh ta tự hỏi. Và nếu có cái quyền ấy thì cái bóng đen của người bố có biến mất không trong cuộc đời cô ta?
- Đừng nghĩ ngợi nữa! Chỉ còn cách trở thành một người bố thôi.
Anh ta an ủi gã. Gã nhìn người cán bộ quản giáo với ánh mắt biết ơn. Làm bố! Cực dễ. Trở thành một người bố! Thật chẳng dễ chút nào.
*
* *
Năm giờ sáng, Gã lùa anh em dậy chuẩn bị đi làm. Cuối cùng thì ban giám đốc trại cũng thấy đề nghị của gã là hợp lí và đã đồng ý cho toán của gã thay đổi giờ làm việc. Toán của gã toàn những người khỏe mạnh, dân anh chị, đao búa, duy nhất có thằng Còi , không hiểu sao người ta lại tống nó vào làm công việc nặng nhọc này. Gã phân cho thằng còi đứng máy trộn đất, một công việc nhẹ nhàng nhất.
Toán của gã toàn những dân anh chị cộm cán, cả trại ai cũng kiềng mặt không ai dám dây vào kể cả cán bộ quản giáo. Tám tháng trước, khi gã chưa được đưa về đây, một cán bộ quản giáo bị mấy người không biết là ai chùm bao tải vào đầu đánh chết ngất bên bờ suối. Kỉ luật ở trại rất hà khắc, công việc được giao khoán, không hoàn thành khối lượng , cả nhóm đều bị phạt. Mùa đông còn đỡ, mùa hè nhóm liên tục bị phạt chỉ cho ăn nửa suất cơm. Bị đói, người toán gã lại tạt vào những nương sắn của những đội khác trồng nhổ trộm sắn về ăn. Người ta cứ tưởng kỉ luật càng hà khắc, con người càng vào nề nếp. Nhưng không phải. Những đợt sóng ngầm cứ dâng lên. Những con người không còn gì để mất, không có tương lai, họ phá hoại cả những thành quả lao động do chính mình làm ra. Có những chồng gạch chưa khô không hiểu vì sao tự dưng lại sụp đổ làm hỏng hết cả.
Những người quản giáo ai bị phân phụ trách toán của gã cũng sợ. Sểnh ra là họ trốn. trời mùa hè đổ lửa mà bản thân mình cũng vẫn phải phơi mình dưới nắng như những tù nhân. Cả một bãi mênh mông, không có một bóng cây, chỗ mát duy nhất là những cái lò gạch cũ. Nhưng cứ thử chui vào đấy tránh nắng mấy phút thử xem, ít nhất đã có một thằng biến mất. Cảnh ấy diễn ra kéo dài dài cho đến tận khi gã chuyển trại và được đưa vào toán này.
Gã nổi tiếng giang hồ, thế nhưng chính quyền lại không để ý đến gã. Một phần do cái khôn ngoan, nhưng có lẽ phần lớn là do cái tình thiện lương trong con người gã chưa chết. Gã không bao giờ cho người của mình tham gia vào những vụ đâm thuê, chém mướn dù cho được trả nhiều tiền đến mấy. Còn cướp giật thì gã lại ghét nhất trần đời. gã luôn cho rằng: Đàn ông đi ăn cướp của mấy mụ đàn bà thật không bằng con chó. Gã chỉ hành mỗi một nghề là bảo kê. Nhưng đừng thằng nào dại mà xâm phạm vào địa bàn của gã. Gã sẽ đánh cho tơi tả. Nhưng chưa bao giờ gã giết người, gã chỉ đánh để cho những kẻ định tranh giành địa bàn với gã biết rằng “ Vụ này không ngon “ Là dừng lại. Mà mấy vụ đánh lộn nhau tranh giành địa bàn nếu không gây ra chết người thì mấy ông chính quyền sức mấy mà để ý đến. Gã cũng rất ít khi phải ra tay. Quân đông, mấy thằng đứng đầu dưới trướng như Ba Tâm, Ba Thi được gã truyền dạy võ công hàng ngày dư sức để dẹp những đám cô hồn lẻ tẻ muốn tranh cướp địa bàn. Vì vậy cho nên tên Tư Hận ai cũng biết nhưng mặt Tư Tận ít người hay.
Hồi mới vào đây, thằng toán trưởng cũ nhìn cái dáng lừng lững như một con gấu của gã cũng ngại. Nó hất hàm hỏi.
- Tên gì mày?
- Tư
Gã trả lời gọn lỏn.
- Can tội gì?
- Giết người
Hai tiếng “ Giết người” Buông ra lạnh lùng khiến thằng nhóm trưởng , một thằng cướp khét tiếng lạnh sống lưng. Trong tù, tội ác càng lớn càng được nể trọng. Nó bảo thằng Còi.
- Mày chuyển qua chỗ bên cạnh chuồng xí, để chỗ ấy lại cho nó.
Gã gạt đi.
- Không cần! Tao nằm đó cũng được.
Rồi xách tú đi đến cái giường đặt cạnh chuồng xí. Một thằng ngồi ở tít góc phòng đằng kia nhìn chữ hận trên ngực gã rồi ngập ngừng hỏi.
- Đại ca có phải là Tư hận không?
Gã chỉ khẽ gật đầu mà không trả lời. Thằng toán trưởng đứng phắt ngay dậy, chắp tay vái gã một vái , nói sặc mùi tiểu thuyết kiếm hiệp.,
- Ân công! Em tìm mãi không ngờ gặp được ân công tại chốn này.
Gã ngạc nhiên nhìn nó, cố nhớ xem nó là ai nhưng gã chịu không nhớ nổi
- Tao có ơn với mày à?
- Vâng! Bảy năm trước tại cần thơ, đại ca có ném một viên gạch vào bọn cơ động cho một người chạy thoát. Đó chính là thằng em.
Gã à lên một tiếng. Bây giờ thì gã nhớ.
Tối hôm đó, trên đường đi thu tiền bảo kê, gã gặp thằng này đang bị hai cảnh sát cơ động cưỡi trên một cái xe máy truy đuổi. Gã nhặt một hòn gạch vỡ bên đường ném một nhát trúng tay lái của thằng ngồi trước, chiếc xe máy lạng đi đâm vào vỉa hè đổ kềnh. Thế là thằng cướp chạy thoát. Gã cũng chẳng nói với ai chuyện ấy nhưng không hiểu tại sao thằng này lại đoán ra được là gã.
- Đại ca chém chết thằng nào mà lại bị bắt ?
Thằng trưởng nhóm hỏi. Gã trả lời, lại gọn lỏn.
- Tư Râu
Tất cả đều nhìn gã với con mắt kính nể. Tư Râu mới dạt vào miền nam có mấy tháng mà tiếng tăm đã nổi như cồn. Nó nổi tiếng là một người giỏi võ và tàn nhẫn. Nó cũng giống gã, không giết người nhưng đã ra tay với ai, là làm cho người đó tàn phế suốt đời.
*
* *
Chín giờ sáng, nắng đã gay gắt. Gã bảo với người quản giáo.
- Anh vào trong lò gạch ngồi cho khỏi nắng.
Người quản giáo ngần ngại. Gã hiểu ý.
- Anh cứ vào đấy đi. Đừng sợ. Thằng nào chạy trốn, tôi tình nguyện ngồi biệt giam ba tháng.
Người quản giáo yên tâm sách súng chui vào cái lò gạch cũ tránh nắng. Chín rưỡi, gã bảo thằng Còi.
- Mày đếm thử xem đủ mức khoán chưa.
Thằng còi đi đếm , một lúc quay lại nó bảo.
- Thừa hai trăm viên.
Nhìn nhanh về phía chiếc lò gạch , Người quản giáo đã chui tít vào bên trong, Gã bảo mấy thằng.
- Chúng mày nhanh chóng giấu số gạch thừa đi. Ngày mai đi làm muộn nửa tiếng.
Mấy đứa nhanh chóng phi tang số gạch thừa vào một cái lò gạch khác.
- Nghỉ thôi!
Tư hận hô to. Mọi người lục tục thu dọn đồ nghề. Lúc ấy, tay quản giáo mới lò dò đi ra. Mắt anh ta kiểm nhanh số người. Vẫn đủ.
CHƯƠNG MƯỜI SÁU
Nắng như đổ lửa, mới chín giờ sáng mà mặt đất đã đã hầm hập như trong một cái lò gạch vừa dỡ được vài hôm. Tất cả , quản giáo lẫn tù nhân đều chúi cả vào một cái lò gạch cũ tránh nắng. Cổ họng đắng ngắt. Khát! Trong bóng râm của cái lò gạch nhìn ra, hơi nóng từ dưới mặt đất bốc lên làm cho người ta có cái cảm giác cả một vùng đồi đang khẽ lay động.
- Tụi bay gom hết chai nhựa lại để tao ra suối múc nước.
Tư hận bảo đám tù nhân. Một thằng ngăn lại.
- Sao đại ca phải đi? – Nói rồi, nó hất hàm vào một thằng. – Ê! Thằng Còi, mày đi lấy nước đi.
Nó đúng tên là Còi thật. Người nó bé tí, vêu vao. Thực ra nó chỉ là một thằng ăn cắp vặt, một lần đột nhập vào nhà người ta, mò ra chuồng gà định bắt trộm một con thì bị chủ nhà phát hiện đuổi bắt. Bí quá nó vớ đại một cậy gậy vung bừa lên, không ngờ làm gãy chân chủ nhà. Số nó đen , chủ nhà lại là ông chủ tịch xã, Thế là nó người ta cho nó chín cuốn lịch để bóc dần. Nhà nghèo, chẳng một ai thăm nuôi, thế là người nó cứ teo dần đi theo những cuốn lịch.
Gã gạt đi.
- Để cho nó yên. Nó sức đâu mà đi lấy nước.
Nói rồi, Tư hận đứng dậy cầm một xâu những chai nhựa bước ra ngoài nắng. Lúc quay về, người gã ướt đẫm mồ hôi, chiếc áo tù dán chặt vào người. Gã cầm một chai nước to nhất đưa cho người quản giáo.
- Của cán bộ đây.
Người quản giáo, một thanh niên còn rất trẻ, cầm lấy chai nước, nhìn gã với ánh mắt thân thiện.
- Cám ơn!
Ai cũng ngạc nhiên. Từ “ Cám ơn” hình như không có trong ngôn ngữ của những người quản giáo đối với những tù nhân mà mình canh giữ. Với họ, hình như việc được những tù nhân của mình cung phụng là một lẽ đương nhiên. Nửa năm rồi từ khi chuyển đến trại tù này đây là lần đầu tiên gã được nghe thấy tiếng “ Cám ơn” Từ miệng một người làm nghề quản giáo.
Tư hận phân phát những chai nước cho mọi người rồi mở nút chai nước của mình, tựa lưng vào vách lò tu một hơi, quay sang bảo người quản giáo.
- Nắng thế này cán bộ nên báo cáo với ban giám đốc cho anh em làm từ lúc năm giờ, chin rưỡi thì nghỉ. Chiều ba rưỡi hãy làm đến sáu rưỡi chiều thì nghỉ, bây giờ trời tối muộn lắm thì mới đảm bảo được mức giao khoán.
Người quản giáo gật đầu.
- Hợp lí đấy. Để tôi xin ý kiến của ban giám đốc.
Có vẻ như người quản giáo trẻ tuổi này chưa nhiễm sâu những chất độc của cái áo quyền lực anh ta đang mặc. Anh ta nhìn gã với ánh mắt thiện cảm. Một đại ca, nhóm trưởng của một nhóm tù mà tự mình đi ấy nước giữa cái nắng đổ lửa, điều ấy làm anh ta cảm động.
- Anh bị kêu án mấy năm vậy?
- Thưa cán bộ, tôi bị kêu án bốn năm.
- Về tội gì?
- Dạ tội lỡ tay làm chết người.
Tay quản giáo ngạc nhiên.
- Làm chết người mà sao bị kêu án nhẹ vậy? – Anh ta chỉ về phía thằng Còi. – Nó chỉ ăn trộm một con gà mà bị kêu án chín năm . – Rồi như sực nghĩ ra, anh ta cười hỏi. – Chắc là người nhà bên ngoài chạy án hả?
Gã chỉ cười mà không trả lời.
- Còn cán bộ, người Bắc mà sao lại bị điều vào tận trong này?
Nghe hỏi, Nét mặt người quản giáo trầm ngâm rồi trả lời rất bất ngờ.
- Thì tôi cũng như thằng Còi thôi. Không có tiền để chạy.
Hóa ra cái áo quyền lực cũng có cái áo lành, cũng có những cái áo rách. Thảo nào anh ta có vẻ thông cảm hơn vơi những tù nhân. Gã thầm nghĩ.
Chiều muộn, toán tù nhân trở về trại. Tắm rửa xong, gã đi ra xếp hàng lấy cơm. Nhìn suất ăn lõng bõng vài cộng rau với mấy cái sao mỡ nổi lềnh phềnh sau một ngày lao động cật lực, gã không sao nuốt được. Và miếng cơm vào miệng, miếng cơm bã ra. Gã húp một muổng canh cố cho miếng cơm trôi xuống cổ họng nhưng không được. Tư hận đẩy suất cơm ra xa. Thằng Còi ngồi bên hau háu nhìn vào suất cơm của gã.
- Đại ca không ăn ạ? Đại ca cho em nhé?
Tư hận gật đầu và đứng dậy. Thằng Còi vồ lấy xuất cơm thừa ăn ngấu nghiến.
Về phòng, gã mở túi lôi ra một bọc bánh mì khô mà tháng nào Hân cũng tiếp tế cho gã, lấy ra mấy lát chậm rãi nhai.
- Anh cố gắng kiềm chế tính nóng của mình đừng có phạm nội quy của trại kẻo lại bị phạt không được gửi đồ tiếp tế đấy.
Lần nào vào cô cũng nhắc nhở anh. Cô không dùng từ “ Cải tạo tốt” như cái bảng nội quy của trại đề ra vì cô biết rằng cái trại này chẳng cải tạo được ai bao giờ. Nó chỉ là một trại đào tạo thêm cho cái lì lợm, hung dữ, bất cần đời và vô vàn những cái khốn nạn khác của con người.
Tư Hận lôi trong túi đồ của mình ra tấm hình của con gái mà Hân đã cẩn thận ép plastic cho khỏi bị nhàu. Gã say mê ngắm bức ảnh. Gã thèm gặp con biết bao. Lần nào Hân vào tiếp tế, gã cũng đều hỏi sao không cho con vào và lần nào cô cũng phải nói dối. Điều đó làm gã lờ mờ hiểu: “ Đã có điều gì đó xảy ra”. Điều gì? Gã không biết nhưng với một người có đầu óc tổ chức và phán đoán cao như gã, gã đã phải đặt ra một câu hỏi “ Hay đấy không phải là con mình? Hân nói thế chẳng qua là để bắt gã kí vào tờ đơn xin đăng kí kết hôn”. Nhưng rồi gã nhanh chóng gạt bỏ khả năng này. Nếu con bé là con Ba Tâm thì hai người đó sẽ kết hôn từ lâu rồi đâu đến lượt gã. Mười lăm năm, haii người đâu có thể chỉ có một mình con bé. Đúng là con gã. Nhưng tại sao?
“ Em không muốn con em phải xấu hổ vì bố nó là một thằng cướp” Câu nói mười lăm năm xưa vọng lại bên tai gã. Gã nhớ đến cái ánh mắt dữ dội của cô khi quát vào mặt gã “ Anh phải kí! …Và bây giờ em sẽ dùng phần đời còn lại của mình để lấy lại một người bố cho con mình”. Chẳng lẽ em chưa dám nói với con bố nó là ai?
Gã cảm thấy cay đắng. Nhỏ ơi! Anh sẽ không trách nhỏ đâu. Anh đáng bị trừng phạt như thế. Gã cầm bức ảnh lên thầm thì nói chuyện với con gái.
- Con! Con xấu hổ vì bố lắm phải không?
Hình như con bé trong bức ảnh gật đầu. Bên tai gã bỗng vang lên một tiếng thét.
- Không! Ông không phải là bố tôi.
Gã ôm lấy mặt, cắn chặt môi cho nước mắt khỏi trào ra
*
* *
Thực ra gã vốn là một anh chàng nông dân hiền lành chất phác ở Bình Định một vùng đất võ nổi tiếng. Gã ham thích võ từ thủa còn bé tí. Nhà gã không giầu nhưng cũng chẳng nghèo. Nhà có hơn ba công ruộng đủ để ba người nhà gã sống một cuộc sống bình dị như hàng ngàn hộ nông dân khác. Gã cũng chẳng có mơ ước gì to tát. Ngày ngày ra đồng làm việc, tối về theo đến các lò võ , một hình thức vui chơi là chính chứ cũng chẳng phải có mong muốn giật giải nọ giải kia gì. Lớn lên lấy vợ đẻ dăm bảy đưa con. Tất cả quây quần dưới bóng dừa xanh mát. Thế nhưng cái giấc mơ nhỏ bé và thanh bình ấy gã cũng không thực hiện nổi. Nhà gã bị giải tỏa, bố gã vốn cũng là dân võ, ông tu hết một chai rượu rồi cầm cây đòn càn đứng ra chặn đoàn quân giải tỏa được trang bị đến tận răng và ông đã chết trong đồn cảnh sát. Mẹ gã nhận được tin đã đột quỵ và mất chỉ sau đó vài tháng. Lúc ấy, gã đã nhận ra rằng: Lẽ phải thuộc về kẻ mạnh.
Gã từ bỏ quê hương, mảnh đất đã để lại trong tâm hồn trong sáng của gã những kỉ niệm đầy nước mắt, để lại cái giấc mơ nhỏ bé thanh bình, dạt lên thành phố Hồ Chí Minh kiếm sống. Không nghề nghiệp, gã chỉ có thể làm một việc đầy lương thiện và nhọc nhằn đó là bốc vác thuê. Với sức lực như gã, lại hiền lành, chăm chỉ, gã kiếm tiền cũng khá dễ dàng. Không giàu, nhưng cũng đủ nuôi thân và bắt đầu mơ ước đến một ngôi nhà với một người đàn bà. Hãy sống lương thiện, tốt bụng! Ngày xưa bố gã thường dạy gã thế và điều ấy đã ăn sâu vào trong tâm thức gã. Nhưng! Ai cho gã lương thiện?
Một hôm, sau khi bốc vác thuê cho một bà chủ một cửa hàng nhỏ ở bến xe. Thấy gã mồ hôi nhễ nhại, bà chủ cửa hàng rót cho gã một cốc nước trà, bỏ mấy viên đá vào đưa cho gã. Đang uống nước thì mấy thằng cô hồn kéo đến.
- Ê mụ già! – Một thằng to con nhất săm trổ đầy mình có lẽ là thằng đứng đầu nhóm, khệnh khạng hất hàm nói với bà già. – Đến kì rồi. Nộp tiền đi.
Bà lão sợ tái mặt van vỉ.
- Tháng này ế quá, Các chú làm ơn cho tôi khất đến tháng sau.
Thằng toán trưởng hất hàm ra lệnh cho ba thằng đàn em.
- Không khất khứa gì cả! Chúng mày ra tay đi.
Ba thằng đàn em xô lại. Tư Hận bỏ chén nước xuống, nắm tay một thằng đàn em khi nó nắm lấy số hàng hóa trong cửa hàng định vứt ra ngoài đường.
- Chúng bay định làm gì vậy? Mày không thấy bả còn hơn cả tuổi mẹ mày sao?
Thằng đầu lĩnh tiến về phía gã gườm gườm.
- Ngon mày! Muốn ra tay nghĩa hiệp sao?
Gã buông tay thằng đàn em và ra đòn. Chỉ một đòn, thằng đầu lĩnh nằm bất động trên nền đất. Và bắt đầu từ đấy, cuộc đời đã xô đẩy gã theo một hướng khác khi cả toán cô hồn tôn gã làm thủ lĩnh. Và rồi năm tháng trôi đi, những lướp bùn đen đúa cứ quyét lên gã hết lớp này đến lớp khác khiến cho gã trở thành một con người khác hẳn. Nhưng tận sâu thẳm dưới những lớp bùn đó, cái bản tính thiện lương trong gã không chết, thỉnh thoảng, nó lại trồi lên và lóe sáng.
- Sao chưa đi ngủ mà lại ngồi ủ rũ thế này?
Tiếng nói của người quản giáo làm gã giật mình ngẩng đầu lên. Người quản giáo nhìn thấy bức ảnh, anh ta cầm lấy xem và hỏi.
- Con gái anh đấy à?
Gã khẽ gật đầu. Người quản giáo hỏi tiếp.
- Sao tôi chưa bao giờ thấy nó đến thăm anh ?
- Chắc nó không muốn nhận tôi là bố.
Gã cay đắng thừa nhận. Người quản giáo im lặng. Anh ta ngắm kĩ bức ảnh. Một cô gái trẻ, xinh. Một tương lai mở rộng trước mắt một cô gái xinh như thế này. Nhưng! Anhh ta thở dài. Cái bóng đen của người bố sừng sững chắn ngang cái con đường thênh thang ấy. Liệu cô gái này có cái quyền không nhận bố không? Anh ta tự hỏi. Và nếu có cái quyền ấy thì cái bóng đen của người bố có biến mất không trong cuộc đời cô ta?
- Đừng nghĩ ngợi nữa! Chỉ còn cách trở thành một người bố thôi.
Anh ta an ủi gã. Gã nhìn người cán bộ quản giáo với ánh mắt biết ơn. Làm bố! Cực dễ. Trở thành một người bố! Thật chẳng dễ chút nào.
*
* *
Năm giờ sáng, Gã lùa anh em dậy chuẩn bị đi làm. Cuối cùng thì ban giám đốc trại cũng thấy đề nghị của gã là hợp lí và đã đồng ý cho toán của gã thay đổi giờ làm việc. Toán của gã toàn những người khỏe mạnh, dân anh chị, đao búa, duy nhất có thằng Còi , không hiểu sao người ta lại tống nó vào làm công việc nặng nhọc này. Gã phân cho thằng còi đứng máy trộn đất, một công việc nhẹ nhàng nhất.
Toán của gã toàn những dân anh chị cộm cán, cả trại ai cũng kiềng mặt không ai dám dây vào kể cả cán bộ quản giáo. Tám tháng trước, khi gã chưa được đưa về đây, một cán bộ quản giáo bị mấy người không biết là ai chùm bao tải vào đầu đánh chết ngất bên bờ suối. Kỉ luật ở trại rất hà khắc, công việc được giao khoán, không hoàn thành khối lượng , cả nhóm đều bị phạt. Mùa đông còn đỡ, mùa hè nhóm liên tục bị phạt chỉ cho ăn nửa suất cơm. Bị đói, người toán gã lại tạt vào những nương sắn của những đội khác trồng nhổ trộm sắn về ăn. Người ta cứ tưởng kỉ luật càng hà khắc, con người càng vào nề nếp. Nhưng không phải. Những đợt sóng ngầm cứ dâng lên. Những con người không còn gì để mất, không có tương lai, họ phá hoại cả những thành quả lao động do chính mình làm ra. Có những chồng gạch chưa khô không hiểu vì sao tự dưng lại sụp đổ làm hỏng hết cả.
Những người quản giáo ai bị phân phụ trách toán của gã cũng sợ. Sểnh ra là họ trốn. trời mùa hè đổ lửa mà bản thân mình cũng vẫn phải phơi mình dưới nắng như những tù nhân. Cả một bãi mênh mông, không có một bóng cây, chỗ mát duy nhất là những cái lò gạch cũ. Nhưng cứ thử chui vào đấy tránh nắng mấy phút thử xem, ít nhất đã có một thằng biến mất. Cảnh ấy diễn ra kéo dài dài cho đến tận khi gã chuyển trại và được đưa vào toán này.
Gã nổi tiếng giang hồ, thế nhưng chính quyền lại không để ý đến gã. Một phần do cái khôn ngoan, nhưng có lẽ phần lớn là do cái tình thiện lương trong con người gã chưa chết. Gã không bao giờ cho người của mình tham gia vào những vụ đâm thuê, chém mướn dù cho được trả nhiều tiền đến mấy. Còn cướp giật thì gã lại ghét nhất trần đời. gã luôn cho rằng: Đàn ông đi ăn cướp của mấy mụ đàn bà thật không bằng con chó. Gã chỉ hành mỗi một nghề là bảo kê. Nhưng đừng thằng nào dại mà xâm phạm vào địa bàn của gã. Gã sẽ đánh cho tơi tả. Nhưng chưa bao giờ gã giết người, gã chỉ đánh để cho những kẻ định tranh giành địa bàn với gã biết rằng “ Vụ này không ngon “ Là dừng lại. Mà mấy vụ đánh lộn nhau tranh giành địa bàn nếu không gây ra chết người thì mấy ông chính quyền sức mấy mà để ý đến. Gã cũng rất ít khi phải ra tay. Quân đông, mấy thằng đứng đầu dưới trướng như Ba Tâm, Ba Thi được gã truyền dạy võ công hàng ngày dư sức để dẹp những đám cô hồn lẻ tẻ muốn tranh cướp địa bàn. Vì vậy cho nên tên Tư Hận ai cũng biết nhưng mặt Tư Tận ít người hay.
Hồi mới vào đây, thằng toán trưởng cũ nhìn cái dáng lừng lững như một con gấu của gã cũng ngại. Nó hất hàm hỏi.
- Tên gì mày?
- Tư
Gã trả lời gọn lỏn.
- Can tội gì?
- Giết người
Hai tiếng “ Giết người” Buông ra lạnh lùng khiến thằng nhóm trưởng , một thằng cướp khét tiếng lạnh sống lưng. Trong tù, tội ác càng lớn càng được nể trọng. Nó bảo thằng Còi.
- Mày chuyển qua chỗ bên cạnh chuồng xí, để chỗ ấy lại cho nó.
Gã gạt đi.
- Không cần! Tao nằm đó cũng được.
Rồi xách tú đi đến cái giường đặt cạnh chuồng xí. Một thằng ngồi ở tít góc phòng đằng kia nhìn chữ hận trên ngực gã rồi ngập ngừng hỏi.
- Đại ca có phải là Tư hận không?
Gã chỉ khẽ gật đầu mà không trả lời. Thằng toán trưởng đứng phắt ngay dậy, chắp tay vái gã một vái , nói sặc mùi tiểu thuyết kiếm hiệp.,
- Ân công! Em tìm mãi không ngờ gặp được ân công tại chốn này.
Gã ngạc nhiên nhìn nó, cố nhớ xem nó là ai nhưng gã chịu không nhớ nổi
- Tao có ơn với mày à?
- Vâng! Bảy năm trước tại cần thơ, đại ca có ném một viên gạch vào bọn cơ động cho một người chạy thoát. Đó chính là thằng em.
Gã à lên một tiếng. Bây giờ thì gã nhớ.
Tối hôm đó, trên đường đi thu tiền bảo kê, gã gặp thằng này đang bị hai cảnh sát cơ động cưỡi trên một cái xe máy truy đuổi. Gã nhặt một hòn gạch vỡ bên đường ném một nhát trúng tay lái của thằng ngồi trước, chiếc xe máy lạng đi đâm vào vỉa hè đổ kềnh. Thế là thằng cướp chạy thoát. Gã cũng chẳng nói với ai chuyện ấy nhưng không hiểu tại sao thằng này lại đoán ra được là gã.
- Đại ca chém chết thằng nào mà lại bị bắt ?
Thằng trưởng nhóm hỏi. Gã trả lời, lại gọn lỏn.
- Tư Râu
Tất cả đều nhìn gã với con mắt kính nể. Tư Râu mới dạt vào miền nam có mấy tháng mà tiếng tăm đã nổi như cồn. Nó nổi tiếng là một người giỏi võ và tàn nhẫn. Nó cũng giống gã, không giết người nhưng đã ra tay với ai, là làm cho người đó tàn phế suốt đời.
*
* *
Chín giờ sáng, nắng đã gay gắt. Gã bảo với người quản giáo.
- Anh vào trong lò gạch ngồi cho khỏi nắng.
Người quản giáo ngần ngại. Gã hiểu ý.
- Anh cứ vào đấy đi. Đừng sợ. Thằng nào chạy trốn, tôi tình nguyện ngồi biệt giam ba tháng.
Người quản giáo yên tâm sách súng chui vào cái lò gạch cũ tránh nắng. Chín rưỡi, gã bảo thằng Còi.
- Mày đếm thử xem đủ mức khoán chưa.
Thằng còi đi đếm , một lúc quay lại nó bảo.
- Thừa hai trăm viên.
Nhìn nhanh về phía chiếc lò gạch , Người quản giáo đã chui tít vào bên trong, Gã bảo mấy thằng.
- Chúng mày nhanh chóng giấu số gạch thừa đi. Ngày mai đi làm muộn nửa tiếng.
Mấy đứa nhanh chóng phi tang số gạch thừa vào một cái lò gạch khác.
- Nghỉ thôi!
Tư hận hô to. Mọi người lục tục thu dọn đồ nghề. Lúc ấy, tay quản giáo mới lò dò đi ra. Mắt anh ta kiểm nhanh số người. Vẫn đủ.