Thú chơi dân gian Tết Huế
UGNO.VN
Tết nông thôn Huế thực sự đến chỉ từ chiều 30, khi bữa cơm cúng dọn từ bàn thờ bưng trải ra mâm, cả nhà quây quần trên chiếu phản trong khi bên ngoài trời chuyển màu dần sang tối. Đó là bữa cơm cúng mời tổ tiên và táo quân, thổ địa trở về nhà ăn Tết. Những ngày giáp Tết công việc đồng áng bề bộn, có nhiều nhà tuy đã dựng con nêu và tiễn đưa ông táo về trời từ ngày 23 tháng Chạp, nhưng không khí xuân chỉ thực sự hiện diện trong mỗi gia đình từ chiều nay, sau bữa cơm chiều thịnh soạn, bàn thờ hương chong, đèn rạng, cả nhà tất bật chuẩn bị cộ cúng giao thừa đón chào năm mới.
Sáng mồng một mở đầu năm mới, mỗi gia đình chọn người tuổi tốt xuống giường đạp đất đầu năm. Ngoài những nghi lễ ngày Tết gia đình thường bắt đầu từ mỗi buổi sáng gồm cúng bái tổ tiên, mừng tuổi cha mẹ, người thân, thăm viếng họ hàng, xóm giềng, chúc mừng con cháu,... người dân nông thôn còn dành nhiều thời gian tham gia nhiều trò chơi dân dã mua vui, cầu mong vận may, điều tốt đẹp cho cả năm.
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin giới thiệu một vài thú chơi dân gian Tết Huế cách đây chừng 50 – 60 năm trước.
1.CHƠI BÀI TỚI
Bài tới thóat thai từ cổ bài lá tổ tôm. Đánh tổ tôm, đánh chắn, đánh tài bàn đều sử dụng cổ bài lá tổ tôm nhưng khác nhau về cách chơi . Đánh tổ tôm rất khó, chỉ dành cho các cụ thâm nho. Đánh chắn, tài bàn tuy qui luật ít nghiêm ngặt hơn nhưng giới bình dân khó lĩnh hội, nhất là phụ nữ và lớp thanh niên nông thôn. Ca dao xưa đã có câu về thú chơi tổ tôm như là một cách thể hiện trình độ và phong cách của bậc kẻ sĩ nho gia:
Làm trai biết đánh tổ tôm
Uống chè Mạn Hảo xem Nôm Thúy Kiều.
Bài tới là một phát kiến sáng tạo từ các quân bài tổ tôm gồm ba pho: pho Văn, pho Vạn, pho Sách; mỗi pho 10 quân bài. Tuy tuân thủ kết cấu 3 pho của tổ tôm nhưng tên gọi và hình ảnh các con bài tới có thay đổi. Trong khi tổ tôm gọi tên các con bài theo thứ tự các pho như nhị văn, tam vạn, ngũ sách, cửu sách... thì bài tới gọi tên các con bài tương ứng là con trường hai, con quăng, con dày, con gối...
Chơi bài tới không rườm rà, dễ tập, phù hợp điều kiện nông thôn nông nghiệp, đáp ứng được nhu cầu giải trí bình dân nên phổ biến rộng rãi.
Bảng sau đây đối chiếu 30 quân bài của tổ tôm và bài tới:
Con bài tới làm bằng giấy bồi, có hình chữ nhật đứng 2 x 8,5 phân. Mặt trước là hình con bài, mặt sau đều một màu xanh hoặc đỏ, đỏ cam. Lá bài tới in bằng bản khắc mộc, được cho là tốt khi giấy in bài cứng vừa phải; mặt trước con bài in hình rõ nét, mặt sau đều màu, không có dấu dễ lộ bài; bộ bài chơi nhiều lần được xoa xáo trộn trên chiếu không bung góc, không nhàu, khộng đổ xơ. Khỏang giữa thế kỷ trước, khi còn là thiếu niên, đi học về tôi phụ cô tôi bán tạp hóa ở chợ Đông Ba. Những tháng cận Tết, quán nhận tranh ảnh thờ của người làng Sình hay giấy tiền vàng mã của thím Hoài, một người Tàu ở đường Gia Hội, gần chùa Ông để bán, tôi thường thấy có thêm các bộ bài tới. Hình ảnh con bài sắp xếp theo hệ thống của 3 pho. Pho Văn tượng hình bằng những vòng tròn như bánh xe và nửa đồng tiền đồng. Pho Vạn vẽ hình người bằng những nét kẽ gần như trường phái hội họa tượng trưng ngày nay.
Pho Sách vẽ các nút hình tròn nhỏ liên kết nhau, giữa các vòng tròn có một chấm đen. Phía trên các con bài đều có hàng chữ nho ghi tên con bài như của tổ tôm (tứ văn, thất văn, thất vạn, ngũ sách...). Về sau, hàng chữ này được thay thế bằng chữ quốc ngữ, ghi tên con bài theo tên của bài tới (voi, liễu, nhọn, dày...).Người chơi bài tới không mấy quan tâm đến các chữ này. Họ chỉ nhận diện con bài qua hình vẽ. Khó nhất là trong pho Vạn, hình nào cũng na ná như nhau, chỉ có vài tiểu tiết nhỏ để phân biệt. Người mới chơi khó phân biệt con cẳng, con ngủ, con đấu, con chuôm...nếu không chú ý con cẳng mặt nghiêng, phía dưới có 4 đường sóng, con ngủ trọc đầu, con đấu như con ngủ nhưng đỉnh đầu đội một ô như cái đấu, con chuôm thì phía trên đầu có một mảng gạch chéo như chuôm...
Một hội bài tới dùng 2 lần bộ bài (60 con), chia làm hai phe, mỗi phe 30 con. Sòng bài tới phải có đủ 6 người, mỗi phe 3 người ngồi một bên chiếu. Giữa hai phe là ngọn đèn dầu làm ranh giới. Hai phe cách biệt nhau và giữ bí mật các quân bài mỗi người cầm trên tay. Trong cùng một phe, 3 người có thể nhìn bài nhau để bàn luận con bài đánh ra nhưng không được trao đổi bài cho nhau. Trước một ván bài, mỗi phe lật sấp 30 con bài đều trên chiếu, xoa xáo trộn để mỗi người bốc ngẫu nhiên 10 con bài cho tay mình. Người vừa tới ván trước ra một con bài đi chợ cho phe bên kia. Ở phe kia, người có giữ con bài đó ra tiếp một con bài khác trả lại cho phe đối phương. Cả hai con bài đều được vất ngữa xuống chiếu để đối phương kiểm tra. Cứ thế, giữa hai phe lần lượt nhận bài, ra bài. Người nào nhẹ tay đi hết 4 cặp bài sớm, còn hai con cuối thì chực. Nếu phe kia đi một con bài trúng với một trong hai con bài chực, thì được tới. Những con bài đã đi đều được lật ngữa và giữ ở chiếu của mỗi phe, không lẫn lộn với phe bên kia.
Cách chung tiền thắng cho người tới bài tùy thuộc lệ giao trước khi chơi. Lệ được dùng nhiều nhất là trước khi vào một hội, cả 6 tay chơi đều chung tiền để dưới đế đèn đặt giữa chiếu làm ranh giới cho hai phe. Hễ ai tới thì được ăn một ván, lấy một phần tiền chung. Khi người tới bài ăn hết 6 phần tiền chung thì hết hội, phải chung tiền để đánh hội khác. Có những hội bài sặc mùi ăn thua thì lệ qui định người tới lấy hết tiền chung và các tay chơi phải đậu lại hội mới. Có sòng bài theo lệ chia làm hai phe, người tới bài được 3 tay bài phe kia chung tiền. Cách chung tiền kiểu này buộc các tay bài cùng phe phải liên kết tính tóan để người phe mình được tới. Ở phe thắng, dù chỉ một người được nhận tiền chung của 3 người phe kia, nhưng hai người trong phe khỏi phải mất tiền. Chung tiền theo phe khiến sòng bài tới hấp dẫn hơn nhưng cũng dễ sinh ra gian dối khi các tay bài cùng phe lén đổi bài cho nhau để giành tới về phe mình.
Trong bộ bài tới có 3 con cặp yêu của ba pho không được chực. Đó là con ầm, con tử, con mỏ. Các con bài này đếu có kí hiệu màu đỏ nên được gọi là bài đỏ. Con ầm tô đỏ cả con bài. Con tử, con mỏ chỉ có một vòng tròn đỏ đóng phần trên hình vẽ. Người chơi bài tới thích bắt được các con bài này vì nó dễ đi nhưng không tính tóan kỹ thì đôi khi bị đền. Đó là trường hợp một tay bài chỉ còn lại 4 con bài trên tay, trong đó có 2 con bài đỏ. Nếu phe bên kia đi trúng một con bài đỏ thì tay bài này đi trả con bài đỏ thứ hai, trên tay còn hai con bài đen để chực. Nếu không may, phe kia đi trúng một con bài đen, thì tay bài này chỉ đi được một con bài đỏ và trên tay còn lại một con bài đỏ (trong 2 con chực cuối cùng) và thế nào phe đối phương cũng đi con bài đỏ này. Thế là tay bài ấy bị tới thối, không được ăn tiền còn phải phạt, chung tiền một suất theo lệ chung tiền cho tay bài phe bên kia phát con bài tới đó. Ván sau tay bài tới thối phải đi chợ cho sòng bài. Mà đã đi chợ thì cuối bài chỉ được chực một con, thiệt thòi một nửa so với các tay bài khác.
"Chẳng thong dong cũng ba ngày Tết". Dù suốt năm vất vả đến mấy, ba ngày Tết người dân nông thôn cũng cố tạo ra không khí no đủ, thảnh thơi cho gia đình. Họ tin đó là điềm lành cho cả năm. Những ngày ấy trong nhà không thể không có sòng bài tới. Chiếc chiếu hoa mới dành cho ngày Tết được trải ngay ngắn trên chiếc giường ở một góc nhà. Sáu người túm tụm xoa bài, tranh bắt bài, ra bài rôm rả bằng cả điệu bộ và ngôn ngữ thân mật. Tiếng cười dòn không ngớt vang lên khi có người tinh nghịch hô tên quân bài một cách bông đùa, xỏ xiên. Khách ra vào chúc Tết đôi khi cũng bị sòng bài tới lôi cuốn, ngồi chơi mãi không về. Sòng bài tới khác hẳn các lọai sòng bạc khác. Chủ nhà đã không có tiền xâu, lại còn bỏ tiền lựa mua bộ bài tốt, tốn thêm trầu chè, bánh mứt. Giới đàn ông thường ít thích chơi bài tới bằng phụ nữ. Có những chị mê chơi không chỉ ba ngày Tết mà kéo dài nhiều ngày, suốt tháng, bỏ việc, thua tiền. Vì thế dân gian có vè bài tới như sau :
Nghe vẻ nghe ve/ Nghe vè bài tới/ Cơm chưa kịp xới/ Trầu chưa kịp têm/ Tôi đánh một đêm/ Thua ba tiền rưỡi/ Về nhà chồng chửi/ Thằng Móc, Thằng Quăng/ Đánh sao không ăn/ Mà thua lắm bấy/ Tôi lấy tiền cấy/ Cho đủ mười ngày/ Năm dày bảy sưa/ Cũng là nhịp kéo/ Chị em khéo léo/ Dễ mượn dễ vay/ Thân tôi ngày rày/ Dầm sương dãi nắng/ Chị em có mắng/ Tôi cũng ngồi đây/ Nó là năm dày/ Nó cũng a dua/ Ăn thì tôi lùa / Thua thì tôi chịu.
Bộ bài tới được vận dụng vào nhiều cách chơi khác nhau. Chơi bài tới là cách phổ biến nhất ở vùng nông thôn Trị Thiên mỗi dịp Tết đến, xuân về. Bài tới chỉ chơi trong nhà. Ngày Tết, lễ hội, bộ bài tới còn được cải biên cách chơi để phục vụ nhiều người nơi công cộng. Đó là bài chòi, bài thai.
UGNO.VN
Tết nông thôn Huế thực sự đến chỉ từ chiều 30, khi bữa cơm cúng dọn từ bàn thờ bưng trải ra mâm, cả nhà quây quần trên chiếu phản trong khi bên ngoài trời chuyển màu dần sang tối. Đó là bữa cơm cúng mời tổ tiên và táo quân, thổ địa trở về nhà ăn Tết. Những ngày giáp Tết công việc đồng áng bề bộn, có nhiều nhà tuy đã dựng con nêu và tiễn đưa ông táo về trời từ ngày 23 tháng Chạp, nhưng không khí xuân chỉ thực sự hiện diện trong mỗi gia đình từ chiều nay, sau bữa cơm chiều thịnh soạn, bàn thờ hương chong, đèn rạng, cả nhà tất bật chuẩn bị cộ cúng giao thừa đón chào năm mới.
Sáng mồng một mở đầu năm mới, mỗi gia đình chọn người tuổi tốt xuống giường đạp đất đầu năm. Ngoài những nghi lễ ngày Tết gia đình thường bắt đầu từ mỗi buổi sáng gồm cúng bái tổ tiên, mừng tuổi cha mẹ, người thân, thăm viếng họ hàng, xóm giềng, chúc mừng con cháu,... người dân nông thôn còn dành nhiều thời gian tham gia nhiều trò chơi dân dã mua vui, cầu mong vận may, điều tốt đẹp cho cả năm.
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin giới thiệu một vài thú chơi dân gian Tết Huế cách đây chừng 50 – 60 năm trước.
1.CHƠI BÀI TỚI
Bài tới thóat thai từ cổ bài lá tổ tôm. Đánh tổ tôm, đánh chắn, đánh tài bàn đều sử dụng cổ bài lá tổ tôm nhưng khác nhau về cách chơi . Đánh tổ tôm rất khó, chỉ dành cho các cụ thâm nho. Đánh chắn, tài bàn tuy qui luật ít nghiêm ngặt hơn nhưng giới bình dân khó lĩnh hội, nhất là phụ nữ và lớp thanh niên nông thôn. Ca dao xưa đã có câu về thú chơi tổ tôm như là một cách thể hiện trình độ và phong cách của bậc kẻ sĩ nho gia:
Làm trai biết đánh tổ tôm
Uống chè Mạn Hảo xem Nôm Thúy Kiều.
Bài tới là một phát kiến sáng tạo từ các quân bài tổ tôm gồm ba pho: pho Văn, pho Vạn, pho Sách; mỗi pho 10 quân bài. Tuy tuân thủ kết cấu 3 pho của tổ tôm nhưng tên gọi và hình ảnh các con bài tới có thay đổi. Trong khi tổ tôm gọi tên các con bài theo thứ tự các pho như nhị văn, tam vạn, ngũ sách, cửu sách... thì bài tới gọi tên các con bài tương ứng là con trường hai, con quăng, con dày, con gối...
Chơi bài tới không rườm rà, dễ tập, phù hợp điều kiện nông thôn nông nghiệp, đáp ứng được nhu cầu giải trí bình dân nên phổ biến rộng rãi.
Bảng sau đây đối chiếu 30 quân bài của tổ tôm và bài tới:
Con bài tới làm bằng giấy bồi, có hình chữ nhật đứng 2 x 8,5 phân. Mặt trước là hình con bài, mặt sau đều một màu xanh hoặc đỏ, đỏ cam. Lá bài tới in bằng bản khắc mộc, được cho là tốt khi giấy in bài cứng vừa phải; mặt trước con bài in hình rõ nét, mặt sau đều màu, không có dấu dễ lộ bài; bộ bài chơi nhiều lần được xoa xáo trộn trên chiếu không bung góc, không nhàu, khộng đổ xơ. Khỏang giữa thế kỷ trước, khi còn là thiếu niên, đi học về tôi phụ cô tôi bán tạp hóa ở chợ Đông Ba. Những tháng cận Tết, quán nhận tranh ảnh thờ của người làng Sình hay giấy tiền vàng mã của thím Hoài, một người Tàu ở đường Gia Hội, gần chùa Ông để bán, tôi thường thấy có thêm các bộ bài tới. Hình ảnh con bài sắp xếp theo hệ thống của 3 pho. Pho Văn tượng hình bằng những vòng tròn như bánh xe và nửa đồng tiền đồng. Pho Vạn vẽ hình người bằng những nét kẽ gần như trường phái hội họa tượng trưng ngày nay.
Pho Sách vẽ các nút hình tròn nhỏ liên kết nhau, giữa các vòng tròn có một chấm đen. Phía trên các con bài đều có hàng chữ nho ghi tên con bài như của tổ tôm (tứ văn, thất văn, thất vạn, ngũ sách...). Về sau, hàng chữ này được thay thế bằng chữ quốc ngữ, ghi tên con bài theo tên của bài tới (voi, liễu, nhọn, dày...).Người chơi bài tới không mấy quan tâm đến các chữ này. Họ chỉ nhận diện con bài qua hình vẽ. Khó nhất là trong pho Vạn, hình nào cũng na ná như nhau, chỉ có vài tiểu tiết nhỏ để phân biệt. Người mới chơi khó phân biệt con cẳng, con ngủ, con đấu, con chuôm...nếu không chú ý con cẳng mặt nghiêng, phía dưới có 4 đường sóng, con ngủ trọc đầu, con đấu như con ngủ nhưng đỉnh đầu đội một ô như cái đấu, con chuôm thì phía trên đầu có một mảng gạch chéo như chuôm...
Một hội bài tới dùng 2 lần bộ bài (60 con), chia làm hai phe, mỗi phe 30 con. Sòng bài tới phải có đủ 6 người, mỗi phe 3 người ngồi một bên chiếu. Giữa hai phe là ngọn đèn dầu làm ranh giới. Hai phe cách biệt nhau và giữ bí mật các quân bài mỗi người cầm trên tay. Trong cùng một phe, 3 người có thể nhìn bài nhau để bàn luận con bài đánh ra nhưng không được trao đổi bài cho nhau. Trước một ván bài, mỗi phe lật sấp 30 con bài đều trên chiếu, xoa xáo trộn để mỗi người bốc ngẫu nhiên 10 con bài cho tay mình. Người vừa tới ván trước ra một con bài đi chợ cho phe bên kia. Ở phe kia, người có giữ con bài đó ra tiếp một con bài khác trả lại cho phe đối phương. Cả hai con bài đều được vất ngữa xuống chiếu để đối phương kiểm tra. Cứ thế, giữa hai phe lần lượt nhận bài, ra bài. Người nào nhẹ tay đi hết 4 cặp bài sớm, còn hai con cuối thì chực. Nếu phe kia đi một con bài trúng với một trong hai con bài chực, thì được tới. Những con bài đã đi đều được lật ngữa và giữ ở chiếu của mỗi phe, không lẫn lộn với phe bên kia.
Cách chung tiền thắng cho người tới bài tùy thuộc lệ giao trước khi chơi. Lệ được dùng nhiều nhất là trước khi vào một hội, cả 6 tay chơi đều chung tiền để dưới đế đèn đặt giữa chiếu làm ranh giới cho hai phe. Hễ ai tới thì được ăn một ván, lấy một phần tiền chung. Khi người tới bài ăn hết 6 phần tiền chung thì hết hội, phải chung tiền để đánh hội khác. Có những hội bài sặc mùi ăn thua thì lệ qui định người tới lấy hết tiền chung và các tay chơi phải đậu lại hội mới. Có sòng bài theo lệ chia làm hai phe, người tới bài được 3 tay bài phe kia chung tiền. Cách chung tiền kiểu này buộc các tay bài cùng phe phải liên kết tính tóan để người phe mình được tới. Ở phe thắng, dù chỉ một người được nhận tiền chung của 3 người phe kia, nhưng hai người trong phe khỏi phải mất tiền. Chung tiền theo phe khiến sòng bài tới hấp dẫn hơn nhưng cũng dễ sinh ra gian dối khi các tay bài cùng phe lén đổi bài cho nhau để giành tới về phe mình.
Trong bộ bài tới có 3 con cặp yêu của ba pho không được chực. Đó là con ầm, con tử, con mỏ. Các con bài này đếu có kí hiệu màu đỏ nên được gọi là bài đỏ. Con ầm tô đỏ cả con bài. Con tử, con mỏ chỉ có một vòng tròn đỏ đóng phần trên hình vẽ. Người chơi bài tới thích bắt được các con bài này vì nó dễ đi nhưng không tính tóan kỹ thì đôi khi bị đền. Đó là trường hợp một tay bài chỉ còn lại 4 con bài trên tay, trong đó có 2 con bài đỏ. Nếu phe bên kia đi trúng một con bài đỏ thì tay bài này đi trả con bài đỏ thứ hai, trên tay còn hai con bài đen để chực. Nếu không may, phe kia đi trúng một con bài đen, thì tay bài này chỉ đi được một con bài đỏ và trên tay còn lại một con bài đỏ (trong 2 con chực cuối cùng) và thế nào phe đối phương cũng đi con bài đỏ này. Thế là tay bài ấy bị tới thối, không được ăn tiền còn phải phạt, chung tiền một suất theo lệ chung tiền cho tay bài phe bên kia phát con bài tới đó. Ván sau tay bài tới thối phải đi chợ cho sòng bài. Mà đã đi chợ thì cuối bài chỉ được chực một con, thiệt thòi một nửa so với các tay bài khác.
"Chẳng thong dong cũng ba ngày Tết". Dù suốt năm vất vả đến mấy, ba ngày Tết người dân nông thôn cũng cố tạo ra không khí no đủ, thảnh thơi cho gia đình. Họ tin đó là điềm lành cho cả năm. Những ngày ấy trong nhà không thể không có sòng bài tới. Chiếc chiếu hoa mới dành cho ngày Tết được trải ngay ngắn trên chiếc giường ở một góc nhà. Sáu người túm tụm xoa bài, tranh bắt bài, ra bài rôm rả bằng cả điệu bộ và ngôn ngữ thân mật. Tiếng cười dòn không ngớt vang lên khi có người tinh nghịch hô tên quân bài một cách bông đùa, xỏ xiên. Khách ra vào chúc Tết đôi khi cũng bị sòng bài tới lôi cuốn, ngồi chơi mãi không về. Sòng bài tới khác hẳn các lọai sòng bạc khác. Chủ nhà đã không có tiền xâu, lại còn bỏ tiền lựa mua bộ bài tốt, tốn thêm trầu chè, bánh mứt. Giới đàn ông thường ít thích chơi bài tới bằng phụ nữ. Có những chị mê chơi không chỉ ba ngày Tết mà kéo dài nhiều ngày, suốt tháng, bỏ việc, thua tiền. Vì thế dân gian có vè bài tới như sau :
Nghe vẻ nghe ve/ Nghe vè bài tới/ Cơm chưa kịp xới/ Trầu chưa kịp têm/ Tôi đánh một đêm/ Thua ba tiền rưỡi/ Về nhà chồng chửi/ Thằng Móc, Thằng Quăng/ Đánh sao không ăn/ Mà thua lắm bấy/ Tôi lấy tiền cấy/ Cho đủ mười ngày/ Năm dày bảy sưa/ Cũng là nhịp kéo/ Chị em khéo léo/ Dễ mượn dễ vay/ Thân tôi ngày rày/ Dầm sương dãi nắng/ Chị em có mắng/ Tôi cũng ngồi đây/ Nó là năm dày/ Nó cũng a dua/ Ăn thì tôi lùa / Thua thì tôi chịu.
Bộ bài tới được vận dụng vào nhiều cách chơi khác nhau. Chơi bài tới là cách phổ biến nhất ở vùng nông thôn Trị Thiên mỗi dịp Tết đến, xuân về. Bài tới chỉ chơi trong nhà. Ngày Tết, lễ hội, bộ bài tới còn được cải biên cách chơi để phục vụ nhiều người nơi công cộng. Đó là bài chòi, bài thai.
Comment