• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Huy Cận

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Huy Cận

    Huy Cận

    Tên thật là Cù Huy Cận, sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, quê làng Ân Phú huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; cha là một nhà nho.
    • Ông đậu tú tài Tây ở Huế, sau đó theo học ở trường Cao Đẳng Canh Nông, ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Năm 1943 ông đậu kỹ sư canh nông.
    • Năm 1945 làm Thứ trưởng rồi làm Bộ trưởng, phụ trách các công tác văn hoá và văn nghệ.
    • Ông làm thơ từ 1934, đăng thơ từ năm 1936. Tác phẩm tiêu biểu gồm có các tập thơ Lửa Thiêng (1940), Kinh Cầu Tự (1942), Vũ Trụ Ca chưa in, (1942-43), Trời Mỗi Ngày Lại Sáng (1958), Đất Nở Hoa (1960), Bài Thơ Cuộc Đời (1963), Những Năm Sáu Mươi (1968), Cô Gái Mèo (1972), Chiến Trường Gần Chiến Trường Xa (1973), Ngày Hằng Sống Ngày Hằng Thơ (1975), Ngôi Nhà Giữa Nắng (1978).
    • Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ Mới, thơ ông có một bản sắc và giọng điệu riêng, có chiều sâu xã hội cũng như triết lý.Thơ Huy Cận mang một nỗi buồn sâu lắng, miên man, ảo não và thảm đạm; nỗi buồn của "đêm mưa", của "người lữ thứ", nỗi buồn của "quán chật đèo cao", của "trời rộng sông dài".
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #16

    Nhạc sầu

    Ai chết đó ? Nhạc buồn chi lắm thế !
    Chiều mồ côi, đời rét mướt ngoài đường
    Phố đìu hiu màu khói cũ lên sương
    Sương hay chính bụi tàn phai lả tả
    Từng tiếng lệ: ấy mộng sầu úa lá
    Chim vui đâu cây đã gãy vài cành
    Ôi chiều buồn ! Sao nắng quá mong manh
    Môi tái nhạt nào mà cười héo vậy ?

    Ai chết đó? trục xoay và bánh đẩy
    Xe tang đi về tận thế giới nào ?
    Chiều đông tàn, lạnh xuống tự trời cao
    Không lửa ấm, chắc hồn buồn lắm đó
    Thê lưng vậy mà ai đành lìa bỏ
    Trần gian sao? Đây thành phố đang quen
    Nhưng chốc rồi nẻo vắng đã xa miền
    Đường sá lạ thôi lạnh lùng biết mấy !

    Và ngựa ơi, đi nhịp đằm chớ nhảy
    Kẻo thân đau chưa quên nệm giường đời
    Ai đi đưa, xin đưa tận cuối trời
    Chớ quay lại nửa đường mà làm tủi

    Người đã chết- Một vài ba đầu cúi
    Dăm bảy lòng thương xót đến bên mồ
    Để cho hồn khi sắp xuống hư vô
    Còn được thấy trên mặt người ấm áp
    Hình dáng cuộc đời từ nay xa tắp

    Xe tang đi, xin đường chớ gập ghềnh
    Không gian ơi, xin hẹp bớt mông mêng
    Ảo não quá trời buổi chiều vĩnh biệt !
    VÀ ngươi nữa, tiếng gió buồn thê thiết
    Xin lặng giùm cho nhẹ bớt cô đơn
    Hàng cờ đen là bóng quạ chập chờn
    Báo tin xấu, dẫu hồn người đã xế...

    Ai chết đó? nhạc buồn chi lắm thế !
    Kèn đám ma hay ấy tiếng đau thương
    Của cuộc đời ?ai rút tự trong xương
    Tiếng nức nở gởi gió đường quạnh quẽ !
    Sầu chi lắm! trời ơi chiều tận thế !
    Em ơi lửa tắt bình khô rượu
    Đời vắng em rồi say với ai.

    Comment

    • #17

      Ngã ba Đồng Lộc

      Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) là nơi giặc Mỹ đã đánh phá vô cùng ác liệt trong cuộc chiến tranh phá hoại vừa qua (trung bình một mét vuông ba quả bom lớn). Quân dân ta đã chiến thắng vẻ vang tại ngã ba Đồng Lộc, luôn luôn đường vẫn thông xe.



      Con ơi, bố về thăm Hà Tĩnh quê ta
      Bố kể con nghe về ngã ba Đồng Lộc.
      Trên mặt đất này có muôn triệu ngã ba
      Và có rất nhiều ngã ba nổi tiếng:
      Có những ngã ba nối những dòng sông lớn của một đại châu, sóng dựng trùng trùng:
      Có những ngã ba nối những con đường dài chạy từ các thủ đô to
      Như những mạch máu khổng lồ
      Trên thân hình trái đất
      Trong đó mỗi con người là một hạt hồng cầu đỏ chói.
      Có những ngã ba, là nơi gặp gỡ của những dòng văn minh lớn đông, tây, kim, cổ...
      Tất cả những ngã ba trên, con có thể học biết trong sách địa dư, trên những bản đồ.
      Mai sau lớn lên con có thể đến thăm và chụp ảnh nữa...
      Xong rồi con có thể quên...
      Nhưng con ơi, con chớ có quên ngã ba Đồng Lộc.
      Trong đời mỗi người cũng có những ngã ba đường
      Trong đời một dân tộc cũng có những ngã ba quyết định
      Những ngã ba vận mệnh
      Những cái nút trên dặm dài lịch sử
      Gặp những ngã ba đời, con sẽ nghĩ suy
      Và con ơi, muốn tìm đúng hướng đi
      Con sẽ nhớ đến ngã ba Đồng Lộc.
      Ngã ba Đồng Lộc:
      Là ngã ba nhưng nào có phân vân
      Nào có đắn đo do dự
      Là ngã ba trên chặng đường quyết liệt
      Những hướng đi đã quyết
      Không phải cho một lần
      Mà cho tất cả mọi lần
      Không phải cho một người
      Mà cho tất cả quê hương đất nước:
      Hướng về Nam, một nửa mình Tổ quốc
      Các ngã ba khác trên đời làm bằng nước, bằng sông, bằng thủy triều lên xuống.
      Hay bằng đá, bằng đất
      Bằng xi măng cốt sắt
      Bằng vôi trắng,? gạch nâu
      Bằng đèn xanh, đèn đỏ đủ màu
      Hay bằng những sự chênh vênh vấp ngã.
      Nhưng ngã ba Đồng Lộc xây bằng xương máu
      Khi con về quê, con nhớ viếng thăm
      Mộ mười cô kề bên đường đỏ.
      Các cô như còn đứng đó
      Chờ lấp hố bom
      Đường thông xe, các cô mới đi nằm
      Các cô để lại tuổi thanh niên
      Mười chín, hai mươi, hăm hai tuổi
      Cho đất nước, quê hương
      Hồn trong như suối,
      Bình minh đời sáng rực vừng dương.
      Con sẽ đi thăm mời cô La Thị Tám
      Từ trường học lại về trận địa đầu non
      Đứng giữa đàn bò, đàn bê mũm mĩm
      Trên sườn núi cao cỏ đã mượt màu xanh
      Như mảng da non trên thân thể đang lành
      Cô sẽ chỉ cho con xem
      Những hố bom loang lổ
      Như đất trên mặt trăng
      Mỗi thước vuông ba quả bom to bự.
      Cô sẽ chỉ con xem
      Nghìn vạn điểm lăn bom nổ chậm
      Cô từng đến cắm cờ
      Mỗi một lần chạy thi với cái chết.
      Đôi chân cô nhanh hơn kíp nổ
      Cô là một ngọn cờ đỏ của quê ta
      Nghìn năm sau lịch sử sẽ còn ghi
      Những năm tháng chiến tranh ác liệt
      Nghìn vạn chuyến xe đi
      Qua trái tim ngã ba Đồng Lộc
      Máu qua tim máu lọc
      Xe vượt qua ngã ba xe xốc tới miền Nam.
      Và con ơi, bố ngồi nghĩ miên man
      Bạn bè ta trong cơn gió lốc
      Hẳn cũng đang vượt những ngã ba Đồng Lộc.
      Những ngã ba Việt Nam
      Dọc đường dài kẻ địch còn găm
      Nhiều bom nổ chậm
      Nhưng chẳng hề chi!
      Khắp năm châu còn nhiều La Thị Tám
      Nhiều Võ Thị Tân
      Đường sẽ thông xe đi về cách mạng.



      Hà Tĩnh 1971
      Em ơi lửa tắt bình khô rượu
      Đời vắng em rồi say với ai.

      Comment

      • #18

        Xuân
        Xuân

        Luống đất thơm hương mùa mới dậy,
        Bên đường chân rộn bước trai tơ.
        Cây xanh cành đẹp xui tay với;
        Sông mát tràn xuân nước đậm bờ.

        Ồ những người ta đi hóng xuân;
        Cho tôi theo với, kéo tôi gần !
        Rộn ràng bước nhịp hương vương gót,
        Nhựa mạnh tuôn trào tưởng dính chân.

        Bắt gặp mùa tươi lên rún rẩy,
        Trong cành hoa trẻ, cổ chim non.
        - Có ai gửi ý trong xuân cũ,
        Đất nở muôn xuân vẫn chẳng mòn.

        Sống trên đời

        Comment

        • #19

          ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi thangbom View Post




          Ngậm ngùi


          Nắng chia nửa bãi; chiều rồi...
          Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu.
          Sợi buồn con nhện giăng mau;
          Em ơi ! Hãy ngủ... anh hầu quạt đây.

          Lòng anh mở với quạt này;
          Trăm con chim mộng về bay đầu giường.
          Ngủ đi em, mộng bình thường !
          Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ...

          Cây dài bóng xế ngẩn ngơ...
          -- Hồn em đã chín mấy mùa thương đau ?
          Tay anh em hãy tựa đầu,

          Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi...



          [ame="http://www.youtube.com/watch?v=OcclmUsD1_k&feature=related"]YouTube- NGAM NGUI[/ame]
          ----------------------------

          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

          Comment

          • #20

            Tình Mất



            Ôi! Những kẻ tôi chỉ chào một bận,

            Chân xa mau, lòng chưa kịp trao thân,

            Trên đường tôi nếu trở lại vài lần,

            Chắc ta đã yêu nhau rồi, - hẳn chứ..

            Một lời nói nếu có gan ướm thử;

            Một bàn tay đừng lưỡng lự trao thơ;

            Một lúc nhìn thêm, đôi lúc tình cờ,

            Chắc có lẽ đã làm nên luyến ái...

            Yêu biết mấy nếu có lần gặp lại!

            Tôi vụng về, tôi ngơ ngác, nên chi

            Người bên tôi mà để người đi,

            Tôi làm nũng, quyết giữ lòng kiêu hãnh;

            Người ở đó, tôi làm như ghẻ lạnh;

            Người đi rồi, thôi mong mỏi gì đâu!

            Những bàn tay đáng lẽ phải giao nhau,

            Hờ hững thế! Không chịu cầm lưu luyến.



            Ôi! Những kẻ cùng tôi không hứa hẹn!

            Người không quen nhưng tôi chắc sẽ yêu;

            Mặt vừa nhìn mà chân đã muốn theo;

            Tình mới chép một hai dòng nhật ký;

            Tên viết tắt, tin rằng lòng nhớ kỹ

            Bạn một hôm đi đến rất tình cờ;

            Tình quên đi ở trong những bức thơ

            Viết không gửi, xếp nằm trong sách cũ;

            Ôi! Bao kẻ chỉ một lần gặp gỡ!

            Bởi vì sao lòng tôi rất thương đau

            Khi nghĩ thầm: "nếu ta đã gần nhau!..."

            (Huy Cận)
            ----------------------------

            Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

            Comment

            • #21

              Trình Bày

              Tôi sẽ đến trước mặt người, Thượng đế
              Để kêu than, khi tôi đã lìa đời
              Khi lá rụng, và hồn tôi đã xế
              Sang bên kia thế giới của loài người

              Trước Thượng đế hiền từ tôi sẽ đặt
              Trái tim đau khô héo thủa trần gian
              Tôi sẽ nói: "Này đây là nước mắt
              Ngọc đau buồn, nguyên khối vẫn chưa tan

              Người biết đấy, lòng tôi trong trắng lắm
              Người cho sao, tôi giữ vậy như gương
              Mặt trời đẹp, sắc đời đua nở thắm
              Tôi đã đành mang nặng nghiệp yêu thương

              Từng bước lạnh teo, một mình lủi thủi
              Tin ngây thơ: hồn sẽ hiểu qua hồn,
              Tôi đâu biết thịt xương là sông núi
              Chia biệt người ra từng xứ cô đơn

              Cả linh hồn tôi đem cho trọn vẹn
              Vốn nhà nghèo không quen thói bán buôn,
              Đến những kẻ mới vờ duyên hứa hẹn
              Tôi cũng cho trọn vẹn cả linh hồn

              Đầu gối rã, tôi đứng chờ đã mệt
              Tôi trông mong hai mắt tối đen rồi
              Tôi đã khóc những đêm sầu đến chết
              Thủa trần gian, xin thượng đế thương tôi

              Tuổi non dại lòng tôi say mến bạn
              Khi thanh xuân, tôi mỏi chạy theo tình
              Nhưng cô độc đã thầm ghi trên trán
              Lòng lạc loài ngay từ thủa sơ sinh

              Lòng tôi đây, trọn một đời thương nhớ
              Hồn tôi đây, thiên hạ bỏ đìu hiu
              Người nhìn xem, chân tôi muôn dấu rỗ
              Thủng gai đời, đây tay với tình yêu

              Hỡi Thượng đế! Tôi cúi đầu trả lại
              Linh hồn tôi đà một kiếp đi hoang
              Sầu đã chín, xin người thôi hãy hái
              Nhận tôi đi, dầu địa ngục, thiên đường"

              Rồi tôi khóc, và đầu tôi ngã gục
              Mắt tôi mờ, và tay của tôi xuôi
              Không biết nữa, thiên đường hay địa ngục,
              -Quên, quên, quên đã mang trái tim người!




              ----------------------------

              Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

              Comment

              • #22

                Buồn Đêm Mưa

                tặng Khái Hưng


                Đêm mưa làm nhớ không gian,
                Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la...

                Tai nương nước giọt mái nhà
                Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn.


                Nghe đi rời rạc trong hồn
                Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi...


                Rơi rơi... dìu dịu rơi rơi...
                Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ..


                Tương tư hướng lạc, phương mờ...
                Trở nghiêng gối mộng, hững hờ nằm nghe.


                Gió về, lòng rộng không che,
                Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư...


                Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 05-02-2010, 12:38 AM.
                ----------------------------

                Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                Comment

                • #23

                  Mẹ Ơi, Đời Mẹ

                  Mẹ ơi, đời mẹ khổ nhiều
                  Trách đời, mẹ giận bao nhiêu cho cùng
                  Mà lòng yêu sống lạ lùng
                  Mẹ không phút nản thương chồng, nuôi con.

                  "Đắng cay ngậm quả bồ hòn,
                  Ngậm lâu hoá ngọt!" Mẹ còn đùa vui!
                  Sinh con mẹ đã sinh đời
                  Sinh ra sự sống, mẹ ngồi chán sao?

                  Quanh năm có nghỉ ngày nào!
                  Sớm khuya làm lụng người hao mặt gầy.
                  Rét đông đi cấy đi cày
                  Nóng hè bãi cát, đường lầy đội khoai.
                  Bấu chân khỏi ngã dốc nhoài
                  Những chiều gánh nước gặp trời đổ mưa.

                  Giận thầy, mẹ chẳng nói thưa,
                  Vỉa câu chua chát lời thơ truyện Kiều.
                  Cắn răng bỏ quá trăm điều
                  Thuỷ chung vẫn một lòng yêu đời này.
                  Mẹ là tạo hoá tháng ngày
                  Làm ra ngày tháng sâu dày đời con.




                  ----------------------------

                  Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                  Comment

                  • #24

                    Xuân Ý

                    Đêm vừa nhẹ, gió vừa mơn
                    Cây chen ánh nguyệt trải vờn bóng xanh
                    Khuya nay, mùa động đầu cành
                    Đồng trăng lục nhạt, vàng thanh lối gần

                    Trăng êm cho gió thanh tân
                    Hương rừng tỉnh dậy ái ân xuống đồng
                    Đêm say không khí say nồng
                    Nghìn cây mở ngọn , muôn lòng hé phơi ...

                    Khuya nay trong những mạch đời
                    Máu thanh xuân dậy thức người héo hon
                    Ngón tay tưởng búp xuân tròn
                    Có người ra dạo vườn non thẫn thờ


                    ----------------------------

                    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                    Comment

                    • #25

                      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi lovenone View Post
                      ÁO TRẮNG

                      tặng Nhất Linh

                      Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
                      Hôm xưa em đến, mắt như lòng,
                      Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,
                      Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng.

                      Em đẹp bàn tay ngón ngón thon;
                      Em duyên đôi má nắng hoe tròn.
                      Em lùa gió biếc vào trong tóc
                      Thổi lại phòng anh cả núi non.

                      Em nói, anh nghe tiếng lẫn lời;
                      Hồn em anh thở ở trong hơi.
                      Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,
                      Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.

                      Đôi lứa thần tiên suốt một ngày,
                      Em ban hạnh phúc chứa đầy tay,
                      Dịu dàng áo trắng trong như suối
                      Tỏa phất đôi hồn cánh mộng bay.

                      (Huy Cận)

                      ----------------------------

                      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                      Comment

                      • #26

                        Huy Cận (1919-2005)

                        Huy Cận (1919-2005)


                        Nhà thơ Huy Cận đã từ trần ngày 19 tháng 2 năm 2005 , tại Hà Nội, thọ 86 tuổi.

                        Tác giả Lửa thiêng là một trong những nhà thơ mới cuối cùng, đã ra đi, mang theo một thời đại, khép lại một cõi thơ: Thơ mới ra đời những năm 30, chính xác hơn, ngày 10 tháng 3 năm 1932 với bài "Tình già" của Phan Khôi, đăng trên Phụ nữ Tân văn số 122. Và cõi thơ ấy đã tồn tại đến ngày nay, với những thăng trầm, dày dạn; đôi khi không ngại dùng quyền lực để tồn tại, như trong thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm, các chủ soái Thơ mới đầy quyền uy như Tố Hữu, Xuân Diệu... đã lạm dụng chức quyền để nghiền nát những nhà thơ trẻ muốn đổi mới thơ ca như Trần Dần, Lê Đạt...

                        Huy Cận là bạn đồng hành của Xuân Diệu, ông cũng là một trong những nhà thơ quan chức cuối cùng còn sót lại của một thời đại, mà đời thơ trùng hợp với đời quan. Huy Cận đã dùng thi ca phục vụ chính trị một cách đắc lực, và cuối cùng, cũng chính con đường quan lộ ấy đã tàn sát thi ca của ông. Ngày nay, những gì mà Huy Cận để lại cho đời, đã và sẽ chỉ còn một ngọn Lửa thiêng đã bùng lên từ thời 20 tuổi, thời mà ngòi bút ông chưa từng nhúng vào hệ lụy của thế quyền.

                        Cù Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919 tại xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Thuở nhỏ học trường làng, trung học ở Huế; đến 1939 ra Hà Nội học trường Cao Đẳng canh nông, và 1943 tốt nghiệp kỹ sư canh nông. Tham gia phong trào Việt minh từ năm 1942, và từ 1945 đến ngày nay liên tục giữ các chức hàm Thứ trưởng, hoặc Bộ trưởng, đặc trách văn hoá văn nghệ.

                        Làm thơ từ năm 1934, được đăng trên báo từ năm 1936. Ngay trong thời gian ở Huế đã cùng với Hoài Thanh viết những bài bình luận trên các báo Tràng An, Sông Hương. Năm 1936, gặp Xuân Diệu ở trường Khải Định, và kết bạn từ đó. Những năm 37, 38, 39, Huy Cận trao đổi thư từ với Chế Lan Viên, lúc đó đã xuất bản Điêu tàn. Từ 1939, ông ra Hà Nội ở chung với Xuân Diệu trên căn gác số 40 phố Hàng Than.

                        Tháng 11 năm 1940, tập Lửa thiêng được nhà Đời Nay của Tự Lực Văn Đoàn xuất bản, Xuân Diệu đề tựa, Tô Ngọc Vân trình bày bià.

                        Năm 1942, xuất bản tập văn xuôi Kinh cầu tự, hoàn thành tập thơ thứ hai Vũ trụ ca, chưa in thành sách. Và từ đó tiếp tục các tập thơ khác, như Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963). Những năm sáu mươi (1968), Cô gái Mèo (1972), Chiến trường gần chiến trường xa (1973), Những người mẹ những người vợ (1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975), Ngôi nhà giữa nắng (1978), v.v...

                        Ở Paris, 1983, một số người yêu thơ Huy Cận, đã giúp ông xuất bản tuyển tập thơ viết tay tựa đề Đi giữa đường thơm, trên giấy quý, gồm phần lớn những bài đã in trong Lửa thiêng và một số bài thơ tình đắc ý, làm sau 45.
                        Năm 1989, giữa cao trào đổi mới, Huy Cận cho in tập Chim làm ra gió, (nhà xuất bản Tác Phẩm Mới) tại Hà Nội .

                        Qua những tuyển tập thơ Huy Cận được liên tục xuất bản hoặc tái bản, chúng ta cũng có thể có cái nhìn khá toàn diện về sáng tác của Huy Cận:

                        Sau 45, hầu hết những tập thơ của ông đều chuyển tải khá rõ nét sứ mệnh tuyên truyền, vì vậy ít bài có thể trụ. Ngay cả bài Các vị La Hán chùa Tây Phương được nhiều người ca tụng, tuy không mang tính cách tuyên truyền, nhưng cũng không còn phong độ bay bổng của thời Lửa thiêng, nhất là tập Chim làm ra gió, Huy Cận tỏ ra hết sức cố gắng quay về với vũ trụ, với thiên nhiên, nhưng thơ ông không còn thanh thoát, không còn bát ngát như ngày xưa nữa.

                        Vũ trụ bát ngát trong Lửa thiêng là gì? Là một vũ trụ sầu, sầu vô cớ, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

                        Thời ấy, người ta hay sầu lắm. Có người bảo: tất cả những nỗi sầu ấy đều giống nhau, đều bắt nguồn từ cái spleen của một chàng Edgar Poe nào đó. Đồng ý, nhưng mỗi nhà thơ tài hoa của chúng ta đều tạo được một mối sầu riêng. Hồ Dzếnh có nét sầu của Hồ Dzếnh, Huy Cận có nỗi sầu Huy Cận... và mỗi nỗi sầu riêng ấy là một vũ trụ thơ, một vũ trụ đời.

                        Hai bài thơ hay vào loại nhất nhì trong tập Lửa thiêng, Huy Cận viết tặng Khái Hưng. Chắc là thời ấy, Huy Cận mến mộ Khái Hưng lắm. Còn một số những bài khác như :

                        Đi giữa đường thơm đề tặng Thạch Lam,

                        Đẹp xưa tặng Tô Ngọc Vân,

                        Học sinh tặng Tú Mỡ,

                        Hồn xa tặng Thế Lữ,

                        Giấc ngủ chiều tặng Hoàng Đạo,

                        Nhạc sầu tặng Nguyễn Gia Trí,

                        Áo trắng tặng Nhất linh...

                        Tập Lửa thiêng, như vậy, ngoài giá trị thi ca, còn lưu lại một chút tình bạn, tình người. Cho nên hôm nay chúng tôi muốn nhắc lại hai bài thơ vào loại hay nhất của Huy Cận: Bài Buồn đêm mưa tặng Khái Hưng, và bài Tràng giang tặng Trần Khánh Giư.
                        Buồn đêm mưa (tặng Khái Hưng)



                        Đêm mưa làm nhớ không gian

                        Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la...

                        Tai nương giọt nước mái nhà
                        Nghe trời nằng nặng nghe ta buồn buồn
                        Nghe đi rời rạc trong hồn
                        Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi...
                        Rơi rơi... dìu dịu rơi rơi...
                        Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ...
                        Tương tư hướng lạc, phương mờ...
                        Trở nghiêng gối mộng, hững hờ nằm nghe.
                        Gió về, lòng rộng không che,
                        Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư...






                        Buồn đêm mưa xác định nỗi sầu Huy Cận. Đó là nỗi buồn vô cớ, xuyên suốt không gian, như một độ ẩm có sức thẩm thấu ngấm ngầm, theo nước mưa thấm vào lòng người. Những yếu tố âm nhạc và thi ca ở đây kết hợp toàn bích như một bản nhạc phổ thơ, như bài thơ phổ nhạc. Và tiếng buồn, khởi đi từ không gian ẩm lạnh của đêm mưa, và tiếng mưa như những nốt nhạc gợi nhớ, một nỗi nhớ vu vơ, nhớ ai? Nhớ không gian. Không gian nào? Không gian giá buốt, chứa một "nỗi hàn bao la"... Càng nằm, càng nghe, càng lạnh, điệu nhạc mưa càng tung hoành, làm khắc khoải lòng người, làm đờ đẫn tâm can, làm lang thang chân bước, từ mưa đến mộng, từ tâm cảnh sang ngoại cảnh. Đó là một nỗi sầu vô cớ, sầu lang thang, không nhà không cửa, sầu không quán trọ, sầu không phương hướng... sầu dọc chiều dài thời gian và sầu mênh mông trong không gian vô tận. Chưa bao giờ chúng ta nghe một bản nhạc sầu như thế, sầu hồn hoà trong ướt át gió mưa, nhẹ nhàng sầu và êm ái đến thế.

                        Đến bài Tràng giang tặng Trần Khánh Giư, không gian sầu mở tung trên trời nước. Phạm Duy bảo khi ông làm bài Cửu Long giang, ông đã nghĩ đến Tràng giang của Huy Cận, và bất cứ ai trong chúng ta, một lúc nào đó, ngược dòng Cửu Long, hoặc xuôi sóng Bạch Đằng, mà không trạnh thấy bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài


                        Niềm bâng khuâng dâng lên như sóng, từng đợt, từng đợt trùng trùng, chiếm hữu tâm tư, sông loang thành biển, mối sầu tan rộng như đại dương, bay lên thượng tầng thanh khí:

                        Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,


                        Con thuyền xuôi mái nước song song.

                        Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
                        Củi một cành khô lạc mấy giòng.





                        Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu.

                        Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
                        Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
                        Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.





                        Bèo dạt về đâu hàng nối hàng;

                        Mênh mông không một chuyến đò ngang.
                        Không cầu gợi chút niềm thân mật,
                        Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.





                        Lớp lớp mây cao đùn núi bạc...

                        Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
                        lòng quê dợn dợn vời con nước,
                        Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.





                        Niềm giao ứng giữa đất trời và lòng người, giữa cảm súc và thiên nhiên, giữa vũ trụ và không gian mà Baudelaire gọi là correspondance - giao cảm, ở đây xẩy ra trên toàn diện, trong không khí Đường thi, và Thôi Hiệu cũng quanh quất đâu đây. Theo mối sầu thiêng, sâu chót vót, Huy Cận giao cảm Đông Tây trời đất, giao cảm sông nước và hồn người bằng phong thái thăng hoa tinh vi giữa nhạc và chữ.


                        Nếu các bạn vẫn còn ở trong cõi thơ Huy Cận, xin mời bạn hát và lắng nghe mình hát bài Ngậm ngùi của Huy Cận do Phạm Duy phổ nhạc. Phạm Duy -sành thơ hơn nhiều nhà thơ- khi phổ nhạc, thường hay thay một lời, đổi vài câu, hoặc làm thêm một vài câu thơ khác. Lời thơ mà Phạm Duy thêm vào, đôi khi hay hơn những câu trong chính bản của nhà thơ.

                        Ngậm ngùi là một trường hợp đặc biệt: không những Phạm Duy không thêm thơ, mà ông cũng không thay đổi một chữ nào trong thơ Huy Cận. Ở đây nhạc đã quyến vào thơ như đôi tâm hồn tri kỷ, và, phải nhận rằng, Ngậm ngùi sở dĩ đi sâu vào lòng người Việt đến thế là nhờ sức quyến rũ mãnh liệt, nẩy ra từ sự giao cảm tuyệt vời giữa thơ và nhạc, giữa Phạm Duy - Huy Cận.
                        Chúng ta tạm biệt nhau trong Ngậm ngùi

                        Nắng chia nửa bãi; chiều rồi...


                        Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu.

                        Sợi buồn con nhện giăng mau;
                        Em ơi hãy ngủ... anh hầu quạt đây.
                        Lòng anh mở với quạt này;
                        Trăm con chim mộng về bay đầu giường.
                        Ngủ đi em, mộng bình thường!
                        Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ..
                        Cây dài bóng xế ngẩn ngơ...
                        Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?
                        Tay anh em hãy tựa đầu,
                        Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi...
                        Thụy Khuê, Paris 26/2/2005




                        Còn đây là Ngậm Ngùi của tieumuoi20091 UKH - CLL với Tuấn Ngọc.........

                        Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 08-11-2011, 12:16 AM.
                        ----------------------------

                        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                        Comment

                        Working...
                        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom