NHUỘM RĂNG NÉT VĂN HÓA XƯA CỦA NGƯỜI VIỆT
BS Hồ Đắc Duy
Hàm răng đen là một trong 10 nét đẹp tiêu chuẫn của người phụ nữ Việt Nam xưa
Một thương tóc bỏ đuôi gà,
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên,
Ba thương má lúm đồng tiền,
Bốn thương răng láng hạt huyền kém thua.
Không phải đàn bà mới nhuộm răng mà cả đàn ông, tục nhuộm răng đen được phổ biến khắp nơi từ nông thôn cho đến thành thị , từ người giàu có sang trọng cho đến kẻ nghèo hèn, từ giai cấp nông dân cho đến giới quan lại, điền chủ, từ vua chúa cho đến dân đen.
Người ta chỉ nhuộm răng sau khi đã thay toàn bộ răng sữa, đó là lúc thích hợp nhất để nhuộm vì lúc ấy răng vừa mới thành hình đang trong thời gian hoàn chỉnh, độ thấm cùa thuốc nhuộm dễ gắn chặt vào men và ngà răng hơn. Người thường nhuộm theo phương pháp đơn giản, nhưng giới thượng lưu hay quý tộc, quan lại nhuộm răng theo nhiều lối cầu kỳ với những phương pháp gia truyền khác nhau.
Nhuộm răng là tục cổ của dân tộc Việt, có từ thời Hùng Vương cùng với tục ăn trầu đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của bộ tộc ngưởi Việt để phân biệt với các sắc dân khác .. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư trang 133 chỉ ghi lại lời vua Hùng về tục xăm mình chứ tục nhuộm răng thì không thấy "... rồi vua bảo mọi người lấy mực vẽ hình thủy quái vào mình. Từ dấy không thấy thuồng luồng đến cắn hại nữa". Sứ thần của nước Văn Lang trả lời vua nhà Chu về tục ăn trầu "Chúng tôi có tục ăn trầu để khử mùi ô uế và nhuộm cho răng đen...". Không chỉ người Việt mới có tục nhuộm răng mà các dân tộc khác như Mường , Thái , Si La ... cũng có tục này nhưng mỗi nơi, mỗi dân tộc đều có cách nhuộm răng khác nhau về ý nghĩa, thời gian, cách nhuộm và chất liệu sử dụng.Edited by: thangbom
Comment