Thuở nhỏ, Hồ DZếnh sống với cha mẹ ở núi Thanh Hoá (huyện Như Xuân). Sau khi bố lấy vợ hai, ông sống với mẹ ở làng Đông Bích, rồi thị xã Thanh Hoá và theo học trường Nhà Chung. Từ cấp trung học, ông ra học ở Hà Nội, vừa học vừa kiếm sống bằng nghề gia sư và làm công cho các hiệu buôn người Hoa.
Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam ngay từ đầu buổi thành lập (1957). Sinh ra và lớn lên khi đất nước còn đang chìm trong cảnh nô lệ lầm than, hồn thơ của Hồ Dzếnh như thể một hạt "lệ ngọc" được kết tinh từ cuộc đời lam lũ của cha, của mẹ, của bản thân và của đồng bào ông. Ngay từ 1937, Hồ Dzếnh đã làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên các báo: Trung Bắc Chủ nhật, Tiểu thuyết thứ bảy, Tập san Mùa gặt mới…
Kháng chiến chống Pháp ông về sống ở Thanh Hóa, sau ngày hòa bình (1954), Hồ Dzếnh trở lại Hà Nội, ông tham gia Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam một khóa. Sau đó đi thâm nhập thực tế, làm thợ đúc thép và hợp cơ khí ở nhà máy xe lửa Gia Lâm. Sống với công nhân và sáng tác văn học ở Hà nội.
Hồ Dzếnh mất ngày 13 tháng 8 năm 1991.
Tác phẩm đã xuất bản: Chân trời cũ (truyện ngắn, 1942); Một truyện tình mười lăm năm về trước (tiểu thuyết, 1942); Quê ngoại (thơ, 1943); Cô gái Bình Xuyên (tiểu thuyết, 1946); Hoa xuân đất Việt (thơ, 1946); Người nữ cứu thương Trung Hoa (kịch một màn, công diễn 1947); Đi hay ở (kịch một màn, công diễn 1955); Hồ Dzếnh – tác phẩm chọn lọc (tuyển chọn 1988). …
Trích: nguoivienxu.vn
Comment