• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Lưu Trọng Lư

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Lưu Trọng Lư

    Lưu Trọng Lư

    Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Lưu Trọng Lư sinh năm 1912 ở Cao Lao Hạ, huyện Bồ Trạch (Quảng Bình). Học trường Quốc học Huế đến năm thứ ba, ra Hà Nội học tư rồi bỏ đi làm báo, làm sách cho đến nay.

    Chủ trương Ngân Sơn tùng thư, Huế (1933-1934)

    Đã viết giúp: Phụ nữ tân văn, Phụ nữ thời đàm, Tiến hóa, Hanoi báo, Tân thiếu niên, Tao đàn ...
    Đã xuất bản: Tiếng Thu (1939)

    Lư đang nằm trên giường xem quyển Tiếng Thu bỗng ngồi dậy cười to:
    -À ha! Thế mà mấy bữa nay cứ tưởng ...
    -?
    -Hai câu:
    Giật mình ta thấy bồ hôi lạnh
    Mộng đẹp bên chăn đã biến rồi

    mấy bữa ni tôi ngâm luôn mà cứ tưởng là của Thế Lữ ..
    thì ra hai câu đó của Lư!

    Ở đời này, ít có người lơ đãng hơn . Thi sĩ đời nay họ khôn lắm, có khi ranh nữa . Và yêu thơ, thường ta chả nên biết người: thiệt thòi ngay cho mình . Nhưng yêu thơ Lư mà quen Lư vô hại, thì đời Lư cũng là một bài thơ . Nếu quả như người ta vẫn nói, thi sĩ là một kẻ ngơ ngơ ngáo ngáo, chân bước chập chững trên dường đời, thì có lẽ Lư thi sĩ hơn ai hết . Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không nên ngạc nhiên một tí nào .

    Trong thơ Lư, nếu có tả chim kêu hoa nở, ta chớ tin ngay, hay ta hãy tin rằng tiếng kia màu kia chỉ có ở trong mộng . Mộng! Đó mới là quê hương của Lư . Thế giới thực của ta với bao nhiêu thanh sắc huy hoàng Lư không nghe không thấy gì đâu . Sống ở thế kỷ hai mươi, mà người có mơ màng thấy mình gò ngựa ở những chốn xa xăm nào .

    Cảnh mộng có khi cũng có màu sắc, như chiếc cáng điều lững thững trên sườn núi hay con nai vàng ngơ ngác trong rừng thu. Nhưng thường ta chỉ thấy những cảnh nên thơ rất mơ hồ, không có ở thời nay mà cũng không có ở thời nào. Hãy đọc bài Thơ sãu rụng (1): Bóng người con gái quay tơ trong đó ẩn sau một màn mây mờ. Ta biết có nàng nhưng ta không thấy nàng và ta cũng chớ nên tìm nàng làm chi … Cứ để lòng trôi theo cái âm hưởng đặc biệt của bài thơ, ngân nga, dằng dặc, buồn buồn, đều đều như tiếng guồng xa … Sau bài thơ bát ngát một trời đất ta không hiểu, thi nhân cũng không hiểu.

    Nhưng dầu sao con người mơ mộng ấy cũng đã rơi xuống giữa cõi trần, người đã sống một cuộc sống rất thực ở trần gian. Có điều mỗi khi kể lại những chuyện thực trong đời mình, người để xen vào rất nhiều chuyện mộng. Nhưng chuyện dầu mộng, tình bao giờ cũng thực. Và mối tình chan chứa trong bài thơ bắt ta phải bồi hồi.

    Đặc sắc của Lư chính ở chỗ này. Từ những kỷ niệm tươi sáng về người mẹ đã khuất, cho đến bao nhiêu buồn thương, bao nhiêu chán nản, bao nhiêu đau khổ vì tình yêu, cả cái cảnh đời giá lạnh của đôi vợ chồng lúc”tình đã xế bóng”, cùng cái thú ngây ngất của cuộc đời giang hồ, Lư đều kể cho ta nghe một cách rất cảm động.
    Một điều rõ ràng: đọc thơ người khác ta có thể tìm thấy nhiều bài âm điệu tinh tế hơn, nhiều hình ảnh xinh đẹp hơn, nhưng ít có bài cảm động như thơ Lư. Aáy, chỉ vì Lư thành thực hơn. Hãy xem: tuy chẳng phải là người của gia đình, Lư dã không ngần ngại mà nói đến vợ đến con, một điều các thi nhân ta gần đây hình như kiêng lắm.

    Tôi bỗng nhớ câu nói Pascat: “Tưởng kẻviết là một nhà văn, không ngờ lại được gặp một người”.

    Tôi biết có kẻ trách Lư cẩu thả, lười biếng, không biết chọn chữ, không chịu khó gọt giũa câu thơ. Nhưng Lư có làm thơ đâu, Lư chỉ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy. Tình đã gởi trong lời thơ, Lư không còn đoái hoài đến nữa. Lư vứt chỗ này một bài, chỗ khác một bài, với cái phóng khoáng của kẻ khinh hết thảy những cái gọi rằng quý ở đời này. Sánh với những người yêu thơ, Lư là người thuộc thơ của mình ít nhất, âu cũng là một điều bất lợi. Một điều bất lợi nữa là trong khi làng thơ VN đang đi tìm một nghệ thuật mới lạ, những tình cảm khuất khúc, những hình sắc phiền phức của thiên nhiên, thì Lư chỉ có một ít khúc đàn bình dị, một ít khúc đàn xưa, dầu có đổi xoang đổi điệu cũng vẫn là những khúc đàn xưa.

    Nhưng ngoài cái sở thích nhất thời còn những sở thích đời đời không thay đổi.

    Bao giờ còn có những cặp vợ chồng nhớ tiếc buổi tân hôn thì những câu như:

    Còn đâu ánh trăng vàng
    Mơ trên làn tóc rối?
    …….
    Đêm ấy xuân vừa sang
    Em vừa hai mươi tuổi.
    Vẫn khiến họ bâng khuâng.

    Bao giờ còn có những kẻ đắm say tình yêu và đau khổ vì yêu thì những câu như:

    Ta mơ trong đời hay trong mộng?
    Vùng cúc bên ngoài động dưới sương.

    Hay:

    Đợi đến luân hồi sẽ gặp nhau
    Cùng em nhắc lại chuyện xưa sau
    Chờ anh dưới gốc sim già nhé!
    Em hái dưa anh đoá mộng đầu .

    vẫn tìm thấy những tiếng dội trong lòng người.

    Dầu chưa lăn lóc trong trường tình, đọc thơ Lư người ta cũng phải bồi hồi vì cảnh phong ba ngoài kia, nơi thi nhân dương trôi nổi. Qua khunh cảnh bài thơ, ngọn gió lạnh ngoài khơi dưa tới. Người ta sẽ thấy xao động cho dầu đã khép chặt cõi lòng để sống một cuộc đời êm ấm.

    Sao lại có người có thể đọc những câu như thế mà vẫn dửng dưng (1). Họ bảo những nỗi đau thươơng ấy thường quá. Vân thường, thường lắm, thưòng như hầu hết những nỗi đau thương thành thực của loài người. Tôi không muốn nói nhiều. Trước sự dau thương của bạn, tôi muốn im lìm kính cẩn. Tôi chỉ biết, dầu có ưa thơ người này người khác, mỗi lúc buồn dến, tôi lại trở về với Lưu Trọng Lư. Có những bài thơ cứ vương vấn trong tâm trí tôi hằng tháng, lúc nào cũng vẳng vẳng bên tai. Bởi vì thơ Lư nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức cùng hoà theo tiếng thổn thức của lòng ta.
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #46

    À Ơi!

    À ơi! Hai tiếng làm người
    Héo xuân chói hạ, nảy chồi thu đông.
    Từ hữu hạn đến vô cùng
    Nhổ neo từ ấy, buồm dong biển trời.
    Xưa sao mưa nắng rã rời
    Giờ sao mưa nắng mắt người long lanh!
    Sống trên đời

    Comment

    • #47

      Miếng đất

      Tôi nào mơ nhà cao cửa rộng
      Chỉ xin dăm thước đất
      Mần cái ao nhỏ
      Đêm nằm nghe con mè con trắm chơi trăng
      Thảo lòng, trồng sống được vài cây để năm 2000 chǎng chớ
      Vào tay áo này được đón gió ngàn khơi

      Mình ơi cho tôi hỏi mình
      Người thợ vườn Trường cửi (1)
      Trồng bưởi, mấy thu bưởi mới ra hoa?
      -"Thu anh dài hơn thu người gấp bội".
      Mong chút thoảng gió trời
      Cho khỏi tủi gối sóng đôi
      Sẵn bút đây ta viết khấn mấy lời
      Gởi ông vời vợi cao xanh, ông thổ thần cao thẳm

      Ta chỉ xin miếng đất nhỏ mà thôi
      Nhược bằng, thì thôi, cho ta một vồ ta thoát khỏi trần gian
      Để ta đến bờ lẩn thẩn chốn sông Ngân
      Với quạ mực, quạ khoang, ta bắc cầu Ô Thước
      Trên lưng nghé, giữa trời Ngưu cùng ả Chức
      ta hát bài "non xanh nước biếc"
      Rồi nhớ trần gian, năm bảy bữa ta bay về
      Ròng giữa đường quê
      Như xưa ta ngồi đổ ô quan cùng bạn xóm
      Và trong chập chờn lửa đóm
      Ta lắng nghe câu hát dặm giạt bờ

      (1) Trường cửi: một thôn vườn nổi tiếng bên bờ nam sông Hương (Huế)
      Sống trên đời

      Comment

      • #48

        Tuổi 80

        Mới đó xài xong tuổi 80
        Nhìn xuống đôi chân
        giầy vẹt gót
        Trông lên vẫn lớp lớp hoa bay
        Mặc ve cứ hót
        ngày chưa trật
        Tóc còn xanh lắm bạn tình ơi!
        Sống trên đời

        Comment

        • #49

          Tặng Mừng

          Bữa cơm ngày nho nhỏ chợ chiều
          Mùa sen, em đem về mấy đoá
          "Nhớ gọi em nghe ! Giờ hoa nở"
          Sáng ra, sen rụng khắp nhà

          Đêm đêm hương sắc hút cả vào mơ
          Giờ, nhìn lại xác hoa ... mà tội

          Anh ơi, sao tách hồn khỏi xác
          Của cho là vô tận, của nhận là không cùng
          Cho nhiều, em sẽ mãi mãi giàu thêm.
          Như khi em biết dâng cho đời mãi mãi.
          Sống trên đời

          Comment

          • #50

            Nhật ký nửa nằm nửa ngồi: viết

            Cái gậy anh cho ai rồi (1)
            Từ hồi phố mình thành phố chợ
            Không còn nghe chim Văn Miếu hót em ơi
            Mà sao vẫn chát tai từ ngày xa đạn bom từng hồi nổ
            Em vào nhà thắp cho Nông (2) một nén nhang đi em
            Chừ giúp anh ra ngoài đó
            Anh liếc chút trời xanh
            Mai mốt anh lành giúp anh cùng qua Văn Miếu
            Với hoa, với lá, chi chành

            (1) Nhà thơ Lưu Trọng Lư cho nhà thơ Tế Hanh
            (bị yếu mắt) cây gậy của mình nhưng rồi ông quên đi.
            (2) Nông: con trai nhà thơ hi sinh trong chiến tranh tại miền Nam.
            Sống trên đời

            Comment

            Working...
            X
            Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom