Những con sóng bạc đầu vẫn căn tràn sức sống ầm ào đập vào bờ. Hùng mạnh là thế, oai phong là thế, nhưng khi va vào ghềnh đá, vỡ tung tóe muôn phương, nằm lại lòng biển mặn. Qua bao năm, bao chục năm, bao trăm năm, bao nghìn năm; sóng biển vẫn bạc đầu, vẫn hùng mạnh rồi lại yếu mềm; vẫn ầm ào vẫy vùng trong lòng mẹ bao la...
Tôi sinh ra là đứa con của biển, lọt lòng mẹ đã được gội sạch nhau thai bằng bọt biển? Có phải vậy không mà giờ đây tôi khỏe khoắn, vừa khỏe khoắn vừa yếu mềm như con sóng nghìn năm?
*********************
Xóm chài ven biển đếm được vài chục nóc nhà là liêu xiêu. Phên tre vách nứa dựng lên như thách thức với đất trời. Dân miệt khác đến bảo dân ở đây "chịu chơi", dám ngữa mặt ngữa lưng thách mưa thách nắng. Dân miệt biển than rằng: có giỏi gì cho cam, chẳng qua là nghèo, nên liều! Mà ăn thì nhiều chứ nằm bao nhiêu. Thậm chí có những người lang bạt kì hồ nay đây mai đó, chỉ cần tán cây hay mái hiên của thiên hạ, tạt vào đó cũng qua một đêm yên bình. "Nhà" của họ là vòm trời rộng lớn, gió giăng tứ bề. Giường chiếu của họ là vệ đường cón hắc mùi bụi đất, là vạt cỏ ngai ngái sương đêm. Một đêm yên bình hay bão tố rồi cũng sẽ qua đi. Trời sẽ lại sáng và họ sẽ lại tất bật với guồng quay mới của cuộc sống.
Nhưng nói thì nói vậy chứ lòng người miệt biển buồn nát ruột. Ông bà xưa dạy "an cư thì mới lạc nghiệp". Ở đây bao giờ sẽ mọc lên những ngôi nhà chắc chắn bằng gạch, bằng xi măng, vôi vữa? Bao năm rồi làng chỉ xam xám một màu mái lá rệu rạc. Bao giờ làng sẽ thắp lên ánh điện sáng choang như trên phố? Lâu lắm rồi làng vẫn leo lét vài chục ngọn đèn dầu, hay sang hơn một chút là đèn măng-xông.
Đêm thăm thẳm đen, thấp thoáng vài ánh đèn câu mờ mờ như đốm lửa trên biển. Đềm rằm. Ánh trăng chòang một lớp áo vàng lên biển, hắt lên màu sáng bạc, lấp lánh như tấm lưng con cá gắng vảy trắng lập lờ giữa biển vô cùng. Điện sáng là thế đấy! Điện của tạo hóa, điện của bầu trời, chứ không phải loại điện mà con người tại ra bằng nước, bằng gió...
Ở xóm chài tôi chơi thân với Hải nhất. Nhà tôi với nhà Hải chung vách. Hai gia đình rất thân nhau. Những đêm câu mực về sớm mà được dịp sáng trăng, ba tôi và ba hải lại khề khà trên khoang thuyền vài ly rượu trắng, vài con khô mực nướng vội và những mẫu chuyện về cuộc đời miên man không dứt. Tôi với Hải cùng tuổi, cả hai đều là con một, chơi chung từ dạo còn bò lung tung trong nhà nên lớn lên cũng mến tay mến chân. Chỉ có mỗi cái tội là luôn miện gọi nhau mày tao ngọt xớt! Hồi đó chẳng biết ngượng miệng là gì!!!
Buổi sáng tinh mơ còn nghe hơi sương pha lẫn vị mặn của muối lành lạnh, phảng phất trong không khí, mơn man qua làn da cũng mằn mặn nước biển, nổi gai. Ấy mà tôi thích. Hải cũng thích. Mà nghĩ cũng thật lạ, cái gì tôi thích Hải cũng bảo thích, cái gì tôi ghét Hải cũng nhăn mặt "không ưa được!". Người đời bảo lòng tham con người là vô đáy. Tôi là trẻ con nhưng túi tham cũng dài tận chân trời. Bằng cớ là cái gì cũng thích, chẳng biết tính trẻ con nó vậy hay là tại đầu óc chưa đủ lớn để còn biết lựa ra những cái gì mình không ưa được để liệt vào loại phế phẩm vứt khỏi túi tham?
<DIV>(Còn tiếp)</DIV>
Tôi sinh ra là đứa con của biển, lọt lòng mẹ đã được gội sạch nhau thai bằng bọt biển? Có phải vậy không mà giờ đây tôi khỏe khoắn, vừa khỏe khoắn vừa yếu mềm như con sóng nghìn năm?
*********************
Xóm chài ven biển đếm được vài chục nóc nhà là liêu xiêu. Phên tre vách nứa dựng lên như thách thức với đất trời. Dân miệt khác đến bảo dân ở đây "chịu chơi", dám ngữa mặt ngữa lưng thách mưa thách nắng. Dân miệt biển than rằng: có giỏi gì cho cam, chẳng qua là nghèo, nên liều! Mà ăn thì nhiều chứ nằm bao nhiêu. Thậm chí có những người lang bạt kì hồ nay đây mai đó, chỉ cần tán cây hay mái hiên của thiên hạ, tạt vào đó cũng qua một đêm yên bình. "Nhà" của họ là vòm trời rộng lớn, gió giăng tứ bề. Giường chiếu của họ là vệ đường cón hắc mùi bụi đất, là vạt cỏ ngai ngái sương đêm. Một đêm yên bình hay bão tố rồi cũng sẽ qua đi. Trời sẽ lại sáng và họ sẽ lại tất bật với guồng quay mới của cuộc sống.
Nhưng nói thì nói vậy chứ lòng người miệt biển buồn nát ruột. Ông bà xưa dạy "an cư thì mới lạc nghiệp". Ở đây bao giờ sẽ mọc lên những ngôi nhà chắc chắn bằng gạch, bằng xi măng, vôi vữa? Bao năm rồi làng chỉ xam xám một màu mái lá rệu rạc. Bao giờ làng sẽ thắp lên ánh điện sáng choang như trên phố? Lâu lắm rồi làng vẫn leo lét vài chục ngọn đèn dầu, hay sang hơn một chút là đèn măng-xông.
Đêm thăm thẳm đen, thấp thoáng vài ánh đèn câu mờ mờ như đốm lửa trên biển. Đềm rằm. Ánh trăng chòang một lớp áo vàng lên biển, hắt lên màu sáng bạc, lấp lánh như tấm lưng con cá gắng vảy trắng lập lờ giữa biển vô cùng. Điện sáng là thế đấy! Điện của tạo hóa, điện của bầu trời, chứ không phải loại điện mà con người tại ra bằng nước, bằng gió...
Ở xóm chài tôi chơi thân với Hải nhất. Nhà tôi với nhà Hải chung vách. Hai gia đình rất thân nhau. Những đêm câu mực về sớm mà được dịp sáng trăng, ba tôi và ba hải lại khề khà trên khoang thuyền vài ly rượu trắng, vài con khô mực nướng vội và những mẫu chuyện về cuộc đời miên man không dứt. Tôi với Hải cùng tuổi, cả hai đều là con một, chơi chung từ dạo còn bò lung tung trong nhà nên lớn lên cũng mến tay mến chân. Chỉ có mỗi cái tội là luôn miện gọi nhau mày tao ngọt xớt! Hồi đó chẳng biết ngượng miệng là gì!!!
Buổi sáng tinh mơ còn nghe hơi sương pha lẫn vị mặn của muối lành lạnh, phảng phất trong không khí, mơn man qua làn da cũng mằn mặn nước biển, nổi gai. Ấy mà tôi thích. Hải cũng thích. Mà nghĩ cũng thật lạ, cái gì tôi thích Hải cũng bảo thích, cái gì tôi ghét Hải cũng nhăn mặt "không ưa được!". Người đời bảo lòng tham con người là vô đáy. Tôi là trẻ con nhưng túi tham cũng dài tận chân trời. Bằng cớ là cái gì cũng thích, chẳng biết tính trẻ con nó vậy hay là tại đầu óc chưa đủ lớn để còn biết lựa ra những cái gì mình không ưa được để liệt vào loại phế phẩm vứt khỏi túi tham?
<DIV>(Còn tiếp)</DIV>
Comment