Rau muống- Một vị thuốc Nam thuần túy
Như đã biết rau muống là rau quốc hồn quốc túy của đại tộc Bách Việt cho nên suy diễn một cách giản dị là rau muống nếu đem dùng vào việc chữa bệnh thì nó là một vị thuốc Nam nói riêng và là vị thuốc dân tộc của chủng đại Bách việt nói chung. Nhưng nói gọn lỏn như thế sẽ có người thắc mắc cho là hồ đồ. Dù cho Trung Quốc thời thượng cổ ở phương Bắc vì khí hậu và phong thổ không hạp nên không có rau muống nhưng về sau tiến xuống phương Nam họ cũng có rau muống ở những vùng sau này họ chiếm được như Quảng Đông, Quảng Tây, cho nên họ cũng có thể dùng rau muống làm thuốc Bắc được. Hoặc ngay cả họ không có rau muống họ vẫn có thể dùng cây cỏ và các dược liệu không có trong nước làm thuốc Bắc chẳng hạn như quế Việt Nam, sâm Cao Ly chẳng hạn.
Trở ngại lớn là chúng tôi rất khó khăn trong công việc tìm tòi một thứ thuốc Nam trăm phần trăm biết rõ không bị ảnh hưởng Trung Hoa. Kẹt một nỗi thiếu những tài liệu nói rõ những cây cỏ dược liệu do chính chúng ta phát hiện ra. Sách vở và tài liệu thuốc Nam tìm không có bao nhiêu. Nam y thường chỉ dân dã nhà quê dùng, không để lại trong sách vở. Nhiều tài liệu nói là thuốc Nam nhưng thấy đầy dẫy trong sách thuốc Bắc mà các thầy Trung Hoa đã dùng từ ngàn xưạ Có sách liệt kê những cây cỏ mọc trên lãnh thổ Việt Nam và nhận là thuốc Nam. Thêm vào đó phần lớn các danh y VN đều có học hay bị ảnh hưởng Hoa Y.
Theo chúng tôi một vị thuốc Nam thuần túy và có giá trị chữa bệnh phải có những điều kiện lý tưởng sau đây:
-- Thổ sản của Việt Nam.
-- Không phải là thổ sản Trung Quốc.
-- Không có trong Hoa y càng tốt, nếu có, phải loại trừ tất cả những chủ trị, cách chữa trị của Hoa y ra, nhất là những chủ trị giống thuốc Nam. Làm như thế để tránh có người cho rằng chúng ta lấy của Hoa y. Mặc dầu nếu nghĩ ngược lại, biết đâu có khi Hoa y lấy của ta thì sao? Gạt hết những gì giống nhau như thế sẽ bất công cho thuốc Nam. Dĩ nhiên là vậy, cũng phải đành vậy, thuốc Nam xưa nay vẫn chịu thiệt thòi như vậy rồi:
Thuốc Nam đánh giặc, thuốc Bắc lấy tiền.
Chúng tôi chủ trương nếu không chứng minh được Hoa y mượn của thuốc Nam, chúng ta dù có đau lòng, cũng phải làm như vậy.
-- Có giá trị chữa bệnh đã được y học Tây phương hiện đại chứng minh.
Chúng tôi chọn rau muống là một cây thuốc Nam tiêu biểu vì nó có đầy đủ những điều kiện lý tưởng trên.
Trước khi đi vào đề tài rau muống một vị thuốc Nam, xin nói tổng quát vài nét về rau muống.
Tổng quát về rau muống
. Tên thực vật học: Ipomoea aquatica Forsk.
. Tiếng Pháp: Liseron d'eau .
. Tên Trung Hoa: Úng Thái, Quảng Đông đọc là ống xôi .
. Tên Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân: Kangkung.
. Tên Thái: Pak bung (đọc là pạc bung).
. Tên Mường: Muông.
. Tên Cambodia: Tluol.
. Tên Nhật: Horensọ
. Tên Guam: Kankan hoặc cancon, kangkung.
. Tên Paulau (một "quốc gia" thuộc Tiểu đảo, Micronesia): Kangum, kangkum.
. Tên Mỹ: Water morning glorỵ
Rau muống mọc ở vùng circumtropical và ở đông phương rau muống được trồng làm thực phẩm. Rau muống trồng hay mọc dại ở ao, đầm, đìa, sông, hồ, bưng, bàu. Rau muống thuộc họ dây bò, cuộn (convolvulaceae), cùng họ hàng với khoai lang (Ipomoea batatas), dây bìm bìm. Trước đây bìm bìm có tên thực vật học là Ipomoea bimbim, chữ bimbim này lấy theo tên Việt Nam bìm bìm...
Rau muống bò hay nổi thành từng bè (rau muống bè) trên mặt nước. Có những giống trồng bằng hạt làm rau. Loại thông thường dùng làm rau ăn cọng xanh, nhưng cũng có loại cọng tim tím gọi là rau muống tía. Cọng rau muống rỗng (nên người Trung Hoa còn gọi là không tâm thái, rau ruột rỗng) láng, mọng, rế lan, lá có đáy cụt tròn bầu, hình trái tim, hình mũi tên, hình mũi mác, thùy lá nở rộng hay thon hẹp, cuống hoa có một hay vài hoa hình phếu dài từ 3-5cm, màu trắng hoặc màu hoa cà (nửa hồng nửa lam), tím nhiều ở giữa hoa, cánh ngoài láng, thuôn hình noãn. Hoa có cả nhụy đực, nhụy cái, bầu noãn có hai bao noãn hình quả trứng dài 8-10mm, hột có lông (có loại hột rau muống trồng bán tại các chợ không có lông).
Ở Việt Nam rau muống trồng từ đầu mùa xuân:
Cuối thu trồng cải, trồng cần,
Ăn rong sáu tháng cuối xuân thời tàn,
Bấy giờ rau muống đã lan,
Lại ăn cho đến thu tàn thời thôi
Rau muống tàn vào cuối thu cho nên rau muống tháng chín già, cỗi rất xơ dai:
Rau muống tháng chín, nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn
Rau muống ngon tùy từng vùng: Cua Phụng Pháp, rau muống Hiên Ngang
Mua rau muống, muốn chọn thứ rau ngon phải xem xét lá rau:
Mua bầu xem cuống,
Mua muống xem lá,
Mua cá xem mang.
Sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư có viết:
"Rau muống mọc ở các ao hồ, là một thứ rau ta rất hay ăn. Người ta hái và bó nhiều ngọn với nhau thành từng mớ, các ngọn rau có lá, người ta nhặt những lá sâu lá úa và bỏ những cuống già đi, rồi đem luộc hoặc xào, hoặc nấu canh. Xào thì phải có mỡ và thường cho thêm tỏị Nấu canh thì thường nấu với tương, nấu với cua đồng, tôm he, sườn lợn. Rau muống luộc mà chấm với tương ăn cũng ngon, còn nước luộc rau thì đem chan vào cơm mà ăn với cà cũng thú vị". (Quốc Văn Giáo Khoa Thư Lớp Dự Bị, Trần Trọng Kim, Nguyến Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thân).
Món giản tiện nhất là rau muống luộc ăn với cà pháo muối chua.
Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhà em có vại cà đầy,
Có ao rau muống, có đầy chum tương
Còn trời, còn đất, còn mây,
Còn ao rau muống, còn đầy chum tương.
Nước rau muống luộc có thể để vậy vắt chanh chan cơm hay đánh dấm với cà chua, hành, tỏi... Rau muống xào tỏi phải kèm vài ngọn kinh giới (Lê Văn Siêu, Văn Minh Việt Nam).
Phải kể thêm là rau muống còn nấu suông nghĩa là không có gì cả ngoài mắm muối, nấu canh trứng cáy. Rau muống ăn sống thường là rau muống chẻ, nhiều khi vội, chỉ chẻ làm tám, làm tư hay để nguyên cả cọng. Rau muống còn làm nộm, làm salad hay rau muống trộn dầu dấm, thịt bò.
Dân hải đảo nấu canh hay xào rau muống với cá, người Thái Lan có món rau muống xào không hay với thịt, cá, mực rất cay. Tác giả đã từng ăn món rau muống xào rất cay tại Chiang Mai, Thái Lan, một đĩa rau muống xào đếm thấy trên hai mươi trái ớt hiểm. Ở đây họ dịch là fried morning glory (rau bìm bìm xào!). Tại Jakarta, tại City Hotel Cafe cũng có món rau muống xào rất cay gọi là kangkung hot plate tại đây dịch là "swamp cabbage hot plate". Cái cay ở đây có thêm vị safron và những gia vị của "spicy island".
Dân Paulau cũng dịch rau muống kanggum, kangkum sang Anh Ngữ là "swamp cabbage". Dịch là "bắp cải đìa" dĩ nhiên không đúng. Rau muống và bắp cải khác nhau xa. Cabbage bắt gốc từ cổ ngữ Pháp Cabouche: "cái đầu". Bắp cải tròn trông giống cái đầu. Cũng vì lý do này người Anh Mỹ gọi một cái bắp cải là một "head".
Người miền Nam ngoài những món thông thường, còn có món cọng rau muống muối dưa ròn tan, ăn hết xẩy. Tác giả ăn trong Đồng Tháp Mười ngày trước giờ còn nhớ. Dân quê miền Trung còn ăn rau muống sống nguyên cọng với cá, thịt cuốn với bánh tráng ăn như ăn gỏi cuốn.
Chưa thấy loại cây cỏ nào đi vào văn chương bình dân nhiều như rau muống. Rau muống là hồn quê, hồn nước của dân Việt.
Rau muống một vị thuốc Nam thuần túy
Như đã biết rau muống là rau quốc hồn quốc túy của đại tộc Bách Việt cho nên suy diễn một cách giản dị là rau muống nếu đem dùng vào việc chữa bệnh thì nó là một vị thuốc Nam nói riêng và là vị thuốc dân tộc của chủng đại Bách việt nói chung. Nhưng nói gọn lỏn như thế sẽ có người thắc mắc cho là hồ đồ. Dù cho Trung Quốc thời thượng cổ ở phương Bắc vì khí hậu và phong thổ không hạp nên không có rau muống nhưng về sau tiến xuống phương Nam họ cũng có rau muống ở những vùng sau này họ chiếm được như Quảng Đông, Quảng Tây, cho nên họ cũng có thể dùng rau muống làm thuốc Bắc được. Hoặc ngay cả họ không có rau muống họ vẫn có thể dùng cây cỏ và các dược liệu không có trong nước làm thuốc Bắc chẳng hạn như quế Việt Nam, sâm Cao Ly chẳng hạn.
Trở ngại lớn là chúng tôi rất khó khăn trong công việc tìm tòi một thứ thuốc Nam trăm phần trăm biết rõ không bị ảnh hưởng Trung Hoa. Kẹt một nỗi thiếu những tài liệu nói rõ những cây cỏ dược liệu do chính chúng ta phát hiện ra. Sách vở và tài liệu thuốc Nam tìm không có bao nhiêu. Nam y thường chỉ dân dã nhà quê dùng, không để lại trong sách vở. Nhiều tài liệu nói là thuốc Nam nhưng thấy đầy dẫy trong sách thuốc Bắc mà các thầy Trung Hoa đã dùng từ ngàn xưạ Có sách liệt kê những cây cỏ mọc trên lãnh thổ Việt Nam và nhận là thuốc Nam. Thêm vào đó phần lớn các danh y VN đều có học hay bị ảnh hưởng Hoa Y.
Theo chúng tôi một vị thuốc Nam thuần túy và có giá trị chữa bệnh phải có những điều kiện lý tưởng sau đây:
-- Thổ sản của Việt Nam.
-- Không phải là thổ sản Trung Quốc.
-- Không có trong Hoa y càng tốt, nếu có, phải loại trừ tất cả những chủ trị, cách chữa trị của Hoa y ra, nhất là những chủ trị giống thuốc Nam. Làm như thế để tránh có người cho rằng chúng ta lấy của Hoa y. Mặc dầu nếu nghĩ ngược lại, biết đâu có khi Hoa y lấy của ta thì sao? Gạt hết những gì giống nhau như thế sẽ bất công cho thuốc Nam. Dĩ nhiên là vậy, cũng phải đành vậy, thuốc Nam xưa nay vẫn chịu thiệt thòi như vậy rồi:
Thuốc Nam đánh giặc, thuốc Bắc lấy tiền.
Chúng tôi chủ trương nếu không chứng minh được Hoa y mượn của thuốc Nam, chúng ta dù có đau lòng, cũng phải làm như vậy.
-- Có giá trị chữa bệnh đã được y học Tây phương hiện đại chứng minh.
Chúng tôi chọn rau muống là một cây thuốc Nam tiêu biểu vì nó có đầy đủ những điều kiện lý tưởng trên.
Trước khi đi vào đề tài rau muống một vị thuốc Nam, xin nói tổng quát vài nét về rau muống.
Tổng quát về rau muống
. Tên thực vật học: Ipomoea aquatica Forsk.
. Tiếng Pháp: Liseron d'eau .
. Tên Trung Hoa: Úng Thái, Quảng Đông đọc là ống xôi .
. Tên Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân: Kangkung.
. Tên Thái: Pak bung (đọc là pạc bung).
. Tên Mường: Muông.
. Tên Cambodia: Tluol.
. Tên Nhật: Horensọ
. Tên Guam: Kankan hoặc cancon, kangkung.
. Tên Paulau (một "quốc gia" thuộc Tiểu đảo, Micronesia): Kangum, kangkum.
. Tên Mỹ: Water morning glorỵ
Rau muống mọc ở vùng circumtropical và ở đông phương rau muống được trồng làm thực phẩm. Rau muống trồng hay mọc dại ở ao, đầm, đìa, sông, hồ, bưng, bàu. Rau muống thuộc họ dây bò, cuộn (convolvulaceae), cùng họ hàng với khoai lang (Ipomoea batatas), dây bìm bìm. Trước đây bìm bìm có tên thực vật học là Ipomoea bimbim, chữ bimbim này lấy theo tên Việt Nam bìm bìm...
Rau muống bò hay nổi thành từng bè (rau muống bè) trên mặt nước. Có những giống trồng bằng hạt làm rau. Loại thông thường dùng làm rau ăn cọng xanh, nhưng cũng có loại cọng tim tím gọi là rau muống tía. Cọng rau muống rỗng (nên người Trung Hoa còn gọi là không tâm thái, rau ruột rỗng) láng, mọng, rế lan, lá có đáy cụt tròn bầu, hình trái tim, hình mũi tên, hình mũi mác, thùy lá nở rộng hay thon hẹp, cuống hoa có một hay vài hoa hình phếu dài từ 3-5cm, màu trắng hoặc màu hoa cà (nửa hồng nửa lam), tím nhiều ở giữa hoa, cánh ngoài láng, thuôn hình noãn. Hoa có cả nhụy đực, nhụy cái, bầu noãn có hai bao noãn hình quả trứng dài 8-10mm, hột có lông (có loại hột rau muống trồng bán tại các chợ không có lông).
Ở Việt Nam rau muống trồng từ đầu mùa xuân:
Cuối thu trồng cải, trồng cần,
Ăn rong sáu tháng cuối xuân thời tàn,
Bấy giờ rau muống đã lan,
Lại ăn cho đến thu tàn thời thôi
Rau muống tàn vào cuối thu cho nên rau muống tháng chín già, cỗi rất xơ dai:
Rau muống tháng chín, nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn
Rau muống ngon tùy từng vùng: Cua Phụng Pháp, rau muống Hiên Ngang
Mua rau muống, muốn chọn thứ rau ngon phải xem xét lá rau:
Mua bầu xem cuống,
Mua muống xem lá,
Mua cá xem mang.
Sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư có viết:
"Rau muống mọc ở các ao hồ, là một thứ rau ta rất hay ăn. Người ta hái và bó nhiều ngọn với nhau thành từng mớ, các ngọn rau có lá, người ta nhặt những lá sâu lá úa và bỏ những cuống già đi, rồi đem luộc hoặc xào, hoặc nấu canh. Xào thì phải có mỡ và thường cho thêm tỏị Nấu canh thì thường nấu với tương, nấu với cua đồng, tôm he, sườn lợn. Rau muống luộc mà chấm với tương ăn cũng ngon, còn nước luộc rau thì đem chan vào cơm mà ăn với cà cũng thú vị". (Quốc Văn Giáo Khoa Thư Lớp Dự Bị, Trần Trọng Kim, Nguyến Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thân).
Món giản tiện nhất là rau muống luộc ăn với cà pháo muối chua.
Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhà em có vại cà đầy,
Có ao rau muống, có đầy chum tương
Còn trời, còn đất, còn mây,
Còn ao rau muống, còn đầy chum tương.
Nước rau muống luộc có thể để vậy vắt chanh chan cơm hay đánh dấm với cà chua, hành, tỏi... Rau muống xào tỏi phải kèm vài ngọn kinh giới (Lê Văn Siêu, Văn Minh Việt Nam).
Phải kể thêm là rau muống còn nấu suông nghĩa là không có gì cả ngoài mắm muối, nấu canh trứng cáy. Rau muống ăn sống thường là rau muống chẻ, nhiều khi vội, chỉ chẻ làm tám, làm tư hay để nguyên cả cọng. Rau muống còn làm nộm, làm salad hay rau muống trộn dầu dấm, thịt bò.
Dân hải đảo nấu canh hay xào rau muống với cá, người Thái Lan có món rau muống xào không hay với thịt, cá, mực rất cay. Tác giả đã từng ăn món rau muống xào rất cay tại Chiang Mai, Thái Lan, một đĩa rau muống xào đếm thấy trên hai mươi trái ớt hiểm. Ở đây họ dịch là fried morning glory (rau bìm bìm xào!). Tại Jakarta, tại City Hotel Cafe cũng có món rau muống xào rất cay gọi là kangkung hot plate tại đây dịch là "swamp cabbage hot plate". Cái cay ở đây có thêm vị safron và những gia vị của "spicy island".
Dân Paulau cũng dịch rau muống kanggum, kangkum sang Anh Ngữ là "swamp cabbage". Dịch là "bắp cải đìa" dĩ nhiên không đúng. Rau muống và bắp cải khác nhau xa. Cabbage bắt gốc từ cổ ngữ Pháp Cabouche: "cái đầu". Bắp cải tròn trông giống cái đầu. Cũng vì lý do này người Anh Mỹ gọi một cái bắp cải là một "head".
Người miền Nam ngoài những món thông thường, còn có món cọng rau muống muối dưa ròn tan, ăn hết xẩy. Tác giả ăn trong Đồng Tháp Mười ngày trước giờ còn nhớ. Dân quê miền Trung còn ăn rau muống sống nguyên cọng với cá, thịt cuốn với bánh tráng ăn như ăn gỏi cuốn.
Chưa thấy loại cây cỏ nào đi vào văn chương bình dân nhiều như rau muống. Rau muống là hồn quê, hồn nước của dân Việt.
Rau muống một vị thuốc Nam thuần túy
Comment