ĐÔNG HỒ
Sinh năm Bính Ngọ (1906) tại làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên. Họ Lâm, nhũ danh là Kỳ Phác (bộ ngọc), hộ tịch chép là Tấn Phác (Biện Hoà Tấn Phác), ông bác đặc tiểu tự là Quốc Tỉ (Truyền gốc ngọc tỉ) sau đổi là Trác Chi (Hữu phác ngọc, nghi sử ngọc nhân điêu trác chí).
Vì tổ tiên mấy đời đều ở ven Đông Hồ ấn nguyệt, một thắng cảnh trong Hà Tiên thập cảnh, nên khi bắt đầu biết làm thơ đã lấy hiệu Đông Hồ. Rồi "dĩ hiệu hành", nghĩa là đời biết tên hiệu đó hơn, không cần biết tên thiệt nữa.
Có tiếng là từ năm 1923 đến năm 1933, viết cho tạp chí Nam Phong xuất bản ở Hà Nội, trong đó, làm văn nhiều hơn làm thơ. Năm 1935, nghỉ viết báo Nam Phong, chủ trương tuần báo Sống, tự lực xuất bản ở Sài Gòn. Năm 1953, giám đốc Nhân Loại tập san, xuất bản ở Sài Gòn, để làm cơ quan cho nhà xuất bản Bốn Phương và nhà Sách Yiểm Yểm thư trang sáng lập từ năm 1950.
Đã xuất bản: Thơ Đông Hồ (Nam Ký thư quán Hà Nội, 1932), Linh Phượng, tức Trác Chi Lệ Ký tập (Nam Ký thư quán Hà Nội, 1934), Cô Gái Xuân, thơ (Vị Giang văn khố Nam Định, 1935), Những lỗi thường lầm trong sự học Quốc Văn, biên soạn chung với Trúc Hà (Trí Đức học xá, 1936), Hà Tiên thập cảnh (Bốn Phương Sài Gòn, 1960), Trinh Trắng thơ (Bốn Phương, 1961).
Sinh năm Bính Ngọ (1906) tại làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên. Họ Lâm, nhũ danh là Kỳ Phác (bộ ngọc), hộ tịch chép là Tấn Phác (Biện Hoà Tấn Phác), ông bác đặc tiểu tự là Quốc Tỉ (Truyền gốc ngọc tỉ) sau đổi là Trác Chi (Hữu phác ngọc, nghi sử ngọc nhân điêu trác chí).
Vì tổ tiên mấy đời đều ở ven Đông Hồ ấn nguyệt, một thắng cảnh trong Hà Tiên thập cảnh, nên khi bắt đầu biết làm thơ đã lấy hiệu Đông Hồ. Rồi "dĩ hiệu hành", nghĩa là đời biết tên hiệu đó hơn, không cần biết tên thiệt nữa.
Có tiếng là từ năm 1923 đến năm 1933, viết cho tạp chí Nam Phong xuất bản ở Hà Nội, trong đó, làm văn nhiều hơn làm thơ. Năm 1935, nghỉ viết báo Nam Phong, chủ trương tuần báo Sống, tự lực xuất bản ở Sài Gòn. Năm 1953, giám đốc Nhân Loại tập san, xuất bản ở Sài Gòn, để làm cơ quan cho nhà xuất bản Bốn Phương và nhà Sách Yiểm Yểm thư trang sáng lập từ năm 1950.
Đã xuất bản: Thơ Đông Hồ (Nam Ký thư quán Hà Nội, 1932), Linh Phượng, tức Trác Chi Lệ Ký tập (Nam Ký thư quán Hà Nội, 1934), Cô Gái Xuân, thơ (Vị Giang văn khố Nam Định, 1935), Những lỗi thường lầm trong sự học Quốc Văn, biên soạn chung với Trúc Hà (Trí Đức học xá, 1936), Hà Tiên thập cảnh (Bốn Phương Sài Gòn, 1960), Trinh Trắng thơ (Bốn Phương, 1961).
Comment