• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Tản Đà toàn tập

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tản Đà toàn tập

    Tản Đà (1888–1939) là một thi sĩ Việt Nam. Trên văn đàn của văn học Việt Nam trong hơn 3 thập niên đầu thế kỷ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tạo. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực, đi khắp miền đất nước, ông để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Ông được đánh giá là người mở đầu cho thơ mới của văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại". Ngoài làm thơ, Tản Đà còn dịch thơ Đường và được biết đến như một người dịch thơ Đường sang thơ lục bát hay nhất Việt Nam.


    Cuộc đời và sự nghiệp

    Ông tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh ngày 8 tháng 5 năm 1888 (tức ngày 29 tháng 4 năm Mậu Tý), tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây; nay thuộc huyện Ba Vì, ngoại thành Hà Nội.

    Ông xuất thân trong một gia đình phong kiến quan lại. Thân sinh ông là Nguyễn Danh Kế, đỗ Cử nhân, làm đến Án sát và từng giữ chức Ngự sử trong kinh. Mẹ là Lưu Thị Hiền, cũng có sách ghi là đào Nghiêm, vốn là một đào hát, nổi tiếng tài sắc, giỏi văn thơ.

    Do ảnh hưởng gia đình, năm 14 tuổi, ông đã thạo các lối từ chương thi phú. Năm 1907, ông theo anh ra Hà Nội, học trường Quy Thức ở phố Gia Ngư. Năm 1909, đi thi hương ở Nam Định, bị hỏng. Năm 1912, đi thi khoa Nhâm Tý, vẫn hỏng. Trở về Hà Nội, chứng kiến người yêu là cô Đỗ thị đi lấy chồng, ông chán nản bỏ về Hòa Bình tìm khuây lãng; rồi cùng bạn là nhà tư sản Bạch Thái Bưởi lên chùa uống rượu, làm thơ và thưởng trăng, sống theo lối "tịch cốc".

    Năm 1915, ông lập gia đình. Năm 1916, người anh từ trần, gia đình trở nên cùng túng, Tản Đà quyết định chuyển hẳn sang nghề cầm bút. Thời gian này ông viết tuồng cho các rạp và được đọc thêm nhiều sách dịch Âu Tây bằng chữ Hán, nhờ đó tư tưởng có nhiều biến chuyển.

    Năm 1920, đi du lịch ở Huế, Đà Nẵng, trở về viết truyện "Thề non nước". Năm 1921, làm chủ bút tờ Hữu Thanh tạp chí. Được 6 tháng, từ chức, trở về quê. Năm 1922, lại ra Hà Nội lập Tản Đà thư điếm, sau tập hợp với Nghiêm hàm ấn quán thành Tản Đà thư cục.

    Năm 1925, phong trào yêu nước dấy lên mạnh mẽ, Tản Đà càng nhập thế tích cực hơn. Ông tổ chức một chuyến du lịch vào Nam, gặp gỡ nhiều nhà chí sĩ và viết bài trên nhiều báo.

    Tháng 2 năm 1928, trở về Bắc, rồi lên định cư vùng Yên Lập (Vĩnh Yên), nhưng bị quan lại địa phương gây khó dễ, phải xuống Hải Phòng, rồi lại lên Hà Nội. Năm 1933, sau khi An Nam tạp chí bị đình bản, ông chuyển sang trợ bút cho Văn học tạp chí ít lâu rồi về quê ở ẩn.

    Cuối năm 1937, chuyển về làng Hà Trì (Hà Đông), tham gia dịch thuật, viết báo. Sau vì bị viên quan Tổng đốc Hà Đông thù ghét, phải chuyển ra Hà Nội, mở lớp dạy Quốc văn hàm thụ, Hán văn diễn giảng, kiêm cả xem lý số Hà lạc. Ông sống nghèo đói, không đủ ăn và trả tiền nhà, bị chủ nhà tịch thu đồ đạc và đuổi đi, Tản Đà phải cùng gia đình dọn về phố Cầu mới.

    Trong hai năm 1937 và 1938, ông dịch thơ Đường đăng trên báo Ngày nay, trong đó có bài Hoàng Hạc lâu nổi tiếng của Thôi Hiệu.

    Ông qua đời vì bệnh vào ngày 7 tháng 6 năm 19396

    Tác phẩm Tiêu Biểu

    -Cảm thu, tiễn thu
    -Cảnh vui của nhà nghèo
    -Chưa say
    -Còn chơi
    -Con gái hái dâu
    -Đề khối tình con thứ nhất
    -Đi đêm đay bóng
    -Đời đáng chán
    -Đưa người nhà quê
    -Khối tình con
    -Giấc mộng lớn
    -Giấc mộng con
    -Tản Đà xuân sắc
    ____________Quoc Ky_____________
    sống là thực hiện kế hoạch do mình vạch ra
    Similar Threads
  • #46

    Thú ăn chơi

    Trời sinh ra bác Tản Đà,
    Quê hương thời có, cửa nhà thời không.
    Nửa đời Nam, Bắc, Tây, Đông,
    Bạn bè sum họp, vợ chồng biệt li.
    Túi thơ đeo khắp ba kì,
    Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng.
    Thú ăn chơi cũng gọi rằng
    Mà xem chửa dễ ai bằng thế gian.
    Hà tươi cửa biển Tu Ran,
    Long Xuyên chén mắm, Nghệ An chén cà.
    Sài Gòn nhớ vị cá tra
    Cái xe song mã, chén trà Nhất Thiên
    Đa tình con mắt Phú Yên,
    Hữu tình rau bó ông Quyền Thuận An
    Cơn ngâm Chợ Lớn chưa tàn,
    Tiệc xèo lại có Văn Bàn, Vũ Lao.
    Chấn Phòng đất khách cơm tầu
    Con ca xứ Huế, cô đầu tỉnh Thanh.
    Mán Sừng, cái bánh chưng xanh
    Hoa Kì tiệc bánh Tin lành nhớ ai
    Sơn dương, sò huyết Hòn Gai,
    Đồng Sành cá đối, Giáp Lai lợn rừng.
    Vân quan, Hoành lĩnh xe từng,
    Con tầu ca nốt trông chừng Mê Kông.
    Tuồng Bình Định, rạp Phú Phong,
    ổ Nam nước mắm, tỉnh Đông chè tầu.
    Phong lưu chẳng thiếu đâu đâu
    Nước non đưa đón khắp hầu gần xa.
    Nay về Bất Bạt quê nhà
    Sông to cá nhớn lại là thứ ngon.
    Vắng bè bạn có vợ con,
    Xa xôi xã hội, vuông tròn thất gia.
    Trăm năm hai chữ Tản Đà,
    Còn sông còn núi còn là ăn chơi.
    Dở hay muôn sự ở đời
    Mây bay nước chảy mặc người thế gian.
    ____________Quoc Ky_____________
    sống là thực hiện kế hoạch do mình vạch ra

    Comment

    • #47

      Tương tư

      Quái lạ làm sao cứ nhớ nhau
      Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu!
      Bốn phương mây nước, người đôi ngả
      Hai chữ tương tư, một gánh sầu.
      ____________Quoc Ky_____________
      sống là thực hiện kế hoạch do mình vạch ra

      Comment

      • #48

        Thăm mả cũ bên đường

        Chơi lâu nhớ quê về thăm nhà,
        Đường xa, người vắng, bóng chiều tà.
        Một dãy lau cao làn gió chạy,
        Mấy cây thưa lá sắc vàng pha.

        Ngoài xa trơ một đống đất đỏ,
        Hang hốc đùn lên đám cỏ gà.
        Người nằm dưới mả, ai ai đó ?
        Biết có quê đây hay vùng xa ?

        Hay là thuở trước kẻ cung đao
        Hám đạn liều tên quyết mũi dao,
        Cửa nhà xa cách, vợ con khuất,
        Da ngựa gói bỏ lâu ngày cao?

        Hay là thuở trước kẻ văn chương
        Chen hội công danh nhỡ lạc đường,
        Tài cao phận thấp, chí khí uất,
        Giang hồ mê chơi quên quê hương ?

        Hay là thuở trước khách hồng nhan
        Sắc sảo khôn ngoan đất trời ghen,
        Phong trần xui gặp bước lưu lạc,
        Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn ?

        Hay là thuở trước khách phong lưu
        Vợ con đàn hạc đề huề theo,
        Quan san xa lạ đường lối khó
        Ma thiêng nước độc phong sương nhiều ?

        Hay là thuở trước bậc tài danh
        Đôi đôi lứa lứa cũng linh tinh
        Giận duyên tủi phận, hờn ân ái
        Đất khách nhờ chôn một khối tình ?

        Suối vàng sâu thẳm biết là ai ?
        Mả cũ không ai kẻ đoái hoài!
        Trải bao ngày tháng trơ trơ đó,
        Mưa dầu nẵng dãi, trăng mờ soi!

        Ấy thực quê hương con người ta
        Dặn bảo trên đường những khách qua:
        Có tiếng khóc eo thời có thế,
        Trăm năm ai lại biết ai mà ?
        ____________Quoc Ky_____________
        sống là thực hiện kế hoạch do mình vạch ra

        Comment

        • #49

          Thơ rượu

          Thơ rượu

          Đời người như giấc chiêm bao
          Nghìn xưa đã mấy ai nào trăm năm ?
          Một đoàn lao lực lao tâm,
          Quí chi chữ thọ mà lăm sống nhiều!
          Có tiền chưa dễ mà tiêu,
          Ham danh lắm kẻ như diều đứt dây.

          Thương ai cho bận lòng đây
          Cho vơi hũ rượu, cho đầy túi thơ!
          Cảnh đời gió gió mưa mưa,
          Buồn trông ta phải say sưa đỡ buồn!
          Rượu say, thơ lại khơi nguồn
          Nên thơ, rượu cũng thêm ngon giọng tình.
          Rượu thơ mình lại với mình
          Khi say quên cả cái hình phù du.
          Trăm năm thơ túi rượu vò
          Nghìn năm thi sĩ tửu đồ là ai ?
          ____________Quoc Ky_____________
          sống là thực hiện kế hoạch do mình vạch ra

          Comment

          • #50

            Thư đưa người tình nhân có quen biết


            Ngồi buồn lấy giấy viết thư chơi,
            Viết bức thư này gửi đến ai,
            Non nước thề nguyền xưa đã lỗi
            Ân tình nay có bốn xu thôi.

            Ngàn sương bạc bay qua tiếng nhạn
            Ngọn đèn xanh khơi cạn đĩa dầu
            Mình ai chiếc bóng đêm thâu
            Nỗi riêng, riêng một mối sầu vì ai ?
            Tâm sự ấy nói dài sao xiết
            Giấy mực đâu vẽ hết ru mà
            Dở dang là chữ tài hoa
            Chắp tay vái lạy trăng già chứng cho.

            Kể từ độ giang hồ lạc phách
            Hội tương phùng đất khách quê ta
            Biết nhau khi mới mười ba
            Tuần trăng chưa mãn, nụ hoa chưa cười.
            Cùng một thuở ăn chơi nhàn biếng
            Trải mấy thu hơi tiếng vừa quen
            Canh khuya hai bóng một đèn
            Gió mai sương sớm đơn mền có nhau.
            Dạ bảo dạ vàng thau gắn bó
            Năm lại năm mưa gió đê mê
            Một tường lá rủ hoa che
            Bắc Nam mấy độ đi về dưới trăng.
            Duyên hồ thắm bỗng dưng phai nhạt
            Mối tơ vương đứt nát tan tành
            Tấm riêng riêng những thẹn mình
            Giữa đường tan đứt gánh tình như không
            Gấp tờ giấy niêm phong hạt lệ
            Nhờ cánh tem bay đệ cung mây
            Ái ân thôi có ngần này
            Thề nguyền non nước đợi ngày tái sinh!
            ____________Quoc Ky_____________
            sống là thực hiện kế hoạch do mình vạch ra

            Comment

            • #51

              Tản Đà với rau sắng chùa Hương

              Tản Đà với rau sắng chùa Hương

              Sinh ra nơi núi Tản sông Đà, nên thi sĩ Tản Đà rất yêu cảnh nước non trời mây và như có duyên nợ với suối yến , rừng mơ. Một phần đời ông đã gắn bó với vùng danh lam thắng cảnh nay.
              Hai mươi tuổi đời , lần thứ hai , thi cử nhân "chưa đỗ" và có người yêu ( mối tình đầu của nhà thơ) lên xe hoa với người khác. Tản Đà gần như điên loạn , phải về tu ở chùa Tiên Mai , vùng Hương Sơn. Tại đây ông "tế" nàng Chiêu Quân như tự ám thị :
              "...Cô ơi , cô đẹp nhất đời
              Mà cô mệnh bạc , thợ trời cũng thua
              Cô với tôi , tôi với cô..."
              Về sau , cô con gái cụ Cử làng Hội Xá , xã Hương Sơn , đã kết duyên cùng nhà thơ. Và cái hương vị rau sắng đã thâm nhập tâm hồn Tản Đà từ những tháng năm ấy.
              Mùa xuân năm nhâm tuất ( 1922 ) ông không đi hội chùa Hương được , đã tự bạch bằng mấy vần thơ :
              " Muốn ăn rau sắng chùa Hương
              Tiền đò ngại tốn , con đường ngại xa
              Mình đi ta ở lại nhà
              Cái dưa thì khú , quả cà thì thâm !
              Cuối lễ hội , ông nhận được một gói quà từ phủ lý , mở ra là rau sắng và 4 câu thơ của " Đỗ tang nữ bái tặng ":
              Kính dâng rau sắng chùa Hương
              Tiền đò đỡ tốn , con đường đỡ xa
              Không đi thì gửi lại nhà
              Thay cho dưa khú , cùng là cà thâm !
              Tản Đà trân trọng và xúc động vô cùng
              Rau sắng nấu với nước mưa càng trong càng ngon , là món ăn dân tộc ,thuần khiết. Sự quý hiếm của nó cũng như tính cách của một thi tài , thiên thu hồ dễ có.
              Kính tưởng hội chùa Hương
              Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

              Comment

              • #52

                Xung quanh giai thoại “Chim họa mi”


                Trong những giai thoại lý thú về Tản Đà, có câu chuyện ông đã làm bài thơ vịnh chim họa mi để “xỏ xiên” quan Khâm sai đại thần Hoàng Cao Khải. Tuy nhiên, gần đây đã có những câu hỏi xung quanh bài thơ này.

                Đó là bài thơ Chim họa mi trong lồng, nguyên văn bài thơ như sau: “Họa mi, ai vẽ nên mi?/Trông mi mi đẹp, hót thì mi hay!/Ai đưa mi đến chốn này?/Nước trong, gạo trắng mi ngày ăn chơi/Lồng son, cửa đỏ thảnh thơi/Mi bay, mi nhảy, sướng đời nhà mi/Nghĩ cho mi cũng gặp thì/Rừng xanh mi có nhớ gì nữa không?”.

                Trong nhiều tài liệu có đăng tải bài thơ này thì phía dưới chỉ ghi vỏn vẹn mấy chữ “Bài thơ đả kích Hoàng Cao Khải” như là một ghi chú. Riêng trong Tản Đà toàn tập (NXB Văn học - Hà Nội, 2002) dưới bài thơ Chim họa mi trong lồng có phần chú thích của cụ Nguyễn Khắc Xương (con trai trưởng cụ Tản Đà - NV): “Bài này năm 1932, Tản Đà cho in ở Khối tình con III và chú trong mục là: Hữu Thanh. Chúng ta biết lúc Tản Đà làm chủ bút Tạp chí Hữu Thanh là vào năm 1921. Theo Tiên Sơn (Tạp chí Văn Học số 4-1970) thì: “trước năm 1932, Tản Đà cho đăng bài này trên Báo Nam Phong dưới hình thức sưu tầm một bài thơ cổ và không ký tên. Một lần sau đó, Tản Đà lại cho đăng bài đó trên Phụ nữ Tân văn nhưng cũng chỉ ký XXX. Năm 1932, ông mới chính thức cho in bài Chim họa mi trong lồng vào Khối tình con III và ghi rõ cả năm sáng tác bài thơ. Bài này là một bài sáng tác tại chỗ trước mặt Hoàng Cao Khải trong một cuộc thi thơ vịnh chim họa mi do Hoàng Cao Khải tổ chức. Tản Đà đi cùng cử nhân Ngô Thế Phổ (Tả Thanh Oai, dòng dõi Ngô Thời Sĩ); đọc xong bài này, cả hai ra xe tay thuê sẵn đi luôn (theo lời cụ Ngô Thế Hoằng, con cụ Ngô Thế Phổ)”.

                Hoàng Cao Khải (1850-1933) quê ở Đông Thái, Hà Tĩnh (cùng quê với lãnh tụ nghĩa quân Phan Đình Phùng), đỗ cử nhân thời vua Tự Đức rồi được thăng đến Khâm sai Kinh lược Bắc kỳ. Năm 1897 được triệu về Huế trao chức Thượng thư Bộ Binh. Khi phong trào văn thân khắp nơi nổi lên hưởng ứng hịch Cần vương của vua Hàm Nghi, mà Phan Đình Phùng là một lãnh tụ kiệt hiệt thì người Pháp đã dùng Hoàng Cao Khải lấy danh nghĩa là người đồng hương viết thư chiêu dụ cụ Phan về hàng nhưng ông đã khẳng khái cự tuyệt. Dụ hàng không thành, Pháp đề nghị với triều đình phong Nguyễn Thân là Khâm sai đại thần đem quân ra tróc nã nghĩa quân ở căn cứ Ngàn Trươi - Vụ Quang, đó là năm 1895. Cùng năm đó, Phan Đình Phùng bị bệnh và mất trong chiến khu. Sau đó, nghĩa quân dần dần tan rã. Để thưởng công cho Nguyễn Thân, người Pháp đã cử y làm Phụ chính đại thần, triều đình nhà Nguyễn phong cho y tước Quận công. Lúc này triều đình có đến hai đại thần, cả hai đều được lòng người Pháp (trước đó Hoàng Cao Khải đã được phong Thái tử Thái phó, Văn minh Đại học sĩ tước Duyên Mậu Quận công) và đang tranh nhau quyền hành. Sau này, Hoàng Cao Khải yếu thế hơn Nguyễn Thân nên xin lui về ấp Thái Hà (Hà Nội) nghỉ hưu.

                Khoảng năm 1970, tại Sài Gòn có lưu hành cuốn Chơi chữ của Lãng Nhân (Nam Chi tùng thư xuất bản), có đăng bài thơ Chim họa mi và những ghi chú của Lãng Nhân: “Ở ấp Thái Hà, nơi Hoàng Cao Khải hưu dưỡng, thường có mở ra những cuộc vui chơi, như chọi gà, đánh cờ người, chọi chim họa mi… Một buổi chọi chim đã làm đầu đề cho bài vịnh sau đây, ám chỉ gian thần: “Họa mi, ai họa nên Mi?/Mã thì cũng đẹp, hót thì cũng hay/Ai đưa Mi đến chốn này/Nước trong, gạo trứng Mi rày cứ xơi/Lầu hồng, gác tía thảnh thơi/Mi ăn, Mi nhảy sướng đời nhà Mi/Khen thay Mi cũng gặp thì/Tổ xưa Mi có nhớ gì nữa không?... Ăn rồi, rồi lại hót thong dong/Bởi thế nên Mi mắc phải lồng/Gạo trứng, nước trong Mi thú nhỉ/Vào luồn ra cúi có vinh không?”. Lãng Nhân không ghi rõ ai là tác giả bài thơ này. So sánh 2 bài thơ, ta thấy bài trong sách của Lãng Nhân chữ nghĩa trúc trắc, gò bó không nhuần nhuyễn, thuần Việt như bài của Tản Đà. Hơn nữa, bài trong sách của Lãng Nhân ngoài 8 câu lục bát còn có thêm 1 khổ tứ tuyệt như ghép thêm một cái chân lỏng lẻo vào cái kiềng ba chân đã đủ vững vàng. Thêm vào chỉ cốt cho hợp với chuyện thi vịnh chim họa mi nhân đó chửi khéo Hoàng Cao Khải.

                Trong trang web Sài Môn thi đàn, tác giả Đức Giang (hiện ở Mỹ), kể rằng mình có mua được một cuốn sách về Văn học cổ Trung Quốc viết bằng tiếng Anh, trong đó có một bài tứ tuyệt của Bạch Cư Dị (Bo Juyi) vịnh một con chim từ An Nam gửi biếu: “The Red Cockatoo. Sent as a present from Annam - A red cockatoo/Colored like the peachtree blossom/Speaking with the speech of men/And they did to it what is always done/To the learned and the eloquent/They took a cage with stout bars/And shut it up inside” (Con Vẹt Đỏ. Từ An Nam gửi biếu một con vẹt màu đỏ - Lông đẹp như hoa đào. Tiếng hót như tiếng người. Rồi như người ta thường làm. Với những người uyên bác, tài hoa. Lấy lồng nan chắc chắn. Nhốt nó lại). Tác giả Đức Giang thấy bài thơ có ý tưởng cao xa và có sự liên hệ với nước ta nên gửi bản tiếng Anh về nước nhờ học giả Nguyễn Quảng Tuân tìm giùm bản dịch từ chữ Hán sang chữ quốc ngữ. Dưới đây là bản phiên âm sang Hán Việt và dịch nghĩa của học giả Nguyễn Quảng Tuân: “Hồng Anh Vũ - An Nam viễn tiến hồng anh vũ/Sắc tự đào hoa, ngữ tự nhân/Văn chương biện tuệ giai như thủ/Lung hạm hà niên xuất đắc thân” (Chim Hoàng anh - Nước Nam xa tiến chim hoàng anh/Sắc tựa hoa đào, tiếng tựa người/Văn chương biện bạch đều tài giỏi/Muốn thoát khỏi lồng, khó lắm thôi). Ta thấy hai câu cuối của bản dịch nghĩa chưa thật sát với nguyên bản tiếng Anh. Vì thấy giữa hai bài thơ “chim họa mi” và “chim anh vũ” cũng có những điểm tương đồng: bộ lông đẹp, tiếng hót hay, bị nhốt trong lồng nên Đức Giang nêu lên giả thuyết biết đâu Tản Đà đã phóng tác từ “chim anh vũ” thành “chim họa mi”? Chúng ta cũng nên nhớ chi tiết “trước năm 1932, Tản Đà cho đăng bài thơ này trên báo Nam Phong dưới hình thức “sưu tầm một bài thơ cổ”. Điều ngạc nhiên là một bài thơ hay của thi hào Bạch Cư Dị, liên quan đến Việt Nam mà rất ít người biết đến (và dịch).

                Hà Đình Nguyên
                Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                Comment

                Working...
                X
                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom