• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Tế Hanh

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tế Hanh

    Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Tế Hanh tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh năm 1921 (Tân Dậu) tại làng chài vên biển tỉnh Quảng Ngãi. Ông có nhiều tác phẩm, tiêu biểu như: Hoa niên - tập thơ 1945, Gửi miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1966)... Tác phẩm nổi tiếng nhất được nhiều bạn đọc biết đến, đó là bài Quê hương - rút trong tập Nghẹn Ngào (1939), sau được in lại trong tập Hoa niên (xuất bản 1945). Ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (1996). Hiện nay tác giả vẫn tiếp tục sự nghiệp sáng tác riêng của mình và đóng góp những tác phẩm tiếp theo cho nền văn học nước nhà.

    Tế Hanh - nhà thơ lớn Việt Nam thế kỷ 20 - có thể nói như vậy trong ý nghĩa toàn vẹn nhất của nó. Ông có mặt ấn tượng trong phong trào thơ mới, ở hàng đầu nền thơ ca cách mạng và kháng chiến. Thơ ông là bài ca đấu tranh thống nhất rực lửa. Thơ ông thể hiện một cách phong phú và dào dạt những tình cảm của con người Việt Nam thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ông cũng là nhà thơ tình xuất sắc.

    Trên con đường lớn của văn nghệ, mỗi nhà văn, nhà thơ đều có một phong cách và một lối đi riêng. Có lối đi nở đầy hoa trong hiện tại nhưng mau chóng mờ nhạt và bặt hẳn dấu tích trước nhịp bước thời gian. Có lối nhỏ luồn qua hẻm núi, rừng gai hôm nay, một ngày nào đó chợt mở òa đài lộ. Có tiếng nói, có con đường hôm qua được đồng cảm, nâng niu mà hôm nay và ngày mai cũng được nâng niu, đồng cảm - đó là đường thơ Tế Hanh.

    Với mảnh hồn làng, ông bay qua nhiều thế kỷ.

    Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh sinh ngày 20-6-1921 ở làng Ðông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

    Về làng Ðông Yên, Tế Hanh đã từng kể: "Cái làng miền nam ấy tên gọi Ðông Yên là một hòn đảo nằm giữa lòng sông Trà Bồng trước khi đổ xuôi về biển lớn. Tuổi nhỏ của tôi đã trôi qua những cái mùi mặn mặn của những mẻ cá và trong tiếng ru vừa bát ngát vừa êm đềm của bốn bề sóng vỗ. Trên làng tôi, quay mặt về phương nào cũng thấy những tấm lưới, những mái chèo và nhất là những cánh buồm căng gió...".

    Cha ông là một nhà nho lỡ vận. Ông tham gia Cần Vương, khi phong trào bị đàn áp, ông bị quản thúc ở làng, thường ngâm câu "chim quyên xuống đất ăn trùn, anh hùng lỡ vận lên nguồn đốt than" trong nỗi lòng u uất.

    Ông cũng là một nhà thơ có những bài thơ đặc sắc về quê hương mà Tế Hanh chỉ còn nhớ một câu, chỉ một câu thôi cũng đủ thấy một thi tài, một ngọn nguồn nuôi dưỡng hồn thơ Tế Hanh sau này: “Chim bay dọc bể đem tin cá; Sông ở kề sân, nước sát nhà”.

    Năm 1939, Tế Hanh đã có tập thơ “Nghẹn ngào” được giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn. Các nhà thơ mới khi ấy, mỗi người đã như một tinh cầu chói sáng với những tư tưởng, cảm quan lớn lao và khác lạ so với sự cũ kỹ và đơn điệu trước đó. Chế Lan Viên làm sống lại lịch sử và những nước non đã mất; Xuân Diệu làm hoa lá cũng phải bừng dậy để yêu nhau; Huy Cận với cảm quan vũ trụ; Hàn Mặc Tử đồng hóa hồn mình với sự vật, sáng tạo hẳn một thế giới vừa gần gũi, vừa kỳ bí của tâm linh; Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Vĩ... dấn thân trong thác loạn.

    Tế Hanh đến với Thơ mới, đến với thơ bằng xúc cảm chân thực của mối tình quê trong sáng nhưng cũng tinh tế và nhuốm nỗi buồn thương nhân thế. Cho đến mãi sau này, Tế Hanh vẫn thích bài “Quê hương”: Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới, Nước bao vây cánh biển nửa ngày sông..., Cánh buồm giương to như một mảnh hồn làng, Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...; còn bọn học trò thì thích “Vu vơ”, đồng cảm với những biệt ly trên sân ga: Bánh nghiến lăn lăn quá nặng nề, Khói phì như nghẹn nỗi đau tê, Lâu lâu còi rúc nghe rền rĩ, Lòng của người đi réo kẻ về ...

    Ngay từ hồi đó, Hoài Thanh đã nhận xét: "Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi", "Tế Hanh sở dĩ nhìn đời một cách sâu sắc như thế là vì người có sẵn một tâm hồn tha thiết".

    Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Mã Giang Lân cho rằng, tạng thơ của Tế Hanh là "giản dị, trong sáng, tinh tế mà đậm tình đất nước" (tựa tuyển tập Tế Hanh, tập 2, NXB Văn học, 1997).

    Còn nhà thơ Chế Lan Viên, người bạn thân thiết của Tế Hanh thì viết: "Khả năng nhìn thấy hồn sự vật, khả năng suy nghĩ trừu tượng của anh khá mạnh. Nhưng hình như nói đến anh, người ta hay nghĩ đến thơ tình, đến trái tim yếu đuối của anh hơn là những thao tác sắc sảo của trí tuệ" ...

    Thơ của Tế Hanh vì thế bộc trực tả tình, tràn tình, tình để ở trần hơn là nấp sâu, che giấu một cái tứ. Cố nhiên anh có nhiều bài lập tứ khá hay. Nhưng ý tứ ở anh cũng là cái tứ của trái tim hơn của óc, cái tứ của anh không phải cái bẫy cầu kỳ của trí tuệ để nhử những con chim kỳ lạ, mà chỉ là cái nhành giản đơn vừa đủ cho tình cảm bay về" (Tế Hanh hay thơ và cách mạng).

    Là một ngòi bút tả thực và thiên về tình cảm, gần gũi với sự vật, rất nhiều khi người ta không còn thấy thi sĩ Tế Hanh ở đâu nữa. Ông bị sự vật nuốt lấy, bị tầm thường hóa cùng sự vật.

    Tác phẩm chọn lọc
    - Hoa niên (1944);
    - Tập thơ tìm lại (1945 );
    - Hoa mùa thi (1948);
    - Nhân dân một lòng (1953);
    - Lòng miền Nam (1956 );
    - Gửi miền Bắc (1958);
    - Tiếng sóng (1960);
    - Bài thơ tháng bảy (1961),
    - Hai nửa yêu thương (1963);
    - Khúc ca mới (1966);
    - Đi suốt bài ca (1970),
    - Câu chuyện quê hương (1973);
    - Theo nhịp tháng ngày (1974) ,
    - Giữa những ngày xuân (1977),
    - Con đường và dòng sông (1980);
    - Bài ca sự sống (1985),
    - Tế Hanh tuyển tập (1987);
    - Thơ Tế Hanh (1989 );
    - Vuờn xưa (1992);
    - Giữa anh và em (1992);
    - Em chờ anh (1993 );
    - Tuyển tập Tế Han h (tập II, 1997).

    Ngoài ra ông còn xuất bản các tập tiểu luận, và nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi. ông cũng đã xuất bản nhiều tập thơ dịch của các nhà thơ lớn trên thế giới.
    Đã chỉnh sửa bởi hoangvu; 26-07-2009, 07:53 AM. Lý do: Thêm hình ảnh
    ____________Quoc Ky_____________
    sống là thực hiện kế hoạch do mình vạch ra
    Similar Threads
  • #31

    Mía

    Có một ngày xuân em còn nhớ ?
    Mười lăm mười sáu tuổi hoa niên
    Ta đi tha thẩn, đường quê vắng
    Mía, mía bao vây, mía khắp miền.

    Mê mải chuyện trò, khi dừng bước
    Ngẩn ngơ con bóng quấn tròn chân
    ngày đã đứng trưa cùng khát nước
    Em gác, anh lùng bẻ mía ăn.

    Khúc mía mượt mà và ngọt mát
    Răng anh rắn chắc tước giùm em
    Mía cứa môi anh, em hoảng hốt
    Đưa tay lau miệng ... bàn tay êm...

    - Câu chuyện ngây thơ tự thuở nào
    Bây giờ nhớ lại ngỡ chiêm bao
    Ơi cô bạn nhỏ đâu rồi nhỉ ?
    Chỉ thấy trong tôi mía xạc xào...
    ____________Quoc Ky_____________
    sống là thực hiện kế hoạch do mình vạch ra

    Comment

    • #32

      Mùa thu tiễn em

      Em đi, trăng sắp độ tròn
      Mùa thu quá nửa, lá giòn khô cây
      Tiễn em trong cảnh thu này
      Lòng em muôn tiếng, sao đầy lặng im?
      Ta về. Giữa khoảng trời đêm
      Vành trăng thư thể mắt em soi đường.

      (1968)
      ____________Quoc Ky_____________
      sống là thực hiện kế hoạch do mình vạch ra

      Comment

      • #33

        Chiếc rổ may
        Chiếc rổ may

        Thuở bé nhiều hôm tôi bỏ chơi,
        Cảm thương đứng ngó mẹ tôi ngồi
        Và bên chiếc rổ mùi thơm cũ
        Như tấm lòng thơm của mẹ tôi.

        Lơ thơ chỉ rối sợi con con
        Những cái kim hư, hột nút mòn
        Tiện tặn để dành trong lọ nhỏ:
        Vải lành gói ghém mấy khoanh tròn.

        Lặng lẽ bàn tay lặng lẽ đưa
        Đắp từng miếng vá ấm con thơ:
        Những mong đời mẹ, đời con mãi
        Gần gũi nhau cùng mối chỉ thưa…

        Mẹ ơi! chiếc áo con đã rách.
        Con biết làm sao trở lại nhà
        Để mẹ vá giùm? Con thấy lạnh
        Gió lùa nỗi nhớ thấm vào da.

        Tế Hanh
        Sống trên đời

        Comment

        • #34

          Nhớ con sông quê hương
          Nhớ con sông quê hương

          Quê hương tôi có con sông xanh biếc
          Nước gương trong soi tóc những hàng tre
          Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
          Toả nắng xuống dòng sông ấm áp

          Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
          Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi
          Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi
          Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

          Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
          Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
          Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
          Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.

          Bạn bè tôi túm năm tụm bảy
          Bầy chim non bay lượn trên sông
          Tôi dang tay ôm nước vào lòng
          Sông mở nước ôm tôi vào dạ.

          Chúng tôi lớn lên mỗi người một ngả
          Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
          Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
          Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến.

          Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển
          Vẫn trở về lưu luyến bên sông…
          Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
          Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc.

          Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam
          Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
          Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
          Tôi nhớ cả những người không quen biết.

          Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
          Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
          Hình ảnh con sông quê mát rượi
          Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới.

          Quê hương ơi, lòng tôi cũng như sông
          Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
          Không ghềnh thác nào ngăn cản được
          Tôi sẽ đến nơi tôi hằng mong ước.

          Tôi sẽ về sông nước của quê hương
          Tôi sẽ về sông nước của tình thương.

          Tế Hanh

          Sống trên đời

          Comment

          • #35

            Mảnh vườn xưa


            Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh
            Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc
            Hai ta ở hai đầu công tác
            Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?

            Hai ta như ngày nắng tránh ngày mưa
            Như mặt trăng mặt trời cách trở
            Như sao hôm sao mai không cùng ở
            Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?

            Hai ta như sen mùa hạ cúc mùa thu
            Như tháng mười hồng tháng năm nhãn
            Em theo chim đi về tháng tám
            Anh theo chim cùng với tháng ba qua

            Một ngày xuân em trở lại nhà
            Nghe mẹ nói anh có về hái ổi
            Em nhìn lên vòm cây gió thổi
            Lá như môi thầm thĩ gọi anh về

            Lần sau anh trở lại một ngày hè
            Nghe mẹ nói em có về bên giếng giặt
            Anh nhìn giếng giếng sâu trong vắt
            Nước như gương soi lẻ bóng hình anh

            Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh
            Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc
            Hai ta ở hai đầu công tác
            Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?


            Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

            Comment

            • #36


              Những ngày nghỉ học

              Tặng Nguyễn Văn Bổng
              Những ngày nghỉ học tôi hay tới
              Đón chuyến tàu đi đến những ga
              Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt
              Lòng buồn đau xót nỗi chia xa

              Tôi thấy lòng thương những chiếc tàu
              Ngàn đời không đủ sức đi mau
              Có chi vương víu trong hơi máy
              Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau

              Bánh nghiến lăn lăn quá nặng nề
              Khói phì như nghẹn nỗi đau tê
              Lâu lâu còi rúc nghe rền rĩ;
              Lòng của người đi kéo kẻ về.

              Kẻ về không nói bước vương vương...
              Thương nhớ lan xa mấy dặm trường
              Lẽo đẽo tôi về theo bước họ
              Tâm hồn ngơ ngẩn nhớ muôn phương
              Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

              Comment

              • #37

                CÓ NHỮNG CON ĐƯỜNG
                Có những con đường ta đã đi
                Thẩn thơ qua lại rất nhiều khi
                Nhà người yêu mến ngang qua đấy
                Vắng mặt nên lòng thấy biệt li.

                Ta gửi tình ta ở khoảng đường:
                Bước này tưởng nhớ, bước này thương.
                Ta đưa ngượng nghịu, hàng mi chớp,
                Ngực đánh dồn thêm, chân vấn vương.

                Đi mãi không hề biết mỏi xa,
                Đi suông không dám ngó vô nhà.
                Đường thường bỗng hoá trung tâm điểm,
                Lắm cớ xui mình phải bước qua.

                Ta tưởng bao giờ có thể quên
                Con đường như một mối tơ duyên.
                Ai ngờ khúc ruột tương thân ấy
                Cũng phải buồn đau chuyện chẳng bền.

                Ấy lúc lòng ta hết với người
                Hay ta yêu mến đổi dời nơi.
                Con đường bị bỏ trong quên lãng
                Sầu tủi nằm thương dưới bụi đời.
                Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                Comment

                • #38

                  • Bão

                  • Cơn bão nghiêng đêm
                    Cây gãy cành bay lá
                    Ta nắm tay em
                    Cùng qua đường cho khỏi ngã
                    Cơn bão tạnh lâu rồi
                    Hàng cây xanh thắm lại
                    Nhưng em đã xa xôi
                    Và cơn bão lòng ta thổi mãi
                    .
                    1. Tế Hanh (1957)
                      Tình Bạn Tình Yêu Thơ
                      (Nhà Xuất Bản Giáo Dục, VN 1987)

                    .
                    Storm
                    The storm tilted the night
                    Branches broke, leaves flew
                    I clutched at your hand
                    Crossing the street together so we wouldn’t fall
                    The storm has left long ago
                    The trees have turned green again
                    But you’re now away
                    And the storm in my heart will always stay
                    .
                    1. Translated by TDH
                      April 5, 1998 (March 9, 2000)

                  Comment

                  • #39

                    Nhà thơ Tế Hanh qua đời

                    12h ngày 16/7/2009 , nhà thơ Tế Hanh trút hơi thở cuối cùng để về với “sông nước của quê hương”, sau hơn 10 năm nằm liệt giường vì căn bệnh xuất huyết não. Ông hưởng thọ 89 tuổi.



                    Nhà thơ Tế Hanh. Ảnh tư liệu.

                    Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh, sinh ngày 20/6/1921 trong một gia đình nhà Nho nghèo ở thôn Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ông học ở trường làng, trường huyện. Đến tuổi 15, nhà thơ tương lai ra Huế học trung học. Chính nơi đây, ông bắt đầu gặp gỡ, giao lưu với các tác giả của phong trào Thơ Mới và dần dà trở thành một trong những cây bút từng làm nên một thời đại hoàng kim cho thi ca Việt Nam.

                    Được biết đến với bài thơ đầu tiên Những ngày nghỉ học từ năm 17 tuổi (1938), Tế Hanh ghi dấu ấn trên thi đàn bằng những cảm xúc trong sáng, vẩn vơ, buồn buồn của tuổi học trò.

                    Những sáng tác đầu tay của ông sau đó được tập hợp trong tập Hoa niên – tập thơ được Tự lực văn đoàn khen tặng (dưới tên Nghẹn ngào).
                    Thời kỳ Cách mạng tháng Tám, Tế Hanh tham gia cách mạng ở Huế. Hòa bình lập lại, ông tập kết ra Bắc, làm việc ở Hội Văn nghệ, sau đó là Hội Nhà văn Việt Nam.




                    Những năm cuối đời, nhà thơ ốm nặng.


                    Sau 1954, vượt qua những thành công đầu tiên của mình, Tế Hanh khẳng định sức bền của ngòi bút qua một loạt tập thơ như Lòng miền Nam (1956), Gửi miền Bắc (1958), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), Con đường và dòng sông (1980), Em chờ anh (1994)… Chủ đề quen thuộc thời kỳ này của ông là tình cảm với miền Nam quê hương, ý chí đấu tranh, khát vọng thống nhất Tổ quốc. Tác giả có những vần thơ thiết tha về quê hương đã đi vào lòng người với những sáng tác tiêu biểu như Quê hương, Nhớ con sông quê hương, Mặt quê hương... Với những đóng góp nổi bật đó, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996.

                    Vào những năm 80, Tế Hanh bị đau mắt, rồi ông mù dần. Hơn 10 năm trước, nhà thơ ngã bệnh nặng và nằm liệt giường, lúc mê lúc tỉnh. Những lúc tỉnh táo, ông vẫn nghe thơ, đón bạn bè đến thăm. Nhưng mấy năm gần đây, nhà thơ gần như sống thực vật.

                    Nhà văn Đào Thắng, chánh văn phòng Hội Nhà văn cho biết, hiện tại, Hội Nhà văn đang bàn bạc với gia đình nhà thơ để tổ chức chu đáo cho ông về nơi yên nghỉ cuối cùng.
                    Hà Linh

                    Comment

                    Working...
                    X
                    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom