• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Đỗ Trung Quân

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Đỗ Trung Quân

    Tiểu Sử

    Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Đỗ Trung Quân sinh ngày 19 tháng 1 năm 1955 tại Sài Gòn. Theo bài phỏng vấn trên báo Vietnam News giữa năm 2005 thì trong khai sinh của ông không có tên cha. Ông được mẹ là bà Đỗ Thị Hảo nuôi lớn đến năm 15 tuổi thì mẹ mất. Ông tiếp tục mưu sinh và sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông vào học tại Đại học Vạn Hạnh. Năm 1976, ông tham gia phong trào Thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác. Một số bài thơ do ông sáng tác trở thành nổi tiếng như Hương tràm (1978).

    Một số bài thơ phổ nhạc được nhiều người biết đến như:
    Hương tràm (1978), Vũ Hoàng phổ nhạc
    Bài học đầu cho con (1986), Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành bài “Quê hương”
    Chút tình đầu (1984), Vũ Hoàng phổ nhạc thành bài “Phượng hồng” (1988)
    Khúc mưa, Phú Quang phổ nhạc
    Hiện ông đang công tác tại báo Sài Gòn tiếp thị.
    Những tập thơ đã xuất bản:
    Cỏ hoa cần gặp (1991)
    Chân mây cuối trời (in chung cùng Hoàng Ngọc Biên, 2003)
    Quê hương
    -- Bài học đầu cho con

    Lời mẹ

    Quê hương là gì hở mẹ
    Mà cô giáo dạy phải yêu
    Quê hương là gì hở mẹ
    Ai đi xa cũng nhớ nhiều

    Quê hương là chùm khế ngọt
    Cho con trèo hái mỗi ngày
    Quê hương là đường đi học
    Con về rợp bướm vàng bay

    Quê hương là con diều biếc
    Tuổi thơ con thả trên đồng
    Quê hương là con đò nhỏ
    Êm đềm khua nước ven sông

    Quê hương là cầu tre nhỏ
    Mẹ về nón lá nghiêng che
    Là hương hoa đồng cỏ nội
    Bay trong giấc ngủ đêm hè

    Quê hương là vòng tay ấm
    Con nằm ngủ giữa mưa đêm
    Quê hương là đêm trăng tỏ
    Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

    Quê hương là vàng hoa bí
    Là hồng tím giậu mồng tơi
    Là đỏ đôi bờ dâm bụt
    Màu hoa sen trắng tinh khôi
    Quê hương mỗi người chỉ một
    Như là chỉ một mẹ thôi
    Quê hương có ai không nhớ...
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #31

    Mùa thu - Hoa cúc - Cổng trường

    Mùa thu -Hoa cúc - Cổng trường

    Anh đứng hân hoan bên hè phố
    Nhìn các em bé nhỏ đến trường
    Mùa thu... mùa thu..hoa cúc nở
    Phải chăng mà cặp sách thơm hương?

    Thu ở phố phường thu không lạnh
    Heo may ngọn gió trốn nơi nào
    Lá me rụng xuống đường đi học
    Lòng anh bất chợt cũng xôn xao

    Lòng anh rủ hết mười phương bụi
    Áo lại tinh khôi tuổi học trò
    Nhưng nay quá tuổi đi vào lớp
    Anh thành chú bé đứng buồn xo

    Không lên bục giảng làm Thầy giáo
    Thì đứng làm cây phượng góc trường
    Già cổi nhưng còn xoè bóng mát
    Che cho hoa cúc chẳng phai hương

    Sáng nay anh đứng trên hè phố
    Ngoan ngoãn và lòng như nắng mai
    Sáng nay thèm thuốc mà không đốt
    Khói thuốc cổng trường -không được bay..
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 26-05-2009, 03:30 AM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

    Comment

    • #32





      1. Một bài thơ chưa từng công bố

      Đã 34 năm trôi qua,hòa bình cũng dài ngang bằng cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử, chưa có cuộc chiến nào ám ảnh một dân tộc cho bằng cuộc chiến tranh này,... nó thay đổi hình thái xã hội. thay đổi số phận con người. Công bố bài thơ viết năm 27 tuổi, bảy năm sau hòa bình(1982). nay nhìn lại , tôi cũng không hiểu điều gì đã dẫn dắt cho những dòng chữ này. khi làm xong nghĩa vụ một thanh niên thời hậu chiến , người có lý lịch may mắn không vướng phải chuyện lính tráng dù thế hệ tôi sau “mùa hè đỏ lửa 1972” hầu hết cũng đã” yên vị “ khói hương trên bàn thờ gia đình. còn nhớ những năm của thập niên 80, giáo sư Nguyễn Khắc Viện viết một bài đanh thép trên báo Sài Gòn Giải Phóng” sen hay bùn” về danh xưng khi nào thì gọi là thành phố Hồ Chí Minh, khi nào thì gọi là Sài Gòn? và ông khẳng định cái tốt thì gọi tp HCM, cái tệ nạn , cái xấu , cái "tồn đọng" thì gọi là Sài Gòn. Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan đã đối thoại bằng một bài báo khác (tất nhiên ông không thể đăng bài phản biện ấy trên báo SGGP như trong một xã hội bình thường), ông nhắc rằng hiện tại sau 10 năm giải phóng, thành phố vẫn còn một tờ báo lớn tiếng nói chính thức của “Đảng bộ và nhân dân thành phố” tờ Sài Gòn Giải Phóng (nó vẫn còn đến tận hôm nay), còn một nhà máy thuốc lá Sài Gòn, còn một đội bóng danh tiếng mang tên Cảng Sài Gòn (nay đã không còn)… bài thơ này,có lẽ là cái nhìn đau đớn đầu tiên của một người trẻ tuổi vừa từ chiến trường K trở về với bao nhiêu hoài bão sau khi chứng kiến những hy sinh cao đẹp của một thế hệ thanh niên Sài Gòn, những con người thành phố tuổi chỉ mới đôi mươi…

      hai mươi bảy tuổi và một bài thơ dài nhất của đời mình...

      Đỗ trung Quân

      TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN

      (1982)
      1.
      Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
      Các anh từ Bắc vào Nam
      Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
      Các anh đến
      Và nhìn Sai Gon như thủ đô của rác
      Của xì ke, gái điếm, cao bồi
      Của tình dục, ăn chơi
      “Hiện sinh-buồn nôn-phi lý!!!”
      Các anh bảo con trai Sai Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
      Con gái Sai Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ
      các anh bảo Sai Gòn là trang sách “hư vô”
      văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
      ngòi bút các anh thay súng
      bắn điên cuồng vào tủ lạnh, ti vi
      vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
      các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
      các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
      là thiêu thân ủy mị, yếu hèn
      các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
      mang tuổi trẻ Sai Gòn ra trước vành móng ngựa!!!



      2.
      Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
      Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
      Có anh thợ điện ra đi không về
      Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống mỹ
      Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
      Tội nghiệp những người sài gòn đi xa
      Đi từ tuổi hai mươi
      Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc
      Có ai hỏi những hàng dương xanh
      Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
      Tội nghiệp những đêm Sài Gòn đốt đuốc
      Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
      Tội nghiệp những ông cha rời khỏi nhà dòng
      Áo chùng đen đẫm máu
      Tội nghiệp những chiến trường văn chương,thi ca , sách báo
      những vị giáo sư trên bục giảng đường
      ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
      Sài Gòn của tôi-của chúng ta.
      có tiếng cười
      và tiếng khóc



      3-
      Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
      Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
      Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
      Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
      Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
      Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát .hy sinh…



      4-
      Và khi ấy
      Thì chính “các anh”
      Những người nhân danh Hà Nội
      Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
      Chửi đã đời
      Chửi hả hê
      Chửi vào tên những làng quê ghi trong lý lịch của chính mình
      Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
      Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
      Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
      Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
      Những bà mẹ làm ra hạt lúa
      Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
      Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
      để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
      Bây giờ
      Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
      Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
      Các anh
      đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
      đã bờm xờm râu tóc, cũng quần jean xắn gấu
      Cũng phanh ngực áo, cũng xỏ dép sa bô
      Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi, casette . radio…
      Bia ôm và gái
      Các anh ngông nghênh tuyên ngôn “khôn & dại”
      Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
      Các anh cũng chạy đứt hơi
      Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
      Sài Gòn 1982 lẽ nào…
      Lại bắt đầu ghẻ lở?



      5-
      Tội nghiệp em
      Tội nghiệp anh
      Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
      Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
      Những ai đang cố tẩy rửa “lý lịch đen”
      Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật



      6-
      Xin ngả nón chào các ngài
      “Quan toà trong sạch”
      Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
      Bình thản đổi thay lốt cũ
      Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
      Hồn nhiên xanh muôn thưở
      để yên cho xương rồng, gai góc
      Chân thật nở hoa
      Này đây!
      Xin đổi chỗ không kỳ kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
      Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
      Sài Gòn bầy hầy , ghẻ lở
      Bây giờ…
      Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào “thượng đế”
      Khi sống hả hê giữa một thiên đường
      Ai bây giờ
      Sẽ
      Tạ lỗi
      Với Trường Sơn?

      (Do Chung Kwan blog)





      Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 29-05-2009, 05:28 AM.
      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

      Comment

      • #33

        Tạp bút Đỗ gồm 66 đoản văn Xin giới thiệu một khúc làm quen


        Tương.tư.hoa.gạo.quê.nhà
        1.
        Thú thật tôi chưa xem Mê Thảo - Thời vang bóng. Ngày chiếu ra mắt tôi không về kịp thành phố. Nghe bảo phim hay lắm, có người bảo "chưa hay!". Thôi, không xem thì chớ lạm bàn. Nhưng ngồi giở xem những hình chụp từng cảnh của phim, tôi bỗng thấy mình dừng lại ở hình ảnh một cây hoa gạo đỏ rừng rực. Có gì mà phải tần ngần trước màu hoa gạo đỏ ấy?
        2.
        Trước đây có quen một cô gái đẹp, cô bảo "tên em là hoa gạo" đấy! Mộc Miên tức là hoa gạo. Tôi chẳng thích cái tên nghe rất hay nhưng chẳng gợi lên điều gì trong tâm thức như cái tên hoa gạo dân dã, nhà quê, bèn cười và ghẹo "giá mà em tên Gạo anh thích hơn...". Tôi ở Sài Gòn từ thuở sinh ra chỉ thấy phượng vĩ, ít thấy hoa gạo dù ngày xưa chỗ cái xóm đạo tôi ở cũng có hai cây đứng lẻ loi bên cạnh ngôi nhà thờ gỗ đơn sơ. Hoa gạo đỏ bầm, rụng xuống chân người mà bị giẫm nát thấy chân mình như có máu. Xóm đạo thời xưa còn thưa thớt người, chuông nhà thờ mỗi sớm, mỗi chiều nghe buồn lắm - rồi nghe mãi cũng quen.
        Những cô gái xóm đạo thường mặc áo dài màu sậm, những đôi mắt đen to, cổ trắng ngần quấn một chuỗi tràng hạt đi lễ sớm chiều. Màu đen của những chiếc áo dài màu xóm đạo và màu đỏ của hoa gạo mỗi mùa là hai ấn tượng về màu sắc có sớm nhất trong trí nhớ của một thiếu niên có vẻ ngoài hiếu động như tôi. Lần tặng hoa đầu tiên trong đời bên hông ngôi nhà thờ gỗ có tượng Chúa xòe tay thật hiu quạnh trên cao, cũng là nhặt đại một bông hoa gạo rụng chưa bị ai giẫm lên cho cô bé gần nhà "tặng mày nè Lý"!". Cô bé trề môi "thứ này tao không thèm, mày không biết tìm thứ khác à!". Kẻ tặng hoa như mẹ vẫn bảo "chưa ráo máu đầu", ném bông hoa gạo xuống đất và giẫm lên. Chân đỏ lòm.
        Mối tình ngớ ngẩn, quê mùa đi qua nhanh chóng. Nhưng cô bé có chiếc thánh giá trên cổ trắng nay ở chân trời nào?
        3.
        Mẹ tôi bảo - người miền Bắc rời quê nhà đi đâu cũng hay mang theo cách sống, cách sinh hoạt, thậm chí cả khung cảnh làng quê mình đi cùng. Mẹ vẫn kể về hoa xoan, hoa gạo. Thằng con nghe mãi thành ra cũng ngỡ mình khi chưa sinh ra đã thấy hoa gạo, hoa xoan, hoa lý, hoa mận dù nó lớn lên ở Sài Gòn, cái xóm đạo toàn người xứ Bắc. Lạ không?
        4.
        Hàng chục cái Tết đi qua chỉ thấy hoa mai, hoa đào đỏ thắm Hà Nội. Tết chẳng thấy ai nói đến cái thứ hoa nhà quê mà hình như cũng không nở vào cuối năm bao giờ. Cho đến một ngày thấy một cô áo đỏ đi qua đường để nhớ đến một câu thơ của Nguyễn Duy:
        Tương tư hoa gạo quê nhà
        Tự dưng áo đỏ làm ta giật mình.
        Đường phố Sài Gòn cuối năm tràn ngập sắc màu, hoa Tết, áo người... Cái màu áo đỏ ấy thường làm liên tưởng đến hoa đào. Nguyễn Duy bỗng đâm ngang hoa gạo. Cái tâm thức của một người quê mùa, rơm rạ. Mà ai không có chút sen bùn rơm rạ trong tận sâu thẳm tâm hồn mình, nếu là người Việt.
        Mới hiểu vì sao mình cũng đã tần ngần trước hình ảnh một cây hoa gạo đang mùa rất đỏ.

        Cây gạo Mê Thảo - Nó có lẽ đã mọc từ ngàn năm trong tâm thức ta rồi. Chắc là thế.
        • Đỗ
        Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 26-05-2009, 07:37 AM.
        Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

        Comment

        • #34

          Thêm một bài của Tạp bút Đỗ


          Cám ơn em, người chẳng bao giờ quan tâm dến những bài thơ anh viết. Người chẳng bao giờ để mắt đến những trang bản thảo anh quăng bừa bãi trên bàn, người đứng ngoài cuộc đời riêng của anh từng đêm - nhưng vẫn thức cùng anh suốt sáng...

          Cám ơn em tách cà phê nóng, khi cơn buồn ngủ đe dọa bài thơ ngày mai phải sẽ bỏ nửa chừng - cám ơn em, những dĩa cơm chiên khi cái đói đã làm anh muốn rời bàn đứng dậy - cám ơn em, kẻ đứng ngoài chuyện văn chương nhưng đôi mắt cứ quầng đen sâu thẳm - vẫn thức sau lưng anh như chiếc bóng lặng thầm...

          Ngày mai...có những những người con gái đọc thơ anh, có những những người con gái yêu thơ anh. Những bài thơ tình nồng nàn có tất cả những người đang yêu nắm tay nhau dạo phố. Những bài thơ có nắng ban mai, có chiều lộng gió, có tất cả, trừ em người không bao giờ có mặt trong thơ anh nhưng vẫn cùng anh hàng đêm thao thức...

          Cảm ơn những dĩa cơm chiên không có trong thơ. Những ly cà phê nửa khuya không có trong thơ, và những bước chân em thầm lặng. Cảm ơn chiếc ghế dựa lưng mà em không ngã xuống bao giờ, để trăm nghìn câu thơ anh viết được ra đời ung dung trọn vẹn.
          Cảm ơn em, vì sao thầm lặng lấp lánh suốt đời anh...
          Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 26-05-2009, 07:48 PM.
          Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

          Comment

          • #35

            Hà Nội lần gặp gỡ đầu tiên


            1. 16 tuổi, cuốn sách thích nhất chính là Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng
            Chỗ thích nhất là nhà sách Khai Trí đường Lê Lợi, Sài Gòn, ngày nào chẳng cắm đầu vào kệ sách mà không phải lúc nào cũng có tiền mua. Không đủ tiền mua thì chỉ còn một cách đọc tại chỗ, nếu là thơ của các nhà thơ tiền chiến thì học thuộc lòng. Sau này mới hiểu, đôi khi không tiền mua sách lại hay, đọc cho thuộc nghĩa là đã cất nó vào trong đầu, trong trí nhớ. Mà trí nhớ của 16 tuổi đủ rộng bằng cái thư viện nho nhỏ tha hồ chứa.
            Tôi đã cất vào kho trí nhớ của mình rất nhiều cuốn sách, thơ ca, âm nhạc về Hà Nội. Khi ấy, đất nước chưa thống nhất, nhưng hồ Gươm, chợ Đồng Xuân, đường Cổ Ngư, Nghi Tàm đâu xa lạ gì. Bà hiền mẫu ở nhà lại mỗi khi trời Sài Gòn trở gió lại ra ngồi trước cửa thở dài... “Ngoài Bắc mùa này...”.
            Hà Nội trong tôi thế đó; cũ kỹ, đầy thương nhớ của người này người nọ và những ngọn gió chuyển mùa. Nhưng tôi chưa gặp bao giờ.


            2. Năm 1994…
            Lần đầu tiên chạm mặt Hà thành với chiếc ba lô nhỏ mang theo chiếc hộp nhỏ đựng chút tro tàn của mẹ. Đưa một người Hà Nội hàng chục năm ở Sài Gòn vẫn không nguôi thương nhớ về lại quê nhà.
            Chân đi như mơ, kìa hồ Gươm, tháp Rùa từng được nhìn qua hình ảnh. Kìa 36 phố phường nhỏ hẹp, đan cài, cũ kỹ, liêu xiêu nhưng thân mật tựa vào nhau. Kìa những con đường rợp mát hàng bàng, hàng sấu mùa hè. Những cây bàng lá xanh như ngọc từng đọc trong Nhặt lá bàng mùa đông, một truyện ngắn Thạch Lam. Những vị sấu mà vị chua thanh nằm trong bát canh màu trắng tim tím ngày còn nhỏ mẹ thường nấu cho ăn (chẳng rõ vì sao Sài Gòn những năm 50, 60 lại có sấu?). Nhưng cây sấu cổ thụ thì ra đã đứng đây từ đời nào nơi góc đường Trương Định – Điện Biên Phủ, quận 3 nay vẫn còn.
            Hà Nội lần đầu gặp gỡ trôi chậm trong tôi như một giấc mơ đen trắng... phố, đường, chợ, hồ, người, biệt thự kiểu Pháp vàng màu thời gian... lạ lùng thật! Nó không hề khác biệt với những gì từng được đọc, từng hình dung. Nó như bất động với thời gian hay chính thời gian đi qua đây bất động? Nhưng dẫu thế nào, cái ấn tượng lần đầu mãnh liệt tới nỗi khi trở về Sài Gòn – toà soạn báo Tuổi Trẻ, nơi làm việc thuở ấy – đồng nghiệp phải ghi lên bảng: “đã hết một tháng nói về Hà Nội, đề nghị ĐTQ nói đề tài khác...”.
            Vâng! Thì đề tài khác. Nhưng hình ảnh cuối cùng, câu chuyện cuối cùng của lần đầu Hà Nội vẫn cứ phải kể thêm trước khi... qua chuyện khác; những bông hoa loa kèn trắng muốt, tháng tư ôm trên tay của một người áo đỏ, nón bê rê, tóc bay ngược gió đưa tiễn khi ta về lại Sài Gòn.
            Màu áo đỏ rực sáng trong buổi chiều tàn nắng. Đẹp khôn cùng!
            Bài: Đỗ Trung Quân



            Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 26-05-2009, 07:57 AM.
            Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

            Comment

            • #36

              hoàn hảo!







              “nếu phải chọn giữa phim mỹ,hàn quốc.tôi vẫn chọn phim trung quốc ‘ (nguyễn khải hưng nguyên giám đốc TT.THVN)
              Thuở còn tại chức,ông hưng tuyên bố như thế.
              Có người nói thì phim vn có gì hay cứ thay thế phim trung quốc đi.
              Có người nói phim tq mua rẻ.có cái cho dân xem còn hơn không có.
              Sóng truyền hình hầu như đang trong triều đại mãn thanh,chỗ nào cũng đuôi sam.
              Phim trung quốc mua rẻ,đồng ý! vậy xem măng non vn,khăn quàng đỏ-thế hệ tương lai việt nam hôm nay đây- đồng ý luôn chứ?
              hay tại cặp trung quốc cũng rẻ/hàng vn không cạnh tranh được?
              nhưng trẻ con không có lỗi
              Hoàng sa-bauxite-web bộ công thương & I love china!
              hoàn hảo-muốn gì nữa nào?
              Tạ lỗi trường sơn mà nhằm nhò gì
              hú lên đi hỡi quê hương yêu dấu!



              (Do Chung Kwan blog)

              Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

              Comment

              • #37

                Không xứ nào yêu đời hơn xứ an nam ta.
                Khi chiến tranh bom đạn ầm ầm:chuyện nhỏ - có ngay phong trào”tiếng hát át tiếng bom''
                “hát cho đồng bào tôi nghe”
                Bây giờ hết chiến tranh từ lâu xứ ta vẫn có phong trào “nghe đồng bào ta hát” .karaoke từ trong nhà ra ngoài ngõ.sáng trưa,chiều tối lúc nào có nhậu là có hát .bất kể hàng xóm có nổi điên hay không nổi điên. ta hát trong nhà ta làm gì nhau? loa phường treo ngay cột điện chĩa vào nhà , sau tin tức đủ loại là …hát. đứa nào trèo lên gỡ xuống a lê hấp qui ngay nó vào tội”phá hoại tài sản công cộng” là xong.
                Ca đã thế,múa thì sao?cứ mở truyền hình lên coi hễ hát là phải múa minh hoạ, từ múa “truyền thống” vung cờ quạt vù vù đến “đá chân lên một cách vô cớ”, từ đá vù vù kiểu bắc kinh hay bình nhưỡng đến hiphop tưng bừng, cắm đầu xuống đất xoay tít mù.ca nhạc mà không có dance,múa coi như hỏng.
                Một “truyền thống : lạc quan,trẻ trung đến thế mà cái ông nào làm “văn hoá” ra ngay cái lệnh ”hát karaoke cấm…nhảy múa” như nghe rock mà chân tay không được động đậy thì còn gì là rock nữa hở giời? .đến ngồi xe lăn nghe nhạc còn lắc lư cái đầu nữa cơ mà!!!
                Thuốc lắc,mại dâm là trách nhiệm các vị ,ngành có…trách nhiệm phải quản lý nó quản” không xong cứ nhè thằng dân ra mà cấm thì đi ngược truyền thống “tiếng hát át tiếng kêu” đấy nhá.
                Có lý nhất là ra ngay cái lệnh cấm…mấy cái cấm lãng nhách kia dùm.
                Khổ thân đồng bào đi giải trí sau giờ làm việc vất vả quá!

                (blog )
                Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 29-05-2009, 05:40 AM.
                Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                Comment

                • #38




                  tí lý lịch trích ngang
                  Rảnh,
                  Kể tí chuyện đời
                  Nghe chơi .
                  1975…
                  Sai gon giải phóng
                  Tôi dân hippi choi choi tóc dài ngang lưng
                  Phường xã nhìn ghét lắm
                  Giấy triệu tập đi đào kinh một một tuần một lần
                  Tháng tính gọn 4 lần
                  Vừa mới lê minh xuân
                  Lại củ chi củ chuối.
                  Bực mình ra phường đăng ký
                  Thanh niên xung phong
                  Nghĩ bụng đi một lèo vài năm
                  ở nhà kêu hoài,cộng lại cũng bằng ngần ấy
                  thế là đi
                  21 tuổi
                  Đào kinh,làm nhà tận vùng kinh tế mới
                  Tự trọng thanh niên dù vác đất cũng phải cho đàng hoàng
                  1978- biên giới tây nam
                  Pol pot tràn sang từ ba chúc đến sa mat
                  Máu đồng bào-máu việt nam
                  Thế là lại sôi gan tình nguyện ra trận

                  ;42ky lô,mắt lòi vì cận
                  Cũng chơi
                  Khi ấy 24 tuổi.chưa vợ con chỉ một mẹ già
                  Lỡ có ngủm thì còn thằng em giữ giống
                  Tôi kết nạp đoàn ở mặt trận
                  Vì đánh đấm cũng ra trò
                  Những đồng đội vốn là lính cũ dạy cho bắn ak
                  Họ cũng đổ máu như mọi chàng trai vong thân vị quốc
                  Thanh toán sòng phẳng xong thằng pol pot
                  Tôi giải ngũ về
                  Làm công nhân in nuôi mẹ
                  Không có đảng nên có người “lạ nhể!
                  Anh là đoàn viên cánh tay phải kia mà?”
                  Tôi cười e lệ như…con gái
                  Nhưng mà em thuận… tay trái
                  Vào đảng e phiền lẫn nhau
                  Cứ ở ngoài làm quần chúng muôn năm
                  Cho nó khoẻ
                  Năm 1982 làm bài thơ chưa bao giờ công bố
                  “tạ lỗi trường sơn”
                  Mấy anh nhà văn đeo k54 nghe đồn
                  Tìm đến nhà bảo đọc
                  “nghe nói chú màychửi chúng ông,chú mày trêu chọc?”
                  Tôi bảo em đâu dám,
                  lý lịch em còn lôm côm lắm
                  nhưng muốn nghe thì em đọc,đừng nổi nóng
                  đừng buồn!
                  …………………………………………………………..
                  Bây giờ bỗng nảy nòi những chú em
                  Bây giờ bỗng lù lù những chú anh
                  Đảng này đảng nọ
                  Nhảy xổ vào nhà
                  Bày đủ trò không xong bèn nổi nóng dạy ta lòng yêu nước
                  Ta bảo thật này, phe đảng nào cũng như kẻ cướp
                  Cãi nhau như mổ bò
                  Giết nhau như giết kiến
                  thiến nhau như hoạn lợn
                  Chỉ cần khác chính kiến là gươm giáo tuốt trần
                  đứa nào mà chả nhân danh nhân dân...
                  ………………………………………
                  Nói nhỏ này!
                  Nói khẽ này!
                  Nói to luôn này!
                  qua đã tiêu sạch tuổi hai mươi
                  qua đã chơi hết tuổi hăm mốt
                  qua đã nốc cạn tuổi hăm hai
                  qua đã xả láng tuổi hăm ba
                  Đã chơi hết ga với pol pot tuổi hăm bốn
                  Đã tin
                  Và đã hết tin
                  Ngoài tin mình
                  Vậy với tất cả tâm tình
                  Nhỏ nhẻ và chân thành qua nói:
                  Làm ơn làm phúc chớ lên giọng dạy qua lòng yêu nước
                  Chớ bắt qua phải “yêu nước” giống đứa nào
                  Chớ tay này đưa kẹo đường,tay kia lận dao
                  qua biết hết ráo đấy
                  ………………………………………….
                  Thư đã dài
                  Xin…hết vậy
                  qua đi kiếm chai đế cho hết buổi chiều

                  Rượu say ngủ ngon lắm đấy!

                  (blog)
                  Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                  Comment

                  • #39

                    ngày chủ nhật...

                    ngày chủ nhật...
                    Vì sao ta phải ra đường?
                    vì ở nhà nhàm chán-
                    Vì sao ta trở về nhà-
                    vì ngoài đường nhàm chán!
                    Vì sao ta chui vào những nơi xa hoa lộng lẫy?
                    -vì ở đấy ta thấy mình quan trọng
                    Vì sao ta bỏ về từ những nơi thấy mình quan trọng?
                    -vì ở đấy ta thấy mình cũng lố bịch chẳng kém ai
                    Vì sao ta ta dễ tin thế giới ảo?
                    -vì thế giới ảo có vẻ tử tế hơn đời thật!
                    Vì sao đời thật kém tử tế?
                    -vì đời thật “có vẻ”rất đạo đức!
                    Vì sao hôm nay anh bạn hỏi lung tung thế?
                    -vì hôm nay như mọi hôm cứ phải hỏi!
                    Hỏi thì giải quyết được gì?
                    -giải quyết được cái sự buồn!
                    Giải quyết thế nào?
                    -buồn vào hồn không tên/thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời…
                    Rồi sao?
                    -éo sao cả,thấy vui
                    Vui thế nào?
                    -vui thấy mẹ!
                    Thật không/
                    Thật như những điều dối trá như thật!
                    Dek hỏi nữa-đồ dở hơi!
                    Không hỏi thì thôi!
                    Còn cuộc đời ta cứ vui!
                    Vui sao?
                    -vui ? sao nước mắt lại trào? he he!


                    (blog)

                    (Ở nơi này , có rất nhiều "những điều trông thấy mà đau đớn lòng " ,chợt nhớ đến ngày xưa ....."ta lấy an dân làm chính sách , không lấy mị dân làm chiêu bài"....Không biết cái gì sắp bị đem bán nữa đây ,thương dân mình quá .....G )
                    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                    Comment

                    • #40

                      tập lại một niềm mơ ước

                      Tôi có gì sâu thẳm bên trong?
                      sau những ngày vui chơi-sau những cuộc trác táng bằng tiền của thằng quan chức khác mà cũng chẳng phải tiền của nó-chính là tiền của tôi,tiền tôi đóng thuế
                      (nhưng tôi không dị ứng với người giàu lương thiện-nhớ giùm!)

                      -vậy tôi có gì?
                      Tôi có một bóng ma lẩn khuất
                      Một bóng ma hiểm ác song hành
                      Nó luôn rình tôi sơ hở thì thầm ‘bỏ mẹ mày nhá! Cỡ mày chỉ vài cái tát là khai ra hết cả!”
                      Nó luôn cảnh cáo tôi” liệu cái thần hồn! đã bao giờ ở tù chưa con?”
                      Khai ra thằng khác đi hay tự thú đi! Con còn đường sống
                      (dù sống mà như đã chết-có còn ra con người?)

                      Tôi có gì trong sâu thẳm của mình?
                      Ngoài những ti tiện đã thành thói quen
                      Trước đám đông như một người tử tế
                      Sau đám đông là ăn chận,là biển thủ,dâm ô là quyền lực ngầm hay lộ liễu
                      "Ông có chức! Ông đánh bỏ bà! Tránh xa ông ra nếu mày chưa muốn chết!"
                      Tôi có gì bên trong?
                      ngoài sự sợ sệt nghìn năm
                      Chớ mò ra biển đông
                      Chưa có bão nhưng mà có nó
                      Nó lảng vảng tuần tra quanh đó ,chén cơm cầm lên có cả máu trời ơi!

                      Tôi có gì?

                      Tôi có gì ngoài mơ ước làm người

                      Làm người thật sự

                      Dám bảo mình yêu nước (yêu nước mà còn phải dám khổ chưa?)

                      Dám quát to

                      Bọn trung nam hải khốn nạn!

                      Tôi không mắng người dân trung quốc.cũng nghèo khổ như dân tôi
                      Thu cúc bần hàn cũng đi kiện như dân tôi
                      Cũng tối tăm như người nông dân nước tôi

                      Tôi có gì trong sâu thẳm ?

                      Ngoài sự tập lại những thói quen lẽ ra không còn phải tập

                      Sự trung thực và mơ ước một đất nước

                      không
                      Nghèo
                      Hèn

                      Monday June 8, 2009 - 10:31pm
                      Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 18-06-2009, 11:50 PM.
                      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                      Comment

                      • #41

                        một bài thơ cũ của văn cao (1956)


                        ANH CÓ NGHE THẤY KHÔNG - thơ Văn Cao
                        (Gửi một nhà thơ xưa đã nổi tiếng)

                        Cửa đóng lại từ chín giờ
                        Không một cuốn sách chờ đợi
                        Dù những ngôi sao đang nở trên trời
                        Dù đêm mùa xuân bắt đầu trở lại

                        Tất cả hướng về biển
                        Bọt cứ tan trên bãi cát xa
                        Mà cửa bể vẫn im lìm chưa mở

                        Bao giờ nghe được bản tình ca
                        Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật
                        Bao giờ
                        Bao giờ chúng nó đi tất cả

                        Những con người không phải của chúng ta
                        Vẫn ngày ngày ngày ngang nhiên sống

                        Chúng nó còn ở lại
                        Trong những áo dài đen nham hiểm
                        Bẻ cổ bẻ chân đeo tội ác cho người

                        Chúng nó còn ở lại
                        Trong những tủ sách gia đình
                        Ở điếu thuốc trên môi những em bé mười lăm
                        Từng bước chân các cô gái
                        Từng con đường từng bãi cỏ từng bóng tối
                        Mắt quầng thâm còn nhỡ mãi đêm

                        Chúng nó còn ở lại
                        Trong những tuổi bốn mươi
                        Đang đi vào cuộc sống
                        Như nấm mọc trên những thân gỗ mục

                        Người bán giấy cũ
                        Đã hết những trang tiểu thuyết ế
                        Những trang báo ngày xưa
                        Đang bán đến những trang sách mới
                        Những bài thơ mới nhất của anh

                        Anh muốn giơ tay lên mặt trời
                        Để vui da mình hồng hồng sắc máu
                        Mấy năm một điệu sáo
                        Như giọng máy nước thâu đêm chảy

                        Chung quanh còn những người khôn ngoan
                        Không có mồm
                        Mắt không bao giờ nhìn thẳng

                        Những con mèo ngủ yên trên ghế
                        Trong một cuộc dọn nhà

                        Những con sên chưa dám ló đầu ra
                        Những cây leo càng ngày càng, tốt lá

                        Một nửa thế giới
                        Một nửa tâm hồn
                        Một nửa thế kỷ
                        Chưa khai thác xong

                        Bây giờ không còn những tiểng nổ to
                        Nhưng còn những tiếng rạn vỡ
                        Có thể thu hết những khẩu súng phản động
                        Nhưng vẫn còn
                        Những khẩu súng đưa người tự tử.

                        Anh có nghe thấy không
                        Chỗ nào cũng có tiếng
                        Chưa nói lên

                        Những người của chúng ta
                        Đang mờ mờ xuất hiện
                        Le lói hy vọng
                        Trên những cánh đồng lầy

                        Nghìn năm cũ phủ mất nhiều giá trị
                        Đốt nghìn kinh chưa thắp sáng cuộc đời

                        Vào một cuộc đấu tranh mới
                        Với những người không phải của chúng ta
                        Anh có nghe thấy không

                        Vào một cuộc đấu tranh mới
                        Để mở tung các cánh cửa sổ
                        Mở tung các cửa bể
                        Và tung ra hàng loạt hàng loạt
                        Những con người thật của chúng ta.

                        (Giai phẩm mùa Xuân 1956)



                        Monday June 8, 2009 - 09:12pm
                        Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                        Comment

                        • #42

                          một entry cho Trang Hạ.
                          Trang Hạ là một nhà văn,một nhà báo mà hoạt động của chị nhất quán với 2 trách nhiệm .là nhà văn, chị sáng tác và dịch thuật .là nhà báo chị bênh vực,đứng cạnh những đồng bào ở xa tổ quốc của mình,đa phần là những cô gái Việt nghèo khó đi lao động hoặc lấy chồng đài loan - phần lãnh thổ độc lập với trung quốc (dù khi đánh Hoàng sa 1974-chính trung quốc đã mượn đường biển của đảo quốc này vì không còn con đường nào khác gần hơn,thuận tiện hơn ).khi trung quốc gây hấn và trấn áp Việt Nam như hôm nay,trên blog của chị vẫn có tiếng nói của một công dân Việt,một nhà báo.một phụ nữ dõng dạc đủ làm xấu hổ những kẻ như tôi đã rụt rè lo sợ .trong luận điểm của những kẻ chụp mũ tại VN thì chị đã được liệt kê vào blog những kẻ “phản động” mà lẽ ra,chính những kẻ ấy phải biết xấu hổ khi tổ quốc gian nan,bị xâm chiếm toàn thể mọi lãnh vực từ văn hóa,kinh tế đến chính trị.đã không có tiếng nói thì im lặng cũng là một thái độ có thể cảm thông ít nhiều,ngược lại, có những kẻ kém nhân cách tới mức liệt kê một blogger như Trang Hạ vào thành phần “có vấn đề”, nhưng như thế là đúng logic.kẻ bồi bút làm sao có thể khen ngợi một người tử tế?
                          Những dòng ngắn ngủi này tôi dành cho chị không như một anh thư (nghe kinh lắm) mà như một người cầm bút tử tế,có đủ lòng tự trọng đủ tình yêu nước không khoa trương,không vụ lợi.chị là một công dân VN ,như mọi công dân chân chính khác đang ở trong nước lẫn ngoài nước.
                          tôi biết chị bình thường như thế.chỉ có thế.


                          Saturday June 6, 2009 - 11:10pm
                          Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                          Comment

                          • #43

                            ngày& nghề


                            Nghĩ về nghề
                            Có gì để nghĩ không nhỉ?
                            Nếu có
                            Sao không thấy ta nghĩ gì
                            Ngày của nghề
                            Ngày của làm trật nghề
                            Nhà báo đi…thi nấu ăn
                            Nhà báo đi hát karaoke
                            Nhà báo đi thi thời trang
                            ừ thì vui thôi mà!
                            ừ thì chơi thôi mà!
                            ta không chơi thì ta ở nhà
                            nghĩ về nghề
                            và dặn mình
                            cố cười
                            đừng
                            … mếu!
                            (ngày nhà báo vn 21-6 )

                            ************************************************** *****


                            một bài của trang hạ nhân 21/6
                            Blog phản biện xã hội
                            Khi cư dân mạng Việt Nam làm quen với blog, vào thời điểm cuối năm 2005, dường như những trang viết đầu tiên thiên về giải trí, bộc lộ đời sống cá nhân và tình cảm. Sự phổ biến của Yahoo!360 làm nhiều blogger Việt Nam khi nói tới việc viết blog tức là nói tới Yahoo!360.
                            Nhiều người có tới hai, ba blog khác nhau. Để giải thích điều này, một số blogger cho rằng, ngay cả khi sử dụng blog họ cũng tách bạch công việc và thú vui, gia đình. Những blog đăng ảnh gia đình, tâm sự bạn bè có thể đặt chế độ ẩn, và những blog liên quan tới công việc, dành cho các đồng sự và cư dân mạng thì họ mới đặt chế độ xem và viết lời bình tự do.
                            Một cách tự nhiên, blog và thông tin trên blog đã gắn với công việc, quan điểm của người viết. Vì thế, không ngạc nhiên khi từ đầu năm 2008 đến nay, những blog nổi bật nhất trong xã hội ảo blogger Việt Nam chính là những blog của các nhà báo, các biên tập viên và những người làm nghề gắn với truyền thông tại Việt Nam. Có thể bình chọn những blog có tính chất báo chí chính là hiện tượng “nóng” và thu hút người đọc nhất trong hai năm qua.



                            1. Trách nhiệm với thông tin trên blog:
                            Định nghĩa blog ban đầu là “nhật chí - những ghi chép hàng ngày” giờ đã trở thành “nhật chí – kho tư liệu cá nhân” với những tập hợp bản thảo đầy đủ nhất về mọi lĩnh vực. Nhà báo thường lựa chọn blog để lưu giữ những tư liệu tham khảo trước khi viết bài, những bản thảo chưa đăng hoặc tập hợp những bài báo đã đăng rải rác theo chủ đề cụ thể. Vì thế, blog dầy dặn thông tin nhất tất nhiên là những blog của nhà báo.
                            Rất nhiều nhà báo đã không giấu diếm danh tính và các thông tin cá nhân trên blog của mình, trong đó có những phóng viên của hầu hết những tờ báo hàng đầu tại Việt Nam hiện nay như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Sài Gòn Tiếp Thị, Tiền Phong, Phụ nữ TPHCM, Pháp Luật TPHCM, Vietnamnet, Du Lịch v.v… Chính điều đó là yếu tố đầu tiên tạo nên sự tin cậy của cư dân mạng với những nội dung trên các blog đó. Công khai danh tính tức là chịu trách nhiệm cao nhất đối với những thông tin đưa lên blog, điều này không chỉ đòi hỏi sự dũng cảm của những người cầm bút trong thế giới thật đang chấp nhận “đối đầu” với những nguy cơ và sức ép của thế giới ảo, mà còn là một cách có trách nhiệm với xã hội trẻ (đa phần blogger là người trẻ), khuyến khích những bạn trẻ tránh lối viết ám chỉ, tránh mạo danh, nặc danh để viết bôi nhọ cá nhân, đưa thông tin độc hại, đồi trụy, mê tín dị đoan.
                            Nói một cách thẳng thắn, thì thời gian các bạn trẻ tiêu phí trên blog Osin, Chung Do Kwan, Võ Đắc Danh (báo Sài Gòn Tiếp Thị), bố cu Hưng (báo Pháp luật TPHCM), hay VMC (báo Lao Động) hoàn toàn xứng đáng, nếu so sánh với một vài trang tin điện tử tuy cung cấp thông tin mà không cung cấp quan điểm, hoặc đăng tải rất nhiều thông tin giải trí, đưa mục truyện cười, ngôi sao lên đầu trang chủ nhưng lại vô bổ đối với sự trưởng thành nhận thức của người đọc.
                            Những bài viết trên blog được post từ những bài báo đã hoặc sắp đăng báo, có dữ liệu đáng tin cậy, được kiểm chứng, đồng thời có thêm những thông tin ngoài lề khiến không bạn đọc nào cưỡng nổi sức hấp dẫn của những blog dạng này.
                            Ngoài ra, sự tin cậy của bạn đọc với nhà báo cũng biến thành sự tin cậy của cư dân mạng với các blogger là nhà báo. Hiện tượng nhà báo trở thành “ngôi sao blog” không chỉ ở Việt Nam mà còn phổ biến tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan. Chỉ khác một điều, tại Việt Nam, sự giáo dục tự chủ, tự ra quyết định và tôn trọng tiếng nói cá nhân chưa được nhấn mạnh như ở nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến. Vì thế, nhiều blogger chưa làm quen được với những quy tắc ứng xử công bằng trên thế giới ảo, không nhiều blogger đưa ra ý kiến cá nhân và quan điểm cá nhân mạnh mẽ trước các vấn đề văn hoá xã hội. Trong hoàn cảnh như thế, những blogger nhà báo “bỗng dưng” trở thành những Opinion Leader - những người dẫn dắt ý kiến, hiện thực hoá những lý thuyết, thu hút một đám đông người đọc khổng lồ theo sau.
                            Đã có những mối lo ngại về sức ảnh hưởng cộng đồng của những blog có chủ nhân là nhà báo, người làm truyền thông, văn học nghệ thuật. Thật sự như vậy, bạn đọc sẽ thích một câu chuyện cụ thể hơn những diễn văn dài dòng, thích tiếp nhận thông tin qua blog hơn ngồi đọc một quy định bằng văn bản.
                            Giá trị thông tin được đưa lên blog nhà báo, phóng viên giá trị và hấp dẫn tới nỗi, không ít công ty quảng cáo đã nhòm ngó tới mảnh đất béo bở này. Năm 2008, đã từng có công ty quảng cáo lập dự án “trả lương” hàng tháng cho gần một trăm blogger nổi tiếng trong thế giới blog Việt, trong số đó có tới gần 80% là các blogger là nhà báo. Công ty quảng cáo dự định trả tiền đều đặn ngay cả khi blogger đó không viết bài nào trong tháng. Để đổi lại, các blog có thể sẽ đồng loạt tham gia các chương trình quảng bá, các event, đưa lên các reviews (bình luận) về một sản phẩm nào đó.
                            Dự định này phá sản bởi ngay khi thăm dò và ký hợp đồng với các blogger nhà báo đầu tiên, công ty đã vấp phải sự từ chối. Nhiều người cho rằng họ không viết blog để kiếm tiền, hoặc họ tuy quen kiếm tiền bằng ngòi bút (bàn phím), nhưng là tiền nhuận bút được trả từ toà soạn, từ bạn đọc mua báo, chứ không phải khoản tiền nhận từ công ty quảng cáo. Và hơn hết, họ coi blog là để đến với nhiều người đọc hơn nữa, chứ không phải là một kênh quảng cáo đánh bóng tên tuổi, bút danh của mình.



                            2. Blog Việt định hướng thông tin và khuyến khích tư duy tích cực:
                            Giá trị phản biện xã hội của blog được nhắc đến đầu tiên là sự tích cực phát hiện thông tin, lật lại vấn đề. Những bài viết nêu ra thông tin về cuốn truyện dài “Ma Chiến Hữu” của nhà văn Mạc Ngôn (Trung Quốc) về cuộc chiến Việt- Trung năm 1979 gây ảnh hưởng xấu với những người đọc Việt Nam, thông tin về website của Bộ Công Thương Việt Nam đăng tải những thông tin vi phạm nghiêm trọng tới chủ quyền quốc gia trên vùng biển đảo, thông tin kèm video về những cảnh sát giao thông chặn bắt người vi phạm để ăn hối lộ, ý kiến nhiều chiều về vấn đề khai thác Bauxite tại Tây Nguyên, những quảng cáo trái phép tràn lan tại Hà Nội của đạo Thanh Hải Vô Thượng Sư, vấn đề chủ quyền biển đảo trước việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá tại ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa… Những thông tin trên đi từ blog lên báo chí, tới bàn nghị sự và chất vấn của các lãnh đạo các cấp, các Bộ ngành. Hiệu ứng xã hội từ blog không còn thu hẹp trong thế giới ảo nữa.
                            Có người cho rằng tiếng nói phản biện là thành công lớn nhất của thế giới blog Việt, tính cho đến khi Yahoo đóng cửa dịch vụ blog 360 vào ngày 13/7/2009 sắp tới.
                            Cũng có những nhà quản lý lo ngại rằng, tầm ảnh hưởng của những thông tin trên blog, nhất là tính chất phản biện mạnh mẽ của những blog nhà báo, sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn, bình ổn và trật tự của xã hội. Đã từng có bài báo trên các báo trung ương và địa phương, chỉ ra những tên blog nổi tiếng (đa phần là blog của các nhà báo quen thuộc) và lên án những ý kiến đa chiều trên đó. Thậm chí đã có những bài báo khiến giới blogger nổi giận.
                            Tuy vậy, có thể hiểu rằng những lo ngại đó là có căn cứ. Nhưng cũng có thể hiểu rằng, những blog đưa quan điểm, giúp con người vững vàng trong luận điểm, khơi gợi những giá trị quý giá trong con người trẻ tuổi như yêu tự do, yêu nước, yêu dân tộc, tiếp nhận sự khác biệt trong văn hoá và tư tưởng, chuẩn bị hành trang để vững vàng trong thế giới thông tin nhiều chiều, lật lại mọi vấn đề để xem xét và đưa ra nhận định cá nhân, là những điều chúng ta nên trân trọng mới đúng.
                            Thế giới rộng lớn, ngày càng lớn và nhiều thông tin, blog giống một tấm lọc tích cực dẫn luồng thông tin và ý kiến. Nhà quản lý xã hội nên tận dụng ưu điểm đó hơn là e ngại


                            ( Chung Do Kwan's blog )
                            Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                            Comment

                            • #44

                              lẽ ra chúng ta không phải làm những bài thơ như thế này


                              “Lẽ ra chúng ta không phải làm những bài thơ thế này…”(*)
                              Những bài thơ làm chảy máu mũi
                              Chảy máu tai
                              thất khiếu…








                              lẽ ra chúng ta chỉ làm thơ về những đêm nhạc
                              cô nhạc sĩ bé bỏng hát những bài tình lẳng lơ
                              như ông bà ta xưa từng đong đưa








                              lẽ ra chúng ta không phải làm những bài thơ thế này
                              bom đạn,nỗi thù hận nám đen mấy thế hệ
                              lẽ ra ta mãi mãi bình yên nhìn ra biển
                              san hô nở hoa xanh trên ghềnh đá trắng
                              sóng biển nở hoa trắng trên ghềnh đá đen
                              và người con gái gái ta yêu không rụt rè khỏa thân trên bãi vắng








                              lẽ ra chúng ta không phải làm những bài thơ thế này
                              mắt mờ vì căm giận tim loạn nhịp vì nỗi uất ức
                              bọn ưng khuyển nghênh ngang trong nhà mình








                              lẽ ra
                              chúng ta chỉ toàn những nhà thơ tình
                              những nhà thơ tình hay ngang ngửa thế giới








                              sao ta run rẩy thế này?
                              Sao ta run rẩy quẹt tay ngang mũi mình
                              Đỏ lòm những máu?








                              Sao ta khạc phổi văng khỏi lồng ngực
                              Vì nỗi căm giận
                              Ôi em!
                              Những tình ca vắng lặng
                              vắng lặng... ...đến bao giờ?








                              (kwan-05-2009)

                              (*) thận nhiên








                              *************************************












                              lẽ ra chúng ta không phải làm những bài thơ như thế (2)


                              Lẽ ra chúng ta không phải làm những bài thơ thế này (2)


                              Ta thấy chính mình
                              Chiếc bóng mệt mỏi,chán chường trên vách


                              Ta thấy nỗi ưu tư không lời
                              Thôi ngậm miệng lại
                              Mà sống nốt những ngày thừa



                              Ta thấy chính mình
                              Gương mặt no nê thỏa mãn bởi những chuyến đi xa
                              Thái lan,hông kông,singapore,pháp ý,hoa kỳ…và xa hơn nữa
                              Những chuyến rong chơi bằng tiền tài trợ của công ty này,giám đốc nọ
                              Du lịch,shopping ,khu đèn đỏ…
                              Sao cũng được miễn là cứ thế mà đi
                              Mà hưởng thụ



                              Ta thấy chính mình
                              Qua những gương mặt quen ngày xưa
                              Ngày xưa chưa xa
                              Những chàng hai mươi đầy nhiệt huyết
                              Nay cười mỉa ‘rách việc!
                              đã có chỗ êm thấm lại không muốn…
                              Đồ ngu!..”



                              Ta thấy chính mình
                              Chập chờn trên vách suốt đêm dài
                              Nhận không ra mình nữa
                              Ai?ai? ai? Ai thế?


                              Ta thấy mình thành con giun bị dày xéo bởi gót giày
                              Gót giày
                              Không vô hình-rất rõ mặt
                              Đất nước nhà cao tầng
                              Đất nước siêu thị
                              Đất nước xe hơi đắt tiền
                              Đất nước week-end
                              Đất nước resort
                              Đất nước không chiến tranh
                              Cớ gì đau quặn ruột?



                              Ta thấy mình trên vách hằng đêm
                              Như bóng ma gầy khô


                              Lẽ ra
                              Ta đâu còn phải làm những bài thơ như thế


                              Nếu những nụ cười nham nhở


                              Không cười gằn qua cột mốc số không


                              Nếu những con tàu lăm lăm súng đạn


                              Không gầm gừ trên biển đông


                              Và nếu nỗi đớn hèn


                              Không làm nhục chính ta những đêm dài chờ sáng







                              Saturday June 13, 2009 - 12:16am
                              Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                              Comment

                              • #45

                                Bài thơ về đôi lứa



                                "Nơi nào có em, nơi ấy là thiên đường"
                                Mark Twain


                                Nếu như đêm nay anh ngồi gác một mình
                                Chỉ riêng anh và những vì sao còn thức
                                Anh sẽ chọn một vì sao đẹp nhất
                                Để bảo rằng - đấy chính là em

                                Nếu trưa nào anh qua một khoảng đường êm
                                Chỉ có nắng và chân mình đạp lá
                                Trời thành phố khép hàng mi êm ả
                                Anh đi cùng chiếc bóng của mình
                                Anh sẽ chọn một bóng râm dịu mát
                                Để bảo rằng - đấy chính là em

                                Nếu khuya nào anh vào xưởng ca đêm
                                Giờ ngon giấc của em trong giấc ngủ
                                Anh sẽ gọi hương ngọc lan đầu phố
                                Theo dọc đường và bảo - đấy là em

                                Ở nơi nào mà anh chẳng có em
                                Có cả lúc một mình đi xuống phố
                                Đi theo anh chỉ lá me và gió
                                Thì lá me và gió chính là em

                                Anh nghiêng mình cảm tạ Mark Twain
                                Đã phát biểu tuyệt vời về đôi lứa
                                Đã cho anh những thiên đường mở cửa
                                Khắp mọi nơi trong cuộc sống của mình

                                Ở nơi nào mà anh chẳng có em
                                Có khi ngủ nữa là khi anh thức
                                Anh đưa tay là chạm vào hạnh phúc
                                Trái táo hồng treo giữa những cành êm
                                Em là ban mai, là chiều vắng, là đêm ...



                                Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 23-08-2009, 05:44 PM.
                                Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom