• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Người Rừng lạc vào rừng 18 năm trở về

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Người Rừng lạc vào rừng 18 năm trở về

    Cô gái lạc vào rừng 18 năm trở về

    "Người rừng" mang hình hài thiếu nữ vừa được một nhóm người phát hiện, đưa về nộp công an huyện Ôdađao (tỉnh Ratanakiri, Campuchia). Nhà chức trách (người dân tộc Jrai, gốc ở xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, Gia Lai) ngỡ ngàng nhận ra cô con gái lạc vào rừng 18 năm trước...

    Mấy ngày qua dư luận một số người dân địa phương huyện Ôdađao, tỉnh Ratanakiri xôn xao kể về chuyện cô bé Rơ Châm H’Pnhiêng một mình sống trong rừng hoang dã đã hơn 18 năm mới được tìm thấy…

    PV VietNamNet tìm đến nhà Rơ Châm H’Pnhiêng và được anh Ksor Lu (cha của H’Pnhiêng, đang làm công an huyện Ôdađao) kể: “Gia đình tôi gốc ở xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, Gia Lai, hiện đang sống ở thị trấn Odađao tỉnh Ratanakirian. Trưa 12/4/1989, H’Pnhiêng (lên 8 tuổi, đang học lớp 2) đi chăn bò phụ giúp cha mẹ, mải tìm bò lạc, cháu đi sâu vào rừng rồi quên đường về. Cả làng đổ đi tìm 3 ngày đêm nhưng không thấy. Chúng tôi đinh ninh con gái đã bị thú dữ ăn thịt”.

    Một ngày đầu tháng 1/2007, một nhóm người địa phương đi chặt phát cây rừng để làm nương rẫy ở khu vực làng Xom huyện Ôdađao phát hiện chuyện không bình thường. Hai, ba ngày liên tục, cơm họ nấu để dành bữa trưa luôn có dấu một bàn tay nào đó “bốc” ăn vụng. Có người bảo là thú rừng, có người lại bảo không phải… và nhóm người này quyết định rình để bắt cho được “thủ phạm”…

    Sau hai, ba lần phát hiện, họ vẫn không thể bắt được “người rừng” do em chạy rất nhanh, biến mất trong những lùm cây. Đến trưa 13/1, việc phục bắt được chuẩn bị chu đáo hơn; “người rừng” đã bị bắt. Lúc ấy, ai nấy đều sợ hãi, không tin vào bắt mình: Một hình hài con gái đen đúa, không mảnh vải che thân, tóc dài chấm gót rối bù, chỉ ú ớ được đôi tiếng không rõ nghĩa.

    Đinh ninh đã bắt được “người rừng”, nhóm người đưa H’Pnhiêng ra làng Xom, báo cho cơ quan công an. Anh Ksor Lu có mặt. Không cầm được nước mắt, khi anh phát hiện “người rừng” chính là Rơ Châm H’Pnhiêng, cô con gái đã lạc cách đây 18 năm. Anh ôm con vào lòng, nhưng Rơ Châm H’Pnhiêng ra sức cào cấu, xua đuổi và cố sức để thoát ra…

    Vội vã tạ ơn dân làng, Ksor Lu đưa con gái về nhà. Nhìn thấy chị gái, mấy đứa em sợ hãi nép vào góc phòng. Cuộc “hội ngộ” thêm một lần đau xót bởi Rơ Châm H’Pnhiêng gần như bị “rừng hoá”. Phải hết sức vất vả, vợ chồng anh KsorLu mới “làm quen” và giữ được con gái để cắt tóc, cắt móng chân tay, tắm gội và đặc biệt là mặc quần áo cho cô.</DIV>
    <DIV style="TEXT-ALIGN: justify">Rơ Châm H’Pnhiêng còn không đi nổi dép bởi ngón chân quá dài; ngón tay cũng dài không kém, lóng ngóng như tay vượn, lúc nào cũng co lại như sắp nhảy và trèo. Chưa kể, H’Pnhiêng chỉ thích ăn trái cây và đồ sống…

    Đến nay, sau mấy ngày xa hẳn rừng rú và sống trong tình yêu thương của gia đình, cô gái rừng rú dần hồi phục…

    Theo chị Rơ Châm H’Thía (mẹ của H’Pnhiêng), con gái chị vừa phát âm được đôi tiếng bập bẹ hơi rõ nghĩa. Qua các cử chỉ ra hiệu, gia đình bước đầu hình dung được 18 năm qua con gái mình đã sống trong rừng thế nào. Trong rừng rậm, mỏi chân thì H’Pnhiêng tìm một bóng cây ngồi nghỉ, buồn ngủ thì trốn vào khe đá… Nguồn sống của cô là các loại trái cây rừng. Đôi khi đi qua suối, bắt được cá, ăn sống luôn. Suốt 18 năm trời, H’Pnhiêng không gặp một ai, mà chỉ thấy thú rừng. Không lửa, không quần áo che thân, đau ốm không thuốc, vậy mà H’Pnhiêng vẫn sống…

    Được tin cô gái sống trong rừng 18 năm trở về, dân các địa phương trong khu vực vui mừng đến thăm rất đông. Không chỉ chúc mừng gia đình, bà con còn gom nhiều thóc lúa, quần áo để tặng H’Pnhiêng. Hội phụ nữ huyện Ôdađao cũng đến thăm, tặng quà và sẽ hỗ trợ khám và điều trị bệnh cho cô.

    Hiện vợ chồng chị Rơ Châm H’Thía đang tích cực gần gũi để "thuần hoá” con gái. Anh chị đợi tâm lý H’Pnhiêng ổn định rồi đưa con đi bệnh viện khám, điều trị phục hồi sức khoẻ.

    Cô gái 27 tuổi giờ phải học lại tất cả mọi điều bình thường nhất. Trong tình thương của cha mẹ và cộng đồng xã hội, H’Pnhiêng sẽ trở về với cuộc sống đích thực, tìm lại hạnh phúc...</DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt"></DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt">Theo Vietnamnet</DIV>Edited by: Cu Ngố

    Ngày sau sỏi đá cũng cần có "RAU" .........
    Similar Threads
  • #2



    Thấy đây có lẽ là giống như một Huyền thoại nên Cu Ngố này có thêm một ít tin nữa để chia xẻ cho các bạn cùng đọc.
    <DIV></DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto">TT - Câu chuyên hi hữu này đã xảy ra với cô bé Rơ Châm H’Pnhiêng, dân tộc J''rai, gốc ở xã biên giới Ia Dom, huyện Đức Cơ (Gia Lai), con của vợ chồng anh Ksor Lu hiện sống ở huyện Ozađao, tỉnh Ratanakiri (Campuchia), cách Đức Cơ 80km. </DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto"></DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto"></DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto">Chăn bò bị lạc rừng.</DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto"></DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto">Năm 1989, H’Pnhiêng lúc đó 8 tuổi. Một hôm đi chăn bò, mải tìm bò lạc em đã đi sâu vào rừng rồi lạc mất đường về. Cả làng đã đổ đi tìm hai ngày nhưng không thấy. Vợ chồng Ksor Lu đành gạt nước mắt đinh ninh con gái mình đã bị thú dữ ăn thịt. Nỗi đau dần nguôi ngoai... </DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto">Cho đến đầu tháng 1-2007, một tốp thợ sơn tràng khai thác gỗ ở khu vực làng Xom, huyện Ozađao chợt nhận ra một hiện tượng không bình thường: cơm họ nấu để dành bữa trưa luôn có ai đó ăn vụng. Bực mình, nhóm người này quyết rình để bắt cho được thủ phạm. Đến trưa 13-1-2007, lúc bắt được “kẻ trộm”, không ai tin vào mắt mình. Đó là một hình hài đen đúa, không mảnh vải che thân, tóc rối bù dài chấm gót, chỉ ú ớ được đôi tiếng không rõ nghĩa. Đinh ninh là bắt được người rừng, họ đưa ra làng Xom để “triển lãm”. Dân làng Xom có người còn nhớ cách đây 18 năm, Ksor Lu có đứa con gái lạc rừng, họ vội báo tin cho vợ chồng anh. </DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto">Thoạt đầu Ksor Lu không thể tin đây là con gái của mình. May sao trong trí nhớ H’Pnhiêng còn có tên cha, tên làng. Lu đưa con gái về nhà. Cuộc họp mặt đầy đau xót bởi Rơ Châm H’Pnhiêng đã gần như trở thành người rừng. Vất vả lắm Ksor Lu mới giữ cho con gái thôi giãy giụa, gào thét. Việc đầu tiên là cắt tóc, tắm gội. H’Pnhiêng ho sặc sụa bởi thứ hương gội đầu, xà phòng chưa từng ngửi thấy bao giờ. Vợ chồng Ksor Lu phải đè con gái xuống giường để mặc quần áo. Nhưng vừa mặc vào xong thì “người rừng” đã xé nát. Ba ngày sau mới quen dần. Nhưng tập chuyện tắm rửa, mặc quần áo chỉ khó một, chuyện ăn mới khó mười. H’Pnhiêng không sao cầm được bát đũa, tay lóng ngóng như tay vượn không cầm nổi vật gì. Có những đêm, khi mọi người trong nhà đã ngủ say, H’Pnhiêng rón rén đi xuống bếp bốc gạo sống nhai ngấu nghiến, khi thấy người là H’Pnhiêng vội chui xuống gầm giường trốn.</DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto"></DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto">Trong ký ức “Người Rừng” </DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto"></DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto">Tình thương và sự chăm sóc, vỗ về của cha mẹ đã dần thức tỉnh H’Pnhiêng. Và ký ức đã trở lại với cô. Bằng thứ ngôn ngữ ít ỏi còn nhớ và dùng cử chỉ ra hiệu, H’Pnhiêng kể lại cho cha mẹ nghe về quãng thời gian sống một mình giữa rừng sâu.</DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto">Buổi tối cách đây 18 năm lúc chạy tìm bò trong rừng, H’Pnhiêng không tìm thấy lối mòn để quay về, càng đi càng vào sâu, cô bé khóc và ngất xỉu. Tỉnh dậy ngày hôm sau rồi hôm sau nữa cũng vậy, chỉ thấy rừng hoang. Đến lúc này thì bản năng sinh tồn bắt đầu trỗi dậy. H’Pnhiêng cho vào mồm bất cứ thứ quả gì bắt gặp. Cứ đắng thì nhè ra, ngọt thì nuốt vào. Tuy nhiên vẫn hi vọng là mình sẽ gặp ai đó trong rừng, H’Pnhiêng cứ đi. Lúc nào xòe bàn tay không nhìn rõ năm ngón nữa thì chúi đầu vào một chạng cây, hốc đá nào đó ngủ để ngày mai đi tiếp. Thấy mặt trời ngày nào cũng giống ngày nào, H’Pnhiêng đi mãi rồi lại quay về chỗ cũ. Sau vài lần nhìn thấy ông trăng thì quần áo trên người cũng bục hết. Hi vọng tìm thấy đường về nhà tắt ngấm thì ký ức về buôn làng, cha mẹ cũng nhạt dần. Dần </DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto">dà cô bé 8 tuổi chỉ còn biết sống theo bản năng. Suốt 18 năm trời cho đến khi được “phát hiện” H''Pnhiêng không gặp một người nào. Không lửa, không quần áo che thân. Có lúc đau ốm cô chui vào hang đá nằm mấy ngày nhưng không chết. H’Pnhiêng vẫn sống, vẫn lớn lên một mình giữa rừng sâu...</DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto"></DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-ALIGN: center; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto" align=center>oOo</DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-ALIGN: center; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto" align=center></DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto">Suốt mấy ngày nay căn nhà của vợ chồng Ksor Lu luôn chật ních người. Đến mừng cho vợ chồng anh cũng có nhưng chủ yếu là vì sự tò mò. Khổ cho cha mẹ một thì khổ cho con mười. Tội nghiệp, cứ mỗi lần thấy người đến là H’Pnhiêng lại co rúm người vì sợ hãi, nhất là ai cũng cứ nằng nặc đòi xem “con bé nó thế nào”. Thường cứ đến nửa đêm vợ chồng Ksor Lu mới có thời gian gần gũi và trò chuyện, âu yếm đứa con tội nghiệp. Giờ đây cô gái 27 tuổi này phải học lại tất cả mọi thứ của con người . “Chẳng dễ dàng gì nhưng cuộc sống còn đợi chờ nó phía trước” - Ksor Lu nở một nụ cười đau xót...</DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto"></DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto">Bài viết: NGỌC TẤN - LÊ VĨNH LINH</DIV>
    <DIV style="MARGIN: 0in 0in 0pt; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto">Nguồn: TVOL</DIV>

    Ngày sau sỏi đá cũng cần có "RAU" .........

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom