xi. Long Thư Tịnh Ðộ Văn nói:
‘Ngày hết đêm sẽ đến, phải chuẩn bị cho đêm;
Mùa nóng hết thì mùa lạnh sẽ đến, phải chuẩn bị cho mùa lạnh.
Còn thì sẽ phải mất, phải chuẩn bị cho cái mất.
Làm thế nào để chuẩn bị cho đêm? Ðèn nến, giường chiếu.
Làm thế nào để chuẩn bị cho mùa lạnh? Áo ấm, than củi.
Làm thế nào để chuẩn bị cho cái chết? Phước huệ Tịnh Ðộ.’
xii. Phật dạy: ‘Chẳng thể dùng ít thiện căn, phước đức, nhân duyên được sanh về cõi nước đó’. ‘Nhân duyên’ tức là nghe kinh, nghe pháp, ‘thiện căn’ là tin tưởng Phật pháp, ‘phước đức’ là thực sự làm theo, tu hành đúng như pháp. Ðầy đủ cả ba thì mới đạt được toàn bộ lợi ích của Phật pháp.
xiii. Tâm an lý đắc; Vì lý đắc (hiểu rõ lý) nên tâm an.
xiv. Lão Tử nói: ‘Ta có mối lo lớn vì ta có thân này; nếu ta chẳng có thân thì đâu có gì phải lo lắng’
xv. Phàm phu chẳng thể vượt thoát tam giới là vì trong tâm có cái ‘TA’. Chỗ huyền diệu của pháp môn Ðại thừa là ở chỗ liệng bỏ chữ ‘Ta’ này đi, khi khởi tâm động niệm gì cũng nghĩ đến chúng sanh, chẳng nghĩ đến mình, là dạy mình chẳng chấp trước trên cái ‘Ta’, mở rộng tâm lượng, phóng lớn lên, thì tự nhiên ‘chấp Ta, tướng Ta, ngã kiến’ sẽ mất hết.
xvi. Ấn Quang đại sư khuyên người mới học Phật phải đọc cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn, Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, An Sĩ Toàn Thư là không ngoài mục đích tìm khuyết điểm của mình mà thôi, cũng giống như soi gương tìm ra vết dơ của mình. Lão hòa thượng Tịnh Không đau lòng mỏi miệng giảng đi giảng lại cũng là vì vậy.
xvii. ‘Tâm niệm quá nhiều phiền phức thật!
Xưa nay lặng niệm khó muôn vàn!’
(Niệm đầu thái đa chân phiền não.
Cổ lai nhất niệm tối nan bình)
Bịnh nặng nhất của chúng ta là tâm không định, tâm cứ tán loạn, nghĩ ngợi lung tung, chẳng thể an định, vì vậy nghĩ về bịnh sẽ bị bịnh, nghĩ về già sẽ biến thành già nua. Mục đích của việc niệm Phật là để đè nén, hàng phục những vọng tưởng phiền não này.
xviii. Thiền định, thiền là bên ngoài không trước tướng, định là bên trong không động tâm. Thiền định là thủ đoạn chứ không phải là mục đích, Bát Nhã trí huệ mới là mục đích.
xix. Tu hành phải dồn sức vào tâm niệm, tu hành chẳng phải tu để thành một người có tài ăn nói lưu loát, lanh lẹ. Nhà Nho nói ‘Lúc học vấn thâm sâu thì tâm ý bình lặng’. (Học vấn thâm thời ý khí bình)
xx. Nghe kinh nghe pháp nên đặt mục tiêu trên ‘một bộ kinh điển hoàn chỉnh’ thì mới có thể đạt được lợi ích hoàn toàn, và cũng có thể tránh khỏi căn bịnh ‘đoạn chương thủ nghĩa’ (hiểu nghĩa rời rạc theo từng phần nhỏ, ý nói: không lãnh hội được ý nghĩa toàn bộ kinh). Thường thấy có một vài đồng tu vì nhân duyên chưa đầy đủ, nghe kinh nghe pháp chỉ mới nghe một vài đoạn, không có thời gian hoặc cơ hội nghe hết cả bộ kinh (như kinh Vô Lượng Thọ) nhưng cũng có thể sanh tâm hoan hỷ, được lợi ích nơi Phật pháp. Thử nghĩ nếu có thể phát tâm nguyện rộng lớn nghe trọn hết một bộ kinh thì được lợi ích nơi Phật pháp sẽ chẳng thù thắng hơn sao!
xxi. Hoằng Nhất đại sư nhắc nhở người tu hành nên chú ý ‘công và tội không thể bù đắp cho nhau’ (công không chuộc nổi tội) thì mới phù hợp với đạo lý nhân quả. Nếu không thì [những tư tưởng sai lầm như] ‘người đã làm việc thiện to lớn thì dù có làm chuyện ác cũng chẳng bị báo ứng’, ‘bây giờ làm việc ác chỉ cần sau này làm việc thiện để bù đắp, bù trừ thì được rồi!’, đây là những sự hiểu lầm về nhân quả, là những thiên kiến sai lầm. Người tu hành đoạn ác là sau này không tái phạm trở lại, là cắt đứt nhân ác, duyên ác. Tu thiện tức là tu nhân thiện, duyên thiện, tích lũy công đức, phá mê khai ngộ, chuyển phàm thành thánh.
A Di Ðà Phật.
Thông báo Quan trọng
Collapse
No announcement yet.
Làm thế nào để chuẩn bị cho cái chết?
Collapse