Ảnh mang tính chất tư liệu để có một cái nhìn về cuộc chiến (only)
Máy bay trực thăng quân đội Mỹ xả đạn súng máy vào một rặng cây để hỗ trợ cho quân lính Nam Việt Nam trong một cuộc hành quân tấn công quân đội Bắc Việt Nam cách 18 dặm về phía bắc Tây Ninh, gần biên giới Campuchia, tháng ba năm 1965. ( Ảnh AP/Horst Faas)
Một xe tăng M41 của quân đội miền Nam Việt Nam tại một vị trí chốt chặn tại Sài gòn những năm 1960 - Vào thời điểm này đây là những khí tài hiện đại được đưa vào cuộc chiến . ( Ảnh Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ)
Hỗ trợ các người Việt Nam bị thương trên đường phố trong vụ nổ bomb vào đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Việt Nam, ngày 30 tháng 3 năm 1965. ( Ảnh AP/Horst Faas)
Một trực thăng CH-46 Sea Knight của Hải quân Hoa Kỳ trúng đạn của quân đội Bắc Việt Nam phía nam khu phi quân sự giữa Bắc và Nam Việt Nam vào ngày 15 Tháng 7 năm 1966. Nó bốc lửa và phát nổ ngay sau khi dính đạn và đâm sầm xuống đất. Phần lớn thủy thủ đoàn + 12 lính thủy quân lục chiến bị chết. Ba thủy thủ đoàn thoát được bị bỏng nghiêm trọng. ( Ảnh AP /Horst Faas)
Tâm tư của một lính thủy đánh bộ trong khi chờ đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 03 tháng 8 năm 1965. (Ảnh Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ.)
Một đợt ném bomb napalm tạo nên một quả cầu lửa gần quân đội Hoa Kỳ đang tuần tra ở miền Nam Việt Nam vào năm 1966 trong Chiến tranh Việt Nam. (Ảnh AP)
Một nhân viên thu dọn chiến trường mang mặt nạ để tránh mùi hôi thối khi đi qua các thi thể binh sĩ của Mỹ và Việt Nam thiệt mạng trong chiến đấu với quân Bắc Việt Nam ở các đồn điền cao su Michelin, khoảng 45 dặm về phía đông bắc Sài Gòn, ngày 27 tháng 11 năm 1965. Hơn 100 thi thể đã được thu hồi sau khi một cuộc tấn công của quân du kích. ( Ảnh AP/Horst Faas)
Một chiếc trực thăng UH-1D từ Công ty Hàng không 336 phun một loại thuốc làm rụng lá trên một diện tích rừng dày đặc ở đồng bằng sông Cửu Long. (Bộ Quốc phòng Mỹ / Brian K. Grigsby, SPC5) - Chú thích thêm bây giờ gọi là chất độc màu da cam - dioxin
Hình ảnh lính nhảy dù của Tiểu đoàn 2 Hoa Kỳ, Lữ đoàn 173 Airborne giữ vũ khí tự động của họ trên mặt nước khi họ vượt qua một con sông trong mưa trong một đợt hành quân tìm và diệt trong khu vực rừng rậm của Bến Cát, miền Nam Việt Nam vào ngày 25 tháng 9 1965. (Ảnh AP / Henri Huet)
(hình 1/ 3) Một người bị tình nghi đã hỗ trợ lực lượng đặc công Bắc Việt Nam. Tên anh ta là Nguyễn Văn Lem (còn gọi là Vịnh Lop) bị giải trên một đường phố Sài Gòn Ngày 01 tháng 2 năm 1968, đây là thời gian diễn ra cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân. (Ảnh AP / Eddie Adams)
(Hình 2/3) Tướng Nguyễn Ngọc Loan, giám đốc của Tổng nha cảnh sát quốc gia chính quyền Nam Việt Nam, chĩa súng lục của mình vào đầu người bị nghi ngờ là hỗ trợ đặc công Bắc Việt Nam – anh Nguyễn Văn Lem trên một đường phố Sài Gòn, ngày 1 tháng 2 năm 1968. (Ảnh AP / Eddie Adams)
(Hình 3/3) Hình ảnh Tướng Nam Việt Nam Nguyễn Ngọc Loan ngay sau khi hành quyết anh Nguyễn Văn Lem mà không cần xét xử. Sài Gòn ngày 01 tháng hai năm 1968, Tổng tấn công Tết Mậu Thân. ( Ảnh AP / Eddie Adams)
****
Eddie Adams (1933-2004) đã chụp hình cho một số chính trị gia và các sự kiện nổi tiếng thế giới trong suốt một cuộc đời sự nghiệp dài và đầy vinh quang của mình.
Nhưng có một bức ảnh đặc biệt đeo đuổi ông cho đến cuối đời và cũng vì nó mà ông trở thành nổi tiếng nhất.
Đó là bức ảnh nổi tiếng chụp cảnh một tướng của quân đội Miền Nam hành quyết một người bị tình nghi là chiến binh Việt Cộng ở trên một đường phố Sài gòn vào ngày 1 tháng 2 năm 1968. Theo lời của tướng Nguyễn Ngọc Loan nói “Chúng nó đã giết hại nhiều đồng bào của tôi” và vị tướng này đã giơ súng lục bắn thẳng vào đầu anh ta. Bức ảnh của Adams cho thấy thời điểm viên đạn đang ghim vào đầu của nạn nhân.
Câu chuyện của tấm ảnh
(trích Phóng sự của Tom Buckley đăng trên Harper Magazine, tháng 4-1972)
Buổi chiều ngày 1-2 có 1 cuộc đụng độ nhỏ ở vùng lân cận chùa Ấn Quang, cơ quan chỉ huy của phe “chiến đấu” trong giáo hội Phật giáo. Trong lúc trận đánh đang tiếp diễn, 1 tù binh được mang đến chỗ Loan, lúc đó đang đứng với những phụ ta có lẽ cách đó nửa dãy phố. Không nói 1 lời, Loan quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra. Ông ta lấy tư thế của 1 xạ thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng cách có lẽ 1 mét, bắn vào thái dương của người tù này.
Trong cơn thịnh nộ, Loan đã xem thường sự kiện là Eddie Adams, 1 nhà nhiếp ảnh của hãng Associated Press, và 1 nhóm phóng viên quay phim của hãng NBC đang ghi hình ông ta. Ông ta nhìn họ sau khi bắn và có vẻ chắc chắn rằng ông ta sẽ ra lệnh tịch thu phim của họ, nhưng không biết tại sao ông ta không làm điều đó. Trong vòng vài giờ những bức hình của Adams đã được truyền đi khắp thế giới. Đêm hôm sau cuộn phim được chiếu trên chương trình tin tức truyền hình Huntley – Brinkley.
Hai phút tin tức trôi qua, trận đánh đã tàn lụi, nhưng hình ảnh vẫn còn. Loan, mang giày ống, mặc áo giáp chống đạn, là biểu tượng của sự dã man không thể cải biến. Người tù, nhỏ hơn, ốm yếu, không nhìn thấy 2 tay vì bị trói ra sau lưng, chỉ mặc 1 chiếc áo sơ mi rách nát và quần đùi. Khuôn mặt anh ta bị méo mó, bị đẩy sang 1 bên bởi tác động của viên đạn trong đầu, tóc anh ta dựng đứng, miệng há ra như đang phát ra tiếng kêu cuối cùng.
Theo tôi đó là bước ngoặt, giây phút khi mà công chúng Mỹ xoay qua chống lại chiến tranh. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã phá huỷ niềm tin vào sự đánh giá của những người đang chỉ đạo cuộc chiến; hành động giết người của Loan đã đánh dấu sự phá sản về đạo đức của nó. Cùng lúc đó dậy lên sự ngưỡng mộ miễn cưỡng đối với sự can đảm của 1 kẻ thù đã chiến đấu rất lâu mà không có đến 1 chiếc máy bay, trực thăng, xe tăng, hay đại bác chống lại 1 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, và những đội quân đánh thuê được tuyển từ khắp châu Á.
Có 1 sự trớ trêu tế nhị trong tất cả chuyện này. Người tù đã được xác định, hầu như chính xác, là chỉ huy 1 đơn vị đặc công Việt Cộng. Người ta nói anh ta có 1 khẩu súng lục trong người khi bị bắt giữ và đã dùng nó để bắn chết 1 tay cảnh sát. Không giống như những đơn vị chủ lực lớn ùa vào Sài Gòn, mặc quân phục ka ki, và những đặc công đã xâm nhập đại sứ quán Mỹ, những người đeo băng đỏ, người tù này không có nhận dạng giống vậy. Sự kết liễu cho anh ta có lẽ là nhẹ nhõm hơn, vì anh ta đã thoát được sự tra tấn kinh hoàng mà hầu như chắc chắn sẽ là phần mở đầu cho cái chết trong cảnh lao tù.
*********
Cuộc gặp gỡ lại một tháng sau vụ giết người
Tướng cảnh sát Chính quyền Sài gòn Nguyễn Ngọc Loan
Loan hớp 1 hơi rượu pha sô đa được người lính pha sẵn cho ông ta. Những thứ này được giữ trong 1 quầy rượu di động gắn phía sau xe Jeep. Nghĩ rằng ông ta đang trong tâm trạng dễ chịu, tôi yêu cầu ông ta giải thích lý do bắn người tù ấy. “Tôi không phải là nhà chính trị, tôi không phải là chỉ huy cảnh sát. Tôi chỉ là 1 người lính… Chúng tôi biết người đàn ông này là ai. Tên anh ta là Nguyễn Tất Đạt, bí danh Hàn Sơn. Anh ta chỉ huy 1 đơn vị đặc công. Anh ta đã giết 1 cảnh sát. Anh ta đã nhổ vào mặt người bắt giữ anh ta. Anh muốn chúng tôi làm gì? Nhốt anh ta trong tù 2-3 năm rồi sau đó thả anh ta về với kẻ thù à?”.
Loan được gửi sang Úc để chữa trị, nhưng bức ảnh và những bộ phim truyền hình về vụ bắn tù binh đó đã khiến ông ta mang tai tiếng. Ông ta có vẻ là mẫu người tiêu biểu của tất cả cái xấu xa và hèn nhát trong cuộc chiến nói chung và của lực lượng Nam VN nói riêng, và sự phản đối của công chúng đã buộc ông ta phải ra đi. Ông ta được đưa đến bệnh viện Walter Reed Army ở Washington. Cái chân được cưa, nhưng nó không hơn 1 cây sậy. Một thời gian lâu sau khi ông hồi phục, trong khi Thiệu đã củng cố xong quyền lực của mình, Loan và gia đình ông ta sống trong cảnh lưu vong thực sự, trong 1 ngôi nhà ở Virgina, bị CIA giám sát chặt chẽ. Khi cuối cùng ông ta được cho phép trở lại Sài Gòn, thì chỉ để nhận 1 nhiệm vụ vô nghĩa và 1 văn phòng trống không.
Sau này, Thiếu Tướng Loan cùng vợ di tản qua sinh sống tại Hoa Kỳ, mở một quán ăn nhỏ và sống một cuộc sống nghèo khó với chiếc chân tàn tật vì chiến cuộc Mậu Thân. Quán tên là LES TROIS CONTINENTS ở thành phố Springfield, tiểu bang Virginia. Ở đó, ông và gia đình bị người Mỹ sĩ nhục và làm khó khăn rất nhiều. Nhiều người Mỹ hung hăng đã xịt sơn lên tường nhà ông : "Ta đã biết ngươi là ai rồi !".
Sự day dứt của tác giả tấm hình
Sau chiến tranh , khi Tướng Loan qua đời ngày 14-07-1998, chính tác giả tấm hình trên- Eddie Adams -đã khóc :
"Genaral ...tears are in my eyes ..." .
Ông đă viết như thế trên tràng hoa phúng điếu tướng Nguyễn Ngọc Loan .
Bản điếu văn sám hối của Adams được tờ tuần báo TIME đăng tải ngay trong số 27-07-1998. Có đoạn :
"Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 nhờ tấm ảnh chụp một người bắn vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết : Người nhận lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đã giết chết người lính Việt Cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi. Những tấm ảnh vốn vẫn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới. Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân nửa của sự thật. Những gì mà tấm ảnh này chưa nói lên được là : " Người ta sẽ hành động ra sao nếu họ ở vị trí của ông Tướng ở vào cái thời điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một người mà trước đó đã bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ ?".
Link: 404 Not Found
Thông báo Quan trọng
Collapse
No announcement yet.
Chiến tranh Việt Nam - Những bức ảnh sưu tầm -1
Collapse