• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Truyện cổ tích

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Truyện cổ tích

    Công chúa chăn ngỗng

    Ngày xưa có một bà hoàng hậu tuổi đã cao. Đức vua chết đã
    lâu. Bà có một cô con gái rất xinh đẹp. Khi lớn lên, nàng được hứa
    hôn với một chàng Hoàng tử con vua một nước xa xôi. Đến ngày tổ
    chức lễ cưới, nàng công chúa sửa soạn đi nước xa lạ. Mẹ nàng gói
    ghém cho nàng những vật quí giá: đồ trang sức, vàng, bạc, cốc, châu
    ngọc, tóm lại là tất cả những gì xứng đáng làm của hồi môn cho một
    công chúa, vì mẹ nàng rất mực thương nàng. Mẹ nàng gửi gắm
    nàng cho một thị nữ có nhiệm vụ dẫn nàng đi đến chỗ ở người
    chồng chưa cưới. Mỗi người cưỡi một con ngựa. Ngựa công chúa cưỡi
    tên là Phalađa, biết nói. Đến lúc chia tay, bà hoàng vào trong phòng
    ngủ, lấy một con dao nhỏ trích ngón tay, để chảy ba giọt máu. Bà
    cho máu thấm xuống một cái khăn trắng nhỏ, đưa cho cô gái và
    dặn: "Con thân yêu, con hãy giữ gìn cẩn thận cái khăn này, nó sẽ có
    ích cho con trên đường đi".
    Hai mẹ con buồn bã từ biệt nhau. Công chúa áp cái khăn lên
    ngực, nhảy lên yên ngựa để đi đến nơi ở của người yêu. Sau khi đã
    đi một tiếng, cô cảm thấy khát khô họng, bèn bảo thị nữ: "Em hãy
    xuống ngựa, lấy cốc của ta múc nước suối kia và mang lại đây cho
    ta, ta khát nước lắm" - "Nếu cô khát, thị nữ trả lời, thì hãy tự nhảy
    xuống, rồi vươn người ra trên mặt nước mà uống. Tôi không phải là
    đầy tớ của cô".
    Công chúa khát lắm, bèn xuống ngựa, cúi xuống dòng nước
    suối để uống nước. Nàng không dám uống nước bằng cốc vàng. "Trời
    ơi!" nàng kêu to. Ba giọt máu bảo cô: "Nếu mẹ cô biết sự tình thế
    này, thì hẳn tim bà sẽ tan nát trong ngực". Nhưng công chúa là
    người can đảm. Nàng không nói gì và lại nhảy lên ngựa. Ngựa phi
    được vài dặm. Trời thì nóng nực, chẳng mấy chốc nàng lại khát
    nước. Tới một con sông, nàng bảo thị nữ: "Em hãy xuống ngựa và
    cho ta uống nước bằng cái cốc vàng". Cô đã quên đứt những lời độc
    ác của thị nữ. Nhưng thị nữ lại trả lời ngạo mạn hơn: "Nếu cô khát
    thì tự đi uống nước một mình, tôi không phải là đầy tớ của cô".
    Công chúa khát quá, nhảy xuống ngựa, cúi xuống dòng nước chảy
    xiết, khóc và kêu lên: "Trời ơi!" Ba giọt máu liền đáp lại: "Nếu mẹ cô
    biết sự tình thế này, thì hẳn tim bà tan nát trong ngực". Trong khi
    cô cúi xuống để uống thì cái khăn có thấm ba giọt máu, tuột khỏi
    ngực cô và trôi theo dòng nước mà cô không hay biết, vì lúc đó cô rất
    sợ hãi. Thị nữ thì lại trông thấy hết và nó rất vui mừng từ giờ trở đi
    công chúa sẽ bị nó trả thù. Từ lúc đánh mất ba giọt máu, công chúa
    trở nên yếu đuối, không đủ sức tự vệ nữa. Khi nàng định trèo lên
    con ngựa Phalađa thì thị nữ bảo: "Tôi sẽ cưỡi con Phalađa, còn cô,
    cô hãy cưỡi con ngựa tồi của tôi". Công chúa đành làm như vậy.
    Tiếp đó thị nữ ra lệnh, lời lẽ gay gắt, bắt nàng phải cởi quần áo
    hoàng cung ra và mặc quần áo của nó vào.
    Cô lại phải thề với trời đất là khi đến cung điện sẽ không nói lộ
    ra. Nếu cô không chịu thề thì nó sẽ giết cô tại chỗ. Nhưng con
    Phalađa đã quan sát tất cả và ghi nhớ tất cả.
    Thị nữ cưỡi con Phalađa, còn công chúa thì cưỡi con ngựa tồi.
    Nó lại tiếp tục đi, cuối cùng đến lâu đài nhà vua. Ở đấy, mọi người
    rất vui mừng khi họ tới, và Hoàng tử vội chạy tới tận nơi đón họ, đỡ
    thị nữ xuống ngựa, vì tưởng rằng đó là vợ chưa cưới của mình. Thị
    nữ đi lên bậc thềm lâu đài, còn nàng công chúa thì phải đứng lại
    ngoài sân. Vua cha nhìn ra, qua cửa sổ thấy nàng duyên dáng và
    tuyệt đẹp. Người vào trong cung hỏi cô gái được coi là vợ chưa cưới
    của Hoàng tử xem cô gái đứng ngoài sân là ai. "Tâu vua cha, con đã
    gặp cô gái đó trên đường đi và con đưa cô ta đi cùng để đỡ lẻ loi một
    mình. Xin vua cha cho cô ta làm việc để cô ta khỏi phải vô công rồi
    nghề".
    Nhưng vua cha không có việc gì giao cho cô làm cả. Người bảo:
    "Ở ngoài kia, ta có một anh chàng chăn ngỗng, hãy để cô ta giúp
    việc vậy. Chàng trai tên là Cuốc. Vợ chưa cưới của Hoàng tử phải
    giúp anh chăn ngỗng.
    Ít lâu sau, vợ chưa cưới giả tâu với hoàng tử: "Chàng thân yêu
    ơi, em muốn một điều, chàng hãy làm vui lòng em". Hoàng tử nói:
    "Được thôi!"
    - Chàng hãy cho gọi người thợ lột da đến đập chết con ngựa em
    đang cưỡi đến đây, vì trong khi đi đường nó làm em bực tức".
    Thật ra thì nó sợ con ngựa kể lại cách nó đã đối xử với công
    chúa. Đến lúc con ngựa trung thành Phalađa phải chết thì công
    chúa được tin. Nàng hứa với người thợ lột da là sẽ bí mật biếu anh
    một đồng tiền bằng bạc nếu anh giúp nàng một việc nhỏ. Trong đô
    thị có một cái cổng to rất tối, hàng ngày, sớm tối nàng phải dẫn đàn
    ngỗng đi qua. Nàng xin người thợ lột da hãy đóng đanh treo đầu
    con Phalađa vào cái cổng ấy để nàng có thể luôn luôn trông thấy nó.
    Người thợ lột da hứa sẽ làm và bác đóng chặt đanh treo đầu ngựa
    vào dưới cái cổng tối om.
    Sáng sớm, khi cùng Cuốc đi qua cổng, cô bảo cái đầu:
    "Ôi, Phalađa, mày bị treo ở đây ư!"
    Cái đầu trả lời:
    "Ôi! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư! Nếu mẹ nàng biết
    nông nỗi này tim mẹ sẽ vỡ tan tành"
    Lặng lẽ, cô đi khỏi đô thị, dẫn đàn ngỗng ra cánh đồng. Đến
    đồng cỏ, cô ngồi xuống và rũ tóc ra. Tóc cô óng ánh như vàng
    nguyên chất và Cuốc rất thích nhìn mớ tóc ấy lóe sáng. Anh muốn
    nhổ vài sợi tóc. Công chúa bèn nói:
    "Ta khóc đây, ta khóc đây! Hỡi làn gió nhẹ. Hãy cuốn cái mũ
    của Cuốc đi! Anh ta sẽ chạy theo cái mũ cho đến khi nào tóc ta chải
    và tết xong".
    Tức thì gió thổi mạnh cuốn đi cái mũ của Cuốc. Anh ta chạy
    theo ngay. Khi anh trở về thì công chúa đã chải đầu xong và anh
    không nhổ được sợi tóc nào. Anh rất bực và không nói năng gì với cô
    nữa. Họ lại tiếp tục chăn ngỗng đến chiều, rồi cùng về nhà.
    Sáng sớm hôm sau, khi lùa ngỗng qua cổng, cô gái nói:
    "Ôi, Phalađa, mày bị treo ở đây ư!"
    Cái đầu trả lời:
    "Ôi! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư! Nếu mẹ nàng biết
    nông nỗi này, tim mẹ sẽ vỡ tan tành"
    Đi ra khỏi đô thị, cô lại ngồi trên đồng cỏ và lại rũ tóc ra chải.
    Cuốc muốn nắm lấy mớ tóc. Cô vội vàng nói:
    "Ta khóc đây, ta khóc đây! Hỡi làn gió nhẹ, hãy cuốn cái mũ
    của Cuốc đi! Anh ta sẽ chạy theo cái mũ cho đến khi nào tóc ta chải
    và tết xong".
    Gió nổi lên, cuốn cái mũ đi. Cuốc phải chạy theo. Khi anh trở
    về thì công chúa đã chải đầu xong từ lâu và anh không nắm được
    mớ tóc ấy. Và rồi hai người lại cùng chăn ngỗng đến chiều.
    Nhưng chiều hôm ấy, về tới nhà, Cuốc đến gặp vua cha và tâu:
    "Kính thưa hoàng thượng, con không thể chăn ngỗng cùng cô gái
    này nữa" - "Tại sao vậy?", vua hỏi. "Suốt ngày, cô ta làm con bực
    mình!" - Vua cha bảo anh kể lại sự việc đã xảy ra. Cuốc nói: "Buổi
    sáng, chúng con dẫn đàn ngỗng qua cái cổng tối om, ở đấy có một
    cái đầu ngựa treo trên tường. Cô ta nói với nó: "Ôi, Phalađa, mày bị
    treo ở đây ư!" Cái đầu trả lời: "Ôi! Nàng công chúa của tôi, nàng
    qua đây ư! Nếu mẹ nàng biết nông nỗi này tim mẹ sẽ vỡ tan tành"
    Và Cuốc kể các sự việc đã xảy ra ở cánh đồng chăn ngỗng và tại
    sao anh ta lại phải chạy theo cái mũ.
    Vua cha dặn anh ta ngày hôm sau cứ đi chăn ngỗng như
    thường lệ. Sáng sớm ngài thân chinh đến dưới cái cổng tối om và
    nghe được những câu cô gái nói với cái đầu Phalađa. Ông theo ra
    cánh đồng và nấp vào một bụi cây. Chính mắt ngài trông thấy anh
    thanh niên và cô gái lùa ngỗng thế nào và sau một lúc, cô gái ngồi
    xuống gỡ mớ tóc vàng lóe sáng. Rồi cô lại nói:
    "Ta khóc đây, ta khóc đây! Hỡi làn gió nhẹ, hãy cuốn cái mũ
    của Cuốc đi! Anh ta sẽ chạy theo cái mũ cho đến khi nào tóc ta chải
    và tết xong".
    Một cơn gió thổi mạnh, cuốn cái mũ đội đầu của Cuốc đi. Anh
    phải chạy theo rất xa. Cô gái chăn ngỗng chải tóc và cuốn thành
    từng búp. Vua cha nhìn thấy tất cả. Không ai nhận ra ngài khi ngài
    rời khỏi đó. Chiều đến, cô gái về nhà, ngài cho gọi cô đến và hỏi tại
    sao cô lại làm như thế. "Tâu bệ hạ, con không thể nói được", - cô trả
    lời. - "Con không thể kể nỗi khổ của con với bất cứ ai trên thế gian
    này, con đã thề như vậy để khỏi bị người ta giết".
    Vua cha cô ép cô nói, nhưng ngài không biết được gì thêm bèn
    nói: "Nếu con không muốn nói với ta, thì con hãy kể nỗi khổ của con
    với cái bếp lò này". Rồi ông bỏ đi. Cô đến ngồi gần cái bếp lò, than
    khóc, thổ lộ tâm can:
    "Ta ngồi đây, bị cả thế gian ruồng bỏ, dù ta là con vua. Một tên
    thị nữ độc ác đã áp chế ta, bắt ta đổi cho nó quần áo hoàng cung. Nó
    thay thế ta để làm vợ chưa cưới của người yêu ta, và ta bắt buộc
    phải làm công việc bình thường của người chăn ngỗng. Nếu mẹ ta
    biết nông nỗi này, tim bà sẽ tan nát".
    Vua cha đứng ở phía tường bên kia gần ống thông hơi, ngài đã
    nghe thấy hết. Ngài trở về và gọi cô hãy rời cái lò đến gặp ngài.
    Người ta mang đến cho cô quần áo hoàng cung, cô mặc vào đẹp
    như là có phép lạ. Vua cha cho gọi con trai đến và bảo cho con biết
    về cô vợ chưa cưới giả mạo. Cô người yêu thật đứng trước chàng,
    đấy là cô gái chăn ngỗng.
    Hoàng tử thấy cô rất đẹp và phúc hậu nên lòng tràn ngập niềm
    vui. Một bữa tiệc được sửa soạn để mời tất cả các bạn bè thân
    thuộc. Hoàng tử và công chúa ngồi ở đầu bàn, trước mặt họ là con
    thị nữ. Nó bị chỗáng ngợp và không nhận ra cô chủ trang sức lộng
    lẫy. Khi họ đang ăn uống vui vẻ, vua cha ra một câu đố cho thị nữ.
    Nó phải trả lời là một người đàn bà lừa dối chủ thì sẽ bị xử tội như
    thế nào. Ngài kể các sự việc đã xảy ra và hỏi nó: "Như thế sẽ xứng
    đáng với hình phạt gì". - "Nó xứng đáng phải đuổi đi khỏi đất nước"
    - "Kẻ ấy chính là mày, mày sẽ bị xử tội như mày nói".
    Sau khi hình phạt được thi hành, Hoàng tử cưới nàng công
    chúa làm vợ và họ trị vì đất nước trong hòa bình và hạnh phúc.
    Các em được nghe một câu chuyện về cuộc đời. Những người
    hiền hậu, tốt bụng sẽ có hạnh phúc, còn những kẻ có tâm địa xấu xa
    sẽ bị trừng phạt.
    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.
    Similar Threads
  • #2

    Cô bé tí hon

    Ngày xưa có một bà hiếm hoi, mong có một đứa con mà mãi không được. Bà phải tìm đến một mụ phù thuỷ để nhờ giúp. Bà nói:
    - Tôi muốn có một đứa con, bà bảo giùm tôi phải làm thế nào.
    - Ta sẽ giúp - mụ phù thuỷ trả lời - Hãy cầm hạt lúa này. Nó không giống như lúa mì vẫn mọc ngoài đồng, cũng không giống lúa vẫn cho gà vịt ăn. Đêm về gieo vào chậu hoa, một thời gian sau sẽ biết.
    - Cảm ơn bà - bà hiếm con trả công và chào mụ phù thuỷ rồi đem hạt lúa về nhà gieo. Chẳng mấy chốc nó mọc thành một cây hoa tuyệt đẹp, giống như hoa uất kim cương, nhưng cánh hoa cuộn lại như một cái nụ.
    - Hoa đẹp quá!- Bà thốt lên và đặt môi lên hoa. Nhưng bà đang hôn bông hoa thì bỗng có tiếng động mạnh làm hoa bừng nở. Nhìn bông hoa, bà ngạc nhiên thấy ở giữa bông hoa có một cháu bé xinh đẹp ngồi trên nhuỵ hoa, như ngồi trên chiếc ghế tựa màu xanh. Bé chỉ lớn bằng ngón tay cái nên bà đặt tên cho bé là Bé tí hon.
    Bà lấy vỏ hạt dẻ để làm cho bé một chiếc nôi rất đẹp, bên trong trải nệm bằng cánh hoa tím, chăn đắp cho bé là một cánh hoa hồng. Ban đêm bé ngủ ở đấy, còn ban ngày bé chơi trên bàn. Bà đặt trên bàn một cái đĩa đựng đầy nước, vành đĩa khoanh một vòng hoa. Cánh hoa nổi trên mặt nước. Có một cánh hoa cánh hoa uất kim cương to dùng làm thuyền. Bé ngồi vào đấy dạo chơi như dạo thuyền, một chiếc lông ngựa dùng làm mái chèo. Bé vừa chèo vừa hát, giọng thật êm ái, dịu dàng.
    Một đêm, bé tí hon đang ngủ, bỗng một con cóc to tướng vừa béo vừa nhớt trông phát khiếp chui qua ô kính vỡ trên cửa sổ vào phòng và nhảy lên bàn, nơi cô bé tí hon đang ngủ dưới cánh hoa hồng.
    Nó nghĩ thầm:
    - Con trai mình được con bé này làm vợ, hẳn là cu cậu sướng mê.
    Thế là nó chộp lấy cái vỏ hạt dẻ, trong có Bé tí hon đang ngủ, chui qua ô kính vỡ nhảy ra vườn. Trong vườn có một dòng suối nhỏ, hai bờ lầy lội. Đấy là chỗ ở của hai bố con nhà cóc. Khiếp! Cóc con cũng béo phị như bố, trông rất sợ. Hai bố con sao giống nhau đến thế!
    Trông thấy cô bé xinh đẹp trong vỏ hạt dẻ, cóc con reo lên: cọc, cọc, cọc, kẹc, kẹc, kẹc!
    - Cóc bố bảo:
    - Khẽ chứ! Không nó thực dậy, nó trốn mất. Chúng ta sẽ đặt nó lên một lá sen to. Nó bé, ở đấy như ở một hòn đảo, không chạy trốn đi đâu được. Chúng ta sẽ làm cho nó một căn nhà ở ngay chỗ bùn lầy này.
    Giữa dòng suối có nhiều gốc sen, lá xoè to bập bềnh trên mặt nước. Cóc bố bơi ra giữa dòng suối, nơi có tàu lá to nhất, đặt chiếc vỏ hạt dẻ đựng bé Tí hon vào đấy.
    Sáng hôm sau, thức dậy Bé Tí hon thấy mình đang ở trên tàu lá, bốn chung quanh là nước. Nó sợ quá, oà lên khóc, không có cách vào bờ.
    Lúc này, bố con nhà cóc đang trang hoàng phòng cưới, căng lên tường những chiếc lá sen xanh, đính lên những bông sen trắng với những nhị sen vàng. Xong rồi hai bố con bơi ra tận giữa suối đón dâu.
    Cóc già cúi chào bé Tí hon và nói:
    - Ta giới thiệu với con đây là thằng con trai ta. Chồng của con đấy. Hai con sống trong căn phòng đẹp đẽ giữa chốn bùn lầy này.
    Cóc con lại: Cọc, cọc, cọc, kẹc, kẹc, kẹc!
    Hai bố con ngậm tàu lá sen to lôi vào bờ. Bé Tí hon ngồi trên tàu lá khóc sướt mướt. Nó không muốn ở nhà của lão cóc già ghê tởm và không muốn lấy thằng con trai gớm ghiếc của lão.
    May sao lúc ấy có đàn cá con đang bơi lội dưới suối trông thấy. Chúng nhô lên mặt nước để xem cô bé.
    Chúng thấy bé xinh quá lại rất buồn vì phải sống với hai con cóc ghê tởm.
    - Không! Không thể để thế được! Đàn cá bảo nhau và bơi đến dưới tàu lá có Bé Tí hon đang ngồi trên và cắn đứt cuộng sen. Thế là dòng nước cuốn tàu lá đi, đưa cô bé ra xa, rõ xa, bố con nhà cóc không thể bơi tới đó được.
    Bé Tí hon trôi qua nhiều thành phố. Chim chóc trong bờ bụi hót rằng:
    - Cô bé xinh quá!
    Tàu lá đưa cô bé qua nhiều xứ lạ. Một con bướm trắng bay lượn hồi lâu trên đầu cô bé đậu xuống tàu lá. Cô bé sung sướng vì thoát khỏi hai bố con nhà cóc lại được ngắm nhìn phong cảnh đẹp ở những miền đất xa lạ tàu lá trôi qua. Dưới ánh nắng, nước suối lóng lánh như vàng lỏng. Cô bé cởi dây lưng, buộc một đầu vào cánh bướm, một đầu vào tàu lá. Khi bướm bay nó kéo theo cả tàu lá. Bỗng một con bọ dừa xuất hiện, lấy chân quắp cô bé đem đến một cành cây, chiếc lá thì vẫn chao lượn cùng con bướm. Bướm gỡ ra khỏi dây buộc mà không sao gỡ được.
    Khi bọ dừa đem Bé Tí hon lên cây. Bé sợ lắm. Bé sợ cả cho bướm tội nghiệp bị buộc chặt vào tàu lá, nếu không được ai gỡ ra cho thì bướm chết đói mất. Nhưng bọ dừa có nghĩ gì đến chuyện ấy! Nó đặt Bé Tí lên môt chiếc lá to, đem nhuỵ hoa đến cho Bé ăn và khen Bé đẹp.
    Nhiều bọ dừa bạn bè nó đến chơi, nhìn chằm chằm Bé Tí hon và nói những câu láo xược. Một ả bọ dừa trẻ kêu lên
    - Nó chỉ có hai chân thôi các bạn ạ!
    Một con khác vội thêm:
    - Nó không có râu chúng mày ạ!
    Nhiều con khác chế nhạo:
    - Trông nó xấu như giống người vậy!
    Thật ra Bé Tí rất xinh. Lúc mới đem Bé Tí về, nó có nghĩ như các bạn nó đâu. Chỉ có các bạn nó dèm pha, nói ra nói vào mãi nên bọ dừa cũng tin là Bé Tí xấu và không thích Bé nữa và đem Bé đặt xuống một cây cúc trắng.
    Tưởng rằng mình xấu đến mức bọ dừa cũng không ưa, Bé Tí khóc nức nở, buồn phiền. Nhưng thật ra thì Bé rất xinh, thanh tú, dịu dàng, chẳng khác gì một cánh hồng.
    Bé Tí hon sống một mình suốt mùa hạ trong khu rừng lớn. Bé lấy cọng rơm làm cho mình một cái võng, treo dưới một lá thu mẫu đơn to để tránh mưa. Bé ăn nhuỵ hoa và uống những hạt sương rơi. Bé sống như vậy suốt cả mù hè và cả mùa thu. Nhưng rồi mùa đông đến, mùa đông dài dằng dặc và lạnh giá. Những con chim nhỏ thường hót cho Bé nghe giờ cũng bay đi tránh rét. Cây rụng hết lá, hoa đều tàn, chiếc lá thu mẫu đơn che chỗ nằm cũng héo quắt, chỉ còn lại chiếc cọng vàng khô. Quần áo rách bươm, Bé rét run.
    Tuyết rơi, mỗi giọt tuyết rơi xuống Bé nặng như hòn đá không chịu nổi. Bé núp mình trong một chiếc lá khô, nhưng chẳng ấm thêm chút nào, vẫn rét run cầm cập.
    Bé Tí hon bỏ khu rừng đến một ruộng lúa gần đấy. Ruộng lúa vừa mới gặt chỉ còn gốc rạ từ dưới đất giá lạnh tua tủa gai đâm lên. Đi qua đám ruộng, Bé Tí hon cũng thấy vất vả như người đi qua một cánh rừng, nó đi chệnh choạng ngã lên ngã xuống nhiều lần. Bé Tí hon lần được đến cổng nhà mụ chuột đồng - một cái hốc dưới gốc rạ. Chuột đồng sống ở đấy rất thoải mái, lại có đầy lúa và các thức ăn khác. Bé Tí hon vào nhà mu chuột đồng xin một hạt lúa mạch ăn cho đỡ đói, đã hai hôm nay bé không được ăn gì vào bụng.
    Chuột đồng bảo:
    - Tội nghiệp con bé! Vào đây ăn với ta cháu ạ!
    Thấy Bé Tí hon dễ thương, chuột bảo:
    - Cháu có muốn ở đây với ta không? Chỉ cần giữ gìn nhà cửa cho sạch và kể chuyện cho ta nghe. Ta thích nhất là nghe kể chuyện.
    Bé Tí hon làm theo lời chuột và được chuột đối đã tử tế. Một hôm chuột nói:
    - Sắp có khách sang chơi đấy. Ông bạn láng giềng ta là một người giàu có, nhà cao cửa rộng. Ông thường mặc chiếc áo lông đen nhánh như sa tanh. Cháu mà lấy được ông ta thì may lắm. Nhưng ông ta mù, cháu phải kể chuyện cho ông ta nghe.
    Rồi ngay hôm ấy, Chuột chũi hàng xóm đến thăm Chuột đồng. Hắn mặc bộ áo lông đen nhánh như sa tanh. Chuột đồng nói là hắn giàu và có học. Nhà hắn rộng gấp hai mươi lần nhà các con Chuột Chũi khác. Nhưng hắn không thích nắng và hoa. Hắn luôn nói xấu ánh nắng và hoa. Chúng bảo Bé Tí hon hát. Bé hát rằng: "Bay đi! Bọ dừa bay đi". Bé hát rất hay. Giọng bé dịu dàng, Chuột chũi nghe thích lắm, nhưng hắn không nói gì.
    Chuột chũi đã đào một ngách từ nhà hắn ăn thông sang nhà Chuột đồng. Hắn mời Bé Tí hon và bạn bè hắn vào đấy chơi. Trong hang có xác một con chim chết rét. Chuột chũi ngậm một mẩu gỗ mục nát có phát ra ánh sáng đi trước soi đường. Đến gần chỗ xác con chim, chuột chũi lấy mõm húc lên trần cho thủng một lỗ, để cho ánh sáng lọt vào.
    Nhờ có ánh sáng họ trông thấy con chim én nằm giữa hang, hai cánh gập lại, lông che kín đầu, chân co quắp. Rõ ràng là chim đã chết rét! Thật tôi nghiệp! Bé Tí hon thương chim lắm. Nó đã hót cho Bé nghe suốt cả mùa hè. Nhưng chuột chũi lại lấy chân đẩy chim én và nói:
    - Nó không hót được nữa! Buồn thay cho số phận những con chim bé nhỏ! Ngoài tiêng kêu chiêm chiếp chim chẳng biết gì nữa, rồi cứ đến mùa đông lại chết rét. Lạy trời đừng bắt các con tôi sau này hoá thành chim.
    Chuột đồng hưởng ứng:
    - Bác nói rất đúng! Ngoài tiếng kêu chiêm chiếp chim có biết làm gì đâu! Mùa đông tới là chết đói và chết rét.
    - Bé Tí hon không nói gì; đợi lúc hai con chuột quay lưng đi, nó cúi xuống, vạch lông chim, hôn lên hai mắt nhắm nghiền của chim và nói:
    - Đúng con chim này đã hót cho mình nghe suốt cả mùa hè vừa qua. Con chim xinh quá, hót thật là hay.
    ở nhà Chuột chũi ra về, suốt đêm Bé Tí hon không ngủ được. Bé vùng dậy lấy rơm tết thành một cái chăn đem đắp cho con chim chết rét. Bé còn lấy nhuỵ hoa đem phủ xung quanh thân chim. Bé nói:
    - Vĩnh biệt chim thân yêu. Cảm ơn chim đã hót cho ta nghe suốt cả mùa hè, khi ánh nắng sưởi ấm chúng ta, cây cối xanh tươi và làm dịu mắt ta.
    Bé Tí hon lấy tay ghì đầu chim vào ngực mình. Bỗng Bé thấy có vật gì động đậy dưới tay Bé. Đó là trái tim của chim. Con én chỉ mới bị cóng vì rét, giờ đây được sưởi ấm nó tỉnh lại.
    Mùa thu én thường bay về phương nam tránh rét. Nếu có con nào lọt lại thì nó bị rét cóng, rơi xuống và bị tuyết vùi.
    Nghĩ vậy, Bé Tí hon thương con chim, lấy thêm nhuỵ hoa rắc lên mình, lấy lá bạc hà Bé thường dùng làm chăn đắp phủ lên đầu chim.
    Đêm hôm sau Bé Tí hon trở lại thăm chim, thấy chim vẫn sống, nhưng yếu lắm, chỉ mở mắt một tí nhìn Bé rồii lại nhắm nghiền. Bé đứng cạnh chim, cầm một mẩu gỗ mục thay đèn. Một lúc chim cất tiếng nói:
    - Cảm ơn cô bé lắm! Cảm ơn cô bé thân yêu! Toi thấy trong người đã nóng lên, đã lại sức. Tôi sẽ có thể bay về nơi ấm nắng cùng với bè bạn.
    Bé Tí hon đáp:
    - Chớ! Bên ngoài đầy băng tuyết còn lạnh lắm. Chim cứ ở lại đây, nằm cái giường bé nhỏ này. Tôi sẽ chăm sóc cho chim rất chu đáo.
    Bé lấy một cánh hoa múc nước đem lại cho chim én. Uống nước xong, chim én kể hco Bé nghe chuyện chim bị thương ở cánh khi bay từ trong một bụi gai ra, vì vậy không kịp bay theo đàn và rơi xuống đất. Chim chỉ nhớ được có thế và không biết sau đấy thế nào, bây giờ đang ở đâu.
    Chim én ở lại trong hang suốt mùa đông và được Bé Tí hon hết lòng chăm sóc. Nó rất yêu quý Bé. Chuột đồng và Chuôt chũi không biết tý gì. Nếu biết chúng đã đuổi chim đi.
    Mùa xuân đã đến. Những tia nắng đầu tiên xuất hiện. Chim én hỏi Bé Tí hon có muốn đi theo không. Chim sẽ cõg Bé trên lưng đưa về rừng. Nhưng Bé Tí hon lắc đầu nói:
    Tôi không muốn làm như thế. Làm thế là phụ ơn chuột đồng.
    - Thế thì từ biệt bạn thân yêu.
    Chim én nói rồi bay vút lên không, giữa bầu trời chan hoà ánh nắng. Bé Tí hon buồn rầu nhìn theo, Bé cũng rất mến chim, chim đi rồi Bé buồn. Suốt ngày Bé phải ở trong nhà, không ra ngoài nắng được ấm được, vì lúa ngoài đồng mọc lên cao. Đối với Bé, thửa ruộng lúa ấy rậm rạp như một cánh rừng.
    Một hôm Chuột đồng bảo bé:
    - Mùa hạ chỉ còn thời gian nữa, lễ cưới sáp đến nơi rồi, ông nnạ láng giếng đã đem lễ sang dạm hỏi. Cần phải sửa soạn quần áo mới cho cháu. Ta sẽ cho cháu nhiều của hồi môn để cháu đem về nhà chồng.
    Rồi chuột đồng bảo Bé ngồi quay sợi. Cả bốn con nhện dệt đêm ngày. Chiều nào Chuột chũi cũng sang chơi và nói rằng hễ qua mùa hè, trời bớt nóng, là hắn cưới Bé Tí ngay.
    Nhưng Bé Tí hon không ưa chuôt chũi. Nó không muốn lấy lão ta, muốn đi khỏi nơi đây. Sáng sáng, lúc bình minh, và chiều chiều lúc mặt trời sắp lặn. Khi gió thổi các bông lúa rạp xuống, hé cho Bé nhìn thấy bầu trời xanh biếc, bé lại mơ ước cuộc sống bên ngoài, mong Chim én bay trở lại.
    Khi thu sang, quần áo cưới đã chuẩn bị xong, chuột đồng bảo Bé:
    - Bốn tuần nữa thì làm lễ cưới.
    Bé Tí oà lên khóc, nói rằng không thích chuột chũi.
    Chuột đồng mắng:
    - Đừng có õng ẹo! Tao gả mày vào nơi danh giá thế còn gì! Đến ngay Hoàng đế cũng chả cón bộ áo xa tanh đen bóng như nó. Mày phải cảm ơn Trời phật mới đúng chứ!
    Đến ngày cưới, Chuột chũi tới để đem Bé Tí hon đi. Bé phải xuống dưới hang với chuột chũi, xa ánh nắng, vì chuột chũi ghét ánh sáng. ở nhà chuột đồng ít ra Bé cũng còn có thể đứng ở cửa hang ngắm mặt trời mọc.
    - Mặt trời nóng ấm ơi! Vĩnh biệt! Bé vừa nói vừa giơ tay lên.
    Rồi Bé tí hon rời nhà chuột đồng.
    - Vĩnh biệt! Vĩnh biệt! - Bé vòng tay ôm một bông hoa nhỏ - Nếu hoa có thấy chim én cho ta gửi lời chào.
    - Chiêm chiếp! Chiêm chiếp!
    Vừa lúc ấy, Bé Tí hon nghe có tiếng chim hót trên đầu. Bé nhìn lên. Đúng là chim én!
    Chim én nhìn thấy Bé mừng quá! Bé kể cho chim nghe nỗi buồn phải lấy chuột chũi, phải xuống ở hang sâu, phải xa mặt trời.
    Chim én nói:
    - Mùa đông sắp đến rồi, tôi sắp quay về xứ nóng. Bé có muốn cùng đi với tôi thì trèo lên lưng tôi, lấy dây lưng buộc người vào mình tôi. Chúng ta trốn xa chuột chũi và chỗ ở ghê tởm của nó. Chúng ta sẽ đi thật xa, qua núi non đến những xứ nóng, ở đấy có ánh nắng chan hoà, suốt năm lúc nào cũng như mùa hạ, hoa lá cỏ cây xanh tươi đẹp đẽ. Trốn đi với tôi, Bé Tí hon thân yêu, người đã cứu sống tôi lúc tôi đã nằm cứng đơ dưới hang sâu nhà chuột chũi.
    - Vậy thì chúng ta đi thôi!
    Bé Tí hon đáp và trèo lên lưng chim én, lấy thắt lưng buộc mình vào lông chim.
    Chim én vút lên không trung, bay qua hết rừng này đến biển nọ, bay qua những ngọn núi tuyết phủ quanh năm. Bé Tí rét run chúi vào bộ lông dày của chim én, chỉ ló đầu ra nhìn tất cả những cảnh huy hoàng dọc đường.
    Rồi đôi bạn tới vùng xứ nóng. ở đây nắng chói lọi, trời lồng lộng cao. Trên cành cây đung đưa những chùm nho mọng quả đen đẹp, những cam chanh chíu chít. Có những đứa trẻ xinh đẹp chơi đùa trên đường cái.
    Chim én vẫn bay xa mãi, phong cảnh mỗi lúc một đẹp hơn.
    Cuối cùng chim én đưa Bé Tí hon đến một nơi, dưới bóng cây xanh, gần một dải hồ nước xanh biếc, sừng sững mọt toà lâu đài cổ bằng cẩm thạch trắng. Nho và câyu trường xuân leo kín các cột. Chim én làm tổ trên một cái cột ấy. Chim nói với Bé Tí hon:
    - Nhà tôi đấy! Bé có thấy cỏ mọc ở dưới không. Tôi sẽ đặt bé xuống giữa đám cỏ, sống ở đấy, Bé sẽ thấy sung sướng.
    - Vâng! - Bé Tí hon vỗ tay trả lời.
    ở đấy có một cái cột bằng cẩm thạch trắng vỡ làm ba mảnh, chung quanh mọc đầy hoa trắng rất đẹp. Chim én đặt Bé Tí hon xuống đấy trên một chiếc lá to. Bé bỗng ngạc nhiên khi thấy ở đây có một chàng trai bé nhỏ trong như thuỷ tinh. Chàng không to lớn gì hơn Bé Tí hon. Trong mỗi bông hoa đều có một người bé nhỏ như thế.
    Chàng trai trong bông hoa cúc trắng là vua của họ.
    - Bé Tí hon thì thầm với chim én
    - Trời! anh chàng đẹp trai quá!
    Hoàng tử tí hon rất sợ chim én, vì đối với chàng bé nhỏ và mảnh khảnh thì chim én quả là một con chim khổng lồ.
    Vừa nhìn thấy Bé Tí hon, Hoàng tử mê say ngay. Chưa bao giờ chàng trông thấy một người con gái xinh đẹp như thế! Chàng nhấc chiếc mũ miện đang đội đặt lên đầu cô bé Tí hon ngỏ ý muốn lấy bé. Lấy chàng, Bé sẽ trở thành nữ chúa của các loài hoa.
    Thật là đẹp đôi, chẳng như thằng Cóc con và lão chuột chũi!
    Bé Tí hon bằng lòng. Từ mỗi bông hoa bước ra một nam, một nữ, quần áo sang trọng. Đôi nào cũng xinh đẹp, nhưg xinh đẹp nhất vẫn là đôi vợ chồng mới cưới. Người ta lắp cánh vào cho Bé Tí hon; Bé có thể bay từ bông hoa này sang bông hoa khác. Khắp nơi đều vui mừng. Trên ngọn cột đá cẩm thạch, chim én ráng sức hót mừng đôi tân hôn, tuy rằng chim rất buồn và nhớ cô bé.
    Hoàng tử bảo Bé:
    - Cái tên Bé Tí hon xấu lắm mà em thì lại rất đẹp. Từ nay tên em sẽ là là Tiểu Ngọc.
    Tạm biệt! Tạm biệt! Chim én hót chào để rời xứ nóng, trở về phương Bắc.
    Con chim én ấy làm tổ ở cạnh cửa sổ nhà người kể chuyện này. Nó dùng tiếng nói "chiêm chiếp!" mà kể chuyện trên đây cho ông ta nghe và nhờ đó chúng ta biết thêm được một chuyện.
    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

    Comment

    • #3



      Em bé bán diêm

      (Hans Christian Andersen)
      Rét dữ dội. Tuyết rơi. Trời đã tối hẳn. Đêm nay là đêm giao thừa.
      Giữa trời đông giá rét, một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối. Lúc ra khỏi nhà em có đi giày vải, nhưng giày vải phỏng có tác dụng gì kia chứ !

      Giày ấy của mẹ em để lại, rộng quá, em đã liên tiếp làm văng mất cả hai chiếc khi em chạy qua đường, vào lúc hai chiếc xe ngựa đang phóng nước đại.
      Chiếc thứ nhất bị xe song mã nghiến, rồi dính theo tuyết vào bánh xe; thế là mất hút. Còn chiếc thứ hai, một thằng bé lượm được, cười sằng sặc, đem tung lên trời. Nó còn nói với em bé rằng nó sẽ giữ chiếc giày để làm nôi cho con chó sau này.
      Thế là em phải đi đất, chân em đỏ ửng lên, rồi tím bầm lại vì rét.
      Chiếc tạp dề cũ kỹ của em đựng đầy diêm và tay em còn cầm thêm một bao.
      Em cố kiếm một nơi có nhiều người qua lại. Nhưng trời rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em.
      Suốt ngày em chẳng bán được gì cả và chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh. Em bé đáng thương, bụng đói cật rét, vẫn lang thang trên đường. Bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành từng búp trên lưng em, em cũng không để ý.
      Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà ! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng thần chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân leo quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắc nhiếc, chửi rủa.
      Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi lại một chút.
      Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.
      Tuy nhiên em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.
      Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác, sát mái nhà và, mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra.
      Chà ! Giá quẹt một que diêm lên mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que diêm. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biếc đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.
      Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà ! Ánh sáng kỳ diệu làm sao ! Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng.
      Thật là dễ chịu ! Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, cái ngón cái nóng bỏng lên. Chà ! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!
      Em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất. Em ngồi đó, tay cầm que diêm đã tàn hẳn. Em bần thần cả người và chợt nghĩ ra rằng cha em đã giao cho em đi bán diêm; đêm nay, về nhà thế nào cũng bị cha mắng.
      Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên. Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màn. Em nhìn thấu tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, khăn trải trắng tinh, trên bàn bày toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kỳ diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi dĩa và mang cả dao ăn, phóng sết, cắm trên lưng, tiến về phía em bé.
      Rồi... que diêm vụt tắt; trước mặt em chỉ còn là những bức tường dầy đặc và lạnh lẽo.
      Thực tế đã thay thế cho mộng mị: chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu và mất ngừơi khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm.
      Em quẹt que diêm thứ ba. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Noel. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng, hiện ra trước mắt em bé. Em với đôi tay về phía cây... nhưng diêm tắt. Tất cả những ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.
      - Chắc hẳn có ai vừa chết, em bé tự nhủ, vì bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu, trước đây thường nói rằng: "Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với thượng đế".
      Em quẹt một que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng là bà em đang mỉm cười với em.
      - Bà ơi ! Em bé reo lên, cho cháu đi với ! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Noel ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia, khi bà chưa về với thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao ! Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn cháu sẽ được gặp lại bà; bà ơi! cháu van bà, bà xin với Thượng Đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.
      Que diêm tắt phụt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biết mất.
      Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại ! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về với Thuợng đế.
      Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.
      Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
      Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên tử thi em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi cho ấm!." Nhưng chẳng ai biết những cái kỳ diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.

      Edited by: vertumnus
      Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

      Comment

      • #4

        Ngọc Trai - Giếng Nước

        Thục Phán, sau khi Hùng Vương thứ 18 trị vì đất nước, tiếp tục xưng vương, đặt tước hiệu là An Dương.

        An Dương Vương có người con gái tên gọi Mỵ Châu, thực là một trang giai nhân tuyệt sắc. Nàng được vua cha rất mực nâng niu, chiều chuộng, và lúc bấy giờ cũng đã bước vào tuổi lấy chồng.

        Là vị vua hết sức chăm lo đến việc triều chính, nên sau khi mở mang bờ cõi, An Dương Vương đã nghỉ ngay đến việc củng cố và phòng thủ quốc gia, mà trước hết phải xây dựng một Kinh đô mới, để làm kế bền vững lâu dài.

        Thấy Phong Châu không thích hợp nữa, An Dương Vương tìm đến miền Cổ Loa (thuộc Đông Anh, Hà Nội ngày nay) để chọn đất xây dựng Kinh đô . Khi chọn xong, Ngài truyền lệnh đi khắp cả nước, triệu tập đinh tráng, thay phiên nhau về Cổ Loa đắp lũy xây thành.

        Thời ấy, vì không hiểu kết cấu nền móng, lại chưa biết sản xuất gạch nung và sử dụng vôi vữa, nên thành xây đến đâu bị đổ đến ấy, vì lượng đất quá lớn đã đè xuống nền đất mềm phía dưới.

        Cả triều đình họp lại, nhưng chẳng ai tìm ra được kế sách gì. Nhà vua sai lập đàng tràng, rồi tự mình trai giới đủ mười ngày, sau đó bày biện lễ vật cầu cúng.

        Nghi lễ thật trọng thể. Lễ vật thật chu đáo.Có đủ thịt tam sinh đến sôi chè, hoa quả và các thứ cao lương mỹ vị. Rượu bày ra lũ lượt hàng vò. Đèn nến thắp sáng trưng. Khói hương trầm nghi ngút.

        Nhà vua mặc đại lễ phục, tóc để xõa, chắp hai tay, nghiêm trang đứng trước đàn tràng, đọc lời cầu khẩn.

        Đêm hôm ấy, An Dương Vương nằm mộng, thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, đi từ phía biển lên, báo cho biết: Sáng mai sẽ có thần Kim Quy là sứ giả của thần Thanh Giang đến giúp.

        Sáng hôm sau, theo lệnh nhà vua, tất cả văn võ bá quan cùng thị vệ đứng trực ở ngoài cổng thành. Đúng đầu giờ Thìn, từ phía biển, một rùa vàng rất lớn hiện ra, rồi vươn cao đầu, tiến vào. Bốn thị vệ vội vàng quỳ xuống, đặt chiếc mâm bằng đồng cực lớn cho rùa trèo lên, rồi khiêng vào trong trướng phủ.

        Nhà vua ra tận ngoài thềm để đón thần Kim Quy (rùa vàng) và thi lễ rất mực cung kính. Sau khi chủ khách tề tựu trong phòng, thần lên tiếng trước:

        - Thành sở dĩ không xây cao được là do có nhiều loài yêu quái đến quấy phá. Ở dưới thủy cung, thấy dân chúng và quân lính mệt nhọc, lại có lời thỉnh cầu của nhà vua, nên Đức Thanh Giang đã phái tôi đến đây để trị giúp Ngài. Tôi sẽ vì quân dân Âu Lạc mà ra tay tiểu trừ bằng hết lũ yêu quái này. Yêu quái diệt xong, chẳng mấy chốc nhà vua sẽ có thành trì thật như ý.

        An Dương Vương vô cùng mừng rỡ, sai đặt tiệc chiêu đãi thần thật đặc biệt, rồi đích thân dẫn thần đến ở trong một cung thật kín đáo đã được trang hoàng lộng lẫy. Trước khi chia tay, thần hẹn nhà vua sau ba ngày nữa sẽ quay lại.

        Trong ba ngày, thần Kim Quy đã làm ra không biết cơ man nào là bùa pháp! Chúng được xếp làm ba đống lớn xung quanh chỗ thần nằm. Đống thứ nhất, nhỏ nhất, xếp ở bên ngoài, được nhuộm màu đỏ. Đống thứ hai, ở giữa, nhiều gấp bốn lần, được nhuộm màu xanh. Đống thứ ba, ở trong cùng, lại nhiều gấp mươi lần của đống thứ nhất, được nhuộm màu vàng.

        Từ trước đến nay, có lẽ chưa ai khám phá ra được điều bí mật nằm ở bên trong mỗi đạo bùa pháp ấy! Tuy nhiên, nhìn bên ngoài có thể thấy chúng là hình vặn thừng, như những bùa pháp mà các thầy phù thủy, thầy cúng vẫn làm ngày nay. Chứa đựng bên trong bùa pháp có lẽ là chút vảy, chút móng hay một chút gì đó trong cỏ thể của thần, nhưng đó chỉ là những điều phỏng đoán. Chỉ biết trong ba ngày mà thần làm được nhiều bùa như vậy thì quả là một kỳ tích!

        Đúng sáng thứ tư, An Dương Vương đến trước cung thất. Thần Kim Quy thong thả "bước" ra. Thần dẫn nhà vua ra khỏi trướng phủ, đến khu thành trì xây dựng cũ. Thần lắc đầu, rồi ra hiệu cho nhà vua theo mình. Thần lại bảo nhà vua mang theo năm mươi lính hộ vệ, mỗi người ôm một bó cọc tre gồm năm mươi chiếc, đi theo. Hễ thần Kim Quy đi tới đâu là An Dương Vương và lính hộ vệ lại đi tới đó và được đánh dấu bằng những chiếc cọc.

        Hết ngày thứ nhất, thần và nhà vua trở về trướng phủ. Thần bảo nhà vua chuẩn bị một vạn cọc tre để đóng xuống bốn xung quanh những cọc đã đánh dấu. Mỗi cọc tre sẽ là một gốc tre già, thẳng và lớn, dài đúng năm thước (bằng 2m bây giờ), ở đầu dưới có vạc nhọc. Trước khi đóng xuống đất, bùa phép mầu đỏ sẽ được "yểm" vào trong đốt cuối cùng, ở chỗ có vạc nhọn.

        Từ ngày thứ hai trở đi, giai đoạn " thi công" lần nhất bắt đầu. Hàng vạn tráng đinh và binh lính đi làm cọc tre, rồi gánh đất đá đổ lên những phần đất đã đóng cọc. Chỏ ba ngày sau, mộ bức tường đất hình vòng tròn hiện ra.

        Giai đoạn "thi công" lần thứ hai liền được tiếp tục. Bốn vạn tráng đinh và binh lính được huy động làm bốn vạn cọc tre, ở phần vạn nhọn sẽ "yểm" bùa pháp màu xanh vào. Trong ba ngày này, thần Kim Quy lại dẫn An Dương Vương và hai trăm lính hộ vệ, mỗi người ôm một bó cọc năm mươi chiếc, đi theo. Hễ thần "đi" đến đâu, là nhà vua và quân lính lại đi tới đó, rồi cọc nhọn đánh dấu. Cọc tre đã "yểm" bùa màu xanh liền được đóng tiếp vào bốn xung quanh, rồi theo đó, đất đá lại được gánh, đổ xuống và nện chặt. Bảy ngày nữa, lại một tường hình tròn, ở bên ngoài và ôm lấy bức tường lần trước hiện ra.

        An Dương Vương cho tráng đinh và binh lính nghỉ ngơi ba ngày đề lấy sức, chuẩn bị bước vào giai đoạn "thi công" lần cuối. Cũng trong ba ngày đó, đinh tráng và cả dân cúng nữa, lại được huy động thêm, vì lần này số nhân lực sẽ phải cần đến rát nhiều.

        Đến ngày thứ tư, tức là ngày thứ mười sáu, kể từ khi bắt đầu "thi công", mười vạn tráng đinh, binh lính và dân chúng đã có mặt, mỗi ngưòi làm một cọc tre có "yểm" bùa màu vàng. Trong lúc mọi người làm cọc thì thần Kim Quy lại dẫn An Dương Vương cùng năm trăm lính hộ vệ vẫn mang theo mỗi người năm mươi cọc nhỏ, đánh dấu. Mỗi khi cọc nhỏ đóng xong, thì cọc lớn có có "yểm" bùa, liềm được đóng vào bốn xung quanh, và đất đá cũng được đỗ xuống, nện chặt.

        Lần này, vì số lượng nhiều gấp hai lần rưỡi lần thứ hai, nên thời gian "thi công" phải mất nhiều hơn. Nhưng cũng chỉ mười bốn ngày sau, búc tường đất thứ ba cũng hoàn thành, ở bên ngoài và bao quanh bức tường lần trước.

        Thế là thành đã được xây xong, vì lũ yêu quái đã bị bùa pháp và cọc nhọn tiêu diệt rồi.! Tính ra, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng mà đã xây dựng được ba bức tường coa chu vi lớn như thế (có dấu vết còn lại đến ngày nay) thì quả là một lỳ tích ở vào thời bấy giờ. Qua sự kiện này cũng còn có thể thấy thêm: quân dân ta trong thời kỳ nước Âu Lạc, khi cần thì có thể tập trung được một lực lượng hùng hậu như thế nào.

        Thành lúc ấy chưa có tên gọi, vì vùng đất Cổ Loa cũng chưa có tên, nhưng do có ba lớp tường đất, mà lớp bên trong, theo thứ tự, lại có hơn lớp bên ngoài, nên từ xa nhìn vào, thành giống hình một vỏ ốc khổng lồ. Tên "thành Ốc" do vậy mà có. Các nhà chép sử đời sau gọi và viết là "Loa thành" cho sang trọng hơn, nhưng thực ra chỉ là phiên âm từ từ Việt sang từ gốc Hán. Về sau này, khi vùng đất Cổ Loa có tên gọi, thì thành cũng được mang tên là thành Cổ Loa.

        Khi xây thành xong, An Dương Vương vô cùng sung sướng, cho binh lính và dân chúng ăn mừng suốt ba ngày liền. Lại khoản đãi thần Kim Quy rất hậu tình và chu đáo. Thế nhưng cũng đã đến lúc phải chia tay. Nhà vua đặt tiệc thật lớn để tiễn thần, có đông đủ văn võ bá quan cùng tham dự.

        Trong hai tiệc hệ trọng mà từ trước đến nay An Dương Vương vẫn thường bận tâm lo lắng, là xây thành và có vũ khí thật lợi hại, thì một việc đã xong, nhưng còn việc kia, liệu có thể nhờ cậy thêm ở thần được chăng? Vì vậy, trước lúc chia tay, nhà vua đã nói với thần:

        - Thật muôn đội ơn thần, nếu không có thần cất công khó nhọc thì dân cúng Âu Lạc này biết đến bao giờ mới có thể xây xong thành được. Tuy thế, nhưng chẳng dám dấu thần, nếu vạn nhất sau này có xảy ra giao chiến, quân giặc bủa vây đông đúc, tên nỏ trong thành bắn ra không xuể, thì liệu có cách nào, xin thần cũng dạy bảo cho quân dân Âu Lạc được nhờ.

        Thần Kim Quy mỉm cười: Điều An Dương Vương lo lắng thần cũng đã biết từ lâu. Thần cúi xuống tước một chiếc móng vuốt ở mé bàn chân phải, đưa cho nhà vua bảo:

        - Nhà vua khỏi phải nói, ta cũng đã hiểu. Nay ta tặng nhà vua vật này để dùng làm lẫy nỏ. Chỉ cần đem nỏ có lẫy này bắn ra vài phát là phá tan được quân giặc. Tuy thế cũng không thể chủ quan, lơ là việc canh phòng vàcủng cố lực lượng.

        An Dương Vương cung kính cúi đầu, rồi chấp hai tay lại vái thần, cử chỉ có phần còn rất lưu luyến. Thấy vậy, thần Kim Quy lại bảo:

        - Thôi, ta còn nhiều việc khác phải lo. Nhà vua hãy ở lại trong coi việc nước, cốt sao cho được trên thuận dưới hòa. Nếu mai sau, rủi có xảy ra chuyện gì chẳng lành, thì cứ gọi ba lần "Sứ giả Thanh Giang" là ta sẽ đến giúp.

        An Dương Vương và cả triều thần lại cung kính chắp tay, cúi đầu từ biệt. Thần Kim Quy thong thả quay trở ra phía biển.

        Nhà vua đưa chiếc vuốt đang cầm trên tay cho Cao Lỗ, viên Đại tướng phó tổng chỉ huy quân đội, bảo đi làm nỏ, tra lẫy đúng như lời thần đã dặn.

        Khi nỏ làm xong, đem ra bẳn thử, mỗi phát có đến hàng ngàn mũi tên vun vút bay đi. An Dương Vương vô cùng thích chí reo lên:

        - Thế là từ nay trở đi, ta chẳng có điều gì phải lo lắng nữa.

        Hồi ấy ở phương Bắc đang là cuối thời nhà Tần. Sau khi Tần Thủy Hoàng mất, Tần Nhị Đế lên thay, tình hình trong nước rối ren. Một viên tướng tài ba mưu lược đang trấn giữ phần đất phía Nam, tên gọi Triệu Đà, nhân cơ hội xưng Đế và lập ra nước NamViệt, vị trí ở phía Bắc nước Âu Lạc. Để chuẩn bị lực lượng đương đầu với "Trung nguyên" nếu cần, Triệu Đà mở mang bờ cõi xuống phía Nam, bằng việc bất ngờ cất quân sang đánh Âu Lạc.

        Quân Triệu Đà ùn ùn kéo đến, vây kín xung quanh mấy lớp Loa Thành.

        Sắp saÜn nỏ thần ở giữa cửa chính, chờ khi quân địch kéo vào vừa tầm, An Dương Vương hạ lệnh cho Cao Lỗ giương tên bắn. Hàng ngàn mũi tên vun vút lao ra, quân giặc chết như ngã rạ.

        Ở phía sau, Triệu Đà cung kiếm hò hét, đốc thúc lính liều chết xông vào, hết lớp này đếân lớp khác. Nhưng từ phíaLoa Thành, từng loạt tên lại nối tiếp bay ra, khiến cho quân giặc xác chồng lên xác, không thể tiến thêm một bước.

        Triệu Đà vô cùng tức tối, nhưng thấy tình thế không thể làm gì được, bèn hạ lệnh cho các tướng rút binh.

        Về nước, Triệu Đà xuống lệnh an dân, rồi lập tức cho quân cơ mật giả làm thường dân, sang dò la tin tức bên Âu Lạc. Hai tháng sau, bọn lính này đã về báo cho Triệu Đà đầy đủ các tin tức.

        Triệu Đà tính rằng, bên phía Âu Lạc có Loa Thành kiên cố, quân lính canh phòng nghiêm mật, lại có thứ vũ khí lợi hại là nỏ thần, thì trước mằt y không thể làm gì được. Vậy thì sẽ dùng kế, mà kế hay nhất lúc này chỉ là có thể giả vờ cầu hòa. Bởi thế, kh nghe tên lính bẩm báo tới việc An Dương Vương có con gái đến tuổi lấy chồng, và tục lệ của Âu LaÏc, con trai phải ở rể bên nhà vợ trong vòng ba năm đầu, thì y vô cùng mừng rỡ, nét mặt hớn hở, miệng luôn lẩm bẩm " Thời cơ đến rồi! Thời cơ đã đến với ta rồi!"

        Triệu Đà cũng có một người con trai đã lớn, tên gọi Trọng Thủy. Chẳng cần suy nghĩ lâu la, y đã định ngay ra mưu kế. Ấy là việc y sẽ cho Trọng Thủy sang Âu LaÏc xin giảng hòa và cầu hôn, ở lại Trọng Thủy sẽ tìm hiểu những việc quân cơ rồi tìm cách triệt phá nỏ thần, sau đó, y sẽ cất sang đánh.

        Đã thừa hiểu kế sách này chẳng mới mẻ gì, và cũng chẳng dễ dàng lừa được triều đình Âu Lạc. Tuy thế, suy đi tính lại, y thấy chẳng có cách nào hay hơn.

        "Điểm mấu chốt của kế sách này phải chiếm được lòng tin của đối phương, bởi vậy, những người thực hiện phải thật mềm mỏng, khéo léo, lại phải thật kín đáo, kiên trì nhẫn nhục.

        Thời đấy, thời Đông Chu Liệt Quốc vừa qua, chẳng đã có chuyện Phù Sai, Câu Tiễn đó sao? Dùng khổ nhục kế đến như Câu Tiễn, thì ai gặp cũng phải mủi lòng rồi bị mắc lừa, chứ chẳng cứ gì Phù Sai."

        Nghĩ vâïy, Triệu Đà sai chuẩn bị lễ vật thật hậu hĩnh, lại chọn một viên quan văn khôn ngoan, lọc lõi nhất làm sứ giả. Đoạn y cho gọi viên quan này cùng Trọng Thủy đến để bàn soạn, giao nhiêïm vụ. Xong xuôi, chính tay Triệu Đà viết biểu cầu hòa, lời lẽ thật khiêm nhường, một mực xin lỗi về việc đã xảy ra can qua, rồi cuối cùng, xin An Dương Vương đại xá, cho Trọng Thủy ở lại làm giai tế để được đêm ngày hầu hạ dưới gối, ngõ hầu từ nay hai nước hòa hiếu đời đời ...

        Để thật chắc chắn, trước hôm sứ giả và Trọng Thủy lên đường sang Âu Lạc, Triệu Đà còn cho gọi hai người lại, dặn đi dặn lại từng ly từng tí mới thôi.

        Nói cho đúng, Trọng Thủy không phải là kẻ có đủ nhẫn tâm để thi hành quỷ kế này, như ở phần kết cục sẽ rõ. Tuy vậy, dẫu là cha con, nhưng còn là đạo quân thần, nên mặc dù trong bụng không muốn, Trọng Thủy vẫn phải lên đường.

        Khi lính canh vào báo có sứ giả của Nam Việt muốn vào ra mắt, thì An Dương Vương và các đại thần còn trên bàn tiệc. Từ ngày đánh quân Triệu Đà tan tác đến nay, nhà vua cho rằng không có kẻ địch nào dám đụng tới Âu Lạc, nên thỉnh thoảng lại bày ra tiệc tùng hoặc đi săn, để vui chơi cho thỏa thích. Nay nghe nói sứ giả Nam Việt đến, nhà vua cho la chuyện chẳng đáng bận tâm, nhưng Đại tướng Cao Lỗ đã đứng dậy nói:

        - Tâu Bệ hạ. Thần nghe nói Triệu Đà là kẻ túc mưu đa trí, y phái người đến chắc là đã có quỷ kế. Xin Bệ hạ cho đuổi sứ giả đi để tránh hậu họa.

        An Dương Vương cả cười bảo Cao Lỗ ngồi xuống, rồi đáp:

        - Ừ, cứ cho là Triệu Đà đã có quỷ kế, nhưng sức hắn thì làm gì được ta? Nếu ta đuỏi sứ giả, e sẽ bị hắn chê là hẹp lượng. Thôi cứ để cho chúng vào, xem ăn nói thế nào. Vả lại, ta cũng muốn cho chúng thấy thế nào là oai phong của triều đình Âu Lạc, để chúng còn về mà bảo nhau đừng đến nhòm ngó nữa.

        Nói đoạn, An Dương Vương sai thiết triều. Sứ giả Nam Việt và Trọng Thủy được dẫn vào, dâng lên tờ biểu do chính tay Triệu Đà viết. Lại đang lên rất nhiều lễ vật của phương Bắc. Cử chỉ của hắn thật nhũn nhặn, cung kính. Lời lẽ của hắn thật ngọt ngào lễ phép.

        Sau khi đọc xong tờ biểu, An Dương Vương ngắm nhìn Trọng Thủy: Một chàng trai khôi ngô, nho nhã, cử chỉ nói năng lễ độ. Lại là con trai trưởng của Triệu Đà. Nhà vua gật đầu tỏ ý hài lòng rồi cho lính hầu dẫn hai người về phòng riêng tạm nghỉ.

        Nhà vua hỏi ý kiến các triều thần. Lần này lại Cao Lỗ đứng dậy nói trước:

        - Tâu Bệ hạ. Theo ý thần, đây là kế lừa gạt của Triệu Đà. Ta nên đuổi chúng về và không nhận lễ vật.

        Các triều thần khác cũng lần lượt đứng lên. Tựu trung ý kiến chia làm hai phía: nhận và không nhận.

        An Dương Vương ngồi im lặng, chú ý lắng nghe. Trong thâm tâm nhà vua, khi tiếp sứ giả và trông thấy Trọng Thủy, Ngài đã thiên về bên nhận. Nhà vua là người rất mực chiều chuộng con gái nên cũng muốn tìm cho nàng một nơi xứng đáng: Hoàng hậu của nước láng giềng. Lại nữa, hai nước hòa hiếu thì cũng tránh được nạn binh đao. Còn nếu vạn nhất xảy ra chiến tranh thì lúc ấy, chỉ càn vài phát nỏ thần ... Nghĩ vậy, nhà vua đứng dậy phán:

        - Ta đã nghe rõ lời các khanh, bên nào cũng đều có lý đúng cả. Nay Nam Việt là nước lớn, lại đích thân Triệu Đà viết biểu cầu hòa và cho con tai trưởng cầu hôn, thế là đủ biết kẻ địch đã biết lễ độ, chịu bước nhún nhường. Ta nhận cho họ cũng là cía đạo của nước lớn. Nhược bằng, nếu họ trở mặt thì sức ta đây cũng chẳng ngại gì. Chúng sẽ phải tơi bời như lần trước ...

        Các quan cúi đầu lạy tạ. Nhà vua ra lệnh bãi triều. Mấy hôm sau, khi chọn được ngày lành, nhà vua sai chăng đèn kết hoa, chuẩn bị tiệc tùng để cho con giá sánh duyên cùng Trọng Thủy.

        Trở thành giai tế nước Âu Lạc, trong thời gian đầu, trong lòng Trọng Thủy khấp khởi mừng thầm. Y được vua cha, mẫu hậu đối xử thâm tình, coi như con đẻ. Lại được công chúa Mỵ Châu yêu mến cũng thực hết lòng. "Thế là trúng kế của Nam Việt Vương rồi", y thầm nghĩ. Nhưng ngặt vì lúc ấy, triều đình Âu Lạc hãy còn cảnh giác. Lại nữa, bản thân y, nếu có muốn hành động thì cũng chưa thông tỏ đường đất, làm sao có thể điều tra các việc quân cơ và đánh tráo nỏ thần ngay được? Y đành phải chờ thời cơ thêm vậy.

        Và thời cơ ấy luôn luôn vẫn cứ đến, ngày mỗi thêm gần. An Dương Vương cho y được dự các buổi tiệc tùng, đi săn. Mẫu hậu cũng thường đến vấn an. Mỵ Châu coi y là người chồng "lý tưởng", mười phân vẹn mười. Còn các đại thần, lúc đầu nhiều vị cũng xét nét, nhưng về sau cũng quen mặt y dần ...

        Thế nhưng, lúc này lại chính là lúc Trọng Thủy thấy công việc mà y được giao phó, là khó thực hiện hơn lúc nào hết.Mọi người ở đây đối xử với y thân tình, độ lượng như vậy, làm sao y có thể phản bội họ được? Xứ sở này là quê hương thứ hai của y, còn thân thuộc hơn cả nơi y đã sinh ra, làm sao có thể để cho nạn can qua dày xéo? Không phải là kẻ nhẫn tâm như Triệu Đà, nên Trọng Thủy thấy thực khó xử. Những cơn vui buồn thất thường, do vậy, thường đến với y. Dưới cái vẻ nho nhã bề ngoài, trong lòng y lúc nào cũng là một cơn giông bão.

        Tuy ngồi ở nhà, nhưng Triệu Đà vẫn luôn luôn biết những hành vi của Trọng Thủy tại Kinh đô Âu Lạc, qua tin tức của nhiều tên "sứ giả" đi quà cáp thăm hỏi về bẩm báo. Những lần đầu y thấy hài lòng, nhưng càng về sau, thấy thời hạn sắp hết mà Trọng Thủy chưa có điều tra gì quan trọng, lại chưa đánh tráo được nỏ thần, thì y thấy thực sự sốt ruột. Viết một bức mật thư lời lẽ thật gay gắt, giục phải hành động ngay lập tức, Triệu Đà giao cho một tên "sứ giả" nữa lên đường.

        Khi nhận được bức mật thư này, Trọng Thủy thấy vô cùng choáng váng. Đây là thời điểm tình cảm của y và công chúa Âu Lạc đang vào giai đoạn mặn nồng. Thế rồi ... nhiều ngày, đêm tự đấu tranh, dày vò, giằng xé, cuối cùng Trọng Thủy vẫn thấy phải đi theo con đường mà cha y đã lựa chọn, bởi vì dầu sao quân lệnh cũng là như sơn!

        Trong khi đó, bên phía triều đình Âu Lạc, vẫn chẳng ai hay bết gì về bức mật thư, cũng như những điều đã diễn ra trong lòng Trọng Thủy. Y được tự do đi lại khắp nơi trong Loa Thành. An Dương Vương chẳng mấy lúc không cho y cặp kè, còn Mỵ Châu thì hoàn toàn tin tưởng, biết được điều gì cũng nói cho y biết cả, và thế là, thời điểm bị "đánh tráo nỏ thần" đã sắp đến gần ...

        Nguyên tướng quân Cao Lỗ, một vị tướng dũng cảm, tài ba và cương trực, từ trước đến nay là phó chỉ huy quan đội, là cánh tay đắc lực, thân cận nhất của An Dương Vương thì vẫn luôn đề cao cảnh giác. Ngay từ đầu, Ngài đã biết quỷ kế của Triệu Đà, kịch liệt phản đối cuộc hôn nhân Nam Việt Âu LaÏc, và khi sự việc đã "lỡ" rồi, tức là Trọng Thủy đã ở lại Loa Thành thì Ngài vẫn theo dõi từng nhất cử nhất động của y. Khi thấy Trọng Thủy có những biểu hiện đáng ngờ, như việc tự do đi lại trong Loa Thành hay vô cớ xuất hiện ở những nơi tháp cao ... thì Ngài đem điều dị nghị của mình nói lại với An Dương Vương, nhưng nhà vua khoát tay bảo rằng, chẳng cần phải đề phòng kỹ càng đến như thế.

        Đến khi thấy mối quan hệ giữa An Dương Vương và Trọng Thủy càng ngày trở nên khắng khít thì Ngài giận dữ, tỏ ý khó chịu ra mặt, và điều này làm phật ý nhà vua. Mối tình cảm thâm giao giữa ho, ngoài mối quan hệ vua tôi, vì thế, cũng đã đến hồi kết thúc.

        Một hôm, ngay giữa triều đình, tướng quân Cao Lỗ đã nói thẳng những suy nghĩ của mình, yêu cầu (tất nhiên là dưới dạng tâu trình) nhà vua không nên để Trọng Thủy được tự do đi lại và lúc nào cũng được cận kề. Nhưng vừa nghe thấy như thế, An Dương Vương đã nổi trận lôi đình. Ngài lớn giọn quát mắng Cao Lỗ là đồ vô lễ dám sàm tấu, rồi sau đó, hạ lệnh cách chức, lột mũ áo, đuổi thẳng về quê.

        Hỡi ôi là số phận của viên tướng tài da dũng cảm, lúc nào cũng môït lòng một dạ trung thành với sơn hà xã tắc! Bị nhục đến như thế thì thử hỏi còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Bởi vậy, ngay lập tức, Ngài rút gươm ra khỏi vỏ, rồi đưa chéo một đường qua cổ và ngã vật xuống ...

        Sau khi Cao Lỗ chết, An Dương Vương cũng có phần hối hận, Ngài không cho Trọng Thủy được cặp kè như trước, nhưng nghi ngờ y thì Ngài vẫn hoàn toàn không. Bởi vậy, nỏ thần, từ trước đến nay do tướng quân Cao Lỗ giữ, thì bây giờ, Ngài trao nó lại cho Mỵ Châu. An Dương Vương chỉ sinh có mỗi Mỵ Châu là phận gái, vậy nhà vua có thể trao vật đó cho ai, ngoài người con gái được nâng niu và thân cận nhất của Ngài?

        Khi biết Mỵ Châu đang nắm trong tay bảo vật quốc gia thì Trọng Thủy đối xử với nàng cũng tận tụy hơn lúc nào hết. Đây chính là thời điểm sau khi y nhận được bức mật thư, rồi tự đấu tranh, hạ quyết tân thực hiện bằng được lời quân vương giao phó.

        Do Mỵ Châu đã thực sự tin tưởng, chẳng mảy may nghi ngờ, nên y cũng chẳng khó khăn gì, khi được nàng cho xem bảo vật. Rồi nàng còn truyền cả cho y cách thức làm nỏ, tra lẫy, cách làm tên và cách bắn. Là con gái một của vua Âu Lạc, vốn xuất thân võ biền, thì việc Mỵ Châu am hiểu và sử dụng thành thạo cung nỏ, cũng là điều hiển nhiên dễ hiểu.

        Vốn là kẻ sáng dạ, khéo tay, nên những ngày Mỵ Châu vắng nhà để đi săn bắn cùng vua cha. Trọng Thủy đã chế tạo xong một chiếc lẫy nỏ giả, giống y như thật. Đoạn, y đem tháo chiếc lẫy thật ra khỏi nỏ, và lắp lẫy giả vào. Sau đó, ngay lập tức, y phá hủy tại chỗ chiếc lẫy thật, rồi xóa hết mọi dấu vết. Công việc xong xuôi, y thở phào nhẹ nhõm. Đến lúc Mỵ Châu đi săn bắn trở về, y ra tận cổng đón, giọng điệu cử chỉ còn ngọt ngào, ân cần hơn cả mọi ngày.

        Chỉ mấy ngày sau, tin tức về công việc hệ trọng nhất mà Trọng Thủy tiến hành ở triều đình Âu lạc xong xuôi, đã về dến tai Triệu Đà. Y vô cùng mừmg rỡ, rồi vội nhẩm tính: Còn gần một năm nữa mới đủ thời hạn ba năm để Trọng Thủy gửi rể trở về.

        Bản thân Triệu Đà trong lòng lúc nào cũng nung nấu ý đồ thôn tính Âu Lạc, nên y muốn Trọng Thủy về nước ngay để tiện việc xuất binh, bởi vậy y nghĩ ra một mưu kế khác, ấy là kế giả ốm ...

        Một hôm, có viên sứ giả Nam Việt đến triều đình Âu Lạc dâng lên tờ biểu: Triệu Đà đang ốm nặng, xin An Dương Vương cho Trọng Thủy về nước gấp để nghe di mệnh. Tờ biểu lời lẽ vô cùng lâm li thống thiết, do viên quan tài giỏi nhất của triều đình Nam Việt thảo ra, ở dưới có chữ ký run rẩy của Triệu Đà và dấu quốc ấn vuông đỏ chót.

        Sau khi đọc xong tờ biểu, An Dương Vương rồi cả triều đình Âu Lạc chẳng một ai tỏ vẻ nghi ngờ. Khi tin ấy được báo tới Trọng Thủy, thấy y thở dài thườn thượt, lại nước mắt dàn dụa, thì mọi người lại càng tin là thực.

        Nhưng sự thực thì hoàn tàn ngược lại. Trọng Thủy biết đây là kế lừa gạt đã được mật báo trước, và mấy hôm nay, trong lòng y lúc nào cũng thấy thấp thỏm không yên. Y biết sự việc này thế nào rồi cũng đến, bởi vậy khi ngồi soát xét lại toàn bôï cuộc tình duyên với nàng công chúa Âu Lạc, thấy nàng mười phân vẹn mười, thì y bắt đầu hối hận. Nàng yêu thương y và y cũng thực sự yêu thương nàng. Bởi vậy, nếu như được quyền lựa chọn thì chắc chắn y sẽ ở lại với nàng, ở lại mãi mãi xứ sở tươi đẹp và giàu lòng hiếu khách này. Càng nghĩ y càng thấy buồn bã, bối rối. Bởi vậy, khi hay tin có sứ giả chính thức đến, thì y cầm lòng chẳng được, nước mắt lã chã tuôn rơi. Y khóc cho cuộc chia ly sắp tới gần ...

        Tuy vậy, là trang nam nhi, lại là người rồi sẽ kế vị ngai vàng, nên Trọng Thủy không thể than khóc như đàn bà, con gái. Y hắng giọng cho thật hết xúc động, lại sửa cả tư thế, trang phục cho thật chững chạc, rồi vào bệ kiến An Dương Vương, xin được về nước để túc trực bên người cha đau yếu ... Lời tấu trình của Trọng Thủy được An Dương Vương và cả triều đình Âu Lạc chấp thuận. Mỵ Châu lúc ấy cũng có mặt. Nàng xin phép vua cha cho được về Nam Việt cùn chồng. Nhà vua đang phân vân thì một vị đại thần đã đứng dậy tham kiến:

        - Tâu bệ hạ. Thần trộm nghĩ theo lẽ thường thì phận nữ nhi là phải theo chồng. Nhưng phong tục của Âu Lạc ta, lấy vợ phải gửi rể đủ ba năm, lúc ấy người vợ mới được theo về nhà chồng. Nhưng nay thời hạn ấy chưa đến, nếu ta cho công chúa về thì bàn dân thiên hạ chắc sẽ nhìn vào, còn đâu là thể thống quấc gia. Vả lại, lúc này chưa biết bệnh tình Nam Việt Vương thế nào. Nếu Ngài qua khỏi thì Trọng Thủy về ít bữa rồi lại sang đây, công chúa đi theo rồi quay về làm gì cho mệt. Còn nếu NamViệt Vương có mệnh hệ nào, Trọng Thủy sẽ được nối ngôi. Lúc ấy đường đường là nhà vua đi đón Hoàng hậu, nghi lễ chắc sẽ đầy đủ hơn nhiều ... Dám mong bệ hạ minh xét.

        An Dương Vương vừa gật gật đầu: Lời tâu ấy quả nhiên hợp ý Ngài: Con gái Ngài đã sắp sửa trở thành Hoàng hâïu! Ngài an ủi Mỵ Châu mấy câu, rồi bảo nàng hãy nán lòng chờ. Đoạn, Ngài sai chuẩn bị xe cộ, hành lý để Trọng Thủy lên đường về nước. Ngài cũng không quên sai chuẩn bị lễvật thật chu đáo để làm quà tặng cho Nam Việt Vương.

        An Dương Vương vừa dứt lời thì Trọng Thủy đã phủ phục đầu xuống đất lạy tạ, đoạn y xin phép về nhà riêng để từ biệt vợ. Lúc chỉ còn hai người, vẻ trang trọng nam nhi của y hoàn toàn biến mất, để thay vào đó là vẻ mặt ủ rủ héo hon. Y sụt sùi khuyên vợ hãy nán lòng chờ, nhưng trong thâm tâm thì y hiểu giờ phút vĩnh biệt đã điểm.

        Y biết chỉ ít bữa nữa chiến tranh nhất định sẽ xảy ra, nhưng y lại muốn sẽ còn gặp được Mỵ Châu vẹn toàn sau cuộc chiến kết thúc. Y mân mê chiếc áo lông ngỗng mà sứ giả, theo mật kế của Triệu Đà, vừa mới mang sang đây. Y hoàn toàn hiểu đây là chiếc áo oan nghiệt, chiếc áo sẽ giúp cho quân Triệu Đà tìm ra dấu vết của An Dương Vương, nhưng lại nói với Mỵ Châu những lời hệt như viên sứ giả đã dặn:

        - Sắp đến mùa đông rét mướt rồi, tôi xin gửi nàng chiếc áo ấm này, nàng hãy vui lòng ở lại. Đường xá xa xôi cách trở nhưng chẳng lúc nào lòng tôi nguôi quên nhớ nàng. Vạn nhất nếu có sự chẳng lành, sau này đi tới đâu, nàng hãy nhớ nhổ từng chiếc lông vứt xuống. Ấy là dấu vết để tôi tìm gặp lại nàng.

        Tuy mưu kế đã được sắp đặt từ trước, nhưng vừa nói nước mắt Trọng Thủy vừa lã chã tuôn rơi. Mỵ Châu vừa khóc cũng vừa ghi nhớ những lời chồng căn dặn, hoàn toàn không mảy may nghi ngờ một điều gì.

        Vừa thấy lính canh vào báo Trọng Thủy đã về đến trước kinh thành, lập tức Triệu Đà hạ lệnh xuất quân tiến đánh Âu Lạc. Lúc Trọng Thủy lên đường cầu hôn cũng là lúc Triệu Đà bắt tay vào việc chuẩn bị xe cộ, thuyền bè, lương thực và tuyển mộ thêm binh lính. Mộng làm bá chủ của một giang sơn rộng lớn không lúc nào khuây, khiến cho y chẳng thể để chậm trễ thêm ,dù chỉ lấy một phút. Mấy hôm nay Triệu Đà hối hả chuẩn bị xuất binh. Y tính rằng việc tiến đánh Âu Lạc ngay lúc này, sẽ có hai điều lợi lớn: An Dương Vương bị bất ngờ và Trọng Thủy đã được an toàn.

        Trong khi ấy, bên phía triều đình Âu Lạc, từ nhà vua dến quan lại và binh lính, chẳng một ai hay biết điều gì. Họa chỉ có tướng quân Cao Lỗ, nhưng lúc ấy Ngài cũng mồ yên mã đẹp rồi.

        Khi quân canh phòng biên giới chạy về cấp báo, thì An Dương Vương và triều đình đang còn mải mê săn bắn. Nhà vua vội vàng thúc ngựa hối hả chạy về Kinh đô , nhưng tất cả đều đã muộn. Tại các vị trí then chốt, đã thấy lố nhố quân Nam Việt, còn phía Âu Lạc, quân tướng vẫn chưa sắn sàng chiến đấu. An Dương Vương hạ lệnh mang nỏ thần ra giữa cửa chính bắn như lần trước, nhưng khi chuẩn bị xong, thì quân Nam Việt đã tới bao vây dày đặc. Một viên tướng trẻ thay Cao Lỗ trước kia, lắp tên và giương nỏ lên bắn, nhưng sau tiếng "Pựt", chỉ thấy có một mũi tên lao đi.

        "Nỏ thần mất linh ứng rồi", bên phía Nam Việt, quân lính vừa hô vừa ồ ạt xông lên, đông như kiến cỏ. Trong tình thế vô cùng khẩn cấp, An Dương Vương đang trên mình ngựa liền tuốt kiếm dẫn các tướng sĩ xông ra, đánh giáp lá cà. Quân Âu Lạc địch không nổi vội vã quay đầu tháo chạy.

        Nhưng tại các vị trí khác, quân Âu Lạc, do không kịp phòng thủ đã bị quân Nam Việt dùng thang trèo lên tường thành, tấn công vào. Nhiều vị trí bị thất thủ. Quân Nam Việt từ nhiều hướng, tràn vào nội thành. An Dương Vương cùng các tướng sĩ vội quay đầu ngựa, trở về cứu ứng, nhưng không kịp. Thế trận đã nghiêng hẳn về phía Nam Việt.

        Tại cửa chính, rồi nhiều cửa khác, quân Nam Việt tiếp tục tràn đến. An Dương Vương cùng các tướng sĩ tả xung hữu đột, nhưng vẫn không cứu vãn nổi tình thế. Nhà vua vội thúc ngựa phi thẳng vào nội cung, lúc ấy Mỵ Châu vẫn còn chưa hết bàng hoàng, đang ngồi ôm chiếc lông ngỗng. Thường ngày, nàng là người con gái vui tươi, linh hoạt, thỉnh thoảng cũng cưỡi ngựa khoát cung tên theo vua cha đi săn bắn, nhưng mấy hôm nay, do nỗi nhớ chồng nên nàng buồn bã, ngồi một mình. An Dương Vương dừng ngựa bảo con gái:"Theo ta", và khi thấy nàng đã ngồi ở đằng sau thì Ngài quay trở ra, múa kiếm xông vào quân địch. Các tướng sĩ, từ nãy vẫn đang chiến đấu, thấy vậy vội vã thúc ngựa lại, rồi cùng ngài hợp sức để phá vòng vây.

        Quả nhiên, không có tên tướng nào bên Nam Việt có thể địch lại lưỡi kiếm của An Dương Vương. Ngài phi ngựa tới đâu là quân giặc phải giãn ra tới đó. Các tướng sĩ theo Ngài cũng chiến đấu vô cùng dũng cảm. Vòng vây bị phá. An Dương Vương cùng các tướng phi ngựa hướng về phía nam.

        Lúc ấy trời bắt đầu tối. Quân Nam Việt hò hét đuổi theo, nhưng được một hồi sau thì mất dấu vết. Theo lệnh Triệu Đà, chúng đốt đuổi rồi đem soi khắp các ngã đường, hễ chỗ nào có lông ngỗng rơi xuống, là chúng lại hò hét chạy tới. Cứ như thế, cuộc rượt đuổi kéo dài đến hết đêm. Ngày hôm sau, rồi những ngày sau cuộc ruợt đuổi vẫn còn tiếp tục. An Dương Vương thấy vậy, bèn hạ lệnh cho các tướng lĩnh tản đi mỗi người mỗi hướng, để đánh lạc hướng quân địch. Nhưng lạ thay, khi chỉ còn lại hai cha con Ngài, thì ngoảnh lại, ở phía xa xa, vẫn thấy quân Nam Việt đang hò hét xông tới. Nghĩ lại phải phóng ngựa chạy tiếp ...

        Lúc ấy, có lẽ đã đến ngày thứ mười, sau nhiều ngày đêm vất vả, đói khát, hai cha con An Dương Vương đã chạy tới ngang dãy núi Mộ Dạ (thuộc Diễn Châu, Nghệ An bây giờ) ở sát bờ biển. Ngay lập tức, Ngài hiểu rẳng địa giới nước Âu Lạc chỉ còn lại mấy bước chân. Ngoảnh lại, nhà vua thấy quân Nam Việt vẫn còn đang truy đuổi. Tự biết mình đã thế cùng lực kiệt, chẳng còn cách nào để khôi phục giang sơn, lại nhớ đến lời dặn của Thần Kim Qui trước kia, Ngài bèn hô to lên ba lần :"Sứ giả Thanh Giang", để chờ hiển ứng.

        Ngay lập tức mặt biển ở trước mắt Ngài bỗng nổi lên những quầng sóng lớn, rồi Thần Kim Quy sừng sững hiện ra. Thần cất tiếng, nói như ra lệnh :

        - Còn chờ gì nữa, quân giặc đang ở ngay sau lưng nhà vua đó!

        An Dương Vương chợt như sực tỉnh. Ngoảnh lại, nhà vua thấy chiếc áo Mỵ Châu vẫn mặc nay đã xác xơ, và một bên tay nàng, vẫn còn giữ lại mấy chiếc lông ngỗng. "Hóa ra con gái cưng chiều rước giặc đuổi theo cha mình là thế này đây ", cơn giận giữ của Ngài bỗng chốc lên đến cực điểm. Ngài quắc mắt, rảy Mỵ Châu xuống chân ngựa, miệng thét lớn "Đồ phản bội", rồi vung kiếm chém ngang thân nàng. Mỵ Châu gục xuống chết ngay tại chỗ, chẳng kịp một lời trăn trối, giãi bày.

        Thần Kim Quy đã chứng kiến tất cả. Thần hiểu rằng An Dương Vương kiêu dũng có thừa, nhưng chưa đủ cơ trí để gánh vác quốc gia. Thần thương cho quân dân Âu Lạc, vất vả biết bao để xây dựng Loa Thành, lại vất vả biết bao để rèn đúc vũ khí, chế tạo, cung nỏ ... vậy mà, rút cục, vẫn còn thiếu một bậc minh quân. Thôi, đành chờ đến cơ hội khác vậy. Nghĩ vậy, thần gật đầu cho An Dương Vương theo mình, rồi quay ra ngoài khơi, rẽ nước thành một đường lớn , để nhà vua phóng ngựa theo sau.

        Trọng Thủy cùng một tốp lính, lần theo dấu lông ngỗng, chạy đuổi theo Mỵ Châu là để cốt được gặp nàng, còn việc bắt An Dương Vương, y hoàn toàn không mong muốn. Cứ mỗi lần tìm thấy dấu vết, Trọng Thủy lại khấp khởi mừng thầm, nhưng cũng mỗi lần như thế, bọn lính lại hò nhau đuổi tiếp để tranh công, mà y không có cách gì ngăn cản được.

        Đến chân núi Mộ Dạ, ở ngay chỗ giáp biển, Trọng Thủy thấy xác nàng Mỵ Châu cùng chiếc áo lông ngỗng xác xơ nằm giữa vũng máu, thì y hiểu rằng niềm hy vọng thế là đã hết. Trọng Thủy vội vã nhảy xuống ngựa, ôm lấy xác nàng, vừa vật vã vừa rống lên những hồi thảm thiết. Bọn lính tần ngần đứng lại, rồi sau khi hiểu rõ, chúng lựa lời an ủi và giúp y khâm liệm cho nàng. Đoạn, tất cả đoàn người ngựa quay đầu, phi nước đại theo hướng bắc, mang theo xác nàng Mỵ Châu bất hạnh.

        Dòng dã chục ngày sau, đoàn người ngựa mới về tới Loa Thành. Khi nhận được tin, Triệu Đà dẫn đoàn tùy tùng ra tận ngoài cổng thành để đón. Sau khi Trọng Thủy tấu trình về việc An Dương Vương mất tích, chỉ còn tìm thấy xác nàng Mỵ Châu, thì Nam Việt Vương trong lòng vô cùng hả hê, nhưng ngoài miệng y lại thốt ra những lời lâm ly, thống thiết. Y lại sai làm lễ an táng thật trọng thể cho Mỵ Châu, mà trong thâm tâm, y coi như một ân nhân, nhưng trên thực tế nàng lại hoàn toàn không phải như vậy.

        Sau lễ an táng Mỵ Châu, Trọng Thủy sống vật vờ như kẻ mất hồn. Y hiểu rất rõ y là một kẻ phản bội.

        Nhớ lại những ngày tháng êm đềm ở triều đình Âu Lạc, được vua cha, mẫu hậu, triều thần sủng ái, y thấy hổ thẹn trong lòng. Đối với họ, y chỉ còn là một kẻ hèn hạ nhuốc nhơ ghê tởm. Nhớ đến nàng Mỵ Châu lộng lẫy, yêu kiều, người con gái hết lòng yêu thương và chung thủy với y đến tâïn giờ phút chót, y lại càng thêm đau xót. Chính y đã đẩy nàng vào cái chết thảm khốc. Lại cũng chính y, vì y, mà khi chết đi, nàng còn phải chịu tiếng là kẻ phản bội lại xứ sở của mình. Càng nghĩ, Trọng Thủy càng cảm thấy cuộc đời y chỉ còn là nhục nhã, chẳng mặt mũi nào để sống trên đời. Đối với y, giờ đây mỗi hiện vật, mỗi kỷ niệm như một lời nguyền rủa. Một lời nguyền rủa nặng nề như trái núi, còn lại đến muôn đời.

        Chiếc ngai vàng mà mai sau y sẽ được kế vị kia, chỉ là chiếc ngai vàng đẫm máu, là hiện thân của sự phản trắc, lừa gạt. Bởi vì đã chẳng có lương tri thanh thản của một con người, thì càng ở trên cao sẽ càng cảm thấy chông chênh nguy hiểm, vì mọi người đều nhìn vào với cặp mắt nghê tởm.

        Càng nghĩ, Trọng Thủy càng chỉ thấy hận thêm Triệu Đà, một người cha thật tàn nhẫn, quỷ quyệt, đã đẩy y vào nông nỗi này. Thành quách, bạc vàng châu báu mà làm chi, khi tình yêu và lương tri đều bị cướp mất? Trọng Thủy âm thầm vật vã suốt mấy ngày trời, không ăn uống, không chuyện trò với ai. Mấy ngày sau, người ta tìm thấy xác y ở một cái giếng trong Loa Thành. Y đã lấy cái chết để rửa nỗi nhục.

        Cuộc đao binh Nam Việt Âu Lạc cuối cùng đã dẫn đến việc Triệu Đà mở đường cho sự cai trị của phương bắc gần suốt một thiên niên kỷ, gây ra biết bao đau khổ cho mọi người ta. Trong thời gian ấy, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, mà cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một sự khởi đầu ...

        Bài học cảnh giác cụ thể sau sự kiện Trọng Thủy đến đất Âu lạc có lẽ là việc tục gởi rể từ đó đã không còn ở cộng đồng của người Việt. Tuy vây, câu chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy lại được hậu thế lưu truyền như một sự cảm thông. Rốt cuộc, họ cũng chỉ là những nạn nhân của một mưu đồ đầy tham tàn, bạo ngược.

        Vì Mỵ Châu vô tình bị chết oan nên máu của nàng, theo nước mưa rồi chảy xuống biển, đã kết thành ngọc ở trong lòng những con trai, do ăn phải. Người ta bắt được những con trai ấy, đem tách lấy ngọc, nhưng màu sắc lấp lánh chưa thấy hiện rõ lên nhiều.

        Nhớ đến cái giếng mà Trọng Thủy tự tử ở Loa Thành, người ta đem múc nước giếng lên để rửa ngọc, thì lạ thay, tất cả sắc màu của ngọc đều rực sáng lấp lánh, như có thêm một vẻ đẹp mới mẻ, diệu kỳ.

        Thế là từ đó trở đi, hễ ai lấy được ngọc trai, lại đem về múc nước ở giếng Loa Thành lên để rửa cho đẹp. Về sau, để cho tiện, người ta múc nước ở giếng Loa Thành cho vào các chai, lọ, rồi đem đến những nơi có ngọc. Những khách phương bắc sang buôn ngọc ở nước ta từ thời Triệu Đà, đã rất thành thạo về việc này, nên đi đến đâu, họ cũng kè kè một lọ nước lấy từ giếng Loa Thành, để rửa và thử ngọc.

        Những chuỗi ngọc trai được chế tác tại phương nam, từ xưa, đã rất làm vừa lòng các hoàng hậu, công chúa và cung tần mỹ nữ của các triều đình phương bắc. Vì vậy, trong các đồ cống nạp của nước ta trước kia, bao giờ cũng có ngọc trai và các hũ nước lấy từ giếng ở Loa Thành. Việc cống nạp nước giếng Loa Thành, mới nghe tưởng chuyện lạ, nhưng hóa ra lại có thật, được ghi cả vào Đại Việt sử ký toàn thư. Mãi đến cuối thời Lê, việc cống nạp ấy mới bị bã bỏ, do công của Nguyễn Công Hãng, một vị chánh sứ tài ba.

        Truyền thuyết Ngọc trai Giếng nước này, hay còn gọi Mỵ Châu - Trọng Thủy, có phần liên quan dến truyền thuyết Loa thành mà chúng tôi đã thử đồng tái hiện, từ trước đến nay dã được nhiều thế hệ nhắc tới, cảm xúc, phẩm bình. Dưới đây, chỉ xin chọn một bài thơ (theo điệu vân thê) của th sĩ Tản Đà (1888 - 1939) mà chúng tôi cho là thể hiện đạt nhất mối thương tâm của mọi người với hai nhân vật Mỵ Châu Trọng Thủy:

        Môt đôi kẻ Viêt người Tần,
        Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương,
        Vuốt rùa chàng đổi máy,
        Lông ngỗng thiếp đưa đường,
        Thề nguyền phu phụ,
        Lòng nhi nữ,
        Việc quân vương,
        Duyên nọ tình kia dở dở dang,
        Nệm gấm, vó câu,
        Trăm năm giọt lệ,
        Ngọc trai giếng nước,
        Nghìn thu khói nhang.

        Chúng tôi cũng băn khoăn tự hỏi: Bây giờ khi dùng ngọc trai liệu có ai còn đem nước giếng Loa Thành để rửa nữa không? Lại nữa, trải qua mấy ngàn năm lịch sử, không biết ngọc trai và giếng nước ấy có còn linh thiêng như xưa nữa không?

        Nhưng cho dù có câu trả lời như thế nào, thì cái còn lại muôn đời vẫn cứ là truyền thuyết về ngọc trai nước giếng, mà mỗi người mỗi thế hệ đều có thể tưởng tượng và tái hiện lại những cách thức riêng của mình.
        Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

        Comment

        • #5

          Người Chồng Chung Thuỷ

          Ngày xưa có một thầy đồ họ Lê, nhà nghèo khó, phải bỏ đi các nơi làm nghề gõ đầu trẻ. Về sau, anh được một phú ông làng nọ đón về "ngồi ở nhà" để cho con khỏi phải đi học xa. Phú ông có một cô con gái chưa chồng. Từ ngày có anh đồ đến ở nhà mình, cô gái đâm ra phải lòng chàng trẻ tuổi. Thấy cô gái thực bụng yêu mình, anh đồ cũng yêu lại một cách thắm thiết. Hai bên từng chỉ non thề biển quyết sống với nhau đến bạc đầu.

          Nhưng khi bố mẹ anh đồ mang trà rượu tới dạm cô gái cho con, thì phú ông nhất quyết không gả. Không những thế, sợ để thầy đồ "ngồi" tại nhà mình lâu ngày sẽ không có lợi nên hết năm đó, lấy cớ là con mình lên học tỉnh với cụ Cử chỗ bà con, phú ông mời thầy dọn đi chỗ khác. Thấy mối tình bị chia rẽ, cô không dám cho một ai biết, chỉ mình tự khóc với mình mà thôi. Xa người yêu, cô sinh ra tương tư, lâu dần sầu não thành bệnh. Mặc dầu thuốc thang chăm sóc cũng nhiều, bệnh cứ nặng thêm, chưa bao lâu nụ hoa mơn mởn đã sớm lìa cành.

          Thương tiếc con gái, vợ chồng phú ông tỏ ý hối hận. Họ bỏ tiền ra làm ma chay rất hậu. Người ta bỏ vào áo quan tất cả những vật kỉ niệm của nàng. Để tưởng nhớ lâu đài, người ta đập tấm gương soi của cô gái ra làm hai mảnh: một bỏ vào áo quan còn một đem đặt trên bàn thờ.

          Lại nói chuyện anh đồ họ Lê, từ khi bị phú ông từ chối và cấm cửa, cũng đau xót không kém gì cô gái. Nhưng vì sinh kế, anh phải bỏ đi dạy học ở một tỉnh xa. Tuy vậy, anh vẫn không quên theo dõi tin tức của người yêu. Khi biết nàng đã sầu não mà chết, lòng anh thương tiếc không lúc nào nguôi. Từ đấy anh quyết định ở vậy cho đến già, khước từ tất cả mọi đám do bà mối manh hoặc tìm giúp.

          Ba năm trôi qua.

          Một hôm vào dịp cuối năm, anh đồ khăn gói trở về quê hương. Đường đi phải qua làng người yêu, nhưng vừa bước chân đến đấy thì trời đã tối. Bỗng trời nổi lên một cơn giông, gió bụi mù mịt. Đang đi đường sắp sửa thấy mưa to, anh đồ lật đật tìm một nơi trú ẩn. Chạy quá mấy lùm cây thì may sao anh nhìn thấy xa xa le lói có ánh đèn. Anh vội băng đồng tìm tới. Khi đứng trước một ngôi nhà nhỏ, anh kêu cửa xin vào trọ. Cửa vừa mở, một cô gái cầm đèn bước ra. Anh hết sức ngạc nhiên vì người ấy chính là người yêu của mình ngày xưa. Anh kêu lên:

          - Ôi! Người hay là ma đây? Nghe người ta đồn là nàng đã chết rồi? Tại sao bây giờ lại ở đây?

          - Thiếp chưa chết đâu. Cô gái tươi cười đáp. Nếu chết rồi thì làm sao còn đứng nói chuyện được với chàng đây. Mấy năm nay thiếp hằng ngày tựa cửa đợi chàng. Hôm nay được gặp lại nhau, thiếp vui mừng biết mấy. Mời chàng vào đi, kẻo mưa.

          - Ở với người cô. Ở đây đôi ta có thể được tự do. Không một ai quấy nhiễu, ngăn cấm chúng mình cả.

          Nghe lời nàng nói, chàng họ Lê có vẻ ngờ vực. Anh rụt rè bước vào. Trong nhà bày biện có vẻ khác với ngôi nhà cũ ngày xưa anh ngồi dạy học, nhưng anh không tiện hỏi. Nhà vắng vẻ chỉ có một bà cô hom hem và nặng tai. Nhưng chỉ trong một chốc, cô gái đã gọi tới năm bảy người có cả đàn ông và đàn bà. Họ vật lợn, giả giò, đồ xôi, gói bánh, khiêng bàn dọn ghế rất tấp nập. Anh hỏi cô gái khi cô ghé lại ngồi bên cạnh:

          - Giết lợn đồ xôi làm gì vậy?

          - Để làm lễ cưới chúng ta đấy! Sao chàng hiểu chậm thế!

          - Không có bố mẹ họ hàng hai bên dự sao?

          - Có chứ. Có cô ruột. Có ông bà nội. Nhưng cũng phải giấu giếm một tí. Nếu có bố mẹ thì chàng chẳng lấy được thiếp đâu. Vả lại còn có xóm làng quanh đây đến chứng kiến cho đôi ta.

          Cô gái thấy anh có vẻ bỡ ngỡ, liền dắt anh vào buồng. Trong buồng bài trí rất đẹp. Cô gái lấy ra tất cả những vật kỉ niệm hồi còn trẻ, trong đó có chiếc lược anh đồ họ Lê tặng mình ngày trước, cho anh xem. Nhìn thấy chiếc lược sừng cũ, anh đồ cảm thấy yên tâm hơn. Anh rụt rè sờ thử vào người cô gái. Thấy nàng vẫn xinh xắn mềm mại như ngày xưa mọi ngờ vực của ông đồ bỗng nhiên tan biến hết.

          Chỉ trong một chốc, cỗ bàn đã bày xong. Khách đến dự khá đông, có cả ông bà nội cô gái, bà cô lúc nãy và nhiều ông già bà lão, khăn áo đều đẹp chỉnh tề. Người ta mời hai anh chị vào trước bàn thờ làm lễ. Mùi hương trầm sực nức. Một ông cụ khấn vái hồi lâu rồi cuối cùng quay ra chúc hai anh chị:"bách niên giai lão". Chàng họ Lê thấy cô gái đứng trước ánh đèn, gò má đỏ lên có vẻ thẹn thò.

          Sau đó họ ngồi vào mâm. Hai vợ chồng được ngồi riêng một mâm ở trong buồng. Cô gái ăn nhỏ nhẹ, nhưng anh đồ bụng đói nên cảm thấy ngon miệng. Phía ngoài, tiếng đũa bát chạm nhau và tiếng trò chuyện râm ran. Cuối cùng cảnh vật lại chìm vào vắng lặng như lúc mới đến.

          Hai người cùng nằm lên giường tỉ tê trò chuyện. Anh đồ chưa bao giờ cảm thấy sung sướng và thoải mái đến như thế. Anh đọc những vần thơ tả sự nhớ nhung sầu muộn từ ngày cách biệt cho vợ nghe. Cô gái hỏi anh:
          - Thế chúng ta đã thành vợ chồng, thỏa lời nguyện ước, chàng có vui sướng không?

          - Có.

          - Chàng đáp: Nhưng giá được phép bố mẹ, thì còn vui sướng gấp bội.

          - Thế ngộ nhỡ có việc gì, liệu chàng có còn thương đến thiếp không?

          - Thương.

          - Thương nhiều hay thương ít?

          - Thương mãi mãi.

          - Thiếp chết rồi, chàng còn thương nữa chăng?

          - Dù thế nào, vẫn thương hết mực.

          Rồi đó, sau cuộc ân ái, anh đồ lăn ra ngủ say.

          Đến sáng mai, khi bừng mắt tỉnh dậy thì không thấy cô gái và nhà cửa đâu cả, chỉ thấy mình nằm trên một ngôi mộ xây rất đẹp. Anh mới biết rằng tối hôm qua, mình đã lạc vào làng ma và được gặp người yêu. Anh chỉ thấy làm lạ, rằng bụng mình vẫn còn no, mũi vẫn còn phảng phất mùi hương trầm.

          Sau những ngày nghỉ ngơi ở quê nhà, anh đồ họ Lê lại trẩy vào mấy tỉnh đường trong để trở lại với công việc dạy học.

          Một năm nữa lại trôi qua một cách chóng vánh. Năm ấy tết đến, vì cơn bệnh dày vò, anh không về được. Khi lành bệnh, anh lại tiếp tục dạy học cho đến tháng năm. Một hôm, anh đồ họ Lê bỗng cảm thấy lòng xao xuyến, nhớ người yêu khôn tả. Hồi tưởng lại cái đêm năm xưa, anh tha thiết muốn gặp lại nàng lần nữa, dù thế nào cũng cam lòng. Anh bèn sửa soạn khăn gói từ giã đám học trò để trở về thăm quê. Qua làng của người yêu, anh không ngờ chân anh tự nhiên đưa anh bước theo lối cũ tới đúng vào cái nơi anh từng dự lễ thành hôn với người mình yêu dấu và lần này cũng đúng vào lúc đêm hôm khuya khoắt như hôm nào. Gọi cửa, anh lại thấy người yêu ra mở. Nhưng trong tay nàng giờ đây còn có một đứa bé chừng bảy tám tháng. Nàng trách chàng:

          - Sao chàng đến muộn thế? Thiếp giận lắm đấy!

          - Con ai thế này? Anh đồ họ Lê hỏi.

          - Con chàng chứ con ai. Này thử nhìn xem, nó giống chàng như đúc.

          Hai người dắt nhau vào dưới ánh đèn. Anh đồ liếc nhìn thấy vợ có phần xinh hơn trước, tuy rằng nước da hơi xanh. Thằng bé trong tay nàng bụ bẫm và có vẻ khôi ngô. Nàng nhìn anh cười:

          Sau này chàng nhớ dạy cho nó học. Nó sẽ làm hơn cả bố đấy!

          Sau khi ăn cơm xong, hai người lại lên giường, nhưng lần này vợ bảo chồng:

          - Hai chúng ta đã kết nghĩa vợ chồng, thật là thỏa tấm lòng mong ước. Nhưng thú thật với chàng: thiếp vốn là người ở cõi âm, còn chàng là người dương thế, không thể sum họp với nhau lâu dài. Nay chúng ta đã có một đứa con. Xin giao lại để chàng đưa nó về nuôi.

          Thấy chồng có vẻ ngần ngại, vợ lấy trong hòm ra một mảnh gương vỡ trao cho và nói:

          - Chàng đừng lo phải vất vả bận bịu về việc nuôi con. Bố mẹ thiếp từ ngày thiếp mất đi đã biết hối hận. Vậy chàng cứ tìm đến nhà bố mẹ thiếp mà ở, thế nào ông cũng không tuyệt tình với cháu ngoại đâu. Chàng đừng lo ngại gì cả. Với lại, chàng giữ mảnh gương này, khi con khóc đưa ra cho nó soi, tự khắc nó nín.

          Tình tự ái ân suốt đêm anh đồ lại ngủ quên. Sáng dậy, cũng như lần trước, mọi cảnh vật lẫn người yêu đều biến mất cả. Nhưng lần này, trên ngôi mộ ngoài anh ra còn có một đứa bé con với mảnh gương soi đã vỡ.

          Nhớ lời dặn của vợ, anh đồ họ Lê bế con tìm vào nhà phú ông. Sợ vợ chồng phú ông không nhận, anh chỉ xin họ cho mình ở nhờ để mở một lớp dạy học trò. Nhưng anh không ngờ vợ chồng phú ông lần này tiếp đãi mình rất tử tế và sốt sắng nhận lời. Lại nhờ có ông giúp đỡ, trường học của anh ngày một đông học trò. Từ đấy, anh đỡ vất vả hơn trước. Đứa con của thầy đồ cũng được gia đình nhà chủ nuôi nấng chăm sóc mà không tính công.

          Nhưng mỗi khi thằng bé khóc nư, thì không một người nào có thể làm cho nó nín được: dỗ dành cũng như dọa nạt đều chỉ phí công. Chỉ có đưa cho bố nó bế thì bao giờ nó cũng nín ngay. Một hôm, phú ông để ý rình xem vì sao thầy đồ lại có cách dỗ con tài tình như vậy. Khi trông thấy mảnh gương vỡ trong tay thầy đồ, phú ông vội kêu lên, ngỡ là thầy đã tự tiện lấy trộm mảng gương vỡ bày trên bàn thờ con gái. Anh chàng họ Lê phải hết sức biện bạch, cho mọi người hiểu rằng đó là vật kỉ niệm của vợ để lại, chẳng phải trộm cắp của ai. Phú ông vào lục tìm ở bàn thờ thì thấy mảnh gương của con mình vẫn còn. Và cả nhà rất lấy làm ngạc nhiên khi đưa cả hai ra so thì vừa như in những đường vỡ của hai bên khớp với nhau một cách lạ lùng. Sự ngạc nhiên càng tăng lên gấp bội khi họ thấy hai mảnh gương bỗng nhiên dính liền với nhau làm một.

          Anh đồ họ Lê đành phải thuật lại sự tình cho vợ chồng phú ông nghe. Từ đấy vợ chồng phú ông nhận anh là rể và nhận con anh làm cháu ngoại. Anh ở vậy nuôi con, không lấy vợ khác. Đứa con anh về sau quả học giỏi, thi đỗ làm quan, đúng như lời mẹ nó báo trước.
          Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

          Comment

          • #6

            Sự Tích Hoa Tuyết

            Khi bà Chúa Tuyết sinh hạ được một cô con gái, bà phải suy nghĩ rất lâu rồi mới quyết định đặt tên con gái là Xnhedinca

            Xnhedinca trắng trẻo, mái tóc cùng trắng, nằm trên chiếc giường trắng, phía dưới là những tấm vải đệm bằng mây trắng. Khi Xnhedinca vừa đến tuổi trưởng thành đã có mấy chàng trai đến cầu hôn. Người đến trước nhất là Mặt Trăng, nhưng Xnhedinca không ưng vì chẳng có cái trán hói nhẵn thín, đêm đêm không chịu ngủ mà cứ lang thang trên bầu trời, còn ban ngày thì lại giấu mặt sau những đám mây. Người thứ hai đến xin cầu hôn là Tia Nắng, nhưng chàng cũng bị Xnhedinca từ chối.

            Chúa Ông giận lắm. Một hôm ông nghiêm khắc nói với con gái:

            - Nếu con không tự kiếm được chồng thì cha mẹ đặt đâu, con phải ngồi đấy.

            Chúa Ông nhắn tin cho Gió, kẻ thống lĩnh cả bầu trời xanh có đến bốn người con trai chưa đứa nào thành gia thất. Gió bè đáp chiếc xe trang hoàng lộng lẫy do những con tuấn mã phi cực nhanh tới ra mắt Chúa Ông. Xnhedinca được gả bán cho đứa con trai cả của Gió - đó là chàng Gió Bắc. Chúa bà lấy làm hạnh phúc chuẩn bị của hồi môn cho con gái, nào là chăn lông chim, gối bông tuyết mềm, những tấm vải trải giường bằng mây trắng, rồi hàng chuỗi hạt cườm vòng cổ bằng tuyết lấp lánh.

            Khi khách mời đến đông đủ, Xnhedinca hiện ra như một nàng công chúa. Bà con họ hàng rất hài lòng được đến dự ngày vui, ai cũng khen hai bạn trẻ thật xứng đôi, phải lứa. Chỉ riêng Xnhedinca là không hài lòng chút nào. Chả là đương lúc yến tiệc, chàng Gió Bắc bỗng hét toáng lên: "Nóng quá! Nóng quá!" khi chàng khẽ chạm vào cặp môi lạnh toát của mình vào cặp môi của nàng.

            - Con không thể yêu chàng được - Xnhedinca thở dài nói. Nàng nói nhỏ đến mức ngoài mẹ nàng ra chẳng ai có thể nghe được tiếng nàng.

            "Không lẽ con gái yêu cảu ta lại là đứa bất hạnh". Trái tim người mẹ bỗng run lên trước một sự tiên đoán đáng sợ.

            Đúng lúc yến tiệc đang rôm rả thì chàng rể lên tiếng bảo em trai Gió Nam chơi một bản nhạc nhảy. Gió Nam đang ngồi ở mép một đám mây bèn rút trong vạt áo ra một ống sáo và bắt đầu thổi. Giai điệu nhẹ nhàng lan toả, cnốn hút Xnhedinca vào cuộc nhảy. Nàng lả lướt, quay người, đập đập gót giày vào nhau phát ra tiếng kêu lanh canh, trong lúc đó, chàng Gió Đông, người em chồng tinh nghịch cứ vỗ tay cười. Chỉ có chàng Gió Tây là mỗi lúc một thêm thất vọng, đau khổ rồi gục đầu vào vai cha thổn thức. Gió Cha kinh ngạc hỏi:

            - Con trai của ta, ngày vui thế này, có sao con lại để rơi luỵ?

            Chàng Gió Tây nức nở:

            - Vì sao cha lại dạm hỏi nàng Xnhedinca cho anh lớn mà không phải là cho con? Vì sao nàng lại không thể là vợ của con?

            Lúc này chàng Gió Nam mới ngước cặp mắt bồ câu của mình nhình Xnhedinca và chàng đã bắt gặp cái ánh nhìn lên của nàng. Tiếng sáo nghe càng du dương hơn khi nó vang lên chỉ để dành cho một mình Xnhedinca thôi, còn Xnhedinca thì nhảy cũng chỉ để cho chàng Gió Nam. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chàng Gió Bắc ác độc và đầy ghen tuông kia bắt được? Bà Chúa Tuyết vô cùng đau khổ.

            - Con gái yêu ơi, hãy biết kiềm chế trái tim mình! - Bà Chúa khẽ van nài khi Xnhedinca quay tròn gần chỗ bà.

            Nhưng một trái tim đang thổn thức vì tình yêu thì kiềm chế làm sao được? Chả lẽ Xnhedinca lại có thể làm được cái điều mà ngay cả những kẻ ngu ngốc lẫn những đấng anh minh đều chịu bó tay sao?

            Có thể vì mải nói chuyện với Chúa Ông nên Gió Bắc không hay biết gì, nếu như Gió Tây không khích bác chàng bằng một tiếng cười ác độc:

            - Xnhedinca của anh sắp nở hoa nhờ những cái nhìn cháy bỏng của thằng út nhà ta đấy.

            Nghe nói vậy, Gió Bắc đấm mạnh xuống bàn, hét lên vì tức giận, mắng Gió Nam:

            - Hãy cất ngay ống sao đi, nếu không ta sẽ đập vỡ đấy!

            Tiếng sao chỉ còn lí nhí như tiếng chim rồi câm bặt. Xnhedinca lúng túng liếc nhìn cặp mắt bồ câu của Gió Nam như muốn dò hỏi: phải chăng đó chỉ là tình yêu thoáng chốc của chàng. Nàng nhớ lại cái giây phút Gió Bắc đứng phắt dậy và gầm lên:

            - Xnhedinca, em đừng quên rằng em là của anh, còn mi, thằng em kia, đừng quên rằng này không hề là của mi! Và bây giờ, Xnhedinca, em hãy nhảy để anh đệm sáo!

            Gió Bắc cho các ngón tay vào mồm và huýt the thé khiến mọi người ai nấy có cảm giác bị kiến bò sau lưng.

            - Nhảy đi! Nhảy đi! - chàng hét Xnhedinca.

            Còn nàng thì đang đắm đuối trước đôi tay giơ ra chào mời của chàng Gió Nam. Nàng toan quay đi song đôi chân nàng bị băng cứng lại rồi, và chúng đã cưỡng lại ý nàng.

            - Hãy nhảy đi! Nàng hãy nhảy vì ta! - Gió bắc hét to đến nỗi làm chuyển cả những cột nhà bằng

            tuyết, nhưng Xnhedinca vẫn không hề động lòng.

            - A ha! - Gió Bắc cuồng lên, chàng rút cái roi ở thắt lưng ra đoạn vung lên. - Này, chú em Gió Nam của ta, giờ thì ta không còn thương tiếc mảnh vườn táo khu vườn hồng nhà mi nữa nghe. Nội đêm nay ta sẽ tàn phá hết những khu vườn đó bằng chính hơi thở của ta; sáng mai, mi sẽ được bước lên những cành khô khốc và chỉ biết rơi những giọt lệ cay đắng mà thôi.

            Tình yêu đã mách bảo Xnhedinca cách cứu lấy mạng sống của người tình. Khi Gió Bắc chưa kịp gom không khí vào lồng ngực thì Xnhedinca đã thấy gương mặt của Gió Nam đen xạm đi; nàng lập tức tháo tung những chăn gối lông chim của mình ra, và thế là chỉ trong nháy mắt, những khu vườn của Gió Nam đã được phủ một lớp thảm như tuyết trắng. Những bông hồng và những trái táo không còn biết sợ hơi thở của gió lạnh nữa.

            Gió Bắc thất vọng, tính chuyện trả thù Xnhedinca. Chàng dùng roi quất nàng túi bụi, song nàng đã khôn khéo tránh được. Gió Bắc bèn ném roi đi và lao về phía Xnhedinca.

            - Thế là đám cưới đã tàn! - chàng Gió Bắc gầm lên - Ta sẽ đưa nàng về nhà và giấu nàng vào căn hầm tối tăm nhất. Hãy để cho chuột, bọ gặm nhấm thân xác nàng, hỡi người vợ bướng bỉnh của ta.

            Đến đây, tìn yêu lại mách bảo Gió Nam cách cứu lấy trái tim, mà đối với nàng là quý giá hơn tất cả mọi thứ trên đời. Cắp nàng vào ngực, Gió Nam biết giấu Xnhedinca đi đâu bây giờ? Chàng đành phải đặt nàng dưới gốc cây hoa hồng và dặn nàng hãy chờ đợi chàng quay lại sau khi chàng chiến thắng người anh trong trận đấu cực kỳ khó khăn này.

            - Trước hết hãy hôn em đa, hỡi người tình duy nhất của đời em, em sẽ chờ đợi chàng, cho dù suốt cả cuộc đời.

            Gió Nam ôm hôn Xnhedinca một cách êm ái và hôn thật lâu cho đến khi người nàng tan ra trong vòng tay ôm của chàng, cho đến khi nàng chỉ còn là những giọt sương rơi xuống đất và tan biến đi.

            - Nàng ở đâu? Nàng trốn đâu rồi? - Gió bắc lao vào người em trai - Ta vừa trông thấy mi ôm hôn nàng như thế nào kia mà.

            - Ôi anh trai của em, hà cớ gì ta cứ thù hằn nhau mãi, - Gió Nam buồn rầu đáp - Bây giờ nàng nằm ở kia kìa, như thể giọt sương, như giọt nước mắt đã tan biến vào đất.

            - Ta không tin nàng và cả mi nữa - Gió Bắc nói, nghiến răng trèo trẹo - Để nàng không bao giờ còn đứng dậy được, ta sẽ dùng băng giá đè nàng xuống.

            Gió Nam lúc nào cũng cứ quẩn quanh bên khu vườn hồng và vườn táo của mình. Cứ vào quãng cuối Đông hoặc đầu Xuân, Xnhedinca lại thấy có chàng ở bên cạnh, nàng dùng hơi thở sưởi ấm lớp băng bề mặt rồi ngước lên nhìn sâu vào cặp mắt bồ câu của người tình.
            Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

            Comment

            • #7

              Mưa Sao Băng

              Chuyện kể rằng: ngày xửa ngày xưa, có 1 đôi nam nữ yêu nhau say đắm. Cô gái Hath rất xinh đẹp, thông minh & giàu có. Chàng trai Gimi nghèo khó, chẳng có gì ngoài tình yêu chân thành…

              Để làm đẹp mình hơn trong mắt người yêu, một hôm Hath quyết định vào tiệm duỗi tóc. Khi trở về, Hath xinh đẹp và lộng lẫy gấp ngàn lần hơn. Mọi người đều trầm trồ khen ngợi nàng là người đẹp nhất thế gian. Lời đồn đến tai thần Venus. Nữ thần sắc đẹp rất tức giận vì Hath xinh đẹp hơn mình, nên bắt Hath phải chết.

              Và rồi nàng Hath chết, song sắc đẹp của nàng vẫn không tàn phai. Chàng Gimi đặt nàng nằm trong 1 chiếc quan tài bằng pha lê, và chàng quyết tâm đi đến cùng trời cuối đất tìm cách cứu nàng. Chàng đi ròng rã ngày này sang tháng khác, vượt qua bao nhiêu khó khăn, đi qua bao miền đất, giúp đỡ biết bao người dọc đường đi. Đến nơi chân trời xa kia, chàng gặp được vị thần Eros. Thần tình yêu cảm động trước chàng, thần chỉ tay lên bầu trời và dặn rằng:”Ở trong dãy thiên hà xa xôi kia, có 1 chùm sao gồm 7 ngôi sao băng. Con hãy đến đó, và hái cho được 1 ngôi sao băng sáng nhất. Vào ngày cuối cùng của tháng 7, con hãy ném ngôi sao ấy xuống trái đất, người con yêu sẽ tỉnh dậy. Nhưng sau đó, con sẽ phải biến thành 1 ngôi sao để thế chỗ cho ngôi sao băng đó, rồi suốt đời con sẽ chỉ là 1 ngôi sao. Con có chịu không?”

              Những ai được chết vì yêu là đang sống trong tình yêu, ta không quan tâm chuyện gì xảy ra, chỉ cần nàng được sống, chàng nghĩ. Và chàng tiếp tục lên đường. Chàng đã hái ngôi sao băng sáng nhất, chàng đã chờ đợi ngày ngày để ném nó xuống trái đất. Một ngày dài như một năm khi chờ đợi, chàng không thể chờ thêm được nữa. Chàng đã ném nó xuống trái đất trước 1 ngày. Đêm 30-7 năm đó, khi ngôi sao băng sáng nhất được ném xuống trái đất, gặp lực ma sát cực lớn của bầu khí quyển, nó đã vỡ tung ra thành hàng trăm mảnh nhỏ, làm sáng rực cả một vùng trời. Sau này, người ta gọi đó là mưa sao băng.

              Ở nơi đó, trong chiếc quan tài pha lê tuyệt đẹp, nàng Hath vẫn nằm im, xinh đẹp. Mái tóc nàng mượt mà như suối nước, những ngón tay nàng nhỏ nhắn, mềm mại đến diệu kỳ. Cơ thể nàng vẫn lạnh ngắt. Chỉ 2 dòng nước mắt nóng chảy trên gò má nàng, chảy mãi, chảy mãi. Chàng Gimi giờ trở thành 1 ngồi sao. Vì quá thương nhớ nàng Hath mà chàng không thể thắp sáng nổi chính mình. Chàng dần mờ nhạt nhất trong cả chùm sao, mà sau này người ta gọi là chòm sao tình yêu.

              Ngày nay, mỗi khi gặp mưa sao băng, chúng ta thường mơ ước 1 điều gì đó. Đặc biệt, nếu gặp được mưa sao băng trong đêm 30-7, những người yêu nhau luôn mơ ước mãi mãi không chia lìa. Sau này, khi sắp xếp lại bảng chữ cái, chữ cái đầu tiên của tên 2 người được đặt kề cạnh nhau, theo thứ tự chàng đi trước, nàng theo sau. Mong muốn 1 tình yêu bền lâu, những người yêu nhau cũng thường tặng nhau những chiếc nhẫn in hình 6 ngôi sao băng & 1 ngôi sao cô đơn mờ nhạt
              Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

              Comment

              • #8

                NHỮNG VÌ SAO

                NHỮNG VÌ SAO

                Trong thời gian tôi chăn cừu trên miền núi Luberon (2), có khi suốt mấy tuần lễ liên tiếp tôi không trông thấy một bóng người, chỉ một mình tôi thui thủi trên cánh đồng cỏ với con chó Labri và đàn cừu của tôi. Thỉnh thoảng có vị tu sĩ sống ẩn dật ở núi Ure đi ngang qua đây để tìm kiếm dược thảo hoặc là tôi trông thấy bộ mặt lọ lem dính đầy bụi than của người thợ phu mỏ xứ Piémont, nhưng họ là những người chất phác, khuôn mặt lầm lì vì quen sống lâu ngày trong cảnh cô đơn, không còn hứng thú trò chuyện và chẳng biết gì về những chuyện trong làng ngoài tỉnh mà người ta đang bàn tán ở dưới đó. Vì thế, cứ khoảng mười lăm ngày, khi tôi nghe tiếng lục lạc từ con đường mòn dưới núi đi lên của con la ở nông trại mang lương thực nửa tháng cho tôi, rồi tôi thấy xuất hiện dần dần trên sườn dốc bộ mặt tươi vui của thằng bé miarro (thằng nhỏ giúp việc ở trại) hay chiếc khăn trùm màu hung đỏ của thím già Norade, là tôi cảm thấy trong lòng thật sung sướng vô cùng. Tôi yêu cầu họ kể cho nghe những chuyện xảy ra ở dưới đồng bằng, những buổi lễ rửa tội, những đám cưới hỏi... Nhưng điều mà tôi chú ý và thích nghe hơn cả là biết tin tức về cô con gái cưng của ông bà chủ trại, vị tiểu thư Stéphanette, thiếu nữ xinh đẹp nhất trong toàn vùng. Cố làm ra vẻ như không mấy quan tâm, tôi hỏi thăm xem nàng có hay đi dự nhiều dạ tiệc không, có nhiều chàng trai ngấp nghé tán tỉnh không. Và nếu có ai hỏi tôi muốn biết những chuyện ấy có ích lợi gì cho cái thân phận nghèo hèn của một tên chăn cừu miền núi như tôi, thì tôi sẽ trả lời rằng tôi đang tuổi hai mươi và đối với tôi nàng Stéphanette là người thiếu nữ đẹp nhất trần gian.

                Thế rồi, một hôm chủ nhật nọ, tôi cũng chờ đợi chuyến tiếp tế lương thực cho nửa tháng, nhưng sao lần này nó tới muộn quá. Từ buổi sáng, tôi nghĩ bụng : “Có lẽ vì lễ lớn ở nhà thờ đây thôi.” Rồi đến trưa, một trận mưa giông lớn đổ xuống, tôi lại cho rằng vì đường trơn ướt lầy lội, con la chưa thể lên đường được. Mãi cho đến khoảng ba giờ chiều, trời quang mây tạnh, sườn núi lấp lánh nước mưa và ánh sáng mặt trời, tôi bỗng nghe được giữa tiếng nước nhỏ giọt róc rách trên cành lá và tiếng suối reo do nước lũ dâng trào, tiếng lục lạc leng keng của con la, nghe thật là vui tươi rộn ràng chẳng khác gì tiếng chuông nhà thờ đổ hồi trong ngày lễ Phục sinh cả. Nhưng không phải thằng nhỏ ở nông trại, cũng chẳng phải thím già Norade ngồi trên lưng lừa như mọi khi. Mà là... xin bạn thử đoán xem ai ? Chính là vị tiểu thư trại nhà, bạn ạ ! Đúng vậy, vị tiểu thư Stéphanette đích thân đến. Nàng ngồi ngay ngắn trên mình la giữa những chiếc giỏ mây, đôi má ửng hồng vì khí trời của núi và làn gió mát sau trận mưa giông vừa qua.

                Thằng nhỏ bị bệnh, còn thím già Norade thì xin nghỉ phép về thăm con. Nàng Stéphanette xinh đẹp vừa từ trên mình la tụt xuống vừa nói cho tôi biết như vậy. Nàng còn nói thêm vì lạc đường cho nên đã đến trễ. Nhưng trông nàng ăn mặc đẹp đẽ như thế kia, trên đầu kết băng hoa và vận chiếc váy lộng lẫy có thêu đăng ten, tôi thấy cô nàng có vẻ như đã nấn ná ham vui trong một cuộc khiêu vũ nào đó hơn là đã dò dẫm tìm đường trong các bụi rậm. Ôi, người đâu mà xinh đẹp lạ thường ! Tôi say đắm nhìn nàng mà không muốn rời mắt. Thật tình mà nói tôi chưa bao giờ có dịp được nhìn ngắm nàng ở gần như thế. Về mùa đông, sau khi đã lùa đàn cừu xuống đồng bằng, tôi về nông trại để dùng cơm tối, thỉnh thoảng tôi thấy nàng đi thoăn thoắt ngang qua phòng ăn của chúng tôi, nhưng chẳng mấy khi nàng nói chuyện với kẻ ăn người ở, luôn luôn trang điểm đẹp đẽ và có vẻ hơi kiêu kỳ một chút... Thế mà bây giờ tôi lại diễm phúc có nàng đứng ngay trước mặt tôi, và chỉ có mình tôi thôi, như vậy thì bảo làm sao tôi không bối rối cho được ?

                Sau khi lấy hết lương thực từ trong các giỏ ra, cô nàng bắt đầu tò mò đưa mắt nhìn chung quanh. Nàng vén nhẹ chiếc váy đẹp cho khỏi lấm, bước vào phía bên trong lán, muốn xem chỗ tôi ngủ, chiếc ổ rơm với tấm áo da cừu, cái áo choàng rộng treo trên vách, chiếc gậy, cây súng đá... Tất cả những thứ ấy có vẻ làm cho nàng ngạc nhiên thích thú.

                - Thì ra anh ngủ ở đây à, anh mục đồng tội nghiệp của tôi ! Sống một mình như thế này thì chắc là buồn lắm nhỉ ? Hàng ngày anh làm gì ? Anh nghĩ gì ?

                Tôi rất muốn trả lời : “Nghĩ đến cô, cô chủ ạ.” Phải nói như thế mới trung thực với lòng mình, nhưng vì bối rối quá nên tôi không nghĩ ra được một lời nói nào. Tôi tin chắc rằng nàng cũng nhận thấy sự bối rối của tôi, nhưng cô nàng tinh nghịch lại lấy đó làm thích thú và cố tình trêu chọc để làm cho tôi càng thêm bối rối :

                - Mục đồng ơi, thế cô bạn gái thân thiết của anh có thỉnh thoảng lên đây thăm anh không ? Cô ấy chắc hẳn là con dê cái có bộ lông vàng hay nàng tiên Estérelle chỉ quen nhảy nhót trên các đỉnh núi thôi nhỉ ?

                Trong lúc nói chuyện với tôi, chính cô nàng mới có dáng điệu giống như nàng tiên Estérelle, với nụ cười duyên dáng, đầu hơi ngả ra đàng sau và vẻ vội vàng muốn ra về, làm cho cuộc thăm viếng ngắn ngủi của nàng không khác nào một sự xuất hiện bất ngờ.

                - Thôi, chào tạm biệt mục đồng nhé.

                - Xin chào tạm biệt cô chủ.

                Thế là nàng đi mất, mang theo những chiếc giỏ không.

                Khi nàng đã khuất dạng sau con đường dốc nhỏ, tôi tưởng chừng như những viên sỏi lăn lóc dưới móng chân la đang rơi từng viên một vào lòng tôi. Tôi còn nghe thấy trong lòng tiếng sỏi rơi như thế mãi cho đến lúc chiều tàn, không dám cử động, chỉ sợ làm tan vỡ giấc mơ đẹp của tôi. Chiều tối xuống dần, khi thung lũng bắt đầu ngả màu xanh lam và đàn súc vật kêu be be chen lấn nhau về chuồng, tôi bỗng nghe thấy tiếng ai gọi tôi từ phía dưới sườn núi, rồi tôi thấy vị tiểu thư của chúng ta xuất hiện, nhưng không còn vui tươi như lúc ban chiều mà run lập cập vì ướt, lạnh và sợ hãi. Có vẻ như là, khi xuống phía lưng chừng sườn núi, nàng đã gặp con suối Sorgue bị nước lũ tràn ngập sau trận mưa giông, và vì nàng muốn lội qua cho bằng được nên suýt bị chết đuối. Nghiệt một nỗi, đêm hôm tối tăm, vào giờ này không mong gì về nông trại được nữa, vì đi đường tắt thì nàng không thể một mình tìm ra lối về, còn tôi thì không thể bỏ đàn cừu mà đi được. Ý nghĩ phải ngủ lại qua đêm trên núi làm nàng rất băn khoăn, nét lo âu hiện rõ vì sợ ở nhà bố mẹ lo lắng. Tôi cố lựa lời để nói cho nàng yên tâm :

                - Trời tháng bảy, đêm ngắn thôi, cô chủ à... Không sao đâu, cô nên chịu khó một chút cho qua đêm thôi.

                Tôi vội vàng nhóm một ngọn lửa lớn để nàng hơ chân và hong khô bộ áo bị ướt sũng khi lội qua suối. Rồi tôi mang sữa tươi và pho mát đến cho nàng, nhưng cô bé đáng thương chẳng thiết gì đến chuyện sưởi ấm hay ăn uống gì cả. Nhìn thấy nàng nước mắt lưng tròng, tôi cũng muốn khóc theo với nàng.

                Rồi màn đêm cũng xuống hẳn. Chỉ còn một chút ít vầng dương còn vương lại trên đỉnh núi cao và một làn hơi ánh sáng mong manh ở phía mặt trời lặn. Tôi muốn để nữ chủ nhân của tôi vào nằm nghỉ bên trong lán. Sau khi trải một tấm da cừu đẹp và mới tinh xuống lớp ổ rơm mới, tôi chúc nàng ngủ ngon, rồi bước ra ngồi ngoài hiên cửa... Xin có trời chứng giám cho tôi, mặc dầu ngọn lửa tình hừng hực bốc cháy trong lòng nhưng tôi không hề có một ý tưởng xấu xa nào, trong lòng tự cảm thấy rất hãnh diện khi nghĩ đến ở góc lán bên kia, ngay cạnh đàn cừu đang tò mò nhìn nàng ngủ, có cô con gái của ông bà chủ tôi – như một con cừu non quý báu nhất và trắng ngần nhất – đang nằm ngủ và được giao phó cho tôi canh gác. Chưa bao giờ tôi được nhìn ngắm bầu trời sâu thăm thẳm và các vì tinh tú rực sáng lấp lánh như đêm nay...

                Bỗng tấm chấn song xịch mở và nàng Stéphanette xinh đẹp xuất hiện bước ra. Nàng không tài nào ngủ được vì đàn cừu cựa quậy khiến rơm rạ kêu sột soạt hoặc là chúng kêu be be trong lúc đang ngủ mê. Nàng thích ra ngồi cạnh đống lửa hơn. Thấy vậy, tôi liền khoác tấm da cừu của tôi lên vai nàng, khêu to ngọn lửa, rồi hai chúng tôi ngồi bên cạnh nhau, im lặng không nói năng gì.

                Nếu bạn đã từng ngủ qua đêm ngoài trời dưới trăng sao, chắc bạn cũng thừa biết rằng trong khi chúng ta ngủ thì cả một thế giới huyền bí đang bừng sống dậy trong thanh vắng và tĩnh mịch. Lúc ấy tiếng suối reo nghe như rõ hơn, những ao hồ thấy có những đốm lửa li ti nhen nhúm lên. Những thần linh của núi rừng đi lại tự do, và trong không gian có những tiếng sột soạt, những tiếng động rất khẻ, tưởng chừng như ta có thể nghe được một cành cây đang chuyển mình vươn dài ra và cỏ cây đang mọc thêm ra. Ban ngày là đời sống của các sinh vật, còn ban đêm là đời sống của các thực vật và sự vật. Nếu chưa quen với những tiếng động ban đêm, có khi làm cho ta sợ hãi... Thế nên vị tiểu thư của chúng ta, cứ mỗi lần nghe thấy một tiếng động dù là rất nhỏ, nàng cũng đã run sợ và lại nép sát vào người tôi. Có một lần, từ phía mặt ao hồ lấp lánh dưới kia, bỗng vọng lên một tiếng hú kéo dài não nuột, ngân vang uốn lượn về phía chúng tôi. Cũng vừa lúc đó một ngôi sao băng rực sáng xẹt qua trên đầu chúng tôi và bay về cùng một hướng, tựa như là tiếng than van mà chúng tôi vừa nghe thấy kia đã mang theo một luồng ánh sáng vậy.

                - Cái gì thế ? nàng Stéphanette khe khẽ hỏi tôi.

                - Thưa cô, đó là một linh hồn vừa được lên thiên đàng. Nói xong tôi làm dấu thánh giá.

                Nàng cũng làm dấu như tôi và ngửa cổ nhìn lên trời như thế một hồi lâu, vẻ mặt trầm ngâm. Rồi nàng quay lại hỏi tôi :

                - Này mục đồng, có phải các anh đều là phù thủy cả không ?

                - Thưa cô, không phải đâu ạ ! Nhưng vì ở đây chúng tôi sống gần trăng sao hơn những người dưới đồng bằng nên biết rõ hơn những sự việc xảy ra ở trên trời.

                Nàng vẫn đưa mắt ngước lên nhìn bầu trời, đầu dựa vào lòng bàn tay, vai khoác tấm da cừu, trông cô nàng giống như một mục đồng của nhà trời vậy.

                - Ồ, nhiều sao quá ! Thật là tuyệt vời ! Chưa bao giờ tôi thấy nhiều sao như thế này. Mục đồng ơi, thế anh có biết tên của những vì sao không ?

                (Saturne, Thổ Tinh) và cứ bảy năm một lần lại kết hôn với chàng., nàng Maguelonne xinh đẹp chạy theo chàng (Étoile du Berger), nó soi đường cho chúng tôi lùa đàn súc vật ra bãi lúc bình minh và xua chúng về chuồng lúc hoàng hôn. Chúng tôi còn gọi ngôi sao ấy là ... Nhưng cô chủ ạ, ngôi sao đẹp nhất trong tất cả những vì sao lại là ngôi sao của chúng tôi, đó là sao là vì lười biếng ngủ quên nên bị bỏ lại đằng sau. Anh ta bực mình liền quăng ngay chiếc gậy để cản đường họ. Bởi thế nên người ta còn gọi chòm sao đi tắt đường phía dưới nên đuổi kịp, riêng anh chàng (la Poussinière, la Pléiade) (7) được mời đến dự lễ cưới của một ngôi sao bạn. Theo lời người ta kể, sao Rua vội vã đi trước, theo con đường ở phía trên. Cô nhìn xem kìa, ngôi sao ấy ở chỗ cao tít tận cuối trời kia. và sao cùng (6) sáng ngời, ngọn đuốc của các vì tinh tú (Sirius). Về ngôi sao đó, mục đồng chúng tôi thường kể chuyện như sau : vào một đêm nọ, (Orion, sao Sâm). Đó là chiếc đồng hồ của mục đồng chúng tôi để biết được giờ giấc. Chỉ cần nhìn chúng là tôi biết bây giờ đã quá nửa đêm rồi. Phía dưới một chút nữa, vẫn theo hướng Nam, là ngôi sao (le Râteau), còn gọi là (le Charretier). Cô có thấy chung quanh có một chùm sao rơi rụng như mưa sa không ? Đấy là những linh hồn mà Thượng Đế không muốn chúng ở cạnh Ngài... Rồi ở phía dưới một chút là sao (les Trois Bêtes) kéo xe, và ngôi sao nhỏ nhất ở ngay sát ngôi sao thứ ba là (la Grande Ourse, sao Bắc Đẩu) với bốn trục xe sáng ngời. Ba ngôi sao đi phía trước là (la Voie lactée, dải Ngân Hà) (3). Nó chạy thẳng một mạch từ nước Pháp sang nước Tây Ban Nha, do chính thánh Jacques de Galice (4) đã vạch ra để chỉ đường cho Charlemagne dũng cảm tiến quân đánh giặc Sarrasins (5). Xa hơn chút nữa là - Biết chứ ạ, thưa cô chủ. Đây này, ngay trên đầu chúng ta, kìa là

                - Thế vậy hả ? Lại có chuyện các vì sao cưới hỏi nhau nữa cơ à ?

                - Có chứ ạ, thưa cô chủ.

                Và trong khi tôi đang cố giải thích cho nàng thế nào là những hôn lễ của các vì sao, thì tôi cảm thấy như có vật gì tươi mát và mịn màng đè nhẹ lên vai tôi. Thì ra đầu nàng, nặng trĩu vì buồn ngủ, đã tựa vào vai tôi với tiếng sột soạt êm ái của những dải đăng ten và mái tóc gợn sóng của nàng. Nàng ngồi yên không nhúc nhích, đầu tựa vào vai tôi như thế cho đến khi những vì sao bắt đầu lu mờ dần và nhoà đi trong những tia sáng đầu tiên của buổi ban mai. Còn tôi, tôi nhìn nàng ngủ, trong đáy lòng hơi xao xuyến một chút, nhưng vẫn giữ được sự thanh khiết của tâm hồn vì đêm sao sáng như thế kia bao giờ cũng đem lại cho tôi những ý nghĩ cao đẹp. Chung quanh chúng tôi, ngàn sao vẫn tiếp tục cuộc hành trình thầm lặng, ngoan ngoãn như một đàn cừu vĩ đại, và đôi lúc tôi có cảm tưởng như một trong những ngôi sao kia, ngôi sao thanh tú nhất, sáng ngời nhất, vì lạc mất đường đã đến tựa đầu vào vai tôi và ngủ giấc yên lành...

                Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

                Comment

                Working...
                X
                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom