• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Chuyện bà Từ Dũ dạy vua Tự Đức.

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Chuyện bà Từ Dũ dạy vua Tự Đức.

    Chuyện bà Từ Dũ dạy vua Tự Đức

    Sinh thời, thái hậu Từ Dũ nổi tiếng là người đoan chính, nhã nhặn, đức độ. Bà vừa là mẹ, vừa là người nuôi nấng, dạy bảo cho vua Tự Đức trong suốt cuộc đời.

    Hoàng thái hậu Từ Dũ (Tự Dụ) tên thật là Phạm Thị Hằng (1810-1902), sinh tại làng Gò Công, huyện Tân Hòa, tỉnh Gia Định. Ngay từ thuở nhỏ, thái hậu Từ Dũ đã nổi tiếng thông minh, xinh đẹp, hiền hậu.

    Năm 14 tuổi, bà được cho vào cung hầu Hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Miên Tông (tức vua Thiệu Trị). Khi vua Thiệu Trị mất (1847), con bà là Hồng Nhậm được chọn nối nghiệp, tức vua Tự Đức.

    Theo sách Chín đời chúa, mười ba đời vua Nguyễn, tuy chủ trương không xen vào việc triều chính, bà Từ Dũ vẫn luôn ở bên con để bảo ban, khuyên nhủ đạo lý làm vua.
    Tượng đài hoàng thái hậu Từ Dũ tại Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM. Ảnh: Bảo tàng lịch sử TP.HCM.
    Bà thường nhắc nhở vua Tự Đức phải cân nhắc, soi xét thật kỹ càng, khi bổ dụng các quan lại “phải dùng những ông quan thanh liêm, có lòng nhân nghĩa để lương dân bớt khổ”.

    Truyện kể rằng một hôm rảnh việc nước, vua đi săn tại rừng Thuận Trực, gặp phải khi nước lụt không về được, trong khi chỉ còn hai ngày nữa có kị vua Thiệu Trị. Thấy vua chưa về, Đức Từ Dũ nóng ruột, phải sai quan đại thần Nguyễn Tri Phương đi rước.

    Biết làm thái hậu lo lắng nên sau khi về đến cung lúc nửa đêm, nhà vua vội vàng lên kiệu trần đi thẳng sang cung, lạy xin chịu tội. Đức Từ Dũ ngồi xoay mặt vào màn, chẳng nói chẳng rằng.

    Vua Tự Đức bèn lấy một cây roi mây, dâng lên để trên ghế trát kỷ rồi ngài nằm xuống xin chịu đòn. Cách một hồi lâu, Đức Từ Dũ xoay mặt ra lấy tay hất cái roi mà ban rằng: “Thôi, tha cho! Đi chơi để cho quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta, rồi sớm mai đi hầu kị”.

    Sau khi rời cung Gia Thọ, ngay trong đêm ấy, vua đã thức rất khuya tại điện Cần Thành để thực hiện những điều mẹ dạy.

    Đối với sở thích săn bắn của vua Tự Đức, bà nhắc nhở rằng “Vật cũng như người, bắn chết con trống thời (thì) con mái thương nhớ, bắn con thời con mẹ thảm buồn, rứa thời bắn mà làm chi? Muốn tập bắn thời bắn súng điểu thương cho quen, bắn bia hay hơn. Tự hậu phải bớt bớt đi, chẳng nên sát hại sanh vật”.

    Trong cuộc sống hàng ngày, bà rất tiết kiệm tiêu dùng và nghiêm khắc đối với sự lãng phí, xa hoa, thẳng thắn phê phán tệ tham ô chức quyền trong triều chính và các địa phương.

    Có lần, nhân lễ ngũ tuần, vua Tự Đức cùng đình thần dâng sớ xin tổ chức lễ lạt, bà dụ rằng: “Ta đã được thiên hạ phụng sự, nên lo những việc thiên hạ đương lo. Năm nay chưa đặng mùa, nhân dân đều chưa được vui sướng, chính lúc hoàng đế phải chăm lo, lòng ta nào nỡ thản nhiên.

    Vả lại tính ta vốn kiệm ước chẳng chuộng phù hoa, không ngờ ngày nay hưởng được tôn vinh, ta thường e sợ, tu tỉnh chẳng rồi, huống chi còn gia thêm cho hư danh để ta còn nặng cái lỗi thất đức hay sao?

    Vậy thì sớ thỉnh ấy nên bãi đi, chỉ nguyện chư công và quần thần lo giúp chính trị, giáo dục thế nào cho ta được thấy thanh trị thái bình, thì không chi vui bằng”.
    Chân dung vua Tự Đức.
    Có lần, vua Tự Đức đến cung Gia Thọ để thỉnh an mẹ, thấy cái đãy đựng kính đeo mắt đã cũ mềm, nhiều chỗ đã bị sứt chỉ, vua Tự Đức đề nghị xin cho đổi cái khác.

    Bà nói: "Kiếng thủy tinh ấy đeo vào chỉ mát con mắt trong chốc lát thôi chớ chẳng hiệu nghiệm chi hơn. Nếu đổi cái đãy mới thì lâu rồi nó cũng sẽ cũ như rứa. Chi bằng cứ để nó mà dùng có tiện hơn không".

    Hàng ngày, khi cung nhân dâng đèn sáp để thắp sáng cung Gia Thọ, bà thường dạy cất bớt đi. Mỗi ngày dành một ít, đến lúc dồn được số nhiều, bà lại sai người đem vào dự trữ trong kho của triều đình.

    Ngoài đức tính tiết kiệm, bà nổi tiếng là thái hậu rất thương dân. Hàng năm đến lễ mừng thăng cấp, mừng thọ của bà, bà đều tìm cách thoái thác hoặc trì hoãn, thực chất là sợ khổ dân.

    Khi người Pháp cho bắc lại cây cầu Trường Tiền bằng sắt và bắt dân phải nộp thêm thuế, nói là lấy kinh phí làm cầu, bà Từ Dũ tự nguyện thay mặt cho dân viết lá đơn xin quan Tây miễn thuế.

    Chính vì những đức tính tốt cũng như sự giáo dưỡng nghiêm khắc bà đã dành cho vua Tự Đức mà vua rất coi trọng ý kiến của thái hậu. Những lời mẹ dạy đều được nhà vua ghi vào sách Từ huấn lục.

    Ngày lẻ thì vua nghị triều bàn bạc việc nước với quần thần, còn ngày chẵn thì vào chầu thái hậu.

    Cho dù về sau này hoàng thái hậu tuổi ngày một cao, bà vẫn luôn là người mẫn tuệ. Có những việc đã qua rất lâu, những lời ai nói lúc nào, năm nào, sử sách kinh điển thế nào, nói gì bà đều nhớ như in, nên vua Tự Đức có rất nhiều chuyện phải nhờ tới mẹ.

    Tháng 5 năm Ất Dậu (1885), kinh đô thất thủ, bà Từ Dũ đã theo vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, nhưng sau đó vì già yếu nên bà đã phải theo quay lại kinh thành, sống âm thầm, lặng lẽ cho đến khi qua đời.

    Thái hậu Từ Dũ mất ngày 12/5/1902, thọ 93 tuổi. Cuộc đời bà là tấm gương mẫu mực để cho những thế hệ sau này noi theo. Ngày nay, tên bà được đặt cho bệnh viện phụ sản nổi tiếng ở TP.HCM - bệnh viện Từ Dũ.
    Nguyễn Thanh Điệp
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom