HAI NGÀY GÁC Ở NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI
Đầu tháng 12/1972, tôi đang học giai đoạn 2 quân sự (học chỉ huy cấp trung đội) thuộc khóa 3/72 sinh viên sĩ quan (SVSQ) Trường Bộ binh Thủ Đức, thì được lệnh dừng huấn luyện để cùng các khóa khác đi chiến dịch giành dân trước ngày Hiệp định Paris có hiệu lực (27/1/1973).
Song vì tôi nằm trong danh sách 60 SVSQ khóa 3/72 đã trúng tuyển sức khỏe phi hành, nên không phải đi chiến dịch, mà ở lại gác doanh trại và chờ ngày chuyển sang Không quân để học lái máy bay.
GÁC XÁC ĐỒNG ĐỘI
Nếu trừ 60 người ở lại chờ sang Không quân, thì khóa tôi có hơn 700 SVSQ đi chiến dịch, mỗi SVSQ về một ấp, ăn ngủ tại trụ sở xã, ban ngày SVSQ cùng trưởng ấp và vài lính Nghĩa quân đi vào từng xóm, để giải thích Hiệp định Paris sẽ ngừng bắn vào ngày 27/1/1973. Lúc đó, chỗ nào của quân đội VNCH kiểm soát là phần đất quốc gia, cấm quân Mặt trận Giải phóng xâm nhập, đồng bào phải treo Quốc kỳ VNCH, nếu phía bên kia lén treo cờ MTGP thì đồng bào phải báo chính quyền, quân đội để hạ cờ. Đồng bào không được đi vào vùng của MTGP kiểm soát.
Ai dè đúng một tuần sau khi đi chiến dịch, thì có tin báo về thằng Nhạn đã tử trận. Nhạn cùng ông trưởng ấp và 2 lính nghĩa quân đi trên ghe máy vào xóm để tuyên truyền, khi ghe chạy qua đám dừa nước rậm thì bị trái lựu đạn ném lên ghe nổ, kèm theo hàng loạt đạn AK bắn xối xả. Bốn người trên ghe đều tử trận.
Nhạn cùng trung đội 3 (đại đội 34) với tôi, tôi nằm giường trên, nó nằm giường dưới. Nhạn con nhà giàu, đẹp trai, mặt vuông, cằm bạnh, đeo kiếng cận, giọng nói rổn rảng. Nó thường ca nhạc chế bài Love Story: “Bởi bà già rắc rối, cuộc tình rối rắm, ôi biết nói gì, thì đành nói dối…”. Nhìn tướng nó rất thọ, không có biểu hiện gì là chết yểu, trừ một điều tôi phát hiện là một tuần trước khi đi chiến dịch, da mặt nó từ màu xạm đầy vết lõm mụn bọc, bỗng dưng chuyển sang màu trắng xanh như người đau gan.
Nhạn chết trận, ông nội Nhạn không cho quàng linh cữu Nhạn tại nhà ở Sài gòn, mà quàng Nhạn tại Nghĩa trang Quân đội. Trong đại đội 34 có 10 thằng ở lại chờ qua Không quân được xe GMC chở từ Thủ Đức lên nghĩa trang gác linh cữu Nhạn. Bọn tôi mặc đồ tiểu lễ màu vàng, đeo dây biểu chương, mỗi ca gác một tiếng gồm hai đứa bồng súng chào, đứng nghiêm như trời trồng ở đầu hòm. Bọn tôi thay phiên gác từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều thì xe GMC chở về Thủ Đức, sáng hôm sau xe chở lên gác tiếp.
Bấy giờ là thượng tuần tháng 12/1972, chiến trường Bình Long và Kontum đã kết thúc, Cổ thành Quảng Trị đã tái chiếm, nhưng quân VNCH còn đánh tái chiếm vùng nam Sông Thạch Hản và vùng Cửa Việt với tổn thất nhân mạng lớn, nên Nghĩa trang Quân đội có rất nhiều quan tài tử sĩ. Nếu từ bên ngoài nhìn vào, phía tay phải khu nhà quàng có khoảng 70 quan tài xếp thành 2 dãy của hạ sĩ quan, binh lính theo đạo Phật. Bên trái nhà quàn có khoảng 50 quan tài của hạ sĩ quan, binh lính theo đạo Công giáo. Ở sảnh giữa chỉ có ba quan tài sĩ quan (một thiếu úy vinh thăng cố trung úy, một chuẩn úy vinh thăng cố thiếu úy và Nhạn là SVSQ vinh thăng cố chuẩn úy).
DÂY CHUYỀN AN TÁNG
Mặc dù bên trong các quan tài đều được bọc thiết và hàn chì, nhưng mùi hôi vẫn xông ra nồng nặc, do xác lính chở về đến đây đều sình thối. Nhìn số quân mới biết đa số các anh đều còn rất trẻ, sinh từ năm 1954 đến 1952 (18-20 tuổi) và thuộc các bình chủng thiện chiến: Nhảy dù, TQLC, Biệt động quân. Do quân đội VNCH tôn trọng tâm linh của tử sĩ, nên nghi lễ an táng tại Nghĩa trang Quân đội với thể thức rất trang trọng nhưng không che giấu được những chi tiết thê lương! Bên dãy quan tài theo đạo Phật, vị sĩ quan tuyên úy Phật giáo, mặc áo cà sa vàng, đầu cạo trọc, mẫn cán lần lượt đọc kinh cúng cơm trưa và cúng cơm chiều từ quan tài này đến quan tài khác.
Vì mùi rất hôi, nên tang gia của các tử sĩ đều không đến gần quan tài, mà ở tại khu nhà nghỉ cách đó 100 mét. Khi đến lượt cúng cơm, nhà sư tụng kinh với hai người lính Liên đội Chung sự đứng hầu hai bên bàn thờ, tang gia mới đến quỳ trước bàn vong. Khi thầy tụng đến đoạn: “Kiềng tiền tửu châm, nhị tuần lễ nhị bái…” thì người lính hầu bưng nhạo rượu châm thêm ba ly rượu trên bàn thờ và vợ con tử sĩ lạy 2 lạy. Phần lớn tử sĩ chỉ có người vợ trẻ, bà mẹ trên tứ tuần và anh chị em ruột đến. Không hiểu sao it tử sĩ có bố đến dự, một số vợ tử sĩ bồng con nhỏ trên tay với vành khăn tang. Khi thầy đọc dứt bài kinh cúng cơm, hai người lính hầu bê cái bàn thờ sang quan tài kế bên, tang gia của quan tài kế bên liền đến dời chiếc chiếu từ quan tài vừa tụng xong sang quan tài của người thân để quỳ. Tang gia của quan tài vừa tụng xong khóc tức tưởi trên hành lang trở về nhà nghỉ.
Một vòng cúng cơm 70 quan tài phải mất 3 tiếng đồng hồ. Tôi thấy thương vị sư tuyên úy và hai anh lính hầu phải chịu mùi hôi suốt 6 tiếng/ngày. Trong khi đó, bên phía 50 quan tài tử sĩ theo đạo Công giáo thì có nghi thức gọn hơn: Vị linh mục tuyên úy mặc áo dài thụng màu đen, một tay cầm chén nước thánh, một tay cầm nhành hoa, rãi nước lên đầu quan tài, miệng đọc kinh, cũng có hai anh lính hầu đứng nghiêm chào. Một tour làm phép rửa tội cho 50 quan tài như vậy chỉ mất một giờ. Tất cả quan tài đều phủ Quốc kỳ to kèm vành khăn tang nhỏ, Quốc kỳ dành để vinh danh Tổ quốc, khăn tang để tạ tội vì chết trước cha mẹ các anh, tôi không cầm được nước mắt khi nghĩ đến ý nghĩa đó.
Bình quân mỗi ngày, đội quân mai táng phải chôn phân nửa số quan tài đang quàng và đội quân tẫn liệm phải điền vào chỗ trống 60 quan tài mới. Liên đội Chung sự (lo hữu sự cuối cùng cho binh sĩ) phụng sự tử sĩ từ lúc nhận xác đến lúc xây phần mộ. Cấp số của Liên đội khoảng bằng đại đội, nhưng không gọi là đại đội vì binh sĩ gồm đủ sắc lính: Một toán lính quân nhu đóng hòm, một toán lính quân y rửa xác, cho vào bọc nylon và đưa vào ngăn lạnh. Ngoài ra, mỗi binh chủng: Hải quân, Không quân, TQLC, Nhảy dù, Biệt động quân, Thiết giáp, Quân đoàn…phải cử hai hạ sĩ quan biệt phái về Nghĩa trang Quân đội vừa để làm dàn chào đội quân danh dự, vừa nhận xác tử sĩ thuộc binh chủng của mình để báo cáo về đơn vị và trích quân bạ của tử sĩ đó để viết điếu văn. Tất cả các quân nhân biệt phái đó đều dưới quyền chỉ huy của viên trung úy Liên đội trưởng, nếu tôi nhớ không lầm tên ông là Xuân.
PONCHO BUỒN PHỦ KÍN ĐỜI ANH.
Trung úy Xuân xuất thân từ trường Sĩ quan Thủ Đức nên rất mến khóa đàn em tụi tôi. Tôi là thằng vốn hiếu kỳ, nên ngoài giờ gác hay đi theo trung úy Xuân để biết hết các khâu vận hành của Nghĩa trang. Đa số xác tử sĩ tử trận ở Vùng III được đưa đến bằng xe GMC bít bùng (vì gần), Các tử sĩ ở Vùng 1, II, IV (xa) đều được tẫn vào quan tài và chở bằng máy bay C.130 về Tân Sân Nhất, rồi xe GMC chở về nghĩa trang. Một số xác tử sĩ ở Vùng III nếu có dịp được chở về bằng trực thăng UH. Nghe tiếng trực thăng hạ thấp, trung úy Xuân rủ tôi ra bãi đáp nhận xác. Anh cơ phi trực thăng cho biết, một trận đánh ở Hậu Nghĩa đến ngày thứ ba mới lấy được 5 xác tử sĩ này ra. Xác được bọc kín bởi Poncho (dùng làm áo mưa, làm võng, nếu ghép 3 cái thì thành lều chung cho 3 binh sĩ) và được buộc bằng dây dù vào băng ca. Do xác sình và bọc kín, nên Poncho phồng lên, những chỗ buộc dây dù thì khuyết lõm xuống, trông giống như đòn bánh tét mới nấu chín.
Tôi không biết, trước khi NS Phạm Duy phổ thơ bài “Kỷ vật cho em” hay thi sĩ Linh Phương sáng tác bài thơ này, đã có nhìn thấy cảnh tượng này không, mà viết lời thơ, ca quá chính xác: “Anh trở về anh trở về hàng cây nghiêng ngả – Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa – Anh trở về trên chiếc băng ca – Trên trực thăng sơn màu tang trắng (trực
thăng cứu thương sơn màu trắng có chữ thập đỏ) – Anh trở về chiều hoang trốn nắng – Poncho buồn liệm kín hồn anh…”
10 người lính của trung úy Xuân khiêng 5 băng ca vào phòng tắm xác. Cơ phi trực thăng chạy vào kho lấy 5 băng ca đã rửa và sấy khô đem lên trực thăng, giống như người uống xá xị phải trả lại vỏ chai. Tại phòng rửa xác, các anh lính mang khẩu trang dùng dao cắt đứt dây dù, rồi tưới nước compound và dùng vòi nước cực manh phun vào Poncho bung ra, một vài con còng núp dưới lớp poncho bị nước bắn lên cao. Sau khi xác tử sĩ sạch máu me, các anh lính chung sự dùng dao, kéo hớt quân phục rất chật ra, rồi phun “bọt tuyết” lần nữa cho xá nude sạch, mới cho vào túi nylon và đưa vào ngăn lạnh. Trung úy Xuân cho biết, từ năm 1966 (khi bắt đầu nhận xác trận Đồng Xoài) đến trước Tết Mậu Thân xác tử sĩ về ít, nên bên quân y còn lấy da thịt từ chỗ kín đem vá đắp các vết thương hở lớn ở chỗ dễ nhìn thấy trên thi hài tử sĩ để thân nhân nhìn bớt đau lòng. Còn bây giờ xác nhiều, quá vết thương ra sao cứ để vậy.
Các hạ sĩ quan biệt phái có trách nhiệm lấy thẻ bài của tử sĩ cùng binh chủng và báo về đơn vị. Đơn vị trưởng báo về Bộ Tổng tham mưu để ký quyết định thăng cấp và tặng huy chương cho tử sĩ, đồng thời báo về tiểu khu nơi thân nhân tử sĩ cư ngụ. Tiểu khu có trách nhiệm lấy xe chở thân nhân tử sĩ đến Nghĩa trang quân đội. Liên đội Chung sự phát mùng mền chiếu gối lẫn đồ tang cho thân nhân tử sĩ, cấp thức ăn cho thân nhân (món ngon giống đám giỗ). Sau khi ổn định chỗ ăn ở, thân nhân được đưa xuống phòng lạnh nhận xác tử sĩ để liệm theo ngày giờ mà thân nhân đã xem bói. Xác nào mất thẻ bài hoặc có thẻ bài nhưng để lâu quá mà thân nhân chưa đến nhận thì cũng đưa ra liệm và chôn theo nghi thức. Vì vậy, có những quan tài đề tên rất lạ như: “Phi hành đoàn C.47”. Trung úy Xuân cho biết, khi lính hành quân vào mật khu, phát hiện có 5 cái sọ nằm gần xác máy bay C.47, không thấy xương thân thể, không thấy thẻ bài, bèn nhặt về giao Nghĩa trang.
Trung úy Xuân cho bỏ 5 sọ vào chung một quan tài coi như tạm liệm, và báo cho Không quân sưu tra, chiếc C.47 rơi tại tọa độ đó là phi vụ nào, hồi năm nào, mới biết phi hành đoàn tên gì? Có một quan tài gắn hình một cô gái cười tươi rất đẹp, tôi tưởng là nữ quân nhân, ai dè Trung úy Xuân giải thích, trong túi áo tử sĩ có tấm ảnh cô gái này, nhưng trong bóp tử sĩ lại không có ảnh anh ta, mà thân nhân chưa đến nhận, nên anh em tẫn liệm tạm lấy hình người yêu gắn ở đầu hòm mong vong linh tử sĩ tạm vui.
Vì chỉ huy các tử sĩ đều ở chiến trường, nên trung úy Xuân phải thay mặt chỉ huy tử sĩ đọc quyết định thăng thưởng huy chương – cấp bậc và đọc điếu văn. Một ngày chôn 60 tử sĩ, trung úy Xuân phải đọc 60 quyết định thăng cấp, 60 quyết định tặng huy chương và 60 điếu văn ngắn. Do các quyết định đều do Bộ tổng tham mưu ký, nên theo hệ thống quân dai, trung úy Xuân phải thừa lệnh nhiều nấc: “Thừa lệnh đại tướng Tổng tham mưu trưởng, thừa lệnh trung tướng tư lệnh quân đoàn, thừa lệnh chuẩn tướng tư lệnh sư đoàn, thừa lệnh đại tá tiểu khu trưởng tiểu khu Biên Hòa, tôi trung úy Xuân xin đọc quyết định, đọc điếu văn…”. Sau khi trung úy Xuân đọc điếu văn, một phút mặc niệm bắt đầu, ban lính quân nhạc thổi bài Exodus bằng kènTrumpet và 12 người lính chung sự bồng súng chào ở hai bên hòm. Lúc hạ huyệt cũng với tiếng kèn đưa tiễn, 12 người lính bắn 12 phát súng chỉ thiên. Có những bà vợ trẻ, bà mẹ tứ tuần đòi nhào xuống huyệt chết theo chồng mình, con mình. Tôi đứng nghiêm đưa tay lên chào tử sĩ không quen biết lần cuối mà không cầm được nước mắt.
Hai ngày ngày gác ở Nghĩa trang, tôi mới thấy được thi thể không lành lặn của người lính hy sinh và thấy được nỗi đau của những người vợ trẻ, mẹ trẻ. Nhân 40 năm kỷ niệm ngày 30/4, tôi bên thua cuộc, trong số một triệu người buồn trong ngày này như ông Võ Văn Kiệt nói, xin viết bài này kính mong Bên thắng cuộc hãy mở lòng từ bi, hỷ xả cho Nghĩa trang quân đội được tu bổ và tồn tại để một triệu người buồn đỡ tủi nhục.
Cao Bá Tuấn
Đầu tháng 12/1972, tôi đang học giai đoạn 2 quân sự (học chỉ huy cấp trung đội) thuộc khóa 3/72 sinh viên sĩ quan (SVSQ) Trường Bộ binh Thủ Đức, thì được lệnh dừng huấn luyện để cùng các khóa khác đi chiến dịch giành dân trước ngày Hiệp định Paris có hiệu lực (27/1/1973).
Song vì tôi nằm trong danh sách 60 SVSQ khóa 3/72 đã trúng tuyển sức khỏe phi hành, nên không phải đi chiến dịch, mà ở lại gác doanh trại và chờ ngày chuyển sang Không quân để học lái máy bay.
GÁC XÁC ĐỒNG ĐỘI
Nếu trừ 60 người ở lại chờ sang Không quân, thì khóa tôi có hơn 700 SVSQ đi chiến dịch, mỗi SVSQ về một ấp, ăn ngủ tại trụ sở xã, ban ngày SVSQ cùng trưởng ấp và vài lính Nghĩa quân đi vào từng xóm, để giải thích Hiệp định Paris sẽ ngừng bắn vào ngày 27/1/1973. Lúc đó, chỗ nào của quân đội VNCH kiểm soát là phần đất quốc gia, cấm quân Mặt trận Giải phóng xâm nhập, đồng bào phải treo Quốc kỳ VNCH, nếu phía bên kia lén treo cờ MTGP thì đồng bào phải báo chính quyền, quân đội để hạ cờ. Đồng bào không được đi vào vùng của MTGP kiểm soát.
Ai dè đúng một tuần sau khi đi chiến dịch, thì có tin báo về thằng Nhạn đã tử trận. Nhạn cùng ông trưởng ấp và 2 lính nghĩa quân đi trên ghe máy vào xóm để tuyên truyền, khi ghe chạy qua đám dừa nước rậm thì bị trái lựu đạn ném lên ghe nổ, kèm theo hàng loạt đạn AK bắn xối xả. Bốn người trên ghe đều tử trận.
Nhạn cùng trung đội 3 (đại đội 34) với tôi, tôi nằm giường trên, nó nằm giường dưới. Nhạn con nhà giàu, đẹp trai, mặt vuông, cằm bạnh, đeo kiếng cận, giọng nói rổn rảng. Nó thường ca nhạc chế bài Love Story: “Bởi bà già rắc rối, cuộc tình rối rắm, ôi biết nói gì, thì đành nói dối…”. Nhìn tướng nó rất thọ, không có biểu hiện gì là chết yểu, trừ một điều tôi phát hiện là một tuần trước khi đi chiến dịch, da mặt nó từ màu xạm đầy vết lõm mụn bọc, bỗng dưng chuyển sang màu trắng xanh như người đau gan.
Nhạn chết trận, ông nội Nhạn không cho quàng linh cữu Nhạn tại nhà ở Sài gòn, mà quàng Nhạn tại Nghĩa trang Quân đội. Trong đại đội 34 có 10 thằng ở lại chờ qua Không quân được xe GMC chở từ Thủ Đức lên nghĩa trang gác linh cữu Nhạn. Bọn tôi mặc đồ tiểu lễ màu vàng, đeo dây biểu chương, mỗi ca gác một tiếng gồm hai đứa bồng súng chào, đứng nghiêm như trời trồng ở đầu hòm. Bọn tôi thay phiên gác từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều thì xe GMC chở về Thủ Đức, sáng hôm sau xe chở lên gác tiếp.
Bấy giờ là thượng tuần tháng 12/1972, chiến trường Bình Long và Kontum đã kết thúc, Cổ thành Quảng Trị đã tái chiếm, nhưng quân VNCH còn đánh tái chiếm vùng nam Sông Thạch Hản và vùng Cửa Việt với tổn thất nhân mạng lớn, nên Nghĩa trang Quân đội có rất nhiều quan tài tử sĩ. Nếu từ bên ngoài nhìn vào, phía tay phải khu nhà quàng có khoảng 70 quan tài xếp thành 2 dãy của hạ sĩ quan, binh lính theo đạo Phật. Bên trái nhà quàn có khoảng 50 quan tài của hạ sĩ quan, binh lính theo đạo Công giáo. Ở sảnh giữa chỉ có ba quan tài sĩ quan (một thiếu úy vinh thăng cố trung úy, một chuẩn úy vinh thăng cố thiếu úy và Nhạn là SVSQ vinh thăng cố chuẩn úy).
DÂY CHUYỀN AN TÁNG
Mặc dù bên trong các quan tài đều được bọc thiết và hàn chì, nhưng mùi hôi vẫn xông ra nồng nặc, do xác lính chở về đến đây đều sình thối. Nhìn số quân mới biết đa số các anh đều còn rất trẻ, sinh từ năm 1954 đến 1952 (18-20 tuổi) và thuộc các bình chủng thiện chiến: Nhảy dù, TQLC, Biệt động quân. Do quân đội VNCH tôn trọng tâm linh của tử sĩ, nên nghi lễ an táng tại Nghĩa trang Quân đội với thể thức rất trang trọng nhưng không che giấu được những chi tiết thê lương! Bên dãy quan tài theo đạo Phật, vị sĩ quan tuyên úy Phật giáo, mặc áo cà sa vàng, đầu cạo trọc, mẫn cán lần lượt đọc kinh cúng cơm trưa và cúng cơm chiều từ quan tài này đến quan tài khác.
Vì mùi rất hôi, nên tang gia của các tử sĩ đều không đến gần quan tài, mà ở tại khu nhà nghỉ cách đó 100 mét. Khi đến lượt cúng cơm, nhà sư tụng kinh với hai người lính Liên đội Chung sự đứng hầu hai bên bàn thờ, tang gia mới đến quỳ trước bàn vong. Khi thầy tụng đến đoạn: “Kiềng tiền tửu châm, nhị tuần lễ nhị bái…” thì người lính hầu bưng nhạo rượu châm thêm ba ly rượu trên bàn thờ và vợ con tử sĩ lạy 2 lạy. Phần lớn tử sĩ chỉ có người vợ trẻ, bà mẹ trên tứ tuần và anh chị em ruột đến. Không hiểu sao it tử sĩ có bố đến dự, một số vợ tử sĩ bồng con nhỏ trên tay với vành khăn tang. Khi thầy đọc dứt bài kinh cúng cơm, hai người lính hầu bê cái bàn thờ sang quan tài kế bên, tang gia của quan tài kế bên liền đến dời chiếc chiếu từ quan tài vừa tụng xong sang quan tài của người thân để quỳ. Tang gia của quan tài vừa tụng xong khóc tức tưởi trên hành lang trở về nhà nghỉ.
Một vòng cúng cơm 70 quan tài phải mất 3 tiếng đồng hồ. Tôi thấy thương vị sư tuyên úy và hai anh lính hầu phải chịu mùi hôi suốt 6 tiếng/ngày. Trong khi đó, bên phía 50 quan tài tử sĩ theo đạo Công giáo thì có nghi thức gọn hơn: Vị linh mục tuyên úy mặc áo dài thụng màu đen, một tay cầm chén nước thánh, một tay cầm nhành hoa, rãi nước lên đầu quan tài, miệng đọc kinh, cũng có hai anh lính hầu đứng nghiêm chào. Một tour làm phép rửa tội cho 50 quan tài như vậy chỉ mất một giờ. Tất cả quan tài đều phủ Quốc kỳ to kèm vành khăn tang nhỏ, Quốc kỳ dành để vinh danh Tổ quốc, khăn tang để tạ tội vì chết trước cha mẹ các anh, tôi không cầm được nước mắt khi nghĩ đến ý nghĩa đó.
Bình quân mỗi ngày, đội quân mai táng phải chôn phân nửa số quan tài đang quàng và đội quân tẫn liệm phải điền vào chỗ trống 60 quan tài mới. Liên đội Chung sự (lo hữu sự cuối cùng cho binh sĩ) phụng sự tử sĩ từ lúc nhận xác đến lúc xây phần mộ. Cấp số của Liên đội khoảng bằng đại đội, nhưng không gọi là đại đội vì binh sĩ gồm đủ sắc lính: Một toán lính quân nhu đóng hòm, một toán lính quân y rửa xác, cho vào bọc nylon và đưa vào ngăn lạnh. Ngoài ra, mỗi binh chủng: Hải quân, Không quân, TQLC, Nhảy dù, Biệt động quân, Thiết giáp, Quân đoàn…phải cử hai hạ sĩ quan biệt phái về Nghĩa trang Quân đội vừa để làm dàn chào đội quân danh dự, vừa nhận xác tử sĩ thuộc binh chủng của mình để báo cáo về đơn vị và trích quân bạ của tử sĩ đó để viết điếu văn. Tất cả các quân nhân biệt phái đó đều dưới quyền chỉ huy của viên trung úy Liên đội trưởng, nếu tôi nhớ không lầm tên ông là Xuân.
PONCHO BUỒN PHỦ KÍN ĐỜI ANH.
Trung úy Xuân xuất thân từ trường Sĩ quan Thủ Đức nên rất mến khóa đàn em tụi tôi. Tôi là thằng vốn hiếu kỳ, nên ngoài giờ gác hay đi theo trung úy Xuân để biết hết các khâu vận hành của Nghĩa trang. Đa số xác tử sĩ tử trận ở Vùng III được đưa đến bằng xe GMC bít bùng (vì gần), Các tử sĩ ở Vùng 1, II, IV (xa) đều được tẫn vào quan tài và chở bằng máy bay C.130 về Tân Sân Nhất, rồi xe GMC chở về nghĩa trang. Một số xác tử sĩ ở Vùng III nếu có dịp được chở về bằng trực thăng UH. Nghe tiếng trực thăng hạ thấp, trung úy Xuân rủ tôi ra bãi đáp nhận xác. Anh cơ phi trực thăng cho biết, một trận đánh ở Hậu Nghĩa đến ngày thứ ba mới lấy được 5 xác tử sĩ này ra. Xác được bọc kín bởi Poncho (dùng làm áo mưa, làm võng, nếu ghép 3 cái thì thành lều chung cho 3 binh sĩ) và được buộc bằng dây dù vào băng ca. Do xác sình và bọc kín, nên Poncho phồng lên, những chỗ buộc dây dù thì khuyết lõm xuống, trông giống như đòn bánh tét mới nấu chín.
Tôi không biết, trước khi NS Phạm Duy phổ thơ bài “Kỷ vật cho em” hay thi sĩ Linh Phương sáng tác bài thơ này, đã có nhìn thấy cảnh tượng này không, mà viết lời thơ, ca quá chính xác: “Anh trở về anh trở về hàng cây nghiêng ngả – Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa – Anh trở về trên chiếc băng ca – Trên trực thăng sơn màu tang trắng (trực
thăng cứu thương sơn màu trắng có chữ thập đỏ) – Anh trở về chiều hoang trốn nắng – Poncho buồn liệm kín hồn anh…”
10 người lính của trung úy Xuân khiêng 5 băng ca vào phòng tắm xác. Cơ phi trực thăng chạy vào kho lấy 5 băng ca đã rửa và sấy khô đem lên trực thăng, giống như người uống xá xị phải trả lại vỏ chai. Tại phòng rửa xác, các anh lính mang khẩu trang dùng dao cắt đứt dây dù, rồi tưới nước compound và dùng vòi nước cực manh phun vào Poncho bung ra, một vài con còng núp dưới lớp poncho bị nước bắn lên cao. Sau khi xác tử sĩ sạch máu me, các anh lính chung sự dùng dao, kéo hớt quân phục rất chật ra, rồi phun “bọt tuyết” lần nữa cho xá nude sạch, mới cho vào túi nylon và đưa vào ngăn lạnh. Trung úy Xuân cho biết, từ năm 1966 (khi bắt đầu nhận xác trận Đồng Xoài) đến trước Tết Mậu Thân xác tử sĩ về ít, nên bên quân y còn lấy da thịt từ chỗ kín đem vá đắp các vết thương hở lớn ở chỗ dễ nhìn thấy trên thi hài tử sĩ để thân nhân nhìn bớt đau lòng. Còn bây giờ xác nhiều, quá vết thương ra sao cứ để vậy.
Các hạ sĩ quan biệt phái có trách nhiệm lấy thẻ bài của tử sĩ cùng binh chủng và báo về đơn vị. Đơn vị trưởng báo về Bộ Tổng tham mưu để ký quyết định thăng cấp và tặng huy chương cho tử sĩ, đồng thời báo về tiểu khu nơi thân nhân tử sĩ cư ngụ. Tiểu khu có trách nhiệm lấy xe chở thân nhân tử sĩ đến Nghĩa trang quân đội. Liên đội Chung sự phát mùng mền chiếu gối lẫn đồ tang cho thân nhân tử sĩ, cấp thức ăn cho thân nhân (món ngon giống đám giỗ). Sau khi ổn định chỗ ăn ở, thân nhân được đưa xuống phòng lạnh nhận xác tử sĩ để liệm theo ngày giờ mà thân nhân đã xem bói. Xác nào mất thẻ bài hoặc có thẻ bài nhưng để lâu quá mà thân nhân chưa đến nhận thì cũng đưa ra liệm và chôn theo nghi thức. Vì vậy, có những quan tài đề tên rất lạ như: “Phi hành đoàn C.47”. Trung úy Xuân cho biết, khi lính hành quân vào mật khu, phát hiện có 5 cái sọ nằm gần xác máy bay C.47, không thấy xương thân thể, không thấy thẻ bài, bèn nhặt về giao Nghĩa trang.
Trung úy Xuân cho bỏ 5 sọ vào chung một quan tài coi như tạm liệm, và báo cho Không quân sưu tra, chiếc C.47 rơi tại tọa độ đó là phi vụ nào, hồi năm nào, mới biết phi hành đoàn tên gì? Có một quan tài gắn hình một cô gái cười tươi rất đẹp, tôi tưởng là nữ quân nhân, ai dè Trung úy Xuân giải thích, trong túi áo tử sĩ có tấm ảnh cô gái này, nhưng trong bóp tử sĩ lại không có ảnh anh ta, mà thân nhân chưa đến nhận, nên anh em tẫn liệm tạm lấy hình người yêu gắn ở đầu hòm mong vong linh tử sĩ tạm vui.
Vì chỉ huy các tử sĩ đều ở chiến trường, nên trung úy Xuân phải thay mặt chỉ huy tử sĩ đọc quyết định thăng thưởng huy chương – cấp bậc và đọc điếu văn. Một ngày chôn 60 tử sĩ, trung úy Xuân phải đọc 60 quyết định thăng cấp, 60 quyết định tặng huy chương và 60 điếu văn ngắn. Do các quyết định đều do Bộ tổng tham mưu ký, nên theo hệ thống quân dai, trung úy Xuân phải thừa lệnh nhiều nấc: “Thừa lệnh đại tướng Tổng tham mưu trưởng, thừa lệnh trung tướng tư lệnh quân đoàn, thừa lệnh chuẩn tướng tư lệnh sư đoàn, thừa lệnh đại tá tiểu khu trưởng tiểu khu Biên Hòa, tôi trung úy Xuân xin đọc quyết định, đọc điếu văn…”. Sau khi trung úy Xuân đọc điếu văn, một phút mặc niệm bắt đầu, ban lính quân nhạc thổi bài Exodus bằng kènTrumpet và 12 người lính chung sự bồng súng chào ở hai bên hòm. Lúc hạ huyệt cũng với tiếng kèn đưa tiễn, 12 người lính bắn 12 phát súng chỉ thiên. Có những bà vợ trẻ, bà mẹ tứ tuần đòi nhào xuống huyệt chết theo chồng mình, con mình. Tôi đứng nghiêm đưa tay lên chào tử sĩ không quen biết lần cuối mà không cầm được nước mắt.
Hai ngày ngày gác ở Nghĩa trang, tôi mới thấy được thi thể không lành lặn của người lính hy sinh và thấy được nỗi đau của những người vợ trẻ, mẹ trẻ. Nhân 40 năm kỷ niệm ngày 30/4, tôi bên thua cuộc, trong số một triệu người buồn trong ngày này như ông Võ Văn Kiệt nói, xin viết bài này kính mong Bên thắng cuộc hãy mở lòng từ bi, hỷ xả cho Nghĩa trang quân đội được tu bổ và tồn tại để một triệu người buồn đỡ tủi nhục.
Cao Bá Tuấn