• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Khi cây lúa chín, nó cúi đầu.

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Khi cây lúa chín, nó cúi đầu.

    Khi cây lúa chín, nó cúi đầu


    Nguồn: Link

    f3a1fbfee07e96a5c3fd0c13b2fd5879
    Tôi nhớ đến một câu chuyện được răn dạy từ Đức Chúa Giê-su:
    Khi ấy, Đức Chúa Giê-su nói dụ ngôn sau đây với những ai hay tự hào mình là người công chính và hay khinh bỉ kẻ khác. Có hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái và một người thu thuế. Người biệt phái đứng thẳng cầu nguyện rằng: ”Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa vì con không như các người khác: tham lam, bất công, ngoại tình, hay là như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của con”… Người thu thuế đứng xa xa, không dám ngước mặt lên trời, đấm ngực và nguyện rằng: ”Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội”. Thầy bảo anh em: người này ra về được khỏi tội, còn người kia thì không. Vì tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên.
    Vì tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên.

    “Vì tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên.” Câu kết của Giê-su nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân đức KHIÊM NHƯỜNG. Trong một thế giới đề cao “cái tôi” đôi khi đến ích kỷ như ngày nay, sống khiêm nhường là một thách đố lớn lao, dù biết rằng “khiêm nhường là nền tảng của mọi nhân đức”. Tôi từng gặp gỡ nhiều người trong quá trình làm việc, giao tiếp. Có những người rất giỏi, rất tài nhưng họ thường trục trặc trong sự nghiệp, cuộc sống hoặc không thể đạt đến thành công viên mãn. Có những người tạm gọi là thành đạt, nhưng sống trong cô độc, tận hưởng vị đắng của vinh quang lầm lũi một mình.
    Điểm chung của họ là bản ngã quá cao, tự tôn đến mức tự mãn, nhìn đời bằng nửa con mắt và coi người khác không bằng mình. Một người chỉ có tài thường không đủ điều kiện để thành công nếu không có đức khiêm nhường. Thậm chí, cái tôi quá lớn còn là gót chân Achilles của họ. Trong sử sách để lại, có bao nhiêu tướng giỏi đã ngã ngựa, thất bại vì cái tôi của mình. Như Quan Vũ, đại tướng hiển hách thời Tam Quốc, nổi tiếng không chỉ vì tài năng mà còn ở lòng trung hậu, nhân nghĩa, nhưng cũng có lúc vì coi thường quân địch, quá tự tôn mà mất mạng, ảnh hưởng đại cục nhà Thục về sau. Còn như Trương Phi, một đời lẫy lừng chinh chiến, khiến bao nhiêu kẻ thù run sợ, cũng chết đi vì bị ám sát bởi những thuộc hạ căm ghét mình.
    Có những người tạm gọi là thành đạt, nhưng sống trong cô độc, tận hưởng vị đắng của vinh quang lầm lũi một mình.

    Ngược lại, tôi thấy rằng, những người càng thành công lớn, hay giữ những chức vụ cao, họ càng khiêm tốn và cầu thị. Trong quyển sách “Good to Great”, Jim Collins đã chỉ ra rằng những “lãnh đạo cấp độ 5”, mức độ cao nhất của nghệ thuật lãnh đạo, có thể xây dựng sự vĩ đại bền vững thông qua sự kết hợp đầy nghịch lý giữa bản tính khiêm nhường và quyết tâm trong công việc.
    Người lãnh đạo cấp 5 biết đặt quyền lợi của công ty lên trên hết, lo lắng đưa công ty lên vĩ đại và tiếp tục vĩ đại ngay cả khi ông ta không còn làm ở đó nữa. Nhà lãnh đạo cấp độ 5 là sự kết hợp của sự khiêm tốn và ý chí. Họ giúp một công ty từ sắp phá sản trở thành một công ty đứng đầu nhưng rất ngại nói về mình, không coi mình là người giúp công ty trở lên vĩ đại.

    9ab6ee3200680464676b01b475b8a5f0

    Những nhà lãnh đạo cấp độ 5 của 11 công ty vĩ đại trong danh sách 500 công ty thuộc Fortune 500: Geogre Cain, Alan Wutzel, David maxwell (cty: Fannie Mae), Colman Mockler ( cty Gillette, Darwin Smith (Công ty Kimberly- Clark: nhãn hiệu Huggies), Jim Herring, Lyle Everingham, Joe Cullman, Fred Allen, Cork Walgreen, Carl Reichardt. Và tất nhiên là phải tính cả Steve Job đã đưa Apple lên trở thành công ty vĩ đại.
    Điều đó cho thấy rằng sự khiêm nhường có tính nhân quả của nó. Khi bạn chấp nhận hạ mình, thì rồi có lúc bạn sẽ đứng cao hơn. Jeffrey Immelt, Giám đốc điều hành của General Electric đã rất kết luận một cách rất thông minh về sự cần thiết của tính khiêm nhường, khi ông trả lời một buổi phỏng vấn rằng, “Lỗi lớn nhất bạn mắc phải là khi bạn ngừng đặt câu hỏi, nhưng nếu bạn lúc nào cũng khiêm tốn và mong muốn được học hỏi, luôn luôn tìm tòi những mẩu kiến thức bổ sung cho mình… Đó chính là cách thức thế giới vận động.”
    Tôi nhận ra rằng, người khiêm nhường thì chưa chắc thành công vĩ đại, nhưng những người vĩ đại đều mang tính khiêm nhường. Vậy, nếu bạn muốn thành công hơn trong công việc hay cuộc sống của mình, bạn đã tìm ra được chiếc chìa khóa rồi đó. Để kết thúc bài viết, tôi gửi gắm câu nói một người anh đã dạy mình : “Mọi dòng sông đều chảy về biển lớn. Vì biển hạ mình thấp hơn mọi con sông”.

    Đã chỉnh sửa bởi hoangvu; 25-10-2019, 08:01 AM.
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom