• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Tìm hiểu về văn hoá thờ miếu thần linh

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tìm hiểu về văn hoá thờ miếu thần linh

    Miếu thờ thần linh một nét văn hóa thờ cúng không còn xa lạ với người Việt chúng ta. Nhưng sẽ có nhiều người còn chưa biết miếu thần linh thường thờ những ai? Xây miếu thần linh ở đâu ? Kích thước xây miếu thần linh như nào là hợp phong thủy, Cách đặt miếu thần linh như nào là chuẩn? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài viết sau. Miếu thần linh thờ những ai ?

    Miếu thờ thần linh là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam miếu có quy mô nhỏ hơn đền. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng. Như miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu Sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu Thủy thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ.

    Miếu thờ thần linh bằng đá khối thờ ai Xây miếu thần linh ở đâu?

    Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. Kích thước xây miếu thờ thần linh hợp phong thủy

    Miếu thờ là một kiến trúc thờ cúng tâm linh nên việc lựa chọn kích thước xây miếu thờ được tính theo thước lỗ ban âm phần. Kích thước miếu thờ còn phụ thuộc vào diện tích khuôn viên chung nơi xây miếu.

    Kích thước xây miếu thờ thần lin thổ địa hợp phong thủy, Miếu thờ thần linh Thiết kế miếu thờ thần linh và cách xây miếu thờ

    Như đã nói ở trên miếu là di tích quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam, do đó việc thiết kế và xây dựng miếu cũng rất quan trọng, phải phù hợp với phong thủy, lịch sử, vùng đất và con người nơi đây. Miếu thờ vị thần nào thì thiết kế và xây dựng phải phù hợp với vị thần ấy, để phù hợp với tâm linh tín ngưỡng của người dân.

    Trước kia miếu thờ thần linh được xây dựng bằng gạch, bằng đất,hay bằng đá ong. Ngày nay do điều kiện kinh tế cũng như giá trị thẩm mỹ mà miếu thờ thần linh được thay bằng đá vì đá có độ bền cao,chịu đựng được tác động của thời tiết phù hợp cho việc thờ thần linh ngoài trời. 12 mẫu miếu thờ thần linh đẹp hợp phong thủy được chế tác tại công ty đá mỹ nghệ Bảo Châu


    12 mẫu miếu thờ thần linh thổ địa thổ thần bằng đá khối 01;


    12 mẫu miếu thờ thần linh thổ địa thổ thần bằng đá khối 02


    12 mẫu miếu thờ thần linh thổ địa thổ thần bằng đá khối 03, miếu thờ thần linh, miếu thờ thổ địa, miếu thờ thổ thần;


    12 mẫu miếu thờ thần linh thổ địa thổ thần bằng đá khối 04, miếu thờ thần linh, miếu thờ thổ địa, miếu thờ thổ thần;
    Similar Threads
  • #2


    Sự Tích Mẫu Thượng Ngàn và ngày 3/3 âm lịch

    Mẫu Thượng Ngàn là thuỷ tổ của nghề trồng dâu chăn tằm, dệt the, lụa sồi , đũi của nước Việt được tôn sùng Nam Phương Thánh Mẫu của Việt tộc.

    .a/6a013486d6ac7d970c026bdec9972a200c-pi]"]Just a moment...

    Sự tích Nam phương Thánh mẫu và nguyên gốc của lễ hội bánh Trôi bánh Chay theo “Bách Việt Tộc phả Cổ lục” thì Mẫu Thượng Ngàn là một cô gái xinh đẹp thuộc chi tộc Lộc Y tên là Hồng Đăng Ngàn, con gái cưng của Động Đình Quân chúa vùng hồ Động Đình lưu vực sông Dương Tử thuộc lãnh thổ Văn Lang của Việt tộc. Hồng Đăng Ngàn thường mặc áo màu xanh lục nên mọi người thường gọi là nàng áo xanh. Màu xanh lục là màu xanh biếc pha màu vàng như đá Vân Mẫu còn gọi là Vân Anh nghĩa là ráng mây. Thuở ấy ở núi Tử Di trên thượng nguồn sông Dương Tử có giặc Mạc Ma nổi lên bức hiếp bá tánh. Đế Minh sai Lộc Tục đem quân đi đánh dẹp, khi vừa đi qua hồ Động Đình thuộc quyền cai quản của Động Đình Quân. Lộc Tục ghé thăm chúa vùng để vấn kế dẹp giặc. Chúa hồ Động Đình ân cần đón tiếp và sai con gái hướng dẫn Lộc Tục đi xem thắng cảnh quanh vùng. Trước vẻ đẹp hồn nhiên và sự thông minh lanh lợi của nàng áo xanh, Lộc Tục đem lòng thương nhớ và hứa hẹn cùng nàng sau khi dẹp giặc sẽ cùng nàng nên duyên chồng vợ. Hồng Đăng Ngàn e thẹn cúi đầu không trả lời nhưng trong lòng cũng đã xiêu xiêu trước một Lộc Tục thông minh đĩnh ngộ tài trí hơn người. Lộc Tục kéo quân tiến đánh vào sào huyệt của giặc Mạc Ma, tướng giặc đầu hàng. Để thu phục nhân tâm tránh sự xung đột chết chóc cho người dân quanh vùng. Lộc Tục phủ dụ tướng giặc không được bức hiếp nhân dân rồi giao cho tướng giặc tiếp tục cai quản như xưa. Chúa động Vương Đạo Nhân kế tục dòng họ cai quản vùng đỉnh núi đã mấy trăm năm, nghe uy danh của Lộc Tục vội xuống núi cầu kiến giữa đường gặp Lộc Tục cũng đang trên đường viếng thăm phủ dụ họ Vương. Vương Đạo Nhân vội vàng xuống ngựa kính vái và ca tụng uy đức của Lộc Tục. Lộc Tục khiêm tốn đáp rằng:“Không dám, không dám. Ta vốn là một tiểu tướng vâng mệnh vua cha đi dẹp giặc bảo vệ dân chúng trong khu vực của ngài, chứ đâu dám nhận là chúa công ..”. Thấy rõ đức độ của Lộc Tục, Vương Đạo Nhân lại càng cung kính hơn:“ Hôm nay tôi xin kính vái chúa công. Hai mươi năm sau như có gặp lại Ngài, lại xin kính vái lần nữa. Lòng trời đã định, thần người đều phải cung kính nghe theo !”. Sau khi đánh dẹp xong giặc giã mà không tốn một mũi tên, một giọt máu đổ, Lộc Tục làm biểu dâng lên vua cha. Đế Minh thân hành đến hồ Động Đình làm lễ mừng chiến thắng và phủ dụ dân chúng, đồng thời tổ chức hôn lễ cho Lộc Tục và Hồng Đăng Ngàn. Nhân dịp này, Đế Minh chính thức phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam gồm 2 châu Kinh và châu Dương kiêm nhiệm cả vùng phía Bắc Phong Đô. Lộc Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh Dương Vương. Hai mươi năm sau, Đế Minh băng hà, dân chúng 15 bộ và 72 chúa động nhất loạt suy tôn Kinh Dương Vương lên làm Nam phương Thánh Chúa, kế nghiệp Đế Minh đứng đầu 3 vua hậu duệ của Đế Viêm Thần Nông (Xích Đế) nên gọi là Xích Tam Vương. Huyền tích Việt kể rằng Kinh Dương Vương lập đàn tế cáo trời đất trên núi Thiên Đài. Đền Thiên Đài nằm trên ngọn núi Thiên Đài cao 180 mét bên bờ sông Tương gần hồ Động Đình.

    .a/6a013486d6ac7d970c0263e99c4dd2200b-pi]"]Just a moment...

    Theo Lĩnh Nam Trích quái thì Kinh Dương Vương lấy Long Nữ con gái vua hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm sau thay vua cha lên ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân. Như vậy Hồng Đăng Ngàn chính là Long Nữ. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, con gái của Đế Lai dòng Thần Nông phương Bắc sinh ra trăm trứng nở thành trăm con trai, mở đầu cho một trăm chi tộc của Việt tộc mà cổ sử Trung Quốc gọi là Bách Việt.Việt tộc đã từ cao nguyên giữa 2 rặng núi Hi Mã Lạp Sơn và Côn Luân, tiến dọc theo triền sông Hoàng Hà và Dương Tử xuống Ba Thục rồi tới hạ lưu sông Dương Tử định cư quanh vùng hồ Động Đình xuống tận duyên hải phía Nam Trung Hoa.

    Theo huyền tích Việt thì chính Long Nữ vợ Kinh Dương Vương đã mang nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt the, dệt lụa dạy cho dân Bách Việt và từ đó người Việt cổ đã biết dùng quần áo để che thân thay cho vỏ cây như hồi quốc sơ. Nhân dân Bách Việt biết ơn Nam phương Thánh mẫu nên khi bà qua đời được suy tôn là Bà chúa Tằm, bà chúa vùng Lĩnh Nam. Nam phương Thánh mẫu mất ngày mồng 3 tháng 3 nên ngay từ hồi đó cư dân Bách Việt đã chọn ngày mồng 3 tháng 3 là ngày Quốc lễ. Dân gian làm bánh Trôi bánh Chay dâng lên Thánh mẫu với tất cả lòng thành kính. Bánh Trôi làm bằng bột nếp nhào nặn với nước bọc nhân đường phèn bên trong. Sau khi nặn xong, bánh được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, năm lần bảy lượt đến chừng nào nổi hẳn lên mặt nước thì được vớt ra bày vào đĩa. Bánh Chay cũng làm bằng bột nếp nhào nặn với nước nhưng nhân bằng đậu xanh bỏ vỏ, giã nhuyễn rồi cho vào nồi nấu chín. Bánh Chay làm xong cũng thả vào nồi nước sôi như bánh Trôi, đợi khi nào bánh nổi lên thì vớt ra cho vào bát nước đường đợi khi thật nguội ăn mới ngon.


    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom