• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Đi tìm lời giải đáp về thành phần và công dụng của tổ yến sào

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Đi tìm lời giải đáp về thành phần và công dụng của tổ yến sào

    Chim yến ăn côn trùng nhỏ bay trên không, không uống nước sông suối mà uống nước hơi sương. Đã rời tổ là chim bay suốt ngày, chỉ bám đậu vào vách đá nơi nó sinh ra. Chim yến ăn uống ở trong những vùng điều kiện thật tinh khiết nên chất dịch tương (nước bọt) mà chúng tiết ra dệt nên tổ yến là kết tinh của “tinh hoa trời đất”, được hòa tan cùng các chất khoáng đa vi lượng ở vách đá nơi chim làm tổ bổ dưỡng vô cùng. Nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy giá trị dinh dưỡng của yến sào rất cao bao gồm nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm, các acid amin cần thiết và quan trọng cho cơ thể.

    1. Lịch sử của của yến sào

    Theo tài liệu ghi chép lại, Có vị vua ngày xưa tình cờ lạc vào hoang đảo này với vài tên tính cận vệ. Họ đang đối mặt với cái chết trên hòn đảo vì không có đồ ăn thức uống, sức lực mọi người đang dần cạn kiệt.

    Nhưng một ngày nọ, nhà vua tình cờ phát hiện một hốc đá nhỏ. Trong hốc đá có chứa nước ngọt rơi từ trên vách đá xuống sau cơn mưa. Nhà vua cúi xuống uống nước, bỗng ông nhìn thấy có vật gì đó màu trắng rơi vào trong nước.

    Vua quan sát thấy nó đang dần nở ra. Vì quá đói mà nhà vua đã ăn ngay. Cuối cùng, do quá mệt, vị vua đã lăn ra ngủ ở một tảng đá gần đó.

    Sau khi tỉnh lại, nhà vua nhận thấy điều kì diệu xảy ra: Cơ thể như phục hồi lại sức lực, tinh thần cũng phấn chấn hơn. Nhà vua vui mừng nghĩ rằng nguyên do có lẽ từ cái vật màu trắng ông đã ăn cùng nước trong hốc đá.

    Ông nhìn lên trên vách đá cao để tìm kiếm và phát hiện có rất nhiều vật màu trắng tương tự bám trên vách đá, thực chất đó chính là tổ chim.

    Vậy là ông cùng với mọi người tìm cách lấy những tổ chim đó xuống ăn. Sau một đêm ngon giấc, hầu hết tất cả mọi người đều đã khôi phục lại sức khỏe. Rồi tất cả cùng tìm cách quay trở lại đất liền.

    Khi về lại đất liền ông không quên đi những món quà kỳ diệu thiên nhiên đưa tới trên đảo hoang. Ông truyền lệnh cho các ngự y nghiên cứu về tổ chim đó.

    Nhờ vậy, ông biết được đây là tổ của một loài chim nhỏ. Từ đó, chúng được vua sử dụng làm món ăn sang trọng trong các yến tiệc nên ông cũng đặt tên cho loài chim này là chim Yến. Nguồn gốc yến sào cũng bắt nguồn từ đây.

    Trong yến sào có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Không những thế, yến sào còn là một vị thuốc quý giá giúp tăng cường sức khỏe, kéo dài thanh xuân.

    Yến sào sau đó đã trở thành món ăn quý hiếm chuyên dùng cho quý tộc cung đình và những người giàu có. Chúng cũng được xếp vào một trong bát trân, tám món ăn quý hiếm của vua chúa thời xưa.

    2. Đặc điểm của chim yến

    Hình dáng:

    Chim yến hàng ở Việt Nam được biết tới dưới nhiều tên gọi như chim yến Vàng,chim Hải Yến, chim Yến Nhỏ…

    · Chiều dài trung bình khoảng 10 – 16cm.

    · Đầu và đuôi đen đậm.

    · Lưng màu nâu phớt đen, bụng màu nhạt hơn lưng, hông có vệt nâu xám.

    · Đuôi có chẻ nhưng không sâu lắm.

    · Mắt nâu tối, mỏ đen chân đen.

    · Tổ hình chén trà bổ đôi, làm từ nước bojtcuar chim, có giá trị cao.

    Đặc tính:

    Chim yến hàng là loài sống rất chung thủy, chúng chỉ cặp đôi với con khác khi 1 trong 2 con bị chết. Loài này không bao giờ chiếm đoạt tổ của nhau, thậm chí chúng không bao giờ nhầm lẫn tổ của nhau, con trống và con mái cặp đôi và cùng nhau xây tổ ấm, chim mái có nhiệm vụ ấp trứng, chim trống đi tìm thức ăn, mỗi năm chim mái đẻ 1 lần và mỗi lần đẻ 2 trứng.

    Thời gian làm tổ của chim là từ tháng 1 đến tháng 3, giữa các lần xây tổ và đẻ trứng chúng thường treo mình trên vách đá để ngủ. Sau khi cặp chim xây tổ xong vào khoảng tháng 4 tháng 5 âm lịch sẽ là mùa thu hoạch tổ.

    Thức ăn của chim yến:

    Thức ăn mà chim yến ưa thích là:

    · Ong kiến chiếm 50-70%,

    · Tiếp đến là mối, ruồi muỗi, bọ rầy, bọ rùa, chuồn chuồn kim, bọ xít nhỏ, bướm đêm, cánh tơ, cào cào.

    3. Thành phần dưỡng chất có trong yến sào:

    Thành phần dinh dưỡng trong yến sào có đến 31 nguyên tố tốt cho sức khỏe. Một số nguyên tố dinh dưỡng chính trong yến sào có thể kể đến như:

    · Protein (50 – 60%): Cung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể, giúp củng cố thêm sức đề kháng.

    · Threonine (~ 2.69%): Một loại axit amin tốt cho gan, giúp cơ thể hấp thu những dưỡng chất tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch.

    · Axit aspartic: Hxit amin giúp thúc đẩy cơ thể sản sinh globutin – Hỗ trợ giúp tăng cường hệ miễn dịch và kháng thể.

    · Insoleucine, Fructose ( (2.04%): Giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe của cơ thể sau mệt mỏi.

    · Proline (5.27%): Phát triển và hồi phục các mô, cơ, da và tế bào.

    · Leucine (4.56%): Kiểm soát lượng đường trong máu, rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.

    · Cystein (0.49%): Giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng hấp thu vitamin D.

    · Fucose (0.70%): Tốt cho hệ thần kinh, thích hợp cho trẻ nhỏ và người cao tuổi.

    · Glycine (1.99%): Tốt cho làn da thích hợp cho phụ nữ.

    · Valine (4.12%): Thúc đẩy hình thành tế bào mới.

    · Methionine (0.46%): Tốt cho cơ bắp, hỗ trợ phòng ngừa viêm khớp. Phù hợp với nam giới và người cao tuổi.

    · Phenylalanine (4.50%): Tốt cho não, giúp tăng cường trí nhớ, thích hợp cho sự phát triển của trẻ em.

    · Histidine (2.09%): Giúp cơ thể tăng trưởng và liên kết mô cơ bắp.

    · Lysine (1.75%): Tăng hấp thu canxi, giúp xương chắc khỏe, ngừa lão hóa cột sống.

    · Tyrosine (3.58%): Giúp cơ thể phục hồi nhanh nếu bị tổn thương hồng cầu.

    · Trytophan (0.70%): Phòng chống ung thư.

    · N-acetylglucosamine (5.30%): Phục hồi sụn bao khớp trong trường hợp thoái hóa khớp.

    · N-acetylgalactosamine (7.30%): Ảnh hưởng đến chức năng của khớp thần kinh, sự liên kết giữa các tế bào thần kinh.

    · N-acetylneuraminic acid (8.60%): Tăng khả năng miễn dịch, đẩy lùi vi khuẩn, virus.

    · Crom giúp kích thích tiêu hóa và Selen giúp chống lão hóa, chống phóng xạ

    · Ngoài ra, trong tổ yến còn có Fe, Cu, canxi, Zn (36.41%): Tốt cho hệ cho thần kinh và cải thiện trí nhớ.

    4. Tác dụng của yến sào đối với phụ nữ

    Tác dụng của tổ yến đối với sức khỏe phụ nữ:

    Trong yến sào còn chứa một khối lượng dồi dào các nguyên tố đa vi lượng như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr, Se,… đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể như :

    · Giảm căng thẳng mệt mỏi;

    · Tăng cường độ ẩm cho da;

    · Giảm nếp nhăn;

    · Chống lão hóa;

    · Giúp da mịn màng, săn chắc;

    · Hỗ trợ việc cải thiện hệ hô hấp;

    · Giảm huyết áp;

    · Cải thiện chức năng tim;

    · Điều hòa lưu thông máu trong cơ thể;

    · Tăng tuổi thọ con người;

    Phụ nữ ở lứa tuổi nào dùng yến cũng phù hợp. Đặc biệt, khi chị em bước vào thời kỳ lão hóa sau tuổi 30 thì lượng collagen bắt đầu suy giảm, khiến xuất hiện nhiều nếp nhăn. Nếu dùng yến sào đều đặn với liều lượng phù hợp, bạn sẽ thấy tác dụng của yến sào đối với phụ nữ tuyệt vời như thế nào.

    Các axit amin có trong yến sào giúp cải thiện và nâng cao chức năng hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Tiêu đàm, giảm ho, cải thiện hệ thống hô hấp. Tăng khả năng hoạt động của hệ tiêu hoá, hỗ trợ cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng và trao đổi chất tốt hơn.

    Cải thiện chức năng gan thận, giúp lọc chất thải và các độc tố có trong cơ thể. Nhất là đối với phụ nữ sau sinh hay bị lãnh cảm, khả năng sinh lý kém đi, tổ yến có công dụng giúp cải thiện khả năng sinh lý của phụ nữ rất hiệu quả.

    Ngoài ra, nếu cơ thể đang trong tình trạng suy kiệt do bệnh tật, phẫu thuật hoặc sau khi sinh… thì lượng hồng cầu bị suy giảm, người mệt mỏi, sụt cân, sức đề kháng yếu. Bổ sung yến sào vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp chị em phụ nữ cải thiện được tình trạng này.

    Bên cạnh đó, phụ nữ khi mang thai (thai sau 03 tháng) bổ sung dinh dưỡng bằng cách chế biến yến với lê đặc biệt giúp tăng dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi.

    Tác dụng của tổ yến đối với sắc đẹp phụ nữ:

    Thành phần yến sào chứa nhiều threonine là chất hình thành elastine và collagen giúp ngăn ngừa lão hóa, duy trì làn da tươi trẻ, giúp kéo dài nét thanh xuân cho chị em.

    Phụ nữ nếu ăn yến thường xuyên sẽ ít bị nổi mụn, tàn nhang, vết nám, hơn nữa còn có được làn da mịn màng, đặc biệt làm chậm quá trình lão hóa.

    Tác dụng của tổ yến đối với việc giảm cân của phụ nữ:

    Tác dụng của yến sào đối với phụ nữ còn tuyệt vời hơn nữa vì tổ yến có chứa đường tự nhiên galactose hoàn toàn không có chất béo nên bạn có thể dùng mỗi ngày mà không sợ tăng cân.

    5. Tác dụng của yến sào đối với trẻ em

    Yến sào được nhiều bà mẹ tin tưởng lựa chọn làm thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho trẻ. Với hàm lượng Ca, Fe, Cr trong tổ yến không chỉ cung cấp những dưỡng chất cần thiết mà còn kích thích hệ tiêu hóa và giúp hệ cơ xương của trẻ phát triển toàn diện.

    Đối với các bé đang trong thời kỳ ăn dặm, đặc biệt là trẻ biếng ăn hay mắc các bệnh về phổi sử dụng yến sào là rất cần thiết bởi nó không chỉ cải thiện khả năng miễn dịch mà còn tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

    Đối với trẻ em đang ở độ tuổi phát triển, sử dụng món ăn này giúp tăng trí nhớ, ổn định thần kinh, giúp trẻ có tinh thần thoải mái để tiếp thu và lĩnh hội kiến thức.

    6. Tác dụng của yến sào đối với nam giới

    Trong tổ yến chứa nhiều vi chất, acid amin Menthionine giúp cơ thể săn chắc, đốt cháy mỡ thừa, giảm hấp thu chất béo trong thức ăn hàng ngày.

    Vi chất này còn giúp cơ thể sản sinh chất cần thiết chống bệnh khớp thường gặp ở nam giới, bổ phổi, bổ huyết, phục hồi gan và chống lại các bệnh liên quan đến gan do dùng nhiều bia, rượu. Ngoài ra, yến sào còn giúp phái mạnh tăng cường sinh lực và cải thiện trí nhớ.

    7. Tác dụng của yến sào đối với người già

    Trong yến sào chứa acid amin như Histidine, Arginine,… có vai trò kích thích tiêu hóa, tăng sự hấp thu dưỡng chất ở đường ruột, phòng chống các bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch và tiểu đường.

    Bên cạnh đó, món ăn này còn giúp người già tăng cường chức năng thận và phổi, tăng cảm giác ngon miệng, giúp xương chắc khỏe và chống lão hóa cột sống.

    Trên đây, là những tóm tắt về lịch sử của yến sào cũng như các thành phần dinh dưỡng có trong yến sào và công dụng của các thành phần đó. Các bạn hãy tham khảo và lựa chọn tổ yến phù hợp để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày nhé !
    Trích nguồn : Samyenlinhchi
    Đã chỉnh sửa bởi bapbapbap; 18-02-2020, 05:58 AM.
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom