• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận lớp 7

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận lớp 7

    Bài Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận thuộc Soạn văn lớp 7

    Câu 1. Hãy tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài: Sách là người bạn thân của con người.
    I. TÌM HIỂU ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN


    1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận

    Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi.

    1. Lối sống giản dị của Bác Hồ.

    2. Tiếng Việt giàu đẹp.

    (Đề có tính chất giải thích, ca ngợi)

    3. Thuốc đắng dã tật.

    4. Thất bại là mẹ thành công.

    5. Không thể sống thiếu tình bạn.

    6. Hãy biết quý thời gian.

    7. Chớ nên tự phụ.

    (Đề có tính chất khuyên nhủ, phân tích)

    8. Không thầy đố mày làm nênHọc thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không?

    9. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

    (Đề có tính chất suy nghĩ, bàn luận)

    10. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nên chăng?

    11. Thật thà là cha dại phải chăng?

    (Đề có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề)

    a) Các đề văn trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không?

    b) Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận?

    c) Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn.

    Trả lời:

    a) Tất cả các đề văn trên đều có thể xem là đề bài, đầu đề. Dĩ nhiên là có thể dùng cho bài văn sắp được viết.

    b) Văn nghị luận là phải dùng hệ thống tư tưởng quan điểm của mình nhằm xác lập cho người nghe, người đọc tư tưởng quan điểm đó. Các đề trên đều định hướng như trên nên nó là đề văn nghị luận.

    c) Tính chất của đề văn yêu cầu chúng ta phải hiểu đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận. Nó giúp ta không đi lệch khỏi vấn đề mình quan tâm.

    2. Tìm hiểu đề văn nghị luận

    a) Tìm hiểu đề Chớ nên tự phụ

    - Đề nêu lên vấn đề tự phụ.

    - Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là phân tích, khuyên nhủ không nên tự phụ.

    - Khuynh hướng trong đề là phủ định.

    - Đề đòi hỏi người viết phải có thái độ phê phán thói tự phụ, kiêu căng, khẳng định sự khiêm tốn, học hỏi, biết mình biết ta.

    b) Trước một đề văn, muốn làm tốt người viết phải xác định được vấn đề cần nghị luận; từ đó hình dung cụ thể về đối tượng cần bàn bạc, đánh giá và biết được nên tập trung vào những gì để bài viết có trọng tâm (tức là phạm vi nghị luận); xác định được tính chất nghị luận (cần bộc lộ thái độ khẳng định, ngợi ca hay phủ định, phê phán); và qua những điều đã xác định được này mà có thể dự tính cách làm cụ thể cho bài văn (hướng triển khai)
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom