• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Tìm ngôi "Cửu Ngũ"

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tìm ngôi "Cửu Ngũ"

    23 November 2018

    Buổi sáng thức dậy, trong lúc còn ngái ngủ vô phòng tắm, tay thì vốc nước rửa mặt nhưng trong đầu lại tự dưng không biết từ đâu nghe văng vẳng câu nói "tìm ngôi cửu ngũ" .."tìm ngôi cửu ngũ" .., lập đi lập lại hai ba lần ...


    Thoạt tiên cũng chẳng rõ "Cửu Ngũ" là gì . Một chập sau mới chợt nhớ mài mại rằng trong các sách từng đọc thời trước vốn có nói về các vị vương tướng thường tranh dành nhau để mà "lên ngôi cửu ngũ", nghĩa là để đoạt địa vị cao quý nhất trong xã hội, lên ngai vàng, làm hoàng đế .v..v.. !


    Từ trước tới giờ chưa hề biết tại sao mà từ "cửu ngũ" lại được dùng để diễn đạt cái địa vị vua chúa . Trong lòng lại càng không khỏi bâng khuâng, chẳng rõ vì cớ nào mà trong tâm trí mình lại lởn vởn có cái ý tưởng liên quan tới "ngôi cửu ngũ" ? Chẳng lẽ nằm sâu trong tiềm thức mình lại có cái vọng tưởng làm vua thiên hạ ? Thời buổi này mà còn mơ nghĩ tới điều đó thì thật tình quá vô lý hão huyền .


    Suy nghĩ thêm chút nữa thì nhớ lại rằng mấy hôm rồi đang có ra công tìm hiểu nghiên cứu về đề tài "âm dương - ngũ hành" . Trong Dịch học thì chữ "cửu" vốn được dùng để chỉ định các hào dương (vạch liền) trong quẻ , chẳng hạn như sơ-cửu là hào 1, cửu nhị là hào 2, cửu tam là hào 3 ..v..v. . Trong Hà Đồ thì số 5 (ngũ) đóng vai trò then chốt và quan trọng nhất, với vị trí chính giữa mọi số khác . Số 5 lại cũng là một con số dương, cho nên từ "cửu ngũ" rất có thể là tượng trưng cho con số 5 trong Hà Đồ, năm đốm trắng tại Trung Cung . Đây mới là cái điểm chính yếu nhất, gói trọn các huyền cơ của tạo vật, và mới thật đáng là cái mà mình nên theo đuổi và tìm tới .

    Hà Đồ







    Trong sách DỊCH KINH YẾU CHỈ , Bác sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ cũng đã viết như sau:

    ...

    ( Chương : Lời nói đầu)


    ....

    8). Tôi đã tìm ra được Dịch biến thiên và xoay quanh 1 Tâm điểm. Tâm điểm ấy chính là Thái Cực, và được tượng trưng bằng con số như 5, 10, 15. Ở nơi con người thì Tâm điểm ấy là Thiên Tâm, Chân Tâm, Cốc Thần, Thái Cực, Lương tâm con người, ở ngay giữa đầu não con người, nơi mà ta gọi là Nê Hoàn Cung, Huyền Quan Nhất Khiếu hay Huyền Tẫn Chi Môn.

    Tâm điểm thời bất biến, Vạn Tượng bên ngoài thời biến thiên. Con người phải tiến từ Vạn Tượng về với Thái Cực. Khi vào tới Thái Cực thì Nho Gia gọi là đạt đạo Trung Dung, Phật gia gọi là đạt tới Kim Cương, Viên Giác, Lão gia gọi là đã luyện xong Kim Đơn. Á Châu còn gọi chung là Qui Nguyên, Phản Bản. ...





    (Chương 1 . DỊCH HỌC NHẬP MÔN )

    ... Nhìn vào các đồ bản Dịch ta sẽ lĩnh hội được sự kiện vô cùng quan trọng này là Tạo Hóa hay Thái Cực ẩn áo ngay trong lòng sâu Vạn Hữu. Tạo Hóa và Vạn Hữu hợp lại thành một đại thể, y như một cây vĩ đại có muôn cành lá, hoa quả xum xuê.
    Thái Cực, Tạo Hóa là căn cốt; Vạn Hữu là những hiện tượng biến thiên chuyển dịch bên ngoài.

    Suy ra: nếu ta biết vượt qua những lớp lang, biến ảo của hoàn cảnh, xác thân và tâm hồn, ta sẽ tìm về được với Tạo Hóa, với Thái Cực ẩn áo nơi đáy lòng ta.

    Thế tức là: từ ngọn suy ra gốc, từ biến thiên suy ra hằng cửu, từ các tầng lớp biến thiên bên ngoài suy ra tâm điểm bất biến bên trong. Như vậy học Dịch là để biết các lớp lang biến hóa, chuyển dịch của vũ trụ và của lòng mình; nhân đó, sẽ suy ra được chiều hướng tiến thoái và trở về được cùng bản thể duy nhất, tiềm ẩn nơi đáy lòng mình. Xưa nay đã có biết bao người nhờ học Dịch mà trở về được với căn nguyên của mình, với Trời, với Thái Cực.


    @
    Đã chỉnh sửa bởi BatNgat; 20-05-2020, 05:08 AM.
    http://just2be.atwebpages.com
    Similar Threads
  • #2

    Chút khái niệm về Vô Cực và Thái Cực


    Nhiều nhà nghiên cứu về Kinh Dịch đã cho rằng khi ta nhìn cái mô hình của Hà Đồ dưới dạng của một vòng tròn thì sẽ nhận ra các điều như sau:




    Nếu ta gom quện các số chẵn (âm) như 2,4,6,8 (mầu đen) lại với nhau thành một khối, và đồng thời cho các số lẻ (dương) như 1,3,7,9 (mầu trắng) kết hợp nên nhóm thứ hai thì sẽ có thể xuất hiện cái hình tượng này :





    Âm (vệt đen) và Dương (vệt trắng) biểu hiệu cho hai trạng thái tuy tương phản nhưng luôn luôn gắn liền và quyện vào nhau . Nếu Âm phát huy thái quá thì sẽ trở chiều thành Dương, và ngược lại cũng thế: Dương khi đi tới cực độ thì sẽ xoay chuyển ra Âm .


    Các kinh sách của Trung Hoa nói chung thường rất là vắn tắt và hàm xúc . Phát biểu về các cơ cấu căn bản của Dịch thì cũng chỉ có vỏn vẹn như sau:

    #
    Vô cực sinh Thái Cực

    Thái Cực sinh Lưỡng Nghi

    Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng

    Tứ Tượng sinh Bát Quái ...





    Các phát biểu đó đã gợi lên những suy diễn như sau trong đầu cá nhân này :

    Nếu không có sự nhận thức, thì đối với chúng ta tất cả các hiện tượng trên thế gian đều không có hiện hữu . Chẳng hạn như buổi tối , khi thể xác mệt mỏi nằm xuống ngủ, mắt nhắm tít, 5 giác quan từ từ tắt lịm hết . Mọi ý thức cũng không còn . Thế giới gồm không gian và thời gian như ta biết đều biến mất . Đây chắc có thể tạm ví như là cái trạng thái "vô cực" (chân không) .


    Buổi sáng chợt tỉnh giấc, mở mắt nhìn thì biết ngay là sáng hay tối, tai lắng nghe thời biết động hay tĩnh , da thịt cảm nhận được là nóng hay lạnh, mũi thính ngửi biết khí thanh hay uế, tặc lưỡi thì nhận ra ngay vị đắng hay ngọt . Cứ nằm một chỗ thôi cũng có thể nhận thức được các cặp đôi tương phản đối nghịch nhau như vậy . Điều này xem ra giúp khơi sáng chút xíu cái ý tưởng về Lưỡng Nghi .


    Đứng dậy đi vòng quanh trong phòng, nhận thấy rằng có góc thì tối đen, có nơi thì tối nhiều hơn sáng, có nơi sáng nhiều hơn tối, rồi cũng có nơi thì nắng rọi sáng rực . Những thay đổi trên mặt phẳng hai chiều của sàn nhà có thể được tượng trưng bởi cái khái niệm về Tứ tượng ( 4 cách kết hợp của Lưỡng Nghi).


    Leo thang để đi lên gác thì sẽ nhận thức ra mọi sự rõ là phức tạp hơn một bực nữa . Các thay đổi trong cái khuôn khổ 3 chiều này có thể được tóm tắt lại với cái khái niệm về Bát quái ( 8 cách kết hợp của Lưỡng Nghi).


    Theo cái vũ trụ quan của Trung Hoa thì Bát quái có lẽ tượng trưng cho các "phân tử" căn bản nhất của cõi sống 3-chiều . Mọi sinh hoạt của nhân gian trong cõi này đều có thể đưọc diễn đạt và am hiểu qua các sự phối hợp và tác dụng vào lẫn nhau của 8 yếu tố chính này . Lẽ dĩ nhiên trên thực tế thì các biến đổi trong thế gian rất là phức tạp, có tới muôn hình vạn trạng nhiều hơn tám cái "quái" đó . Thế nên nếu muốn lập biểu tượng cho hết thảy các sự tình thì cần phải khai triển tiếp . Nhưng không hiểu sao , thay vì là tăng thêm một bực nữa (thế giới 4-chiều ?) để mà có được 16 cách kết hợp của Lưỡng Nghi, thì Kinh Dịch lại nhảy vọt bằng cách chồng ngay các Bát quái lên lẫn nhau để có được 64 quẻ kép . ... Làm như vậy là đã suy diễn theo quy tắc gì đây ?


    http://just2be.atwebpages.com

    Comment

    • #3

      23 January 2019

      Cốt tủy của Kinh Dịch


      Mấy hôm nay có lục lạo trong trang web của Bác sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ thì may thay tìm ra thêm được một bài viết về "Cốt tủy của Kinh Dịch" , nằm trong cái e-book tựa TINH HOA CÁC ĐẠO GIÁO , dưới đề mục "Sách đã xuất bản" :
      Link

      ....
      Trương Kỳ Quân, một học giả Trung Hoa hiện đại, tác giả bộ Trung Hoa ngũ thiên niên sử, đã viết:

      “Dịch là một sách học cả về Trời lẫn Người, khảo về nguồn gốc sự sáng tạo vũ trụ, để rõ lẽ kiết hung, tiêu trưởng, tiến thoái, tồn vong. Nó là sách căn bản dạy Tu, Tề, Trị, Bình, nhớn như là kinh luân quốc gia, nhỏ như là Tu thân xử thế. Nếu thâm đạt tinh hoa Dịch, mà đem áp dụng thì tất cả đều ở trong kinh đó.”



      “Sách Dịch là sách rộng rãi, bao quát, nhưng nói đại ý, nó chỉ cốt dạy: Trời, người hợp nhất.” (THIÊN NHÂN HỢP NHẤT)

      ....



      Dịch đã cho thấy là giữa lòng mọi biến thiên đều đã ẩn tàng sẵn Thái Cực. Nếu vậy, thì giữa lòng mọi biến thiên của hình hài, tâm tư, trí não chúng ta, phải có Thái Cực. Biết rằng trong ta có Thái Cực, có căn cốt Trời, chúng ta sẽ có cơ tinh tiến vô biên vô tận.



      Trong chương 9 của quyển sách này , bác sĩ Nguyễn Văn Thọ đã đưa ra một chìa khóa có thể giúp mở cửa nhập vào kho tàng vô giá của Dịch Kinh . Chìa khóa này gồm có 3 khái niệm mấu chốt :


      1) Tâm Điểm

      2) Vòng tròn

      3) Hai chiều biến đổi



      Cổ nhân đã tận dụng nhiều phương cách như từ ngữ, hình tượng và các con số để diễn đạt mọi ý tưởng về đạo lý của Dịch .


      Tâm Điểm
      Số 5 và 10 ở Trung Cung , tượng trưng cho Thái Cực . Đây là "Bản Thể", là gốc rễ của Trời Đất, vừa là căn nguyên và vừa là cùng đích của Vạn Hữu (mọi vật) . Số 5 là Thượng Đế lúc khởi nguyên . Số 10 là Thượng Đế khi chung cuộc .

      Vòng tròn
      Các con số ở vòng ngoài (1,2,3,4 và 6,7,8,9) bao quanh tâm điểm (5,10) vốn là tượng trưng cho Vạn Hữu . (1,2,3,4 ) là Tứ Tượng, vốn do Thái Cực phân tán mà ra ( 5 = 2+3 ; và 5 = 1+4 ) . Còn ( 6,7,8,9) thì cũng là các Biến Hóa thêm dựa trên Thái Cực ( 1+5 = 6 ; 2+5 = 7 ; 3+5 = 8; 4+5 = 9 ) .

      Hai chiều biến đổi
      Dịch có nghĩa là luân lưu biến chuyển , đổi dời . Mọi sự thay đổi trên thế gian có thể diễn tiến theo một trong hai chiều :
      Thứ nhất là chiều Thuận, từ Vô Hình tới Hữu Hình, từ ý tưởng ra hiện tượng, từ trong ra ngoài, là chiều phân tán từ Thái Cực ra Âm Dương, rồi ra Tứ Tượng, kế tới là ra Bát Quái . Đây là chiều sinh Nhân, sinh Vật .
      Thứ hai là chiều Nghịch, từ Hữu Hình trở về Vô Hình, từ ngoài hướng vô trong, chiều của Vạn Hữu quy tụ vào Thái Cực . Đây là chiều sinh Thánh, sinh Thần .






      Theo như bác sĩ Nguyễn Văn Thọ nghĩ , thì Thuyết Quái Truyện của Kinh Dịch có ý đề cao chiều Nghịch hơn là chiều Thuận :

      ...

      Số vãng giả thuận. Tri lai giả nghịch. Thị cố Dịch nghịch số dã.
      (đại khái nói rằng: Biết dĩ vãng là thuận, biết tương lai là nghịch.)

      Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ cho rằng:

      Từ Thái Cực đi ra Vạn Tượng hữu hình là chiều thuận của Dịch. Từ hữu hình trở về Thái Cực là chiều nghịch của Dịch.

      Trong dĩ vãng, con người đã đi chiều thuận, trong tương lai sẽ đi chiều nghịch.

      Biết đi ngược dòng đời để trở về với Thái Cực, tức là đi trên con đường của Thần Thánh xưa nay vậy.




      @
      http://just2be.atwebpages.com

      Comment

      • #4

        Lội ngược giòng đời

        ...
        << ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~

        Phận cá kiên tâm, lội ngược giòng

        Kiếp người thiên mệnh, hướng vô trong !






        Determination - Atlantic Salmon jumping water fall
        http://just2be.atwebpages.com

        Comment

        • #5

          Âm Dương và Ngũ Hành
          18 Nov 2018

          Khi tham khảo Dịch lý vốn thường gặp đề tài "Âm Dương và Ngũ Hành", nhưng đã bao lâu rồi vẫn không hiểu được sự câu nối liên hệ giữa các khái niệm này . Suy luận ra sao để từ 2 thứ Âm-Dương mà đi tới 5 thể loại Ngũ hành kia ?


          Một ngày kia đọc sách "Kinh Dịch Diễn Giảng" của BS Kiều Xuân Dũng , mới chợt nhận ra sự liên kết đó . Điều này chỉ có thể soi thấy khi ta nhìn kỹ vào Hà Đồ .



          Hà Đồ thì có từ đời vua Phục Hi, và gồm một họa hình như sau:






          Tuy đồ hình xem rất đơn giản, nhưng bên trong Hà Đồ có gói ghém rất nhiều khái niệm , liệt kê tóm tắt dưới đây:


          - phía bắc (bên dưới ) có 1 đốm trắng và 6 đốm đen,


          - phía nam (bên trên ) có 2 đốm đen và 7 đốm trắng.


          - phía đông (bên trái ) có 3 đốm trắng và 8 đốm đen,


          - phía tây (bên phải ) có 4 đốm đen và 9 đốm trắng,


          - ở giữa có 5 đốm trắng và 10 đốm đen.



          Sự sắp xếp này muốn nói rằng :
          - 1 cặp đôi với 6, 2 cặp đôi với 7, 3 cặp đôi với 8 , 4 cặp đôi với 9 , 5 cặp đôi với 10.


          - các đốm đen là số chẵn thuộc âm,


          - các đốm trắng là số lẻ thuộc dương.


          - các số vòng trong: 1, 2, 3, 4, 5 là những số "SINH" (nguồn cội) ,


          - các số vòng ngoài : 6, 7, 8, 9, 10 , là những số "THÀNH" (kết quả).


          - con số 5 ở giữa còn mang cái ý nghĩa đặc biệt, đó là : các số "SINH" cộng với số 5 thì ra các số "THÀNH" .


          Không có số 5 ở Trung cung ( chính giữa) thì vạn vật không có sanh, cũng không có thành . Số 5 và số 10 là huyền cơ của Trời Đất .






          Nhiều thế kỷ sau Phục Hi, Đạo giáo (Taoism) đã khơi sáng thêm cái vai trò then chốt của con số 5 với thuyết Ngũ hành, áp dụng vào Hà Đồ để cụ thể hoá việc sinh thành của Âm-Dương .


          Ngũ hành gồm có Kim , Mộc, Thủy, Hoả và Thổ . Tất cả đều là những hiện tượng, các hình thể vật chất bề ngoài của Âm-Dương .


          Vị trí của Ngũ hành trong Hà Đồ là như sau: Thủy ở phía Bắc, Hoả phía Nam, Mộc phía Đông, Kim phía Tây, còn Thổ thì nằm tại Trung ương .

          Tuy rằng phân Ngũ hành, nhưng kỳ thật chỉ có 2 khí Âm Dương vận hành, và rồi 2 thứ này cũng là chỉ do một khí (Thái Cực) xoay chuyển trong một vòng vô tận mà ra:





          Theo nguyên tắc căn bản của thuyết Ngũ Hành, cứ hai Hành đứng kề cận nhau thì sinh cho nhau, luân chuyển không ngừng. Còn các Hành cách nhau thì sẽ khắc chế nhau, cứ thế mà luân lưu mãi:



          Ngũ Hành tương sinh
          http://just2be.atwebpages.com

          Comment

          Working...
          X
          Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom