• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

CẠO GIÓ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • CẠO GIÓ

    CẠO GIÓ
    Ngọc Trác

    CẢM LẠNH VÀ CÁC HẬU QỦA BIẾN CHỨNG

    Cảm lạnh là một một bệnh rất thông thường. Nhưng ngoại trừ một số dấu chỉ quen thuộc như sổ mùi, tịt mũi, nhức đầu, người gai gai sốt, khó chịu ai cũng biết, cảm lạnh thường khiến cho nhiều cơ phận khác bị suy yếu và gây ra một số bệnh, mà các bác sĩ tây y và cả đông y cũng không khám ra, không biết lý do tại sao, vì không có các vết nội thương ngoại thương, cũng không có vi khuẩn và không có cơ phận nào bị hư hỏng. Tuy không biết là bệnh gì nhưng các bác sĩ vẫn cho thuốc, thường là thuốc giảm đau, càng uống càng không khỏi, lâu ngày bị mất trí nhớ, loét bao tử, hư thận và khiến cho hệ thống thần kinh bị tê liệt. Cảm lạnh thường gây đau nhức tứ chi mình mẩy đến tê bại không cử động được, nên có bác sĩ cho là hệ thần kinh bị hư và để nghị giải phẫu...

    I. Lý do

    1. Trời mưa, trời gió hay trời lạnh mà mặc không đủ ấm, đầu không đội mũ, chân không đi giầy, không mang tất ấm, cổ không quấn khăn vv... vì thế các cơ phận thuộc bộ máy hô hấp (mũi, miệng, cổ họng, phổi... ) và tuần hoàn (tim, dạ dầy, ruột, gan, thận, lá lách...) bị lạnh. Khí âm xâm nhập nhiều qúa làm mất thế quân bình trong cơ thể, gây bế tắc kinh mạch, và suy yếu các cơ phận.
    2. Ngồi trúng chỗ có luồng gió (ở tư gia, trong nhà thờ, nhà hội có mở cửa trước cửa sau, hay cửa ngang hông, trong xe mở cửa kính hay máy lạnh qúa vv... ) có thể đưa đến chỗ bị cảm.
    3. Đặc biệt tại những vùng sáng sớm và ban chiều trời lạnh, nhưng ban trưa trời nóng (điển hình như California, Texas... ), có rất nhiều người bị cảm lạnh, vì không để ý, mặc không đủ ấm khi đi làm ban sáng và về nhà lúc chiều tối. Cứ thế, khí âm nhập vào người mỗi ngày một chút, và từ từ khiến cho cơ thể bị suy nhược và sinh ra nhiều triệu chứng mà không biết là bệnh gì.


    II. Một số triệu chứng thông thường dễ nhận ra

    1. Các triệu chứng bình thường dễ nhận ra:

    1) Sổ mũi, tịt mũi
    2) Nhức đầu, nặng đầu
    3) Ho
    4) Cảm thấy người vừa nóng vừa lạnh: hơi sốt hay sốt nặng (khi có vi khuẩn gọi là bệnh cúm)
    5) Bần thần, mỏi mệt trong người


    2. Nhưng chính vì khí âm xâm nhập thân thể, khiến bế tắc kinh mạch, máu huyết và làm suy yếu các cơ phận hô hấp và tuần hoàn, nên cảm lạnh làm nảy sinh ra nhiều triệu chứng, mà cả các bác sĩ cũng không biết và không ngờ tới.

    1) Trằn trọc, khó ngủ ban đêm
    2) Ngủ không thẳng giấc, đi tiểu lắp nhắp ban đêm, hay bị chuột rút
    3) Đổ mồ hôi ban đêm
    4) Đầy bụng, khó tiêu
    5) Nhất là đau và nhức mỏi trong người: đặc biệt là hai cánh tay, cổ, bả vai, sống lưng, đầu gối, hai chân và hai bắp chân.
    6) Nhiều khi có cảm tưởng như bị đau nhức thần kinh hay từ trong xương, đến độ bị bại xuội, cổ không quay được, không giơ hay co tay chân lên được, không cúi xuống được hay không thể mặc và cài cúc áo quần vv....
    - Đi khám bác sĩ, chụp phim thì không có cơ phận nào bị hư hại hay tật bệnh gì. Các bác sĩ chỉ biết cho thuốc giảm đau, bệnh nhân có cảm tưởng giảm đau nhức, nhưng càng uống càng tệ hại thêm, vì người ngày càng bần thần, mỏi mệt và đau nhức hơn. Thuốc giảm đau, thuốc ngủ sinh ra bệnh mất trí nhớ, đau bao tử và đau thận...
    7) Tức ngực, nhói ngực, khó thở, hụt hơi
    8) Nghẹt tim, tim hồi hộp, ngộp thở, hay có cảm tưởng bị bệnh tim
    9) Khó tiêu, táo bón, nặng bụng, ở chua
    10) Đau bụng lâm râm
    11) Tiêu chảy
    12) Đau tức bên hông phải trên vùng gan,
    13) Đau tức bên hông trái trên vùng lá lách
    14) Teo tĩnh động mạch trên đầu (dẫn tới chỗ đau đầu và bị tai biến mạch máu não vì lượng hồng huyết cầu và dưỡng khí không lưu thông đủ để nuôi óc)
    15) Da mặt xanh xao, tái mét hay thâm, và người lúc nào cũng cảm thấy bần thần, mệt mỏi như mất hết sức lực, chán nản, buồn sầu, chỉ muốn đi nằm, không muốn làm gì, và không làm được gì, vì người lúc nào cũng một mỏi.
    - Đi khám bac sĩ, thử máu, thử phân, thử nước tiểu, chiếu điện, thì không tìm ra bệnh gì, và ai cũng bảo là bệnh giả đò.
    16) Trẻ em bị cảm lạnh thì khó ngủ, hay ói sữa, biếng ăn, táo bón (hai ba ngày mới đi một lần, mà phải dùng thuốc, phân hôi), tiêu chảy, hay khóc, quấy, da không trắng và hồng hào, nhưng tái mét, khi khóc thì tím ngắt mặt mũi chân tay và không dỗ được.

    - Tất cả các triệu chứng trên đây đều có thể do cảm lạnh mà ra, đặc biệt các trường hợp đau nhức số 5, trường hợp số 15 và số 16 là dấu chứng đã bị cảm lạnh từ rất lâu, chứ không phải các cơ phận bị hư hại.
    - Khi bị cảm lạnh, phần nào trong cơ thể yếu thì phần đó thường dễ bị ảnh hưởng.
    - Có nhiều người bị cảm lạnh hàng chục năm mà không biết, đi khám hết mọi bác sĩ tại mọi nhà thương nổi tiếng và uống biết bao nhiêu thứ thuốc, mà vẫn không khỏi bệnh. Và các bác sĩ vẫn không biết chính xác là bệnh gì, kể cả các bác sĩ dông y và châm cứu. Đây là các trường hợp bị đau nhức (số 5) và người mất sắc, bần thần, kiệt sức (số 15) và trẻ em (số 16).

    III. Cách chữa

    Có nhiều cách chữa

    1. Bình thường có thể cạo gió.


    1) Cách cạo:

    - Dùng đồng bạc hay tốt nhất là cái thìa lớn (nếu bằng bạc nguyên chất càng tốt) cạo gió bằng dầu nóng (bất cứ loại nào cũng được) nhưng tốt nhất là long não pha với dầu ô liu,
    - Tỳ mạnh đồng bạc sát xuống da,
    - Cạo chậm rãi và kéo đường càng dài càng tốt,
    - Như thế sẽ ít đau và không trầy da.
    2) Chỗ cạo: khắp nơi trên người

    - Cạo: cổ, gáy, trán, trên đầu, hai thái dương, bả vai, bên trong bên ngoài hai cánh tay, mu bàn tay, ngón tay, lưng, ngực, bụng, bụng dưới, mông, bên trong bên ngoài đùi, chân, bắp vế và mu bàn chân, ngón chân.
    3) Cạo gió rất khoa học nhưng ông bà cha mẹ chúng ta không giải thích nên mình không hiểu. Thật ra:
    - cạo gió là đả thông kinh mạch để cho khí huyết lưu thông đều đặn trở lại
    - tái lập thế quân bình cho cơ thể
    - dầu nóng tăng khí dương,
    - đồng bạc hay cái thìa, tức chất kim khí, rút khí âm trong người ra.
    Cạo gió xong là tự nhiên hết các triệu chứng kể trên và khỏi bệnh, thường là ngay tức khắc.
    - Chỉ khi bị cảm (cảm nắng cũng như cảm gió và cảm lạnh) cạo da mới đỏ hay có hột và bầm tím nếu bị cảm nặng từ lâu. Càng bị cảm lâu càng bầm. Nhưng chỉ vài hôm sau là các vết đỏ và bầm sẽ biến đi.
    Vì thế nói cạo gió vỡ mạch máu da là không đúng. Ngày nay nhiều bác sĩ Mỹ cũng bắt đầu tin, vì người ta đã cạo ngay trước mặt cho bác sĩ thấy.
    - Tuy nhiên vì sống tại Tây Âu có nhiều người không quen hay chưa cạo gió bao giờ, nên sợ đau hay sợ bị dị nghị, mà quên đi hay khinh thường cách chữa bệnh rất hữu hiệu này của ông bà cha mẹ.
    4) Cách pha long não với dầu ô liu:
    - 100 gr bột long não nguyên chất đã tán sẵn mua ở tiệm thuốc bắc (không phải long não bỏ quần áo hay giết gián)
    - pha với 1 lít dầu ô liu (dầu trộn sà lát loại nào cũng đựợc)
    - bình thường các tiệm thuốc bắc bán bịch 1 pound long não (10 US$), thì pha với 1 galon dầu ôliu, rồi chia nhau.
    - Dầu ô liu pha với long não còn có thể dùng để thoa bóp, chữa trặc hay sưng chân tay và thấp khớp rất công hiệu.


    2. Xông với nước lá

    - nấu một nồi nước lớn với lá sả, lá cây dầu huynh diệp, lá chanh, lá cam, lá quít, lá bưởi hay ngải cứu vv...

    - trước khi trùm chăn xông trong phòng kín gió, thì bỏ thêm 10-20 gr bột long não, nếu có (thường tiệm thuốc bắc có bán bịch lá xông có thêm gói bột long não nhỏ)
    - xông xong, lau mồ hôi khô, và mặc quần áo ấm ngay rồi uống vài viên thuốc cảm với nước trà gừng nóng, đắp chăn nằm nghỉ hay ngủ được một giấc, sẽ thấy người khỏe ngay.
    Vì khi xông chảy mồ hôi nhiều nên cơ thể mất nhiều muối đạm, do đó cần phải cẩn thận, kiêng ra ngoài, để đừng bị lạnh trở lại.


    3. Đánh cảm bằng cám rang

    - lấy cám bỏ vào chảo rang nóng lên
    - bỏ vào miếng vải túm lại
    - rồi vuốt từ trên đỉnh đầu vuống xuống
    - vuốt khắp nơi trong người: đầu tóc, mặt, ngực, bụng, cơ quan sinh dục, lưng, mông, đàng trước đàng sau tay chân, lòng bàn tay bàn chân và ngón tay ngón chân...
    Cảm nặng thì phải rang 2, 3 mẻ và vuốt vài lần sẽ đỡ ngay, vì mọi kinh mạch đều được đả thông và khí huyết di chuyển bình thường trở lại.

    4. Đánh cảm bằng gừng

    - 100 gr gừng giã dập
    - túm vào một chiếc khăn hay vải mỏng
    - nhúng vào một bát rượu mạnh (rượu đế, volka vv...)
    - vuốt từ đỉnh đầu xuống cả người phía trước: mặt mũi, ngực, bả vai, cánh tay bên trong bên ngoài, lòng và mu bàn tay, rồi các ngón tay, bụng, bắp vế xuống cho tới lòng và mu bàn chân và các ngón chân, phía sau: đầu, ót, gáy, lưng, mông xuống cho tới lòng bàn chân và các ngón chân.


    5. Đánh cảm bằng trứng gà và đồng bạc nguyên chất (pure silver coin)

    - luộc 5-7 trứng gà chín lên (18 phút thì trứng chín), luôn để nước sôi
    - bóc vỏ, bổ đôi, bỏ lòng đỏ
    - nhét đồng bạc nguyên chất vào giữa
    - túm vào khăn hơi dầy một chút để khỏi bị xước da
    - rồi cứ thế vuốt từ trên đỉnh đầu xuống y như đánh cảm bằng cám và gừng
    - vuốt cho tới khi nào trứng hoàn toàn nguội mới thay trứng và thay đồng bạc khác.
    Nếu bị cảm nắng, thì đồng bạc mầu đồng.
    Nếu bị cảm lạnh, thì đồng bạc mầu đen, càng cảm lạnh nặng càng đen.
    Nếu bị cảm gió nữa thì đồng bạc mầu đen nhánh có sắc xanh. Nếu vừa cảm nắng vừa cảm lạnh, thì đồng bạc có cả hai mầu.

    1) Tùy trường hợp nặng nhẹ, có thể đánh từ 4 trứng trở lên. Bình thường mỗi lần đánh khoảng 4-5 trái là được. Để tránh bị lạnh trở có thể đánh đầu, ngực và lưng trước, rồi mặc áo, che khăn hay đắp chăn, sau đó mới đánh tới phần dưới của cơ thể. Nếu muốn đánh một lần cho cả phía trước hay phía sau, thì lấy chăn đắp phần thân thể đã đánh rồi hay chưa đánh.
    2) Đặc biệt là trường hợp 5 và nhất là 15, có khi phải đánh tới 40-50 hay hàng trăm cái trứng. Nghĩa là đánh làm nhiều lần, cho tới khi nào cảm thấy người dễ chịu, khỏe khoắn, da dẻ hồng hào trở lại thì thôi.
    3) Trẻ em bị cảm (đặc biêt các em nhỏ) chỉ nên đánh cảm bằng trứng. Trường hợp các em được vài tháng, nếu sợ bỏng da, có thể đánh cảm bên ngoài áo cũng được. Nhưng nếu bọc trứng trong một khăn dầy vừa đủ sễ không sao.
    4) Cũng có thể để nguyên vỏ trứng, để có nhiều sức nóng hơn, nhưng phải dùng loại khăn rửa mặt hơi dầy, để khỏi bị vỏ trứng làm xước da.
    5) Đánh cảm bằng trứng hơi tanh. Nhưng sau đó không được tắm. Chỉ nên dùng lotion hay chút dầu thơm pha chút nước nóng, nhúng khăn lau sơ người thôi.
    6) Đặc biệt trường hợp số 15 và khi bị thương hàn, tức cảm lạnh ngấm tới xương, thì phải đánh cảm bằng trứng và đồng bạc (vì cạo gió, bấm huyệt thoa bóp chỉ bớt chứ không khỏi).

    7) Đồng bạc bị đen bỏ vào một cái chén bên dưới lót một miếng giấy bạc rồi đổ nước sôi lên, đồng bạc sẽ trắng trở lại ngay và dùng để đánh tiếp.
    Cách mua hay đặt đồng bạc đánh cảm:

    1) Ai có thân nhân nhân ở Việt Nam có thể nhờ họ đặt cho mươi đồng bạc đánh cảm tại các tiệm bán vàng bạc (mỗi đồng khoảng 4-5 US$ làm hình bầu dục theo hình trái trứng là tiện nhất, vừa dùng để đánh cảm vừa dùng để cạo gió rất tốt)
    2) Dễ nhất là vào Internet để mua và trả qua credit card ngay tại Mỹ. Họ sẽ gửi tới tận nhà. Mấy gia đình chung nhau, vì mỗi sét có 20 đồng 1 dollar lớn và dầy. Đồng 1 dollar lớn này có thể đánh được 2-3 trứng mới đen hết đồng bạc.
    Silver Rounds Medaillon ** 999 Pure Silver One Ounce 34.50 US$
    htttp://www.goldmastersusa.com/silver coins.asp
    Click image for larger version

Name:	1oz-silver-coins-random-designs.jpg
Views:	107
Size:	69.4 KB
ID:	261933



    6. Giác, lẩy (thường phức tạp hơn, vì cần có bộ đồ nghề và không công hiệu bằng các cách kể trên, vì chỉ hạn chế vào một số nơi có bắp thịt).
    - Giác bằng alcool hay rượu mạnh, nếu không khéo có thể bị bỏng da.
    - Giác bằng hơi tránh được ngy hiểm này, nhưng phải có bộ đồ nghề.
    - Nếu biết lẩy có thể nặn máu bầm ra, nhưng phải cẩn thận để không bị nhiễm trùng.

    IV. Phòng bệnh hơn chữa bệnh

    Vì cảm lạnh có thể gây ra các hệ lụy nguy hại tới các cơ phận trong người như thế nên chúng ta phải cẩn thận.
    1. Luôn mặc ấm áp khi đi làm hay đi lễ ban sáng và về nhà lúc chiếu tối
    2. Đầu đội mũ, trùm khăn
    3. Giữ hai vai, vùng thận và chân ấm (đi vớ, cả khi ở trong nhà)
    4. Khi có các triệu chứng kể trên, cứ áp dụng mấy cách chữa bệnh trên đây của ông bà cha mẹ, trước khi đi khám bác sĩ.
    Trong các năm qua tôi đã từng chữa bệnh cho hằng trăm người và đoán bệnh ít khi sai. Thí dụ một người bị tiêu chảy suốt 3 năm đi khám bác sĩ tại nhiều nhà thương khác nhau và uống bao nhiêu thuốc nhưng không khỏi. Các bác sĩ không tìm ra lý do. Sau khi cạo gió bụng, lưng và ngực, bệnh tiêu chảy dứt ngay. Một người khác ăn lương tàn tật 2 năm vì không thể giơ hai tay lên được và đau nhức không thể lái xe được. Đi khám tại nhiều nhà thương nhưng các bác sĩ không biết bệnh gì, chỉ cho uống thuốc giảm đau và đoán là thần kinh bị hư nên đề nghị mổ. Sau khi cạo gió hai cánh tay và lưng xong là hết đau nhức và hai tay cử động bình thường ngay lập tức. Một người khác nữa bị đau đầu gối 3 tháng, đi khám các bác sĩ, chiếu điện nhiều lần cũng như uống nhiều thứ thuốc, mà không hết đau nhức. Bác sĩ nói thần kinh bị hư, phải mổ. Cạo gió mấy phút là hết đau nhức ngay.
    Thế mới biết rất nhiều trường hợp đau nhức là do cảm lạnh. Vì vậy trước khi đi bác sĩ hay vào nhà thương, chúng ta nên áp dụng cách chữa bênh của ông bà cha mẹ, vừa dễ dàng, vừa rẻ tiền lại rất khoa học và công hiệu tức khắc, giúp giữ gìn sức khỏe và nhất là khỏi bị tàn tật oan.


    Roma 9-1-2011
    LM Giuse Hoàng Minh Thắng Roma
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #2

    Ui cha, vụ ni không có tui rồi, zì đi bác sĩ họ tưởng bồ tui oánh ghen...

    Comment

    • #3














      KINH TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG
      Dân gian gọi: đường cạo gió, bắt gió.
      Không đúng cách: khi cạo khắp nơi trên người như tg LM Hoàng Minh Thắng đã viết.


      (mỗi bên có 67 huyệt)
      A. Đường đi :Bắt đầu từ đầu mắt, lên trán, giao hội với mạch Đốc ở đầu. Từ đỉnh đầu vào não, rồi lại ra sau gáy đi dọc phía trong xương bã vai, kẹp hai bên cột sống, đi sâu vào vùng xương cùng để liên lạc với thận, thuộc về Bàng quang.
      Phân nhánh:
      - Từ đỉnh đầu tách một nhánh ngang đi đến mỏm tai.

      - Từ thắt lưng có một nhánh tiếp tục đi hai bên cột sống, xuyên mông, xuống mặt sau đùi vào giữa kheo chân.
      - Từ hai bên xương bã tách ra một nhánh tiếp tục qua vùng vai đi dọc hai bên cột sống (phía ngoài đường kinh chính), đến mấu chuyển lớn, dọc bờ ngoài sau đùi hợp với đường trên ở kheo chân đi ra ở sau mắt cá ngoài (Côn lôn), rồi dọc bờ ngoài mu chân đến bờ ngoài ngón chân út và nối với kinh Thiếu âm Thận ở chân.
      B. Biểu hiện bệnh lý:
      * Kinh bị bệnh: Mắt đau, chảy nước mắt, chảy nước mũi, chảy máu cam, đầu, gáy, lưng, thắt lưng, cùng cụt, cột sống, mặt sau chi dưới đau, sốt.
      * Phủ bị bệnh: Đái không thông lợi, đau tức bụng dưới, đái dầm.
      C. Trị các chứng bệnh: Ở mắt, mũi, đầu, gáy, thắt lưng, hậu môn, não, sôt, bệnh các tạng phủ (dùng các huyệt Du sau lưng)


      TINH MINH
      (Huyệt Hội của các kinh Thái dương ở tay chân, Dương minh ở chân, Dương kiểu, Âm kiểu)
      Vị trí:- Ở cách đầu trong mắt 1 phân, chỗ cồm cộm lên (Đại thành, Tuần kinh)
      - Lấy ở trong khóe mắt trong 0,1 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là cơ vòng mi, chỗ bám của cơ tháp, cơ mày, trên chỗ bám của cơ nâng cánh mũi và môi trên. Chỗ xương hàm trên tiếp khớp với xương trán. Trong ổ mắt có cơ thẳng trong.Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mặt và nhánh của dây thần kinh sọ não số III.Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ: Đau mắt đỏ, mắt có màng có mộng, ngứa mắt, mờ mắt, quáng gà, liệt dây thần kinh VII ngoại biên, teo thần kinh thị.
      Cách châm cứu: Châm nông 0,1 tấc hướng mũi kim về phía mũi.
      Châm sâu: ngón tay cái đẩy nhãn cầu ra ngoài, tiến kim qua da, đẩy kim sát ổ mắt vào sâu. Khi rút kim cũng làm như vậy, không vê, rút xong dùng bông sạch ấn lỗ kim châm để tránh chảy máu. Không cứu.
      Chú ý: Không hướng kim vào ổ mắt, dễ châm vào nhãn cầu. Nếu châm sâu có thể vào tĩnh mạch, chảy máu lan ra quanh mắt như đeo kính đen.


      TOẢN TRÚC
      Vị trí: - Ở chỗ lõm đầu lông mày (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở chỗ lõm đầu trong lông mày, thẳng huyệt Tinh minh lên.
      Giải phẫu: Dưới da là cơ trán, cơ mày, cơ tháp và bờ cơ vòng mi. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mặt. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ: Đau mắt đỏ, hoa mắt, chảy nước mắt, mờ mắt, giật mắt, đau nhức vùng trán, đau đầu.
      Cách châm cứu: Châm 0,1-0,5 tấc, luồn kim dưới da, khi châm cả hai huyệt nên để hai thân kim chéo nhau ở giữa. Không cứu.
      Chú ý: Kết hợp với Tinh minh, Túc tam lý, Quang minh chữa đục nhân mắt.
      Kết hợp với Ngư yêu, Phong trì, Hợp cốc chữa đau trước trán.


      MI XUNG
      Vị trí: - Ở đầu lông mày thẳng lên, giữa huyệt Thần đình và huyệt Khúc sai (Đại thành)
      - Đo từ giữa chân tóc trán lên 0,5 tấc (Thần đình) rồi đo ngang ra 0,5 tấc là huyệt.
      Giải phẫu: Dưới da là chỗ cơ trán bám vào cân sọ, dưới gân là xương sọ. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
      Tác dụng: Tại chỗ: Đau đầu, hoa mắt.
      Cách châm cưú: Châm 0,3-0,5 tấc, luồn kim dưới da mũi kim hướng lên trên.
      Chú ý: Khi cần cứu không được gây bỏng.


      KHÚC SAI
      Vị trí:- Ở vào trong chân tóc, cách huyệt Thần đình 1,5 tấc (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Đo từ giữa chân tóc lên 0,5 tấc rồi đo ngang ra 1,5 tấc là huyệt.
      Giải phẫu: Dưới da là chỗ bám của cơ trán vào cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ và theo kinh: Đau trước trán và đỉnh đầu, hoa mắt, đau mắt, ngạt mũi, chảy nước mũi.
      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc, luồn kim dưới da, mũi kim hướng lên trên.
      Chú ý: Khi cần cứu không được gây bỏng.


      NGŨ XỨ
      Vị trí: - Ở huyệt Thượng tinh ngang ra 1,5 tấc (Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở phía sau huyệt Khúc sai 0,5 tấc.
      Giải phẫu:Dưới da là cân sọ, xương sọ. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ và theo kinh: Đau đầu, hoa mắt.
      - Toàn thân: Co giật.
      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc, luồn kim dưới da.
      Chú ý: Khi cần cứu không được gây bỏng.

      THỪA QUANG
      Vị trí: - Ở sau huyệt Ngũ xứ 1,5 tấc (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở sau huyệt Ngũ xứ và mạch Đốc ngang ra 1,5 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là cân sọ và xương sọ. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ và theo kinh: Đau đầu, hoa mắt, ngạt mũi.
      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc, luồn kim dưới da.
      Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc lan rộng ra xung quanh.
      Khi cần cứu không được gây bỏng.

      THÔNG THIÊN
      Vị trí: - Ở sau huyệt Thừa quang 1,5 tấc (Giáp ất, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy huyệt ở phía sau huyệt Thừa quang và ở mạch Đốc ngag ra 1,5 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là cân sọ, xương sọ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ: Đau đầu.
      - Theo kinh: Hoa mắt, ngạt mũi, chảy nước mũi, sổ mũi.
      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc, luồn kim dưới da.
      Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tức tê tại chỗ, hoặc lan rộng ra xung quanh.
      Khi cần cứu không được gây bỏng.


      LẠC KHƯỚC
      Vị trí: - Sau huyệt Thông thiên 1,5 tấc (Giáp ất,Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở phía sau huyệt Thông thiên và ở ngoài mạch Đốc ngang ra 1,5 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là cân sọ và xương sọ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ: Đau đầu.
      - Theo kinh: ù tai, mờ mắt.
      - Toàn thân: Điên cuồng.
      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc, luồn kim dưới da.
      Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tức, tê tại chỗ hoặc lan rộng ra xung quanh. Khi cần cứu không được gây bỏng.


      NGỌC CHẨM
      Vị trí:- Ở sau huyệt Lạc khước 1,5 tấc ở huyệt Não hộ ngang ra 1,5 tấc (Đại thành)
      - Lấy ở ngang ụ chẩm và ở phía ngoài ụ chẩm 1,5 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là cơ chẩm, chỗ bám của cơ thang vào đường cong chẩm trên của xương chẩm. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chẩm lớn, nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh của đám rối cổ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ: Đau đầu.

      - Theo kinh: Đau mắt, ngạt mũi.
      Cách châm cứu: Châm sâu 0,3-0,5 tấc, luồn kim dưới da.
      Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tê, tức tại chỗ hoặc lan rộng ra xung quanh. Khi cần cứu không được gây bỏng.


      THIÊN TRỤ
      Vị trí: - Ở chỗ trũng giáp chân tóc gáy mé ngoài gân lớn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở bờ ngoài cơ thang, trên chân tóc gáy, ngang huyệt Á môn ra 1,3 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là bờ ngoài cơ thang, cơ bán gai của đầu, cơ thẳng sau nhỏ và to của đầu, cơ chéo dưới của đầu. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, các nhánh của dây thần kinh chẩm lớn và đám rối cổ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ: Đau đầu, cứng gáy.
      - Theo kinh: Đau mắt, hoa mắt, ngạt mũi.
      - Toàn thân: Trí nhớ sút kém, suy nhược thần kinh.
      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc.
      Chú ý: Châm đắc khí thấy căng, tức tại chỗ hoặc lan rộng ra xung quanh.
      Khi cần cứu không được gây bỏng.


      ĐẠI TRỮ
      ( Huyệt Hội của xương, Biệt lạc của mạch Đốc, huyệt Hội của kinh Thái dương ở chân tay, với Thiếu dương ở chân tay)
      Vị trí: -Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 1, ngang ra 1,5 tấc
      (Gíap ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 1 & đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ trám (cơ thoi), cơ răng bé sau-trên, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ cổ dài, cơ đầu dài, cơ bán gai của đầu, cơ bán gai của cổ, cơ ngang-sườn rồi vào phổi. Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, dây thần kinh sống lưng và dây tk gian sườn 1. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ: Cứng cổ gáy, đau nhức vai.
      - Theo kinh: Đau đầu.
      - Toàn thân: Cảm phong hàn, ho, sốt không có mồ hôi, nhức xương.
      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.


      PHONG MÔN
      ( Nhiệt phủ - Huyệt Hội của kinh Thái dương ở chân với mạch Đốc )
      Vị trí: - Ở hai bên xương sống dưới đốt xương sống thứ 2 ngang ra 1,5 tấc
      (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 2 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ trám (cơ thoi), cơ răng bé sau-trên, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ cổ dài, cơ đầu dài, cơ bán gai ở đầu, cơ ngang- sườn, vào trong là phổi. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, dây thần kinh gian sườn 2, nhánh của dây sống lưng 2. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ: Đau phần trên lưng.
      - Theo kinh: Đau cứng gáy, đau đầu.
      - Toàn thân: Cảm mạo, ho, sốt, nóng vùng ngực. Cứu có thể phòng bệnh cảm mạo.
      Cách châm cứu: Châm 0,2-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.


      PHẾ DU
      ( Huyệt Du của Phế )
      Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương thứ 3, ngang ra 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng thứ 3 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ răng cưa bé sau-trên, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ cổ dài, cơ bán gai của đầu, cơ bán gai của cổ, cơ ngang-sườn,phổi. Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 3 và nhánh của dây sống lưng 3. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ và theo kinh: Đau lưng, cứng gáy, vẹo cổ.
      - Toàn thân: Lao phổi, ho, ho ra máu, hen suyễn, sốt âm, ra mồ hôi trộm.
      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 10-30 phút.
      Chú ý: Kết hợp với Đại chùy, Cao hoang du chữa viêm phế quản mạn.
      Không châm sâu.


      QUYẾT ÂM DU
      ( Huyệt Du của Tâm bào)
      Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 4 ngang ra 1,5 tấc
      ( Đại thành, Đồng nhân)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 4 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ răng bé sau-trên, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ cổ dài, cơ bán gai của đầu, cơ bán gai của cổ, cơ ngang-gai, cơ ngang sườn, phổi. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sọ não số XI nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 4 và nhánh của dây sôùng lưng 4. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4.
      Tác dụng:
      - Toàn thân: Ho, đau tim, nôn mửa, tức ngực.
      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.
      Chú ý: Kết hợp với Tâm du, Can du, Thận du, chữa suy nhược thần kinh.
      Không châm sâu có thể làm tổn thương phổi.


      TÂM DU
      ( Huyệt Du của Tâm)
      Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 5 ngang ra 1,5 tấc
      (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 5 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ lưng dài, cơ bán gai của cổ, cơ ngang gai, cơ ngang sườn, vào trong là phổi.
      Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 5 và nhánh dây sống lưng 5. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D5.
      Tác dụng:
      - Toàn thân: Tim đập mạnh, hồi hộp, hoảng hốt, hay quên, trẻ em chậm nói, ho ra máu, ho lao, nôn, nuốt khó, động kinh.

      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.
      Chú ý: Kết hợp với Thần môn, Phong long chữa Tâm phế mạn.Không châm sâu.


      ĐỐC DU
      Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 6 ngang ra 1,5 tấc
      ( Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 6 và đường thẳng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang gai, cơ ngang sườn, vào trong là phổi. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 6 và nhánh của dây sống lưng 6. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ: Đau lưng trên.

      - Theo kinh: Cứng gáy, vẹo cổ.
      - Toàn thân: Đau vùng tim, nấc.
      Cách châm cứu: Không châm sâu.


      CÁCH DU
      ( Huyệt Hội của Huyết)
      Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới dốt xương sống thứ 7 ngang ra 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 7 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc.
      Giải phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang gai, cơ ngang sườn, vào trong là phổi. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 7 và nhánh của dây sống lưng 7. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7.
      Tác dụng :
      -Theo kinh: Đau thắt lưng.

      -Toàn thân: Nấc, kém ăn, sốt không có mồ hôi,ra mồ hôi trộm, ra nhiều mồ hôi, huyết hư, huyết nhiệt, ho lao.
      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 10-15 phút.
      Chú ý: Không châm sâu.


      CAN DU
      ( Huyệt Du của Can)
      Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 9 ngang ra 1,5 tấc (Gíap ất, Đồng nhân, Phát huy)
      - Lấy điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 9 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang gai, cơ ngang sườn, vào trong là phổi. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não XI, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 9 và nhánh của dây sống lưng 9. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D9.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ: Đau lưng, đau cột sống.
      - Toàn thân: Hoa mắt, sưng đau mắt, mắt có màng, chảy máu mũi, ho kèm đau tức ngực, ho do tích tụ, hoàng đản, cuồng.
      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tâùc. Cứu 5-15 phút.
      Chú ý: Không châm sâu.


      ĐỞM DU
      ( Huyệt Du của Đởm)
      Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 10 ngang ra hai tấc (Giáp ất , Đồng nhân, Phát huy )
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 10 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
      Giải phẩu: Dưới da là cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang gai, cơ ngang sườn, bên trái là phổi, bên phải là gan. Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 10 và nhánh của dây sống 10. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh 10.
      Tác dụng:
      - Toàn thân: Đầy bụng, đau ngực sườn, mồm đắng, nôn mửa, nuốt khó, hoàng đản, ho lao.
      Cách châm cứu: Châm 0,3 -0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.
      Chú ý: Cứu phối hợp với Cách du chữa ho lao. Kết hợp với Chí dương, Túc tam lý, Thái xung chữa viêm gan siêu vi trùng.
      Không châm sâu.


      TỲ DU
      ( Huyệt Du của Tỳ)
      Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 11 ngang ra 1,5 tấc
      (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đương ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 11 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau dưới, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang gai, cơ ngang sườn, tuyến thượng thận.
      Thần kinh vận động cơ là nhánh đám rối cánh tay, nhánh dây thần kinh gian sườn 11 và nhánh dây sống lưng 11.Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.
      Tác dụng:
      - Toàn thân: Đầy bụng, cơn đau dạ dày, ăn nhiều mà vẫn gầy, không muốn ăn, nấc, ỉa chảy, hoàng đản, mạn kinh phong trẻ em, các chứng về đờm, phù thũng.
      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.


      VỊ DU
      ( Huyệt Du của Vị )
      Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 12 ngang ra 1,5 tất
      ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 12 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là cân ngực thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau dưới, cơ lưng dài, cơ ngang gai, cơ gian mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái chậu. Thần kinh vận động cơ là nhánh đám rối cánh tay, nhánh dây thần kinh gian sườn 1, nhánh dây sống lưng 12, nhánh của đám rối thắt lưng. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12.
      Tác dụng:
      - Toàn thân: Cơn đau dạ dày, đầy bụng, lạnh bụng, cam còm không muốn ăn, ăn không ngon miệng, nôn, ợ hơi, sườn ngực đầy tức, trẻ bú rồi nôn, ỉa chảy.
      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.


      TAM TIÊU DU
      ( Huyệt Du của Tam tiêu du)
      Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 13 ngang ra 1,5 tấc ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 1 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là cân ngực thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau dưới, cơ lưng dài , cơ ngang gai, cơ gian mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái chậu. Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây sống thắt lưng 1, nhánh của đám rối thắt lưng. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1.
      Tác dụng:
      - Toàn thân: Đầy bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, ỉa chảy, kiết lỵ, phù thũng, đau cứng sống lưng.

      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.
      Chú ý: Kết hợp với Khí hải du, Đại trường du, Túc tam lý để lợi tiểu trong phù thận.


      THẬN DU
      ( Huyệt Du của Thận)
      Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 14 ngang ra 1,5 tấc ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau dưới, cơ lưng dài, cơ ngang gai, cơ gian mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái chậu. Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây sống thắt lưng 2, nhánh của đám rối thắt lưng. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1 hay L2.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ và theo kinh: Đau lưng, đầu váng,ù tai, hoa mắt.

      - Toàn thân: Liệt dương, di mộng tinh, đái đục, đái ra máu, đái dầm, các bệnh kinh nguyệt, khí hư, phù thũng.
      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.
      Chú ý: Kết hợp với Bàng quang du, Trung cực, Tam âm giao chữa viêm nhiễm đường tiết niệu.


      KHÍ HẢI DU
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Vị trí: -[/COLOR] Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 15 ngang ra 1,5 tấc ( Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 3 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là cân ngực- thắt lưng của cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ ngang gai, cơ gian mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái chậu. Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối thần kinh cánh tay, nhánh của dây sống thắt lưng 3, nhánh của đám rối thắt lưng. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2 hay L3.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Tại chỗ: Đau lưng.

      - Toàn thân: Kinh nguyệt không đều, rong kinh cơ năng.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Chú ý:[/COLOR] Kết hợp với Tam âm giao, huyệt dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 5 chữa rong kinh cơ năng.


      ĐẠI TRƯỜNG DU
      ( Huyệt Du của Đại trường)
      Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 16 ngang ra 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 4 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống. Trước mỏm ngang có cơ vuông thắt lưng, cơ đái chậu. Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối thần kinh cánh tay, nhánh của dây sống thắt lưng 4, nhánh của đám rối thắt lưng. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3 hay L4.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ: Đau bụng, cứng lưng, không cúi ưỡn được.
      - Theo kinh: Bại liệt chi dưới.
      - Toàn thân: Sôi bụng, chướng bụng, đau quanh rốn, ỉa chảy, táo bón, kiết lỵ.
      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,8 tấc. Cứu 10-20 phút.


      QUAN NGUYÊN DU
      Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt sống thứ 17 ngang ra 1,5 tấc (Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 5 và đường thẳng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, xương sống. Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, dây thần kinh sống thắt lưng 5. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4-L5.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ: Đau lưng.
      - Toàn thân: Đầy bụng, ỉa chảy.
      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,8 tấc. Cứu 10-20 phút.
      Chú ý: Kết hợp với Tỳ du, Thận du chữa viêm ruột mạn.


      TIỂU TRƯỜNG DU
      ( Huyệt Du của Tiểu trường)
      Vị trí: - Ở hai bên cột sống, dưới đốt xương sống thứ 18 ngang ra 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy ).
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống cùng 1 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, xương cùng. Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối thần kinh cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 1. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5 hay S1.
      Tác dụng:
      - Toàn thân: Trĩ, di tinh, đái ra máu, đái dầm, đái dắt, đái buốt, đau tức bụng dưới, kiết lỵ.
      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,8 tấc. Cứu 5-15 phút.


      BÀNG QUANG DU
      ( Huyệt Du của Bàng quang)
      Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 19 ngang ra 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống cùng 2 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, xương cùng 2. Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 2. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1 và S2.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ và theo kinh: Đau vùng xương cùng, đau lưng.
      - Toàn thân: Đau sưng đường sinh dục ngoài, đái đỏ, đái dầm, đau bụng, ỉa chảy, táo bón.
      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,8 tấc. Cứu 5-15 phút.
      Chú ý: Kết hợp với Thận du, Trung cực, Tam âm giao chữa viêm nhiễm đường tiết niệu.


      TRUNG LỮ DU
      Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt sống thứ 20 ngang ra 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống cùng 3 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, xương cùng. Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 3. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2 hay S3.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Tác dụng:[/COLOR]
      - Tại chỗ và theo kinh: Cột sống thắt lưng đau cứng.
      - Toàn thân: Kiết lỵ, thoát vị ruột.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,3-0,8 tấc. Cứu 5-15 phút.


      BẠCH HOÀN DU
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Vị trí:[/COLOR] - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 21 ngang ra 1,5 tấc (Giáp ất, Đại thành, Phát huy)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống cùng 4 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Giải phẫu:[/COLOR] Dưới da là cân của cơ lưng to, chỗ bám của cơ mông to, phía ngoài khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, xương cùng. Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, thần kinh mông trên, nhánh dây thần kinh sống cùng 4. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S3 hay S4.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Tác dụng:[/COLOR]
      - Tại chỗ và theo kinh: Đau vùng thắt lưng, sưng háng.
      - Toàn thân: Di tinh, kinh nguyệt không đều, khí hư, thóat vị ruột, lòi dom.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Cách châm cứu:[/COLOR] Châm 0,3-0,8 tấc. Cứu 5-15 phút.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Chú ý:[/COLOR] Kết hợp với Trường cường, Bách hội, Thừa sơn chữa lòi dom.


      THƯỢNG LIÊU
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Vị trí:[/COLOR] - Ở chỗ hổng thứ nhất, từ mỏm cao vùng thắt lưng thứ nhất xuống 1 tấc, giữa chỗ lõm giáp xương sống (Đồng nhân, Giáp ất, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở ngay lỗ cùng thứ nhất.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Giải phẫu:[/COLOR] Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ rãnh cột sống, lỗ cùng 1. Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 1. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Tác dụng:[/COLOR]
      - Tại chỗ và theo kinh: Đau vùng thắt lưng cùng, đau dây thần kinh hông.
      - Toàn thân: Kinh nguyệt không đều, sa tử cung, khí hư, bí đại tiểu tiện
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm sâu 0,3-0,8 tấc. Cứu 5-15 phút.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Chú ý:[/COLOR] Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc chạy theo đường kinh. Khi châm đúng vào lỗ cùng có cảm giác như điện chạy.


      THỨ LIÊU
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Vị trí[/COLOR]: - Ở chỗ hổng thứ 2, giữa chỗ lõm giáp xương sống (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở ngay lỗ cùng thứ 2.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Giải phẫu:[/COLOR] Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, lỗ cùng 2.Thần kinh vận động cơ là các nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 2. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Tác dụng:[/COLOR]
      - Tại chỗ: Đau lưng lan xuống bộ phận sinh dục ngoài.
      - Theo kinh: Đau dây thần kinh hông, chân tê yếu.
      - Toàn thân: Khí hư, kinh nguyệt không đều, băng huyết, di tinh, liệt dương, thoát vị, ỉa chảy, đái không thông lợi.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Cách châm cứu:[/COLOR] Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc chạy theo đường kinh, châm đúng vào lỗ cùng có cảm giác như điện chạy.
      Kết hợp với Quan nguyên, Trung cực, Tam âm giao chữa đau bụng kinh.


      TRUNG LIÊU
      ( Huyệt Hội của Kinh Thái dương và Thiếu dương ở chân)
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Vị trí:[/COLOR] - Ở chỗ hổng thứ 3, giữa chỗ lõm giáp xương sống (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở ngay lỗ cùng thứ 3.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Giải phẫu:[/COLOR] Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, xương cùng. Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 3. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S3.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Tác dụng:[/COLOR]
      - Tại chỗ: Đau vùng thắt lưng cùng.
      - Toàn thân: Kinh nguyệt không đều, khí hư, bí đái, táo bón.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Cách châm cứu:[/COLOR] Châm 0,3-0,8 tấc. Cứu 5-15 phút.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Chú ý:[/COLOR] Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc chạy theo đường kinh. Khi châm đúng vào lỗ cùng có cảm giác như điện chạy.


      HẠ LIÊU
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Vị trí:[/COLOR] - Ở chỗ hỗng thứ 4,giữa chỗ lõm giáp xương sống (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở ngay lỗ cùng thứ 4.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, xương cùng. Thần kinh vận động cơ là nhánh đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 4. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S4.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Tác dụng:[/COLOR]
      - Tại chỗ: Đau vùng thắt lưng cùng.
      - Toàn thân: Đau bụng dưới, táo bón, bí đái.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Cách châm cứu:[/COLOR] Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Chú ý:[/COLOR] Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc chạy theo đường kinh. Khi châm đúng vào lỗ cùng có cảm giác như điện chạy.


      HỘI DƯƠNG
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Vị trí:[/COLOR] - Ở hai bên xương cụt. (Đại thành)
      - Lấy ở ngang đầu dưới xương cụt, mạch Đốc ngang ra 0,5 tấc.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Giải phẫu:[/COLOR] Dưới da là khối mỡ nhão (dễ bị nhiễm trùng) của hố ngoài trực tràng, cơ nâng hậu môn, cơ ngồi cụt. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh thẹn. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S5.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Tác dụng:[/COLOR]
      - Toàn thân: Khí hư, liệt dương, kiết lỵ, trĩ, đi ngoài ra máu, ỉa chảy.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Cách châm cứu:[/COLOR] Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.


      THỪA PHÙ
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Vị trí:[/COLOR] - Ở dưới mông, giữa nếp mông (Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở trong chỗ lõm tạo nên bởi bờ dưới cơ mông to, bờ trong cơ hai đầu đùi bờ ngoài cơ bán gân, giữa nếp mông, thẳng ụ ngồi của xương chậu
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Giải phẫu:[/COLOR] Dưới da là bờ dưới cơ mông to, bờ trong cơ hai đầu đùi, bờ ngoài cơ bán gân, bờ ngoài cơ bán mạc, cơ khép lớn và cơ khép bé. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh hông và các nhánh của dây thần kinh bịt. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Tại chỗ: Đau vùng mông, đau dây thần kinh hông.

      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,7-1,5 tấc. Cứu 5-15 phút.


      ÂN MÔN
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Vị trí:[/COLOR] - Ở dưới huyệt Thừa phù 6 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở trong khe của cơ bán gân và cơ hai đầu đùi, dưới nếp mông 6 tấc.
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là bờ trong cơ hai đầu đùi, bờ ngoài cơ bán gân và cơ bán mạc, cơ khép lớn, mặt sau xương đùi. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh hông và nhánh của dây thần kinh bịt. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Tại chỗ và theo kinh: Đau nhức vùng thắt lưng, đau nhức đùi.

      Cách châm cứu: Châm 0,7 - 1,6 tấc. Cứu 5-15 phút.


      PHÙ KHÍCH
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Vị trí:[/COLOR] - Ở trên huyệt Ủy trung 1 tấc (Đại thành)
      - Lấy ở trong góc tạo nên bởi bờ trong cơ hai đầu đùi và bờ ngoài cơ bán mạc, trên khớp khoe 1 tấc.
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Giải phẫu:[/COLOR] Dưới da là góc giữa hai cơ bán mạc và cơ hai đầu đùi, mặt sau đầu dưới xương đùi. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh hông. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Tác dụng:[/COLOR]
      - Tại chỗ và theo kinh: Tê đau mông và đùi, đau giật ở kheo và đầu gối.
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Cách châm cứu:[/COLOR] Châm 0,3-0,8 tấc. Cứu 5-15 phút.


      ỦY DƯƠNG
      ( Huyệt Hợp dưới của Tam tiêu. Biệt lạc của kinh Thái dương ở chân)
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Vị trí:[/COLOR] - Ở dưới huyệt Thừa phù 16 tấc trước kinh Thái dương sau kinh Thiếu dương bờ ngoài của giữa kheo, giữa hai gân (Đại thành)
      - Lấy ở đỉnh góc tạo nên bởi bờ trong cơ hai đầu đùi và bờ trong cơ sinh đôi ngoài, ngoài huyệt Ủy trung 1 tấc (hơi co gối để lấy huyệt)
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Giải phẫu:[/COLOR] Dưới da là góc giữa 2 gân cơ hai đầu đùi và cơ gan chân gầy, mặt sau lồi cầu ngoài xương đùi. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh hông và nhánh của dây hông kheo ngoài. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Tác dụng:[/COLOR]
      - Tại chỗ và theo kinh: Chuột rút ở đùi và cẳng chân.
      - Toàn thân: Đái rắt, đái đục.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,3-0,8 tấc. Cứu 5-10 phút.


      ỦY TRUNG
      ( Huyệt Hợp thuộc Thổ)
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Vị trí:[/COLOR] - Ở giữa nếp ngang giữa kheo chân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy)
      - Lấy ở điểm giữa đường nối góc ngoài với góc trong của tứ giác kheo chân, chỗ có động mạch.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Giải phẫu:[/COLOR] Dưới da là chính giữa vùng trám kheo, khe khớp gối. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Tác dụng:[/COLOR]
      - Tại chỗ: Đau khớp gối.
      - Theo kinh: Đau lưng, đau dây thần kinh hông.
      - Toàn thân: Thổ tả, cảm nắng.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Cách châm cứu:[/COLOR] Châm 1-1,5 tấc. Nếu là Thổ tả hoặc bệnh ứ huyết, chích nông vào tĩnh mạch sau đó nặn ra máu hoặc để máu đen tự ra, để tự cầm máu hoặc phải cầm máu lại.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Chú ý:[/COLOR] Kết hợp với Khúc trạch chữa Thổ tả. Kết hợp với Nhân trung, Thập tuyên chữa cảm nắng.
      Không kích thích mạnh để tránh gây thương tổn thần kinh và mạch máu.


      PHỤ PHÂN
      ( Huyệt Hội của kinh Thái dương ở chân với kinh Thái dương ở chân)
      Vị trí: - Ở hai bên xương sống dưới đốt xương sống thứ 2 ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 2 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 3 tấc.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là cơ thang, cơ nâng vai, cơ trám, cơ răng bé sau trên, cơ chậu sườn ngực, cơ gian sườn 2, vào trong là phổi. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh của dây thần kinh chẩm lớn, nhánh của đám rối cánh tay, các nhánh của dây thần kinh gian sườn 2. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Taị chỗ và theo kinh: Vai lưng co giật, cổ gáy cứng đau.

      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Chú ý[/COLOR]: Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc chạy theo đường kinh.
      Không châm quá sâu vì có thể tổn thương phổi.


      PHÁCH HỘ
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Vị trí[/COLOR]: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 3 ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 3 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 3 tấc.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ răng bé sau trên, cơ chậu sườn ngực, cơ gian sườn 3, vào trong là phổi. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, các nhánh của dây thần kinh gian sườn 3. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Tại chỗ và theo kinh: Đau vai lưng, đau cứng cổ gáy.

      - Toàn thân: Lao phổi, ho, suyễn, khó thở.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Chú ý:[/COLOR] Không châm quá sâu, có thể gây tổn thương phổi.


      CAO HOANG DU
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Vị trí[/COLOR]: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt sống thứ 4 ngang ra 3 tấc (Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 4 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 3 tấc ( Tay nọ ôm vai kia để xương bả vai kéo ra ngoài, cho huyệt lộ ra)
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ răng cưa bé sau- trên, cơ chậu-sườn-ngực, cơ gian sườn 4, phổi. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI. Nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh thần kinh sống lưng 4 và dây thần kinh liên sườn 4. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Toàn thân: Lao phổi, ho, suyển, ho ra máu, di mộng tinh, tiêu hóa kém, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, thiếu máu.

      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,3 - 0,4 tấc. Cứu 15-20 phút.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Chú ý[/COLOR]:
      - Cứu cùng Phế du, Thận du chữa lao phổi. Cứu cùng Quan nguyên Túc tam lý chữa cơ thể suy nhược.

      - Thường cứu nhiều hơn châm. Khi chữa bệnh mãn tính thường cứu Cao hoang du rồi cứu tiếp Khí hải, Quan nguyên, Túc tam lý để dẫn hỏa khí, không châm quá sâu vì có thể gây tổn thương phổi.


      THẦN ĐƯỜNG
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Vị trí[/COLOR]: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 5 ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm đầu mỏm gai đốt sống lưng 5 và dường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 3 tấc. Có thể lấy huyệt Cách quan trước rồi lấy huyệt này.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ chậu-sườn-ngực, cơ gian sườn 5, vào trong là phổi. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, nhánh thần kinh sống lưng 5 và dây thần kinh gian sườn 5. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D5.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Tại chỗ: Lưng cứng đau.

      - Toàn thân: Ho, suyễn.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 10-20 phút.
      Không châm sâu vì có thể gây tổn thương phổi.


      Y HY
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Vị trí[/COLOR]: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 6, ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 6 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 3 tấc. Có thể lấy huyệt Cách quan trước rồi lấy huyệt này.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là cơ thang, cơ lưng to, cơ trám, cơ chậu-sườn-ngực, cơ gian sườn 6, vào trong là phổi. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, nhánh dây gian sườn 6 và nhánh dây sống lưng 6. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Tại chỗ và theo kinh: Đau lưng, đau vai.

      - Toàn thân: Ho, suyễn, sốt không ra mồ hôi.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,3-0,4 tấc. Cứu 5-15 phút.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Chú ý[/COLOR]: Không châm quá sâu vì có thể gây tổn thương phổi.


      CÁCH QUAN
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Vị trí[/COLOR]: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 7 ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 7 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 3 tấc. Ở trên đường nối liền hai đầu dưới xương bả vai, ngoài mạch Đốc 3 tấc.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là bờ dưới cơ thang, cơ lưng to, cơ chậu-sườn-ngực, cơ gian sườn 7, vào trong là phổi. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, nhánh dây thần kinh gian sườn 7 và nhánh dây sống lưng 7. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Tại chỗ: Lưng đau cứng.

      - Toàn thân: Ăn uống không được, nôn mửa, ợ hơi.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,3-0,4 tấc. Cứu 5-15 phút.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Chú ý[/COLOR]: Không châm sâu vì có thể gây tổn thương phổi.


      HỔN MÔN
      [COLOR=rgb(0, 128, 0);]Vị trí[/COLOR]: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 9 ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng thứ 9 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 3 tấc. Có thể lấy huyệt Cách quan trước rồi lấy huyệt này.
      [COLOR=rgb(0, 128, 0);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là cơ lưng to, cơ chậu-sườn-ngực, cơ gian sườn 9 rồi vào phổi. Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay và nhánh của dây thần kinh gian sườn 9. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D9 hay D8.
      [COLOR=rgb(0, 128, 0);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Tại chỗ: Đau lưng.

      - Toàn thân: Đau ngực sườn, nôn mửa, ỉa chảy.
      [COLOR=rgb(0, 128, 0);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,3-0,4 tấc. Cứu 5-10 phút.
      [COLOR=rgb(0, 128, 0);]Chú ý[/COLOR]: Không châm sâu vì có thể gây tổn thương phổi.


      DƯƠNG CƯƠNG
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Vị trí[/COLOR]: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 10 ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 10 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 3 tấc. Có thể lấy huyệt Cách quan trước rồi lấy huyệt này, hay dựa theo xương sườn cụt số 11 để xác định đốt sống lưng 11 và 10.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là cơ lưng to, cơ răng cưa bé sau dưới, cơ chậu-sườn-ngực, cơ gian sườn 10, phổi hoặc gan. Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 10. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D9.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Toàn thân: Sôi bụng, đau bụng, ỉa chảy, hoàng đản.

      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,3-0,4 tấc. Cứu 5-10 phút.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Chú ý:[/COLOR] Không châm sâu vì có thể gây tổn thương gan, phổi.


      Ý XÁ
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Vị trí[/COLOR]: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 11 ngang ra 3 tấc (Gíáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 11 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 3 tấc. Dựa theo xương sườn cụt số 11 để xác định đốt sống lưng 11.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là cơ lưng to, cơ răng cưa bé sau-dưới, cơ chậu-sườn-ngực, cơ gian sườn 11, thận. Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây gian sườn 11. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đọan thần kinh D10.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Tại chỗ: Đau lưng.

      - Toàn thân: Đầy bụng, sôi bụng, ỉa chảy, nôn mửa, kém ăn, mắt vàng.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,3-0,4 tấc. Cứu 5-10 phút.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Chú ý[/COLOR]: Không châm sâu có thể gây tổn thương thận.


      VỊ THƯƠNG
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Vị trí: [/COLOR]- Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 12 ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 12 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 3 tấc. Dựa theo xương sườn cụt số 12 để xác định đốt sống lưng 12.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là cơ lưng to, cơ răng cưa bé sau-dưới, cơ chậu-sườn-thắt lưng, cân lưng-thắt lưng, cơ vuông thắt lưng, thận. Thần kinh vận động cơ là nhánh đám rối cánh tay, nhánh dây sống lưng 12. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Tại chỗ: Đau lưng.

      - Toàn thân: Đầy bụng, đau dạ dày, kém ăn.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,3-0,4 tấc. Cứu 5-10 phút.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Chú ý[/COLOR]: Không châm sâu vì có thể gây tổn thương thận.


      HOANG MÔN
      [COLOR=rgb(0, 0, 128);]Vị trí[/COLOR]: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 13 ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 1 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 3 tấc.Dựa theo xương sườn để xác định đốt sống thắt lưng 12 rồi lấy xuống 1 đốt.
      [COLOR=rgb(0, 0, 128);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là cân cơ lưng to, cơ răng cưa bé sau-dưới, cơ chậu sườn-thắt lưng, cân lưng-thắt lưng, cơ vuông thắt lưng, niệu quản. Thần kinh vận động cơ là nhánh đám rối cánh tay, nhánh của dây sống thắt lưng 1. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.
      [COLOR=rgb(0, 0, 128);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Toàn thân: Đau bụng trên, khối u ở bụng, táo bón.

      [COLOR=rgb(0, 0, 128);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,3-0,4 tấc. Cứu 5-10 phút.
      [COLOR=rgb(0, 0, 128);]Chú ý[/COLOR]: Không châm sâu quá.


      CHÍ THẤT
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Vị trí[/COLOR]: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 14 ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 3 tấc. Dựa theo xương sườn để xác định đốt sống thắt lưng 12 rồi lấy xuống 2 đốt.
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là cân cơ lưng to, cơ răng cưa bé sau-dưới, cơ chậu sườn-thắt lưng, cân lưng-thắt lưng, cơ vuông thắt lưng, niệu quản. Thần kinh vận động cơ là nhánh đám rối cánh tay, nhánh của dây sống thắt lưng 2. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12.
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Tại chỗ: Đau cứng thắt lưng.

      - Toàn thân: Di mộng tinh, liệt dương, đái rắt, bí đái, sưng đau sinh dục ngoài, ăn không tiêu, phù thũng.
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 10-30 phút.
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Chú ý[/COLOR]: Không châm quá sâu.


      BÀO HOANG
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Vị trí[/COLOR]: - Ở hai bên xương sống, chỗ lõm dưới đốt xương sống thứ 10 ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống cùng 2 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 3 tấc. Hoặc dựa vào lỗ cùng 2 ngang ra để lấy huyệt.
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là cơ mông to, bờ dưới cơ mông nhở, bờ trên cơ tháp. Bờ ngoài chỗ bám cân cơ lưng to. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mông trên, nhánh của dây thần kinh mông dưới, nhánh của đám rối cùng, nhánh của đám rối cánh tay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Tại chỗ và theo kinh: Đau vùng thắt lưng, cùng.

      - Toàn thân: Đầy bụng, sôi bụng.
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,7-1,3 tấc. Cứu 5-10 phút.


      TRẬT BIÊN
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Vị trí[/COLOR]: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 21 ngang ra 3 tấc (Giáp ất, Đại thành)
      - Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống cùng 4 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 3 tấc. Hoặc dựa vào lỗ cùng 4 ngang ra để lấy huyệt.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là cơ mông to, bờ dưới cơ tháp. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mông trên, nhánh của đám rối cùng. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Tại chỗ và theo kinh: Đau vùng thắt lưng cùng, trĩ, liệt chi dưới.

      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 1-1,5 tấc. Cứu 5-10 phút.


      HỢP DƯƠNG
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Vị trí[/COLOR]: - Ở giữa nếp nhăn ngang kheo chân xuống 2 tấc (Giáp ất, Đồng nhân)
      - Lấy ở đỉnh của góc dưới tứ giác kheo, tạo nên bởi phần trên cơ sinh đôi ngoài và cơ sinh đôi trong. Thẳng dưới huyệt Ủy trung 2 tấc.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là góc của 2 cơ sinh đôi, bờ trên cơ kheo, giữa mặt sau đầu trên xương chày. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Tại chỗ và theo kinh: Đau vùng thắt lưng, đau nhức chi dưới, teo chi dưới, khí hư, đau thóat vị.

      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,7-1 tấc. Cứu 5-20 phút.


      THỪA CÂN
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Vị trí[/COLOR]: - Ở chính giữa bắp chân, trong chỗ lõm (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy)
      - Lấy ở chính giữa đường nối huyệt Hợp dương và huyệt Thừa sơn.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là khe giữa cơ sinh đôi ngoài và trong, cơ dép, cơ chày sau, màng gian cốt. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Tại chỗ và theo kinh: Đau cẳng chân, liệt chi dưới, đau giật ở thắt lưng, chuột rút bắp chân.

      - Toàn thân: Trĩ, táo bón.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-10 phút.


      THỪA SƠN
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Vị trí[/COLOR]: - Dưới bắp chân, trong chỗ lõm của khe bắp thịt (Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành)
      - Lấy ở đỉnh của góc tạo nên bởi đầu dưới phần thịt của cơ sinh đôi ngoài và trong, chỗ tiếp giáp ở sau bắp cẳng chân (kiểng bàn chân góc sẽ hiện rõ)
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là góc giữa cơ sinh đôi ngoài và trong, cơ dép, góc giữa cơ gấp dài các ngón chân và cơ gấp dài ngón chân cái, cơ chày sau, màng gian cốt. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Tại chỗ: Chuột rút bắp chân, đau sưng mõi bắp chân.

      - Theo kinh: Đau thắt lưng, đau dây thần kinh hông.
      - Toàn thân: ỉa ra máu, lòi dom, trĩ, thổ tả.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Cách châm cứu[/COLOR]: châm 0,5-0,8 tấc. Cứu 5-10 phút.


      PHI DƯƠNG
      ( Huyệt Lạc nối với kinh Thiếu âm Thận)
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Vị trí[/COLOR]: - Ở trên mắt cá ngoài chân 7 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở chỗ tiếp nối giữa phần thịt và phần gân của bờ ngoài cơ sinh đôi ngoài, trên huyệt Côn lôn 7 tấc, phía ngoài và phía dưới huyệt Thừa sơn độ 1 tấc.
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là bờ ngoài chỗ tiếp nối giữa phần thịt với phần gân của cơ sinh đôi ngoài, cơ dép, cơ gấp dài ngón chân cái, cơ chày sau, màng gian cốt. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2 hay L5.
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Tại chỗ: Đau cẳng chân.

      - Theo kinh: Chân và lưng yếu mỏi không có sức, đau đầu hoa mắt, ngạt mũi, chảy máu mũi.
      - Toàn thân: Trĩ, đau nhức các khớp, sốt không ra mồ hôi.
      [COLOR=rgb(128, 0, 128);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,5-0,8 tấc. Cứu 5-10 phút.


      PHỤ DƯƠNG
      ( Huyệt Khích của mạch Dương kiểu)
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Vị trí[/COLOR]: - Ở trên mắt cá ngoài chân 3 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở trên huyệt Côn lôn 3 tấc, trong khe của cơ mác bên ngắn và cơ dép.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là khe giữa cơ dép và cơ mác bên ngắn, cơ gấp dài ngón chân cái, bờ dưới cơ chày sau. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh cơ da và nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Tác dụng[/COLOR]:
      -Theo kinh: Đau sưng mắt cá ngoài, liệt chi dưới, chuột rút, đau vùng thắt lưng cùng, nặng đầu, đau đầu.

      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,5-0,8 tấc. Cứu 5-10 phút.


      CÔN LÔN
      ( Huyệt Kinh thuộc Hỏa)
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Vị trí[/COLOR]: - Ở sau mắt cá ngoài chân 5 phân chỗ lõm trên xương gót (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Xác định chỗ cao nhất của mắt cá ngoài chân và bờ ngoài gần gót chân, huyệt ở chõ lõm giữa 2 vị trí này.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là khe giữa gân cơ mác bên ngắn và gân cơ mác bên dài ở trước gân gót chân, ở sau đầu dưới xương chày. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2 hay L5.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Tại chỗ: Đau, sưng khớp cổ chân.

      - Theo kinh: Đau thắt lưng không cúi ngữa được, đau rút lưng vai, đau thần kinh hông, cứng cổ gáy, đau đầu, đau mắt, hoa mắt, chảy máu mũi.
      - Toàn thân: Trẻ em kinh giật, đẻ khó, sót rau, rau bong chậm.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,3-0,5 tấc, mũi kim hướng vào mắt cá chân trong. Cứu 5-10 phút.
      [COLOR=rgb(255, 0, 0);]Chú ý[/COLOR]: Không châm người mới có thai.


      BỘC THAM
      ( Huyệt Hội của kinh Thái dương ở chân với mạch Dương kiểu. Gốc của mạch Dương kiểu)
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Vị trí[/COLOR]: - Ở trong chỗ lõm dưới xương gót chân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Xác định bờ trên mặt ngoài xương gót chân, huyệt ở sát bờ trên xương gót và thẳng huyệt Côn lôn xuống.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là gân cơ mác bên dài và gân cơ mác bên ngắn ở phía trước, gân gót chân ở phía sau, bờ trên xương gót. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tíết đoạn thần kinh S1.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Tại chỗ: Đau gót chân.

      - Theo kinh: Bại liệt chi dưới, chuột rút, đau lưng.
      - Toàn thân: Điên.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Cách châm cứu:[/COLOR] Châm 0,3-0,5 tấc, hướng kim vào mắt cá trong. Cứu 3-5 phút.


      THÂN MẠCH
      ( Huyệt Hội của kinh Thái dương Bàng quang và mạch Dương kiểu. Nơi mạch Dương kiểu bắt đầu ra)
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Vị trí[/COLOR]: - Ở chỗ lõm dưới mắt cá ngoài chân 5 phân, cách chỗ thịt trắng bằng móng tay (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Sờ tìm rãnh cơ mác ở dưới mắt cá ngoài chân, huyệt ở trong rãnh thẳng đầu nhọn mắt cá ngoài xuống độ 0,5 tấc ( gấp duỗi bàn chân để tìm gân cơ)
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là gân cơ mác bên dài và gân cơ mác bên ngắn, chỗ bám của cơ duỗi ngắn các ngón chân, rãnh cơ mác của mặt ngoài xương gót chân. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh chày trước. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Tại chỗ và theo kinh: Đau cổ chân, gối và cẳng chân, hay không có sức, đau lưng, váng đầu, hoa mắt, chóng mặt.

      - Toàn thân: Điên cuồng, động kinh ban ngày, sợ rét, tự ra mồ hôi.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,2-0,3 tấc. Cứu 3-5 phút.


      KIM MÔN
      ( Huyệt Khích. Hội của kinh Thái dương ở chân và mạch Dương duy)
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Vị trí[/COLOR]: - Ở dưới mắt cá ngoài chân, sau huyệt Khâu khư trước huyệt Thân mạch (Gíap ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy chỗ lõm, dưới huyệt Thân mạch 0,5 tấc hơi chếch về phía trước sát bờ xương hộp.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Giải phẫu[/COLOR]: Dưới da là cơ dạng ngón út, gân cơ mác bên dài, gân cơ mác bên ngắn, đầu sau xương bàn chân 5, xương hộp. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Tác dụng[/COLOR]:
      - Tại chỗ và theo kinh: Đau sưng mắt cá ngoài, đau tê chi dưới.

      - Toàn thân: Động kinh, trẻ em kinh phong, chuột rút.
      [COLOR=rgb(255, 0, 255);]Cách châm cứu[/COLOR]: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 3-5 phút.


      KINH CỐT
      ( Huyệt Nguyên)
      Vị trí: - Ở dưới xương to phía ngoài bàn chân chỗ lõm trên quãng thịt trắng đỏ giáp nhau (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở chỗ lõm trên đường tiếp giáp da gan chân-mu chân và ngang chỗ tiếp nối của thân với đầu sau xương bàn chân 5.
      Giải phẫu: Dưới da là cơ dạng ngón chân út, đầu sau xương bàn chân 5. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ: Đau phía ngoài bàn chân.

      - Theo kinh: Đau khớp háng, đau thắt lưng, đau cứng gáy, đau đầu, hoa mắt, mắt có màng, đau mắt, chảy máu mũi.
      - Toàn thân: Sốt rét, động kinh, tim đập hồi hộp.
      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 3-5 phút.


      THÚC CỐT
      ( Huyệt Du thuộc Mộc)
      Vị trí: - Ở mé ngoài ngón chân út, chỗ lõm sau khớp bàn ngón chân ( Giáp ất, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở chỗ lõm trên đường tiếp giáp da gan chân-mu chân và ngang chỗ tiếp nối của thân với đầu trước xương bàn chân 5.
      Giải phẫu: Dưới da là cơ dạng ngón chân út, đầu trước xương bàn chân 5.
      Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ: Đau phía ngoài bàn chân.

      - Theo kinh: Đau cẳng chân, đùi, hông, vùng xương cùng, lưng, cổ, gáy và đầu, đau mắt đỏ, hoa mắt.
      - Toàn thân: Sốt có sợ gió, sợ lạnh, kiết lỵ, trĩ, điên cuồng.
      Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 3-5 phút.


      THÔNG CỐC
      Vị trí: - Ở mé ngoài ngón chân út chỗ lõm trước khớp bàn ngón, chân ( Giáp ất, Phát huy, Đại thành )
      - Lấy ở chỗ lõm trên đường tiếp giáp da gan chân- mu chân và ngang chỗ tiếp nối của thân với đầu sau đốt 1 xương ngón chân 5. Ngang đầu ngoài nếp gấp của ngón chân và bàn chân.
      Giải phẫu: Dưới da là chỗ bám của gân cơ dạng ngón chân út, đầu sau đốt 1 xương ngón chân út. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ: Đau ngón chân út.

      - Theo kinh: Đau nặng đầu gáy, hoa mắt, chảy máu mũi.
      - Toàn thân: Ăn không tiêu, hay sợ.
      Cách châm cứu: Châm 0,2-0,3 tấc. Cứu 3-5 phút.


      CHÍ ÂM
      ( Huyệt Tỉnh thuộc Kim)
      Vị trí: - Ở mé ngoài ngón chân út, cách gốc móng chân bằng lá hẹ ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
      - Lấy ở trên đường tiếp giáp da gan chân-mu chân ở cạnh ngoài ngón út ngang với gốc móng chân út, ở ngoài gốc ngoài gốc móng chân út độ 0,2 tấc.
      Giải phẫu: Dưới da là xương đốt 3 ngón chân út. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
      Tác dụng:
      - Tại chỗ: Nóng gan bàn chân.

      - Theo kinh: Đau đầu, mắt có màng, ngạt mũi, chảy máu mũi.
      - Toàn thân: Di tinh, đẻ khó, sót nhau, tâm phiền, đái khó.
      Cách châm cứu: Châm 0,1 tấc, mũi kim hướng theo bàn chân. Cứu 3-5 phút.
      Chú ý: Kết hợp với Phong trì, Thái dương, chữa đau đầu, cứng gáy.
      Không châm sâu ở người có thai.


      Nguồn tin: Châm cứu học tập 1 ( Viện Đông y) - Tổng hợp từ Internet
      Đã chỉnh sửa bởi hoangvu; 26-08-2020, 04:58 PM.

      Comment

      • #4

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi thuyai015 View Post
        Ui cha, vụ ni không có tui rồi, zì đi bác sĩ họ tưởng bồ tui oánh ghen..
        Tuy vậy nhưng "phương pháp dân gian" này đôi lúc cũng tuyệt vời lắm đó C. Thuyai
        Sống trên đời

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom