TRƯỚC KHI VÀO TRUYỆN
Những ai đã trọ ở quán Đề Lao Gia Định vào những năm 1975, 1976 và 1977 đều biết mặt hay biết tên những người tuổi trẻ Sàigòn đánh cộng sản, bị khép tội phản động, những người tuổi trẻ Sàigòn mà tôi gọi là những con sư tử non lãng mạn và cô đơn. Từ cuối 75 tới giữa 76, bâỳ sư tử lãng mạn lần lượt dính cạm bẩy và hiên ngang vào tù. Con trai. Con gái. Tất cả đều ngẩng mặt thách thức cachot, xiềng xích. Tất cả đều thấp lửa tim rực rở làm kẻ thù nể nang và làm đàn anh cúi mặt. Tôi chưa thâý cứ kiêu hùng của Bà Trưng, Bà Triệu, của cô Giang, Cô Bắc. Nhưng tôi đã thấy, tận mắt, các cô sinh viên trường Luật, các cô nữ sinh trường Lê Văn Duyệt, Gia Long... chân mang xiềng mà miệng vẫn mĩm cười. Tôi chưa thấy cái anh dũng của Phạm Hồng Thái, của Nguyễn Thái Học, của Ký Con, của Trần Bình Trọng. Nhưng tôi đã thấy tận mắt, các cậu sinh viên Vạn Hạnh, các cậu học sinh Chu Văn An, Nguyễn Trãi... tay đeo còng mà mắt vẫn mộng mơ. Họ biến thành khách hàng thượng hạng, sáng giá nhất của công Ty Khách Sạn Nhà Tù cộng sản. Người trẻ,măng, 16 tuổi. Người trưởg thành, 22 tuổi. Tôi nhìn các cô ra vào cachot và in dấu chân tuyệt đẹp trên hành lang khu C1. Tôi nhìn các cậu ra vào cachot và gửi niềm tin chiến đấu thánh thiện trong gió quê hương. Rồi, hân hạnh biết bao, tôi được nằm chung với các cậu qua các phòng giam của các khu C1, C2, A và B. Và khu FG, AH, BC của đỉnh cao tù ngục Chí Hòa. Tôi quen thân Đặng Hữu Trí 16 tuổi, hiền lành và rất dễ thương. Đặng Hữu Trí can tội dám lập một tòa án xử Hồ Chí Minh. Tòa án vỏn vẹn ba người. Trí đóng vai chánh án. Hai bạn của Trí, một công tố viện, một luật sư. Bị cáo Hồ Chí Minh chỉ là một bức chân dung Người, in offset, do nhật báo Sàigòn giải phóng ấn hành. Luật sư cố gắng biện hộ tội ác cho Hố Chí Minh, công tố viện buộc tội khắt khe. Chánh án Trí tuyên án xử tử Hồ Chí Minh. Chân dung Bác bị châm lửa đốt ngay tại tòa, một lớp học vắng vẻ. Tòa bế mạc. Câu chuyện được truyền tụng trong bạn bè.
Rồi lọt tai công an. Chánh án, công tố viên, luật sư bị còng tay bịt mắt dẫn đi. Luật sư, nhờ bênh vực Hồ Chí Minh, được thả về, sau một tuần lễ chấp pháp. Công tố viên, chánh án nằm cachot dài dài. Mà vẫn tự hào mình đã dám xử tử Hồ Chí Minh. Tôi quen thân Hoàng sỏn Trường, 18 tuổi, cận thị, can tội chống phá «cách mạng». Saigon mất, Trường mất mát nhiiều thầy cô, bạn bè, kỷ niệm, cậu buồn bã đi tìm phục quốc. Chẳng gặp ai cậu ghé chùa An Lạc, rủ một chú tiểu tính chuyện nước non. Chú tiều - tôi quên tên, hắn đã đọc Tiêu sỏn tráng sĩ bèn dậy tình sông núi. Vậy là chùa An Lạc, nằm phía sau đường Phạm Ngũ Lão, Sàigòn, biến thành trụ sở của «tổ chức»! «Tổ chức» nhiều nhiệt tình nhưng lắm vụng dại. và «tổ chức» bị bại lộ. Hoàng Sơn Trường và An Lạc tráng sĩ vào tù. Mẹ của Trường «nằm vùng» tới chức Phó chủ tịch Liên Hiệp Phụ Nữ tỉnh sông Bé. Trường nằm cachot, hai tay bị còng treo sau lưng liên tiếp 38 ngày đêm vì khước từ làm việc. Mẹ Trường tới đề lao, dụ dỗ cậu khai báo «đồng bọn» để được tha ngay hoặc mẹ cậu sẽ đoạn tuyệt cậu. Trường không khai báo. Cậu bị gia đình bỏ rơi. Và cậu không hề than thở.
Những cậu học sinh như Đặng Hữu Trí, Hoàng sỏn Trường tôi đã gặp. Thí dụ thêm Đặng cơ Bản, Đinh Cường, Đinh Dũng, Đinh Vượng, Trí loa, Trí ghẻ, Ngô Ty, Nguyễn Khánh Long... Các cậu ấy anh hùng trong hành động và biết giữ gìn phẩm cách khi sa cơ thất thế. Tuyệt đối tôn trọng nội quy nhà tù. Không lèm bèm trong bóng tối. Không chống đối rẻ tiền. Biết kính mến người tuổi tác và sẵn sàng giúp đở người bệnh hoạn. Điều mà tôi suy nghĩ và cộng sản suy nghĩ hơn là động lực nào đã quyến rũ các cô các cậu Sàigòn xuống thuyền một cách lãng mạn thế! Trước khi mời cộng sản chiếm Sàigòn, người Mỹ đã tận dụng các hệ thống tuyên truyền vĩ đại của mình để hù dân tộc Việt Nam, rằng, cộng sản sẽ giết hết dân Sài gòn, sẽ có «biển máu» ở miền Nam. Vân vân. Do đó, bọn thống trị hèn mọn, bọn tướng lãnh đào ngũ, bọn dân biểu, nghị sĩ bù nhìn, bọn làm giàu bằng chiến tranh, bọn lãnh tụ xôi thịt... đã cuốn gói chạy thật nhanh, dù bị linh Mỹ đạp đá như súc vật, ở phi trường Tân sơn Nhất và ở Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ! Bọn hưởng thụ trên xác chết của lính chiến, bọn nhảy đầm trên tiếng khóc của quá phụ, bọn uống sâm banh nước mắt của cô nhi, bọn cười đùa nỗi đau khổ của đồng bào, bọn kên kên rút ruột mổ mắt tổ quốc, đã cuốn gói chạy thật nhanh, để lại toàn bộ «chiến hữu» cho cộng sản quản lý, trong tù và trại tập trung khổ sai lao động. Tất cả đều đã tan rã. Bức dư đồ rách bươm. Đàn trẻ của Tản Đà, đau đớn thay, lại toàn lũ lãnh đạo chỉ biết chạy, chạy và chạy! Những kẻ không thích chạy trốn, không thèm chạy trốn mà còn đòi bồi vá bức dư đồ rách, đẹp đẽ thay lại là tuổi trẻ sàigòn sau 30 - 4-1975, một tuổi trẻ hừng hực, ngạo nghễ, lãng mạn và cô đỏn. Người cộng sản đặt nghi vấn: Tuổi trẻ sàigon chống chúng tôi với mục đích gì? Họ có bị tước đoạt quyền binh đâu mà đòi phục hồi quyền binh cũ. Mà họ đã làm gỉ có quyền binh. Giữa chúng tôi và họ chưa nợ nần gì nhau. Tại sao họ chống chúng tôi? Nghi vân ấy đã làm điên đầu cộng sảnTuy rất cay cú tuổi trẻ nhưng họ phải kính phục. Những câu trả lời của tuổi trẻ Sàigòn hôm nay nằm trong Sỏi đá ngậm ngùi. Nên nhớ thêm rằng, trong nhà tù cộng sản, tôi đã gặp khá nhiều tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng, sư đoàn trưởng! Rặt bọn thèm quyền binh phong chức tước cho nhau và tự phong. Rồi đi tù! Tuổi trẻ sàigòn không xuống thuyền vì chức tước, vì quyền binh. Họ mới đích thực là lãhh tụ của tôi. Phần còn lại của đời tôi, tôi sẽ dành để ca ngợi họ. Nhiều người đã chết. Nhiều người đã về nhà với bệnh hoạn. Riêng và duy nhất Bâỳ sư tử lãng mạn, gồm 28 người, có Hoàng sơn Trường, Ngô Tỵ, Nguyễn Khánh Long, Đăng cơ Bản. Đinh Vương... dưới sự lãnh đạo của Lương Việt Cương hiện đang nằm dưới hầm đá của trại Nam Hà B, Hà Nam Ninh (trại Đầm Đùn cũ). Chẳng một ai, ở nước ngoài biết đến họ, dầu người ta hô hào chống cộng sản, kháng chiến và tôn vinh vô sô liệt sĩ. Hình như, những người tuổi trẻ dấn thân vào cuộc chiến đấu mới cũng chẳng thấy cần thiết, phải có sự biết đến của những ai đang «âm mưu» chống cộng sản, ở ngoại quốc, dĩ nhiên! Trước hết, tuổi trẻ Việt nam đã thực sự trưởng thành. Để tự làm cái mũ đội lên chính đầu mình. Thế hệ tuổi trẻ làm guốc cho lãnh tụ giả hình mãi mòn vẹt trên đường công danh đã châm dứt. Ở Sàigòn. Đừng tưởng dân chúng còn ham nghe những tiếng nói chết vọng về từ bên kia Thái Bình dương. Đừng tưởng nữa và nên im lặng. Giữa tiếng nói sống và tiếng nói chết đã là môt phần ranh đánh dấu một thời đại. Thời đại của chống cộng rầm rộ và ồn ào đã vô hiệu quá. Nhưng hô hoán chống cộng là tiếng nói chết. Nó đứng buồn hắt hiu bên kia ranh giới của ba mươi năm cũ. Bên đây ranh giới, tiếng nói sống quyến rũ và tích cực - đánh cộng sản. Đánh bằng nhiệt tình và lòng tự phụ. Đánh cộng sản để thắng cộng sản. Đánh cộng sản không mưu cầu đia vị, công danh; không mộng mơ cái chức lãnh tụ hư ảo.
Đánh cộng sản vì hạnh phúc của dân tộc, vì quyền sống của con người và thản nhiên bước vào tù ngục để bị đày đọa đến chết dần chết mòn. Nhưng, từ đó, từ khởi sự của tuổi trẻ Sàigòn 30-4-75, là một thời đại mới, thời đại đánh cộng sản, thời đại mới gọi thương yêu gắn gũi, thời đại ngăn cấm tàn sát, tù ngục, tập trung sau chiến thắng.Và tôi, người nghệ sĩ tôi xin phép được đứng trong thời đại mớt dù tôi ở Paris hay ở Sàigòn. Tôi đặt hết niềm tin vào tuổi trẻ Việt Nam, bất kể lưu vong hay không lưu vong, thế hệ tuổi trẻ biết sáng tạo trong chiến đấu, nhân danh hạnh phúc dân tộc tự lên ngôi để vừa đánh cộng sản vừa học cách đánh. Nhị thập bát tú, 28 con sư tử non trong Bầy sư tử lãng mạn đang nằm dưới hầm đá trại Đầm Đùn sẽ được giới thiệu với bạn đọc, ngày gần đây, như những lãnh tụ của tôi, những con người đích thực giải thoát quê hương, không cần ai nghĩ tới cái chết của mình, không cần ai quyên tiền đóng góp, không cần cả một nén hương tưởng niệm. Những người âý kể cho tôi nghe về các cô, chiến hữu của họ, còn phi thường hơn cả họ. Tôi đã được sưởi ấm lòng chuỗi tháng năm luân lạc.
Trở về với các cô đã khiến Sỏi đá ngậm ngùi. Tháng 12-1977, tôi bị chuyển từ đề lao Gia Định qua khám lớn Chí Hòa, do đó, tôi không còn biết thêm gì về số phận của nữ hoàng cachot Hoàng Thị Nga, Lưu Tuyết Nga, của chị em Quỳnh Như.... Cuối năm 1978, tôi bi đầy vào rừng già Sa Ác, mật khu cũ của cộng sản, thuộc huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa. Đầu năm 1980, tôi và Hồ Hữu Tường bị còng chung chân, tay chuyển tới Rừng Lá, Hầm Tân. Cũng đầu năm 1980, Hànội xuất bản một cuốn sách quan trọng: Những tên biệt kích văn nghệ trong mặt trận tư tưởng văn hóa miền Nam (nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1980). Biệt kích văn nghệ gồm 10 tên. Đó là Võ Phiến, Nguyễn Mạnh Côn, Doãn Quốc Sĩ, Hồ Hữu Tườg, Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo, Thích Nhất Hạnh, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca. Võ Phiến, Vũ Khắc Khoan di tản sang Mỹ trước 30-4-75. Thích Nhất Hạnh thì bị chê độ Sàigòn «đuổi đi» từ lâu và lưu vong đây đó. Mai Thảo trốn thoát cuộc truy nã 2-4-76 và đã may mắn gửi cuộc đời văn chương ở Hiệp chủng quốc. Còn ở nhà 6 tên biệt kích đi tù. Dương Nghiễm Mậu và Nhã Ca được tha đầu năm 1977. Nguyễn Mạnh Côn chết bệnh tại Xuyên Mộc tháng 6-1979. Hồ Hữu Tường chết bệnh tại Hàm Tân tháng 10-1980. Đoãn Quốc Sĩ được tha cuối năm 1979. Tôi là tên biệt kích văn nghệ trở về nhà cuối cùng về sau chiến dịch tận diệt ảnh hưởng văn hóa «Mỹ Ngụy» phát động liên tiêp một qúy từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1981. Quy hãi hùng đó (đôi với vợ con tôi), tên tuổi tôi được lôi ra chửi rủa đến khiếp đảm trên báo chí, sách, tài liệu học tập, radio và télévision. Và tôi còn bị treo cổ trên mục Xã luận của nhật báo Nhân Dân! Nhưng tháng 9-1981, người ta phải thả tôi. Vì International PEN can thiệp tận tình. Vì Amnesty International can thiệp không biết mệt mỏi. Tôi về hôm trước, hôm sau «được mời» lên sở Công An. Để mạn đàm! Phòng Bảo vệ Chinh Trị «thăm dò»: Anh đã tiếp xúc với ai? Ai đã đến thăm anh? Các anh nói gì với nhau? Anh nên mở rộng cửa đón tiếp bạn bè cũ. Anh cần tìm hiểu bạn bè anh. Vân … vân. Một tuân lễ tôi có ba buổi «mạn đàm» Với các chức sắc của Sở Công An. Tôi mệt mỏi và chán nản. Bây giờ tôi mới hiểu người cộng sản chơi chữ giỏi quá. Họ thả tôi về, không cho tôi cái Lệnh tha mà chỉ cấp cái Giâý ra trại! Ra trại thôi rồi, có hôm nào đó, lại vào trại, mấy hồi. Tôi bị quản chế một cách khéo léo. Trò mạn đàm thay thế trò tự khai, tự kiểm... Tôi bèn đóng kín cổng không tiếp bạn bè văn nghệ. Cũng không đi thăm ai. Tôi tình nguyện làm kẻ bạc tình. Như thế, tôi hy vọng khỏi phải kể tên bạn bè trong những buổi mạn đàm... điều tra. Vậy mà vẫn bị hiểu lầm. Rồi, từ ngộ nhận để ra thị phi. Tôi có một lần làm anh hùng, được truy điệu. Đó là lần người ta bảo tôi đã chết. Tôi đã tuẩn tiết! Tôi ghê quá! Tôi có một lần làm anh hèn, bị chửi rủa. Đó là lần người ta bảo tôi bị «anh em» đâm thủng một mắt. Tôi đã phản bội! Tôi khiếp quá! Thản nhiên, tôi về đời sống, còn nguyên hai mắt và còn nguyên cả linh hồn. Lại học thêm một lời dạy trong «Luận Bảo Vương Tam Muội»: Oan ức không cần biện bạch vì biện bạch thì hèn nhát mà trả thù thì oán đổi tăng thêm. Những buổi mạn đàm dần dần thưa thớt. Vì cả hai bên đều cảm thấy buồn tẻ, vô tích sự, Tôi bắt đầu nhìn kỹ Sàigòn sau hơn 6 năm xa cách. Tôi hay ra chợ trời xem người Sàigòn lừa lọc chụp giật lẫn nhau. Và, một hôm, tôi gặp lại một cô ở đề lao Gia Định năm xưa. Có mời tôi uống cà phê vỉa hè, kể cho tôi nghe về số phận lênh đênh của Những con chim khuyên mang mắt diều hâu. Và, Sỏi đá ngậm ngùi một phác thảo, hay nói đúng hơn, một phân đoạn trong bản trường ca của tuổi trẻ Sàigòn chiến đâú hôm nay, đang nằm gọn trên tay người đọc.
Những người bạn tuổi nhỏ của tôi
Những người bạn tuổi nhỏ của tôi ở khắp nơi trên thế giới.
Sỏi đá ngậm ngùi chưa phải là cuốn sách vinh tôn tuổi trẻ Sàigòn. Vì chưa đủ chữ nghiã vinh tôn họ. Tôi có một mong ước thật khiêm tốn: Bạn hãy nghe họ nói, nhìn họ làm, chiêm ngưỡng sự chịu đựng của họ. Và chịu khó truy nã bản thân mình, đứng vững trên thế đứng của mình. Để khỏi phụ lòng họ bằng dấn thân vào những cuộc chiến đấu cho hư ảo.
DUYÊN ANH
Paris. Hạ 84.
CHƯƠNG 1
Căn phòng mái tôn thấp lè tè, dài tám thước rộng bốn thước. Hồ nước, cầu tiêu ở trong đó luôn. Người ta xây bục xi măng cao khỏi nền đất hai gang tay làm sàn phòng. Và sàn phòng được bổ dọc ngăn đôi bằng một đường rãnh sát nền - Đường rãnh này mang tên phi đạo. Trần phòng là những thanh sắt mười tròn, chồng lên nhau thành hình vuông đầu người chui không lọt, cắm sâu vô tường, hàn xỉ và trát xi măng kỹ lưỡng. Ban ngày, nắng tụ mái tôn, hơi nóng tỏa xuống làm sắt nóng bỏng. Ban đêm sương đọng ngập, làm sắt rét run. Khung cửa sắt màu xám tro một ô vuông vừa vặn cuốn sách bỏ túi. Đứng ngoài nhìn vào, bên trong chỉ thấy mặt, mũi và miệng. Năm mươi nữ tù nhân sống nhờ ô cửa gió hèn mọn của khung cửa lớn nặng nề ấy, nơi gặp gỡ của dưỡng khí và thản khí của hình phạt và sự chịu đựng. Ô cửa gió thường xuyên mở.Thỉnh thoảng,vì một nhu cầu nào đó, người ta đóng lại, gài chốt. Bên trong không rõ những diễn biến bên ngoài và bên ngoài không cần hiểu những khoảnh khắc ngột ngạt, thoi thóp của môt đời tù ngục bên trong.
Tất cả phòng giam của chế độ mới đều kiến trúc một kiểu. Người Pháp về nước, để lại đề lao Gia định một khu giam nhốt duy nhất, cao ráo, thoáng mát và một thư viện đủ sách báo, tiểu thuyết giải trí! Người Mỹ sang, đề lao không có gì thay đổi ngoài những cái còng nổi rõ ba chữ USA. Người Nga tới, xây thêm bốn khu tập thể, năm mươi phòng biệt giam và tiếp tục xử dụng còng và khóa của người Mỹ chưa kịp di tản.
Khu C1 đối diện biệt giam, cách nhau một hành lang ba thước. Bây giờ đúng ngọ. Năm mươi nữ tù của phòng 1C1 đang mê man ngủ. Họ cởi trần đồng loạt, kéo ống quần dài tận vế hay mặc quần cụt. Vài người chỉ vỏn vẹn cài xì lip. Cũng có kẻ dám thoát y hoàn toàn, thách đố kỷ luật và nếp sống văn hóa mới. Họ nằm sát khít, đầu nguời này dưới chân người nọ. Như thế mới đủ chổ. Và, dù nằm sấp, nằm ngửa hay nằm nghiêng, tất cả phải nằm thẳng cẳng, cấm nhúc nhích, dẫy dụa. Các thứ mùi hôi hám, tanh tưởi toát ra không lối thoát dưới sức nóng ghê gớm của mái tôn buổi trưa nắng gắt. Những chiếc khăn tắm nhúng nước đấp ngực chống nóng đã khô rom. Bục xi măng nhầy nhụa. Chất mặn của mồ hôi râm ran khắp thân thể phơi trần của họ ngâm vào những mụn ghẻ lở. Trong giấc ngủ rã rượi, những bàn tay thò, móc gãi sột soạt và vỗ đôm đốp đuổi những con ruồi tinh quái bò lên mặt chui vào mũi. Trưa tù hiu hắt vô cùng. Năm mươi con heo cái xếp lớp trên phản thịt. Năm mươi tù nữ đang phô bầy trọn vẹn thân phận đàn bà, con gái Việt nam, dường như, còn rất xa lạ với loài người. Ai đó ú ớ? Chiêm bao gì thế con cá mòi trong hộp thiếc, ổ bánh trong lò nướng, mỹ nhân ngư trong mắt lưới chủ nghĩa?
Họ vẫn ngủ. Không, họ nhắm mắt và mê man. Họ chẳng hề biết cửa sắt vừa mở và tôi bị đẩy vào. Có thể đã có người biết những lười mở mắt và ngại ngóc đầu dậy. Tôi ngồi bó gối gần khung cửa sắt, quan sát cái xã hội mà tôi mới gia nhập. Sát chung quanh tương phòng, trừ khu vực câu tiêu, bị cói, giỏ mây, giỏ plastic treo lủng lẳng, máng lên những thanh sắt trần phòng bằng những sợi giây rút từ túi đựng phân bón, đựng cát... se lại. Những cái bị, những cái giỏ nhồi nhét quần áo, xà phòng, kem đánh răng, thuốc cảm cúm, muối mè, đậu phọng, chén muỗng và linh tinh. Đó là hành lý tù, trông luộm thuộm, xô bồ mà vui mắt, đối với tôi. Hơn tháng nay tôi mới được gặp đám đông, dầu là đám đông bị tước đoạt hết phẩm cách, bấy nhầy xếp lớp trên bục nhà lao.
Như những người tuổi trẻ còn đầy đủ lương tri của Sàigòn, tôi đã đứng lên chống đối chủ nghiã cộng sản bởi một lẽ thật đơn giản: Tôi không muốn bị tách rời khỏi dĩ vãng của tôi. Một người đoan tuyệt với dĩ vãng thì không còn là con ngươi nữa. Y là cái gì đó vất vương, trôi dạt, lềnh bềnh. Dĩ vãng của tôi có mái nhà êm ấm ăm ắp kỷ niệm ấu thời; có cha mẹ, anh em thương yêu nhau; có bạn bè chia sẻ vui buồn; có trường hợp, thầy cô dạy dỗ làm người; có thành phố ru tôi ngủ, dẫn tôi đi chơi và xui tôi mơ mộng. Dĩ vãng của tôi còn có những giọt nước mắt sót sa quê hương khốn khổ triền miên; còn có những nụ cười trông đợi tương lai ao ước, còn có hòai bão làm đẹp giống nòi. Tôi rất tiếc không thể kể hết dĩ vãng của tôi, con tàu đã đưa tôi đi xa và trả tôi về gần. Đừng bao giờ nghĩ, trong dĩ vãng của tôi, có chế độ này, triều đại nọ. Chẳng có chế độ nào tồn tại, ngoài quê hương. Tôi chiến đấu như tất cả bạn bè tôi chiến đấu không thể để phục hồi dĩ vãng của một chế độ tàn tật đáng nguyền rủa. Nếu để phục hồi dĩ vãng thì cái dĩ vãng ấy chỉ là môt Việt nam rất xa, rất đẹp, rất tốt, rất thật, rất ca dao, rất lãng mạn, rất thuần khiết đã bị ô uế hằng trăm năm bởi những trò chỏi của tư tưởng Tây phương.
Dĩ nhiên, chúng tôi đã lãng mãn. Chỉ những người Việt nam lãng mạn mới dám đương đầu với cộng sản bằng trái tim và nổi cô đơn. Tất cả, đã xụp đổ! Tất cả đã chạy trốn. Và họ đang ồn ào đòi làm một xa lộ xuyên qua Thái Bình dương trơ’ về nắm quyền binh cũ. Chúng tôi thoát khỏi cái tham vọng phù du và thấp kém đó. Chúng tôi chỉ thiết tha mong mỏi một quê hương thanh bình, sum họp và mọi người đều có hạnh phúc. Được sống trên quê hương như thể là được thắp sáng dĩ vãng của riêng mình. Dĩ vãng và mong ước của chúng tôi bị vấy nhơ, bị xóa bỏ, bị cải tạo. Chúng tôi thương dĩ vãng và đã xuống thuyền ra khơi.
Tôi bị bắt tại nhà bạn tôi khi đang quay ronéo bản Tuyên ngôn của tổ chức. Chúng tôi là sinh viên, học sinh rất tích cực phản kháng các chế độ củ. Chúng tôi đòi hỏi tự do, dân chủ và tiến bộ. Và vẫn nguyên vọng đó, chúng tôi thành những kẻ phản động của chế độ mới. Tuổi trẻ là thế. Luôn luôn thừa thãi nhiệt tình và lòng tự phụ. Và chấp nhận mọi nghịch cảnh, mọi hình phạt. Tôi bị dẫn đến Sở An Ninh Nội Chính *. Các bạn tôi bị đưa đi đâu, tôi không rõ. Đến Sở An Ninh Nội Chính, người ta tống tôi vào cachot ngay lập tức, chẳng thèm hỏi han nửa lời.
Sở An Ninh Nội Chính, tên cũ của nó là Nha cảnh sát Đô Thành. Người Pháp có một sai lầm Iớn. Họ đặt trụ sở Mật Thám Trung Ương ở cuối đường Catinat, gần Nhà Thờ Đức Bà, nơi Đức Mẹ ôm trái đất, hàng ngày nhìn sang thấy tù nhân thất thêủ ra vô, hàng đêm nghe rõ tiếng tù nhân rên rỉ thấm đòn tra tấn mà chẳng ban được phép lạ nào. Ông Ngô Đình Diệm, người săn đức tin, vội vàng rời nơi chốn cho Sở Mât Thám.!!!* Khi chấm dứt chế độ quân quản, Sở An Ninh Nội Chính cải danh Sở Công An Thành phố.!!!Trung Ương. Hình Thức đổi thay chút chút song nội dung vẫn y nguyên. Sở Mật Thám Trung ương là Nha Cảnh Sát Đô Thành, cơ quan bắt bớ tra tấn giam cầm những người đối lập chế độ trong và ngoài vòng pháp luật miền Nam. Người Mỹ viện trợ vật liệu, còng khóa và cố vấn kỹ thuật chu đáo nền Nha cảnh sát Đô Thành có khu biệt giam rất tối tân.
Người Nga sang Nha Cảnh sát Đô Thành cải danh là sở An Ninh Nội Chính. Mọi kỹ thuật của Mỹ để lại đều được nghiên cứu, bổ xung và xử dụng tối đa. Người Việt Nam chống cộng sản không cần Mỹ, bị cộng sản xiết chặt chân tay bằng còng Mỹ và tống vào cachot kiều Mỹ.
Khu biệt giam của Sở An Ninh Nội Chính gồm ba mươi cachots đánh số chẳn, lẻ. Mười lăm cachots bên số chẵn và mười lăm bên số lẻ. Chẵn và lẻ đối diện nhau và cách nhau một lối đi khoảng thước rưởi. Cửa sắt kín mít, không một sợi gió nào có thể lùa vào nêú người ta không trổ sát phía dưới cửa bốn năm vệt và uốn thoai thoải như cửa chớp.Hành lang lợp mái kín mít luôn. Mặt trời chiếu cho muôn loài và đã bất lực chiếu rọi nữa tia nắng xuống một chỗ cần mặt trời nhất. Bức tường hẹp cuối khu gần một cái quạt hút thán khí ra ngoài. Ô gió giữa cửa sắt chỉ mở khi cho tội nhân ăn uống và kiểm soát xem tội nhân còn sống hay đã chết. Người bên số chẵn không có cơ hội nhìn, cơ hội nghe, cơ hội biết người bên số lẻ. Tuyệt đối cô quạnh và hãi hùng.
Nơi đây, nhiều người đã tự tử, đã chết bất thình
linh qua các triều đại. Người cuối cùng chết ở cachot s số lẻ là linh mục Hoàng Quỳnh. Ngài không được hưởng các phép tích của tin đồ Thiên Chúa giáo trước và sau khi chết. Chẳng ai biết mồ ngài nơi nào. Nếu Chúa biết chắc chắn, ngài sẽ lên thiên đường. Nhưng tôi không mấy tin rằng Chúa biết. Người cuối cùng tê liệt cả hai chân được lôi ra khỏi cachot sở chín là linh mục Trần Hưũ Thanh. Cuối cùng, đối với tôi, dĩ nhiên. Vì tôi không còn dịp trở lại khu biệt giam phối hợp kỹ thuật và nghệ thuật của hai nền văn minh thời thượng.
Người ta đẩy tôi vào cachot số lẻ. Tôi đi qua một hành lang chữ U. Tận cùng hành lang, bên trái là khu biệt giam, bên phải là phòng nhốt tập thể. Những tội nhân tranh nhau bám song sắt nhìn tôi, ra dấu hỏi han. Khi sắp rẽ trái, tôi gặp một phòng tối lúc nhúc tù nữ. Rồi tôi nằm trong bóng tối lờ mờ của cái hộp đựng người, chân mang còng số 8. Tôi có năm đêm còng chân xa hẳn xã hội loài người. Trừ hai bữa cơm mỗi ngày, ô gió mở khi thò tay ra lãnh phần cơm nước, còn thì bưng bít và im lặng. Hôm tôi làm quen được với chú thạch thùng nhỏ bé hay mon men tới nhâm nhá những hạt cơm vãi và biết sợ hãi sự thinh không thì có tiếng báo tử «Ngài về nước Chúa rồi, linh mục Hoàng Quỳnh, gửi cáo phó». Tự nhiên, tôi nói lớn: «Ngài về nước Chúa rồi, linh mục Hoàng Quỳnh, gửi cáo phó». Mãi bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu tại sao tôi nhậy cảm đến độ hiểu cả những điều mình chưa hiểu. Người khác loan tin linh mục Hoàng Quỳnh chết và người khác... Hồi chuông cáo phó rung lên từ những trái tim sau những ồn ào, hốt hoảng của bọn cai ngục, vài giờ kế tiếp, tôi nhận và truyển tin «Linh mục Trần Hưũ Thanh rời trại, liệt hai chân.» Vẫn có người tù là nhà báo săn tin tuyệt diệu. Đêm hôm ấy, cửa cachot của tôi mở, người ta dẫn tôi đi làm việc. Người ta đã giải phẫu tiềm thức và truy nã tư tưởng của tôi. Rồi thay vì trả tôi về cachot, người ta đưa tôi đến một nơi nào đó, tôi không được biết. Mắt tôi bị bịt chặt. Tôi chỉ phỏng đoán tôi đã xa thành phố vì ngồi rất lâu trên xe du lịch và tôi tới một ngôi biệt thự nhờ nghe tiếng bánh xe chạy chậm trên đá sỏi. Người ta xác nách tôi, dìu tôi lên cầu thang. Tôi được gở miếng giẻ bịt mặt và bị đẩy vô căn phòng tối um.
Bầy muỗi đói chào mừng tôi nhiệt liệt. Chúng tấn công tới tấp. Tôi mò mẫm kiếm cuốn sách hay tờ báo cũ xua đuổi muỗi. Mà không có. Đành đi đi, lại lại, dùng tay bảo vệ khuôn mặt. Người ta đã giao nhiệm vụ khủng bố tinh thần con người cho lũ muỗi. Khi anh sáng theo những kẽ hở của khung cửa sổ lọt vào phòng thì sự tra tấn của muỗi chấm dứt. Tôi nằm trên sàn gạch hoa, ngủ một giấc thoải mái. Thức dậy, tôi ngơ ngác, cứ tưởng mình chiêm bao. Không, sự thật đấy. Sự thật ở căn phòng của ngôi biệt thự mà dấu tích của dĩ vãng còn nguyên. Tranh ảnh treo trên tường đã bị gỡ. Tủ giường đã bị khuân đi. Cái máy lạnh đã bị tháo. Thậm chí rèm cửa sổ và khung kính giữ hơi lạnh cũng biến mất. Căn phòng, bây giờ, ngập bụi, mạng nhện và muỗi. Tôi mở cửa phòng toilette. Tấm gương soi chịu chung số phận với đồ đạc lặt vặt của ngôi biệt thự. Tôi mở robinet. Nước châỷ mạnh. Vẫn còn nước. Hạnh phúc cho tôi. Vẫn còn nước. Người ta quên tháo gỡ nước, người ta quên nghĩ nước của chung tất cả. Tất cả sống vì nứớc, nhờ nước. Tất cả có quyền giữ nước. Tôi giật cầu tiêu, vặn douche. Nơớc ào ào chẩy. Nước reo vui. Tôi lăn vào nước, tắm gội một cơn đã đời. Rôi tôi giặt bộ quần áo duy nhất, vắt khô, mặc luôn. Tôi cảm giác khỏe khoắn và tỉnh táo.
Người ta bắt tôi, không cho tôi mang theo bất cứ một thứ gì. Tôi tay trắng đi vào tù ngục. Năm ngày đêm ở cachot Sở An Ninh Nội Chính, tôi bị đọa đày hơn con chó. Vòi nước nhỏ từng giọt, cầu tiêu hôi hám. Không có khăn lau mặt. Không có bàn chải đánh răng. Không có quần áo lót thay đổi. Ngủ với chân còng, không màn không chiếu dưới ánh sáng vàng chết của ngọn đèn nhỏ hiu hắt. Ở đây rộng rãi hơn, thừa thãi nước nhưng bị đoạn tuyệt tiếng nói. Người ta hủy hết cầu chì, đèn điện, máy lạnh, máy nước nóng trở thành vô tích sự. Nỗi sợ hãi khởi đầu từ im lặng. Thú thật, tôi sợ hãi. Một ngày, hai lần, cửa phòng hé mở, một bàn tay đẩy điã cơm và ca nước trà vào rồi lại khép kín. Tôi không tài nào nuốt nổi quá năm muỗng cơm cá khô mặn chát. Thần kinh tôi luôn luôn căng thẳng. Tôi thèm tiếng nói và sợ tiếng
động. Và, để chiến đấu với muôĩ, tôi phải ngủ ban ngày, thức ban đêm. Có đôi lần, sợ hãi quá tôi đã hét lớn. Không ai thèm mắng mỏ tôi. Tôi càng sợ hãi. Tôi muốn, bất thình lình, lăn ra chết. Chết như thế hẳn là sung sướng. Chứ, chết dần chết mòn trong sở hãi thì khủng khiếp vô vàn. Những người đập đầu vô tường, tống cả cái quần đùi vào họng mình, cắn lưỡi tự tử trong tù ngục đều là những người phi thường. Sống đã khổ chết còn khổ hơn. Do đó, người ta cam đành sống tủi nhục, đau đớn để đợi ngày được chết dẫu cái chết chẳng êm ái hơn cái sống.
Hai ngày biệt giam đúng nghĩa nhất, tôi chỉ biết sợ hãi và nghĩ cách chết. Đến ngày thứ ba, sự sợ hãi giảm dần. Hoặc người ta chế ngự nổi sự sợ hãi hoặc người ta bị nó giết dần hèn mọn. Những ngày tiếp nối, sự sợ hãi không còn khả năng gì với tôi nữa. Tôi đã ăn hết phần cơm mỗỉ bữa, ngày ngủ li bì và đêm hát tình ca theo nhạc đệm của muỗi. Sang ngày thứ mười, nửa khuya, người ta lại bịt mắt tôi, đẩy tôi lên xe và đưa tôi đi nơi khác. Lần này, tôi rất bình thản. Nôi sợ bị thủ tiêu, bị bỏ vào bao bố ném xuống sông không còn nữa. Lần trước, tôi đã rụng rời. Khi miếng giẻ thắt chặt mắt tôi, mồ hôi tôi toát ra ướt đẫm và nước tiểu cũng xốn ra. Lúc ấy nếu người ta bảo tôi làm bất cứ một việc gì đê tiện nhất sẽ được sống, tôi cũng làm. Nêú anh biết trước anh sẽ bị nhét vô cái cần xé cùng với tảng đá nặng, anh ngồì bó gối trong cần xé mặt rằng giây kẽm gai kỹ lưỡng, người ta liệng anh lên xe bịt bùng, cho anh ra câu xa lộ, ném anh xuống nước, anh sẽ không bao giờ thích làm anh hùng, anh sẽ bằng lòng làm anh hèn để khỏi phải chết sặc sụa, khỏi phải tính từng giây chết chóc. Anh sẽ sợ hãi như tôi đã sợ. Những vị anh hùng, liệt sĩ trên đời này không sợ chết nhưng đều đã không biết trước, mình sẽ bị chết bằng cách nào. Nế họ biết trước họ sẽ bị chết trong rọ ngâm dưới nước, cuộc đời sẽ kham hiếm anh hùng lắm. Nhưng buồn bao nhiêu, cuộc đời lại lạm phát hạng người không qua cầu, thu hình đáy giếng, chê bai và phán xét kẻ qua cầu bằng phỏng đoán, a dua dư luận, đố kỵ, ghen ghét và tổn vinh bừa bãi.
Người ta tống tôi vào căn phòng của ngôi biệt thự khác. Ngôi biệt thự khác nữa. Cuối cùng, người ta dẩn tôi về Sở An Ninh Nội Chính,vào một buổi sáng. Người ta tiếp tục truy nã tư tưởng củaa tôi để biết rõ kẻ đã lãnh đạo chúng tôi. Tôi thành thật khai báo rằng chúng tôi không hề có lãnh tụ. Chúng tôi chán làm guốc cho lãnh tụ đi rồi, chúng tôi làm mũ đội lên đầu của chính chúng tôi. Người ta không tin. Người ta quả quyết chúng tôi là tay sai của Mỹ gài lại! Trọn buổi sáng, người ta quần thảo tôi, áp đảo tôi, tra vấn tôi. Người ta sợ sự thật, người ta còn sợ luôn cả nghe sự thật. Người ta không dám nghĩ chúng tôi chống người ta bằng trái tim và nổi cổ đơn. Người ta cứ nghĩ, đằng sau chúng tôi, là một hậu thuẫn đáng nể! Và, người ta hành hạ tôi, khủng bố tinh thần tôi ròng rã hơn tháng trời. Buổi trưa, người ta còng tay tôi, dẫn tôi tới đề lao Gia Định. Tôii được tống vô phòng tù nữ tập thể.
Ngồi bó gối quan sát mãi, tôi hoa mắt, ngộp thở. Đứng dậy, tôi ghé sát mũi vào ổ gió thở hít. Nắng đang nhảy múa trên mặt xi măng hành lang. Dẫy biệt giam đối diện im vắng. Sợ che lấp ổ gió, tôi ngồi trên bờ tường thấp ngăn cách chỗ chia cơm với sân tắm. Những người tù nữ vẫn mê man. Tóc họ xõa tung, ướt nhẫy. Tôi đã ngấm kỹ từng khuôn mặt nhưng không gặp khuôn mặt bạn bè nào. Một hồi kẻng tù báo thức gay gắt điểm. Lần đầu tiên tôi bị nghe tiếng khua chát chúa của kẻng tù. Tôi nghĩ, trên đời không còn thứ tiếng gì ghê gớm, quặn đau, dày vò hơn kẻng tù. Đó là thứ tiếng của dọa nạt, cưỡng bức, đàn áp. Vài người tù đã thức và đang ngồi ngáp. Họ chưa kip chú ý tới tôi thì có tiếng nói Iớn bên ngoài «Phòng 1 lâý nước» và cái vòi lớn đẩy qua ô cửa gió. Cả phòng vụt thức nhào vô sân tắm. Họ xếp hàng. Không khí ồn ào khởi sự. Đợi hồ nước đầy, một người cầm vòi xịt vào những người khác. Mười phút cho năm mưỏi người tắm. Mỗi người đủ mười hai giây *. Không có thì đẻs át xà phòng, dù ghể lở. Tù nhân mặc quần aó tắm để vừa tắm vừa giặt quần áo bằng mười hai giây nước xịt. Họ đã chửi bới, cãi cọ nhau vì tắm ít, tắm nhiều. Năm mươi con Iợn cái giành giật nước bi thảm hơn năm mươi con lợn cái bầy nhầy trên bục xi măng
Vòi nước rútt mạnh ra đúng thời khóa biểu. Sự hổn độn tắng lên. Tù nhân, sau khi giành giật nước tắm thì giành giật thuốc ghẻ. Họ chổng mông, người này bôi thuốc cho người kia. Thứ thuốc ghẻ chế biến theo
công thức cổ lỗ xĩ làm họ sót sa. Họ vừa dậm chân vưà quạt phành phạch vưà tuôn những Iời bẩn thỉu.
- Chị mới vô hả?
Một tù nữ hỏi tôi. Cô ta trẻ nhất trong phòng
- Phải!
Tôi đáp, nhìn cô ta tìm sự thông cảm.
- Chị bị bắt vê tội gì?
- Phản động.
- Phản động! cô gái tròn xoe mắt. - Tại sao nó đưa chị vô đây? Phần đông nhốt ở khu B chi ạ!
- Đây... Tôi ngập ngừng.
- Đây là phòng giam tú bà, gái điếm, xì ke, hình sự. Cô gái nói.
- Hành lí của chị đâu, để em kiếm chỗ treo và chọn chỗ nằm cho chị!
Hơn tháng nay tôi mới được nói chuyện và được nói chuyện với một cô gái dịu dàng. Dẫu cô gái tội tình gì cổ ấy vẫn làm tôi ấm lòng. Và tôi có cảm tình ngay với cô ta. Bổng cô gái vỗ tay, la Iớn:
- Chị này bị bắt về tội phản động!
Cả phòng im lặng nhìn tôi. Tôi không hiểu tại sao họ đã nhìn tôi với những cặp mắt chan chứa yêu thương. Một người đứng tuổi bước lại gần tôi.
- Cô mới bị hả?
- Hơn một tháng rồi.
- Nhốt ở đâu?
- Các biệt giam.
Tôi kể vắn tắt những cachots tôi đã ở. Tất cả chăm chú nghe tôi. Dường như những người này kính phục tù chính trị. Một người đưa tôi cục xà phòng thơm.
- Vô tắm đi cô. Nước trong hồ của cô hết đấy. Tắm gội sạch sẽ, lát nó cho nước sôi, tôi pha mì cô ăn.
Không ai phản đối. Tôi bị đẩy vào săn tắm, bị bắt cổi hết quần áo. Và tôi được tắm gội bằng sà phòng thơm sau một tháng hôi hám. Người khác cho tôi bộ quần áo ngủ. Bộ quần áo tầm thường mà tôi có cảm tưởng như bộ quần áo mơ ước của con nhà nghèo. Tôi vừa mới thấy thế nào là sung sướng khi mặc quần áo mới.
- Khốn nạn, bắt người ta cả tháng mà không cho thư về gia đinh. Con gái một bộ che thân, kham sao nỗi! Một người nói.
- Người ta con nhà lành, nó tống vô phòng điếm. Người khác nói.
- Cám ơn các chị, tôi bằng lòng vô đây, tôi không ân hận gì cả.
Tôi nói, giọng đầy cảm súc. Vừa khi đó, bên ngoài cửa sắt, tiếng cai ngục gắt gỏng:
- Ngưởi vừa vô trưa nay đâu?
Cô gái đầu tiên thăm hỏi tôi đáp giùm:
- Đây.
- Chuẩn bị đồ cá nhân. Khẩn trương.[1]
Cả phòng lại ồn ào. Mọi người lăng xăng gỡ túi, giỏ của minh xuống. Và, khi cánh cửa sắt mở, tôi bước ra, tay xách cái bị cói nhỏ đâỹ nhóc đồ đạc mà tôi chưa
biết là những món gì. Cai ngục đóng cửa sắt cái rầm. Y khóa và gài chốt và đóng luôn ổ cửa gió vì người trong phòng nhìn tôi, chúc tụng sức khỏe khiến y nổi giận. Y dẫn tôi sang khu B rồì giao tôi cho mụ đàn bà mắt lé bụng ôm cái bâù sắp đẻ. Mụ cai ngục chỉ cái ghế bảo tôi ngồi. Mụ lật cuốn sổ tù dầy cộm, mở nấp bút máy.
Chú thích:
* Mãi đến cuối tháng 6-1976, đề lao Gia Định mới hoàn tất hệ thống dẫn nước vào riêng từng phòng, xử dụng suốt ngày đêm. Và, đồng thời, cửa sắt được trổ một nửa có chấn song.
Căn phòng mái tôn thấp lè tè, dài tám thước rộng bốn thước. Hồ nước, cầu tiêu ở trong đó luôn. Người ta xây bục xi măng cao khỏi nền đất hai gang tay làm sàn phòng. Và sàn phòng được bổ dọc ngăn đôi bằng một đường rãnh sát nền - Đường rãnh này mang tên phi đạo. Trần phòng là những thanh sắt mười tròn, chồng lên nhau thành hình vuông đầu người chui không lọt, cắm sâu vô tường, hàn xỉ và trát xi măng kỹ lưỡng. Ban ngày, nắng tụ mái tôn, hơi nóng tỏa xuống làm sắt nóng bỏng. Ban đêm sương đọng ngập, làm sắt rét run. Khung cửa sắt màu xám tro một ô vuông vừa vặn cuốn sách bỏ túi. Đứng ngoài nhìn vào, bên trong chỉ thấy mặt, mũi và miệng. Năm mươi nữ tù nhân sống nhờ ô cửa gió hèn mọn của khung cửa lớn nặng nề ấy, nơi gặp gỡ của dưỡng khí và thản khí của hình phạt và sự chịu đựng. Ô cửa gió thường xuyên mở.Thỉnh thoảng,vì một nhu cầu nào đó, người ta đóng lại, gài chốt. Bên trong không rõ những diễn biến bên ngoài và bên ngoài không cần hiểu những khoảnh khắc ngột ngạt, thoi thóp của môt đời tù ngục bên trong.
Tất cả phòng giam của chế độ mới đều kiến trúc một kiểu. Người Pháp về nước, để lại đề lao Gia định một khu giam nhốt duy nhất, cao ráo, thoáng mát và một thư viện đủ sách báo, tiểu thuyết giải trí! Người Mỹ sang, đề lao không có gì thay đổi ngoài những cái còng nổi rõ ba chữ USA. Người Nga tới, xây thêm bốn khu tập thể, năm mươi phòng biệt giam và tiếp tục xử dụng còng và khóa của người Mỹ chưa kịp di tản.
Khu C1 đối diện biệt giam, cách nhau một hành lang ba thước. Bây giờ đúng ngọ. Năm mươi nữ tù của phòng 1C1 đang mê man ngủ. Họ cởi trần đồng loạt, kéo ống quần dài tận vế hay mặc quần cụt. Vài người chỉ vỏn vẹn cài xì lip. Cũng có kẻ dám thoát y hoàn toàn, thách đố kỷ luật và nếp sống văn hóa mới. Họ nằm sát khít, đầu nguời này dưới chân người nọ. Như thế mới đủ chổ. Và, dù nằm sấp, nằm ngửa hay nằm nghiêng, tất cả phải nằm thẳng cẳng, cấm nhúc nhích, dẫy dụa. Các thứ mùi hôi hám, tanh tưởi toát ra không lối thoát dưới sức nóng ghê gớm của mái tôn buổi trưa nắng gắt. Những chiếc khăn tắm nhúng nước đấp ngực chống nóng đã khô rom. Bục xi măng nhầy nhụa. Chất mặn của mồ hôi râm ran khắp thân thể phơi trần của họ ngâm vào những mụn ghẻ lở. Trong giấc ngủ rã rượi, những bàn tay thò, móc gãi sột soạt và vỗ đôm đốp đuổi những con ruồi tinh quái bò lên mặt chui vào mũi. Trưa tù hiu hắt vô cùng. Năm mươi con heo cái xếp lớp trên phản thịt. Năm mươi tù nữ đang phô bầy trọn vẹn thân phận đàn bà, con gái Việt nam, dường như, còn rất xa lạ với loài người. Ai đó ú ớ? Chiêm bao gì thế con cá mòi trong hộp thiếc, ổ bánh trong lò nướng, mỹ nhân ngư trong mắt lưới chủ nghĩa?
Họ vẫn ngủ. Không, họ nhắm mắt và mê man. Họ chẳng hề biết cửa sắt vừa mở và tôi bị đẩy vào. Có thể đã có người biết những lười mở mắt và ngại ngóc đầu dậy. Tôi ngồi bó gối gần khung cửa sắt, quan sát cái xã hội mà tôi mới gia nhập. Sát chung quanh tương phòng, trừ khu vực câu tiêu, bị cói, giỏ mây, giỏ plastic treo lủng lẳng, máng lên những thanh sắt trần phòng bằng những sợi giây rút từ túi đựng phân bón, đựng cát... se lại. Những cái bị, những cái giỏ nhồi nhét quần áo, xà phòng, kem đánh răng, thuốc cảm cúm, muối mè, đậu phọng, chén muỗng và linh tinh. Đó là hành lý tù, trông luộm thuộm, xô bồ mà vui mắt, đối với tôi. Hơn tháng nay tôi mới được gặp đám đông, dầu là đám đông bị tước đoạt hết phẩm cách, bấy nhầy xếp lớp trên bục nhà lao.
Như những người tuổi trẻ còn đầy đủ lương tri của Sàigòn, tôi đã đứng lên chống đối chủ nghiã cộng sản bởi một lẽ thật đơn giản: Tôi không muốn bị tách rời khỏi dĩ vãng của tôi. Một người đoan tuyệt với dĩ vãng thì không còn là con ngươi nữa. Y là cái gì đó vất vương, trôi dạt, lềnh bềnh. Dĩ vãng của tôi có mái nhà êm ấm ăm ắp kỷ niệm ấu thời; có cha mẹ, anh em thương yêu nhau; có bạn bè chia sẻ vui buồn; có trường hợp, thầy cô dạy dỗ làm người; có thành phố ru tôi ngủ, dẫn tôi đi chơi và xui tôi mơ mộng. Dĩ vãng của tôi còn có những giọt nước mắt sót sa quê hương khốn khổ triền miên; còn có những nụ cười trông đợi tương lai ao ước, còn có hòai bão làm đẹp giống nòi. Tôi rất tiếc không thể kể hết dĩ vãng của tôi, con tàu đã đưa tôi đi xa và trả tôi về gần. Đừng bao giờ nghĩ, trong dĩ vãng của tôi, có chế độ này, triều đại nọ. Chẳng có chế độ nào tồn tại, ngoài quê hương. Tôi chiến đấu như tất cả bạn bè tôi chiến đấu không thể để phục hồi dĩ vãng của một chế độ tàn tật đáng nguyền rủa. Nếu để phục hồi dĩ vãng thì cái dĩ vãng ấy chỉ là môt Việt nam rất xa, rất đẹp, rất tốt, rất thật, rất ca dao, rất lãng mạn, rất thuần khiết đã bị ô uế hằng trăm năm bởi những trò chỏi của tư tưởng Tây phương.
Dĩ nhiên, chúng tôi đã lãng mãn. Chỉ những người Việt nam lãng mạn mới dám đương đầu với cộng sản bằng trái tim và nổi cô đơn. Tất cả, đã xụp đổ! Tất cả đã chạy trốn. Và họ đang ồn ào đòi làm một xa lộ xuyên qua Thái Bình dương trơ’ về nắm quyền binh cũ. Chúng tôi thoát khỏi cái tham vọng phù du và thấp kém đó. Chúng tôi chỉ thiết tha mong mỏi một quê hương thanh bình, sum họp và mọi người đều có hạnh phúc. Được sống trên quê hương như thể là được thắp sáng dĩ vãng của riêng mình. Dĩ vãng và mong ước của chúng tôi bị vấy nhơ, bị xóa bỏ, bị cải tạo. Chúng tôi thương dĩ vãng và đã xuống thuyền ra khơi.
Tôi bị bắt tại nhà bạn tôi khi đang quay ronéo bản Tuyên ngôn của tổ chức. Chúng tôi là sinh viên, học sinh rất tích cực phản kháng các chế độ củ. Chúng tôi đòi hỏi tự do, dân chủ và tiến bộ. Và vẫn nguyên vọng đó, chúng tôi thành những kẻ phản động của chế độ mới. Tuổi trẻ là thế. Luôn luôn thừa thãi nhiệt tình và lòng tự phụ. Và chấp nhận mọi nghịch cảnh, mọi hình phạt. Tôi bị dẫn đến Sở An Ninh Nội Chính *. Các bạn tôi bị đưa đi đâu, tôi không rõ. Đến Sở An Ninh Nội Chính, người ta tống tôi vào cachot ngay lập tức, chẳng thèm hỏi han nửa lời.
Sở An Ninh Nội Chính, tên cũ của nó là Nha cảnh sát Đô Thành. Người Pháp có một sai lầm Iớn. Họ đặt trụ sở Mật Thám Trung Ương ở cuối đường Catinat, gần Nhà Thờ Đức Bà, nơi Đức Mẹ ôm trái đất, hàng ngày nhìn sang thấy tù nhân thất thêủ ra vô, hàng đêm nghe rõ tiếng tù nhân rên rỉ thấm đòn tra tấn mà chẳng ban được phép lạ nào. Ông Ngô Đình Diệm, người săn đức tin, vội vàng rời nơi chốn cho Sở Mât Thám.!!!* Khi chấm dứt chế độ quân quản, Sở An Ninh Nội Chính cải danh Sở Công An Thành phố.!!!Trung Ương. Hình Thức đổi thay chút chút song nội dung vẫn y nguyên. Sở Mật Thám Trung ương là Nha Cảnh Sát Đô Thành, cơ quan bắt bớ tra tấn giam cầm những người đối lập chế độ trong và ngoài vòng pháp luật miền Nam. Người Mỹ viện trợ vật liệu, còng khóa và cố vấn kỹ thuật chu đáo nền Nha cảnh sát Đô Thành có khu biệt giam rất tối tân.
Người Nga sang Nha Cảnh sát Đô Thành cải danh là sở An Ninh Nội Chính. Mọi kỹ thuật của Mỹ để lại đều được nghiên cứu, bổ xung và xử dụng tối đa. Người Việt Nam chống cộng sản không cần Mỹ, bị cộng sản xiết chặt chân tay bằng còng Mỹ và tống vào cachot kiều Mỹ.
Khu biệt giam của Sở An Ninh Nội Chính gồm ba mươi cachots đánh số chẳn, lẻ. Mười lăm cachots bên số chẵn và mười lăm bên số lẻ. Chẵn và lẻ đối diện nhau và cách nhau một lối đi khoảng thước rưởi. Cửa sắt kín mít, không một sợi gió nào có thể lùa vào nêú người ta không trổ sát phía dưới cửa bốn năm vệt và uốn thoai thoải như cửa chớp.Hành lang lợp mái kín mít luôn. Mặt trời chiếu cho muôn loài và đã bất lực chiếu rọi nữa tia nắng xuống một chỗ cần mặt trời nhất. Bức tường hẹp cuối khu gần một cái quạt hút thán khí ra ngoài. Ô gió giữa cửa sắt chỉ mở khi cho tội nhân ăn uống và kiểm soát xem tội nhân còn sống hay đã chết. Người bên số chẵn không có cơ hội nhìn, cơ hội nghe, cơ hội biết người bên số lẻ. Tuyệt đối cô quạnh và hãi hùng.
Nơi đây, nhiều người đã tự tử, đã chết bất thình
linh qua các triều đại. Người cuối cùng chết ở cachot s số lẻ là linh mục Hoàng Quỳnh. Ngài không được hưởng các phép tích của tin đồ Thiên Chúa giáo trước và sau khi chết. Chẳng ai biết mồ ngài nơi nào. Nếu Chúa biết chắc chắn, ngài sẽ lên thiên đường. Nhưng tôi không mấy tin rằng Chúa biết. Người cuối cùng tê liệt cả hai chân được lôi ra khỏi cachot sở chín là linh mục Trần Hưũ Thanh. Cuối cùng, đối với tôi, dĩ nhiên. Vì tôi không còn dịp trở lại khu biệt giam phối hợp kỹ thuật và nghệ thuật của hai nền văn minh thời thượng.
Người ta đẩy tôi vào cachot số lẻ. Tôi đi qua một hành lang chữ U. Tận cùng hành lang, bên trái là khu biệt giam, bên phải là phòng nhốt tập thể. Những tội nhân tranh nhau bám song sắt nhìn tôi, ra dấu hỏi han. Khi sắp rẽ trái, tôi gặp một phòng tối lúc nhúc tù nữ. Rồi tôi nằm trong bóng tối lờ mờ của cái hộp đựng người, chân mang còng số 8. Tôi có năm đêm còng chân xa hẳn xã hội loài người. Trừ hai bữa cơm mỗi ngày, ô gió mở khi thò tay ra lãnh phần cơm nước, còn thì bưng bít và im lặng. Hôm tôi làm quen được với chú thạch thùng nhỏ bé hay mon men tới nhâm nhá những hạt cơm vãi và biết sợ hãi sự thinh không thì có tiếng báo tử «Ngài về nước Chúa rồi, linh mục Hoàng Quỳnh, gửi cáo phó». Tự nhiên, tôi nói lớn: «Ngài về nước Chúa rồi, linh mục Hoàng Quỳnh, gửi cáo phó». Mãi bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu tại sao tôi nhậy cảm đến độ hiểu cả những điều mình chưa hiểu. Người khác loan tin linh mục Hoàng Quỳnh chết và người khác... Hồi chuông cáo phó rung lên từ những trái tim sau những ồn ào, hốt hoảng của bọn cai ngục, vài giờ kế tiếp, tôi nhận và truyển tin «Linh mục Trần Hưũ Thanh rời trại, liệt hai chân.» Vẫn có người tù là nhà báo săn tin tuyệt diệu. Đêm hôm ấy, cửa cachot của tôi mở, người ta dẫn tôi đi làm việc. Người ta đã giải phẫu tiềm thức và truy nã tư tưởng của tôi. Rồi thay vì trả tôi về cachot, người ta đưa tôi đến một nơi nào đó, tôi không được biết. Mắt tôi bị bịt chặt. Tôi chỉ phỏng đoán tôi đã xa thành phố vì ngồi rất lâu trên xe du lịch và tôi tới một ngôi biệt thự nhờ nghe tiếng bánh xe chạy chậm trên đá sỏi. Người ta xác nách tôi, dìu tôi lên cầu thang. Tôi được gở miếng giẻ bịt mặt và bị đẩy vô căn phòng tối um.
Bầy muỗi đói chào mừng tôi nhiệt liệt. Chúng tấn công tới tấp. Tôi mò mẫm kiếm cuốn sách hay tờ báo cũ xua đuổi muỗi. Mà không có. Đành đi đi, lại lại, dùng tay bảo vệ khuôn mặt. Người ta đã giao nhiệm vụ khủng bố tinh thần con người cho lũ muỗi. Khi anh sáng theo những kẽ hở của khung cửa sổ lọt vào phòng thì sự tra tấn của muỗi chấm dứt. Tôi nằm trên sàn gạch hoa, ngủ một giấc thoải mái. Thức dậy, tôi ngơ ngác, cứ tưởng mình chiêm bao. Không, sự thật đấy. Sự thật ở căn phòng của ngôi biệt thự mà dấu tích của dĩ vãng còn nguyên. Tranh ảnh treo trên tường đã bị gỡ. Tủ giường đã bị khuân đi. Cái máy lạnh đã bị tháo. Thậm chí rèm cửa sổ và khung kính giữ hơi lạnh cũng biến mất. Căn phòng, bây giờ, ngập bụi, mạng nhện và muỗi. Tôi mở cửa phòng toilette. Tấm gương soi chịu chung số phận với đồ đạc lặt vặt của ngôi biệt thự. Tôi mở robinet. Nước châỷ mạnh. Vẫn còn nước. Hạnh phúc cho tôi. Vẫn còn nước. Người ta quên tháo gỡ nước, người ta quên nghĩ nước của chung tất cả. Tất cả sống vì nứớc, nhờ nước. Tất cả có quyền giữ nước. Tôi giật cầu tiêu, vặn douche. Nơớc ào ào chẩy. Nước reo vui. Tôi lăn vào nước, tắm gội một cơn đã đời. Rôi tôi giặt bộ quần áo duy nhất, vắt khô, mặc luôn. Tôi cảm giác khỏe khoắn và tỉnh táo.
Người ta bắt tôi, không cho tôi mang theo bất cứ một thứ gì. Tôi tay trắng đi vào tù ngục. Năm ngày đêm ở cachot Sở An Ninh Nội Chính, tôi bị đọa đày hơn con chó. Vòi nước nhỏ từng giọt, cầu tiêu hôi hám. Không có khăn lau mặt. Không có bàn chải đánh răng. Không có quần áo lót thay đổi. Ngủ với chân còng, không màn không chiếu dưới ánh sáng vàng chết của ngọn đèn nhỏ hiu hắt. Ở đây rộng rãi hơn, thừa thãi nước nhưng bị đoạn tuyệt tiếng nói. Người ta hủy hết cầu chì, đèn điện, máy lạnh, máy nước nóng trở thành vô tích sự. Nỗi sợ hãi khởi đầu từ im lặng. Thú thật, tôi sợ hãi. Một ngày, hai lần, cửa phòng hé mở, một bàn tay đẩy điã cơm và ca nước trà vào rồi lại khép kín. Tôi không tài nào nuốt nổi quá năm muỗng cơm cá khô mặn chát. Thần kinh tôi luôn luôn căng thẳng. Tôi thèm tiếng nói và sợ tiếng
động. Và, để chiến đấu với muôĩ, tôi phải ngủ ban ngày, thức ban đêm. Có đôi lần, sợ hãi quá tôi đã hét lớn. Không ai thèm mắng mỏ tôi. Tôi càng sợ hãi. Tôi muốn, bất thình lình, lăn ra chết. Chết như thế hẳn là sung sướng. Chứ, chết dần chết mòn trong sở hãi thì khủng khiếp vô vàn. Những người đập đầu vô tường, tống cả cái quần đùi vào họng mình, cắn lưỡi tự tử trong tù ngục đều là những người phi thường. Sống đã khổ chết còn khổ hơn. Do đó, người ta cam đành sống tủi nhục, đau đớn để đợi ngày được chết dẫu cái chết chẳng êm ái hơn cái sống.
Hai ngày biệt giam đúng nghĩa nhất, tôi chỉ biết sợ hãi và nghĩ cách chết. Đến ngày thứ ba, sự sợ hãi giảm dần. Hoặc người ta chế ngự nổi sự sợ hãi hoặc người ta bị nó giết dần hèn mọn. Những ngày tiếp nối, sự sợ hãi không còn khả năng gì với tôi nữa. Tôi đã ăn hết phần cơm mỗỉ bữa, ngày ngủ li bì và đêm hát tình ca theo nhạc đệm của muỗi. Sang ngày thứ mười, nửa khuya, người ta lại bịt mắt tôi, đẩy tôi lên xe và đưa tôi đi nơi khác. Lần này, tôi rất bình thản. Nôi sợ bị thủ tiêu, bị bỏ vào bao bố ném xuống sông không còn nữa. Lần trước, tôi đã rụng rời. Khi miếng giẻ thắt chặt mắt tôi, mồ hôi tôi toát ra ướt đẫm và nước tiểu cũng xốn ra. Lúc ấy nếu người ta bảo tôi làm bất cứ một việc gì đê tiện nhất sẽ được sống, tôi cũng làm. Nêú anh biết trước anh sẽ bị nhét vô cái cần xé cùng với tảng đá nặng, anh ngồì bó gối trong cần xé mặt rằng giây kẽm gai kỹ lưỡng, người ta liệng anh lên xe bịt bùng, cho anh ra câu xa lộ, ném anh xuống nước, anh sẽ không bao giờ thích làm anh hùng, anh sẽ bằng lòng làm anh hèn để khỏi phải chết sặc sụa, khỏi phải tính từng giây chết chóc. Anh sẽ sợ hãi như tôi đã sợ. Những vị anh hùng, liệt sĩ trên đời này không sợ chết nhưng đều đã không biết trước, mình sẽ bị chết bằng cách nào. Nế họ biết trước họ sẽ bị chết trong rọ ngâm dưới nước, cuộc đời sẽ kham hiếm anh hùng lắm. Nhưng buồn bao nhiêu, cuộc đời lại lạm phát hạng người không qua cầu, thu hình đáy giếng, chê bai và phán xét kẻ qua cầu bằng phỏng đoán, a dua dư luận, đố kỵ, ghen ghét và tổn vinh bừa bãi.
Người ta tống tôi vào căn phòng của ngôi biệt thự khác. Ngôi biệt thự khác nữa. Cuối cùng, người ta dẩn tôi về Sở An Ninh Nội Chính,vào một buổi sáng. Người ta tiếp tục truy nã tư tưởng củaa tôi để biết rõ kẻ đã lãnh đạo chúng tôi. Tôi thành thật khai báo rằng chúng tôi không hề có lãnh tụ. Chúng tôi chán làm guốc cho lãnh tụ đi rồi, chúng tôi làm mũ đội lên đầu của chính chúng tôi. Người ta không tin. Người ta quả quyết chúng tôi là tay sai của Mỹ gài lại! Trọn buổi sáng, người ta quần thảo tôi, áp đảo tôi, tra vấn tôi. Người ta sợ sự thật, người ta còn sợ luôn cả nghe sự thật. Người ta không dám nghĩ chúng tôi chống người ta bằng trái tim và nổi cổ đơn. Người ta cứ nghĩ, đằng sau chúng tôi, là một hậu thuẫn đáng nể! Và, người ta hành hạ tôi, khủng bố tinh thần tôi ròng rã hơn tháng trời. Buổi trưa, người ta còng tay tôi, dẫn tôi tới đề lao Gia Định. Tôii được tống vô phòng tù nữ tập thể.
Ngồi bó gối quan sát mãi, tôi hoa mắt, ngộp thở. Đứng dậy, tôi ghé sát mũi vào ổ gió thở hít. Nắng đang nhảy múa trên mặt xi măng hành lang. Dẫy biệt giam đối diện im vắng. Sợ che lấp ổ gió, tôi ngồi trên bờ tường thấp ngăn cách chỗ chia cơm với sân tắm. Những người tù nữ vẫn mê man. Tóc họ xõa tung, ướt nhẫy. Tôi đã ngấm kỹ từng khuôn mặt nhưng không gặp khuôn mặt bạn bè nào. Một hồi kẻng tù báo thức gay gắt điểm. Lần đầu tiên tôi bị nghe tiếng khua chát chúa của kẻng tù. Tôi nghĩ, trên đời không còn thứ tiếng gì ghê gớm, quặn đau, dày vò hơn kẻng tù. Đó là thứ tiếng của dọa nạt, cưỡng bức, đàn áp. Vài người tù đã thức và đang ngồi ngáp. Họ chưa kip chú ý tới tôi thì có tiếng nói Iớn bên ngoài «Phòng 1 lâý nước» và cái vòi lớn đẩy qua ô cửa gió. Cả phòng vụt thức nhào vô sân tắm. Họ xếp hàng. Không khí ồn ào khởi sự. Đợi hồ nước đầy, một người cầm vòi xịt vào những người khác. Mười phút cho năm mưỏi người tắm. Mỗi người đủ mười hai giây *. Không có thì đẻs át xà phòng, dù ghể lở. Tù nhân mặc quần aó tắm để vừa tắm vừa giặt quần áo bằng mười hai giây nước xịt. Họ đã chửi bới, cãi cọ nhau vì tắm ít, tắm nhiều. Năm mươi con Iợn cái giành giật nước bi thảm hơn năm mươi con lợn cái bầy nhầy trên bục xi măng
Vòi nước rútt mạnh ra đúng thời khóa biểu. Sự hổn độn tắng lên. Tù nhân, sau khi giành giật nước tắm thì giành giật thuốc ghẻ. Họ chổng mông, người này bôi thuốc cho người kia. Thứ thuốc ghẻ chế biến theo
công thức cổ lỗ xĩ làm họ sót sa. Họ vừa dậm chân vưà quạt phành phạch vưà tuôn những Iời bẩn thỉu.
- Chị mới vô hả?
Một tù nữ hỏi tôi. Cô ta trẻ nhất trong phòng
- Phải!
Tôi đáp, nhìn cô ta tìm sự thông cảm.
- Chị bị bắt vê tội gì?
- Phản động.
- Phản động! cô gái tròn xoe mắt. - Tại sao nó đưa chị vô đây? Phần đông nhốt ở khu B chi ạ!
- Đây... Tôi ngập ngừng.
- Đây là phòng giam tú bà, gái điếm, xì ke, hình sự. Cô gái nói.
- Hành lí của chị đâu, để em kiếm chỗ treo và chọn chỗ nằm cho chị!
Hơn tháng nay tôi mới được nói chuyện và được nói chuyện với một cô gái dịu dàng. Dẫu cô gái tội tình gì cổ ấy vẫn làm tôi ấm lòng. Và tôi có cảm tình ngay với cô ta. Bổng cô gái vỗ tay, la Iớn:
- Chị này bị bắt về tội phản động!
Cả phòng im lặng nhìn tôi. Tôi không hiểu tại sao họ đã nhìn tôi với những cặp mắt chan chứa yêu thương. Một người đứng tuổi bước lại gần tôi.
- Cô mới bị hả?
- Hơn một tháng rồi.
- Nhốt ở đâu?
- Các biệt giam.
Tôi kể vắn tắt những cachots tôi đã ở. Tất cả chăm chú nghe tôi. Dường như những người này kính phục tù chính trị. Một người đưa tôi cục xà phòng thơm.
- Vô tắm đi cô. Nước trong hồ của cô hết đấy. Tắm gội sạch sẽ, lát nó cho nước sôi, tôi pha mì cô ăn.
Không ai phản đối. Tôi bị đẩy vào săn tắm, bị bắt cổi hết quần áo. Và tôi được tắm gội bằng sà phòng thơm sau một tháng hôi hám. Người khác cho tôi bộ quần áo ngủ. Bộ quần áo tầm thường mà tôi có cảm tưởng như bộ quần áo mơ ước của con nhà nghèo. Tôi vừa mới thấy thế nào là sung sướng khi mặc quần áo mới.
- Khốn nạn, bắt người ta cả tháng mà không cho thư về gia đinh. Con gái một bộ che thân, kham sao nỗi! Một người nói.
- Người ta con nhà lành, nó tống vô phòng điếm. Người khác nói.
- Cám ơn các chị, tôi bằng lòng vô đây, tôi không ân hận gì cả.
Tôi nói, giọng đầy cảm súc. Vừa khi đó, bên ngoài cửa sắt, tiếng cai ngục gắt gỏng:
- Ngưởi vừa vô trưa nay đâu?
Cô gái đầu tiên thăm hỏi tôi đáp giùm:
- Đây.
- Chuẩn bị đồ cá nhân. Khẩn trương.[1]
Cả phòng lại ồn ào. Mọi người lăng xăng gỡ túi, giỏ của minh xuống. Và, khi cánh cửa sắt mở, tôi bước ra, tay xách cái bị cói nhỏ đâỹ nhóc đồ đạc mà tôi chưa
biết là những món gì. Cai ngục đóng cửa sắt cái rầm. Y khóa và gài chốt và đóng luôn ổ cửa gió vì người trong phòng nhìn tôi, chúc tụng sức khỏe khiến y nổi giận. Y dẫn tôi sang khu B rồì giao tôi cho mụ đàn bà mắt lé bụng ôm cái bâù sắp đẻ. Mụ cai ngục chỉ cái ghế bảo tôi ngồi. Mụ lật cuốn sổ tù dầy cộm, mở nấp bút máy.
Chú thích:
* Mãi đến cuối tháng 6-1976, đề lao Gia Định mới hoàn tất hệ thống dẫn nước vào riêng từng phòng, xử dụng suốt ngày đêm. Và, đồng thời, cửa sắt được trổ một nửa có chấn song.
CHƯƠNG 2
Tên gì?
- Lan.
- Gì Lan?
- Ngô Kim Lan.
- Ngày sinh, năm sinh?
- 16-8 1950.
- Nơi sinh?
- Sàigòn.
- Địa chỉ?
- 225 bis Công Lý, quận 3.
- Can tội?
- Đấu tranh cho tự do dân chủ.
- Phản động!
- Cũng được.
- Nghề gì trước khi bị bắt?
- Sinh viên cao học luật.
Mụ cai ngục gấp cuốn sổ đóng nấp bút máy sau thời gian vật lộn với chữ nghĩa. Rồì mụ xách xâu chìa khóa, dẫn tôi tới khu biệt giam. Mụ mở khóa rất nghề, kéo cánh cửa sắt, bảo tôi vào. Mụ đóng cửa, cài chốt, bấm khóa, và cảnh cáo: « Cấm liên hệ bên ngoài, bắt được sẻ đóng luôn cửa gió.» Nhờ liếc cuốn sổ ghi danh tù mới nhập trại, tôi biết hôm nay là ngày 14 tháng 3 năm 1976. số tù đề lao Gia-Định đã có tên tôi, người học trò của nhà trường xã hội chủ nghĩa.
Biệt giam khu B nằm giữa hai dẫy phòng giam tập thể, kiến trúc kiểu jumelé, đâu lưng vào nhau. Số lẻ đối diện dẫy phòng giam tập thể đàn ông. Số chẵn đối diện dẫy phòng giam tập thể đàn bà và những tù nhân mắc bệnh ho lao. Hành lang ngăn cách giữa biệt giam và tập thể là cái sân cỏ. Cánh cửa sắt hở phiá dưới đủ để con chuột cống chui vô. Chiều ngang khoảng một thước, chiều dài hai thước, trần thấp đổ bê tông, bục xi măng trải vừa chiếc chiếu cá nhân, cầu tiêu và chổ tắm giặt chung một chỗ, vòi nước chảy mạnh. Đó là cachot của khu B đề lao Gia Định. Nó không đến nổi tồi tệ như cachot ba chế độ của Sở An Ninh Nội Chính. Người ta phát ngay cho tôi một chiếc chiếu cói, một cái ca, một cái tô, một cái chén và một cái muỗng. Tất cả đều bằng nhựa. Không có mùng, mền dù muỗi rất nhiều và đêm khá lạnh. Tôi trải chiếu trên bục xi măng, gối đầu lên cái bị ân tình, nằm duổi chân, dang tay, ngủ một giấc ngon lành, nhờ vừa được tắm xà phòng thơm và thay quần áo mới.
Tiếng đập cửa thình lình làm tôi mở mắt.
- Số 12 lâý cơm!
Tôi đưa ca và tô qua ô cửa gió.
- Chị cần gì không?
- Ca đựng nước sôi.
- Mai sẽ có. Chị đừng nhìn tôi.
Người thanh niên chuyển cơm và thức ăn cho tôi xong thì sang cachot khác. Tôi đã hiểu kỷ luật nhà tù, im lặng, không hỏi thêm điều gì. Ăn dứt bữa, tôi rửa tô chén, xúc miệng, uống nước robinet và lại nằm lăn ra ngũ. Tôi cần ngủ sau một tháng ngủ chập chờn. Nửa đêm, tôi thức giấc nhìn ngọn đèn nhỏ hiu hắt trong cachot, thâý rõ cái trăm năm hiu quạnh của kiếp người. Tôi đứng dậy, ra tận cửa, nhìn bên ngoài qua ô cửa gió. Đêm buồn bã. Sân cỏ ướt đẫm sương khuya. Dẫy tập thể đèn néon sáng trưng. Các phòng tù nữ, mọi người đang ngủ trong những cái mùng giăng thấp lè tè. Họ đã được viết thư về gia đình và được tiếp tế đủ thử. Ở’ phòng bệnh lao, một vài ông già ngồì ôm ngực ho. Từng chuỗi tiếng ho quằn quại cơ hồ những băng đạn quạt vào cuộc đời khốn khổ. Con đường hệ lụy, không ai ngờ lại còn có những nhà tù và những người tù chẳng hiểu mình can tội gì. Người ta sinh ra, cố sống thật lương thiện để tránh vòng tù tội. Ở thời đại của tôi, vì quá lương thiện với lòng mình mà cam đành nằm ngục Nếu người ta biết gian dối, người ta chấp nhận cuộc sống của loài cỏ đuôi chồn, có lẽ, yên thân hơn. Khổ nổi những người quá lương thiện thường bất bình những kẻ gian lận trong các trò chơi tư tưởng. Và do đó, mới sản sinh ra, loại tù nhân tư tưởng. Anh không chấp nhận một quan điểm nào đó của một người nào đó, nếu người ấy chưa nắm quyền binh, anh sẽ bị bôi bẩn, sẽ bị truyền khẩu hạ nhục, sẽ bị rỉ tai vấy nhơ; nếu người ấy nắm quyền binh, anh sẽ bị bỏ tù, sẽ bị giết. Người ta đã chống đối tư tưởng của nhau và người ta đã giết nhau theo cung cách âý. Nhưng ít ai nghe tiếng họ quằn quại trong ngục thất đêm khuya, những tiếng ho không gợi niềm trắc ẩn và không đánh thức nổi lương tri của con người.
Trước đây, tôi sống rất hời hợt, tôi đã sống với hình thức của đời sống chứ chưa hề sống với nội dung của nó. Mọi kinh qua của lịch sử là mỗí kinh nghiệm tuyệt vời. Nhiều thứ phải chết cho nhiều thứ sống lai. Những thứ chết là lòng ích kỷ, sự ỷ lại, tâm hồn vọng ngoại, thói tị hiềm và mưu cầu hạnh phúc riêng tư. Những thứ sống lại là nhiệt tình, lòng tự phụ, sự can đảm, niềm tự tin và ước mơ xây dựng hạnh phúc cho mọi người. Tôi thức tỉnh do lịch sử sang trang bất ngờ nhưng tôi khôn lớn, tôi biết nhìn vào nội dung cuộc sống nhờ những đêm im lặng hãi hùng trong các thứ cachot. Cuộc sống vô tận, tôi mới chỉ ngốn hêt ba mươi trang. Tôi chưa hiểu mình sẽ đọc đến trang thứ bao nhiêu. Thiệt lòng, tôi muốn đọc tới trang cuối cùng.
Nhiều bạn bè tôi đã di tản trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Họ đang có mặt ở Mỹ, ở Pháp, ởbGia Nã Đại... Tôi không biết tâm trạng họ ra sao nhưng biết chắc họ đã thỏa mãn vật chất.
Đời sống được định nghĩa thế nào? Nếu nó đã được định nghĩa là sự thụ hưởng thì mọi kinh qua của lịch sử đều vô ích, thì những người đã di tản qua Mỹ, qua Pháp phải cám ơn cộng sản. Nhờ cộng sản thôn tính miền Nam họ mới có cơ hội xa quê hương, có nhà cao cửa rộng, có xe hơi chạy vung vít, có những đêm nhẩy đầm tíu tít và có những giọt nước mắt cay thuốc lá gửi về «sót sa cho những người ở lại». Ngay thẳng, nhiều người di tản và vượt biển phải cám ơn cộng sản vô vàn. Đời sống tăm tối của họ, sự ngu dốt muôn thuở của họ tại quê nhà đã rực rỡ và sáng giá tại quê người. Và họ đã dám âm mưu cả chuyện về giải thoát chúng tôi! Buồn cho họ, đời sống đã không bao giờ được định nghĩa là sự thụ hưởng vật chất. Những miếng ngon nhất và những miếng tồi tệ nhất đều tiêu hóa giống nhau và đều có mùi vị giống nhau. Miếng ngon có thể làm con người béo mập, phì nộn, đồng thời, nó cũng làm con người ngu si, ích kỷ, hẹp hòi, ti tiện. Miếng tồi tệ — miếng cơm tù đầy chẳng hạn — làm gầy mòn con người nhưng lại giúp con người khôn ra, lớn lên, đầy đủ chiều cao, chiều rộng, chiều sâu; giúp con người trang trải, độ lượng và cao thượng. Vậy thì đời sống chỉ có định nghiã chính xác với ai dám sống, sống đến tận
37
cùng và can đảm chịu đựng mọi thử thách cam go của đời sống. Bởi vì, sau những thử thách khốn cùng, con người sẽ để lại một ý nghiã cao cả cho những đời sống kế tiếp.
Tôi không có tham vọng ghê gớm âý. Đời sống đẩy tôi vào sự thử thách quá ngỡ ngàng đối với tôi. Lịch sử dẫn tôi ra khơi, bỏ tôi loay hoay giưã cuồng sóng. Tôi phải tự lo lấy. Không ai giúp tôi cả. Không ai an ủi tôi cả. Tôi nhập cuộc cũng không cần đòi hỏi những đền bù này nọ. Tôi chiến đâú cần thiết như tôi thở, tôi yêu. Thế thôi. Lãng mạn và cô đơn. Âm thầm và khiêm tốn. Còn ai thích hiểu sao, tùy ý họ. Tôi không bao giờ là chiến hữu của những người trong trận tuyển hư ảo. những người đang cổ võ phục hồi cái dĩ vãng tanh ươn, mục rã. Nếu chiến đấu để sống lại tháng năm buồn tênh cũ, thà chấp nhận cái hiện tại rạc rãi này còn hơn. Tôi cũng chẳng bao giờ là chiến hửu của những người hiếu sát hung hẳng đòi giết hết quân thù. Thời đại của tàn sát đẩ cáo chung. Không có thứ hạnh phúc nào tươi bằng máu cả. Những kẻ toan tính chọc huyết kẻ thù như chọc huyết heo là những kẻ ngu xuẩn, hắc ám và dốt nát; là những kẻ toan tính thiết lập ở quê hương Việt nam những lò sát sinh ghê tởm hơn cả những trại tập trung cải tạo. Tôi chống đối sự man rợ từ mọi phiá và tôi thành thật nói rằng, khi lịch sử đã sang trang có nghiã là gánh hát đã rã đám, đào ca kép hát và hề đã bị sa thải. Không ai để cho bọn đào kép cũ chơi tuồng mới nữa. Dân tộc đã chán nản họ.
Thời đại của khuyến nho, khuyến tây, khuyến nhật, khuyến tàu, khuyến mỹ đã đăng cáo phó. Và sắp đăng cáo phó thời đại khuyên nga.
Đã vắng mặt chính quyền trên đất nước này, lâu rồi. Chỉ có phỉ quyền và ngụy quyền đúng nghĩa. Một bên ăn cướp, một bên ăn cắp. Cả hai đều là tay sai của ngoại bang, cả hai đều tồi tệ, đốn mạt. Số phận của dân tộc chúng ta, bao nhiêu thế hệ, nằm trong tay bọn ăn cướp và bọn ăn cắp. Lịch sử dâng hiến chúng ta vận hội mới, lịch sử lột mặt nạ phỉ quyền, lịch sử đào thải ngụy quyền, chúng ta có thể làm chính quyền rồi đấy. Cả dân tộc đang làm lại chính quyền trong ngục tù bao la và trong ngục tù giới hạn. Hạnh phúc của người Việt nam không thể có từ nước miếng ly hương, từ sự mô phỏng áo quần, khăn rằn lố lăng khờ khạo, từ champagne tuyên ngôn, tuyên cáo. Mà phải khởi sự từ bát cơm độn ngô, khoai, sắn; từ những giọt mồ hôi cưỡng bức rơi xuống luống cầy, từ nỗi khát sữa của em thơ, từ nỗi thèm gặp con trong tù của mẹ già, từ những cái gi khắt khe quái đản đang từng phút diễn ra trên khắp quê hương, đang từng phút đè nặng lên thân phận dân tộc Việt nam.
Đã bao giờ anh gặp một sản phụ ở bảo sanh viện Từ Dũ hay Hùng vương chưa? Anh có biết một hài nhi ra đời chỉ được cấp tiêu chuẩn sữa hai bữa không? Nếu người mẹ chưa kip có sữa và không có tiền mua sữa, hài nhi khóc như thế nào? Đã bao giờ anh gặp một sản phụ mất sữa nuôi con ngồi ơ’phòng Y tế phường xin mua sữa giá nhà nước chưa? Người mẹ bị lột áo ra. Bàn tay thô bạo đại diện một nhà nước ‘‘quý trọng con người và bảo vệ phẩm cách con người triệt để’’ đã bóp vú người mẹ, nhay mạnh. Mạnh đến nỗi người mẹ nhăn nhó. Sữa không chảy. Người mẹ được cấp miếng giâý giới thiệu lên Y tế quận. Quận lột áo, bóp vú người mẹ lần nữa rồi giới thiệu lên Y tế thành phố. Y tế thành phố cho người mẹ ăn đĩa cơm nếp. Một tiếng sau, vú người mẹ bị bóp, nhay kỹ hơn. Bấy giờ, người me mới được hưởng ân huệ mua sữa nhà nước nuôi con khôn lớn để đóng góp lính cho nhà nước năm nó mười tám tuổi. Đã bao giờ anh gặp những người đàn bà, những cô gái ngồi xếp hàng từ năm giờ sáng ở cạnh bệnh viện lao Hồng Bàng, gần trường Chu Văn An chưa? Anh hiểu họ xếp hàng làm gì không? Họ bán máu. Bán máu để đong gạo chợ đen của chế độ. Đã bao giờ... Làm sao anh biết được. Anh không biết thì anh không thể rung đông thật. Anh không rung động thật thì anh chiến đấu giả. Hạnh phúc thật có xây dựng bằng chiến đấu giả không nhỉ? Tôi tự hỏi và tôi cảm thâý sót sa.
Sự kết thúc của cuộc chiến hai mươi năm đã làm nhiều người lớn lên, đằm thắm, thiết tha nhưng cũng làm nhiều người bé đi, giả tạo, hời hợt. Nghĩ mà thương những người lính của chúng ta đã chết anh dũng ở chiến trường. Những con người bé nhỏ chưa để họ yên nghỉ dưới mộ. Kẻ thù đã quật mồ mả họ, san bằng nhiều nghiã trang của họ, bêu nhục và khu trừ vợ con họ. Những con người bé nhỏ còn nỡ nhân danh xác chết tuyệt tích nấm mồ của họ tính chuyện mưu bá đồ vương, rất phi thường nhưng rất tầm thường. Những con người bé nhỏ không thích làm chính quyền. Với họ, có lẽ, làm chính quyền nhiều khê qua. Họ phải khởi sự từ số không. Mà khởi sự từ số không thì họ không ra gì cả. Do đó, họ khư khư cái dĩ vãng phù phiếm, xúm nhau lại, đánh bóng nó thêm, mô phỏng trò chơi của phỉ quyền, hăm hở trong cuộc chiến đấu phục hồi dĩ vãng, phục hồi ngụy quyền, phục hồi rác rưởi và cóc chết. Tôi dấn thân để đóng góp đôi chút vào công cuộc tạo đứng một chính quyền cho xứ sở, để được sống bình yên chung quanh những người Việt nam hiền lành, lương thiện, được tuân lệnh những người cai trị hiền lành, lương thiện, sáng suốt. Ngoài ra, tôi không tự hào gì cả. Bởi vì, lịch sử vừa mới dậy tôi, tất cả đều phù ảo, trừ hạnh phúc vĩnh cửu của mọi người.
Mải mê suy nghĩ, tôi quên ngủ. Kẻng năm giờ báo thức đã khua vang. Bên khu tập thể, sự ồn ào bắt đầu. Tù nhân gỡ màn, giũ chiếu và cười nói xôn xao. Tiếng hô hoản một hai ba bốn của bọn cai ngục tập thể dục ầm ỹ khắp trại. Một ngày mới của đề lao Gia Định khởi sự. Bầy chim sẻ léo nhéo trên những cành me. Các động cơ xe xích lô máy, xe lam nổ lớn quanh khu vực chợ Bà Chiểu, Lăng Ông, Tòa Hành Chính Gia Định cũ. Sinh hoạt đang diễn ra ngoài nhà tù lớn chắc cũng chẳng vui hơn trong nhà tù bé. Khi mầu cờ quen thuộc biến mất, dù thích hay không thích mầu cờ ấy tâm hồn mỗi người đều ủ ê và đều trở thành những kẻ xa lạ với mầu cờ mới. Và, tự nhiên, người ta thấy có linh hồn tổ quốc thật sự, có một sự thiêng liêng trong hai tiếng tổ quốc mà bây giờ người ta mới nhận ra. Cũng như tôi vừa mới nhận ra rằng, tù ngục chưa phải là điều bất hạnh. Tù ngục là văn phạm của đời sống. Chỉ có ngữ vựng mà thiếu văn phạm thì không thể viết nổi những trang sách của đời mình.
Sáu giờ, mụ cai ngục điểm số các cachots. Mụ ghé mắt vào ô cửa gió quan sát. Thấy tôi còn sống, tôi chưa vượt ngục, chưa khoét tường âm mưu vượt ngục, mụ bỏ đi. Tôi vùng dậy, ra đứng sát cửa. Bên các phòng tù tập thể, mọi người ngồi xếp hàng ngay ngắn đợi chờ điểm số. Tiết mục điểm số đầu ngày xong xuôi, thế giới tù lại giống một miếng chợ. Cưả sắt khu B trổ một nửa hàn chấn song lớn, năm sáu người bám cửa nhìn sang cachot của tôi ra dấu hỏi thăm, hỏi tên, hỏi tội và cười thông cảm. Chúng tôi biến thành những người câm hết. Cả dân tộc đã biến thành những người câm. Bạn tù đánh một dấu hỏi. Tôi đưa ngón tay bóp cò súng tưởng tượng. Bạn tù biết tôi là phản động. Bạn tù đánh dấu hỏi tiếp. Tôi dơ một ngón tay. Bạn tù biết tôi bị bắt một tháng. Tôi đánh một dấu hỏi. Bạn tù đưa bàn tay hất hất. Tôi biết bạn tù vượt biên. Chúng tôi đã đàm thoại như các thiền sư. Chán trò chơi này, tôi đi đánh răng, rửa mặt.
Lôi cái bị cói ân tình ra xem từng món. Tôi sung sướng thấy hai bộ quần áo, mấy chiếc quân lót, một cái khăn mặt, một bàn chải và kem đánh răng, một cục xà phòng thơm, mười đồng bạc. Những cô gái giang hồ đã thương sót tôi, đã tặng tôi nhiều thứ.
Hôm qua, họ đã tỏ tình với tôi và tôi đã cảm động. Hôm nay, tôi cảm động muốn khóc. Tôi hết dám nghĩ xấu về gái giang hồ. Họ còn trái tim. Và còn trái tim là còn thiên lương. À, đó, văn phạm tù ngục đã giúp tôi đặt một câu dài về sự phán xét khi ta chưa rõ sự thật, về sự phán xét trong nghịch cảnh.Tâm hồn tôi lâng lâng. Tôi khỏi phải dùng ngón tay chà răng nữa. Hơn tháng nay mới được đánh răng bằng bàn chải và kem, tôi nhẹ nhổm, khoan khoái vô cùng. Cảm hứng dạt dào, tôi cởi quần áo, vặn vòi nước, dùng ca hứng và xối. Rồi tôi giặt bộ quần áo ướt mèm còn vất xó trong phòng từ chiều qua.
Những tia nắng đầu tiên nhảy múa trên mái tôn dâỹ tập thể báo trước. Một buổi trưa nướng người trong những cái hộp khu C. Người thanh niên chiều qua đã xuất hiện.
- Số 12 lấy nước sôi. Có ca cho chị đây. Chị tên gì?
- Ngô Kim Lan. Sinh viên luật, phản động, bị bắt hơn một tháng.
- Hoài, sinh viên Vạn Hạnh. Chị cần gì nữa?
- Báo tin mọi người, hy vọng sẽ gập bạn cùng tổ chức.
- Tôi sẽ cố gắng. Chị nhớ, bây giờ là 7 giờ. Cơm
sẽ phát 10 giờ 30. Chị ăn đủ phần cơm chứ?
- Cám ơn. Đủ.
- Chào chị.
Tôi nhận ca nước sôi. Hoài gánh nước sang cachot bên cạnh. Sinh viên Vạn Hạnh, kẻ thù của chế độ cũ, tù nhân của chế độ mới. Những kẻ ngu xuẩn đang đổ lỗi cho chúng tôi đã xuống đường lầm lợi cho cộng sản. Chúng tôi chống mọi bất công, cay đắng. Chúng tôi chống bạo lực từ mọi phía. Và chúng tôi tiếp tục chống. Đừng thách thức chúng tôi tại sao bây giờ không dám xuống đường. Khi bạo lực là AK sẵn sàng khạc đàn thí xuống đường theo cung cách khác, ngoạn mục hơn, nhức nhối hơn. Hãy nhớ kỹ: Chúng tôi chiến đấu khi các anh đã đầu hàng. Chúng tôi bị bắt, bị còng, bị bịt mắt dẫn vào tù. Còn các anh, các anh đóng tiền nươm nướp ghi tên vào tù, tranh giành sớm muộn, rồi các anh ngớ ngẩn báo cộng sản lừa gạt các anh, nói học tập mười ngày mà học tập vô thời hạn. Các anh khôn ngoan hơn chúng tôi, kinh nghiệm cộng sản. Của các anh đâu? Các anh không biết bản chất của cộng sản là gian dối hay sao?
- Số 12 có quần áo phơi không?
- Có.
- Chị cứ đưa từ từ. Em ở phòng tập thể, trực phơi quần áo hôm nay. Chị cần gì không?
- Không, cám ỏn.
- Em tên Thu, nữ sinh Gia Long, còn chị?
- Ngô Kim Lan, sinh viên luật.
- Số 12 lẹ lên!
Tôi đẩy bộ quần áo ướt ra, mĩm cười thấy mụ cai ngục đang ngó sang cachot của tôi. Tôi đang làm quen với sinh hoạt của đề lao Gia Định. 10 giờ, Hoài tới.
- Chưa liên lạc tin tức được. 1 giờ phát nước. 4 giờ phát cơm. Tụi nó đông quá. Chị lấy cơm đi.
Hoài ấn chặt khít ca cơm, vun có ngọn. Anh ta múc đầy thức ăn vào tô của tôi. Đói từ sáng sớm, tôi đã ăn hết: phần cơm. Chưa bao giờ tôi ăn nhiều thế. Chưa bao giờ tôi biết đói. Chưa bao giờ tôi hiểu vị ngọt bùi của cơm, dù là cơm tù gạo hẩm. Ăn xong, tôi rửa chén, tô và ngủ. cachot đề lao Gia Định không hầm hơi như cachot An Ninh Nội Chính. So với phòng tập thể 1C, nó là thiên đường. Gió lùa vào ô cửa gió, lùa vào kẽ hở dưới thềm. Tôi ngủ rất ngon. 1 giờ, Hoài tới phát nước sôi. Anh dặn tôi uống dè vì nước sôi phát có hai lần.
- Chị đừng ngạc nhiên thấy tôi được làm công việc này. Tôi khoe và biết đóng kịch. Muốn sống, ta phải biết dấu móng vuốt. Và phải biết chờ đợi.
Tôi nhìn Hoài. Khuôn mặt anh khôi ngô, đôi mắt sáng rực. Chiến hữu của tôi, chiến hữu xứng đáng. 4 giờ, anh ta phát cơm cho tôi và dặn dò:
- Chị phải tập thể dục, phải chạy kẻo tê bại.
Tôi chợt nhớ mình, đã quên điều cần thiết âý từ một tháng nay. 5 giờ, cô Thu mang quần áo phơi khô trả tôi.
- Bột dinh dưỡng sáu thứ đậu, chị pha với nước sôi uống buổi sáng.
Cô đã lén gói vào bộ quần áo của tôi gói bột và gói đường tán. Tôi ngó sang dẫy tập thể mỉm cười, gật đầu cảm ơn. 6 giờ chiều, mụ cai ngục điểm số lần chót. Một ngày tù chấm dứt ở cachot. Nhưng ở khu tập thể, khi kẻng báo ngủ 9 giờ đêm, phiên chợ tù mới chịu im lặng. Từ lúc nãy, chỉ có hiu quạnh và buồn phiền.
Tên gì?
- Lan.
- Gì Lan?
- Ngô Kim Lan.
- Ngày sinh, năm sinh?
- 16-8 1950.
- Nơi sinh?
- Sàigòn.
- Địa chỉ?
- 225 bis Công Lý, quận 3.
- Can tội?
- Đấu tranh cho tự do dân chủ.
- Phản động!
- Cũng được.
- Nghề gì trước khi bị bắt?
- Sinh viên cao học luật.
Mụ cai ngục gấp cuốn sổ đóng nấp bút máy sau thời gian vật lộn với chữ nghĩa. Rồì mụ xách xâu chìa khóa, dẫn tôi tới khu biệt giam. Mụ mở khóa rất nghề, kéo cánh cửa sắt, bảo tôi vào. Mụ đóng cửa, cài chốt, bấm khóa, và cảnh cáo: « Cấm liên hệ bên ngoài, bắt được sẻ đóng luôn cửa gió.» Nhờ liếc cuốn sổ ghi danh tù mới nhập trại, tôi biết hôm nay là ngày 14 tháng 3 năm 1976. số tù đề lao Gia-Định đã có tên tôi, người học trò của nhà trường xã hội chủ nghĩa.
Biệt giam khu B nằm giữa hai dẫy phòng giam tập thể, kiến trúc kiểu jumelé, đâu lưng vào nhau. Số lẻ đối diện dẫy phòng giam tập thể đàn ông. Số chẵn đối diện dẫy phòng giam tập thể đàn bà và những tù nhân mắc bệnh ho lao. Hành lang ngăn cách giữa biệt giam và tập thể là cái sân cỏ. Cánh cửa sắt hở phiá dưới đủ để con chuột cống chui vô. Chiều ngang khoảng một thước, chiều dài hai thước, trần thấp đổ bê tông, bục xi măng trải vừa chiếc chiếu cá nhân, cầu tiêu và chổ tắm giặt chung một chỗ, vòi nước chảy mạnh. Đó là cachot của khu B đề lao Gia Định. Nó không đến nổi tồi tệ như cachot ba chế độ của Sở An Ninh Nội Chính. Người ta phát ngay cho tôi một chiếc chiếu cói, một cái ca, một cái tô, một cái chén và một cái muỗng. Tất cả đều bằng nhựa. Không có mùng, mền dù muỗi rất nhiều và đêm khá lạnh. Tôi trải chiếu trên bục xi măng, gối đầu lên cái bị ân tình, nằm duổi chân, dang tay, ngủ một giấc ngon lành, nhờ vừa được tắm xà phòng thơm và thay quần áo mới.
Tiếng đập cửa thình lình làm tôi mở mắt.
- Số 12 lâý cơm!
Tôi đưa ca và tô qua ô cửa gió.
- Chị cần gì không?
- Ca đựng nước sôi.
- Mai sẽ có. Chị đừng nhìn tôi.
Người thanh niên chuyển cơm và thức ăn cho tôi xong thì sang cachot khác. Tôi đã hiểu kỷ luật nhà tù, im lặng, không hỏi thêm điều gì. Ăn dứt bữa, tôi rửa tô chén, xúc miệng, uống nước robinet và lại nằm lăn ra ngũ. Tôi cần ngủ sau một tháng ngủ chập chờn. Nửa đêm, tôi thức giấc nhìn ngọn đèn nhỏ hiu hắt trong cachot, thâý rõ cái trăm năm hiu quạnh của kiếp người. Tôi đứng dậy, ra tận cửa, nhìn bên ngoài qua ô cửa gió. Đêm buồn bã. Sân cỏ ướt đẫm sương khuya. Dẫy tập thể đèn néon sáng trưng. Các phòng tù nữ, mọi người đang ngủ trong những cái mùng giăng thấp lè tè. Họ đã được viết thư về gia đình và được tiếp tế đủ thử. Ở’ phòng bệnh lao, một vài ông già ngồì ôm ngực ho. Từng chuỗi tiếng ho quằn quại cơ hồ những băng đạn quạt vào cuộc đời khốn khổ. Con đường hệ lụy, không ai ngờ lại còn có những nhà tù và những người tù chẳng hiểu mình can tội gì. Người ta sinh ra, cố sống thật lương thiện để tránh vòng tù tội. Ở thời đại của tôi, vì quá lương thiện với lòng mình mà cam đành nằm ngục Nếu người ta biết gian dối, người ta chấp nhận cuộc sống của loài cỏ đuôi chồn, có lẽ, yên thân hơn. Khổ nổi những người quá lương thiện thường bất bình những kẻ gian lận trong các trò chơi tư tưởng. Và do đó, mới sản sinh ra, loại tù nhân tư tưởng. Anh không chấp nhận một quan điểm nào đó của một người nào đó, nếu người ấy chưa nắm quyền binh, anh sẽ bị bôi bẩn, sẽ bị truyền khẩu hạ nhục, sẽ bị rỉ tai vấy nhơ; nếu người ấy nắm quyền binh, anh sẽ bị bỏ tù, sẽ bị giết. Người ta đã chống đối tư tưởng của nhau và người ta đã giết nhau theo cung cách âý. Nhưng ít ai nghe tiếng họ quằn quại trong ngục thất đêm khuya, những tiếng ho không gợi niềm trắc ẩn và không đánh thức nổi lương tri của con người.
Trước đây, tôi sống rất hời hợt, tôi đã sống với hình thức của đời sống chứ chưa hề sống với nội dung của nó. Mọi kinh qua của lịch sử là mỗí kinh nghiệm tuyệt vời. Nhiều thứ phải chết cho nhiều thứ sống lai. Những thứ chết là lòng ích kỷ, sự ỷ lại, tâm hồn vọng ngoại, thói tị hiềm và mưu cầu hạnh phúc riêng tư. Những thứ sống lại là nhiệt tình, lòng tự phụ, sự can đảm, niềm tự tin và ước mơ xây dựng hạnh phúc cho mọi người. Tôi thức tỉnh do lịch sử sang trang bất ngờ nhưng tôi khôn lớn, tôi biết nhìn vào nội dung cuộc sống nhờ những đêm im lặng hãi hùng trong các thứ cachot. Cuộc sống vô tận, tôi mới chỉ ngốn hêt ba mươi trang. Tôi chưa hiểu mình sẽ đọc đến trang thứ bao nhiêu. Thiệt lòng, tôi muốn đọc tới trang cuối cùng.
Nhiều bạn bè tôi đã di tản trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Họ đang có mặt ở Mỹ, ở Pháp, ởbGia Nã Đại... Tôi không biết tâm trạng họ ra sao nhưng biết chắc họ đã thỏa mãn vật chất.
Đời sống được định nghĩa thế nào? Nếu nó đã được định nghĩa là sự thụ hưởng thì mọi kinh qua của lịch sử đều vô ích, thì những người đã di tản qua Mỹ, qua Pháp phải cám ơn cộng sản. Nhờ cộng sản thôn tính miền Nam họ mới có cơ hội xa quê hương, có nhà cao cửa rộng, có xe hơi chạy vung vít, có những đêm nhẩy đầm tíu tít và có những giọt nước mắt cay thuốc lá gửi về «sót sa cho những người ở lại». Ngay thẳng, nhiều người di tản và vượt biển phải cám ơn cộng sản vô vàn. Đời sống tăm tối của họ, sự ngu dốt muôn thuở của họ tại quê nhà đã rực rỡ và sáng giá tại quê người. Và họ đã dám âm mưu cả chuyện về giải thoát chúng tôi! Buồn cho họ, đời sống đã không bao giờ được định nghĩa là sự thụ hưởng vật chất. Những miếng ngon nhất và những miếng tồi tệ nhất đều tiêu hóa giống nhau và đều có mùi vị giống nhau. Miếng ngon có thể làm con người béo mập, phì nộn, đồng thời, nó cũng làm con người ngu si, ích kỷ, hẹp hòi, ti tiện. Miếng tồi tệ — miếng cơm tù đầy chẳng hạn — làm gầy mòn con người nhưng lại giúp con người khôn ra, lớn lên, đầy đủ chiều cao, chiều rộng, chiều sâu; giúp con người trang trải, độ lượng và cao thượng. Vậy thì đời sống chỉ có định nghiã chính xác với ai dám sống, sống đến tận
37
cùng và can đảm chịu đựng mọi thử thách cam go của đời sống. Bởi vì, sau những thử thách khốn cùng, con người sẽ để lại một ý nghiã cao cả cho những đời sống kế tiếp.
Tôi không có tham vọng ghê gớm âý. Đời sống đẩy tôi vào sự thử thách quá ngỡ ngàng đối với tôi. Lịch sử dẫn tôi ra khơi, bỏ tôi loay hoay giưã cuồng sóng. Tôi phải tự lo lấy. Không ai giúp tôi cả. Không ai an ủi tôi cả. Tôi nhập cuộc cũng không cần đòi hỏi những đền bù này nọ. Tôi chiến đâú cần thiết như tôi thở, tôi yêu. Thế thôi. Lãng mạn và cô đơn. Âm thầm và khiêm tốn. Còn ai thích hiểu sao, tùy ý họ. Tôi không bao giờ là chiến hữu của những người trong trận tuyển hư ảo. những người đang cổ võ phục hồi cái dĩ vãng tanh ươn, mục rã. Nếu chiến đấu để sống lại tháng năm buồn tênh cũ, thà chấp nhận cái hiện tại rạc rãi này còn hơn. Tôi cũng chẳng bao giờ là chiến hửu của những người hiếu sát hung hẳng đòi giết hết quân thù. Thời đại của tàn sát đẩ cáo chung. Không có thứ hạnh phúc nào tươi bằng máu cả. Những kẻ toan tính chọc huyết kẻ thù như chọc huyết heo là những kẻ ngu xuẩn, hắc ám và dốt nát; là những kẻ toan tính thiết lập ở quê hương Việt nam những lò sát sinh ghê tởm hơn cả những trại tập trung cải tạo. Tôi chống đối sự man rợ từ mọi phiá và tôi thành thật nói rằng, khi lịch sử đã sang trang có nghiã là gánh hát đã rã đám, đào ca kép hát và hề đã bị sa thải. Không ai để cho bọn đào kép cũ chơi tuồng mới nữa. Dân tộc đã chán nản họ.
Thời đại của khuyến nho, khuyến tây, khuyến nhật, khuyến tàu, khuyến mỹ đã đăng cáo phó. Và sắp đăng cáo phó thời đại khuyên nga.
Đã vắng mặt chính quyền trên đất nước này, lâu rồi. Chỉ có phỉ quyền và ngụy quyền đúng nghĩa. Một bên ăn cướp, một bên ăn cắp. Cả hai đều là tay sai của ngoại bang, cả hai đều tồi tệ, đốn mạt. Số phận của dân tộc chúng ta, bao nhiêu thế hệ, nằm trong tay bọn ăn cướp và bọn ăn cắp. Lịch sử dâng hiến chúng ta vận hội mới, lịch sử lột mặt nạ phỉ quyền, lịch sử đào thải ngụy quyền, chúng ta có thể làm chính quyền rồi đấy. Cả dân tộc đang làm lại chính quyền trong ngục tù bao la và trong ngục tù giới hạn. Hạnh phúc của người Việt nam không thể có từ nước miếng ly hương, từ sự mô phỏng áo quần, khăn rằn lố lăng khờ khạo, từ champagne tuyên ngôn, tuyên cáo. Mà phải khởi sự từ bát cơm độn ngô, khoai, sắn; từ những giọt mồ hôi cưỡng bức rơi xuống luống cầy, từ nỗi khát sữa của em thơ, từ nỗi thèm gặp con trong tù của mẹ già, từ những cái gi khắt khe quái đản đang từng phút diễn ra trên khắp quê hương, đang từng phút đè nặng lên thân phận dân tộc Việt nam.
Đã bao giờ anh gặp một sản phụ ở bảo sanh viện Từ Dũ hay Hùng vương chưa? Anh có biết một hài nhi ra đời chỉ được cấp tiêu chuẩn sữa hai bữa không? Nếu người mẹ chưa kip có sữa và không có tiền mua sữa, hài nhi khóc như thế nào? Đã bao giờ anh gặp một sản phụ mất sữa nuôi con ngồi ơ’phòng Y tế phường xin mua sữa giá nhà nước chưa? Người mẹ bị lột áo ra. Bàn tay thô bạo đại diện một nhà nước ‘‘quý trọng con người và bảo vệ phẩm cách con người triệt để’’ đã bóp vú người mẹ, nhay mạnh. Mạnh đến nỗi người mẹ nhăn nhó. Sữa không chảy. Người mẹ được cấp miếng giâý giới thiệu lên Y tế quận. Quận lột áo, bóp vú người mẹ lần nữa rồi giới thiệu lên Y tế thành phố. Y tế thành phố cho người mẹ ăn đĩa cơm nếp. Một tiếng sau, vú người mẹ bị bóp, nhay kỹ hơn. Bấy giờ, người me mới được hưởng ân huệ mua sữa nhà nước nuôi con khôn lớn để đóng góp lính cho nhà nước năm nó mười tám tuổi. Đã bao giờ anh gặp những người đàn bà, những cô gái ngồi xếp hàng từ năm giờ sáng ở cạnh bệnh viện lao Hồng Bàng, gần trường Chu Văn An chưa? Anh hiểu họ xếp hàng làm gì không? Họ bán máu. Bán máu để đong gạo chợ đen của chế độ. Đã bao giờ... Làm sao anh biết được. Anh không biết thì anh không thể rung đông thật. Anh không rung động thật thì anh chiến đấu giả. Hạnh phúc thật có xây dựng bằng chiến đấu giả không nhỉ? Tôi tự hỏi và tôi cảm thâý sót sa.
Sự kết thúc của cuộc chiến hai mươi năm đã làm nhiều người lớn lên, đằm thắm, thiết tha nhưng cũng làm nhiều người bé đi, giả tạo, hời hợt. Nghĩ mà thương những người lính của chúng ta đã chết anh dũng ở chiến trường. Những con người bé nhỏ chưa để họ yên nghỉ dưới mộ. Kẻ thù đã quật mồ mả họ, san bằng nhiều nghiã trang của họ, bêu nhục và khu trừ vợ con họ. Những con người bé nhỏ còn nỡ nhân danh xác chết tuyệt tích nấm mồ của họ tính chuyện mưu bá đồ vương, rất phi thường nhưng rất tầm thường. Những con người bé nhỏ không thích làm chính quyền. Với họ, có lẽ, làm chính quyền nhiều khê qua. Họ phải khởi sự từ số không. Mà khởi sự từ số không thì họ không ra gì cả. Do đó, họ khư khư cái dĩ vãng phù phiếm, xúm nhau lại, đánh bóng nó thêm, mô phỏng trò chơi của phỉ quyền, hăm hở trong cuộc chiến đấu phục hồi dĩ vãng, phục hồi ngụy quyền, phục hồi rác rưởi và cóc chết. Tôi dấn thân để đóng góp đôi chút vào công cuộc tạo đứng một chính quyền cho xứ sở, để được sống bình yên chung quanh những người Việt nam hiền lành, lương thiện, được tuân lệnh những người cai trị hiền lành, lương thiện, sáng suốt. Ngoài ra, tôi không tự hào gì cả. Bởi vì, lịch sử vừa mới dậy tôi, tất cả đều phù ảo, trừ hạnh phúc vĩnh cửu của mọi người.
Mải mê suy nghĩ, tôi quên ngủ. Kẻng năm giờ báo thức đã khua vang. Bên khu tập thể, sự ồn ào bắt đầu. Tù nhân gỡ màn, giũ chiếu và cười nói xôn xao. Tiếng hô hoản một hai ba bốn của bọn cai ngục tập thể dục ầm ỹ khắp trại. Một ngày mới của đề lao Gia Định khởi sự. Bầy chim sẻ léo nhéo trên những cành me. Các động cơ xe xích lô máy, xe lam nổ lớn quanh khu vực chợ Bà Chiểu, Lăng Ông, Tòa Hành Chính Gia Định cũ. Sinh hoạt đang diễn ra ngoài nhà tù lớn chắc cũng chẳng vui hơn trong nhà tù bé. Khi mầu cờ quen thuộc biến mất, dù thích hay không thích mầu cờ ấy tâm hồn mỗi người đều ủ ê và đều trở thành những kẻ xa lạ với mầu cờ mới. Và, tự nhiên, người ta thấy có linh hồn tổ quốc thật sự, có một sự thiêng liêng trong hai tiếng tổ quốc mà bây giờ người ta mới nhận ra. Cũng như tôi vừa mới nhận ra rằng, tù ngục chưa phải là điều bất hạnh. Tù ngục là văn phạm của đời sống. Chỉ có ngữ vựng mà thiếu văn phạm thì không thể viết nổi những trang sách của đời mình.
Sáu giờ, mụ cai ngục điểm số các cachots. Mụ ghé mắt vào ô cửa gió quan sát. Thấy tôi còn sống, tôi chưa vượt ngục, chưa khoét tường âm mưu vượt ngục, mụ bỏ đi. Tôi vùng dậy, ra đứng sát cửa. Bên các phòng tù tập thể, mọi người ngồi xếp hàng ngay ngắn đợi chờ điểm số. Tiết mục điểm số đầu ngày xong xuôi, thế giới tù lại giống một miếng chợ. Cưả sắt khu B trổ một nửa hàn chấn song lớn, năm sáu người bám cửa nhìn sang cachot của tôi ra dấu hỏi thăm, hỏi tên, hỏi tội và cười thông cảm. Chúng tôi biến thành những người câm hết. Cả dân tộc đã biến thành những người câm. Bạn tù đánh một dấu hỏi. Tôi đưa ngón tay bóp cò súng tưởng tượng. Bạn tù biết tôi là phản động. Bạn tù đánh dấu hỏi tiếp. Tôi dơ một ngón tay. Bạn tù biết tôi bị bắt một tháng. Tôi đánh một dấu hỏi. Bạn tù đưa bàn tay hất hất. Tôi biết bạn tù vượt biên. Chúng tôi đã đàm thoại như các thiền sư. Chán trò chơi này, tôi đi đánh răng, rửa mặt.
Lôi cái bị cói ân tình ra xem từng món. Tôi sung sướng thấy hai bộ quần áo, mấy chiếc quân lót, một cái khăn mặt, một bàn chải và kem đánh răng, một cục xà phòng thơm, mười đồng bạc. Những cô gái giang hồ đã thương sót tôi, đã tặng tôi nhiều thứ.
Hôm qua, họ đã tỏ tình với tôi và tôi đã cảm động. Hôm nay, tôi cảm động muốn khóc. Tôi hết dám nghĩ xấu về gái giang hồ. Họ còn trái tim. Và còn trái tim là còn thiên lương. À, đó, văn phạm tù ngục đã giúp tôi đặt một câu dài về sự phán xét khi ta chưa rõ sự thật, về sự phán xét trong nghịch cảnh.Tâm hồn tôi lâng lâng. Tôi khỏi phải dùng ngón tay chà răng nữa. Hơn tháng nay mới được đánh răng bằng bàn chải và kem, tôi nhẹ nhổm, khoan khoái vô cùng. Cảm hứng dạt dào, tôi cởi quần áo, vặn vòi nước, dùng ca hứng và xối. Rồi tôi giặt bộ quần áo ướt mèm còn vất xó trong phòng từ chiều qua.
Những tia nắng đầu tiên nhảy múa trên mái tôn dâỹ tập thể báo trước. Một buổi trưa nướng người trong những cái hộp khu C. Người thanh niên chiều qua đã xuất hiện.
- Số 12 lấy nước sôi. Có ca cho chị đây. Chị tên gì?
- Ngô Kim Lan. Sinh viên luật, phản động, bị bắt hơn một tháng.
- Hoài, sinh viên Vạn Hạnh. Chị cần gì nữa?
- Báo tin mọi người, hy vọng sẽ gập bạn cùng tổ chức.
- Tôi sẽ cố gắng. Chị nhớ, bây giờ là 7 giờ. Cơm
sẽ phát 10 giờ 30. Chị ăn đủ phần cơm chứ?
- Cám ơn. Đủ.
- Chào chị.
Tôi nhận ca nước sôi. Hoài gánh nước sang cachot bên cạnh. Sinh viên Vạn Hạnh, kẻ thù của chế độ cũ, tù nhân của chế độ mới. Những kẻ ngu xuẩn đang đổ lỗi cho chúng tôi đã xuống đường lầm lợi cho cộng sản. Chúng tôi chống mọi bất công, cay đắng. Chúng tôi chống bạo lực từ mọi phía. Và chúng tôi tiếp tục chống. Đừng thách thức chúng tôi tại sao bây giờ không dám xuống đường. Khi bạo lực là AK sẵn sàng khạc đàn thí xuống đường theo cung cách khác, ngoạn mục hơn, nhức nhối hơn. Hãy nhớ kỹ: Chúng tôi chiến đấu khi các anh đã đầu hàng. Chúng tôi bị bắt, bị còng, bị bịt mắt dẫn vào tù. Còn các anh, các anh đóng tiền nươm nướp ghi tên vào tù, tranh giành sớm muộn, rồi các anh ngớ ngẩn báo cộng sản lừa gạt các anh, nói học tập mười ngày mà học tập vô thời hạn. Các anh khôn ngoan hơn chúng tôi, kinh nghiệm cộng sản. Của các anh đâu? Các anh không biết bản chất của cộng sản là gian dối hay sao?
- Số 12 có quần áo phơi không?
- Có.
- Chị cứ đưa từ từ. Em ở phòng tập thể, trực phơi quần áo hôm nay. Chị cần gì không?
- Không, cám ỏn.
- Em tên Thu, nữ sinh Gia Long, còn chị?
- Ngô Kim Lan, sinh viên luật.
- Số 12 lẹ lên!
Tôi đẩy bộ quần áo ướt ra, mĩm cười thấy mụ cai ngục đang ngó sang cachot của tôi. Tôi đang làm quen với sinh hoạt của đề lao Gia Định. 10 giờ, Hoài tới.
- Chưa liên lạc tin tức được. 1 giờ phát nước. 4 giờ phát cơm. Tụi nó đông quá. Chị lấy cơm đi.
Hoài ấn chặt khít ca cơm, vun có ngọn. Anh ta múc đầy thức ăn vào tô của tôi. Đói từ sáng sớm, tôi đã ăn hết: phần cơm. Chưa bao giờ tôi ăn nhiều thế. Chưa bao giờ tôi biết đói. Chưa bao giờ tôi hiểu vị ngọt bùi của cơm, dù là cơm tù gạo hẩm. Ăn xong, tôi rửa chén, tô và ngủ. cachot đề lao Gia Định không hầm hơi như cachot An Ninh Nội Chính. So với phòng tập thể 1C, nó là thiên đường. Gió lùa vào ô cửa gió, lùa vào kẽ hở dưới thềm. Tôi ngủ rất ngon. 1 giờ, Hoài tới phát nước sôi. Anh dặn tôi uống dè vì nước sôi phát có hai lần.
- Chị đừng ngạc nhiên thấy tôi được làm công việc này. Tôi khoe và biết đóng kịch. Muốn sống, ta phải biết dấu móng vuốt. Và phải biết chờ đợi.
Tôi nhìn Hoài. Khuôn mặt anh khôi ngô, đôi mắt sáng rực. Chiến hữu của tôi, chiến hữu xứng đáng. 4 giờ, anh ta phát cơm cho tôi và dặn dò:
- Chị phải tập thể dục, phải chạy kẻo tê bại.
Tôi chợt nhớ mình, đã quên điều cần thiết âý từ một tháng nay. 5 giờ, cô Thu mang quần áo phơi khô trả tôi.
- Bột dinh dưỡng sáu thứ đậu, chị pha với nước sôi uống buổi sáng.
Cô đã lén gói vào bộ quần áo của tôi gói bột và gói đường tán. Tôi ngó sang dẫy tập thể mỉm cười, gật đầu cảm ơn. 6 giờ chiều, mụ cai ngục điểm số lần chót. Một ngày tù chấm dứt ở cachot. Nhưng ở khu tập thể, khi kẻng báo ngủ 9 giờ đêm, phiên chợ tù mới chịu im lặng. Từ lúc nãy, chỉ có hiu quạnh và buồn phiền.
CHƯƠNG 3
Đời sống ở cachot là đời sống riêng biệt. Trước kia, cachot chỉ dùng để nhốt những tù nhân bướng bỉnh, chóng phá, bạo loạn. Và nhốt có hạn kỳ. Bây giờ, người ta giam những phần tử phản động nguy hiểm vào cachot vô hạn định. Người ta bảo, ở cachot yên tĩnh, phạm nhân không bị chi phối, rất thuận tiện suy nghĩ về tội lỗi của mình để thành khẩn nhận tội lỗi đó. Người ta xử dụng cả đến sự cô liêu và bóng tối để tra vấn những thứ dấu kỹ trong đầu óc con người. Cachot, nỗi hãi hùng của ai chưa hề vào đó, sự bình thường của những người như tôi. Nó là phòng ‘’de luxe’’ của khách sạn lớn dành riêng tiếp khách đặc biệt. Ở cachot, tôi không suy nghĩ về tội lỗi của tôi, vì tôi chẳng có tội lỗi gì, tôi đủ thì giờ tra vấn thân phận tôi và số phận của thế hệ tôi lạc lõng. Bóng tối và cô liêu trong cachot, với tôi, là thứ ánh sáng nhiệm mầu và niềm bí ẩn tuyệt diệu. Tôi có thể nhìn thấy tôi ngày mai trên đầu nguồn hạnh phúc vườn Địa Đàng cùng những cảm giác thơm ngọt đào tiên sau chuyến phiêu du xuống vương quốc Hỏa Ngục, sẽ ra sao nhỉ, khi mình cắn trái táo mà lưỡi còn hương vị mật đắng đáy đời? Đó chính là niềm mơ ước của kẻ hứng chịu đau khổ. Văn phạm ngục tù giúp tôi đặt một câu vè hy vọng bất tận của những người mà người khác tưởng rằng tuyệt vọng. Bất hạnh cho những kẻ không dám hy vọng, không còn gì mà hy vọng. Những bọn nhẩy đầm trên bãi tha ma và những bọn thụ hưởng vật chất đều ôm trái bất hạnh to bằng trái đất. Chẳng lẽ họ hy vọng được nếm mùi tân khổ? Chẳng lẽ họ mơ ước được vào tù, được nhốt trong cachot, được nghe những tiếng ho quằn quại đêm khuya không gợi niềm trắc ẩn? Tôi phải nói thật là tôi rất bằng lòng cái số phận tôi đang chịu đựng và đương đầu.
Mỗi ngày, mụ cai ngục mở cửa cachot hai lần, dẫn tôi tới phòng chấp pháp. Người ta vất cho tôi một xấp giấy, một cây Bic và bảo tôi tự khai. Tôi tự thắp một ngọn đèn cực sáng, chiếu rọi vào thân phận tôi từ thuở lên mười. Dĩ vãng tôi, hiện tại tôi, kỷ niệm tôi, ước mơ tôi, gia đình tôi, trường học tôi, thâỳ cô, bạn bè ngậm ngùi lếch thêch bước lên trên những trang tự khai quái đản. Viết hoài, viết mãi. Viết nữa. Tự khai sáng sớm. Tự khai buổi trưa. Tự khai buổi chiều. Tự khai ban đêm. Tự khai trong cơn sốt. Tự khai lúc kinh nguyệt dầm dề thiếu serviettes hygéniques. Tự khai, tự khai và tự khai. Dĩ vãng đi. Dĩ vãng về. Dĩ vãng tới. Dĩ vãng lui. Dĩ vãng nằm nghiêng. Dĩ vãng nằm ngửa. Tự khai, trò chơi ngậm bồ hòn của văn minh cộng sản. Nó làm tôi choáng váng, mỏi mệt. Một xấp giâý, một cây Bic, không cần dọa nạt, tra tấn, qúa khứ của một đời người phô bày nguyên vẹn. Chỉ viết thôi, cứ viết đi. Hôm nay có chút gì sai với hôm qua. Viết lại. Ngày mai thêm tình tiết mới. Viết lại từ đầu. Từng dấu phẩy, từng dấu chấm than đều bị soi kinh hiển vi. Tự khai ngày hai buổi rồi tự khai ngày nhiều lần. Tự khai nó biết canh giờ giấc vừa bưng bát cơm, chưa kịp ăn một miếng, nó gọi đi tự khai. Trở về mệt mỏi, cơm canh nguội ngắt hết muốn ăn. Nằm nghỉ, mới nhắm mắt, nó kêu đi tự khai. Nửa đêm nó bắt bỏ ngủ đi tự khai. Nó hành hạ tôi ròng rã một tháng. Nó làm tôi hao mòn, bơ phờ, mệt mỏi, chán nản. Nó khiến tinh thân tôi căng thẳng tột độ. Rồi nó bỏ rơi tôi.
Tôi lại có thì giờ ăn, ngủ bình thường, có những mẩu đối thoại ngắn với anh sinh viện Hoài, với các cô phơi quần áo, quét sân trực nhật của phòng tập thể; có những khoảnh khắc trao đổi tư tưởng với «chiến hữu» cachot hàng xóm không hề thấy mặt nhau. Hàng tuần phòng tập thể dục nhận quà tiếp tế. Bạn tù lén lút cho tôi đủ thứ. Tô không thiếu gì ngoài serviettes hygéniques. Tôi đã phải xé áo may cái khố mà đeo chịu tội làm đàn bà những ngày cuối tháng. Khố dùng xong, giặt kỹ, phơi khô để còn dùng nữa. Tôi được cải tạo tư tưởng như thế! Nhà nưoc xã hội chủ nghĩa rất giầu súng đạn, gông cùm nhưng rất nghèo serviettes hygéniques. Nếu Thượng Đế biết có ngày đàn bà, con gái bị cộng sản bỏ tù, chắc Ngài không nỡ bắt chúng tôi lãnh án kinh kỳ.
Ớ cachot Sở An Ninh Nội Chính, tôi đã làm quen với chú thạch thùng bé nhỏ. Trong cachot, thạch thùng thiếu thức ăn. Nó đành ăn cơm rơi vãi. Chú thạch thùng dám bò lên tay tôi nhấm nhá hột cỏm. Nó hiểu tôi không hại nó và muốn thử xem nó thân tôi tới mức nào, tôi bỏ cơm vào lòng bàn tay, nằm chờ nó. Hễ nó bị thạch thùng lớn đuổi, nó chạy đến tôi cầu cứu. Tôi yêu nó lắm nhưng phải xa nó.
Cachot khu B của để lao Gia Định không có thạch thùng vì ngọn đèn nhỏ vàng khẽ hiu hắt không quyến rũ. Chỉ có chuột. Tôi chú ý một chú chuột nhắt thường mò vô ăn cỏm thừa trong ca. Nếu không rã rượi vì tự khai, tôi đã kết bạn với chú rồi. Bây giờ, người ta tạm quên tôi. Tôi phải tìm một niềm vui. Mười giờ, ăn cơm xong, tôi đổ hết cơm thừa vào túi ni lông. Kẻng báo ngủ, tôi nằm nhắm mắt chờ chú chuột. Tay tôi buông xuống nền xi măng, dúm cơm sát cạnh. Chú chuột đến. Ti hí mắt, tôi quan sát chú. Chú ngơ ngác, vẫy đuôi lia lịa. Chú bò ra ngoài sân. Lát sau, chú lại vào. Chú dò dẫm từng chút. Rồi chú mon men gần mồi. Chú chạp vội một miếng, chạy ra xa nhẩm nhá, nghe ngóng. Thấy êm, chú tiến lần thứ hai. Lần này, chú thản nhiên thưởng thức cơm tù. Tôi giả vờ ngọ nguậy bàn tay. Chú co đuôi chạy. Rồi lại tới, đôi mắt sợ sệt thật dễ thương. Đúng là chuột con nít, sợ mà thích đùa rỡn. Có thể quen biết với chú rồi, tôi ngủ. Khi tôi thức, chú chuột đã ăn hết phần cơm của chú. Buổi tối, chú chuột vào. Chú bạo dạn hơn buổi trưa. Mất ba hôm đùa rởn chú, ngày thứ tư tôi bỏ cơm lên bàn tay. Chú chuột leo lên tay dùng bữa. Tôi rờ rẫm chú, chú ngừng ăn. Nghĩ sao, chú liều lĩnh, tiếp tục ăn. Sang ngày thứ bâỷ, tôi đã tóm chú, vuốt ve. Chú hết sợ hãi. Và tôi có người bạn thú vị. Tôi tắm chú bằng xà phòng thơm, lau khô chú. Lạ lùng thay, chú chuột quên đường về hang ổ quên gia đình, suốt ngày đêm chú quanh quẩn bên tôi. Chú ăn với tôi, ngủ cạnh tôi như một con mèo. Chuột và người trong một cachot, âu yếm, quyến luyến.
Đúng một tháng tĩnh dưỡng, người ta lại gọi tôi đi tự khai. Tôi phải tự khai từ đầu, tự khai mới, hoàn toàn mới vì tự khai với người công an mới. Vẫn như tôi đã tự khai. Những dòng chữ ê chề lại uể oải bò trên những trang giấy ê chề? Trò chơi tự khai đích thực là trò chơi «chết đuối người trên cạn». Nó bắt con người phải nhai đi nhai lai cỏ rơm như trâu bò. Không còn gì thê thảm hơn là hàng ngày ta bị bắt buộc viết quá trình của đời ta một lần. Nếu Hemingway bị viết một chục lần thôi, một truyện ngắn mà ổng đã viết xong, ổng sẽ điên lên. Nhưng có loại nhà văn, nhà thơ suốt đời viết đi viết lại những trang suy tôn lãnh tụ mà vẫn tỉnh, vẫn tự hào mới can đảm. Tôi chỉ bị tự khai dĩ vãng và hiện tại ngày này sang ngày khác mà đã chóng mặt, buồn nôn vào chủ nghĩa cộng sản. Với cung cách tự khai ghê tởm này, tôi nghĩ, các ông Trường Chinh, Lê Duẩn, Tố Hưũ, Lê Đức Thọ... mà viết về ông Hồ Chí Minh, thế giới sẽ nhìn cái xác chết trong hòm kính bâỳ ở Lăng Bác bằng những con mắt khác, cả quá trình bẩn thỉu nhất của ông Hồ Chí Minh sẽ được sống dậy. Người ta sẽ ngạc nhiên thấy vỉ nhân Hồ Chí Minh cũng hai vợ, cũng gián điệp bán tin cho cả Mỹ, Anh, Pháp lẫn Nga... Và nếu các vị tướng lãnh, tổng trưởng rniền Nam đều thành khẩn tự khai cả, lịch sử Việt Nam sẽ có một pho buồn rượi. Vì ròng rã năm mươi năm, vận mệnh của dân tộc Việt nam đã phó thác cho lũ vô lại phỉ quyền và ngụy quyền. Nhưng lịch sử thường được dấu nhẹm bởi bọn ngự sử khốn kiếp ghi chép sử ký bằng nước cống và tâm hồn chó săn. Chính sử đã hỏng, vẫn còn ngoại sử, dã sử và tiểu thuyết và ca dao và tiếu lâm. Và tuổi trẻ Việt nam hôm nay đang quằn quại trong tù ngục phỉ quyền sẽ rửa sạch lịch sử năm mươi năm ô uế bằng máu.
Dĩ vãng của người con gái hai mươi nhăm tuổi, một dĩ vãng mặt trăng, có gì đâu mà khai đi khai lại. Hiện tại của nó là mặt trời, có gì đâu mà khai lại, khai đi. Tự khai nó muốn tôi mòn mỏi, nó muốn tôi gian dối. Tôi không chiều ý nó, nó đày đọa tôi. Nó bảo tôi cúi đầu nhận tội. Tôi có tội gì? Tôi yêu tổ quốc, yêu quê hương, yêu nòi giống, nó bảo tôi không được quyền yêu. Chỉ nó mới độc quyền yêu, ai khác yêu là có tội. Nó thích nó là núi cao chót vót, bề thế chúng tôi chỉ là cỏ dại dưới chân nó. Nó cho nó là đại dương mênh mông, chúng tôi chỉ là rác rưới lênh đênh. Tôi không chịu thế, nó bắt tôi tự khai đến khi nào tôi phải đầu hàng, phải công nhận nó là ưu việt, là tinh hoa của nhân loại. Cứ đầy đọa tôi đi, tôi còn đủ sức chịu đựng.
Những ngày tôi tự khai, chú chuột buồn lắm. Tôi thường về cachot khi cơm đẵ phát sầiĩ đê trong phòng. Chú chuột ngồi cạnh ca cơm, không dám ăn. Tôi về, chú mừng rỡ, leo lên chân tôi. Chúng tôi cùng ăn cơm với nhau, chú đã chia sẻ với tôi những nỗi đắng cay. Trên tay tôi, chú chuột nhỏ bé nghe tôi kể nỗi đau tự khai. Chả biết chú có hiểu gì không mà cứ chúc mõm cầy lòng bàn tay tôi. Thêm hai mươi ngày tự khai, người ta lại bỏ rỏi tôi, không hứa hẹn gì cả. Thản nhiên, tôi sống và chờ đợi. Tôi chịu khó ăn, chịu khó ngủ, chịu khó tập thể dục. Tôi còn may mắn là không bi ghẻ lở. Đêm cachot hiu quạnh khôn cùng. Nghe tiếng báo bệnh, báo tử tự khu khác vọng vang, tưởng chừng những mũi kim nhọn đâm vào tim mình đau nhói. Tôi không thể nào quên nổi tiếng kêu lanh lảnh về khuya «Báo cáo cán bộ biệt giam C1 có người chết» hay «Báo cáo cán bộ biệt giam C2 có người tự tử». Mỗi lần nghe mỗi lần cảm giác gai góc ớn lạnh. Cuộc đời có những tiếng kêu hãi hùng. Quê hương tôi nhiều tiếng kêu hãi hùng nhất. Một triệu tiếng kêu của một triệu người chết đói. Một triệu năm trăm ngàn tiếng kêu của một triệu năm trăm ngàn kiểu chết cách chết cải cách ruộng đất. Năm trăm ngàn tiếng kêu của năm trăm ngàn lối chết sửa sai. Rồi tiếng ú ớ bị thủ tiêu ngâm rọ dưới nước; tiếng thét bị dao găm thọc cổ, mã tấu vằm thây; tiếng la trúng mìn trúng bom, trúng đạn, trúng chông, trúng bẫy... Và tiếng báo tử đêm tù khuya khoắt. Những thứ tiếng ấy đã chỉ làm nên một lịch sử bầy nhầy của năm mươi năm phản bội, ngu dốt chém giết lẫn nhau bằng súng đạn, của hai thứ chú nghiã.
Liệu dân tộc ta có lớn lên không? Liệu tiếng kêu chiếm giải nhất tiếng kêu đau khổ của nhân loại có lay động nổi tâm hồn phỉ quyền và ngụy quyền không? Hay họ vẫn nuôi ác mộng tiếp tục giết nhau nữa bằng vũ khí của người xa lạ để tạo thêm hằng triệu tiếng kêu sầu thảm trong tiếng kêu của nút champagne nổ tiếp tân tuyên ngôn của mặt trận, của lực lượng và tiếng cười hữu nghị thắm thiết tình nghĩa anh em sát nhân. Dân tộc tôi, hình như, chưa thể khá nổi. Những kẻ thích nắm quyền lãnh đạo không bao giờ chịu tra vấn họ, chịu lột xác và chịu nhận mình bấtt tài vô tướng. Nhân sinh quan của họ mãi mãi là thứ nhân sinh quan giá áo túi cơm và vọng ngoại. Họ kình địch chống đối nhau bằng máu của dân tộc không phải vì hạnh phúc của dân tộc mà vì quyền binh của họ và hạnh phúc của vợ con họ. Những câu Xuân tóc đỏ * của miền Nam, bỗng một hôm nào đó, thấy mình trở thành những nhà ái quốc. Và các cậu ngồi lên ghế lãnh tụ, tưởng chính trường là sân quần vợt, tướng lãnh đạo đất nước là nhặt banh cho ông tây, bà đầm. Các cậu vội vàng quên cái quá khứ lái máy bay buôn thuốc phiện lậu cho chủ cũ, quá khứ giết người ở phòng trà, quá khứ mật thám tây, quá khứ lính pạc ti đăng. Xuân tóc đỏ có thể về sân quần vợt nhặt banh một cách bình thản. Nhưng, những kẻ số đỏ như nó đã không giống nó. Các cậu ấy vẫn tiếp tục múa may khi bị đào thải. Các cậu ấy chẳng chịu nhớ cái bản chất Xuân tóc đó ở kẽ hở của phòng tắm và sự nghiệp đi lên cũng từ kẽ hở của phòng tắm đàn bà. Cuộc đời có một bà Phó Đoan thôi, có một lần ông Big Sam chiếu cố thôi. Các cậu càng múa càng ngớ ngẩn, càng làm hổng cuộc chiến đấu cơ đơn và lãng mạn của chúng tôi.
Dân tộc tôí, hình như, chưa thể khá nổi. Phần nào đó, định mệnh của dân tộc tôi nằm trong cái huyền thoại Rồng Tiên, cái bọc trăm con trăm trứng. Tự thuở lập quốc, dân tộc tôi đã chia rẽ rồi. Năm mươi người theo mẹ lên núi. Năm mươi người theo cha xuống biển. Bà Âu Cơ chết. Ông Lạc Long Quân chết. Cháu chắt sinh sôi đầy đàn. Nó quên cùng chung một bọc. Nó quên ý nghĩa đồng bào. Nó phân ly. Khởi sự là mười hai sứ quân. Và giết nhau, chống nhau liên tục trải dài khắp các triều đại. Khai quật mồ mả. Đốt phá điện đài. Thủ tiêu tài năng. Thoán nghịch. Chưa đủ, năm mươi người Đàng Ngoài thù hận 50 người Đàng Trong, binh lửa hàng trăm năm khốn nạn. Đời sau mang nỗi hận sông Gianh chưa nguôi đã hận sông Bến Hải. Lại Đàng Trong với Đàng Ngòai, ghê tởm hơn, quyết liệt hơn hai mươi năm đâm chém nhau do ý thức hệ ngoại bang. Mấy thế hệ thanh niên Việt nam hứng bom Mỹ, đạn Nga. Chẳng phải tư bản cũng bỏ mình vì chủ nghĩa tư bản. Chẳng phải vô sản cũng hy sinh cho chủ nghĩa vô sản. Và hận thu lẫn nhau còn hơn tư bản chính cống thù vô sản đích thực. Rồi lại chia ly, lại âm mưu đâm chém nhau nưã. Xuân tóc đỏ và Chí Phèo lãnh đạo hai phe. Những người Việt nam chân chính đâu rồi? Họ còn sót một ai không nhỉ? có lẽ, chỉ còn chúng tôi, tuổi trẻ Việt nam trong tù ngục quê hương, những con sự tử lãng mạn mà dĩ vãng, hiện tại, tương lai mãi mãi dịu dàng như mặt trăng, rực rở như mặt trời. Chúng tôi không là Xuân tóc đỏ, là Chí Phèo, là khuyến Mỹ, là khuyến Nga. Chúng tôi là người Việt nam chưa cầm súng tư bản, chưa vác đạn cộng sản. Chúng tôi vẫn biết chiến đấu. Chúng tôi không đòi hỏi máu trả máu, thù hận trả thù hận, tù ngục trả tù ngục. Chúng tôi đòi hỏi hạnh phúc cho dân tộc chúng tôi, hạnh phúc thật sự, tự do thật sự, dân chủ thật sự, bất kể hạnh phúc, tự do, dân chú ấy dưới bất cứ nhãn hiệu một chế độ nào. Chúng tôi không tưởng? Nhưng có một lý tưởng nào chưa thoát thai từ một không tuởng? Thoạt đầu, trái đất xoay chung quanh mặt đình vô thời hạn. Phần cơm của tôi bị rút bớt còn một nửa. Tôi bị cô lập hoàn toàn trong bóng tối âm u của cachot, của thời đại tôi. Tôi không than vãn, không xin xỏ một ân huệ nào dù người ta đã gợi ý. Rốt cuộc, còng chân được tháo ra và cửa gió được mở ngày đêm, phần cơm đầy ắp, thức ăn nhiều hơn. Tôi trở thành người tình chung của tù nam. Họ gọi tôi nữ hoàng cachot bằng cả tâm lòng âu yếm và ngưỡng mộ. Họ ngạc nhiên thấy con gái can đảm hơn con trai, ngoan cường hơn con trai, quyết liệt hơn con trai. Tôi còn dịp trở về cachot B, cachot C1. Nữ hoàng cachot không hổ danh tước vị của nàng. Ngày 15 tháng 4 năm 1977, sau một năm lưu lạc khắp các cachots của đề lao Gia Định, người ta gọi tôi lên phòng chấp pháp. Ở đó, tôi gặp mẹ tôi. Mẹ tôi khóc nức nở và van xin tôi thành thật khai báo để sớm được tha. Mẹ tôi không hiểu gì cả. Tôi đã thành thật tự khai hết về dĩ vãng và hiện tại của tôi rồi. Tôi cố nén xúc cảm để khỏi ưá nước mắt trước mặt bọn không có tình cảm, bọn độc ác phải dùng đến cả tình mẫu tử để truy nã tâm hồn tôi.
Rốt cuộc, mẹ tôi vẫn đành về với nước mắt và tôi không thể thành thật tự khai thêm điều gì. Cũng ngày hôm đó, tôi bị chuyển sang khu A. Người ta đẩy tôi vào một cachot cũ kỹ thời Pháp thuộc. Mười lăm phút sau, người ta gọi tôi đi làm việc. Cái bị cói và chú chuột của tôi nằm lại trong phòng. Tôi không về nữa. Cùng với hai người con gái khác, chúng tôi bị nhốt chung một cachot, còng tay và chân vào nhau.
Một giai đoạn mới của cuộc đời tù ngục của tôi. Tôi bỗng thương con chuột nhắt quá. Làm sao nó sống được khi thiếu tôi. Nó lạc đường về liệu biết cách mưu sinh không?
Chú thích
* Nhân vật trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng.
Comment