Cách đây 2 năm tôi có cơ hội được mời đi nghe nhạc tại phòng Tiếng dương cầm. Đây là lần đầu tiên kể từ sau ngày 30.4.75, tôi đặt chân đến nơi chốn như thế này. Không khí của thính phòng làm tôi cảm thấy nhẹ lòng và dễ chịu. Chương trình ca nhạc do các ca sĩ trình diễn thật hay, làm tôi xúc động. Xúc động bởi vì tất cả những bài hát mà các ca sĩ trình bày đều là nhạc tiền chiến, nhạc Phạm Duy, nhạc TCS và một số bản nhạc thịnh hành trước 75, tuyệt nhiên không có một bài hát nào sau này.
Và thêm một điều lạ nữa, đêm đó ngoài phần các ca sĩ của phòng trà hát còn có chương trình giao lưu, nghĩa là khán giả tự nguyện lên giúp vui bằng những bài hát do mình hát.
Hôm đó tôi chú ý có một gia đình người Hà Nội, sở dĩ tôi biết là người Hà Nội là vì trước hết 4 người gồm bà mẹ đứa con trai, cô con gái còn trẻ tuổi độ 15, 16 và một người khác mà tôi đoán ông chồng, là lái xe. Họ vào chọn chỗ ngồi và họ nói chuyện giọng Bắc rặt, một lý do thứ hai nữa sau nầy khi ra về tôi chú ý thấy xe ô tô họ đi mang biển số 29.
Tại sao tôi phải dài giòng như thế?
Bởi lẽ cô gái trẻ tóc buộc đuôi gà đã lên tình nguyện hát. Và nhạc phẩm mà cô chọn hát lại là nhạc cũ. Cô gái làm cả khán phòng nín lặng im phăng phắc nghe cô hát. Bài thứ nhất: Mùa đông của anh một bài hát của Nhật Trường:
“Ngày nào anh yêu em, anh đã quên trong cay đắng tuyệt vời. Ngày nào em yêu anh, em hẳn quên với trời hạnh phúc mới. Em ơi đông lại về từ trăm năm lạnh giá. Tim anh như ngừng thở, từ sau ân tình đó. Em nghe không, mùa đông, mùa đông….”
Cô bé chấm dứt bài hát bằng tiếng vổ tay rào rào. Tiếng bis bis vang dội từ thính phòng.
Cô bé cảm ơn và hát tiếp bài “Khúc Thụy Du” một bài hát mà lời là thơ của Du Tử Lê được Anh Bằng phổ nhạc:
“Hãy nói về cuộc đời. Khi tôi không còn nữa. Sẽ lấy được những gì. Về bên kia thế giới. Ngoài trống vắng mà thôi. Thụy ơi, và tình ơi !
Như loài chim bói cá. Trên cọc nhọn trăm năm. Tôi tìm đời đánh mất. Trong vũng nước cuộc đời. Thụy ơi, và tình ơi !
Đừng bao giờ em hỏi. Vì sao ta yêu nhau. Vì sao môi anh nóng. Vì sao tay anh lạnh. Vì sao thân anh rung. Vì sao chân không vững. Vì sao, và vì sao !
Hãy nói về cuộc đời. Tình yêu như lưỡi dao. Tình yêu như mũi nhọn. Êm ái và ngọt ngào. Cắt đứt cuộc tình đầu. Thụy bây giờ về đâu ?”
Giọng ca của cô bé Hà Nội hôm ấy xuất thần, cô hát say đắm và như bị nhập hẳn vào bài hát. Tôi bị thôi miên theo giọng ca của cô bé Hà Nội.
Tiếng vổ tay như pháo nổ của khán thính phòng làm cô bé người Hà Nội cười tươi mãn nguyện. Cô chào, bước xuống sân khấu giữa tiếng bis bis vang dậy.
Đêm thưởng thức nhạc tại Tiếng Dương Cầm lay động tâm hồn tôi. Tôi vẫn tự hỏi tại sao một người sinh trưởng từ Hà Nội, sống và trưởng thành trong Xã hội chủ nghĩa, hấp thụ một nền giáo dục hoàn toàn mang tính đảng, có định hướng có kiểm duyệt. Vậy mà những bài hát cô bé hát đêm ấy lại là những bài hát của miền Nam VN dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa?
Và nói rộng ra những bài hát phổ biến được mọi người hâm mộ và trình bày bao giờ cũng là nhạc cũ trước 1975?
Và cố nhiên ai cũng đã tự trả lời được câu hỏi này.
Phải chăng âm nhạc, những bài hát – Nó là một phần đời sống của tôi và tôi nghĩ cũng là của chúng ta. Nó không thể thiếu và càng không thể bị bắt buộc hay gò bó phải nghe bài hát này, không được nghe bài hát kia, lại càng không thể định hướng cho người sáng tác lẫn người thưởng ngoạn … nói tắt lại cả hai đều tự do.
Và thêm một điều lạ nữa, đêm đó ngoài phần các ca sĩ của phòng trà hát còn có chương trình giao lưu, nghĩa là khán giả tự nguyện lên giúp vui bằng những bài hát do mình hát.
Hôm đó tôi chú ý có một gia đình người Hà Nội, sở dĩ tôi biết là người Hà Nội là vì trước hết 4 người gồm bà mẹ đứa con trai, cô con gái còn trẻ tuổi độ 15, 16 và một người khác mà tôi đoán ông chồng, là lái xe. Họ vào chọn chỗ ngồi và họ nói chuyện giọng Bắc rặt, một lý do thứ hai nữa sau nầy khi ra về tôi chú ý thấy xe ô tô họ đi mang biển số 29.
Tại sao tôi phải dài giòng như thế?
Bởi lẽ cô gái trẻ tóc buộc đuôi gà đã lên tình nguyện hát. Và nhạc phẩm mà cô chọn hát lại là nhạc cũ. Cô gái làm cả khán phòng nín lặng im phăng phắc nghe cô hát. Bài thứ nhất: Mùa đông của anh một bài hát của Nhật Trường:
“Ngày nào anh yêu em, anh đã quên trong cay đắng tuyệt vời. Ngày nào em yêu anh, em hẳn quên với trời hạnh phúc mới. Em ơi đông lại về từ trăm năm lạnh giá. Tim anh như ngừng thở, từ sau ân tình đó. Em nghe không, mùa đông, mùa đông….”
Cô bé chấm dứt bài hát bằng tiếng vổ tay rào rào. Tiếng bis bis vang dội từ thính phòng.
Cô bé cảm ơn và hát tiếp bài “Khúc Thụy Du” một bài hát mà lời là thơ của Du Tử Lê được Anh Bằng phổ nhạc:
“Hãy nói về cuộc đời. Khi tôi không còn nữa. Sẽ lấy được những gì. Về bên kia thế giới. Ngoài trống vắng mà thôi. Thụy ơi, và tình ơi !
Như loài chim bói cá. Trên cọc nhọn trăm năm. Tôi tìm đời đánh mất. Trong vũng nước cuộc đời. Thụy ơi, và tình ơi !
Đừng bao giờ em hỏi. Vì sao ta yêu nhau. Vì sao môi anh nóng. Vì sao tay anh lạnh. Vì sao thân anh rung. Vì sao chân không vững. Vì sao, và vì sao !
Hãy nói về cuộc đời. Tình yêu như lưỡi dao. Tình yêu như mũi nhọn. Êm ái và ngọt ngào. Cắt đứt cuộc tình đầu. Thụy bây giờ về đâu ?”
Giọng ca của cô bé Hà Nội hôm ấy xuất thần, cô hát say đắm và như bị nhập hẳn vào bài hát. Tôi bị thôi miên theo giọng ca của cô bé Hà Nội.
Tiếng vổ tay như pháo nổ của khán thính phòng làm cô bé người Hà Nội cười tươi mãn nguyện. Cô chào, bước xuống sân khấu giữa tiếng bis bis vang dậy.
Đêm thưởng thức nhạc tại Tiếng Dương Cầm lay động tâm hồn tôi. Tôi vẫn tự hỏi tại sao một người sinh trưởng từ Hà Nội, sống và trưởng thành trong Xã hội chủ nghĩa, hấp thụ một nền giáo dục hoàn toàn mang tính đảng, có định hướng có kiểm duyệt. Vậy mà những bài hát cô bé hát đêm ấy lại là những bài hát của miền Nam VN dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa?
Và nói rộng ra những bài hát phổ biến được mọi người hâm mộ và trình bày bao giờ cũng là nhạc cũ trước 1975?
Và cố nhiên ai cũng đã tự trả lời được câu hỏi này.
Phải chăng âm nhạc, những bài hát – Nó là một phần đời sống của tôi và tôi nghĩ cũng là của chúng ta. Nó không thể thiếu và càng không thể bị bắt buộc hay gò bó phải nghe bài hát này, không được nghe bài hát kia, lại càng không thể định hướng cho người sáng tác lẫn người thưởng ngoạn … nói tắt lại cả hai đều tự do.