Theo quan điểm của Nhà Phật, hết thảy những gì có hình dạng có tướng mạo ở trần gian này đều là hư giả. Điều này vốn bởi lẽ mọi thứ mà có hình tướng đều do nhân duyên hòa hợp . Khi nhân duyên hội đủ thì nó xuất hiện và tồn tại , còn nếu nhân duyên tan biến hay thiếu sót thì nó cũng biến mất . Mọi sự vật đều do duyên mà hợp , và rồi cũng theo duyên mà tan. Hợp tan chẳng hề cố định, khi có khi không. Thế nên tất cả các hình tướng trong thế gian đều là hư giả.
Trong Kinh Kim Cang , Đức Phật có phán với Ngài Tu Bồ Đề rằng: “Phàm sở hữu Tướng, giai thị hư vọng. Nhược kiến chư Tướng phi tướng, tức kiến Như lai. (Hễ vật chi có Tướng, đều là hư vọng cả. Nếu nhận ra các Tướng đều không phải Tướng, tức là thấy rõ Như lai).
Cái quan điểm này, khi xét theo những tiêu chuẩn bình thường, thì quả tình rất ngược ngạo và khó mà chấp nhận . Cái cục đá mình thấy rõ nằm ngay đó, thử cầm lên còn không muốn nổi, xém chút nữa vô ý vấp phải nó thì là té sấp u đầu rồi, làm sao có thể nói là "thứ hư vọng" được ?
Đúng ra thì chữ "hư vọng" này cần được hiểu theo nghĩa rằng tất cả mọi thứ mà ta trải nghiệm và nhận thấy được vẫn không phải là "thực tại thứ thiệt" (objective reality). Nó ám chỉ rằng tất cả đều là các "đồ tượng trưng" cho "cái thứ thiệt chi đó vô cùng phức tạp". Mấy sự vật "hư vọng" này hiện ra nhất thời để giúp cho ta sinh hoạt trong cái "cõi ảo 3-chiều của Không Gian và Thời Gian" .
Cái điều mà nhà Phật đã nêu lên hằng ngàn năm rồi, nay không ngờ đã trở nên trùng hợp với những giả thuyết mới nhất của các khoa học gia tiền phong, đương thời đang khai phá biên giới trong lãnh vực Cognitive Neuroscience -The Biology of the Mind:
Tiến sĩ Donald Hoffman, giáo sư tại trường đại học Irvine , California đã xuất bản cuốn sách tựa đề "The Case Against Reality "
( dịch nôm na là : Bản Cáo Trạng khui phá "Thực Tại" )
Có thể tóm tắt vài điểm chính nêu ra trong sách như sau:
- Cái thế giới mà chúng ta nhận thức được qua các giác quan của mình không phải là "thực tại thứ thiệt" . Sự nhận thức của ta đã gạn lọc và vứt bỏ vô số dữ kiện, và chỉ giữ lại cho ta biết một ít chi tiết cần thiết cho sự sinh tồn trong cái khuôn khổ của KG và TG (Space - Time) .
- Chính KG và TG cũng không phải là những thứ thiệt tuyệt đối (ám chỉ rằng chúng cũng biến mất nếu chủ sự như chúng ta không hiện hữu
)
- Định luật tiến hoá (evolution principle) thường che đậy dấu kín, không cho các sinh vật như ta biết rõ về "thực tại thứ thiệt" . Lý do vốn là : càng biết rõ, hiểu rõ thì sẽ càng dễ bị tuyệt chủng (go extinct) !
Tất nhiên sách còn tiết lộ khá nhiều điều nữa, nhưng hôm nay sẽ tạm dừng tại đây .
(Theo như quan điểm trong sách này, càng biết nhiều, hiểu nhiều lại càng có thể là bất lợi cho sự sống còn ...)
Trong Kinh Kim Cang , Đức Phật có phán với Ngài Tu Bồ Đề rằng: “Phàm sở hữu Tướng, giai thị hư vọng. Nhược kiến chư Tướng phi tướng, tức kiến Như lai. (Hễ vật chi có Tướng, đều là hư vọng cả. Nếu nhận ra các Tướng đều không phải Tướng, tức là thấy rõ Như lai).
Cái quan điểm này, khi xét theo những tiêu chuẩn bình thường, thì quả tình rất ngược ngạo và khó mà chấp nhận . Cái cục đá mình thấy rõ nằm ngay đó, thử cầm lên còn không muốn nổi, xém chút nữa vô ý vấp phải nó thì là té sấp u đầu rồi, làm sao có thể nói là "thứ hư vọng" được ?
Đúng ra thì chữ "hư vọng" này cần được hiểu theo nghĩa rằng tất cả mọi thứ mà ta trải nghiệm và nhận thấy được vẫn không phải là "thực tại thứ thiệt" (objective reality). Nó ám chỉ rằng tất cả đều là các "đồ tượng trưng" cho "cái thứ thiệt chi đó vô cùng phức tạp". Mấy sự vật "hư vọng" này hiện ra nhất thời để giúp cho ta sinh hoạt trong cái "cõi ảo 3-chiều của Không Gian và Thời Gian" .
Cái điều mà nhà Phật đã nêu lên hằng ngàn năm rồi, nay không ngờ đã trở nên trùng hợp với những giả thuyết mới nhất của các khoa học gia tiền phong, đương thời đang khai phá biên giới trong lãnh vực Cognitive Neuroscience -The Biology of the Mind:
Tiến sĩ Donald Hoffman, giáo sư tại trường đại học Irvine , California đã xuất bản cuốn sách tựa đề "The Case Against Reality "
( dịch nôm na là : Bản Cáo Trạng khui phá "Thực Tại" )
Có thể tóm tắt vài điểm chính nêu ra trong sách như sau:
- Cái thế giới mà chúng ta nhận thức được qua các giác quan của mình không phải là "thực tại thứ thiệt" . Sự nhận thức của ta đã gạn lọc và vứt bỏ vô số dữ kiện, và chỉ giữ lại cho ta biết một ít chi tiết cần thiết cho sự sinh tồn trong cái khuôn khổ của KG và TG (Space - Time) .
- Chính KG và TG cũng không phải là những thứ thiệt tuyệt đối (ám chỉ rằng chúng cũng biến mất nếu chủ sự như chúng ta không hiện hữu
)
- Định luật tiến hoá (evolution principle) thường che đậy dấu kín, không cho các sinh vật như ta biết rõ về "thực tại thứ thiệt" . Lý do vốn là : càng biết rõ, hiểu rõ thì sẽ càng dễ bị tuyệt chủng (go extinct) !
Tất nhiên sách còn tiết lộ khá nhiều điều nữa, nhưng hôm nay sẽ tạm dừng tại đây .
(Theo như quan điểm trong sách này, càng biết nhiều, hiểu nhiều lại càng có thể là bất lợi cho sự sống còn ...)
Comment