RƯỚC VOI VỀ GIÀY MẢ TỔ - CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ
Nguyễn Vĩnh-Tráng
Chú ý : « Thực Lục » mà tôi có, là tải từ Internet xuống, và số trang là do tôi ghi : Trang 1, tập 1, bắt đầu từ « Đại nam thực lục. Tập một... Mã số : 7X372T4 », và trang cuối « (Hết phần Đệ nhất kỷ) » là trang 596. Do đó số trang của « Thực Lục » trong bài viết nầy, không giống như số trang của nhà Xuất Bản.
« Rước voi về giày mả tổ, cõng rắn cắn gà nhà ». Hai câu đao to, búa lớn, không một chút thông cảm, đầy vẻ hận thù, để gán cho hai nhân vật lịch sử là vua Chiêu-Thống Lê Duy-Kỳ và vua Gia-Long Nguyễn-Phước Ánh, của một số « Sử Gia », hãnh diện về đạo đức « Chí công vô tư » của người viết Sử. Từ đó, hai câu trên được lan truyền ra đại chúng, rồi có những người, vì quá hận thù, do những « Sử Gia » trên truyền tụng, để, không một chút suy nghĩ, không đặt mình vào thời đại lịch sử, đã tùy tiện thẳng thừng nện những búa rìu chí mạng lên hai nhân vật lịch sử trên, và gọi hai vị là hai « TÊN bán nước cầu vinh ».
Cũng nên nói liền ở đây, là vua Chiêu-Thống nhờ Trung Quốc giúp, và quân Trung Quốc đã đặt chân lên đất nước Việt-Nam. Còn vua Gia-Long cũng có nhờ Pháp giúp, nhưng khi thấy thế quân sự của mình có thể bình định được giang sơn mà Tổ Tiên đã dày công gây dựng, thì đã khéo léo từ chối sự giúp đỡ của Pháp, vì thế mà không có quân chính quy của Pháp trên đất nước Việt-Nam. [Xin xem phần nói về Nguyễn Ánh ở dưới : Chuyện Nguyễn Ánh lợi dụng Bá-Đa-Lộc cùng khoảng mười mấy người Pháp phiêu lưu, ít học, là để trấn an lòng dân Nam Hà.].
Theo tôi thì không chỉ có hai vị Nguyên Thủ Quốc Gia trên mới đi cầu viên ngoại bang, mà ngay từ xưa cho đến thế kỷ thứ 20, 21 cũng còn có các vị Nguyên Thủ Quốc Gia của một số quốc gia đi cầu ngoại viện [Xem ở dưới]. Đó cũng chỉ là sự « VẠN BẤT ĐẮC DĨ » nhất thời. Các Nguyên Thủ Quốc Gia đều biết rằng, trong chiều dài của Lịch sử, giữa bạn bè thân thiết với nhau, thì có những sự giúp đỡ nhau KHÔNG VỤ LỢI, nhưng còn đối với các Quốc Gia, thì sự « giúp đỡ » nhau đều có tính toán TRỤC LỢI cả. Nhờ ngoại bang giúp, thì sớm muộn gì, rồi cũng phải trả một cái giá rất đắt. Vậy một khi đã lâm vào cảnh « VẠN BẤT ĐẮC DĨ », thì phải chuẩn bị « Trả Nợ » với một giá rẻ nhất, có thể có, để khỏi làm hại Nước, hại Dân.
Theo tôi, thì từ khi lập quốc cho đến thế kỷ thứ 21 nầy, không có một vị Nguyên Thủ Quốc Gia Việt Nam nào và cũng không có một người Dân Việt Nam nào làm cái chuyện khờ dại « Rước Voi Về Giày Mả Tổ hay Cõng Rắn Cắn Gà Nhà » cả, mà chẳng qua là sự « Vạn Bất Đắt Dĩ » nhất thời, trong một tình thế Đất Nước khó khăn mà thôi.
Nói đến Lịch Sử, thì phải đặt mình vào thời đại lịch sử đó. Nền Quân Chủ Việt-Nam xưa (1), theo quan niệm Nho Giáo : Triều Đại là Đất Nước. Phản lại Triều Đại được xem như là Phản lại Đất Nước (Trung quân, Ái quốc). Những vị vua « khai quốc » đã đánh đuổi ngoại xâm vì triều đại trước, đã quá suy yếu, không kham nổi công việc nầy ; hay, vì gian thần, ấu chúa mà các vị đã tự lập lên làm vua. Theo Nho Giáo, đó là Mệnh Trời ban (Thiên Tử). Còn những vị vua kế vị thì theo nền « Quân Chủ Tôn Quân Tập Truyền », nên, ngoài bổn phận, và trách nhiệm giữ gìn cho Đất Nước hùng mạnh, Nhân Dân an lạc, thì còn có bổn phận và trách nhiệm giữ gìn Triều Đại, Đất Nước mà Cha Ông đã dày công gây dựng. Đó là một bổn phận, một trách nhiệm nặng nề mà các vị vua kế nghiêp buộc phải gánh vác.
(1) Chứ không phải là Phong Kiến, như ta thấy đầy dẫy trên các báo chí, trên mạng Internet (90%). Nước Việt Nam của chúng ta chưa bao giờ có nền Phong Kiến như ở Trung Quốc. Nên xem lại các Từ/Tự điển hai chữ Phong Kiến. Có người còn lẫn lộn « Phong Kiến » trong nghĩa « Đời xưa ».
A - Rước voi về giày mả tổ - Vua Lê Chiêu Thống.
Trong một hoàn cảnh cực kỳ rối loạn, với Trịnh Bồng, Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ, Dương Trọng Khiêm…, vua Chiêu-Thống, không có quyền hành, không có tiền bạc cùng binh lính gì hết, nhưng vua đang có bổn phận gìn giữ tiền đồ của Tổ Tiên để lại gần khoảng 360 năm, nên xuống chiếu Cần Vương. Nguyễn Hữu Chỉnh, được Nguyễn Huệ cho trấn thủ Nghệ-An, đã đắp ưng lời chiếu Cần Vương, để trục lợi cho riêng mình. Năm 1786, Nguyễn Hữu Chỉnh đánh tan quân Trịnh, rồi nắm trọn quyền chính trong tay, còn muốn phản lại Tây Sơn bằng cách đòi trả lại Nghệ An cho nhà Lê. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh, còn vua Lê Chiêu-Thống thì chạy trốn ra Kinh Bắc.
Thái Hậu, mẹ vua cùng con trai vua được các quần thần phò tá sang Long-Châu, thuộc nhà Thanh, gặp Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị và Tuần phủ Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh cầu xin cứu viện. Tôn Sĩ Nghị tâu lên vua Càn-Long và được Càn-Long chấp thuận. Tôn Sĩ Nghị bèn điều động quân 4 tỉnh Quảng-Đông, Quảng-Tây, Vân-Nam và Quý-Châu kéo sang Đại-Việt, sai Lê Quýnh, Nguyễn Quốc Đống về tâu lại với vua Chiêu-Thống. Vua bấy giờ mới biết, liền sai Tham Tri Chính Sự Lê Duy-Đản và Hàn Lâm Hiệu Thảo Trần Danh Án đi đường tắt lên đón quân nhà Thanh. Tôn Sĩ Nghị đưa vua Chiêu-Thống về Thăng-Long và phong cho làm « An Nam Quốc Vương ». [Xem Lê Chiêu Thống trên Wikipedia, tiếng Việt, trên mạng Internet, trích theo « Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục » và « Hoàng Lê Nhất Thống Chí »].
Nguyễn Huệ nghe tin quân Thanh sang Thăng-Long, bèn lên ngôi Hoàng Đế, niên hiệu Quang-Trung, dẫn quân ra Bắc phá tan quân Thanh (vua Quang-Trung vào Thăng-Long ngày mùng 5 tháng Giêng, năm Kỷ-Dậu [30/01/1789]). Vua Chiêu-Thống theo tàn quân của Tôn Sĩ Nghị sang Trung-Quốc và xin cho quân cứu viện một lần nữa, nhưng vua Càn-Long đã già yếu, không muốn chiến tranh nữa, nên hứa hão với vua Chiêu-Thống, rồi phong vua Quang- Trung làm « An Nam Quốc Vương ». Vua Chiêu-Thống cùng bầy tôi phản đối kịch liệt, Càn-Long bèn an trí tôi thần nhà vua, một người một ngả, không liên lạc được với nhau. Năm 1792, người con trai chết, nhà vua thấy tuyệt vọng và chán nản, lâm bệnh rồi qua đời ngày 16 tháng 10 năm Quý-Sửu (1793) tại Yên-Kinh. Nhà Thanh an táng vua theo nghi thức tước Công. Năm 1804, dưới triều vua Gia-Long, vua Gia-Khánh nhà Thanh cho phép đưa linh cữu vua Lê, Thái hậu và con trai của vua Chiêu-Thống về nước. Tháng 11 (âm lịch ?) cùng năm, táng nhà vua ở lăng Bàn-Thạch, nay là xã Xuân-Quang, huyện Thọ-Xuân, tỉnh Thanh-Hóa (2).
(2) Nguồn lấy từ Wikipedia tiếng Việt, nói về vua Lê Chiêu Thống, trích trong « Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục » và « Hoàng Lê Nhất Thống Chí ».
Theo Nguyễn Gia Kiểng, trong « Tổ Quốc Ăn Năn », mấy chữ đao to, búa lớn « Rước Voi Về Giày Mả Tổ », không có trong sử sách. Cuốn « Hoàng Lê Nhất Thống Chí » của dòng họ Ngô rất gắn bó với Tây Sơn cũng không hề lên án vua Lê Chiêu-Thống, trái lại còn bày tỏ sự cảm thương ». Sáu chữ đó chỉ có sau năm 1945, vì mục đích chính trị. Các « Sử Gia » cho rằng vua Lê Chiêu-Thống là một vị vua nhu nhược và hèn nhát, nhưng theo Nguyễn Gia-Kiểng thì nhà vua « là con người rất có đảm lược và bản lãnh, không ngại vào sinh ra tử », để không để mất tiền đồ mà Tổ Tiên của nhà vua, đã để lại gần 400 năm (372 năm).
Thật là tội nghiệp. Nhờ quân nhà Thanh cũng chỉ là chuyện « Vạn Bất Đắt Dĩ » mà thôi. Dưới triều Tự-Đức, vua Dực-Tông Anh đã viết :
« Nhà vua bị người ta lừa gạt, bị giám buộc ở quê người đất khách, đến nỗi lo buồn phẫn uất, ôm hận mà chết, thân dẫu chết, nhưng tâm không chết [tục truyền rằng, khi cải táng nhà vua, trái tim nhà vua còn nguyên vẹn], kể cũng đáng thương ! Vậy nên truy đặt tên thụy là Mẫn Đế », và đến triều Kiến-Phước (1884) được phong là Mẫn Hoàng Đế. Nhà vua được thờ ở đền thờ các vua nhà Lê ở thôn Kiều-Đại thuộc tỉnh Thanh-Hóa với danh xưng Nghị Hoàng Đế. [Xem Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Chính biên quyển thứ 47. Trang 1 000, 1 001].
Cũng nên nói thêm : Cha, vua Quang-Trung, đánh đuổi quân Thanh, thì con, vua Bảo-Hưng Quang-Toản, (con vua Quang-Trung) lại sai phái đoàn sứ giả Nguyễn Đăng Sở, năm 1801, sang Tàu nhờ giúp quân, khi bị Nguyễn Ánh đánh thẳng ra Bắc. Tuy nhà Thanh không giúp, nhưng Quang-Toản cũng đã sai sứ sang Tàu cầu viện. [Xem Đại Nam Liệt Truyện, NXB Thuận Hóa, 1993, Tập 2, trang 537. Ghi tắt : Liệt Truyện, Huế 1993]. Vậy Quang-Toản cũng có ý « Rước Voi về Giày Mả Tổ » à ? hay cũng vì « Vạn Bất Đắt Dĩ » ?
B – Cõng rắn cắn gà nhà - Vua Nguyễn Gia-Long.
Trong cuốn « Tổ Quốc Ăn Năn », Nguyễn Gia Kiểng đã nói về Nguyễn Ánh : « Nếu nỗi oan khiên kéo dài của Lê ChiêuThống có thể giải thích được thì sự lên án Nguyễn Ánh là cõng rắn cắn gà nhà lại càng khó hiểu.
Nguyễn Ánh bị nhiều người lên án là đã rước quân Pháp vào Việt nam, để rồi Việt nam bị Pháp đô hộ. Điều này hoàn toàn sai ».
I - Nhờ quân Xiêm giúp.
1) Qua Xiêm lần thứ nhất.
Cũng vì nhờ Nguyễn Hữu Thụy (Thoại, Thoại Ngọc Hầu) tướng của Nguyễn Ánh, lúc trước không đánh mình, do Chân lạp cầu viện, còn làm một Hiệp Uớc Liên Minh quân sự (bẻ tên ăn thề) [Xem Liệt Truyện, Huế 1993, trang 567] (3), nên ba vua Xiêm Chất-Tri, Sô-Si và cháu là Ma- Lặc (vua thứ nhất, vua thứ hai và vua thứ ba, làm vua cùng một lúc), có ý giúp Nguyễn Ánh, trong lúc Nguyễn Ánh bị Tây-Sơn đánh đuổi đến cùng :
…. « Tháng 2 (âm lịch, [năm 1784]). Trước là, sau cuộc bại trận ở Bến Nghé, Chu Văn Tiếp chạy sang Xiêm cầu viện. Vua Xiêm bằng lòng, sai tướng là Thát Xỉ-Đa đem thủy quân sang Hà-Tiên, tiếng là sang cứu viện mà ngầm dặn, đón vua sang nước họ. Tướng Xiêm cố mời vua sang Xiêm. Vua bất đắc dĩ phải theo lời » ….
…. « Mùa hạ, tháng 6, vua từ nước Xiêm đem quân về Gia-Định. Vua Xiêm sai hai cháu là Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem 2 vạn thủy quân và 300 chiến thuyền để giúp » …. [Xem Thực Lục, Tập1, Trang 128 đến trang 134].
Thực Lục, tập 1, trang 134 (3), viết : « Vua lấy Chu Văn Tiếp làm Bình Tây đại đô đốc, điều bát các quân. Ngày nhâm thìn, xuất phát từ thành Vọng-Các, đi ra cửa biển Bắc-Nôm.
Mùa thu, tháng 7 [1784], quân ta tiến đánh được đạo Kiên-Giang, phá được Đô đốc giặc là Nguyễn Hóa ở sông Trấn-Giang, rồi thẳng đến xứ Ba-Xắc, Trà-Ôn, Mân-Thít, Sa-Đéc, chia quân đóng đồn.
Lấy Mạc Tử-Sinh làm Tham tướng trấn Hà-Tiên, quản lý binh dân sự vụ.
Sai Cai cơ Trịnh Ngọc Trí đem mật chỉ đến các đồn chiêu dụ những bề tôi cũ và những sĩ dân hào kiệt. Ngọc Trí đến Liêm-Áo [Vũng-Liêm], phó đốc chiến giặc là Lý (không rõ họ) vâng mệnh đem quân sở bộ đến hàng.
Mùa đông, tháng 10, Ngoại tả chưởng dinh Bình Tây đại đô đốc Chu Văn Tiếp đem thủy binh đánh giặc ở sông Mân-Thít. Chưởng tiền giặc là Bảo cự chiến hồi lâu. Văn Tiếp nhảy lên thuyền, bị giặc đâm trúng. Vua vẫy quân đánh gấp, chém được Chưởng tiền Bảo. Quân giặc bị tử thương rất nhiều, phải bỏ thuyền chạy. Phò mã giặc là Trương Văn Đa chạy đến Long-Hồ. Quân ta bắt được thuyền ghe khí giới rất nhiều. Văn Tiếp bị thương nặng, hét lớn lên rằng: « Trời chưa muốn dẹp giặc Tây-Sơn à ! » rồi chết. (Lại có một thuyết nói trận ấy quân ta đã phá được thuyền giặc đậu ở bờ sông, Văn Tiếp nhảy qua thuyền khác bị mũi gươm trần đâm phải mà chết). Vua thương tiếc điếng người, than rằng : « Văn Tiếp cùng ta chung cuộc vui buồn, nay đến nửa đường bỏ ta, thực khiến tình người khó nỗi ». Cho gấm lụa để hậu táng. (Năm Minh-Mệnh thứ 5, tòng tự ở Thế miếu, năm thứ 12, phong Lâm-Thao quận công ».
(3) : « Thực Lục » mà tôi có, là tải từ Internet xuống, và số trang là do tôi ghi : Trang 1, tập 1, bất đầu từ « Đại nam thực lục. Tập một ... Mã số : 7X372T4 », và trang cuối « (Hết phần Đệ nhất kỷ) » là trang 596. Do đó số trang của « Thực Lục » trong bài viết nầy, không giống như số trang của nhà Xuất Bản.
Cũng vì cái Hiêp Ước Liên Minh Quân Sự đó, mà tháng Hai (âm lịch), năm Mậu-Ngọ, [1789], Xiêm bị Miến-Điện đánh, Xiêm cầu viện. Nguyễn Ánh sai tướng Nguyễn Hoàng Đức và tướng Nguyễn Văn Trương đem binh thuyền đi cứu viện. Đến Côn-Lôn, biết tin quân Xiêm đã thắng rồi, bèn rút quân về. [Xem Thực Lục, tập 1, trang 217, và Liệt Truyện, Huế 1993, trang 567].
Tháng 12, Nguyễn Nhạc nghe tin cáo cấp, tức thì sai Nguyễn Huệ đem binh thuyền vào cứu Sài-Gòn.
Quân Tây-Sơn bị thua nhiều trận. Quân Xiêm đâm ra tự cao, tự đại, đi phá phách, khuấy nhiễu dân lành làm cho Nguyễn Ánh định bỏ Gia-Định : « Vua thấy quân Xiêm tàn bạo, đến đâu là cướp bóc (đến) đấy, nhân dân ta oán rất nhiều, bảo các tướng rằng : Muốn được nước phải được lòng dân. Nay Chu Văn Tiếp đã mất, quân Xiêm không ai chế ngự được. Nếu được Gia-Định mà mất lòng dân thì ta cũng không nỡ làm. Thà hãy lui quân để đừng làm khổ nhân dân ». [Thực Lục, tập 1, trang 134].
Nguyễn Huệ cũng thấy bị thua hoài, đâm ra chán nản, muốn đem quân về. Cũng may có tướng của Nguyễn Ánh, hàng quân Tây Sơn là Lê Xuân Giác (4) bày kế cho Nguyễn Huệ đem hết quân mạnh mai phục ở Rạch-Gầm và ở sông Xoài-Mút (thuộc tỉnh Định-Tường), rồi dụ quân Xiêm lại đánh. Tướng Xiêm là Chiêu Tăng và Chiêu Sương không hiểu địa thế khó dễ ra sao, cậy mình thắng luôn, bèn dẫn quân tiến thẳng đến Mỹ-Tho, cuối cùng bị phục binh của Tây-Sơn, thủy bộ hai mặt ập đánh. Chiêu Tăng và Chiêu Sương thua to bỏ chạy, chỉ còn vài nghìn lính theo đường núi Chân-Lạp mà chạy về ». Nên nói thủy quân của Nguễn Huệ ở trận nầy là Hải Tặc [Xem Thực Lục năm 1784, trang 134 và D. Murray, « Pirates of the South China Coast 1790-1810 », in năm 1987, trang 65].
(4) [Lê Xuân Giác là một tướng của Nguyễn Ánh, vì bị cô thế phải hàng quân Tây Sơn, không biết sau nầy ông bị tử trận hay theo Tây Sơn. Có những vị tướng của Nguyễn Ánh, hàng Tây Sơn, vì cô thế như những tướng Nguyễn Tiến Văn, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Khiêm, vân vân…, nhưng sau khi Nguyễn Ánh về lại Nam Hà, thì họ bỏ Tây Sơn và về lại với Nguyễn Ánh. Xem Thực Lục, tập 1, năm 1784, trang 134].
2) Qua Xiêm lần thứ hai.
Sau trận Mỹ-Tho, các tướng của Nguyễn Ánh cũng đều vỡ chạy. Nguyễn Ánh về lại Trấn-Giang, may gặp được Mạc Tử-Sinh bỗng đi thuyền tới. Nguyễn Ánh bèn sai Tử-Sinh và Cai cơ Trung (không rõ họ, cậu Chu Văn Tiếp) sang Xiêm báo tin.
Tháng 3 (âm lịch) [1785], Quân Tây Sơn đuổi bức sát đến Thổ-Châu. Nguyễn Ánh lại sang đảo Cổ-Cốt, gặp Cai cơ Trung đem binh thuyền Xiêm đến đón, Nguyễn Ánh bèn sang Xiêm. Bầy tôi đi theo có khoảng 20 tướng và 200 quân với 5 chiến thuyền là chiếc Phượng-Phi, Bằng-Phi, Hùng-Trì, Chính-Nghi và thuyền Ô.
Tháng 4, Nguyễn Ánh đến thành Vọng-Các. Vua Xiêm nhân hỏi tình trạng sự thất bại. Nguyễn Ánh nói : « Ngài trọng tình láng giềng giao hảo cho quân sang giúp, nhưng vì Chiêu Tăng, Chiêu Sương kiêu ngạo và phóng túng, tới đâu cũng tàn bạo, dân đều oán cả, cho nên đến nỗi thất bại ». Vua Xiêm giận lắm, muốn chém Chiêu Tăng và Chiêu Sương. Nguyễn Ánh lại can, vua Xiêm mới thôi. [Thực Lục, tập1, trang 135].
Nguyễn Ánh cho rằng thế giặc Tây Sơn đang còn mạnh, đành xin trú ở Long-Kỳ (Xiêm gọi là Đồng-Khoai, ở ngoại thành Vọng Các), sai người đi rước mẹ cùng gia quyến sang Long-Kỳ. Từ đó, sai quân khai khẩn đất hoang để tự túc. Các tướng nghe tin cũng đem quân sang tụ họp ở đây. Nguyễn Ánh một mặt lo luyện quân, một mặt sai các tướng ra các đảo ở vịnh Xiêm La lo đóng thuyền, tập trận.
Tháng 2 năm Bính-Ngọ [1786], Diến Điện do ba đường tiến binh xâm lấn đất nước Xiêm. Vua Xiêm tự đem quân chống cự. Trước là để cám ơn các vua Xiêm đã cho trú ngụ, sau cũng để cho quân tướng có dịp thực tập, Nguyễn Ánh xin làm tiên phong, sai Lê Văn Quân và Nguyễn Văn Thành đi trước, dùng ống phun lửa để đánh. Quân Diến-Điện sợ chạy, chết không kể xiết, bị bắt 500 người. Tháng 3, quân Chà Và lại đánh Xiêm. Nguyễn Ánh sai Lê Văn Quân đem thủy binh cùng với vua thứ hai nước Xiêm đánh dẹp được. Hai vua Xiêm thán phục và xem trọng quân, tướng ta, đem vàng lụa đến tạ, đãi ngộ rất hậu, và muốn giúp quân một lần nữa cho Nguyễn Ánh thu phục lại Gia Định. Đây cũng chỉ là một hiệp ước giúp đở nhau giữa hai nước, tuy không có văn bằng. [Xem Lê Nguyễn « Quan hệ giữa nhà Tây Sơn với hải tặc Trung Hoa ». TríThức VN)].
Nguyễn Ánh bàn lại với các tướng, thì Nguyễn Văn Thành cho rằng nếu mượn quân Xiêm, thì có thể xảy ra chuyện hiếp đáp dân mình như lần trước, năm 1784, vả lại mượn quân nước ngoài, thì thắng hay thua gì, đưa « Di Địch » vào trong tâm phúc thì sợ để lo về sau nầy. Nguyễn Ánh và các tướng cho là phải, nên từ chối việc mượn quân [Thực Lục, tập 1, trang 136].
Tháng 2, năm Đinh Mùi [1787], Nguyễn Nhạc sai Đông Định Vương Nguyễn Lữ và Phạm Văn Tham giữ Gia-Định. Tháng 7, Nguyễn Ánh lén đưa quân, tướng cùng gia đình về Hòn-Tre, chỉ để lại một cái thơ cám ơn các vua Xiêm. Khi vua Xiêm biết thì Nguyễn Ánh đã đi khỏi Xiêm rồi. Sau vài trận đánh với quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh chiếm lại thành Gia-Định vào tháng 8 (âm lịch) [1788] …
Theo Lê Nguyễn trong bài « Chút suy nghĩ về chuyện “Cõng rắn cắn gà nhà” của Nguyễn Ánh - Gia Long - TríThức VN, ngày 28/08/2021 » thì :
« Không thể coi Nguyễn Ánh là “cõng rắn” khi ông sử dụng quân Xiêm như một công cụ để tăng cường sức mạnh của quân đội do ông và các tướng Việt chỉ huy. Việc quân Xiêm lợi dụng cơ hội để tàn hại dân lành là một tình huống bất ngờ trong chiến tranh, nằm ngoài dự kiến của cả phía Việt lẫn phía Xiêm. Tất nhiên, Nguyễn Ánh và các tướng của ông phải chịu trách nhiệm về biến động này, và như những phát biểu của ông với các tướng, điều này chỉ có tính nhất thời và vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của phía Việt. Nếu quân Xiêm được đưa sang Đại Việt nhằm mục đích xâm lược, vua Xiêm đã không nổi trận lôi đình đòi mang hai người cháu ra chém đầu về những việc làm tệ hại mà binh lính của họ đã gây ra ».
3) Hải Phỉ, Tề Ngôi.
Nói đến Nguyễn Ánh thì phải nói đến vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Nhưng hiện giờ, đụng đến vua Quang Trung thì cũng như đụng đến một tôn giáo vậy, vì lý do chính trị cũng có, vì những người lấy « tâm tình » viết sử cũng có. Họ đã thổi phồng vua Quang Trung, gán cho vua Quang Trung những đức tính mà nhà vua không có, những điều mà nhà vua chưa từng làm tới, chưa từng nghĩ tới, rồi thần thánh hóa vua Quang Trung, biến nhà Tây Sơn như một tôn giáo vậy. [Xem Tiệu Minh Di (Không nhớ tên tác phẩm của ông nói về vua Quang Trung), Nguyễn Văn Lục « Nhìn lại sử liệu viết về Nguyễn Huệ Quang Trung và Gia Long Nguyễn Ánh », Nguyễn Gia Kiểng « Tổ Quốc Ăn Năn), George Dutton « Ý kiến nói Tây Sơn 'giải phóng nông dân' chỉ là huyền thoại », vv…].
Những hàng sau đây, chắc sẽ làm phật lòng một số người.
Nguyễn Ánh nhờ quân Xiêm giúp, ở trên đất Nam Hà từ tháng 6 (âm lịch) [1784] đến tháng 12 (âm lịch) [1785] thì bị Nguyễn Huệ đánh tan, vậy quân Xiêm chỉ ở trên đất Nam Hà khoảng chừng 6 tháng, thế mà mang tiếng « Cõng Rắn Cắn Gà Nhà », còn Tậy Sơn, trong đó có Nguyễn Huệ, đã nhờ tuị Hải Tặc Tàu đánh quân nhà Lê, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, trên hai mười mấy năm trời, thì không « Cõng Rắn Cắn Gà Nhà » à ?
Tuy vua Quang Trung có dùng Hải Tặc Tàu để đánh quân Thanh [Xem D. Murray « Pirates of the South China Coast 1790-1810 », in năm 1987, Nguyễn Duy Chính « Vai trò của Hải Phỉ trong chiến thắng Kỷ Dậu », Lê Nguyễn « Quan hệ giữa nhà Tây Sơn với hải tặc Trung Hoa. TríThức VN », G. Dutton « Mối quan hệ giữa Tây Sơn và Hải Tặc Trung Hoa », vv…], nhưng cũng chỉ trong một tuần hay mười ngày là cùng, không như trên hai mười năm để đánh quân nhà Nguyễn (Gà Nhà). Sau đây là một số tên của những tướng cướp Tề Ngôi, mà nhà Tây Sơn đã dựa vào (có lợi cho cả hai bên) : Ngoài Lý Tài, Tập Đình, còn có hàng chục « Đô Đốc, Đại Đô Đốc » :
Đô Đốc Bảo Đức Hầu Trần Thiên Bảo (陳添保), Đại Đô Đốc Đông Hải Vương Mạc Quan Phù (莫觀扶), Đô Đốc Lương Văn Canh (梁文庚), Đô Đốc Phàn Văn Tài (樊文才), Đô Đốc Phùng Liên Quý (馮連貴), Đại Tư Mã Trịnh Thất (鄭七, Trịnh Diệu Hoàng), Đô Đốc Kim Ngọc Hầu Trịnh Duy Phong (鄭維豐), Đại Đô Đốc Bình Ba Vương Ô Thạch Nhị (烏石二, Mạch Hữu Kim), Đô Đốc Lương Bảo (梁寶), Đô Đốc Hiệp Đức Hầu Lương Quý Hưng (梁貴興), Đô Đốc Trịnh Lão Đồng (鄭流唐, Trịnh Lưu Đường), Đại Đô Đốc Bình Ba Vương Đàm A Chiêu (譚阿招), Đô Đốc Trịnh Nhất (鄭一, Trịnh Văn Hiển hay Trịnh Diệu Nhất), ), Đô Đốc Tiến Lộc Hầu Luân Quý Lợi (倫貴利), Đô Đốc Phạm Quang Hỉ (范光喜), Trịnh Nhất Tẩu (鄭一嫂), Trương Bảo Tử (張保仔), vv…, với 7 vạn quân (70 000) và trên 3 000 chiếc tàu lớn nhỏ. [Xem D. Murray « Pirates of the South China Coast 1790-1810 »; Nguyễn Duy Chính, trong bài viết « Việt Thanh Chiến dịch và Quang Trung ra Bắc »].
Sau nầy Nguyễn Ánh cũng có thu phục những người Tàu « Thiên Điạ Hội » có ý « Phò Minh, Phản Thanh » đã trở thành Tề Ngôi, mà sử gia nhà Nguyễn gọi là « Tàu Ô », gồm có khoảng 10 người do Hà Hỷ Văn (何喜文) đứng đầu xin theo giúp Nguyễn Ánh. Họ gồm, ngoài Hà Hỷ Văn ra, có Lương Văn Anh (梁文英), Chu Viễn Quyền (周遠權), Hoàng Trung Toàn (黃忠全 hay Hoàng Trung Đông 黄忠東), vv… Họ được đặt dưới quyền của các tướng Nguyễn Văn Trương và Nguyễn Văn Thành. [Xem Liệt Truyện, Huế 1993, tập 2, trang 471].
Tôi là người Việt, rất hãnh diện và vui mừng khi biết có một người Việt, vua Quang Trung, đánh đuổi quân Thanh. Vua Quang Trung là một tướng tài ba. Nhưng trận Kỷ Dậu (1789) là một trận nhỏ và đánh bất ngờ, lúc quân Tàu ăn Tết. Ngày Tết, không những là một ngày lễ hội lớn, mà còn là một ngày lễ về Tâm Linh, dối với người Tàu và người Việt chúng ta, dù rằng « quân bất yếm trá », và cũng vì quân Thanh, ngạo mạn, tự cao, tự đại, nên bị vua Quang Trung đánh cho tan tành. Nếu so với các trận đánh trực diện với quân Mông Cổ của Đức Trần Hưng Đạo, trong ba lần liên tiếp (1258, 1285, 1288), thì trận Kỷ Dậu chỉ là một trận nhỏ, và quân Thanh đã bị đánh bất ngờ.
Lúc còn nhỏ, tôi có khoảng 7, 8 tuổi (1947,1948), đi chơi với tụi con nít trong xóm thì hát vang một bài « dân ca ? ». Bài khá dài, tôi chỉ còn nhớ hai câu chót : «…Toa-Đô (Togatu) nằm liền tại đó. Thoát-Hoan (Toyan) chạy ngay về Tàu ». Thế là bọn con nít chúng tôi rất hãnh diện và cười oà vang cả xóm.
Trong trận Kỷ Dậu, cụ Trần Trọng Kim [Việt Nam Sử Lược] ghi Tôn Sĩ Nghị đem 20 vạn quân (200 000; khoảng 20 sư đoàn ngày nay) qua giúp nhà Lê. Có người vì quá tôn sùng vua Quang Trung đã tự ý thổi phồng lên mà không cho tài liệu lịch sử, đến 30 vạn (300 000, khoảng 30 sư đoàn), hay đến 50 vạn (500 000, nửa triệu, khoảng 50 sư đoàn), nhưng trong cuốn « Tổ Quốc Ăn Năn » của Nguyễn Gia Kiển cho rằng, trong bài thuyết trình taị Đại Học Văn Khoa Sàigòn của Tưởng Quân Chương [không cho năm nào], giáo sư tại một trường Đại Học ở Đài Loan, cho con số là 6 000 kỵ binh, mà không một sử gia Việt Nam nào phản đối. Thôi cho đi 10 000 người (khoảng một sư đoàn), vì có dân phu Tàu đi theo giúp quân của Tôn Sĩ Nghị.
Theo « Tổ Quốc Ăn Năn », Nguyễn Gia Kiểng ước chừng dân số ở Thang Long lúc bấy giờ, cao lắm cũng chỉ có 20 000 người là cùng. Tài liệu tôi lấy ở Internet « Table 6: Urban population of Hanoi and Haiphong » [404 Not Found cho tổng số dân cư ở Hà-Nội năm 1900 là 103 000 người trẻ, già, lớn, bé và năm 1910 là 114 000, năm 1920 là 81 000 (?), năm 1930 là 135 000, năm 1940 là 149 000 và năm 1950 là 238 000 người. Chúng ta cũng biết sự tăng trưởng dân số người Việt không theo luật tăng trưởng tuyến tính mà theo luật tăng trương cấp số nhân, nhất là ở các thành phố lớn, vậy con số 20 000 cư dân mà Nguyễn Gia Kiểng cho vào những năm 1789 tại Thăng Long rất có thể là đúng. Nếu không thì lấy đất đâu ra ở Thăng Long để cho 200 000 quân Thanh, hay 300 000 hay 500 000 để mà đứng, tuy quân Thanh đã phân tán quân xung quanh Thăng Long, nhưng theo các « sử sách » trên thì một nửa quân Thanh đóng ở Thăng Long, nghiã là 100 000 hay 150 000 hay 250 000 quân. Thế mà các « sử sách » lại cho quân Thanh thong dong đi chợ mua bán!
Trong Lịch Sử Việt Nam, không chỉ có vua Quang Trung đánh đuổi quân Tàu, mà còn có hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo), Lê Lợi, đã đánh đuổi quân Tàu mà không cần nhờ người ngoại quốc như Hải Tặc Trung Hoa!
Tôi nói như vậy, không có nghiã là phủ nhận tài làm tướng của vua Quang Trung, và công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh, nhưng nói đến một nhân vật lịch sử thì phải nói cả hai mặt, tốt, xấu. Lê Chiêu Thống, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh đều là những con người, mà đã là con người thì không thế nào tuyệt đối hoàn hảo hết, nếu không, họ là những vị thần thánh rồi. Tôi đồng ý với Nguyễn Gia Kiểng trong « Tổ Quốc Ăn Năn » đã nói: « Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh, Lê Chiêu Thống, vv… đều là tổ tiên chúng ta cả. Chúng ta phải chấp nhận họ như là quá khứ và cội nguồn của chính chúng ta. Không ai lựa chọn tổ tiên, phủ nhận tổ tiên là phủ nhận chính mình, nhưng bóp méo lịch sử là một chuyện khác ».
Trận Kỷ Dậu đã làm chói lọi tên tuổi của vua Quang Trung, để rồi nhà thơ Vũ Hoàng Chương, và còn một số đông « sử gia » khác, vì quá tôn sùng nhà vua, đã cho vua Quang Trung, trong trận Đống Đa là vị tướng đứng đầu của Lịch Sử, với câu thơ [Xem Tổ Quốc Ăn Năn. Chương: « Trở lại trường hợp Nguyễn Huệ »]:
….
« Muôn chiến công một chiến công dồn lại,
Một tấm lòng muôn vạn tấm lòng mang. »
….
Vũ Hoàng Chương lấy « Tâm Tình » để làm thơ là một chuyện thường tình, còn các « sử gia chuyên nghiệp » cũng lấy « Tâm Tình » để viết Sử, thì làm chúng ta phải suy nghĩ !
II - Nhờ quân Pháp giúp.
Trương Phúc Loan làm nhiều điều tồi bại, sai trái với lòng dân, nên Tây Sơn gian xảo, lúc đầu phao tin là « Phò Nguyễn, Diệt Quốc Phó », nên được nhân dân Nam Hà; mến nhà Nguyễn, nghe theo, nhưng khi thế lực khá lớn, thay vì « Phò Nguyễn », thì tìm đủ mọi cách tiêu diệt sạch sẽ dòng họ Nguyễn-Phước, mà các Chúa đã gần 200 năm, ròng rả ra công mở rộng gần một nửa nước Việt Nam trù phú, « rừng vàng, biển bạc ». Tây Sơn tự xưng làm vua để hưởng những công quả to lớn của các Chúa Nguyễn. Sau nầy có vài « sử gia » cho rằng đó là cuộc « cách mạng nông dân nổi dậy » do Tây Sơn lãnh đạo. Chuyện nầy là sai. Quân lính Tây Sơn bị áp bức tòng quân, và quân Tây Sơn đi đến đâu thì dân và nông dân chạy tránh đến đó. [Xem : « Nhìn lại phong trào Tây Sơn » của George Dutton trong bài viết « Rethinking the Tây Sơn Era » ; « Nghĩ lại về thời Tây Sơn » theo BBC đăng trên « Hồn Việt », Internet : Nhìn lại phong trào Tây Sơn, hay « Ý kiến nói Tây Sơn 'giải phóng nông dân' chỉ là huyền thoại », 08/02/2019. Internet : Ý kiến nói Tây Sơn 'giải phóng nông dân' chỉ là huyền thoại - BBC News Tiếng Việt, hay Lê Nguyễn, Trì Thức VN, 17/10/2021 « Tây Sơn có phải là « phong trào nông dân » không ? Internet : Just a moment....
Cũng vì sự gian xảo đó, mà một số tướng lúc trước hưởng ứng lời kêu gọi « Phò Nguyễn », đã theo Tây Sơn, nhưng sau vài năm lại về theo Nguyễn Ánh, như Tướng Nguyễn Văn Trương, Tướng Nguyễn Huỳnh Đức (và có hàng chục tướng khác, mà tôi không có thì giờ tra cứu thêm).
Vì thân cô, thế ít (quân ít, tướng ít, lương thực ít), trong khi Tây Sơn có quân, có tướng, có đồng minh là Hải Tặc biển Đông và đồng bào Thượng Du (lúc đó, các nước ở thượng du còn độc lập, chưa thuộc về Hoàng Triều Cưong Thổ), nên bị Tây Sơn đánh đưổi tơi bời, lần nầy đến lần khác. Nguyễn Ánh đang gánh nặng trên vai tiền đồ to lớn của Tổ Tiên để lại, và để « dẹp giặc yên dân » [Xem Thực Lục, tập 1, trang 295], đành phải sai người đi tìm Pigneau de Béhaine để thương lượng việc nhờ Pháp giúp [tháng 8 năm 1783], vì biết khoa học, vũ khí, quân dụng Phương Tây hơn xa khoa học, vũ khí, quân dụng ở Á Châu nhiều, và vì Tây Sơn có Đồng Minh (Hải Tặc Tàu và người Thượng Du), làm cho dân Nam Hà quá lo âu, sợ sệt.
Pigneau de Béhaine là một người Pháp và là giám mục đạo Ki-Tô La Mã. Ông ta rất có tiếng, có quyền với giới bổn đạo và tu sĩ của đạo nầy, trong phạm vi cai quản đạo của ông. Ngoài ra ông cũng giao thiệp lớn với các nhà có thẩm quyền ở Pondichéry, Xiêm, Chân Lạp, Đại Nam, nhất là ở Nam Hà, Lữ Tống, Ma Cao... Trong khi thương lượng về chuyện nhờ Pháp giúp, Nguyễn Ánh giao cho ông Quốc Ấn và cho ông toàn quyền thay mặt mình để đàm phán với Pháp, nhưng ông ta lại bắt bí Nguyễn Ánh và phu nhân (sau nầy là Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu) phải đưa người con đầu lòng của Nguyễn Ánh là Thế Tử Nguyễn-Phước Cảnh [con sẽ được kế vị Vua (Vương) được gọi là Thế Tử, con sẽ được kế vị Hoàng Đế được gọi là Thái Tử], mới có 3 tuổi, phải đi theo làm con tin. Nhưng Pigneau cứ loanh quanh lẩn quẩn trong vùng, chưa chụi đi. Khi Nguyễn Ánh biết nhờ quân Xiêm không có hiệu quả, phải sai người đi thúc dục mấy lần, khi đó Pigneau mới đưa phái đoàn đi và đến Pondichéry vào cuối tháng 2 năm 1785, Nguyễn-Phước Cảnh đã 5 tuôi, và mãi đến tháng 7 năm 1786, Thế Tử Cảnh đã 6 tuổi, ông mới đưa sang Pháp. Cuộc đi từ Nam Hà sang Pháp, và từ Pháp về lại Nam Hà là khoảng 6 năm. Pigneau trở về tay không với Thế Tử Cảnh cùng những người hầu cận, đến Cần Giờ vào tháng 7 năm 1789, Thế Tử đã 9 tuổi. Tất nhiên các chi phí di chuyển, ăn, ở, đi, về, từ Nam Hà đến Paris, và ngược lại, trong 6 năm, đều do Nguyễn Ánh trang trải hết. [Xem Nguyễn Quốc Trị « Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn », in năm 2013, tập I, trang 374]. Pigneau còn nhân danh Nguyễn Ánh (để Nguyễn Ánh trả) mượn thêm 30 000 livres [có lẽ là livre Tournois, tương đương với 5 600 đồng (piastre Tây Ban Nha ?) và bằng 11 200 quan thời bấy giờ. Xem Maybon « Histoire Moderne du Pays d’Annam, trang 267.] của Pháp, cho ra vẽ ta đây, đã đỡ đầu cho Thế Tử nước Nam Hà giàu có, « Nhất nhật nhất yến, tam nhật đại yến » với giới thượng lưu ở Paris.
1a) Hiệp Ước Versailles 1787.
Một hiệp ước quá sức bất công cho Nam Hà, mà đến ngày nay (năm 2022), quốc tế và Pháp đều công nhận là « Traité inégal » [Xem « Traités inégaux », trên Wikipedia. Từ đó mở ra « Traités imposés au Viêtnam », Traités inégaux — Wikipédia s_au_Vietnam. Traité de Versailles 1787. (Traités inégaux : Hiệp Ước không cân bằng)]. Tôi xin tóm tắt Hiệp Ước Versailles, có tất cả 10 điều khoản, ký kết giữa Bá Tước de Montmorin, đại diện vua Louis XVI và P.-J.-G, giám mục của thành phố Adran (Pierre Joseph Georges, Evêque d’Adran), đại diện toàn quyền Nguyễn Ánh (Nguyễn Vương), vào ngày 28 tháng 11 năm 1787, như sau :
- Phía Pháp : Pháp sẽ viện trợ, không hoàn lại, 4 tiểu hạm 3 buồm (frégate) với một đoàn quân gồm có 1200 bộ binh, 200 quân pháo binh và 250 quân da đen (cafres). Tàu chiến và quân lính được trang bị vũ khí, đạn dược tương ứng.
- Phía Nam Hà :
a) Nam Hà phải nhường lại cho Pháp sở hữu tuyệt đối và chủ quyền (propriété absolue et souveraineté) đảo Hoï-Nan (5) trước cảng Đà Nẵng (Touron) và Pháp có thể thành lập những cơ sở theo ý muốn, trên thành phố Đà Nẵng.
b) Nam Hà phải nhường lại cho Pháp sở hữu và chủ quyền Côn Đảo (Poulo-Condore).
c) Người Pháp có quyền đi lại, buôn bán, nhập cảng các hàng hóa thoải mái, trừ những món hàng bị pháp luật cấm. Họ có quyền xuất cảng hàng hóa qua các nước lân cận, phải trả thuế quan như người bản xứ, nhưng không được cao hơn.
d) Không cho phép một tàu buôn hay tàu chiến của một nước khác, ngoài tàu của Pháp cập bến.
e) Nam Hà phải bảo toàn tánh mạng và tài sản của người Pháp.
f) Nam Hà phải cung cấp thủy thủ, tàu bè, lương thực và quân nhu thiết yếu cho Pháp khi Pháp có chiến tranh với một nước khác ở trong khu vực không ngoài các đảo Moluques, Sonde và eo biển Malacca. [Xem Taboulet « La Geste Française [hỗn xược] en Indochine », in năm 1955. Trang 186 đến 188].
(5) Tôi không biết đảo Hoï-Nan là đảo nào. Nhìn vào bản đồ Việt Nam có quần đảo Cù Lao Chàm trước mặt cảng Hội An, nhưng quá xa với cảng Đà Nẵng. Phía Bắc cảng Đà Nẵng có đảo Sơn Chà gần Đà Nẵng hơn nhiều. Vậy đảo Hoï-Nan là đảo nào, nói trong Hiệp Ước Versailles ?
Thật là một Hiệp Ước quá bất lợi cho Nam Hà, do Pigneau tự ý, nhân danh Nguyễn Vương, ký kết (do Nguyễn Ánh đã trao quốc ấn, và cho Pigneau toàn quyền).
Cũng may nhờ Hồn Thiêng của Đất Nước và Anh Linh của Tổ Tiên chúng ta, qua các triều đại, mà Hiệp Ước Versailles đã bị Louis XVI bải bỏ và Nguyễn Ánh đã hú vía !
Trong những năm cuối đời Louis XVI, quỹ quốc gia bị hao hụt nhiều và có những dấu hiệu về sự bất ổn trong xã hội Pháp để rồi đưa đến cuộc Cách Mạng 1789, cùng mật thám của Bá Tước Conway, Toàn Quyền các cơ sở của Pháp, tại Ấn, đặt tại Pondichéry, đưa tin cho nhà vua là quân Tây Sơn đang mạnh lắm (Nguyễn Huệ phá tan quân Xiêm và quân Thanh). Louis XVI mới gởi hai lệnh cho Conway, đề ngày 02/12/1787 :
- Một lệnh « trắng » (ostensible : dễ thấy), giao cho Conway điều khiển cuộc viễn chinh, để phô trương thanh thế.
- Một lệnh « đen » (secrète : mật), cho Conway toàn quyền không thi hành hiệp ước Versailles, hay trì hoãn nó.
- Một lệnh « mật » : Vào tháng 11 năm 1788, Louis XVI chính thức bãi bỏ hiệp ước Versailles. (Phúc trình của de La Luzerne, Bộ Trưởng Hải Quân và Hàng Hải, đệ lên Louis XVI, xin bãi bỏ Hiệp Uớc Versailles, và được Louis XVI, chính tay phê « Chuẩn y » (Approuvé) trên tờ phúc trình đó). [Xem Launay « Histoire de la Mission de Cochinchine 1658 – 1823, tập III, in năm 2000, trang 197, 198].
Pigneau và Nguyễn Ánh không biết lệnh « Mật » nầy. Do đó gây ra sự xung đột, cãi vã giữa Pigneau và Conway, vì theo Pigneau, Conway kiếm cớ nầy, cớ khác để làm chậm trể việc áp dụng Hiệp Ước Versailles. Pigneau chỉ biết tin bãi bỏ hiệp ước nầy, do thơ của de La Luzerne viết cho ông ta, ngày 16/04/1789. [Xem Launay, sđd, tập III, trang 199].
1b) Thơ cám ơn của Nguyễn Ánh.
Nguyễn Ánh không biết cả hai lệnh mà Louis XVI gởi cho Conway. Pigneau cũng giấu Nguyễn Ánh thư của de La Luzerne gởi cho ông ta (6). Pigneau chỉ đổ lỗi cho Conway không thi hành Hiệp Ước mà thôi. Khi Nam Hà biết tin Conway làm « khó dễ », thì Pigneau rất mất mặt với Triều Đình Nam Hà, dân chúng thì lo âu, duy chỉ có Nguyễn Ánh tỏ ra rất bình tĩnh và vui mừng nữa là khác, vì Nguyễn Ánh thấy cái hiệp ước đó quá bất lợi cho Nam Hà và lúc đó Nguyễn Ánh đã bình định được toàn cõi Nam Hà [Xem Launay, sđd, « Thơ của Pigneau viết cho Létondal », trang 210], (rất có thể, thám tử của Tây Sơn ở Gia Định cho Quang Trung biết là Conway không thi hành hiệp ước. [Xem Launay, sđd, trang 294]).
(6) : Sau nầy các vị vua kế vị Nguyễn Ánh, như vua Minh-Mạng, vua Thiệu-Trị, vua Tự-Đức cũng không biết Hiệp Ước Versailles đã bị chính Louis XVI bãi bỏ, mà chỉ biết là Nguyễn Ánh không nhận một viên đạn, một khẩu súng, một chiếc tàu, một người lính nào của Louis XVI viên trợ cho.
Nguyễn Ánh đã viết thơ cám ơn Louis XVI, như sau [Tôi dịch bài tiếng Pháp của de Guignes dịch từ chữ Hán] :
« Quả nhân là Nguyễn Ánh, Quốc Vương nước Nam Hà, kính tin cho đại danh, đại cường, Quốc Vương nước Pháp…
… Còn về chuyện quả nhân nhờ Quốc Vương giúp, dầu rằng quả nhân không nhận được, nhưng quả nhân không lấy làm phiền, vì quả nhân biết không phải ý của Quốc Vương, mà do lỗi của viên Toàn Quyền của Quốc Vương ở Ấn Độ.
Quả nhân xin gởi đến Quốc Vương những tâm tình mãnh liệt biết ơn của quả nhân đối với lòng nhân từ của Quốc Vương đã trao lại thế tử, con của quả nhân, sự đoàn tụ cha con, như người ta nói, là thả lại cá xuống nước, khi cá bị mắc cạn trên bờ. Xa cách nhau, dù cho có bao la đi nữa, cũng không làm quả nhân quên đại ân ấy.
Về lực lượng quân sự của quả nhân hiện nay, quả nhân có một quân lực đáng kể, bộ binh cũng như hải quân, và quả nhân có đủ quân nhu, đạn dược cùng luơng thực cần thiết cho chiến dịch mà quả nhân đang dự kiến. Quả nhân không dám lộ liễu xin Quốc Vương giúp quân »…
Năm Cảnh Hưng thứ 50, ngày 17, tuần trăng thứ 12 ». [Xem Launay, sđd, trang 205, 206. Theo sách của Launay là ngày 31/01/1790, tức là ngày 17 tháng Chạp năm Kỷ-Dậu. Vua Lê Hiển Tông (1740-1786), niên hiệu Cảnh-Hưng].
Nguyễn Vĩnh-Tráng.
109 102 022 nvt*ttl*
Xin xem tiếp Phần II.
Có khoảng 65 Tài Liệu tham khảo. Xin xem ở cuối bài viết.
X
Collapse
Categories
Collapse
article_tags
Collapse
Latest Articles
Collapse
-
bởi hoangvuTOMORROW I'M GOING - MAI TÔI ĐI
Tomorrow I'm going... It's no big a deal,
It happens all the time, like fallen leaves in the park
Like flowers driven by winds onto the side walk,
These are minor matters in the turbulent waters of life...
Death is hovering over my death bed,
Please spare me of comments, visitations, or prayers of peace
While my breathing is going to cease
And I'm lying, waiting to bid farewell.
These last...-
Channel: Articles
03-12-2023, 08:58 AM -
-
bởi hoangvu
"Trăm triệu hạt mưa rơi, không hạt nào là rơi nhầm chỗ,
Tất cả những người ta đã từng gặp qua, không có người nào là ngẫu nhiên cả."
Sẽ có những thời điểm bạn gặp phải những người mà bạn nghĩ rằng "Giá như đừng gặp sẽ hay hơn…" , nhưng thật ra, những người đã đến trong cuộc đời bạn đều là những người bạn cần phải gặp,...-
Channel: Articles
08-11-2023, 11:41 PM -
-
bởi hoangvu
.
Những ngày trước khi Mẹ gần mất Người đã khuyên nhủ các con cháu những gì mà Người đã muốn.
Thực hiện những lời ước muốn của Mẹ rồi tuy nhiên trong lòng tôi vẫn còn một chút riêng tư gì đó thầm nghĩ mình vẫn chưa làm đúng bổn phận của một người con.
Bản thân tôi xa Mẹ, xa Quê hương đã lâu, cuộc đời lắm lúc cũng vì cơm áo gạo tiền nên ít khi...-
Channel: Articles
26-09-2023, 06:52 AM -
-
bởi hoangvuCHỜ MẸ 🕊
Ráng vàng đổi hướng về tây
Mặt trời đã khuất bóng cây mất rồi
Chị ơi em đói rã rời
Sao không thấy mẹ kiếm mồi về mau
Mọi hôm mẹ chẳng đi lâu
Ngày năm bảy lượt bắt sâu đem về
Hôm nay chờ đợi lâu ghê
Mẹ đi từ sớm chưa về là sao
Em ơi hãy cố lên nào
Thức ăn khan hiếm tìm lâu đó mà
Con thường hay...-
Channel: Articles
28-05-2023, 01:02 PM -
PHẦN II
Nguyễn Vĩnh-Tráng
Tiếp theo Phần I.
Về lực lượng quân sự của quả nhân hiện nay, quả nhân có một quân lực đáng kể, bộ binh cũng như hải quân, và quả nhân có đủ quân nhu đạn dược cùng luơng thực cần thiết cho chiến dịch mà quả nhân đang dự kiến. Quả nhân không dám lộ liễu xin Quốc Vương giúp quân »…
Năm Cảnh Hưng thứ 50, ngày 17, tuần trăng thứ 12 ». [Xem Launay, sđd, trang 205, 206. Theo sách của Launay là ngày 31/01/1790, tức là ngày 17 tháng Chạp năm Kỷ-Dậu. Vua Lê Hiển Tông (1740-1786), niên hiệu Cảnh-Hưng].
Nguyên văn : « Moi Nguyen-Anh, roi de la Cochinchine, ai l’honneur de faire savoir à Très haut et très puissant prince, le roi de France, …
… Je n’exprimerai jamais les vifs sentiments de reconnaissance dont je suis pénétré, pour la bonté qu’a eue Votre Majesté de me renvoyer le prince mon fils, et en réunissant le père et l’enfant, d’avoir, comme on dit, remis dans l’eau un poisson qui en était sorti. L’éloignement, quelque immense qu’il puisse être, ne pourra jamais me faire oublier de si grands bienfaits.
Quant à mes forces présentes, j’ai une armée assez considérable tant de terre que de mer, et j’ai même les munitions de guerre et de bouche qui peuvent m’être nécessaires pour l’opération qui me reste à faire.
Je n’aurai plus l’indiscrétion de demander les troupes de Votre Majesté, qui dans un voyage aussi long ne pourraient que souffrir infiniment des obstacles qu’on y trouve ordinairement. ».
…
La 50e année de Canh-Hung, le 17e jour de la 12e lune, c’est-à-dire le 31 janvier 1790. [Xem Launay, sđd, trang 205, 206].
Trong sách Launay, sđd, có chụp hình cái thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Ánh gởi cho Louis XVI (trang 204), nhưng chữ quá nhỏ, nên thiếu các nét làm tôi không nhận ra, để tra các từ điển. Bài chữ Hán gồm có khoảng 450 chữ, còn bài chữ Pháp do de Guignes dịch, có khoảng 4000 chữ (trang 205 và 206), nghiã là khoảng 9 lần nhiều hơn. Chắc văn chữ Hán quá cô đọng, nên dịch ra tiếng Pháp phải dài dòng, hay de Guignes thổi phồng, thêm vào những chuyện mà không có trong thơ chữ Hán. Louis-Joseph de Guignes, một nhân viên hay một điệp viên (agent) của tòa Lãnh Sự Pháp tại Quảng Đông, năm 1783, biết về Việt Nam, do sự đồn đại, hay qua những tin tức do Olivier de Puymanel và Le Brun kể lại. Xin xem bài « Jean-Marie Dayot qua các bài viết », phần 2, của tôi cho đăng trên « Chim Việt Cành Nam » hay trên « Trí Thức Việt Nam ». Mấy chữ đầu của bản chữ Hán mà tôi nhận dạng được và đã tra từ điển, thì được như sau : ?南國王阮? ? 大西貴國王御覧 (? Nam Quốc Vương Nguyễn ? ? Đại Tây Quý Quốc Vương Ngự Lãm), và cuối thơ đề ngày 景興五十年十月二十二日 (Cảnh Hưng ngũ thập niên, thập nguyệt, nhị thập nhị nhật. Ngày 22 tháng 10 năm Cảnh Hưng thứ 50, tức là ngày 28/11/1790). [1790, Canh-Tuất là năm Cảnh Hưng thứ 50].
Qua thơ cũa Nguyễn Ánh trên, chúng ta nhận rõ hai cách cám ơn Louis XVI của Nguyễn Ánh :
- Một cách cám ơn « ngoại giao, ngoài miệng » về việc Louis XVI giúp quân. Nguyễn Ánh biết cái Hiệp Ước Versailles đó quá bất lợi cho Nam Hà. Khi được biết Conway không thi hành cái hiệp ước đó, thì Nguyễn Ánh đã nhẹ nhõm, thở phào, vì chính Pigneau, lấy danh nghiã mình mà ký kết, chứ không phải ý của chính Nguyễn Ánh.
- Một cách cám ơn thành thật, chân tình là Louis XVI đã trả « con tin » (Thế Tử Cảnh) lại cho Nguyễn Ánh. Chúng ta, ai cũng biết, phong tục Á Châu, nhất là ở Trung Quốc và Việt Nam, một khi « bắt con tin » là bắt suốt đời, như Nguyễn Hải 阮海 (con thứ 5 của Nguyễn Hoàng) và các cháu nội như Nguyễn Hắc 阮潶,Nguyễn Vịnh 阮泳 (con trưởng và con thứ của Nguyễn Hán 阮漢, Nguyễn Hán là con thứ hai của Nguyễn Hoàng), Nguyễn Nghiêm 阮𤅙, Nguyễn Long 阮瀧., Nguyễn Cương, Nguyễn Chất (các con của Nguyễn Hải) [Xem « Hoàng Tộc Lược Biên », Tôn Thất Cổn, 1943, trang 12] bị Trịnh Tùng bắt làm con tin, tuy có cho làm quan và phong tước Quận Công, nhưng phải sống cả đời ở ngoài Bắc rồi chết già ở đó. Cho nên Nguyễn Ánh rất xức động, hạnh phúc, vui mừng cực độ khi nhận được lại con mình, Thế Tử Cảnh.
Chuyện thật chính đáng, trước là con của mình, sau là một thế tử, người mà sau nầy thế mình để quản lý Nam Hà, hay cả nước Việt Nam, nếu Nguyễn Ánh thống nhất được cả Đất Nước. Nhưng người Tây Phương không có phong tục đó, một phong tục « Hủ Lậu » đối với chúng ta trong thế kỷ thứ 21, còn ngày xưa, phong tục đó đã in vào lòng người cả mấy ngàn năm, như tại Trung Quốc [Xem « Đông Châu Liệt Truyện »].
Hiệp Ước Versailles ký ngày 28/11/1787 đã được Louis XVI chính thức hủy bỏ ngày vào tháng 11/1788, thế mà Pháp vẫn muối mặt, gian xảo, sau nầy đã nhiều lần đòi áp dụng cái hiệp ước đó cho được, như Louis XVIII, sai Achille de Kergariou, hạm trưởng chiếc Cybèle sang gặp Nguyễn Ánh (lúc nầy đã là Vua Gia Long), năm 1817, để đòi thi hành cái hiệp uớc đó. Tất nhiên, Nguyễn Ánh thẳng thừng từ chối và đuổi Kergariou về. [Xem Etienne Võ Đức Hanh, Persée, « Le traité de Versailles du 28 Novembre 1787 entre Louis XVI et Nguyễn Phước Ánh ». 1969, trang 633, 634].
2) Lợi dụng người Pháp tình nguyện giúp Nguyễn Ánh.
Vì để hù dọa Tây Sơn, để an lòng dân (có ý nói là Hiệp Ước Versailles được thi hành), và có thể dễ dàng có ngoại giao buôn bán với các nước Tây Phưong, nên Nguyễn Ánh lợi dụng Pigneau cùng những người phiêu lưu Pháp, ít học (họ biết các ngoại ngữ như Pháp, Anh, Bồ, Y ngữ…) đang muốn làm giàu, cho nhập vào quân đội Nam Hà.
Henri Cosserat [Bulletin des Amis du Vieux Hué - BAVH, tập 3, năm 1917] cho tất cả có 19 người. Léopold Cadière [BAVH, tập 1, năm 1920] cho tất cả có 17 người. Hai ông nầy nghiên cứu rất kỹ lưỡng, nếu có một trẻ em hay một cô gái đã « phục vụ » cho Nguyễn Ánh, thì không thoát khỏi sự tra cứu của hai tác giả thực dân nầy (Nguyên văn của Cadière, BAVH, 1920, tập1 : Il n’était pas inutile, toutefois, de recueillir les traces, si légères soient elles, que les Français et autres Européens venus au service de l’Annam, à une des périodes les plus critiques de son histoire, ont laissé dans la tradition et dans les ouvrages historiques annamites. Không phải là vô ích khi thu thập các dấu vết, dù cho, chúng có thể nhỏ đến mức nào đi nữa, mà người Pháp và những người châu Âu khác đến phục vụ Annam, vào một trong những giai đoạn nguy kịch nhất trong lịch sử của nó, đã để lại trong truyền thống và trong các tác phẩm lịch sử của Annam.). Phần đông những người nầy là lính tình nguyện binh ba, binh nhì, binh nhất [Lúc trước, trong quân đội của Pháp có binh ba], với trình độ học vấn khoảng Tiểu Học ngày nay, bị Hải Quân Pháp đào thải, hay bị quân Anh bắt, rồi trốn đi, hay đào ngũ, để phiêu lưu, đi khắp vùng Đông Nam Á, với ý đồ làm giàu càng sớm càng tốt. Cũng vì thế mà nhiều người Pháp ở lại Nam Hà chỉ một, hai năm, vì cho là lương bổng ít, bởi Nguyễn Ánh keo kiệt. Cũng nên biết rằng lương của một người Pháp, phục vụ Nguyễn Ánh, lúc bấy giờ, lên đến 150 đồng (piastre) mỗi tháng, nghiã là 300 quan, mỗi tháng [Xem Nguyễn Quốc Trị, tập 1, in năm 2016, trang 384] chưa kể gạo phát cho vợ, con, người giúp việc và lính canh [Xem Maybon « La Relation sur le Tonkin et la Cochinchine de Mr de La Bissachère », in năm 1920, trang 95], trong khi một đại thần (cấp Thượng Thư) của Nguyễn Ánh chỉ có lương 30 quan và 20 phương gạo mỗi tháng [Xem Thực Lục, tập 1, tháng 12 (âm lịch) năm 1803, trang 342], một phần mười lương của người Pháp ! Những người Pháp nầy, từ sĩ quan đến binh ba, đều là những người thừa hành, dưới trướng các tuớng của Nguyễn Ánh, như Tôn Thất Hội, Võ Tánh, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn-Trương ... Cũng có vài người đã tham gia các cuộc chiến khá tận tụy, can đảm, nhưng ở cấp thừa hành, như phụ trợ, tiếp liệu, xây cất, hay lái tàu ra ngoại quốc buôn bán cho triều đình. [Xem Nguyễn Quốc Trị, tập 1, năm 2016, trang 332], nhưng không trực tiếp tham chiến, nên không có người nào tử trận, ngoại trừ Manuel Mạn Hòe, đến với Nguyễn Ánh rất sớm, ở Ngã Bảy, chết tại chiến trường, vào tháng 7 năm 1793 [Xem Liệt Truyện, in năm 1993, trang 477], trong khi có hàng trăm tướng người Việt của Nguyễn Ánh, bỏ mình trên các chiến trường. Họ, phần đông có chức Cai Đội hay Phó Cai Đội (tương đương với cấp Thiếu Úy ngày nay), có tước Hầu, cũng có vài người được phong đến Cai Cơ (tương đương với cấp Thiếu Tá ngày nay) hay đến chức Chưởng Cơ (tương đương với cấp Đại Tá ngày nay). Nhiệm vụ chính của họ là lái tàu đi buôn bán cho triều đình trong vùng Đông Nam Á.
Tài liệu, phần lớn, tôi lấy từ Léopold Cadière « Les Français au service de Gia Long – Leurs noms, titres et appellation annamites » (Người Pháp phục vụ Gia-Long - Họ, Tên, danh tước và Họ, Tên Việt) năm 1920, tập 1, trang 137 đến 176 ; Henri Cosserat « Notes biographiques sur les Français au service de Gia-Long » (Ghi chú tiểu sử của những người Pháp giúp Gia-Long), tập 3, năm 1917, trang 165 đến 195 ; và Cadière, Cosserat BAVH, 1922, tập 1 ; André Salles (Cadière) tập 2 ; André Salles, BAVH 1923, tập 1 ; André Salles, BAVH, 1935, tập 2 ; André Salles, BAVH, 1939, tập 3. Sau đây là danh sách tên tuổi của họ.
a) Những người có trong danh sách của Cosserat và Cadière.
1 - Pierre Pigneau de Béhaine (1741 – 1799). Giám Mục Adran, đến Nam Hà (Hà Tiên) năm 1775, gặp Nguyễn Ánh vào tháng 11 năm 1777, hay năm 1780 [Xem « Sử Ký Đại Nam Việt », trang 18 (in lần thứ tư, năm 1903), còn theo Liệt Truyện là năm 1780, trang 476 (in năm 1993]. Tên Việt là Bi-Nhu (悲柔) và Bá Đa Lộc (百多祿). Phục vụ Nguyễn Ánh, khoảng 19 năm.
2 - Laurent Barisy (1769 – 1802). Trình độ học vấn khoảng cuối Trung Học Đệ Nhất cấp ngày nay (lớp 9), có học hàng hải cận duyên, có tài viết văn, nhưng viết tiếng Pháp vẫn còn có lỗi chính tả và văn phạm. Nguyên là đệ nhị sĩ quan (2e Lieutenant) trên các thương thuyền cận duyên. Đến Nam Hà, năm 1793. Tên là Ba đa di (巴哆移), Nguyễn Văn Mẫn (敏). Được ban cho một chiến hạm nhỏ « Le Pélican » để về lại Pháp, nhưng bị người Bồ, ganh tỵ, đánh chìm chiếc « Pélican », nên ông không về lại Pháp được. Ông rất trung thành với Nguyễn Ánh và Thế Tử Cảnh.
Barisy được bổ làm thuyền trưởng chiếc tàu buôn Armide (tôi không biết tên Việt của con tàu nầy) trong 5 năm, và sau đó làm thuyền trưởng các chiếc tàu nhỏ (tiễu tàu) như tàu Loan-Phi…
Tàu Armide bị Trung Tá Hải Quân Anh là Hạm Trưởng Thomas của chiếc chiến hạm Non-Such bắt. Barisy khiếu nại không được, Nguyễn Ánh, nhân danh Nam Hà là một nước Trung Lập, sai Gibsons và Barisy sang Ấn Độ, gởi thơ khiếu nại cho Toàn Quyền Anh ở Ấn Độ, phải trả lại tàu Armide lập tức, nếu không Nguyễn Ánh sẽ có đủ phương tiện đòi bồi thường cả vốn lẫn lời cho chiếc tàu Armide [Nguyên văn tiếng Pháp : Vous devez sentir que si je voulais me dédommager par voie de compensation, j’en trouverais facilement les moyens]. Trước thái độ hết sức cứng rắn của Nguyễn Ánh, chính quyền Anh đành nhượng bộ, chiếc Armide được trả lại về Sài Gòn, theo đúng quy luật quốc tế [Xem Louvet, « La Cochinchine Religieuse, 1885, trang 552, 553]. Phục vụ Nguyễn Ánh khoảng 8 năm.
3 - Théodore Le Brun (? - ?). Tình nguyện viên binh nhì (1785), binh nhất 01/01/1789) của Hải Quân Pháp. Trình độ học vấn ở cấp Tiểu Học ngày nay. Nhập ngũ quân của Nguyễn Ánh vào khoảng giữa tháng 06/1790 và xin từ chức, khoảng cuối năm 1791. Không biết tên Việt. Phục vụ Nguyễn Ánh khoảng 1 năm rưỡi.
4 - Jean-Baptiste Chaigneau (1769 – 1832). Tình nguyện viên binh nhì (1/7/1787), binh nhất (1/12/1787) của Hải Quân Pháp. Trình độ học vấn ở cấp Tiểu Học ngày nay. Phục vụ trong quân đội của Nguyễn Ánh từ 1797 (?) đến 1819. Tên Việt là Nguyễn Văn Thắng (勝) Se-Nho (車柔). Phục vụ Nguyễn Ánh và vua Minh-Mạng, khoảng 22 năm.
5 - Jean-Marie Dayot ( ? – 1809). Hải Quân Đại Úy dự bị/phụ tá thuộc địa (Lieutenant de Vaisseau auxiliaire du cadre colonial) của Hải Quân Pháp. Trình độ học vấn khoảng cuối Trung Học đệ nhất cấp ngày nay. Phục vụ Nguyễn Ánh, từ năm 1790 đến năm 1795. Tên Việt là Nguyễn Văn Trí (智), Đa- Đột (多突). Phục vụ Nguyễn Ánh khoảng 6 năm.
6 - Godefroy De Forçanz/Forçant ( ? - 1811). Không biết cấp bật trong Hải Quân Pháp, hay thương gia. Phục vụ Nguyễn Ánh khoảng 1789 (Louvet cho) đến khoảng 1811 (Cadière cho). Tên Việt là Nguyễn Văn Lăng (棱). Liệt Truyện cho họ là Lê 黎 (Lê Văn Lăng). Phục vụ Nguyễn Ánh. khoảng 22 năm.
7 - Jean-Baptiste Guillon (? - ?). Tình nguyện viên, binh nhì (22/12/1787). Trình độ học vấn ở cấp Tiểu Học ngày nay. Không biết tên Việt. Phục vụ Nguyễn Ánh từ khoảng giữa năm 1789 đến 1803 ? Phục vụ Nguyễn Ánh khoảng 14 năm, theo Faure.
8 - Guillaume Guilloux (? - ?). Tình nguyện viên, binh nhất (từ 01/01/1784 đến 20/02/1786), đào ngũ tại Pondichéry. Trình độ học vấn ở cấp Tiểu Học ngày nay. Không biết tên Việt. Phục vụ Nguyễn Ánh khoảng đầu 1790 đến giữa 1792. Phục vụ khoảng 2 năm rưỡi.
9 – Julien Girard De L’Isle Sellé (? - ?). Không rõ là quân nhân hay thương gia. Phục vụ Nguyễn Ánh vào khoảng giữa năm 1790, rồi sau đó bỏ đi, có lẽ vào khoảng cuối năm 1790. Không biết tên Việt, có lẽ là Nguyễn Văn Long. Phục vụ Nguyễn Ánh khoảng nửa năm.
10 – Manuel (không biết họ) ( ? - 1782). Không rõ ông là quân nhân hay thương gia, có lẽ là một thủy thủ của Hải Quân Pháp. Trình độ học vấn ở cấp Trung Học Đệ Nhất Cấp ngày nay. Tên Việt là Mạn-Hòe (幔槐). Không biết ông đến phục vụ Nguyễn Ánh lúc nào, có lẽ là cuối năm 1779, hay đầu năm 1780. Ông là người thứ hai đã phục vụ Nguyễn Ánh sớm nhất (sau Joang/Jean). Trong trận Ngã-Bảy (Thất-Kỳ-Giang), năm 1782. Tàu của Mạn-Hòe bị măc cạn, ông bèn xuống hầm tàu, đốt thuốc súng cho tàu nổ và tự sát theo tàu. Ông được phong làm Chưởng Vệ (掌衞) (tương đương với cấp Chuẩn Tướng, ngày nay), tặng là Chưởng Vệ, Hiệu Nghĩa Công Thần, Phụ Quốc, Thượng Tướng Quân (Tòng Nhất Phẩm) 掌衞 效義功臣 輔國 上將軍. Thần chủ của ông được thờ ở điện Hiển-Trung tại Sàigòn và sau nầy phối thờ ở Hữu Công Thần ở Thế-Miếu. Ông là người ngoại quốc (Pháp) độc nhất được phối thờ ở đây. [Thực Lục, sđd, tập1, trang 188 và 555]. Phục vụ Nguyễn Ánh khoảng 2 năm rưỡi.
11 - Victoir-Joseph-Cyriaque-Alexis-Olivier De Puymanel (1768 – 1799). Tình nguyện viên binh nhì (15/12/1787), đã học lóm về Pháo Binh trên chiếc Dryade, khi đưa Pigneau và Thế Tử Cảnh về lại Nam Hà, đào ngũ tại Côn Đảo. Trình độ học vấn khoảng Trung Học Đệ Nhất Cấp ngày nay. Phục vụ Nguyễn Ánh, từ 1788 đến năm 1798. Mất tại Malacca, năm 1799, vì bệnh kiết lỵ, trong khi lái một tàu buôn nhỏ (geolette (sic)) do Nguyễn Ánh ban cho, để buôn bán cho chính mình. Tên Việt là O-Li-Vi (烏離爲), Nguyễn Văn (?) Tín (信). Phục vụ Nguyễn Ánh khoảng 10 năm.
12 – Philippe Vannier (1762 - 1842). Không biết cấp bậc trong Hải Quân Pháp, Vannier tự nhận mình là « Nhân viên Hải Quân » (employé de la Marine Militaire) [Xem Salles, BAVH, tập 2, 1935, trang 143]. Chắc trình độ học vấn vào khoảng Trung Học Đệ Nhất Cấp. Phục vụ Nguyễn Ánh, và vua Minh-Mạng từ 1790 đến 1825. Tên Việt là Nguyễn Văn Chấn (震), Va-Ni-Ê (吧呢𠲖) [hai chữ 吧, 𠲖 là chữ Nôm]. Năm Minh Mạng thứ 5, tháng 8 [10/1824], được phong lên một cấp Chưởng Cơ Chánh Nhị Phẩm, tương đương với cấp Chuẩn Tướng ngày nay. Phục vụ Nguyễn Ánh và vua Minh Mạng khoảng 35 năm.
b) Những người chỉ có trong danh sách của Cadière.
1 và 2 - Da-Ðô-Bi (耶妬悲) và Ma-Nộ-Ê (痲怒衣). [Theo Thụy Khuê, sđd, chương 16, có tên là Santiago và Emanuel]. Là hai linh mục Y-Pha-Nho dòng Phanxicô, ở Nam Hà, đợi tàu đi Lữ-Tống (Manila, Phi-Luật-Tân). Nguyễn Ánh có nhờ nói giúp với Thống Đốc Y ở Lữ-Tống bán vũ khí cho. Lúc đi sang Phi-Luật-Tân, hai ông bị cho là thám tử của Nguyễn Ánh, nên bị Tây-Sơn bắt về Quy-Nhơn và sau đó được thả đi.
3 - Michel Đức Chaigneau, con đầu của J.B. Chaigneau (1803 – 1894), sanh ngày 25/06/1803 tại Huế, mất ngày 14/04/1894, thọ 91 tuổi. Biết chữ Hán và chữ Quốc Ngữ nhiều hơn chữ Pháp. Không nằm trong quân ngũ của Nguyễn Ánh.
4 - Gibson ( ? - ? ). Không biết tên và cũng không biết tên Việt. Có lẽ là người gốc Anh hay Hòa-Lan vì biết tiếng Anh. Có nằm trong quân ngũ của Nguyễn Ánh. Không biết đã phục vụ Nguyễn Ánh bao nhiêu tháng, bao nhiêu năm.
5 – Januario. Không biết họ là gì, tên Việt là Nguyễn Văn (?) Phượng 鳳, có nằm trong quân ngũ của Nguyễn Ánh. Người gốc Bồ Đào Nha. Không biết đã phục vụ Nguyễn Ánh trong bao nhiêu tháng, bao nhiêu năm.
c) Những người chỉ có trong danh sách của Cosserat.
1 - Félix Dayot. Là em của J.M. Dayot. Không phục vụ Nguyễn Ánh. Rời Nam Hà cùng người anh là Jean- Marie Dayot, năm 1795.
2 - Dominique Desperles. Đại Úy Bác Sĩ Giải Phẫu (Chirurgien-major sur la corvette le Pandour), đến Nam Hà năm 1788 và hành nghề tại Nam Hà. Không biết ở lại Nam Hà bao lâu.
3 - Jean-Marie Despiau. Bác Sĩ Giải Phẫu. Có làm ngự y. Không biết đến Nam Hà lúc nào (có lẽ vào năm 1797 hay 1798), có lẽ mất tại Huế năm 1824.
4 – Magon De Médine. Hải Quân Đại Úy Thuộc Địa (Lieutenant de vaisseau du cadre colonial). Trình độ học vấn khoảng Tú Tài. Có lẽ đã Phục vụ Nguyễn Ánh, nhưng không lâu, khoảng một tháng.
5 - Joang (Jean). Không biết họ, tên Việt là Gioang. Không biết đến Nam Hà lúc nào. Có lẽ năm 1777. Là người Pháp đầu tiên làm « trái phá » (grenades) giúp Nguyễn Ánh, Nguyễn Ánh lúc đó chỉ mới 15 tuổi, đánh Hỏa Công trận Long-Hồ, tháng 11 âm lịch năm Đinh-Dậu, tức là tháng 12 năm 1777. Đây là trân đánh đầu tay của Nguyễn Ánh, và Nguyễn Ánh đã thắng trận nầy. Quân Tây-Sơn nghe tiếng nổ, nên hoảng sợ, nhảy xuống biển chết đuối rất nhiều. Toàn thể tàu bè của Tây-Sơn đều về tay Nguyễn Ánh hết [Xem Thực Lục, tập 1, trang 124 hay Sử Ký Đại Nam Việt, in năm 1903, trang 19]. Sau đó ông giúp Nguyễn Ánh đóng tàu. Không biết ông rời Nam-Hà vào khi nào.
6 - Etienne Malespine. Tình nguyện viên Binh Ba trên chiếc Pandour. Trình độ học vấn cấp Tiểu Học ngày nay. Đến Nam Hà năm 1788. Không biết ngày rời khỏi Nam Hà. Không phục vụ Nguyễn Ánh. Malespine là tay chân của Pigneau.
7 - Emmanuel Tardivet. Tình nguyện viên binh Nhất. Trình độ học vấn cấp Tiểu Học ngày nay. Đến Nam Hà khoảng 1788. Không phục vụ Nguyễn Ánh. Không biết ở Nam Hà mấy ngày, mấy tháng, mấy năm.
Trong bài viết lần đầu, tôi có nói về các chức, tước, nhiệm vụ, tên những người vợ người Việt, tên Việt, nếu có, của các người Pháp trên. Tuy là đã cô đọng lại, nhưng mỗi người tôi phải dành trên một trang. Sau đó tôi thấy bài viết của tôi quá dài, vả lại không phải là đề tài của bài viết, nên tôi xóa đi, chỉ để lại vài hàng chính cho mỗi người.
Để làm an lòng dân, để hù dọa Tây-Sơn và nhóm Hải Tặc, đồng minh của Tây-Sơn, Nguyễn Ánh và quần thần của Triều Đình đã tính rất kỹ. Tuy lương hướng của những người Pháp đã trình ở trên, cao hơn rất nhiều đối với lương hướng của các quan, binh của Triều Đình, nhưng trong một thời điểm nào đó, Triều Đình cũng chỉ trả lương cho khoảng 6 hay 7 người là nhiều, cho đi khoảng 2 000 quan mỗi tháng, so với những lợi ích rất to lớn đã trình ở trên. Thật là Nguyễn Ánh và quần thần đã lợi dụng tối đa nhóm người phiêu lưu Pháp, vì lợi ích của Nam-Hà.
Cũng vì cái tước « Hầu » (Marquis) « hờ » của những người phiêu lưu Pháp nói trên, đã làm hoa mắt các sử gia thực dân danh tiếng như Tiến Sĩ Charles B. Maybon, Linh Mục Léopold Cadière, Alexis Faure, Georges Taboulet… Họ đã thần thánh hóa các người phiêu lưu Pháp « giúp » Nguyễn Ánh. Họ chẳng những đã thổi phồng mà còn khéo léo bịa đặt những việc làm không có thật của những người Pháp đã trình ở trên [Xem Nguễn Quốc Trị, sđd]. Hành động của những nhà viết sử đã trình ở trên, rất ư là tai hại và một số sử gia người Việt lấy đó làm tài liệu mà viết Sử, làm cho những thế hệ người Việt sau họ, hiểu lầm Lịch Sử Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ thứ 19. Cũng may, bây giờ, nhờ có thông tin đa dạng trên Internet, và những cuốn chính sử rất khách quan, viết bằng chữ Hán đã được dịch ra tiếng Việt, mà các sử gia nghiêm chỉnh, đã bắt đầu viết lại Lịch Sử của giai đoạn đó.
Có người đọc BAVH (Đô Thành Hiếu Cổ Xã), mà những tác giả như Cadière Léopold, Cosserat Henri, Salles André, vv… là những người Pháp thực dân, và những người không đọc BAVH, nhưng nghe đồn, đã cho rằng Le Brun đã xây thành Gia-Định vào năm 1795 là sai [Xem « J-M. Dayot qua các bài viết » phần II của tôi trên TríThức VN, hay Trịnh Hoài Đức « Gia-Định Thành Thông Chí », tập 6, trang 1.], hay Jean-Marie Dayot và Olivier de Puymanel đã đánh trận « Thị Nại » năm 1792, đã đánh chìm 5 chiến hạm và khoảng 90 chiến thuyền của Tây Sơn là sai [Xem « J-M. Dayot qua các bài viết », phần I của tôi, trên TríThức VN, có dẫn chứng đàng hoàng], vv… Chấp nhận chuyện mấy người Pháp thực dân viết trong « BAVH », là vô hình trung, phủ nhận công lao, tài năng của các kỷ sư, thầy, thợ tiền nhân của chúng ta, đã đóng chiến hạm, chiến thuyền, đã xây thành, đắp lũy, đã tạo súng đại bác, thần công, vv…, vào những năm 1770-1800.
Độc giả muốn biết Pigneau là : Richelieu (Quân Sư) của Nguyễn Ánh ? ; Cứu mạng Nguyễn Ánh vào tháng 9, tháng 10 năm 1777 ? ; Nhờ Pigneau mà Nguyễn Ánh đã thắng Tây Sơn ? ; Viện trợ tài chính và quân sự cho Nguyễn Ánh ? ; Pigneau đánh trận Diên Khánh, tháng 11 năm Quý Sửu (12/1793) cùng Thế Tử Cảnh ? vân vân… , thì xin xem Nguyễn Quốc Trị, sđd, tập 1, từ trang 316 đến trang 455. Có dẫn chứng đàng hoàng. Ở đây, tôi chỉ nói Pigneau, sau khi ở Pháp về (sau khi ký Hiệp Ước Versailles), chỉ gặp Nguyễn Ánh, hai hay ba lần trong một năm [Xem Launay, sđd, trang 309, 310]. Như vậy Pigneau đã đủ là « Khổng Minh » của Nguyễn Ánh chưa ?
Đó Nguyễn Ánh có khoảng 20 người phiêu lưu Pháp « giúp », từ năm 1777 đến năm 1820 (43 năm), so với hàng ngàn quân Tề Ngôi của Lý Tài, Tập Đình (chỉ nói đến hai vị tướng cướp Tề Ngôi nầy thôi) giúp Tây Sơn, đã đủ để Nguyễn Ánh « Cõng Rắn Cắn Gà Nhà » chưa ?
C – Pháp đô hộ Việt- Nam là do Nguyễn Ánh ?
I – Phong trào đi chiếm Thuộc Địa của Phương Tây, vì do Nguyễn Ánh đã dùng những người phiêu lưu Pháp nói trên ?
Hiện tượng chiếm thuộc địa của các nuớc Phương Tây đã có từ lâu. Đến năm 1815, một số lớn các nuớc Tây Phương, chưa đủ phương tiện kinh tế, kỹ thuật để đi chiếm thuộc địa, mặc dù được các thừa sai đạo Ki-Tô khuyến khích, và các nước Tây Âu cũng đã có ý định đi chiếm thuộc địa, nhưng chưa gặp thời cơ thuận tiện, cho mãi đến cuộc « Cách Mạng Công nghiệp » vùng lên vào khoảng năm 1840 với sự « bùng nổ đường sắt » (Hỏa xa), nên các nuớc Tây Âu mới đua nhau đi chiếm thuộc địa. Có càng nhiều thuộc điạ càng hay, có những thuộc điạ rộng lớn càng tốt. Họ được xem là những « cường quốc », có quân đội tinh nhuệ, có vũ khí tối tân, có quân dụng, tàu chiến hiện đại... Các nước cạnh tranh nhau đi tìm thuộc địa gồm có các nuớc chính sau đây : Bồ Đào Nha, Y pha Nho (Tây ban Nha), Hòa Lan, Anh, Nga, Pháp… và sau nầy có cả đế quốc Nhật (khoảng 1880).
1) Nguyên nhân.
a) Vì cuộc « Cách Mạng Công Nghiệp » phát triển quá mạnh ở Tây Âu, nên tài nguyên của các nước nầy đã cạn quẹo, họ phải đi tìm tài nguyên ở các nước chậm tiến khác, như mỏ các khoáng chất, mỏ vàng, mỏ bạc, và đất đai để trồng cây công nghiệp, như cây cao-su. [Xem « Les raisons de l’expansion coloniale, trên Mạng Internet. Nguyên nhân về sự bành trướng tìm Thuộc Địa »].
b) Tìm nhân công rẻ mạt ở các nước chậm tiến (họ cũng muốn các nước nầy tiêu thụ những sản phẩm công nghiệp thừa thãi của họ, nhưng người dân bản xứ không đủ phương tiện tài chánh để mua). Mặt khác vì nạn nhân mãn, các nước Tây Âu khuyến khích dân sang chiếm cứ Mỹ Châu [Xem « Amérique Septentrionale » Wikipedia 2022. Bắc Mỹ Châu.], và sau nầy Bắc Mỹ đã công nghiệp hóa, cần nhân công, nên Tây Âu đã đưa khoảng 33 triệu người sang Mỹ [Xem New York, Une ville issue de l’immigration », trên Mạng Internet. NY, thành phố của người di cư/nhập cư.].
c) Nhờ « Cách Mạng Công Nghiệp », Tây Âu rất giàu có và cho mình là « Văn Minh » hơn các nước chậm tiến. « Chủng Tộc da Trắng » được xem trội hơn những chủng tộc khác [Xem « Les raisons de l’expansion coloniale », trên Mạng Internet. Nguyên nhân về sự bành trướng tìm Thuộc Địa.].
d) Sau cùng là Phải Bảo Đảm sự « Cứu Rỗi Linh Hồn » của người dân thuộc của các nước chậm tiến (Các vua Tây Âu, đều do các Giám Mục Ki-Tô làm lễ thụ phong), vì cho dân những nước chậm tiến thờ « Ma Qủy ». Như thế các thừa sai Ki-Tô giáo La-Mã và Tin-Lành được tung ra khắp năm châu, bốn bể để rao giảng « Phúc Âm » (Evangile/Gospel). Phần nhiều, họ tìm những người nghèo (khoảng 90 đến 95%) để rao giảng (người Việt xưa ta có câu : « hết gạo thì theo đạo ») [Tôi có tài liệu nói về chuyện nầy, nhưng nay bị thất lạc, và vì lớn tuổi nên tôi tìm không ra. Xem Nguyễn Văn Lục « 1000 năm chống Tàu, 100 năm đô hộ Tây : Thực chất và huyền thoại ». NVLục không cho xuất xứ trong bài viết nầy, và ở trên Mạng Internet cũng có vài bài như « Chút duy tư về truyền giáo » của Thanh Tâm…], rồi sau đó nuôi nấng con cháu của những người đó để trở thành những nhà trí thức, có địa vị trong xã hội, một số trở thành linh mục, hay quan lại ở các triều đình. Con cháu của những người nầy tất nhiên là theo đạo Ki-Tô hết. [Xem « Les raisons de l’expansion coloniale », trên Mạng Internet. Nguyên nhân về sự bành trướng tìm Thuộc Địa].
2 - Trường hợp của Nhật.
a) Trước năm 1853, nhiều nước Tây Âu đã đến Nhật xin đặt thương điếm để buôn bán, nhưng bị từ chối gắt gao. Nước Mỹ (USA : Hiệp Chúng Quốc, 合衆國) [Tôi thấy rất nhiều người Mỹ, gốc Việt, viết chữ Chủng, dấu hỏi, thay cho chữ chúng, dấu sắc. Tôi không biết vì lý do gì.], đã bị các nước Tây Âu chiếm làm thuộc địa, nên dân và chính quyền Mỹ rất ghét chuyện đi chiếm thuộc địa, và khi đã hùng mạnh lên, chính quyền Mỹ còn cảnh cáo các nước Tây Âu về việc đi chiếm thuộc địa. [Xem « Etats Unis : l’anticolonialisme des américains et le déclin de empires traditionnels », trên Mạng Internet. Chống Thuộc Địa của Mỹ và sự suy tàn của các đế quốc truyền thống]. Năm 1853, Phó Đô Đốc (Commodore) Matthew Perry trình quốc thư xin buôn bán, và nói rằng chỉ lo về mặt thương mãi, chứ không chiếm cứ thuộc điạ. Năm sau 1854, Perry lại đến, với một hạm đội vào vịnh Đông Kinh (Edo), đòi chánh phủ Nhật phải cho buôn bán, nếu không sẽ bán phá thành phố. Chính phủ Nhật phải nhượng bộ, chẳng những cho phép buôn bán mà còn cho Mỹ lập Lãnh Sự Quán tại Đông Kinh. [Xem « Relations entre les Etats Unis et le Japon », Wikipedia 2022. Quan hệ giữa Mỹ và Nhật]. Cũng vì vậy mà Nhật không bị chiếm làm thuộc địa, như các nước Á Châu khác. Đây là nói chuyện lúc bấy giờ, ở thế kỷ thứ 19. Mỹ có một lục địa rất rộng lớn, chưa khai thác hết, còn bây giờ là một chuyện khác.
b) Cũng phải nói đến Minh-Trị Thiên Hoàng (1852 – 1912), một vị vua có sáng kiến canh tân, hiện đại hóa đất nước, theo mẫu mực của các nước tư bản Tây Phương (Hiện tôi có một đồng Yen, thời Minh-Trị đề One Yen !). Ông được một số đông đại thần tài giỏi phò tá. Ông lập Hiến Pháp và biến Nhật thành một nước Quân Chủ Lập Hiến. Ông nhập cảng máy móc tân tiến của Âu Châu, rồi cho tháo ra, để nhân công bắt chước làm lại và làm nhiều ra. Ông cải cách nền Giáo Dục. Ông đưa sinh viên sang Tây Âu du học. Ông hiện đại hóa Quân Đội… Theo lịch sử Nhật, ông là người có công rất lớn, đã đưa nước Nhật thành một trong những Cường Quốc trên thế giới thời bấy giờ. Một khi đã là cường quốc, thì Nhật muốn mở rộng biên giới. Sau khi chiếm quần đảo Lưu Cầu (Ryukyu) ở phía Tây Nam năm 1879, Nhật còn chiếm Cao Ly vào năm 1910, đó là chưa kể đến khoảng 30 vùng đất mà Nhật đã tạm chiếm trong 2 trận Thế Chiến. [Xem Wikipedia và « Liste des territoires occupés par le Japon impérial, Wikipedia. Danh sách những vùng đất chiếm bởi đế quốc Nhật.].
Theo tôi, không chỉ có vua Minh-Trị muốn canh tân đất nước mình, mà còn có những Nguyên Thủ Quốc Gia khác ở Á Đông, cũng có những ý kiến tương tựa. Nhưng khi nước mình đã bị làm thuộc địa của các nước Tây Phương, thì không triển khai các hoài bảo của mình được. Nhật rất may mắn được Mỹ can thiệp, nếu không thì đã bị các nước Tây Âu chiếm làm thuộc địa rồi.
Nguyễn Vĩnh-Tráng.
109 102 022 nvt*ttl*
Xin xem tiếp Phần III.
Có khoảng 65 Tài Liệu tham khảo. Xin xem ở cuối bài viết.
Chú ý: Tôi có anh bạn cho nhận xét là số 6 000 kỵ binh do GS. Tưởng Quốc Chương cho, là quá ít, vì GS. Chương là người Trung Quốc (Đài Loan), cho ít đi để hạ giá tài năng của vua Quang Trung và quân đội của nhà vua, cùng làm hạ giá cái tủi nhục của quân Thanh (Tô Sĩ Nghị), bị vua Quang Trung đánh cho tan tành. Tôi thấy cũng có lý, nên tôi lấy tài liệu của Nguyễn Duy Chính («Việt-Thanh Chiến Dịch »), và được số quân Thanh sang Đại Việt, vào năm 1789, là 30 000 người. Nếu kể cả dân phu cùng quân Thanh chính quy, thì con số, có thể lên đến 100 000 người.
Tôi kính xin lỗi độc giả, về chuyện sơ sót nầy.
Kính,
Tác giả.
PHẦN III
Nguyễn Vĩnh-Tráng
Tiếp theo Phần II.
Theo tôi, không chỉ có vua Minh-Trị muốn canh tân đất nước mình, mà còn có những Nguyên Thủ Quốc Gia khác ở Á Đông, cũng có những ý kiến tương tựa. Nhưng khi nước mình đã bị làm thuộc địa của các nước Tây Phương, thì không triển khai các hoài bảo của mình được. Nhật rất may mắn được Mỹ can thiệp, nếu không thì đã bị các nước Tây Âu chiếm làm thuộc địa rồi.
3 - Trường hợp của Thái-Lan.
Thái-Lan nằm giữa Ấn-Độ, Miến Điện thuộc Anh và Đông Dương thuộc Pháp, nên được xem như một « vùng Đệm » (zone tampon/buffer ?). Nếu Anh chiếm Thái-Lan thì Pháp sẽ có phản ứng, nếu Pháp chiếm Thái-Lan, thì Anh cũng sẽ có phản ứng. Vào thời buổi đó Anh và Pháp được xem như là hai nước thù địch. Tuy Thái-Lan là một nước « độc lập » trên giấy tờ, nhưng phải nhượng bộ Anh và Pháp trên nhiều phương diện, như không công nhận luật pháp Thái cho công dân Anh, Pháp ; được đặc quyền ngoại giao, được ưu đãi về thuế má…, cùng gặm nhấm đất đai của Thái-Lan, như Anh thì chiếm Mã-Lai của Thái, Pháp thì chiếm một phần đất ở Lào và Campuchia thuộc Thái… [Xem Dominique Guillemin : « Quelle place pour le Siam dans l'Asie coloniale ? », trên Mạng Internet].
4 - Vai trò cốt lõi của các Thừa Sai đạo Ki-Tô. (7)
Tôi viết những hàng sau đây, có thể làm phật lòng một số độc giả. Xin độc giả thông cảm cho, vì đây là Lịch Sử, có dẫn chứng đàng hoàng. Tôi rất kính phục đạo Ki-Tô, vì họ làm nhiều điều lợi ích cho xã hội, như các bệnh viện xưa, ở Pháp, được gọi là « Hostel-Dieu », hội Hồng Thập Tự do Henry Dunant, một tín đồ đạo Tin-Lành lập nên, những trại cùi do các « bà phước » chăm sóc… và với phương châm « Thương người như chính mình vậy »…
Những thừa sai đạo Ki-Tô là những người tu hành, muốn đi khắp thế giới để rao giảng « Phúc Âm » cho người dân « lạc hậu » của những nước chậm tiến. Họ cũng là những con người, nên xem trọng, thương kính quốc gia của chính mình hơn các quốc gia nhược tiểu mà họ đến để truyền giáo. Họ đi theo các nhà thám hiểm và giúp các nhà thám hiểm chiếm thuộc địa. [Xem « Missions catholiques aux XVIe et XVIIe siècles » Wikipedia. Sứ mệnh của đạo Ki-Tô La Mã trong những thế kỷ 16, 17.]. (Nguyên văn : les Espagnols ne conçoivent pas la mise en place d'une administration espagnole sans y inclure les institutions cléricales. Người Y-Pha-Nho không thể đặt chính quyền, nếu không có thể chế tăng lữ của họ). Hay các thừa sai đến truyền giáo ở các nước chậm tiến để xúi chính quyền của mình chiếm lấy thuộc địa. [Xem Eric Roulet : « Evangéliser en contexte colonial, trên mạng Internet. Truyền giáo trong bối cảnh thuộc địa.] (Nguyên văn : L’évangélisation fait partie du projet colonial. Ce sont deux termes indissolublement liés. Il n’y a pas de conquête ou d’empire sans évangélisation en Amérique, en Afrique ou en Asie. Il apparaît que ces deux termes semblent très proches, au moins dans l’intention : évangéliser pour coloniser ou coloniser parce qu’on évangélise – pour reprendre les termes des bulles papales ou dans les cédules de la monarchie espagnole.
Truyền giáo là một phần của dự án chiếm thuộc địa. Đây là hai điều kiện không thể tách rời nhau. Không có cuộc chinh phục hay đế chế nào mà không có sự truyền giáo ở Mỹ Châu, Phi Châu hay Á Châu. Hình như hai thuật ngữ này rất sát với nhau, ít nhất là trong mục tiêu : truyền giáo để chiếm thuộc địa, hay chiếm thuộc địa để truyền giáo - đây là các sắc lệnh của Giáo Hoàng, hay trong lịch trình của chế độ quân chủ Tây Ban Nha.).
(7) Sở dĩ tôi gọi Ki-Tô vì Ki-Tô có nhiều đạo : Đạo Tin-Lành, đạo Luther, Anh giáo, đạo Cơ Đốc Chính Thông, đạo Ki-Tô La-Mã (còn gọi là đạo Thiên Chúa hay Công Giáo. Công Giáo là do người Tàu dịch chữ catholicus, có nghĩa là phổ quát), để phân biệt với các đạo Ki-Tô khác, và còn nhiều đạo Ki-Tô khác nữa…
5 - Linh mục Pháp đến Việt Nam.
Người ta thường cho rằng linh mục Alexandre De Rhodes (1591-1660) là thừa sai Pháp đầu tiên đến Việt Nam. Chuyện không phải thế. Trước cụ De Rhodes đã có các thương gia, các linh mục người Pháp khác đã đến Việt Nam, như linh mục François Xavier (1506-1552), (có ghé qua Việt Nam, chứ không ở Việt Nam) … Sở dĩ cụ De Rhodes được biết nhiều vì đã làm cuốn Từ Điển « Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum » (Từ Điển Việt, Bồ, Latinh) và « đặt ra » chữ Quốc Ngữ. Thật sự không phải cụ De Rhodes đặt ra chữ Quốc Ngữ mà là linh mục Francesco de Pina (1585-1625), một giáo sĩ Dòng Tên, người Bồ Đào Nha, [đến Đàng-Ngoài năm trong năm 1617, từ trần vì đắm thuyền ở vịnh Đà Nẵng 1625]. Linh mục De Pina là Thầy của cụ De Rhodes và cụ cũng học thêm với các linh mục Bồ khác. Có chăng thì cụ De Rhodes có thêm bớt ít nhiều trong những khi tiếp xúc với người Việt, thời bấy giờ. [Xem Trần Gia Phụng « Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ, trên Mạng].
Tôi là người Việt đang viết chữ « Quốc Ngữ », và tôi cũng cám ơn cụ de Rhodes đã có công, cùng với các vị giáo sĩ khác, đã đặt nền tảng cho chữ Việt ngày nay, nhưng tôi không tôn thờ các cụ, vì các cụ đặt chữ Quốc Ngữ là do lợi ích riêng của các cụ. Các cụ dùng chữ Quốc Ngữ để dể dàng cho việc đi truyền đạo của các cụ, các cụ ước vọng biến Việt Nam thành một nước Ky-Tô giáo La-Mã, như các nước Âu-Châu lúc bấy giờ. Càc cụ không có một chút mảy may gì để ý đến sự phát triển, hay không phát triển văn hóa, văn chương của nước ta. Mặc dầu chữ « Quốc Ngữ » đơn giản hơn chữ Hán và chữ Nôm nhiều, nhưng cũng vì thế mà từ năm 1919 (dưới triều Thành-Thái) cho đến ngày nay, một số đông các sử gia không biết chữ Hán, chữ Nôm, là những tài liệu đầu tay, mà dựa vào sách sử của Pháp mà viết sử Việt-Nam, thành một số sách sử Việt đều viết sai sử Việt hết. Cũng may là các sách sử Việt viết bằng chữ Hán, chữ Nôm được dịch ra Quốc Ngữ, nhưng cũng mới đây thôi. Văn hóa, văn chương nước ta được phát triển là nhờ những người Việt, đã dày công cải tiến chữ Quốc Ngữ, như Nguyễn Văn Vĩnh, Trương Vĩnh Ký (theo đạo Ki-Tô La-Mã, viết cuốn sử « Cours d’Histoire » thì vu khống, nói xấu một cách thậm tệ các vua Minh-Mạng, Thiệu-Trị, Tự-Đức, theo lời của các thừa sai thực dân, còn xúi Pháp « trừng trị » các vị vua trên vì « phản » lại Pháp) [Xem NQTrị, sđd, từ trang 514 đến 518, có dẫn chứng đàng hoàng các sách của các thừa sai và Thục Lục. Thụy Khuê : « Quê Hương Ngày Trở Lại ». Huế, mạng Internet]…, Nguyễn Trường Tộ (theo đạo Ki-Tô La-Mã là một tay sai trung thành của Pháp) [Xem Thụy Khuê : « Quê Hương Ngày Trở Lại ». Huế, mạng Internet] và sau nầy là các nhóm Nam Phong Tạp Chí, Tự Lực Văn Đoàn…vân vân…
Ngày nay, chúng ta phải học tiếng Anh, nếu muốn tiếp xúc hay giao thương với các nước ngoài. Ở Monaco và ở vài trường học ở Pháp, Anh văn được dạy từ cấp Tiểu học. Tôi có quen một số bạn ở Thái Lan và ở Singapore (lúc tôi còn là sinh viên du học ở Pháp), một vài người trong số các bạn trên không biết tiếng Thái hay tiếng Tàu, mà chỉ biết tiếng Anh mà thôi. Vậy chúng ta cũng phải tôn thờ Anh Quốc sao ?
Năm 2022, Trung Quốc đã trở thành một cường quốc số một hay số hai của thế giới, về phương diện Quân Sự cũng như Kinh tế, là nhờ lúc trước Trung Quốc đã học lóm (lỏm) hay buộc các nước Âu, Mỹ phải chuyển giao khoa học, kỷ thuật tân tiến của họ, nếu họ muốn làm ăn với Trung Quốc. Nhưng cả thế giới chưa ai thấy Trung Quốc tôn thờ các nước Âu, Mỹ trên, mà trái lại còn hống hách với họ nữa là khác !
Người Việt mình có tánh hay nhớ ơn. Chúng ta biết ơn cụ de Rhodes cũng là chuyện thường tình trong phong tục của chứng ta, nhưng ở trên mạng Internet, ta thấy có vài bài viết của người Việt có ý tôn thờ cụ de Rhodes, thì theo tôi, đó là quá đáng.
Hơn nữa, trong thơ của cụ de Rhodes, ở đầu cuốn sách « Histoire du royaume de Tunquin et des grands progrès que la prédication de l’Evangile y a faits en la conversion des infidèles. (Lịch sử vương quốc Bắc Hà và sự tiến bộ lớn lao mà việc rao giảng Phúc Âm đã đạt được ở đó, trong việc cải đạo những kẻ theo dị giáo » do linh mục Henry Albi dịch từ tiếng Latinh sang tiếng Pháp. NXB Jean Baptiste Devenet, năm 1651), ta thấy cụ de Rhodes đã tôn kính tâng bốc Louis XIV (Nguyên văn : … qu’il faſſe de l’Orient de voſtre Regne, vn Midy, …Tôi cầu nguyện Thiên Chúa, để buổi hừng đông của Triều Đại của Bệ Hạ, được sáng chói như Mặt Trời lúc đúng Ngọ…), đề tặng nhà vua cuốn « Lịch sử xứ Bắc Hà » với sự trù phú muôn màu, muôn vẻ của đất Bắc-Hà, và khoe khoang công lao của cụ cùng các thừa sai đã cải đạo cho trên 200 000 người (plus de deux cents mille Chreſtiẽs), (có thổi phồng lên không ?), trong một quốc gia mà 5 000 năm nay, vì dị đoan, chỉ biết tôn thờ Ma Qủy (Nguyên văn : … vne Nation qui depuis cinq mille ans n’auoit reconnu que le Demons pour Maiſtres…). Phải chăng cụ de Rhodes đã khéo léo xúi dục Louis XIV để ý đến Bắc Hà, để chiếm lấy ? Năm 1663, cụ de Rhodes lập Hội Thừa Sai Paris (Missions étrangères de Paris), thì ngay sau đó Jean-Baptiste Colbert (1619-1683), bộ trưởng Hàng Hải, Hải Quân và là cánh tay mặt của Louis XIV đã lập ra, năm 1664, Công Ty Đông Ấn của Pháp (Compagnie française des Indes orientales). Thương điếm Pondichéry được lập năm 1670. Sau nầy còn có François Pallu (1626-1684), giám mục tổng tòa ở Bắc-Hà và Pierre Lambert de la Motte (1624-1679), giám mục tổng tòa ở Nam-Hà. Cũng nên xem bài « Alexandre de Rhodes, tên gián điệp Pháp » của Trần Chung Ngọc, lấy những đoạn viết trong cuốn « Hành Trình và Truyền Giáo » (Voyages et Missions dv P. Alexandre de Rhodes) của cụ de Rhodes, trên Mạng Internet, bài viết « Tuyển Tập Độc Thần Giáo » của Nguyễn Charlie, cũng ở trên mạng Internet. Bà Thụy-Khuê thì nói cụ de Rhodes, đem đầu của Anrê Lý đến Vatican và xin Vatican bảo vệ các thừa sai cùng để cho các thừa sai Paris độc quyền rao giảng đạo giáo ở Đại Việt, xin chính quyền Pháp che chở các thừa sai người Pháp, ở Đại Việt, nghĩa là đem quân chếm lấy Đại Việt ? [Xem Thụy-Khuê « Quê Hương ngày trở lại », Huế, Phú-Yên, 2019. Viết tắt QHH. Trên mạng Internet].
Đó ta thấy các cụ de Rhodes (1591-1660), Pallu (1626-1684), de la Motte (1624-1679) đến Bắc, Nam Hà, và xúi giục chính quyền Pháp chiếm lấy Việt Nam, lúc mà Nguyễn Ánh chưa sinh ra (sinh năm 1762), thì làm sao Nguyễn Ánh « Cõng Rắn Cắn Gà Nhà » cho được !
Có Nguyễn Ánh hay không có Nguyễn Ánh, Việt Nam cũng bị chiếm làm thuộc địa, vì phong trào và lý do đi chiếm thuộc địa của các nước Tây Âu vào những năm 1840, như đã trình ở trên.
Công bằng và thành thật, phải nói là nhờ sự khéo léo của Nguyễn Ánh, mà đến mãi năm 1867 (Pháp chiếm 6 tỉnh ở Nam Kỳ), nghiã là khoảng 70 năm sau, đến triều Tự-Đức (vua Tư-Đức kêu Nguyễn Ánh bằng Ông Cố/Arrière-Grand-Père/Great Grandfather), Pháp mới chiếm được Việt-Nam, vì lý do đi tìm thuộc địa của các nước Tây Âu như đã trình ở trên. Cũng nên nhớ là Pháp chiếm Pondichéry năm 1674, Mahé năm 1721, Yanaon năm 1731, Karikal năm 1739 ; và Y-Pha-Nho chiếm Phi-Luật-Tân năm 1565 ! [Xem Wikipedia về Pondichéry]. Đó cũng do Nguyễn Ánh gây ra à, khi mà Nguyễn Ánh chưa sinh ra (Nguyễn Ánh sinh năm 1762). Vậy nói Nguyễn Ánh « Cõng Rắn Cắn Gà Nhà » có « Hàm Hồ » quá chăng ?
Còn Pigneau thì khỏi nói. Với những báo cáo của cụ trình lên nội các của Louis XVI, trước khi ký Hiệp Ước Versailles, thì cụ đã thúc dục Louis XVI chiếm ngay Nam-Hà [Xem Taboulet « La Geste Française [ăn nói hỗn xược] en Indochine », sđd, trang 180 đến 184]. Nhưng như đã trình trên, đến khoảng những năm 1840, các nước Tây Âu mới đua nhau đi chiếm thuộc địa, vả lại lúc bấy giờ Pháp [dưới thời Nguyễn Ánh] đang còn yếu (xem chuyện chiếc tàu Armide, trong mục nói về Barisy, ở trên), nên, nếu Pháp muốn đánh chiếm Nam-Hà, thì không chắc gì Pháp đã đánh thắng được Nguyễn Ánh.
Như đã trình trên : Truyền đạo để chiếm thuộc địa, như trường hợp Macao (Bồ), Việt Nam (Pháp) …, hay chiếm thuộc địa để truyền đạo, như Phi-Luật-Tân (Y Pha Nho), Miến Điện (Anh Quốc) … [Xem Eric Roulet : « Evangéliser en contexte colonial, trên mạng Internet. Truyền giáo trong bối cảnh thuộc địa.]
II - Cản và Cấm đạo Ki-Tô ở Á Châu.
1) Nguyên nhân Cản đạo Ki-Tô.
a) Nguyên nhân thứ nhất.
Trên mạng Internet có bài viết của Isabelle de Gaulmyn : « Pourquoi l’Asie est-elle restée en dehors de l’influence chrétienne ? » (Tại sao Á Châu lại nằm ngoài ảnh hưởng đạo Ki-Tô ?). Trong bài viết đó, tác giả nói đạo Phật không chấp nhận Tạo-Hóa, trong khi Ki-Tô giáo lại chấp nhận Tạo-Hóa (Dieu/God). Nói thế, theo tôi thì quá phiến diện.
Tiền nhân của chúng ta, không may mắn như chúng ta ngày nay. Ngày nay, chúng ta được xem các hình chụp về những đám « mây » do các thiên hà tạo nên, nhờ kính thiên văn của vệ tinh nhân tạo Hubble. Nhìn những đám « mây » đó, chúng ta phải sững sờ trước sự bao la, huyền diệu của vũ trụ, và nếu có đức tin, trước sự thần bí của Tạo-Hóa. Có một số các nhà Vật Lý Thiên Văn tin có Tạo-Hóa. Dãy Ngân Hà chỉ là một thiên hà nhỏ bé trong hàng tỷ thiên hà khác trong vũ trụ, Thái Dương hệ chỉ là một hạt cát, đừng nói chi Trái Đất chỉ là một hạt bụi trong vũ trụ bao la không tưởng, còn con người thì không biết lấy gì để so sánh với vũ trụ. Tuy tiền nhân của chúng ta, tuy không biết về các hình ảnh do Hubble cho, nhưng các vị cũng biết sự thần bí của Tạo-Hóa mà người Việt chúng ta gọi là « Ông Trời ».
Ở Á Châu nói chung và ở Việt Nam nói riêng, chúng ta có các đạo, như đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng, hay có người tin dị đoan, đi thờ Cây, Cỏ, Đá, Động, Núi, Sông, Cọp, Rắn…, nhưng tiền nhân của chúng ta không cho Đức Phật, Lão Tử, Khổng Tử, Cây, Cỏ, Đá, Động, Núi, Sông, Cọp, Rắn … là Ông Trời, là Tạo-Hóa cả ! Chỉ có đạo Ki-Tô cho một con người, Đức Giê Su (Gésus/Gesus) là Tạo-Hóa ! Một người nữ (Đức Bà Maria) là Mẹ của Tạo-Hóa ! Nếu không có « Đức tin », thì chuyện đó làm cho chúng ta quá bỡ ngỡ, khó tin, ngay trong thế kỷ thứ 21 nầy, huống hồ tiền nhân của chúng ta ngày xưa !
Trên phương diện chính trị, Á Đông của chúng ta, lúc trước, chịu ảnh hưởng Nho Giáo rất nặng. Vua được xem như Con của Trời (Thiên Tử, nhưng vua không phải là Trời, là Tạo-Hóa), mà thay Trời (Tạo-Hóa) hành đạo. Vua có bổn phận phải làm cho Nước hùng cường, hưng thịnh, vua có bổn phận phải làm cho Dân thịnh đạt, phồn vinh. Ngoài ra vua còn có bổn phận, thay Trời (Tạo-Hóa) dạy dỗ thần dân về đạo đức « Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín » [Xem « Ý nghĩa các chữ Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín » trên mạng Internet.], như cha mẹ dạy con cái cho nên người. « Dân chi Phụ Mẫu » (Cha Mẹ của Dân) là vậy.
Cho nên các vua chúa nước ta và cả vua chúa của phần đông của Á Châu, như Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Mên, Trung Quốc, Cao Ly, Nhật Bản, …, khi nghe các giáo sĩ Ki-Tô giáo rao giảng một con người là Tạo-Hóa, các vị không khỏi bỡ ngỡ, ngỡ ngàng, và vì các vị không có « Đức tin », và vì bổn phận « Dân chi Phụ Mẫu » đều ngăn cản đạo Ki-Tô, cho đạo Ki-Tô là « Tà giáo », nhưng chưa cấm đạo và bách hại giáo dân Ki-Tô giáo.
Cũng nên nói là chính một phần giáo dân Ki-Tô giáo nguyên thủy cũng không có « Đức tin » đó. Phải đợi đến năm 325, hoàng đế Constantinus đệ nhất, vì để thống nhất đế chế, nghiã là về chuyện chính trị hơn về chuyện tôn giáo, đã cho triệu tập « Cộng Đồng » Nicaeae (Nicée/Nicaea), để giải quyết thần khẩn (giáo điều/dogme/dogma) về Tạo-Hóa : Tạo-Hóa (Thiên Chúa/Dieu/God) có ba Ngôi : Ngôi Thứ Nhất, Ngôi Cha là sự Vĩnh Cửu, Bất Diệt của Tạo-Hóa (L’Eternel/The Eternal), Ngôi thứ Hai, Ngôi Con là Lời của Tạo-Hóa (Le Verbe/The Verb of God) là Đức Giê-Su, Ngôi thứ Ba, Ngôi Thánh Thần, là Khí Thế của Tạo-Hóa (Souffle/Breath of God). Ba Ngôi trên đều là một Tạo-Hóa duy nhất cả. Cộng Đồng Nicaeae có khoảng 300 linh mục và giám mục (con số, tùy theo mỗi tác giả), bàn luận trên 2 tháng (20/05/325 đến 25/07/325) để xác định Đức Giê-Su là Ngôi Hai của Tạo-Hóa và là Tạo-Hóa. Trong cuộc bỏ phiếu cho ý kiến, thì có 3 vị không chấp nhận Đức Giê-Su là Tạo-Hóa là linh mục Arius, giám mục Second de Ptolémaïs và Thomas de Marmarique. Ba vị nầy bị dứt « Phép Thông Công » và bị đày đi ở Illyrici, một khu vực ở phía đông nước Ý, bên kia biển Adriatique bây giờ [Xem « Premier Concile de Nicée », Wikipedia, trên Mạng Internet]. Kinh « Tin Kính » có từ đây.
Vì một con người ở trên Trái Đất (Đức Giê-Su) là Tạo-Móa, nên Ki-Tô giáo La-Mã đã cho Trái Đất là trung tâm của Vũ Trụ. Mặt Trời, các ngôi sao đều quay quanh Trái Đất. Nếu có những nhà bác học cho những ý kiến khác thì bị giáo hội Ki-Tô La-Mã trù dập, như các bác học Nicolaus Copernicus (1473-1543) và Galileo Galilei (1564-1642), đã cho rằng Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Giáo hội Ki-Tô La-Mã đã xin lỗi về vụ án Galilei chỉ vào năm 1992 ! Theo « Đúc Tin », thì giáo hoàng không bao giờ sai lạc, vì có « Tạo-Hóa Thánh-Thần » chỉ vẽ cho, thế mà phải đợi đến 359 năm mới tha tội cho Galilei (1633-1992). Sự kiện Trái Đất quay quanh Mặt Trời đã được các nha thiên văn Trung Quốc, Hy Lạp, Ai Cập… biết, cả mấy thế kỷ trước Công Nguyên
Phụ Trang : Cách đây khoảng 20 năm, tôi có đọc vài cuốn sách của Gerald Messadié, và của M. Baigent, R. Leigh, H. Lincoln. Ở đây tôi xin nói đến 4 cuốn, tuy viết theo dạng « Tểu Thuyết », nhưng có rất nhiều dẫn chứng. Đó là những cuốn « L’homme qui devint Dieu » (Một con người đã trở thành Tạo-Hóa), NXB Robert Laffont, Paris, 1988, có khoảng 800 trang, và dựa trên 1 000 tài liệu (không cho tên những tài liệu đó, vì nếu viết ra, thì theo tác giả, cũng phải cần trên 1 000 trang giấy) và « Jésus de Srinagar » (Giê-Su của thành phố Srinagar ở Ấn-Độ », cùng một nhà xuất bản, năm 1995, có khoảng 500 trang, và có khoảng 75 tài liệu dẫn chứng, mà phần đông là những sách hay bài viết của các giáo sư đại học Anh, Mỹ (họ không theo một đạo nào hay họ là những người theo đạo Anh giáo ?). Hai cuốn sách nầy kể rất tỷ mỷ về cuộc đời của Đức Giê-Su, dựa trên các « Phúc Âm khải quát » (Evangiles synoptiques/Synoptic Gospels), khá giống nhau (khoảng 85%), và theo Vatican là do Mathiêu, Marco và Luca viết và một « Phúc Âm » do Gioang viết. Bốn « Phúc Âm » nầy được gọi là « chính thống » (canonique/canonical) do cộng đồng Nicaeae lựa chọn, cùng với những « Phúc Âm Mật » (Evanglies apocryphes/apocryphal gospels) mà giáo hội Ki-Tô La-Mã cho là « Ngụy Tạo » (Có khoảng mấy chục « Phúc Âm Mật », như « Phúc Âm » theo Maria, « Phúc Âm » theo Jacques, « Phúc Âm » theo Phérô, Phúc Âm » theo Thomas, vv…, và những bài viết trên những tấm da cừu ở Qumrân). Hai cuốn sách sau là « L’Enigme Sacrée » (Bí Ẩn thiêng liêng. Nguyên văn tiếng Anh : The Holy Blood and the Holy Grail : Máu Thánh và Thánh Vật [có thể là một cái hũ đựng máu Đức Giê-Su, hay một linh vật khác có dính líu đến Đức Giê-Su]), của M. Baigent, R. Leigh, H. Lincoln, do Brigitte Chabrol dịch từ tiếng Anh sang tiếng Pháp, NXB Pygmalion, 1983, khoảng 500 trang, với gần 280 tài liệu dẫn chứng, và « Le Message » (Sứ Mệnh. Nguyên văn tiếng Anh : The Messianic legacy : Di Sản Thiên Sai), của cùng ba tác giả trên, do Hubert Tezenas dịch từ tiếng Anh sang tiếng Pháp, cùng NXB, 1987, cũng khoảng 500 trang, với gần 200 tài liệu dẫn chứng.
Theo 4 tác giả trên và một số tác giả mà họ đã dẫn chứng, thì Đức Giê-Su thuộc một phái đạo giáo Do-Thái, chống sự xâm lược La-Mã, nên bị Pontius Pilatus (Ponce Pilate, 12 trước Công Nguyên - 38 sau Công Nguyên), Thống Đốc La-Mã tại Iudaea (Judée/Judaea), bắt và đóng đinh lên Thập Tự Giá. Theo luật La-Mã thời đó, tội tử hình gồm có : Ném Đá hay Đánh Bằng Roi cho đến chết, Thắt Cổ, Chém và Đóng Đinh trên Thâp Tự Giá. Có quy ước giữa Pilatus và Sanhédrin (tòa án đạo giáo và dân sự của đạo Do-Thái) là nếu có người Do-Thái phạm pháp về luật đạo Do-Thái, thì Sanhédrin có quyền xử tử hình bằng cách « Ném Đá hay Đánh Roi », còn tội « Đóng Đinh trên Thập Tự Giá » là dành cho những người chống lại La-Mã. Đức Giê-Su bị lính La-Mã bắt và bị Pilatus đóng đinh trên Thập Tự giá. Theo các « Phúc Âm » chính thống, thì các quan tòa Sanhédrin xúi dục dân Do-Thái làm áp lực lên Pilatus, để giết Đức Giê-Su. Theo 4 tác giả trên và một số tác giả mà họ đã dẫn chứng, đó là do các « Phúc Âm » chính thống đã sao đi, chép lại, bỏ trước, thêm sau, sửa đổi nhiều lần cho đúng « Đức Tin » của Vatican đề ra, vì nếu Đức Giê-Su phạm lỗi về đạo giáo, thì Sanhédrin có thể giết Ngài bằng cách « Ném Đá, Đánh Roi », chứ cần gì phải xin xỏ, hay làm áp lực với Pilatus để xin giết Đức Giê-Su ! Vả lại tên Pilatus là một tên đại gian, đại ác, giết người không gớm tay, độc tài, tham nhũng, ăn hối lộ còn hơn tiền nhiệm Velerius Gratus của ông ta đến mấy lần, Gratus cũng đã có tiếng là đại gian ác rồi. Một tên đại gian, đại ác, độc tài, tham nhũng, ăn hối lộ như Pilatus mà lại nhượng bộ đám dân Do-Thái đi biểu tình ở thành Jérusalem à ? hay cho binh lính ra hành hung để giải tán đám dân. Chưa nói đến chuyện dân Do-Thái thành Jérusalem, hôm qua, thì rước Đức Giê-Su như một vị vua, thì hôm nay, lại đứng trước mặt Philatus để xin giết Đức Giê-Su ! Thật là một chuyện hoang đường, bịa đặt !
Một chuyện khác, cũng theo các tác giả trên, là Đức Giê-Su không phải đã chết đi, rồi ba ngày sau sống lại do thần thông của Tạo-Hóa Ngôi Hai Giê-Su. Các tác giả giải thích như sau : Một người bị « Đóng Đinh » sẽ chết ngạc một hay hai ngày sau đó, nhất là chân được đóng vào một miếng gỗ, để đỡ thân người khỏi trụt xuống làm ép phổi và sẽ ngạc thở rồi chết. Có người, cả một tuần sau mới chết ! Đập bể hai ông chân không phải là một hành động độc ác, mà là một hành vi nhân đạo, để cho thân mình của tội nhân trụt xuống, phổi bị ép, hết không khí trong phổi, nên chỉ vài phút sau là chết, khỏi bị tiếp tục đau đớn vô tả. Ngoài ra, thân nhân của những tội nhân bị « Đóng Đinh » không có quyền an táng nạn nhân. Nạn nhân phải để treo trên Thập Giá, để cho chim muôn hay cầm thú đến xé xác, xé xương.
Trên đầu Thập Giá có treo một cái biển, kể tội của phạm nhân. Thập giá của Đức Giê-Su có 4 chữ « INRI » (Iesus Nazarenus Rex Iudaeorum). Theo Vatican là « Giê-Su Nazareth Vua xứ Judée », còn theo các tác giả trên, thì người ta chép lầm tiếng araméen (tiếng nói thông dụng ở Judée thời Đức Giê-Su) chữ « Nàzàri », có nghĩa là sự tuân thủ luật lệ của giáo phái, còn có nghĩa là thành viên của giáo phái Nazaréen (tiếng Latinh là Nazarenus), với chữ « Nazéri » có nghĩa là người gốc ở thành phố Nazareth (hay Nazaréthain, tiếng Latinh là Nazarethanus) [Xem « Etude sur Nazareth et Nazaréen » trên Mạng Internet], vậy theo các tác giả trên 4 chữ « INRI » có nghĩa là « Giê-Su Nazarenus (chống La-Mã) Vua xứ Judée ».
Còn việc hành hình Đức Giê-Su thì sao ? Theo các tác giả trên, Đức Giê-Su có một người bạn đại gia, rất giàu có, là Joseph d’Arimathie (có người cho d’Arimathie là một nhân viên mật trong nhóm kháng chiến của Đức Giê-Su, hay là bà con với Ngài). D’Arimathie có liên lạc rất « mật thiết » với Pilatus (nịnh bợ Pilatus và cho ông ta ăn hối lộ thường xuyên). D’Arimathie đã hối lộ cho Pilatus, còn mua chuộc đám lính La-Mã lo việc hành hình. Sau khi lấy roi đánh Đức Giê-Su, rồi đóng đinh Ngài, ba giờ sau (tôi nói lại là ba giờ sau), Đức Giê-Su nói là tôi khát, thì một tên lính lấy một cây thương đâm vào một miếng giẻ nhúng giấm (giấm là một loại thuốc an thần, nếu uống vào thì bớt đau và tỉnh lại. Giấm còn cho quân nhân La-Mã uống, khi bị thương ở trận mạc, để giảm đau), đưa lên cho Đức Giê-Su uống. Khi Đức Giê-Su đưa miệng vào nút một tý « giấm », thì nói to vài tiếng và « chết » liền. D’Arimathie thấy vậy thì la oai oái là « Thầy đã chết » và nói với một tên lính lấy cây thương đâm vào sườn mặt (vì sườn trái gần tim) của Đức Giê-Su vào độ 2 phân, mà Đức Giê-Su không có một phản ứng nào, khi rút cây thương ra, thì có một ít nước chảy ra. D’Arimathie la lớn là « Thầy đã chết thật rồi » và nói với lính canh, đã được mua chuộc trước, là đừng đập gãy hai ống chân của Đức Giê-Su, (vì nếu đánh gãy hai ống chân, thì Đức Giê-Su sẽ chết liền trong vài phút), rồi chạy đi báo với Pilatus rằng Đức Giê-Su đã chết và xin phép mang xác Ngài về chôn. Pilatus cũng rất ngạc nhiên [Xem Phúc Âm, Marco XV, 44], vì chỉ mới 3 giờ đồng hồ mà Đức Giê-Su đã chết, nhưng vì đã ăn hối lộ của d’Arimathie rồi, nên cho phép d’Arimathie đem xác Đức Giê-Su về chôn, một điều mà chưa có tiền lệ. Còn « giấm » thì thật ra là thuốc mê, mà thời Đức Giê-Su, người ta đã biết thứ thuốc đó (theo các tác giả trên, họ đoán, nhưng không chắc, là có thể thuốc phiện trộn với cà dược (belladone) cùng một ít thứ thuốc khác để gây mê). Đức Giê-Su bị đóng đinh gần một cái vườn (vườn của d’Arimathie, và có thể là vườn Gethsémanie), trong đó có một cái huyệt đá mới [Xem Phúc Âm, Gioang XIX, 41]. D’Arimathie đem « xác » Đức Giê-Su vào chôn trong huyệt đá. Trời đã nhem nhem tối, nên dân chúng đứng ở xa, không thấy rõ, vả lại là vườn tư nhân, dân chúng không được vào. Đức Giê-Su được d’Arimathie, Nicodème, một đảng viên mật và vài đảng viên của giáo phái lo chửa trị, thuốc men cho Đức Giê-Su, rối Đức Giê-Su từ từ bình phục trở lại, tuy còn yếu. Các đồng chí phát họa cuộc đi trốn của Đức Giê-Su, vì nếu Ngài bị bắt lại, e Ngài phải chết. Sáng chủ nhật Đức Giê-Su gặp Bà Maria Magdala (Marie Madeleine/Maria Magdalene), theo các tác giả trên, là Phu Nhân của Đức Giê-Su, để từ biệt [Theo truyền thuyết, Bà Magdala là một người giàu có, sau khi La-Mã chiếm Palestine, vào những năm 70, Bà đã trốn sang Saintes-Maries-de-la-Mer, Marseille, sau cùng lên tu Thiền, trong một cái động, ở Sainte-Baume, trong khoảng 30 năm, cách Marseille khoảng 60 km, về phía đông bắc. Cách đây, khoảng 55 năm, tôi có đến viếng mộ của Bà và cái sọ của Bà được thờ tại nhà thờ Saint-Maximin], rồi Đức Giê-Su đi trốn cùng với môn đệ của Ngài là Thomas sang phía Bắc Ấn-Độ và Đức Giê-Su chết già ở đó. Chuyện Đức Giê-Su chết đi, rồi sống lại, do thần thông của Tạo-Hóa Ngôi Hai Giê-Su, thì theo các tác giả trên là do Vatican phịa ra.
Độc giả muốn biết sơ sơ về 4 cuốc sách trên, thì nên xem qua cuốn « L’Enigme Sacrée », từ trang 381 đến trang 391, cũng có được vài ý niệm về 4 cuốn sách kể trên. Hết Phụ Trang.
Chuyện nầy, độc giả có tin hay không là tùy từng độc giả. Mục đích của tôi viết lên đây để nói chuyện Đức Giê-Su có phải là Tạo-Hóa hay không. Đây là một cuộc bàn cãi rất sôi nổi, giữa các nhà Triết Lý Học, Thần Học, Khoa Học, trên thế giới vào những thế kỷ thứ XX và XXI nầy.
Ở các nước Âu, Mỹ, ngày nay (thế kỷ thứ 21) cũng có nhiều người công giáo (đã chịu phép rửa tội, phép thêm sức) nhưng không tin Đức Giê-Su là Tạo-Hóa. Họ theo thói thường mà nhiều người đang làm (danh từ mới gọi là Thời Thượng/Mode/ Way of live), chỉ đi nhà thờ khi rửa tội, đám cưới, đám ma. Họ không « xưng tội » hay đi lễ ngày Chủ Nhật như pháp lệnh của đạo Ki-Tô La-Mã. Người ta ước tính tại Pháp chỉ có 2% người công giáo giữ đạo trọn vẹn. Mặt khác ở Âu, Mỹ thiếu « Ơn kêu gọi » (Vocation/Vocation), cho nên, ở phần đông các nhà thờ, các linh mục là người Phi Châu da đen, hay người Á Châu (ở Pháp, phần đông là linh mục người Việt). Có vài anh bạn nói chơi : « Lúc trước Tây Phương đi rao giảng đạo Ki-Tô cho những nước chậm tiến, thì nay ngược lại, những nước chậm tiến lại đến rao giảng Ki-Tô giáo ở những nước Tây Phương ».
Một chuyện khác, hết sức khéo léo, của các giáo sĩ Ki-Tô giáo, là khi mới sinh ra, thì phải chịu « phép rửa tội », nếu không thì mang « tội tổ tông » (tội của ông A Đam và bà Ê Va) và sẽ xuống Địa Ngục. Óc não của trẻ thơ đang còn non nớt, lại nhấn vào óc não của các em những giáo lý Ki-Tô, để sau đó, khi lớn lên khó mà quên được cho đến già. Hiện ở Âu Mỹ, một số gia đình không cho con cái, còn nhỏ, chịu « phép rửa tội », mà để chúng lớn lên, có suy nghĩ, thì tự chúng muốn theo hay không muốn theo một tôn giáo nào đó.
Theo tôi, thì ngày nay và cả trước nữa, có thể có một số giáo dân Ki-Tô giáo La-Mã cũng không tin Đức Giê-Su là Tạo-Hóa, ngay cho (không chắc chắn) cả hàng giáo sĩ như linh mục, giám mục, hồng y hay có thể cả một số giáo hoàng, nhưng hàng giáo sĩ không dám nói lên. Ví dù cho giáo hoàng không có « Đức Tin » cũng không dám nói, vì nói ra thì 1,3 tỷ người công giáo sẽ hoảng loạn lên, còn hàng giáo sĩ thì sợ bị « dứt phép thông công », bị đuổi ra khỏi giáo hội Ki-Tô La-Mã, làm mất tất cả quyền lợi tinh thần to lớn mà họ đang có. Chỉ học có 4 hay 5 năm, cho đi tương đương với « Cử Nhân », nhưng một người có bằng Cử Nhân, cũng phải chạy vạy hàng tháng, để kiếm việc làm nuôi thân, thì các linh mục, một bước, đã nhảy lên làm Cha (đại diện cho Đức Tạo-Hóa Giê-Su). Các cụ tuổi bằng ông, bằng cha phải gọi các linh mục trẻ bằng Cha và xưng con, chưa nói đến các giám mục, hồng y, có quyền hạn tinh thần vô biên đối với giáo dân Ki-Tô giáo. Cũng như các ông sư, mới biết vài câu kinh, vài tiếng kệ đã tự xưng là Thầy và bắt phật tử, tuổi bằng cha mẹ mình, xưng con. Ở Âu, Mỹ, phần nhiều (rất may là không phải tất cả) các ông sư, bà vãi, ít học, trở thành triệu phú nhờ sự cuồng tín của phật tử.
Tôi tôn trọng tín ngưỡng của mỗi người, tôi tôn trọng tất cả các tôn giáo, vì tôi thấy con người quá nhỏ bé, quá mỏng manh trên Trái Đất nầy, chứ đừng nói đến sự bao la, huyền diệu của Vũ-Trụ, vì thế con người phải tin tưởng vào một cái gì, vào một vị thần, vị thánh nào đó, để xin cứu giúp, trong những lúc bi hoạn nạn hết cách chống đỡ. Tôi có đọc một hồi ký chiến tranh : Một anh đại đội trưởng, người theo đạo Công Giáo, bị địch vây tứ phía, « con cái » của anh gồm khoảng 100 thuộc hạ, mà đã có trên 60 người tử thương và bị thương, hai máy truyền tin đều bị gãy, hết đường liên lạc với bộ chỉ huy hay quân bạn. Anh quỳ xuống nhìn « con cái » mà khóc ròng vì đã hết đường xoay xở. Anh nhìn lên trời, đọc kinh « Kính Mừng » và anh nói trong khi quá bấn, anh cũng niệm Đức Quán Thế Âm… Cũng may, trong khi dìu dắt nhau một cách vô vọng, thì gặp được quân bạn, nhờ có máy truyền tin, nên anh ta liên lạc được với bộ chỉ huy, và sau đó đã có trực thăng đến đánh phá và đưa cả đại đội anh, gồm « con cái » còn sống, thương binh và tử binh về bộ chỉ huy… Theo tôi đây cũng chỉ là chuyện trùng hợp, chứ không phải anh cầu Đức Mẹ Maria, Đức Quán Thế Âm, mà được thế, và tôi tin anh ta sau nầy cũng không bỏ đạo Công Giáo. Chính tôi, là một phật tử nhỏ bé, nhưng tôi tin có Tạo-Hóa. Tôi biết phật pháp ít hơn giáo lý đạo Công Giáo nhiều (trong 12 năm, học từ lớp Năm, đến lớp Đệ Nhất, tôi đã để 10 năm, học các trường Bà Xơ, Cha Cố và Thầy Dòng de La Salle). Theo Đức Thích Ca thì « Mình làm, mình chịu » (Luật Nhân Quả), chứ không cầu Trời, Đất, Phật, Thánh gì được cả, thế mà tôi, lúc gặp những chuyện nan giải, tôi cũng niệm Đức Quán Thế Âm (một sản phẩm của các ông thầy tu luận sư của Tàu, chứ không do Phật Giáo Nguyên Thủy má có) [Theo Thích Chân Tuệ ở một chùa bên Canada thì phải, nếu tôi không lầm], và đôi khi, tôi cũng đọc kinh « Kính Mừng » để cầu Đức Mẹ Maria ! Cổ nhân ta có câu « Có Sự thì vái Tứ Phương » là thế đó. Đến chùa chỉ nghe niệm Phật A Di Đà (sau khi chết, được Đức Phật A Di Đà đưa về cõi Tây Phương, Cực Lạc) hay niệm Phật Quán Thế Âm (để được ân huệ), còn ít khi nghe niệm Đức Phật Thích Ca. Theo tôi, nếu các chùa không cho phật tử « cầu xin », thì e các chùa phải đóng cửa, hay rất ít bổn đạo lui tời. Có một vài ông sư biết chuyện « Phật A Di Đà, Phật Quán Thế Âm… » là sản phẩm của phái Đại Thừa Trung Hoa, nhưng các ông sư nầy, nói là không sao cả, vì đó chỉ là « Phương Tiện » để tu học Phật Pháp, để khỏi mất bổn đạo, và để tiếp tục làm triệu phú chăng ?
Tôi viết những hàng trên, không có ý phạm đến đạo Công Giáo mà tôi rất kính phục các nhà tu sĩ đã làm những điều thiện to lớn cho xã hội (sau nầy, các tôn giáo khác mới bắt chước), và phương châm « Thương Người như chính Mình vậy ». Tôi viết ra để nói vì sao mà các vị hữu trách tiền nhân của hầu hết các nước Châu Á lại cản, cấm đạo Ki-Tô. Ở thế kỷ thừ 21, còn có một số ngưòi Âu, Mỹ đã chịu phép « Rửa Tội » lúc còn nhỏ, khi lớn lên, họ cũng không tin Đức Giê-Su là Tạo-Hóa, huống hồ là các nhà hữu trách tiền nhân của chúng ta ở hầu hết các nước Á Châu, nên các vị, vì bổn phận « Dân chi Phụ Mẫu » (Cha Mẹ của Dân) đã cấm cản đạo Ky-Tô, để cho dân đừng tin ở « Tà Đạo » (theo quan niệm của tiền nhân).
b) Nguyên nhân thứ hai.
« Thờ Cúng Ông Bà ». Chuyện thờ cúng Ông Bà đã có từ thời Tiền Sử. Tiền nhân của hầu hết nhân loại đều lo chỉnh đốn mồ mả của Ông Bà, Cha Mẹ quá cố, có ý là nhớ thương, nhớ ơn công lao dưỡng dục (nuôi nấng và dạy dỗ) của Ông Bà, Cha Mẹ, và theo thời gian, ở Á Châu, phần nhiều gia đình nào cũng có bàn thờ Ông Bà, Tổ Tiên, ngoài các từ đường của mỗi họ. Thờ Ông Bà cũng không ngoài ý nghĩ đã trình trên, chứ không cho Ông Bà mình là Thần Thánh gì cả. Chữ Hiếu, càng ngày càng rộng hơn, như con cái phải tôn kính cha mẹ, ông bà, phải lo chăm sóc cha mẹ, ông bà… và từ đó biến thành các hành vi ứng xử đạo đức trong xã hội mà luật pháp phải thừa nhận. Hỗn láo với cha me, ông bà là phạm tội trước luật pháp ; đi thi (3 năm một lần) mà nếu cha mẹ, ông bà mất, thì phải ngừng thi, để về chịu tang…
Thế mà các giáo sĩ Ki-Tô không hiểu điều đó, lại cho là đi thờ Ma Qủy, nên cấm các giáo dân thờ Ông Bà. Mặc dầu, có vài thừa sai cảm thông về sự thờ cúng Ông Bà của người Á Châu, nhưng các giáo hoàng thời đó (Innocent X và Alexandre VII), triệt để không chấp nhận. Cũng như Pigneau có bàn cãi với Nguyễn Ánh về chuyện lạy Ôn Bà của Thế Tử Cảnh và Pigneau cũng nhận thấy chuyện thờ cúng Ông Bà và thờ Trời (Tạo-Hóa) là hai chuyện khắc nhau và đã trình cho giáo hoàng Clément XIV, nhưng giáo hoàng cho là thờ Ma Qủy, nên không cho phép.
Dưới thời Pháp thuộc còn tệ hơn. Các giáo sĩ Pháp dựa theo phong tục của Pháp lúc bấy giờ, nên trong đám tang, thì linh cửu phải sơn đen, bàn đám thì chỉ trang hoàng bằng vải trắng, đen, không được sơn linh cửu bằng màu đỏ, bàn đám tang cũng không được trang hoàng bằng các màu xanh, đỏ, lục vàng, không được thắp hương… (chính mắt tôi thấy), vì cho đó là tượng trưng cho Ma Qủy. Cũng vì thế, người ta có cảm tưởng là người theo đạo Công Giáo đứng ngoài lề của xã hội. Mãi đến những năm 1957, 1958, dưới nền đệ nhất Cộng Hòa Miền Nam, người theo đạo Công Giáo mới được thắp hương để hoà mình vào xã hội truyền thống của Việt Nam. Và sau đó có cộng đồng Vatican II (1962), người theo đạo Công Giáo mới chính thức hòa đồng vào xã hội. Hiện giờ, ta thấy ở các nhà thờ Công Giáo có hương, trầm, đèn đuốc như ở các chùa hay đền thờ của các đạo khác ở Việt Nam.
Năm 1996, tôi có về thăm Việt Nam với hai đứa con tôi, chúng tôi có đi thăm một ngôi nhà thờ ở gần chùa Vĩnh Nghiêm, trên đường Lý Chính Thắng, thì thấy trước hiên nhà thờ có để một cái chuông chùa (ở phía dưới nó không lòe ra, mà hình trụ), và được đánh bằng một đùi gỗ. Hai tiếng chuông nhà thờ và chuông chùa khác nhau. Tiếng chuông nhà thờ (chuông phần dưới lòe ra), được treo trên tháp chuông, được đánh rất nhanh, để hối thúc giáo dân đến cho kịp dự Thánh Lể, tiếng chuông có âm thanh rất cao, trung bình là 400Hz, tương ứng với nốt La3, còn chuông chùa (phần dưới hình trụ) được đánh chậm, âm thanh trầm và ngân nga đến cả mấy cây số, tần số trung bình là 147Hz, tương ứng với nốt Ré2, làm cho tâm hồn người nghe, được trầm lặng, thỏi mái.
2) Cấm đạo.
Vua, Chúa nước ta và các nước Á Châu, đã đối đải tử tế, lễ phép với các thừa sai, vì họ có kiến thức khoa học hơn tiền nhân của chúng ta, nhưng họ đem « Tà Đạo » (theo quan niệm của tiền nhân) vào dạy dân của chúng ta, nên các vị vua chúa Á Châu đã thành khẩn mời các thừa sai ra khỏi nước của chúng ta.
Ở Việt Nam, như cụ de Rhodes bị mời đi 4 lần [Theo Thụy Khuê trong « Khảo sát công trạng những người Pháp giúp vua Gia Long »], rồi cũng lén lút trở về Đại Việt, hay giám mục Dominique Lefèbvre (tên Việt là Pha-ba-ly-e) cũng được mời đi nhiều lần, một cách long trọng, thế mà một lần được mời đi, là một lần chui rúc về Đại Nam cho được, nhờ các giáo dân che chở, để làm giám mục Gia Định, để rao giảng thêm, càng đông người theo Ki-Tô giáo La-Mã càng tốt, và cho đó là một vinh hạnh trước Thien-Chúa [Xem Dominique Lefèbvre tên Wikipedia, và Nguyễn Quóc Trị, sđd, trang 703, NQTrị trích dẫn sử gia Phan Khoang]. Đây chỉ nói đến de Rhodes và Lefèbvre, nhưng hầu hết các thừa sai khác (có hàng chục người) đều làm như vậy cả, chưa nói đến là họ còn lén lút đưa thêm thừa sai, càng nhiều càng tốt, vào Đại-Nam để rao giảng, mua chuộc dân chúng ở nông thôn, ít học (khoảng 90 đến 95%). Rồi càng ngày, càng đông thừa sai đến Đại-Nam, nên vua, chúa của chúng ta phải cấm « Tà đạo » trong dân chúng.
Cũng nên nhớ là các thừa sai thực dân, ăn lương hàng năm của các vị vua Pháp. [Xem Nguyễn Charlie « Tuyển Tập Độc Thần Giáo : Tôi ác của Hôi Thừa Sai Paris và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong lịch sử mất nước hồi cuối thế kỷ 19 ».].
3) Vì sao bách hại những thừa sai và những người đầu não theo đạo Ki-Tô.
Lịch sử Pháp không nói đến những phạm pháp tày trời của các thừa sai, mà chỉ nói đến sự bách hại các thừa sai và giáo dân của họ !
Các vua Minh-Mạng, Thiệu-Trị và Tự-Đức không muốn bách hại người theo đạo Công Giáo, chỉ muốn cấm « Tà Đạo » và mời các giáo sĩ ra khỏi nước Việt-Nam, nhưng càng mời họ đi, thì họ lại chui rúc về lại Việt-Nam và xúi dục dân theo đạo Công Giáo (phần đông là ít học) chống lại triều đình, nên các vị vua trên mới giết để làm gương cho quốc dân. Sau đây tôi xin dẫn chứng qua loa vài trường hợp :
Nguyễn Vĩnh-Tráng.
Tiết Hàn Lộ, năm con Cọp
109 102 022 nvt*ttl*
Xin xem tiếp Phần IV.
Có khoảng 65 Tài Liệu tham khảo. Xin xem ở cuối bài viết.
PHẦN IV (Phần cuối cùng).
Nguyễn Vĩnh-Tráng
Các vua Minh-Mạng, Thiệu-Trị và Tự-Đức không muốn bách hại người theo đạo Công Giáo, chỉ muốn cấm « Tà Đạo » và mời các giáo sĩ ra khỏi nước Việt-Nam, nhưng càng mời họ đi, thì họ lại chui rúc về lại Việt-Nam và xúi dục dân theo đạo Công Giáo (phần đông là ít học) chống lại triều đình, nên các vị vua trên mới giết để làm gương cho quốc dân. Sau đây tôi xin dẫn chứng qua loa vài trường hợp :
a) Linh mục Marchand (tên Việt là Mác-Săng, Mã-Song, cố Du. 1803 - 1835).
Năm 1828, ba thừa sai là Taberd (tên Việt là Phú-Hoài-Nhân, Đức Cha Từ), Odorico (Tây-Hoài-Hoa) và Gagelin (Tây-Hoài-Hóa), sau khi cho làm quan với tư cách là thông dịch viên ở ty Hành Nhân, được trả tự do, nhưng cấm không cho rao giảng đạo Ki-Tô, nhưng họ vẫn cứ làm, nên đến năm 1833, vua Minh-Mạng mới ra sắc dụ tuyệt đối cấm chỉ việc hành đạo và truyền đạo [Xem NQTrị, sđd, trang 502 hay ĐNTL, tập 2, trang 414]. Taberd trốn sang Xiêm.
Đến Việt-Nam từ Macao năm 1829, giả làm người « Chệt » sang Nam Kỳ. Bị bắt và bị đuổi đi, nhưng lại chui rúc về lại Việt-Nam và nhân có loạn Lê Văn Khôi, theo Khôi và ngầm thông đồng với Xiêm [Xiêm giúp 5 đạo binh], cùng xúi đông đảo giáo dân chống Triều Đình (Đất Nước) [Xem Nguyễn Quốc Trị, sđd, trang 502, lấy tài liệu ở Thực Lục, tập 3, trang 600, 708, 725, 744,765, 825, 932, 933], đê có ý biến Nam Hà thành một nước, lấy Ki-Tô giáo La-Mã làm quốc giáo, như các nước ở phương Tây.
Marchand, Lê văn Viên (con của Lê văn Khôi) bị lăng trì, các thủ lãnh nguời Việt của đạo Ki-Tô theo Lê Văn Khôi đều bị chém [Xem NQTrị, sđd, trang 503, hay Thực Lục, tập 5, trang 782]. Còn các giáo dân khác thì bị giam, sau được thả về [Xem NQTrị, sđd, trang 506, hay Thực Lục, tập 3, trang 932].
Các thừa sai Taberd, Ollivier và Gagelin được J.B. Chaigneau, đưa sang lại Đại-Nam với chiếc tàu Larose, và đưa lén vào Huế. J.B. Chaigneau được chính phủ Pháp phong làm Lãnh Sự ở Huế, năm 1821, vì dốt chữ, cho nên Pháp lấy người cháu là Eugène Chaigneau làm Lãnh Sự ở Huế, nhưng triều đình Minh Mạng không chấp nhận [Xem Salles, BAVH, năm 1923, trang 255]).
Nói đến Lê Văn Khôi, thì cũng nên nói đến tướng Lê Văn Duyệt.
Ở đây, cũng nên nói vài hàng về quan hệ giữa vua Minh-Mạng và tướng Lê Văn Duyệt. Có thể nói là hai người là bạn thân với nhau, là hai chiến hữu. Hai người rất kính nể nhau, ngay sau khi vua Minh-Mạng lên làm vua, cũng như thế (người chống đối vua Minh-Mạng lên làm vua là Nguyễn Văn Thành, chứ không phải là tướng Lê Văn Duyệt). Tôi xin đưa vài ví dụ mà một số « sử gia » đã xuyên tạc, vì dùng những tài liệu của các thừa sai thực dân, trong đó có Trương Vĩnh Ký [Xem Thụy Khuê « Quê Hương Ngày Trở Lại. Huế] :
Có người nói rằng vua Minh-Mạng muốn bỏ chức Tổng Trấn của tướng Lê Văn Duyệt ở Gia-Định, nhưng sợ (nghi ngờ bị hại) tướng Lê Văn Duyệt đang còn sống, nên không dám bỏ chức Tổng Trấn ở Gia-Định. Chuyện nầy là sai. Chính tướng Lê Văn Duyệt đề nghị với vua Minh-Mạng [Năm Minh-Mạng thứ 13, 1832] là nên bỏ chức Tổng Trấn ở Gia-Định và cho áp dụng chế độ phân hạt mới, với các quan Tổng Đốc, Tuần Phủ, Bố Chánh, Án Sát, trực thuộc Trung Ương, như mới ban hành từ Kinh Đô ra tới ngoài Bắc. Vua Minh-Mạng nghĩ ông có công và có tài nên dụ khuyên ông « nên cố gắng làm việc, đợi sau sẽ xuống chỉ quyết định » [Xem ĐNTL, tập 3, trang 285]. Vua Minh-Mạng chỉ áp dụng chế độ mới, vì nhu cầu phải thực hiện sự cải tổ, tuần tự từng bước, khi tướng Lê Văn Duyệt đã qua đới, chứ không phải vua Minh-Mạng « gờm » tướng Lê Văn Duyệt có lực lượng mạnh, dựa vào Ki-Tô La Mã, mà phải đợi tướng Lê Văn Duyệt mất đi, mới dám làm, như các sử gia thực dân thuộc địa đã nói [Xem Gautier, Minh Mạng, NXB La Rose, Paris, 1935].
Có người nói rằng tướng Lê Văn Duyệt, ỷ thế lộng quyền, giết quan tham nhũng Huỳnh Công Lý tại Gia-Định, mới tâu lên Triều Đình sau. Chuyện nầy là sai. Huỳnh Công Lý bị tố cáo là có hành vi tham nhũng. Theo đơn khiếu nại của một số quân lính thì ông đã lợi dụng chức quyền để vơ vét tiền của dân chúng và của họ. Tổng trấn Lê Văn Duyệt đã khởi tố vụ án, vụ việc được ông chuyển ra Huế. Thực Lục, tập 2, từ trang 135 có nói : « Năm Minh Mệnh thứ nhất (1820), tháng 9...Phó tổng trấn Gia Định là Hoàng Công Lý tham lam trái phép, bị quân nhân tố cáo hơn mười việc. Lê Văn Duyệt đem việc tâu lên. Vua bảo Nguyễn Văn Nhân và Nguyễn Văn Xuyên rằng : "Không ngờ Công Lý quá đến thế, công trạng nó có gì bằng các khanh, duy nhờ Tiên đế cất nhắc, ngôi đến phó Tổng trấn, lộc nước ơn vua, thực không phải bạc, thế mà lại bóc lột tiểu dân, làm con mọt nước. Nay tuy dùng phép buộc tội, nhưng dân đã khốn khó rồi." ».
Vụ tướng Lê Văn Duyệt xé chiếu chỉ cấm đạo của vua Minh-Mang do học giả Trương Vĩnh Ký [người theo đạo Ki-Tô La-Mã] viết theo các thừa sai thực dân cũng là sai, vì chính giám mục Taberd nói là không có. [Xem NQTrị, sđd, trang 518].
Vua Minh-Mạng lên ngôi thì cử ngay tướng Lê Văn Duyệt làm Tổng Trấn Gia-Định cho đến lúc ông mất, và khen thưởng công lao của tướng Lê Văn Duyệt hết sức nồng hậu [Xem Nguyễn Quốc Trị, sđd, trang 522 hay Liệt Truyện, Huế, tập I, trang 396-439, hay Thực Lục, tập 2, trang 211, 280…]. Vua Minh-Mạng cũng phong cho Lê Văn Phong, cháu và là con thừa tự tướng Lên Văn Duyệt làm Phó Tổng Trấn Bắc Kỳ, và gả cho con của Phong, là Lê Văn Yến, trưởng công chúa Ngọc-Ngôn, con gái của Đức Phi Lê Thị Bình (em Công Chúa Lê Ngọc Hân) [Xem NQTrị, sđd, trang 522, hay Thực Lục, tập 2, trang 328]
b) Giám mục Gauthier (Tên Việt là Ngô Gia Hậu. 1810 – 1877).
Hãy đọc Nguyễn Charlie trong « Tuyển Tập Độc Thần Giáo » trích từ cuốn « French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam 1857-1914 » của Patrick J.N. Tuck, (NXB Liverpool University Press Anh Quốc, 1987. Viết tắt: NCTTĐTG):
« Gauthier được cử làm giám mục Nam Đàng Ngoài từ năm 1846, có 66,350 giáo dân, rải rác trong 346 xứ đạo (TSCGP, trg 528-530).
[TSCGP : « Thừa Sai Công Giáo Pháp và các chính sách của đế quốc tại Việt Nam 1857-1914 », được dịch ra tiếng Việt do UBĐKCGYNVN/TP.HCM thực hiện và phổ biến năm 1989, từ cuốn « French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam 1857-1914 » của Patrick J.N. Tuck, NXB Liverpool University Press Anh Quốc, 1987. trên mạng Internet [File Not Found.
Trong bức thư gửi đô đốc Dupré ngày 15-1-1874, giám mục Gauthier và Puginier đã thúc giục chính quyền thuộc địa Pháp thiết lập một chính phủ Công giáo tại Bắc Việt [theo “Christianisme et Colonialisme au Vietnam 1857-1914 par Cao Huy Thuần – Paris 1960, trg. 306]. Năm 1874, Gauthier khuyến khích các làng Công giáo tổ chức các đội dân quân võ trang, sau đó ra lệnh cho họ kéo quân đi đánh phá các làng không theo đạo Ki-Tô La-Mã ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
Giám mục Gauthier và Puginier có nhiều tên đệ tử trung thành xuất sắc, trong số đó có Nguyễn Trường Tộ (theo hầu Gauthier 10 năm) [Xem Thụy Khuê «Quê Hương Ngày Trở Lại. Huế. »] và hai linh mục Nguyễn Hoằng và Nguyễn Điều ».
c) Giám mục Pellerin (tên Việt là Phan. 1813 – 1862).
Pellerin là người Pháp, được đưa sang Đại-Nam, vào khoảng 1846. Xin đọc mấy hàng của Nguyễn Chalie trong bài viết « Tuyển Tập Độc Thần Giáo » :
« Đầu tháng 5/1857, giám mục Pellerin và linh mục Huc đến Paris trình bày kế hoạch đánh chiếm Đông Dương tại Ủy Ban Thuộc Địa Pháp. Ngày 21-5-1857, giám mục Pellerin và linh mục Huc được Napoleon III tiếp kiến tại hoàng cung. Sau đó, vào tháng 6 và tháng 8 năm 1857, Pellerin và Huc lại được Napoleon tiếp kiến thêm hai lần nữa. Toàn bộ kế hoạch xâm lược Việt Nam do hai giáo sĩ thừa sai này đề nghị đều được giáo hoàng Pio IX và Napoleon III tán thành (TSCGP, trang 554) ».
Khi liên minh Pháp-Y (Y-Pha-Nho/Tây-Ban-Nha), dưới sự chỉ huy của Rigault de Genouilly, đánh chiếm Đà-Nẵng vào những năm 1858 – 1860, do Pellerin xúi giục, cho rằng sẽ có giáo dân Ki-Tô La-Mã giúp. Vua Tự-Đức giao trách nhiệm cho tướng Nguyễn Tri Phương làm Thống Chế Quân Vụ, tướng Nguyễn Tri Phương thực hiện chính sách « Vườn không, Nhà trống », đưa dân vào Quảng-Ngãi, làm cho quân Pháp-Y không có lương thực, thuốc men, ngay cả nước uống. Trong khi đó Pellerin xúi giáo dân đem lương thực cho liên minh Pháp-Y, và khuyên de Genouilly cầu cứu giáo dân ở Bắc Kỳ, nhưng de Genouilly không nghe theo, và dưa quân vào Nam, để chiếm Gia-Định, chỉ để lại ở Đà-Nẵng khoảng 1 000 quân và 6 tàu chiến để cho đại tá Faucon phụ trách. [Xem nhiều bài viết trên mạng Internet, như « Đà-Nẵng - Cuộc Chiến Đấu Chống Pháp Xâm Lược 1858-1860 » của Nguyễn Phước Tương, hay Wikipedia tiếng Việt, vv…].
d) Giám mục Puginier (tên Việt là Phước. 1835 – 1892).
Puginier xúi giục khoảng 60 000 giáo dân Ki-Tô giáo La-Mã chống lại Triều Đình, để lập Bắc Kỳ tự trị. Theo Nguyễn Charlie [sđd] :
« Dựa vào thế lực mạnh của hội Thừa Sai Paris đối với chính quyền Pháp, giám mục Puginier đã tỏ thái độ coi thường các quan chức thuộc địa tại Việt Nam. Vào tháng 7-1874, giám mục Puginier viết thư mắng đô đốc Dupré, đã để cho thuộc hạ là Francis Garnier rút quân khỏi Bắc Việt. Tháng 8-1885, giám mục Puginier đòi tướng Courcy phải bắt Nguyễn Văn Tường bỏ tù. Giám mục Puginier đưa ra chủ trương ổn định thuộc địa bằng cách Công giáo hoá thuộc địa. Y tuyên bố: “Khi nào Bắc Kỳ biến thành một xứ Công giáo thì nó sẽ là một nước Pháp nhỏ” (TSCGP, trang 560-562)
Puginier đòi hỏi chính quyền thuộc địa Pháp phải tiêu diệt giới nho sĩ Việt Nam (Văn Thân) vì họ được dân chúng kính trọng, họ không chấp nhận sự đô hộ của Pháp và chẳng ai trong số họ chịu theo đạo Ki-Tô La-Mã.
Năm 1886, giám mục Puginier ra lệnh cho linh mục Trần Lục ở Phát Diệm tăng viện cho Pháp 5,000 giáo dân binh để phá chiến lũy Ba Đình của Đinh Công Tráng.
Giám mục Puginier là người đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trên chính sách bình định Việt Nam của thực dân Pháp. Chính ông ta đã cung cấp cho Pháp rất nhiều tin tức tình báo do giáo dân khắp nơi thu thập, báo cáo về các cuộc phản công của triều đình Huế và các cuộc binh biến của quân kháng chiến ».
e) Giám mục Taberd (tên Việt là Phú Hoài Nhân hay cố Từ. 1794 – 1840).
Khi có loạn Lê Văn Khôi, Taberd xúi giáo dân Ki-Tô giáo La-Mã giúp để chống đối triều đình. Khi quân triều đình ở Huế vào đánh, thì Taberd trốn sang Xiêm, nhưng vua Xiêm không mấy niềm nở, Taberd lại trốn sang Tân-Gia-Ba |[Xem Louvet, « La Cochinchine Religieuse », trang 79].
Theo Thụy-Khuê : « Khi vua Minh Mạng lên ngôi, những năm đầu chưa có quyết định về đạo Gia-Tô, nhưng vua cũng không muốn đạo này bành trướng, nên không cho phép giáo sĩ vào thêm; tuy vậy giáo sĩ vẫn vào lậu. Tháng 5/1821, Chaigneau từ Pháp về, cho 4 giáo sĩ: Olivier, Gélan, Taberd, Gagelin trốn vào. Vua Minh Mạng được thông báo, biết nhưng lờ đi, không hỏi tội.
Năm 1827, Taberd trở thành Khâm sai giáo hoàng thay Labartette qua đời năm 1822.
Tháng 5/1833, Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt, khởi loạn trong Nam, cũng với sự hỗ trợ của nhóm thừa sai, trong đó có Marchand và Taberd, muốn lật đổ triều Nguyễn, lập một "nước" ở Gia Định, theo đạo Gia Tô La-Mã. Thừa sai Gagelin bị bắt vì tội đã trốn khỏi địa hạt bị quản thúc, đi khắp nơi giảng đạo, Gagelin bị xử giảo (thắt cổ) ngày 17/10/1833. Taberd, Khâm Sai của giáo hoàng, sợ quá, chạy sang Xiêm. » [Xem Thụy-Khuê, QHH, sđd. Có dẫn chứng tài liệu.].
f) Một số người Việt Ki-Tô giáo La-Mã, đã làm tay sai cho các thừa sai và Pháp.
1) Đỗ Hữu Phương. Sinh năm 1844, tại Sàigòn. Lúc trước xin đi học làm linh mục ở Penang, sau về lại Sàigòn, làm tay sai cho Pháp, chống triều đình, đánh phá Nguyễn Trung Trực. Nghe tin cụ Nguyễn Trung Trực, bị Pháp giết, vua Tự-Đức có làm bài văn tế, để tế cụ. Đỗ Hữu Phương được Pháp cho làm Tổng Đốc Sàigòn. [Xem Nguyễn Charlie – NCTTĐTG – sđd và Wikipedia tiếng Việt.].
2) Trần Bá Lộc. Sinh năm 1834, tại Long-Xuyên. Là người theo đạo Ki-Tô La-Mã, gia nhập « Đoàn quân Ki-Tô La-Mã » của Charner, để đánh chiếm thành Rạch-Giá, sau đó lại được lệnh đánh phá nghĩa quân từ Quảng-Nam đến Phan-Thiết. Được Pháp cho làm Tổng Đốc Rạch-Giá. [Xem Nguyễn Charlie – NCTTĐTG – sđd.].
3) Trần Tử Ca. Sinh tại Gò-Vấp. Lúc trước theo nghĩa quân, sau đó theo đạo Ki-Tô La-Mã và theo Pháp, để đánh lại nghĩa quân ở các tỉnh miền Tây. Năm 1862, được Pháp cho làm Tri Huyện Hóc-Môn. Bị nghĩa quân giết vào đêm 09/02/1885. [Xem Nguyễn Charlie – NCTTĐTG – sđd.].
4) Huỳnh Công Tấn. Là một người theo đạo Ki-Tô La-Mã, nằm trong nghĩa quân của cụ Trương Công Định, nhưng sau đó lại ám sát cụ Trương Công Định vào ngày 20/08/1864, và ngày 19/09/1868, với lính tập người Ki-Tô La-Mã, vây bắt cụ Nguyễn Trung Trực, ở đảo Phú-Quốc. Được chính phủ Pháp tặng Bắc Đẩu Bội Tinh. [Xem NCTTĐTG, sđd.].
5) Tạ Văn Phụng hay Phêrô Lê Duy Phụng. Lúc trước, được đưa đi học để làm linh mục tại Penang, sau do Puginier xúi mượn danh nghĩa là hậu duệ nhà Lê, đánh chiếm Bắc Kỳ, muốn biến Bắc Kỳ thành một nước tự trị Ki-Tô giáo, đối đầu với triều đình [Xem phần nói về Puginier ở trên]. Triều đình phái tướng Nguyễn Tri Phương ra dẹp giặc, bắt Tạ Văn Phụng về kinh đô Huế xử tử. [Xem NCTTĐTG, sđd.].
Và còn nhiều nữa, nhưng tôi không có thì giờ để tra khảo nhiều sách vở.
Các thừa sai cùng các người Việt Ki-Tô giáo La-Mã, trình ở trên, đã giết hàng ngàn lính của triều đình và hàng vạn dân Việt Nam. Qua ba triều vua Minh-Mạng, Thiệu-Trị, Tự-Đức, các vị vua cũng chỉ giết khoảng trên dưới chừng một trăm người, là những thừa sai, những linh mục Việt và những người thủ lãnh cầm quân đánh lại triều đình, còn những người dân theo đạo Ki-Tô La-Mã thì bị đánh roi, hay giao cho các quan khuyên giải, rồi tha cho về, và chỉ dụ cho các quan, nên nhẹ tay và khoan hồng, vì cho rằng họ « ngu muội, theo tà đạo ». [Xem Nguyễn Quốc Trị, sđd, tập I, trang 539, 540 ; 702, 703, 704 ; 743, 744, 745. Có dẫn chứng tài lệu đàng hoàng, như Thực Lục, vv…].
Những điều tôi viết ở trên là chuyện lịch sử. Công bằng mà nói, theo sự quan sát của tôi, thì bắt đầu dưới triều Thành-Thái, cũng có những người Công Giáo Việt Nam thấy những hành vi bóc lột, cao ngạo, trịch thượng của thực dân Pháp, đã lên tiếng, hay gia nhập vào các đảng phái, để chống đối kịch liệt, dưới hình thức nầy hay hình thức khác, nền đô hộ của Pháp, trong đó cũng có những giáo sĩ và quan lại.
III – Canh tân Đất Nước.
1) Gặp khó khăn.
Các vị vua Minh-Mạng, Thiệu-Trị, Tự-Đức cũng muốn canh tân đất nước, như Nhật Bản, nhưng các vua Minh-Mạng, Thiệu-Trị thì lo các thừa sai, cùng giáo dân Ki-Tô giáo La-Mã, đánh phá, đòi chiếm đất tự trị (Bắc Kỳ, Nam Kỳ), như ở Trung-Quốc (Chiến tranh Na Phiến 1839-1856), thì còn thì giờ đâu để canh tân như Nhật Bản, mặc dù hai vị vua nầy cũng cho sinh viên Việt-Nam sang Tây Phương học hỏi. Chế tạo « Tàu Đồng » theo kiểu Tây Phương, cho chạy thử, từ Huế vào Đà-Nẵng… (Con dân Việt-Nam sang Tây Phương du học, nếu không phải là giáo dân Ki-Tô giáo La-Mã, thì bị các thừa sai Pháp làm khó dễ).
Thấy Anh thành công chiếm Trung Quốc, do vũ lực, trong chiến tranh nha phiến (1839-1856). Pháp muốn cạnh tranh với Anh, nên cũng dùng vũ lực tối tân, nhờ cuộc « Cánh Mạng Công Nghệ » và sự cạnh tranh đi chiếm thuộc điạ của các nước Tây Phương, như đã trình trên, và cũng do các thừa sai Pháp đã dọn đường sạch sẽ cho Pháp chiếm Việt-Nam. Năm 1857, lấy cớ « bảo vệ các giáo sĩ », Pháp tấn công Đà-Nẵng với sự đồng lõa của Pellerin, Napoléon III và giáo hoàng Pie IX, nhưng việc không thành, vì có Tướng Nguyễn Tri Phương đối đầu, mặc dù vua Thiệu-Trị không hại các thừa sai người Pháp như Lefebvre. Sau đó Pháp bỏ Đà-Năng, cũng do các thừa sai xúi giục, vào đánh chiếm Gia-Định – Sàigòn, vào năm 1858, và Pháp bắc đầu từ từ chiếm Việt-Nam làm thuộc địa, với Hoà Ước Nhâm-Tuất (ngày mồng 9, tháng 5, năm Nhâm-Tuất – 05/06/1862), làm cho Cụ Phan Thanh Giản phải tự vận. [Xem Phan Thanh Giản, Wikipedia tiếng Việt.].
Còn vua Tự Đức phải đánh nhau với Pháp trong gần 20 năm, có sự hỗ trợ của các thừa sai và giáo dân Ki-Tô giáo La-Mã, thì làm sao có thì giờ đâu để "canh tân Đất Nước"? [Xem Thụy-Khuê, QHNTL, sđd]. Vua Tự-Đức rất ưa chuộng những bài tường trình của Nguyễn Trường Tộ, nhưng Nguyễn Trường Tộ là người theo đạo Ki-Tô La-Mã, là tay say của giám mục Gauthier, và chính Nguyễn Trường Tộ xin vua Tự Đức để cho giáo sĩ tham chính, làm cho Triều Đình nghi ngờ là nếu có canh tân được thì các giáo sĩ sẽ nhảy vào tham chính. [Xem Charlie Nguyễn, TACTS, sđd, Thụy-Khuê, QHNTL. Huế. sđd].
Nhà Nguyễn cũng đã hy sinh 3 vị Hoàng Đế, do Pháp đưa lên ngôi, để rồi chống lại sự Đô Hộ của Pháp.
Những nước như Ấn-Độ, Trung-Quốc, dân số và đất đai lớn hơn gấp 10 lần nước Việt-Nam mà còn bị Tây Phương xâm chiếm, huống hồ một nước nhỏ bé của chúng ta. Cái rủi của chúng ta là không được Mỹ tiếp cận lúc bấy giờ, như Nhật Bản (lúc bấy giờ, chứ không nói đến sau nầy).
Nói tóm lại, Việt-Nam mình xui, nếu gặp được Mỹ, sớm như ở Nhật, và nước Nhật không bị các thừa sai cùng giáo dân của họ khuấy rối (lúc bấy giờ), có lẽ Việt-Nam mình cũng sẽ văn minh về khoa học, kỷ thuật như Nhật. Cũng nên nói rằng, hiệp thương buôn bán giữa Nhật và Mỹ, không nhắc đến đạo Ki-Tô giáo. Nhật là một nước cấm thừa sai rất gắt gao, và giết thừa sai và giáo dân nhiều nhất ở châu Á. Các thừa sai sống chui rúc, nếu chính quyền biết được là giết liền, không nói năng chi cả. Cũng vì thế mà hiện giờ, ở nước Nhật có ít người theo Ki-Tô giáo nhất ở Á Châu. [Xem Wikipédia : Persécution des chrétiens au Japon].
2) Củng cố trong nước.
a) Khi vua Gia-Long đã thống nhất Đất Nước, thì nhà vua đã mở rộng lãnh thổ, sau đó vua « Minh Mạng còn là nhà kiến trúc, xây 23 thành trì: Hưng Hoá (1821); Sơn Tây (1822); Quảng Bình, Ninh Bình (1823); Bắc Ninh, Cao Bằng, Định Tường (1824); Quảng Yên (1827); Nghệ An (1831); Hưng Yên (1832); Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Nam (1833); A Giang (Châu Đốc), Hà Tiên, Lạng Sơn (1834); Hà Nội (1835); Gia Định (Sàigòn, 1836), Phú Yên, Bình Thuận, Quảng Trị (1837), Biên Hoà (1838). Thiệu Trị xây thêm thành Tuyên Quang (1844).
Nếu vua Minh Mạng không chết vì ngã ngựa, chưa chắc quân Tây Dương đã dám dụng đến nước ta. Bởi tất cả những thành trì kiên cố này đã ngăn chặn quân Pháp, gây khó khăn, nên họ không thể nhanh chóng mà chiếm được. Phải mất 20 năm. ». [theo Thụy-Khuê, QHNTL. Huế. sđd].
b) Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước, chính sách ngoại giao.
Chính quyền trung ương cai quản cả nước, mỗi thành có một Tổng Trấn trông coi, mỗi tỉnh thì có Tổng Đốc, hay Tuần Phủ trông coi…Cho ra Hoàng Việt Luật Lệ. Lập lệ giám thuế cho dân. Lập Văn Miếu. Hoà hiếu với Bắc phương, Chân-Lạp, Xiêm-La. Năm 1817, Bá Tước De Kergarion mang quốc thơ của Louis XVIII xin thi hành Hiệp Ước Versailles ?! [Xem ở trên về chuyện không thi hành hiệp ước nầy], bị vua Gia-Long đuổi về, nhưng vẫn cho hai thuyền buôn « Rose » và « Le Henri » vào Đà -Nẵng, bán hàng hóa và mua chè, lụa chở về lại Pháp…[Xem Trần Trọng Kim, VNSL, sđd].
c) Xác lập chủ quyền tại 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, mà hiện nay Việt-Nam có chứng cớ để kiện với quốc tế về chủ quyền của mình.
d) Phát triển nền văn hóa dân tộc với việc để lại những di sản văn hóa : Sự thống nhất về chính trị thúc đẩy sự phát triển về văn hóa rất nhiều. Lời bình của cố giáo sư Trần Văn Giàu cho ta thấy một đỉnh cao văn hóa dưới thời nhà Nguyễn. Như Văn tế trận vong tướng sĩ, Văn tế Châu Văn Tiếp, Văn tế Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Kim Vân Kiều…
e) Hình thành những thị cảng có vai trò quan trọng, như Hội-An, Cù Lao Phố, Mỹ-Tho, Đại-Phố, Hà-Tiên và Sài-Gòn…
f) Đường Thiên Lý - Đường Cái quan là đường Quốc Lộ số 1 ngày nay, chạy suốt từ Nam-Quan đến Cà-Mâu. Và Sông Vĩnh-Tế, phương tiện giao thông rất thuận lợi, mà cả ngày nay (2022) cũng khó mà bỏ qua được ! Chưa kể với hàng trăm sông đào khác, khắp cả nước Việt-Nam. [Xem Huỳnh Thiệu Phong. Công trạng của các Chúa Nguyễn và Vương Triều Nguyễn, đôi điều suy ngẫm. Trên Mạng Internet.]. Nguyễn Ánh, trong bối cảnh chiến tranh, vẫn cho xây dựng đồn điền, làng mạc, không có một mãnh đất phì nhiêu nào mà không có người đến khai thác, không có một khu rừng nào mà không chăm sóc. Cấm mê tín di đoan, v…v…[Xem Thụy Khuê, QHNTL. Huế. Nguyễn Trung Dũng, VTC News. Internet.].
g) Chưa nói đến công lao cùa các Chúa Nguyễn đã mở nước, không bạo lực, từ vĩ tuyến thứ 13 Bắc (Phú-Yên) đến vĩ tuyến thứ 07 Bắc, để chúng ta ngày nay, tự hào là nước mình hình cong như chữ S, với rừng Vàng, biển Bạc.
IV - Tạm Kết Luận.
Như đã trình ở trên. Eric Roulet đã nói « évangéliser pour coloniser » (Truyền giáo để chiếm Thuộc Địa). Các nước Tây Phương, nhờ các thừa sai của Vatican xúi giục, từ thế kỷ thứ XVII, đi chiếm thuộc địa, để tiện đường mang « Tin Lành » đến những nước « chậm tiến, man rợ » để « cứu rỗi linh hồn người man di », nhưng thời cơ của các nước Tây Phương chưa thuận tiện, để rồi gần cuối thế kỷ thứ XIX, các nước Tây Phương, mới hùng mạnh, kinh tế dồi dào, vũ khí, chiến hạm tối tân, đua nhau đi chiếm thuộc địa mà các thừa sai đã dọn đường sạch sẽ. Vậy có Nguyễn-Phước Ánh, có các vị vua Minh-Mạng, Thiệu-Trị, Tự-Đức, hay không có Nguyễn-Phước Ánh, các vị vua Minh-Mạng, Thiệu-Trị, Tự-Đức, Pháp vẫn chiếm Việt-Nam như thường, cũng như chiếm Ân-Độ, Trung-Quốc, những nước mà dân số cùng diện tích lớn hơn gấp 10 lần đất nước, và dân số của Việt-Nam.
Ở thế kỷ thứ XVII, Pháp đã muốn chiếm Việt-Nam, do các thừa sai thực dân xúi giục [Xin xem ở trên], khi mà Nguyễn-Phước Ánh chưa sinh ra (sinh năm 1762), và mấy « ông Tây phiêu lưu, ít học » mà Nguyễn-Phước Ánh đã lợi dụng, cũng chưa sinh ra. Các thừa sai thực dân [Xin xem ở trên], ở thế kỷ thứ XVII và ở gần cuối thế kỷ thứ XIX, không dính dáng gì cả đến Nguyễn-Phước Ánh, và mấy « ông Tây phiêu lưu, ít học » mà Nguyễn-Phước Ánh đã lợi dụng. Thế mà có người vu khống cho Nguyễn-Phước Ánh « cõng rắn cắn gà nhà » cho được ! Nói như vậy có phải là « Hàm Hồ » quá chăng ???!
Các vị vua Minh-Mạng, Thiệu-Trị, Tự-Đức, chẳng những không phải là những hôn quân mà là những vị vua minh quân. Không bế quan, tỏa cảng, giao thiệp rộng rãi với Pháp với các nước lân bang cùng các nước Tây Phương, tìm đủ mọi cách để canh tân đất nước [Xem NQTrị, sđd, tập 1, trang 463 và 480 đến 494. Xem phần « Canh Tân Đất Nước » ở trên.].
Pháp chiếm Việt-Nam, vì nhờ cuộc « cách mạng khoa học, kỷ thuật » ở Tây Phương. Vũ khí, chiến hạm của họ, hơn hẳn vũ khí, chiến hạm ở Á-Châu, cùng với phong trào đua nhau đi chiếm thuộc địa với sự đồng lõa của các thừa sai và giáo dân của họ làm nội ứng, (Pháp lấy danh nghĩa bảo vệ thừa sai và giáo dân Ki-Tô La-Mã, để đánh chiếm Việt-Nam), thì Việt-Nam mình làm sao chống nổi. Ngay cả Ấn- Độ, Trung-Quốc cũng đều bó tay.
Ở đời, những thế hệ sẽ qua đi, nhưng Lịch Sử vẫn còn đó.
Kính xin độc giả vui lòng cho ý kiến, để tôi được học hỏi thêm.
Kính,
Nguyễn Vĩnh-Tráng.
Tiết Hàn Lộ, năm con Cọp.
109 102 022 nvt*ttl*