TRĂNG RẰM HỘI AN
MARIA COFFEY
PHẠM TƯỜNG MÂY dịch
Cảm hứng từ tình bạn với một phụ nữ Việt Nam di tản hiện đang sinh sống ở Anh Quốc, năm 1994, nữ văn sĩ người Anh, Maria Coffey cùng với chồng, Dag Goering, làm một cuộc hành trình gian nan bằng ghe và xe đạp, đi dọc suốt chiều dài nước Việt. Những tâm cảm của bà trong chuyến đi được ghi lại thành du ký vừa xuất bản năm 1996: “Three Moons in Vietnam”. Trong suốt tác phẩm, chúng ta thấy tràn đầy những tình cảm thân ái và xúc động mà bà Maria Coffey đã dành cho nước Việt. Những đoạn dịch rời ở đây (chapter Full Moon in Hội An) sẽ không đủ để phản ảnh tác phẩm, chỉ mong được làm một lời giới thiệu.(Lời người dịch)
Đoái trông muôn dặm tử phần
Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa
(Nguyễn Du)
Sau suốt một ngày dài đạp xe trên quốc lộ Một, tôi đứng ngắm nhìn con đường hẹp đầy những tàng cây cổ thụ dẫn vào Hội an. Con đường mở ra như một mời mọc quyến rũ. Hai bên đường, ruộng lúa lấp lánh vàng dưới ánh ráng chiều chạy dài mãi cho đến tận chân dãy đồi ở xa xa.Chúng tôi thơ thẩn đạp xe có hơn tiếng đồng hồ trên con đường mười cây số dẫn vào thành phố. Hội An trông như một ngoại ô buồn ngủ với những ngôi nhà cổ đầy những vườn dâu um tùm lá. Đi đến ngã tư một con đường lớn hơn, đã thấy có những xe đạp và xe gắn máy nhưng tất cả vẫn đều không có vẻ gì vội vã. Dừng xe đạp trước một khách sạn của chính quyền địa phương, hàng chục những xe minibus chở khách du lịch đã đậu từ lúc nào trước cửa. Một anh chàng trẻ tuổi Hoa Kỳ lại gần gạ chuyện:
“Vậy, bà bữa nay từ đâu đến?” Tôi ngập ngừng trong cổ họng cố moi trí nhớ: “Anh thấy đó, chúng tôi đi bằng xe đạp; À, Sa Huỳnh, phải rồi, tôi đạp xe đến Sa Huỳnh.” Gã thanh niên trợn tròn đôi mắt: “Đạp xe? Từ đâu? Đi đâu?” Tôi kể vắn tắt đoạn hành trình của mình trong tháng vừa qua, cả đường bộ lẫn đường thủy, từ châu thổ sông Cửu Long đến Nha Trang, từ Bình Định ra Quảng Ngãi. Hắn lắc đầu: “Tôi đi bằng xe du lịch minibus, cũng đủ khiếp đảm.” “Anh bao nhiêu tuổi?” “Hai mươi mốt.” Vừa đúng nửa tuổi của mình, tôi nghĩ thầm trong bụng. Đáng lẽ ra, người khách đi du lịch Việt Nam bằng xe bus có gắn máy lạnh dành cho những vị cao niên phải là tôi chứ không phải chàng thanh niên Hoa Kỳ trẻ tuổi này.
MARIA COFFEY
PHẠM TƯỜNG MÂY dịch
Cảm hứng từ tình bạn với một phụ nữ Việt Nam di tản hiện đang sinh sống ở Anh Quốc, năm 1994, nữ văn sĩ người Anh, Maria Coffey cùng với chồng, Dag Goering, làm một cuộc hành trình gian nan bằng ghe và xe đạp, đi dọc suốt chiều dài nước Việt. Những tâm cảm của bà trong chuyến đi được ghi lại thành du ký vừa xuất bản năm 1996: “Three Moons in Vietnam”. Trong suốt tác phẩm, chúng ta thấy tràn đầy những tình cảm thân ái và xúc động mà bà Maria Coffey đã dành cho nước Việt. Những đoạn dịch rời ở đây (chapter Full Moon in Hội An) sẽ không đủ để phản ảnh tác phẩm, chỉ mong được làm một lời giới thiệu.(Lời người dịch)
Đoái trông muôn dặm tử phần
Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa
(Nguyễn Du)
Sau suốt một ngày dài đạp xe trên quốc lộ Một, tôi đứng ngắm nhìn con đường hẹp đầy những tàng cây cổ thụ dẫn vào Hội an. Con đường mở ra như một mời mọc quyến rũ. Hai bên đường, ruộng lúa lấp lánh vàng dưới ánh ráng chiều chạy dài mãi cho đến tận chân dãy đồi ở xa xa.Chúng tôi thơ thẩn đạp xe có hơn tiếng đồng hồ trên con đường mười cây số dẫn vào thành phố. Hội An trông như một ngoại ô buồn ngủ với những ngôi nhà cổ đầy những vườn dâu um tùm lá. Đi đến ngã tư một con đường lớn hơn, đã thấy có những xe đạp và xe gắn máy nhưng tất cả vẫn đều không có vẻ gì vội vã. Dừng xe đạp trước một khách sạn của chính quyền địa phương, hàng chục những xe minibus chở khách du lịch đã đậu từ lúc nào trước cửa. Một anh chàng trẻ tuổi Hoa Kỳ lại gần gạ chuyện:
“Vậy, bà bữa nay từ đâu đến?” Tôi ngập ngừng trong cổ họng cố moi trí nhớ: “Anh thấy đó, chúng tôi đi bằng xe đạp; À, Sa Huỳnh, phải rồi, tôi đạp xe đến Sa Huỳnh.” Gã thanh niên trợn tròn đôi mắt: “Đạp xe? Từ đâu? Đi đâu?” Tôi kể vắn tắt đoạn hành trình của mình trong tháng vừa qua, cả đường bộ lẫn đường thủy, từ châu thổ sông Cửu Long đến Nha Trang, từ Bình Định ra Quảng Ngãi. Hắn lắc đầu: “Tôi đi bằng xe du lịch minibus, cũng đủ khiếp đảm.” “Anh bao nhiêu tuổi?” “Hai mươi mốt.” Vừa đúng nửa tuổi của mình, tôi nghĩ thầm trong bụng. Đáng lẽ ra, người khách đi du lịch Việt Nam bằng xe bus có gắn máy lạnh dành cho những vị cao niên phải là tôi chứ không phải chàng thanh niên Hoa Kỳ trẻ tuổi này.
Comment