THÀNH PHỐ MA Ở HUẾ NƠI NGƯỜI CHẾT REO CƯỜI
Lê văn Lân
* VÙNG ĐẤT TƯƠNG PHẢN THIÊN THU
Sau hơn 30 năm xa cách, tôi đã trở về đất Huế-một vùng đất tương phản thiên thu:Huế, đất của những con người "tâm sự nhiều mà ít hé trên môi" và "thường hay sầu giữa lúc thế gian vui" như thơ của Bích Lan! Và Huế còn trứ danh ác liệt qua nhận xét đầy triết lý của Foulon, nơi mà "tang tóc ngậm cười và niềm vui não nuột" (...le deuil sourit, la joie soupire)!
Ấy vậy mà trong chuyến về thăm lại Huế trong tháng ba vừa qua, vợ chồng người em gái tôi lại rủ tôi viếng thăm một địa điểm với cái tên quái dị là "Thành Phố Ma"! Nơi đây là làng An Bằng cách cửa Thuận An khoảng bốn chục cây số. Theo lời giới thiệu trịnh trọng của người em rể : Nơi đây linh hồn người chết không ngậm cười nơi chín suối như người ta thường nói, mà phải bảo rằng những hồn ma ở đây reo cười rạng rỡ Reo cười là đúng vì chốn này du khách sẽ bị choáng ngộp vì những kiến trúc mộ phần, lăng tẩm muôn mầu muôn vẻ tuơi vui...
Thế là chiếc xe bao thuê Daihatsu nhỏ nhắn bẩy chỗ ngồi, chúng tôi đi thăm làng An Bằng với một niềm vui háo hức đầy tính chất nghịch lý này. Dựa trên những dữ kiện lịch sử, địa lý, nhân văn viết về làng này trên những báo chí địa phương, người em gái của tôi ngồi trên xe đã trò chuyện dẫn dắt chúng tôi từ nhạc nhiên này qua nhạc nhiên khác: Nói là làng, chứ An Bằng chỉ là một thôn nhỏ của những người chài lưới duyên hải. Thôn An Bằng thuộc xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm cách cửa biển Thuận An về phía nam khoảng 40 cây số.
Thôn An Bằng được mô tả cô lập như ốc đảo với biển cả và đầm phá bao quanh: biển ở phía đông, đầm phá Tam Giang vây khắp phía còn lại, nên thôn làng nối với đất liền chỉ bằng con đường nhỏ trên bộ chạy dài từ Thuận An chạy qua con đập đắp qua cửa Hòa duân. Địa thế của làng An Bằng khiến tôi nhớ đến bài thơ Quê hương của Tế Hanh:
Theo tài liệu địa bạ của tỉnh Thừa Thiên dưới triều Nguyễn, diện tích thôn An Bằng có 1201 mẫu 1 sào toàn là cát trắng! Vì là sống trên vùng toàn la đất trắng, nên dân làng chỉ sống chủ yếu về chài lưới. "Trước đây chúng tôi cực lắm - một người dân An Bằng tiết lộ - Làm nghề cá khi gặp mặt trời yên bể lặng thì đủ ăn. Còn không thì ăn cháo xương rồng..." (phóng sự của Hồ Vĩnh: "Xa rồi Thành phố lăng" Tuyển tập Nhớ Huế số 5, Nhà Xuất bản Trẻ). Món xương rồng ăn đở dạ thì không sao, nhưng ăn nhiều thì mặt phù thũng. Cái cực khổ này còn bi đát hơi với sự kiện " đến chất đốt sử dụng để nấu nướng và sưởi ấm mùa đông cũng chỉ là những nhánh thông èo uột khẳng khiu mà trẻ mót lượm trên vùng cát trắng miền trung, vốn khô cằn lũ lụt hằng năm" (theo tài liệu của Tổng đội Xây lấp Thanh niên Đà Nẵng - tháng 11 năm 2000). Nhưng rồi bắt đầu vào khoảng năm 1990, qua sự cởi mở của nhà nước, thôn An Bằng nghèo khổ bỗng như nàng Lọ Lem trở thành công chúa . khi thăm thôn làng này với một tổng thể phong phú của những ngôi lăng mộ nguy nga cất bằng bê tông, nhà du lịch người Pháp tên André Crozeilles phải thốt lên kinh ngạc "Một vùng cát trắng mà trở thành một đô thị người chết!"
Lê văn Lân
* VÙNG ĐẤT TƯƠNG PHẢN THIÊN THU
Sau hơn 30 năm xa cách, tôi đã trở về đất Huế-một vùng đất tương phản thiên thu:Huế, đất của những con người "tâm sự nhiều mà ít hé trên môi" và "thường hay sầu giữa lúc thế gian vui" như thơ của Bích Lan! Và Huế còn trứ danh ác liệt qua nhận xét đầy triết lý của Foulon, nơi mà "tang tóc ngậm cười và niềm vui não nuột" (...le deuil sourit, la joie soupire)!

Thế là chiếc xe bao thuê Daihatsu nhỏ nhắn bẩy chỗ ngồi, chúng tôi đi thăm làng An Bằng với một niềm vui háo hức đầy tính chất nghịch lý này. Dựa trên những dữ kiện lịch sử, địa lý, nhân văn viết về làng này trên những báo chí địa phương, người em gái của tôi ngồi trên xe đã trò chuyện dẫn dắt chúng tôi từ nhạc nhiên này qua nhạc nhiên khác: Nói là làng, chứ An Bằng chỉ là một thôn nhỏ của những người chài lưới duyên hải. Thôn An Bằng thuộc xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm cách cửa biển Thuận An về phía nam khoảng 40 cây số.
Thôn An Bằng được mô tả cô lập như ốc đảo với biển cả và đầm phá bao quanh: biển ở phía đông, đầm phá Tam Giang vây khắp phía còn lại, nên thôn làng nối với đất liền chỉ bằng con đường nhỏ trên bộ chạy dài từ Thuận An chạy qua con đập đắp qua cửa Hòa duân. Địa thế của làng An Bằng khiến tôi nhớ đến bài thơ Quê hương của Tế Hanh:
Làng tôi ở, vốn làm nghề chài lưới,
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá...
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá...
Comment