Người hành khất và con chó.
Vĩnh Khanh
Cảm xúc qua một tấm hình trên internet.
Lão Chột trở mình thức giấc, trên trán còn ướt đẫm mồ hôi. Trong giấc chiêm bao vừa rồi lão thấy lại hình ảnh người vợ hiền năm xưa đang ẵm đứa con từ xa giơ tay vẫy vẫy. Lão thấy rõ ràng vợ con ngay trước mặt mà sao chạy hoài không tới và cuối cùng hình ảnh vợ con lão nhạt nhoà dần.
Lão vừa chạy vừa cất tiếng gọi tên vợ con thảm thiết nhưng hình như bà ta không nghe và tiếp tục mờ nhạt dần cho đến khi biến mất, cũng vừa đúng lúc lão giật mình thức dậy. Không biết đây là lần thứ mấy trong giấc chiêm bao lão mơ thấy vợ con. Nằm thêm một lúc không thể nào ngủ lại được, lão chống tay ngồi dậy nhìn bâng quơ ra ngoài đường, đầu óc cố nhớ lại hình ảnh thân yêu của vợ con trong giấc mơ khi nãy, con mắt còn lại của lão hình như còn đọng một giọt nước mắt. Giơ tay dụi mắt lão ngửa người dựa lưng vào bờ tường cửa hàng bách hoá, nơi lão chọn làm chỗ ngủ mỗi đêm. Hình ảnh vợ con thỉnh thoảng cứ hay về quấy phá trong giấc ngủ và chỉ có điều này mới có thể làm sống lại tình cảm trong con người khô cằn của lão.
Sau những giấc mơ như vậy, hình ảnh trong quá khứ lại quay về khuấy động tâm tư và làm đau lại vết thương lòng đã liền da từ lâu của người ăn mày khốn khổ này. Lão Chột trước đây cũng là một người lành lặn và có vợ con như mọi người khác. Thời VNCH, lão đi lính địa phương quân cấp bậc binh nhất, đóng ở một quận lỵ thuộc tỉnh Chương Thiện. Ngoại trừ những bữa phải trực đêm, còn lại thì ngày ngày tới giờ xách súng đi gác ở trước quận. Nhiệm vụ mở cổng cho xe chạy ra chạy vô, gặp ông nào đeo lon sĩ quan thì giơ tay chào kính cho đúng điệu nhà binh, thế thôi. Hết giờ thì đổi gác đi về. Nói chung chỉ là một thứ lính làm kiễng. Tại đây lão quen và lập gia đình với một cô gái bán rau cải ở chợ. Cuộc sống của hai vợ chồng thật bình dị nhưng rất hạnh phúc, nhất là sau khi đứa con trai kháu khỉnh của họ chào đời. Tuy nhiên sống ở thời chiến tranh, mọi chuyện không ai có thể biết trước được. Con trai vừa mới ra đời không bao lâu thì một đêm cả nhà đang say ngủ, đạn pháo kích rót vào ngay khu vợ chồng lão đang ở. Kết quả tất cả người thân của lão: Cha mẹ già, vợ và đứa bé sơ sinh chết ngay tại chỗ. Còn riêng lão bị phỏng nặng và nhiều thương tật khác trên cơ thể. Người ta đưa lão vào bệnh viện cấp cứu sau một đêm bị kẹt dưới căn nhà đổ nát. Các bác sĩ đã tận tình cứu chữa và cứu sống được mạng lão, nhưng thân người bị co rút nhiều chỗ vì phỏng. Mắt trái bị mù và chân phải tuy được lắp vào một thanh sắt nhưng cũng bị khập khiểng suốt đời. Lão đã như một người điên loạn sau tai nạn thảm khốc và sự mất mát lớn lao này. Suốt ngày cứ kêu gào nguyền rủa đất trời và chưởi bới cả những người đã cứu mình rằng tại sao cứu sống lão làm gì, không để lão chết theo gia đình vợ con… Ai nhìn thấy cảnh đó cũng thương tâm.
Sau khi rời bệnh viện với thân thể tàn tật, sức khoẻ yếu đuối. Không còn ai là thân nhân. Số tiền chính phủ trợ cấp tuy cũng đủ cho lão có thể làm vốn sinh sống bằng cách mua bán tạp hóa nhỏ. Nhưng về lại chốn cũ, nhìn đâu cũng thấy hình ảnh cha mẹ, vợ con đã chết thảm thiết, càng khiến lão đau lòng thêm nên sinh tật uống rượu say sưa suốt ngày… Dần dần tiền bạc hết sạch, lão bán luôn nền nhà, rời bỏ quận lỵ hiền hoà, bỏ lại sau lưng những hình ảnh hạnh phúc gia đình xa xưa... Hành trang mang theo bên mình đơn giản chỉ là nỗi đau thương chất ngất.
Lý do dẫn dắt lão vào con đường ăn xin kế tiếp đó, không khó đoán cho lắm. Tiền bạc tiêu xài hết, thân thể lại tật nguyền không ai muốn thuê mướn… Lão lang thang khắp nơi. Người ta thường thấy lão la cà xin ăn ở các chợ búa, rồi trôi dạt đến bắc Cần Thơ, bắc Mỹ Thuận… cuối cùng lưu lạc lên tận Saigon. Không ai biết tên lão là gì. Nói cho cùng thì đâu ai để ý tới tên tuổi một người ăn xin? Chỉ có mấy đứa con nít thấy lão tật nguyền thỉnh thoảng trêu chọc gọi là "Lão Chột". Riết rồi danh xưng này nghiễm nhiên trở thành như một cái tên thực thụ của lão. Nhiều khi đi xin cả ngày không ai cho gì cả. Bụng đói meo, lão phải đến những quán ăn chờ người ta ăn xong, vào chộp vội những tô bát trên bàn vét chút thức ăn thừa mứa cho đỡ đói, bị chủ quán thẳng tay xua đuổi, đánh đập. Mỗi khi nhớ tới những lúc khốn khó đó, nước mắt tự nhiên ứa ra trên con mắt còn lại của lão.
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 xảy ra ảnh hưởng đến toàn miền Nam nhưng hình như không ảnh hưởng đến lão Chột nhiều cho lắm. Đã là một người đi ăn xin thì dù ở chế độ nào cũng có gì khác biệt nhiều đâu?? Lúc thiên hạ ở khắp nơi bồng bế nhau chạy nạn súng đạn, lão cũng vẫn dửng dưng không lo lắng gì cả. Lão chỉ theo đoàn dân tị nạn mục đích để xin ăn thôi… rồi cũng được cho vào khu tạm trú do chính quyền VNCH dựng lên. Thật tình nói, mấy ngày giặc giả này đâm ra lão lại được no đủ hơn những ngày thường. Ngoài thực phẩm được phát, lão còn được cả quần áo và những đồ dùng khác nữa. Cho nên mặc ai lo âu gì thì lo, lão cứ tỉnh bơ.
Cuộc đổi đời xảy ra. Cộng Sản lên nắm chính quyền. Đối với lão cũng chẳng có gì thay đổi. Ngày ngày lão cũng vẫn phải đi ăn xin. Chế độ mới cũng chẳng giúp được gì cho những người như lão hết. Đối với bọn ăn xin như lão, mấy chữ Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc… gì gì đi nữa thì cũng chỉ là những danh từ rỗng tuếch và hoàn toàn vô nghĩa. Cuộc sống của lão dù ở chế độ nào thì cũng thế. Thời VNCH lão cũng đi ăn xin. Bây giờ Cộng Sản lên nắm chính quyền thì lão cũng đi ăn xin chứ có khác gì đâu? Chế độ nào cũng hô hào cho dữ, la cho to…nhưng những chuyện đó dành cho ai khác chứ không phải cho bọn khốn khổ ăn mày như lão. Bởi vậy mỗi ngày lão đi dưới cờ xí rộn ràng và những biểu ngữ thật kêu nhưng lòng lão thật dửng dưng. Đối với lão tất cả những thứ đó đều là vô nghĩa!
Tuy nhiên đi ăn xin cũng đâu phải là yên. Bọn hành khất như lão cứ bị đuổi lên đuổi xuống hoài. Nhiều biểu ngữ hô hào cho chiến dịch "Quyết tâm làm sạch đường phố" treo khắp nơi và bọn công an được lệnh thẳng tay xua đuổi những người được coi như đang làm dơ bẩn đường phố: Trong đó có những người bán hàng rong bị xem là lấn chiếm lòng lề đường, những kẻ tật nguyền ăn xin như lão thì bị xem như là thành phần cặn bã, ăn bám xã hội… chỉ làm xấu bộ mặt thành phố chứ chẳng ích lợi gì!. Như vậy hóa ra bọn ăn mày như lão đồng nghĩa với một thứ rác rưới nào đó không hơn không kém.
Có lúc bị xua đuổi quá, bụng thì đói meo. Lão đã không còn dằn được lên tiếng chưởi lại bọn công an, không sợ gì cả:
- "Tổ mẹ tụi bây. Tao đi ăn mày lòng thương hại của bá tánh chứ có mắc mớ gì tới mả mẹ tụi bây mà tụi bây xua đuổi. Cấm không cho tao đi ăn xin thì phải cho tao ăn cái gì chứ . Tụi bây chỉ biết đuổi tao đi khơi khơi thì lấy gì tao ăn. Sao không bắn một phát vô đầu cho tao chết mẹ luôn cho rồi. Tổ mẹ tụi bây. "
Bọn công an thấy lão già ăn mày liều mạng quá nên cũng giả vờ không nghe thấy. Chỉ hù dọa cho lão bỏ đi. Những cảnh như thế diễn đi diễn lại hoài. Hễ bị công an đuổi đầu này, lão lại trốn chạy đi đầu khác xin ăn tiếp. Cứ thế lão và những người hành khất khác sống lây lất hết ngày này qua ngày khác với một kiếp sống cơ cực đáng thương.
Vĩnh Khanh
Cảm xúc qua một tấm hình trên internet.
Lão Chột trở mình thức giấc, trên trán còn ướt đẫm mồ hôi. Trong giấc chiêm bao vừa rồi lão thấy lại hình ảnh người vợ hiền năm xưa đang ẵm đứa con từ xa giơ tay vẫy vẫy. Lão thấy rõ ràng vợ con ngay trước mặt mà sao chạy hoài không tới và cuối cùng hình ảnh vợ con lão nhạt nhoà dần.

Lão vừa chạy vừa cất tiếng gọi tên vợ con thảm thiết nhưng hình như bà ta không nghe và tiếp tục mờ nhạt dần cho đến khi biến mất, cũng vừa đúng lúc lão giật mình thức dậy. Không biết đây là lần thứ mấy trong giấc chiêm bao lão mơ thấy vợ con. Nằm thêm một lúc không thể nào ngủ lại được, lão chống tay ngồi dậy nhìn bâng quơ ra ngoài đường, đầu óc cố nhớ lại hình ảnh thân yêu của vợ con trong giấc mơ khi nãy, con mắt còn lại của lão hình như còn đọng một giọt nước mắt. Giơ tay dụi mắt lão ngửa người dựa lưng vào bờ tường cửa hàng bách hoá, nơi lão chọn làm chỗ ngủ mỗi đêm. Hình ảnh vợ con thỉnh thoảng cứ hay về quấy phá trong giấc ngủ và chỉ có điều này mới có thể làm sống lại tình cảm trong con người khô cằn của lão.
*****
Sau những giấc mơ như vậy, hình ảnh trong quá khứ lại quay về khuấy động tâm tư và làm đau lại vết thương lòng đã liền da từ lâu của người ăn mày khốn khổ này. Lão Chột trước đây cũng là một người lành lặn và có vợ con như mọi người khác. Thời VNCH, lão đi lính địa phương quân cấp bậc binh nhất, đóng ở một quận lỵ thuộc tỉnh Chương Thiện. Ngoại trừ những bữa phải trực đêm, còn lại thì ngày ngày tới giờ xách súng đi gác ở trước quận. Nhiệm vụ mở cổng cho xe chạy ra chạy vô, gặp ông nào đeo lon sĩ quan thì giơ tay chào kính cho đúng điệu nhà binh, thế thôi. Hết giờ thì đổi gác đi về. Nói chung chỉ là một thứ lính làm kiễng. Tại đây lão quen và lập gia đình với một cô gái bán rau cải ở chợ. Cuộc sống của hai vợ chồng thật bình dị nhưng rất hạnh phúc, nhất là sau khi đứa con trai kháu khỉnh của họ chào đời. Tuy nhiên sống ở thời chiến tranh, mọi chuyện không ai có thể biết trước được. Con trai vừa mới ra đời không bao lâu thì một đêm cả nhà đang say ngủ, đạn pháo kích rót vào ngay khu vợ chồng lão đang ở. Kết quả tất cả người thân của lão: Cha mẹ già, vợ và đứa bé sơ sinh chết ngay tại chỗ. Còn riêng lão bị phỏng nặng và nhiều thương tật khác trên cơ thể. Người ta đưa lão vào bệnh viện cấp cứu sau một đêm bị kẹt dưới căn nhà đổ nát. Các bác sĩ đã tận tình cứu chữa và cứu sống được mạng lão, nhưng thân người bị co rút nhiều chỗ vì phỏng. Mắt trái bị mù và chân phải tuy được lắp vào một thanh sắt nhưng cũng bị khập khiểng suốt đời. Lão đã như một người điên loạn sau tai nạn thảm khốc và sự mất mát lớn lao này. Suốt ngày cứ kêu gào nguyền rủa đất trời và chưởi bới cả những người đã cứu mình rằng tại sao cứu sống lão làm gì, không để lão chết theo gia đình vợ con… Ai nhìn thấy cảnh đó cũng thương tâm.
Sau khi rời bệnh viện với thân thể tàn tật, sức khoẻ yếu đuối. Không còn ai là thân nhân. Số tiền chính phủ trợ cấp tuy cũng đủ cho lão có thể làm vốn sinh sống bằng cách mua bán tạp hóa nhỏ. Nhưng về lại chốn cũ, nhìn đâu cũng thấy hình ảnh cha mẹ, vợ con đã chết thảm thiết, càng khiến lão đau lòng thêm nên sinh tật uống rượu say sưa suốt ngày… Dần dần tiền bạc hết sạch, lão bán luôn nền nhà, rời bỏ quận lỵ hiền hoà, bỏ lại sau lưng những hình ảnh hạnh phúc gia đình xa xưa... Hành trang mang theo bên mình đơn giản chỉ là nỗi đau thương chất ngất.
Lý do dẫn dắt lão vào con đường ăn xin kế tiếp đó, không khó đoán cho lắm. Tiền bạc tiêu xài hết, thân thể lại tật nguyền không ai muốn thuê mướn… Lão lang thang khắp nơi. Người ta thường thấy lão la cà xin ăn ở các chợ búa, rồi trôi dạt đến bắc Cần Thơ, bắc Mỹ Thuận… cuối cùng lưu lạc lên tận Saigon. Không ai biết tên lão là gì. Nói cho cùng thì đâu ai để ý tới tên tuổi một người ăn xin? Chỉ có mấy đứa con nít thấy lão tật nguyền thỉnh thoảng trêu chọc gọi là "Lão Chột". Riết rồi danh xưng này nghiễm nhiên trở thành như một cái tên thực thụ của lão. Nhiều khi đi xin cả ngày không ai cho gì cả. Bụng đói meo, lão phải đến những quán ăn chờ người ta ăn xong, vào chộp vội những tô bát trên bàn vét chút thức ăn thừa mứa cho đỡ đói, bị chủ quán thẳng tay xua đuổi, đánh đập. Mỗi khi nhớ tới những lúc khốn khó đó, nước mắt tự nhiên ứa ra trên con mắt còn lại của lão.
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 xảy ra ảnh hưởng đến toàn miền Nam nhưng hình như không ảnh hưởng đến lão Chột nhiều cho lắm. Đã là một người đi ăn xin thì dù ở chế độ nào cũng có gì khác biệt nhiều đâu?? Lúc thiên hạ ở khắp nơi bồng bế nhau chạy nạn súng đạn, lão cũng vẫn dửng dưng không lo lắng gì cả. Lão chỉ theo đoàn dân tị nạn mục đích để xin ăn thôi… rồi cũng được cho vào khu tạm trú do chính quyền VNCH dựng lên. Thật tình nói, mấy ngày giặc giả này đâm ra lão lại được no đủ hơn những ngày thường. Ngoài thực phẩm được phát, lão còn được cả quần áo và những đồ dùng khác nữa. Cho nên mặc ai lo âu gì thì lo, lão cứ tỉnh bơ.
Cuộc đổi đời xảy ra. Cộng Sản lên nắm chính quyền. Đối với lão cũng chẳng có gì thay đổi. Ngày ngày lão cũng vẫn phải đi ăn xin. Chế độ mới cũng chẳng giúp được gì cho những người như lão hết. Đối với bọn ăn xin như lão, mấy chữ Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc… gì gì đi nữa thì cũng chỉ là những danh từ rỗng tuếch và hoàn toàn vô nghĩa. Cuộc sống của lão dù ở chế độ nào thì cũng thế. Thời VNCH lão cũng đi ăn xin. Bây giờ Cộng Sản lên nắm chính quyền thì lão cũng đi ăn xin chứ có khác gì đâu? Chế độ nào cũng hô hào cho dữ, la cho to…nhưng những chuyện đó dành cho ai khác chứ không phải cho bọn khốn khổ ăn mày như lão. Bởi vậy mỗi ngày lão đi dưới cờ xí rộn ràng và những biểu ngữ thật kêu nhưng lòng lão thật dửng dưng. Đối với lão tất cả những thứ đó đều là vô nghĩa!
Tuy nhiên đi ăn xin cũng đâu phải là yên. Bọn hành khất như lão cứ bị đuổi lên đuổi xuống hoài. Nhiều biểu ngữ hô hào cho chiến dịch "Quyết tâm làm sạch đường phố" treo khắp nơi và bọn công an được lệnh thẳng tay xua đuổi những người được coi như đang làm dơ bẩn đường phố: Trong đó có những người bán hàng rong bị xem là lấn chiếm lòng lề đường, những kẻ tật nguyền ăn xin như lão thì bị xem như là thành phần cặn bã, ăn bám xã hội… chỉ làm xấu bộ mặt thành phố chứ chẳng ích lợi gì!. Như vậy hóa ra bọn ăn mày như lão đồng nghĩa với một thứ rác rưới nào đó không hơn không kém.
Có lúc bị xua đuổi quá, bụng thì đói meo. Lão đã không còn dằn được lên tiếng chưởi lại bọn công an, không sợ gì cả:
- "Tổ mẹ tụi bây. Tao đi ăn mày lòng thương hại của bá tánh chứ có mắc mớ gì tới mả mẹ tụi bây mà tụi bây xua đuổi. Cấm không cho tao đi ăn xin thì phải cho tao ăn cái gì chứ . Tụi bây chỉ biết đuổi tao đi khơi khơi thì lấy gì tao ăn. Sao không bắn một phát vô đầu cho tao chết mẹ luôn cho rồi. Tổ mẹ tụi bây. "
Bọn công an thấy lão già ăn mày liều mạng quá nên cũng giả vờ không nghe thấy. Chỉ hù dọa cho lão bỏ đi. Những cảnh như thế diễn đi diễn lại hoài. Hễ bị công an đuổi đầu này, lão lại trốn chạy đi đầu khác xin ăn tiếp. Cứ thế lão và những người hành khất khác sống lây lất hết ngày này qua ngày khác với một kiếp sống cơ cực đáng thương.
******
Comment